1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Vậy câu hỏi ở đây là gì
  2. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn Kim tinh. Sao Kim dẫu nhỏ nhưng nó vẫn là ngôi sao sáng nhất trên bầu trời đêm đấy.
    Thông tin thiên thạch rơi là ở nguồn nào đấy. Thiên thạch mà rơi xuống Trái đất thì chúng ta cũng không khác nào lũ khủng long ngày xửa ngày xưa nhỉ. Nhưng mà cũng không nên lo nhiều quá. Trong suốt lịch sử loài người, chưa có thiên thạch nào rơi mà đủ to đến làm tuyệt chủng chúng ta thì xác suất rơi vào thời điểm 10 năm nữa cũng nhỏ lắm.
    Còn câu chuyện Khổng tử. Tôi nghe nói rằng ông cũng bí và không trả lời được bọn trẻ. Nhưng chúng ta ngày nay có các kiến thức về vật lý để có thể giải thích điều này.
    Buổi trưa mặt trời nắng gắt là do nó chiếu thẳng góc với ta và lớp không khí nó xuyên qua không lớn. Buổi chiều, Mặt trời chiếu xiên ngang, nó cũng phải đi qua một lớp không khí rất dầy, có thêm cả bụi nữa, bởi vậy năng lượng của tia sáng bị tán xạ nhiều, nhất là các tia vùng xanh tím (có năng lượng cao hơn) nên ta thấy ánh nắng cũng dịu hơn. Và một hiệu ứng kèm theo là Mặt trời có mầu đỏ ối.
    Còn vấn đề nó to hơn vào buổi sáng và chiều hoàng hôn : chỉ là ảo giác thôi. Có 2 lý do của ảo giác bị đánh lừa. 1) Mặt trăng hoặc Mặt trời khi gần đường chân trời, ta dễ so sánh với các vật ở dưới đất như nhà cửa, cây cối. 2) Ta luôn tưởng tượng bầu ttrời có hình cái ***g bàn dẹt, có nghĩa là khoảng cách từ chỗ ta đứng tới đỉnh bầu trời nhỏ hơn khoảng cách từ chỗ ta đứng tới đường chân trời (thực ra thì không phải). Do vậy khi ta nhìn 2 vật to bằng nhau (hay góc nhìn bằng nhau) ở 2 vị trí đó, đương nhiên óc ta sẽ bảo ta rằng vật ở nơi xa hơn sẽ to hơn. Điều này có thể kiểm chứng thật đơn giản: ta đo góc nhìn của Mặt trăng lúc mới mọc và lúc đã lên cao, cả 2 vị trí đều có kết quả là khoảng 0,5 độ (không nên đo Mặt trời vì sáng quá).
  3. ngocquy10

    ngocquy10 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    396
    Đã được thích:
    0
    tooi có câu hỏi thế này, không biết có cũ khong nữa!
    tại sao các nhà thiên văn hock lại biết thiên hà chúng ta có dạng xoán ốc trong khi chúng ta thiên hà từ một bên? nguyên nhân cơ bản nào khiến cho thiên hà có nhièu dạng khác nhau như hiện nay?
  4. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Câu hỏi của bạn đơn giản mà hay. Quả thực con người chưa bao giờ vượt ra khỏi hệ Trái đất - Mặt trăng chứ đừng nói hệ Mặt trời hay Milky Way. Vậy mà các nhà thiên văn học vẫn nói như đinh đóng cột là thiên hà của ta hình xoáy ốc?!.
    Theo tôi có 2 yếu tố để các nhà khoa học làm được điều này là :

    1) Với các kính thiên văn hiện đại, họ đã nhìn được các thiên hà khác và nhận thấy các thiên há chỉ có 3 loại chính là xoáy trôn ốc, bầu dục (elliptical) và không có hình thù nhất định. Như vậy Ngân hà cũng phải nằm trong 3 dạng đó
    2) Các kỹ thuật đo khoảng cách tới các vì sao khá chính xác.
    Người ta xác định được khoảng các ngôi sao trong MilkyWay theo các hướng, và suy ra nó phải là một thiên hà xoắn ốc bởi vì khoảng cách tới các ngôi sao theo chiều dầy của MWay sẽ nhỏ hơn nhiều nếu đo theo chiều ngang +dọc trên mặt phẳng thiên hà. Thậm chí nguời ta còn đo được tốc độ tự quay của Ngân hà là khoảng 224 triệu năm /vòng, như vậy người ta phải đã xác định được trục quay của nó.
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1

    Câu hỏi của bạn đơn giản mà hay. Quả thực con người chưa bao giờ vượt ra khỏi hệ Trái đất - Mặt trăng chứ đừng nói hệ Mặt trời hay Milky Way. Vậy mà các nhà thiên văn học vẫn nói như đinh đóng cột là thiên hà của ta hình xoáy ốc?!.
    Theo tôi có 2 yếu tố để các nhà khoa học làm được điều này là :
    1) Với các kính thiên văn hiện đại, họ đã nhìn được các thiên hà khác và nhận thấy các thiên há chỉ có 3 loại chính là xoáy trôn ốc, bầu dục (elliptical) và không có hình thù nhất định. Như vậy Ngân hà cũng phải nằm trong 3 dạng đó
    2) Các kỹ thuật đo khoảng cách tới các vì sao khá chính xác.
    Người ta xác định được khoảng các ngôi sao trong MilkyWay theo các hướng, và suy ra nó phải là một thiên hà xoắn ốc bởi vì khoảng cách tới các ngôi sao theo chiều dầy của MWay sẽ nhỏ hơn nhiều nếu đo theo chiều ngang +dọc trên mặt phẳng thiên hà. Thậm chí nguời ta còn đo được tốc độ tự quay của Ngân hà là khoảng 224 triệu năm /vòng, như vậy người ta phải đã xác định được trục quay của nó.
    (Gửi xong mới thấy chữ chạy nhức hết cả mắt, vậy copy sang bài mới).
  6. heliopolitan

    heliopolitan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Em là lín mới ở đây có câu hỏi này xin mọi người giúp giùm: từ trước đến nay em có biết có hai loại supernova là Type Ia và Type II. Gần đây có nghe thêm Type 1b và Type 1c. Vậy không biết hai loại này là thế nào? Khác với hai loại Type 1a và Type 2 như thế nào?
  7. lamborghinimurcielago

    lamborghinimurcielago Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2005
    Bài viết:
    828
    Đã được thích:
    0
    Buổi tối em thấy có 3 ngôi sao nằm gần như thẳng hàng là sao gì vậy ạ?
  8. quanconan1991

    quanconan1991 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/02/2007
    Bài viết:
    94
    Đã được thích:
    0
    Chúc mừng bác,vậy là bác đã đã thấy được chòm sao vô cùng nổi tiếng có tên là ORION rồi đấy!
    Hì do em ngồi ngoài nét nên không tiện down stellarium về để xem nó mọc lúc mấy giờ nhưng theo em biết thì có lẽ hiện nay nó mọc vào khoảng từ 21h30 đến 22h.
    [​IMG]
    Hì vậy là được 1 năm em biết đến thiên văn(mặc dù yêu thích nó từ bé) chòm sao này là chòm sao đầu tiên em quan sát khi biết đến thiên văn đấy mọi người ạh!!
    Được quanconan1991 sửa chữa / chuyển vào 14:18 ngày 13/11/2007
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Có thể nói sơ lược là người ta dựa vào phổ ánh sáng phát ra, cùng với đồ thị cường độ sáng theo thời gian để phân loại. Với Type II thì luôn có phổ của hydro, còn Type I thì không. Trong các type I thì type 1a thì có vết silic, 1b và 1c lại không có. Type 1b có heli, 1c lại không có.
    Cuờng độ sáng của type II có đoạn nằm ngang khá dài, nó khác với type I.
    Về cơ chế, type Ia là kết quả của một sao lùn trắng hút khí của một ngôi sao đồng hành với nó cho tới khi nó vượt ngưỡng Chandrasekhar (khoảng 1,4 KL Mặt trời) và nổ tung. Type II và Ib, Ic đều là kết quả của những vụ nổ liên quan tới sự sụp đổ của các ngôi sao lớn. Type Ib và Ic không có phổ hydro là bởi vì ngôi sao trước khi nổ đã bị mất lớp vỏ khí nhẹ (chủ yếu là H) của mình. Còn type II thì ngôi sao trước đó vẫn khá nguyên vẹn.
    Mới rồi, trong phần tin tức thiên văn có 1 bài nói về mộti vụ nổ supernova là kết quả của 2 sao lùn trắng va vào nhau, chắc các nhà thiên văn học vẫn chưa xếp nó vào loại nào.
    Để xem kỹ hơn, các bạn vào trang này :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/Si%C3%AAu_t%C3%A2n_tinh
  10. thienvan_tuoi_90

    thienvan_tuoi_90 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/05/2006
    Bài viết:
    122
    Đã được thích:
    0
    Hì,mọi người tốt bụng cho em xin cái bản đồ sao tháng 11 mấy!Mấy hôm nay trời đẹp quá mà chỉ có xác định được mỗi chòm Orion mí lị Đại Khuyển.Sao tháng này còn xem được Kim Ngưu và Song Tử không ạ?

Chia sẻ trang này