1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Ối, sách mình cũ với lại gạch bút mực loạn xạ vào đó rùi, xấu lắm! Bạn thử kiếm ở mấy chỗ bán sách khoa học thường thức ấy, có rất nhiều sách liên quan đến thiên văn (chỉ sợ không đủ tiền mua thôi!)
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Định sang box vật lý hỏi cơ nhưng "lạ nước lạ cái" nên đành hỏi bên này xem có ai biết không trả lời em với:
    SGK vật lý lớp 12 có một đoạn như sau nói về máy gia tốc xiclôtrôn: "...Xiclôtrôn có thể tăng tốc hạt proton tới động năng vài chục MeV. Quá giới hạn này thì do hiệu ứng tương đối tính sự đồng bộ giữa hiệu điện thế và sự quay của hạt mất đi và người ta phải dùng các máy gia tốc khác như Xincrôxiclôtrôn, xincrôphazôtrôn...". Tần số quay của hạt trong máy xiclôtrôn không phụ thuộc vào bán kính quỹ đạo hoặc vận tốc hạt mà tỉ lệ với từ trường cảm ứng từ B theo công thức: f= (qB)/(2>m). Cho em hỏi: "hiệu ứng tương đối tính" trong trường hợp này là cái gì vậy và nó ảnh hưởng gì đến vận tốc của hạt trong máy xiclôtrôn?
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Theo tớ, hiệu ứng tương đối ở đây chính là khối lượng của hạt tăng khi tốc độ của nó tăng .
    Cái xyclotron có cấu tạo gồm 2 nửa hình bán nguyệt ghép lại thành 1 hình tròn,có từ trường vuông góc với mặt phẳng hình tròn đó. Từ trường có tác dụng nắn quỹ đạo của hạt thành đường tròn bởi vì một hạt tích điện đi trong một từ trưòng vuông góc với vận tôc sẽ tạo một lực vuông góc với huớng đi (quy tắc bàn tay trái). Giữa 2 nửa có áp 1 điện thế xoay chiều cố định tần số, tần số này phụ thuộc vào klượng của hạt. Ban đầu hạt có vận tốc nhỏ, nó xoay vòng với bán kính nhỏ, khi được gia tốc, nó càng chuyển sang quỹ đạo bán kính bên ngoài (vẫn cùng vận tốc góc tương ứng với tần số điện trường). Nhưng khi v lớn quá, M tăng lên, hạt chuyển động chậm hơn, sẽ lệchpha với điện trường gia tốc.
    Nói chung cái này bạn cứ mạnh dạn sang bên box lý tìm hiểu thì hợp hơn.
  4. mintaka

    mintaka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2006
    Bài viết:
    173
    Đã được thích:
    0
    Cách Allign vào ban ngày:
    Bạn quay ống kính theo hướng nào đó có tầm nhìn xa. Nhìn vào thị kính, xác định xem mình đang thấy vật gì. Sau đó nhìn vào Finder và chỉnh cho điểm giữa trong vùng nhìn Finder (ngay điểm giữa dấu +) trùng với vật mà mình thấy trong thị kính. Khóa chặt Finder.
    Cách Allign vào ban đêm:
    Tìm một nguồn sáng ở xa (bóng đèn đường...). Tương tự, bạn hướng ống kính vào nguồn sáng đó, di chuyển một hồi sao cho bạn thấy đc nguồn sáng qua thị kính. Sau đó nhìn vào Finder và chỉnh cho điểm giữa trong vùng nhìn Finder (ngay điểm giữa dấu +) ngay tại nguồn sáng đó. Khóa chặt Finder. Xong.
  5. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Trích bài bác Hero_Zeratul:
    Giờ Mặt Trời mọc ở Hà Nội ngày 20/10/2007 là 05 giờ 54phút
    Thời gian Mặt Trời mọc, lặn tại một địa điểm là thay đổi theo từng ngày
    Bạn có thể dùng applet tại trang web sau để tính:
    http://www.informatik.uni-leipzig.de/~duc/amlich/vncal.html
    Những yếu tố thời tiết trong bầu khí quyển Trái Đất hiển nhiên không thể ảnh hưởng đến Mặt Trời mọc hay không mọc. Vấn đề đặt ra là người quan sát tại Trái Đất có quan sát được Mặt Trời hay không thôi. Ví dụ hôm đó trời quang thì khoảng 6h sáng đã có thể nhìn thấy Mặt Trời nhô lên rồi, nhưng nếu hôm đó phía Đông đầy mây thì chắc là không thể quan sát rõ Mặt Trời, mặc dù trời vẫn sáng.
    Chúc buổi offline của các bạn thành công

    ------------------------------
    Mình là xadieu_2000 lập topic:
    " Mừng ngày phụ nữ 20/10 - Offline đi mua hoa Chợ Đêm, ngắm Mặt Trời mọc và tối đi xem Phim " và đã nhờ box THIÊN VĂN tính hộ giờ MẶT TRỜI lên tại CẦU THĂNG LONG.
    Thay mặt BÌNH MINH HỘI. Mình xin cảm ơn bác Hero_Zeratul rất nhiều! Cảm ơn box THIÊN VĂN. Hôm đó đã rất thành công. Tuy rằng trời hơi âm u nhưng Mặt Trời cũng ló rạng tương đối chính xác.
    Lúc 6h( hoặc hơn 1 tý) nó lên quá mặt nước SÔNG HỒNG. Sông Hồng dạo này cạn đẹt, thuỷ triều xuống.
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
  6. doremi15

    doremi15 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/07/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    Mọi người cho em hỏi 1 tí: M và NGC khác nhau chỗ nào nhỉ? Em thấy có nhiều thiên hà (như thiên hà Andromeda) ngoài tên riêng ra, nó lại có thêm 2 tên nữa là M31 và NGC224?
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Mxxx là tên thể hiện trong danh mục các vật thể quan sát được qua kính thiên văn mà không phải là sao của nhà thiên văn Pháp Messier. Messier là người đi truy lùng sao chổi , nhưng ông lại phát hiện ra có những vật thể mờ mà không phải là sao chổi. Messier tóm được 110 tên như vậy và đánh số từ M1 đến M110. Khốn nỗi ông già lẩm cẩm lại kể nhầm 1 cái thành 2 (m102) cho nên thật ra chỉ có 109 tên thôi.
    Về sau với các kính thiên văn "khủng" hơn các vật thể tốt (deep sky object ) được phát hiện ngày càng nhiều.
    John Dreyer dựa trên các kết quả quan sát phân loại và lập ra bảng danh mục mới NGC (New General Catalogue) tất nhiên NGC bao gồm cả các vật thể do messier phát hien trước đó.

    Vì sao danh mục Messier được hiện nay vẫn được nhắc đến nhiều. Vì các vật thể Messier có thể nhìn được với các kính thiên văn cỡ nhỏ phổ biến của giới nghiệp dư. Hiện nay có phong trào chạy đua với bầu trời quan sát tất cả vật thể Messier trong 1 đêm, và hiếm có nhà thiên văn nghiệp dư nào làm được điều đó. Ai làm được cũng thuộc hàng "khủng khiếp" vì phải thông thạo chi li bầu trời như lòng bàn tay, và phải có kế hoạch chuẩn bị khá công phu. Những người đã làm được thì không việc gì phải khiêm tốn viết cả sách hướng dẫn cho người sau về cách tổ chức một cuộc chạy marathon với bầu trời. Nếu bạn nào cần thì mình cũng đã load vài ebook về đọc thử sẽ gửi cho. Và cũng có bạn nói với mình sẽ thực hiện như vậy khi nào có điều kiện.

  8. coofhair

    coofhair Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    đọc mãi gugồ mãi mà tớ không tìm thấy chỗ nào nói về nhiệt độ bên ngoài của các vệ tinh là bao nhiêu, tìm hiểu về khí quyển thì cho thấy thì độ cao 300-800km nhiệt độ những 2000-2500 độ C vậy những vệ tinh bay ở độ cao bao nhiêu,có năm trong khoảng đso không, vậy nhiệt độ cao vậy các thiết bị vệ tinh có chịu nổi kh nhất là áo mặc đi ra khoảng kh
    Mong các bác giải thích giùm với
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tớ nghĩ là nhiệt độ ở trên tầng khí quyển không quá cao đến như vậy đâu! Các vệ tinh có cái còn nằm ở độ cao lớn hơn nhiều, tuy nhiên vẫn tránh được hiện tượng "nóng máy" nhờ có lớp bọc bên ngoài làm bằng kim loại có độ phản quang cao (lá vàng mỏng chẳng hạn...)
  10. tranvanminh0

    tranvanminh0 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/09/2007
    Bài viết:
    90
    Đã được thích:
    0
    Cho em hỏi một chút . Em đã nghe nói từ rất lâu (khoảng năm 2004 thì phải ) bộ môn thiên văn học sẽ được đưa vào giảng dạy ở các trường phổ thông . Vậy hiện nay có trường nào dạy chưa vậy ?

Chia sẻ trang này