1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Định nghĩa nhiệt độ ở đầy các sách GK vật lý mà. Nói đơn giản , nhiệt độ đo sự dao động, hay chuyển động của các phần tử trong khối vật chất đang xét . Nếu là chất rắn thì các phần tử dao động quanh vị trí cân bằng, còn với khí và lỏng, các phần tử chuyển động hỗn loạn. Như vậy có thể thấy ngay không có khái niệm nhiệt độ của chân không. Một vật ở 0 K có thể coi như các phân tử không dao động, trên thực tế không cái gì đạt được 0 K cả. Trong vũ trụ, riêng các bức xạ CMB cũng làm cho mọi thứ nóng lên khoảng 3 K.
    Hôm nào tôi tìm được cuốn sách v-lý, sẽ chép y nguyên định nghĩa nhiệt độ lên đây cho bạn.
  2. coofhair

    coofhair Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    đo sự dao động hay chuyển động của các phần tử......
    Vậy phần tử ở đây có phải là nguyên tử hoăc phân tử của các chất không bác nhỉ
    KHi vật đủ nóng thì phát sáng mà phát sáng thì kh liên quan đến chuyển động,dao đỗng phân tử nguyên tử mà liên quan tới sự chuyển mức năng lượng của E bên trong các NT,PT đó.
    Vậy có phải khi các nguyên tử phân tử dao động hay chuyển động qá nhanh nó đã chuyền 1 phần năng lưộng kích thích các E lớp ngoài kh?
    Ở trên có bài viết nói khoa học đã tạo 0K tuyệt dối ,vậy khi ở trạng thái đó các phân tử nguyên tử đứng yên hay là Electron đứng yên
    khi tạo được dứoi 0K thì các phần tử của vật chất lúc đó thế nào?
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đang chờ thi, tranh thủ xem một chút thì giờ mới biết Kepler là nguời đã cải tiến kính của Gallieo sử dụng thị kính hội tụ thay cho phân kì.
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    -Cậu đưa đường link của bài viết nói rằng đã đạt 0 tuyệt đối ra đi.
    -Dưới đây là định nghĩa nhiệt độ tôi chép từ sách Vật lý đại cương dùng cho các trường ĐH kỹ thuật do Lương Duyên Bình chủ biên:
    '' Nhiệt độ là đại lượng vật lý đặc trưng cho mức độ chuyển động hỗn loạn phân tử của các vật ''
    -Có vẻ hơi đơn giản. Trong một định nghĩa khác, người ta thêm vào chữ chuyển động tịnh tiến.
    -Không thể tạo được nhiệt độ thấp hơn 0K, đơn giản bởi vì không có khái niệm đó. Chữ nhiệt độ tuyệt đối hàm ý rằng nó kô có giá trị âm.
    -Các định nghĩa nhiệt độ không nói gì đến chuyển động của e. Điện tử chuyển động trong nguyên tử theo mức năng lượng chứ không có khái niệm nhanh hay chậm. Nhưng một vật nóng cũng có khả năng làm cho các điện tử nhẩy lên mức năng lượng cao.
    - Khi các vật nóng quá, sẽ bức xạ năng lượng ra môi trường xung quanh. Đó là do các điện tử sau bị kích thich lên lớp cao sẽ lại rơi về mức dưới (bền hơn) và do đó phát ra các bức xạ.
    -Vật càng nóng thì bức xạ phát ra càng có bước sóng ngắn hơn ==> năng lượng cao hơn. Nhờ đó người ta có thể đo đưọc nhiệt độ thông qua mầu sắc, ví dụ dung nham núi lửa, thép trong lò v.v..
    Còn vấn đề nếu đạt được 0 K thì điện tử sẽ đứng im hay chuyển động? Theo tôi chúng vẫn phải chuyển động bởi vì nếu điện tử đứng yên thì kết cấu nguyên tử sẽ không còn, vật chất sẽ chuyển sagn một dạng nào đó mà tôi nghĩ là chỉ có trong lý thuyết.
  5. coofhair

    coofhair Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    Sorry bác em nhầm,hôm nay đọc bài trả lời của bác và search lại thì đúng là như vậy khoa học mới chỉ tạo ra ~0K thôi.
    Xem các nghía lên cao mà thấy thèm cũng muốn làm 1 cái nhưng sao muốn có cái vật kính to to tốt tốt 1 tý ai dè giá lai đắt vậy cơ à,>1tr
    Bác có thể giải thích sự khác nhau giữa KTV và ông tele không
    Nếu KTV >100x thì nhìn địa văn đựoc tối đa bao xa có thể đọc chữ trên quyển sách vậy
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Bác nào giải thích cho bạn này câu hỏi này đi. Tớ thì chỉ biết đơn giản kính TV có độ phóng đại lớn hơn cũng như có độ tăng sáng lớn hơn (Độ tăng sáng tỷ lệ với đường kính gương hay vật kính).
    Theo tôi kính 100x còn phải xét tới độ phân giải nữa. Kính có hệ số phóng đại cao mà độ phân giải kém thì cũng không có giá trị mấy. Để tôi thử tìm lại công thức tính độ phân giải của kính TV đã.
  7. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Tớ đang vận động để Đoàn trường tớ cho 1 buổi phổ biến thiên văn cho mọi người trong một tháng thôi! Nhưng có lẽ hơi khó vì theo như tớ biết thì số người ham mê bộ môn này không nhiều và thường bị một câu "xọc lưng": học dốt mà còn bày đặt... Đúng là phải học thôi, nhưng chẳng lẽ...
  8. coofhair

    coofhair Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    01/05/2007
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    1
    em đang đợi bác thory cho 1 cái nhìn cụ thể về sự khác và giống nhau của KTV ,ống tele,ống nhòm độ phân giải phụ thuộc vào yếu tố nào
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Tôi không rõ lắm về các kính TV và ống nhòm đâu, thực tế là chỉ chơi ống nhòm Nga mà chưa được sờ một cái kính TV nào. Theo kiến thức đã học và đọc thì đại loại có 3 yếu tố cần phải có của một kính TV hay ống nhòm là :
    1) Độ tăng sáng, đại lượng này phụ thuộc vào đuờng kính gương (hay vật kính), hay nói chung là độ mở của ống kính. Mắt người có độ mở thay đổi từ 1,5 - 8 mm. Ống nhòm thông thường thì chắc bạn cũng biết, chỉ khoảng 30-70mm. Các kính TV nghiệp dư thì thuờng có độ mở từ 100 - 250mm. Kính Hubble có đk gương là 2,4m. Độ tăng sáng chính xác hơn là phụ thuộc vào diện tích của guơng hay vật kính, như vậy đại lượng này phụ thuộc vào đường kính bình phương.
    2) Độ phóng đại, cái này thì dễ hình dung, độ phóng đại ở đây là tỷ lệ giữa góc nhìn qua kính TV với góc thực của nó.
    3) Độ phân giải. Khái niệm độ phân giải đuợc dùng nhiều trong các kỹ thuật khác. Trong kính TV thì đơn giản đó là góc nhỏ nhất giữa 2 điểm mà kính TV có thể phân biệt được. Để dễ tưởng tượng, bạn thử nhìn 2 điểm cách nhau 1mm ở khoảng cách 3m thì sẽ biết, đó là giới hạn chung của độ phân giải của mắt người, hầu như chúng ta đều không phân biệt nổi. Độ phân giải của mắt người là khoảng 1phút (1/60 độ), có trường hợp thấp hơn. Độ phân giải của kính TV phụ thuộc vào nhiều yếu tố : quang sai (chủ yếu), độ mở ống kính, điều kiện không khí, số điểm ảnh của camera, tần số ánh sáng v v ..
    Với độ mở của ống kính, ta có thể dùng công thức sau để tính góc phân giải nhỏ nhất theta:
    Theta = 1,2*lambda/d
    với lambda = bước sóng ánh sáng, d : đuờng kính gương.
    Công thức này chỉ áp dụng khi không có quang sai do hệ thấu kính và nhiễu không khí gây ra. Các kính TV nghiệp dư chắc không áp dụng chính xác được.
    Như vậy với một kính TV để xem bằng mắt thì cần phải có cả 3 yếu tố: độ sáng, độ phóng đại và độ phân giải. Nhưng nếu lắp vào camera webcam thì có thể độ khuyếch đại đóng vai trò thấp hơn bởi vì bản thân camera có thể phóng đại theo kiểu digital (zoom quang và zoom digital).
    Như vậy có thể tóm tắt là: ống nhòm cũng là một ống kính thiên văn loại nhỏ, và vì cần phải nhỏ gọn (mục đích do thám hay quân sự.) nên người ta phải làm theo kiểu khúc xạ và phải có nhiều gương phản xạ để làm giảm kích thước của thiết bị. Bản chất thì không khác nhau.
  10. hailualep

    hailualep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2007
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    Xin chào cả bầu trời sao,
    Em là một tiểu tinh nhỏ: Kim tinh. Vì em thích nữ thần tình ái ạ hehe...
    Hôm nay Kim tinh vào đây với một thông tin là:"Trái Đất sắp bị thiên thạch đụng trong 10 năm nữa", và sứ mệnh: " Cứu nguy cho Khổng Tử" như sau:
    Vào thời Đức Khổng Tử còn sống (nghe nói đâu đó lâu lắm rồi, trước Công Nguyên rất lâu), ông đã bó giò trước câu chuyện như sau (cũng có thể do những người không thích Khổng Tử dựng nên câu chuyện này):
    Có hai đứa bé chăn trâu cãi nhau một việc: mặt trời lúc mọc (lặn) so với lúc đứng bóng, lúc nào gần chỗ chúng đứng hơn.
    Đứa thứ nhất cho là lúc mặt trời đứng bóng, mặt trời gần nó hơn, vì nó cảm thấy lúc đó là nóng nhất (nghe có lý).
    Đứa thứ hai lại cho là mặt trời lúc mọc (lặn) gần nơi nó đứng hơn, vì lúc đó nó thấy mặt trời to nhất (cũng có lý).
    Mọi ngừoi thừong ngắm sao, thế có ngắm Mặt TRời chưa nhỉ?
    [​IMG]

Chia sẻ trang này