1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. RAGNAROK

    RAGNAROK Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    3.891
    Đã được thích:
    1
    Nếu phát hiện một sao khác là một quần thiên hà, người ta có nói chòm sao có hàng tỷ tỷ sao không?
    câu hỏi đó tôi đã đặt ra khi hồi xưa lần đâu có người khẳng định với tôi thông tin như bạn hỏi
    chòm sao chỉ là một nhóm sao được định vị bằng việc nối tưởng tượng chúng lại thàh các hình thù abc gì đó. Khi nói chòm sao Bắc Đẩu người ta hiểu là nhóm 7 ngôi sao tương ứng với 7 ngôi sao sáng nhất của chòm sao Con gấu lớn. Mọt số người thiếu hiểu biết (nhưng thích tỏ ra hiểu biết) đôi khi lấy những tin kiểu này ra rêu rao, các bạn nghe tin nên để ý kĩ logic của nó.
    Vấn đề định nghĩa này trước đây tôi có nói nhiều lần, có điều dân VN không biết đã đành, nguy hiểm nhất là nhiều người không biết nhưng hay tuyên truyền vớ vẩn nên có mới có những bạn bị rối không phân biệt được. Ở đây cũng có nói về việc này: http://thuviencongdong.org/forums/viewtopic.php?t=853
  2. buidanhquy

    buidanhquy Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/08/2007
    Bài viết:
    138
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn hai anh Rag và Fairy đã chỉ bảo . Thật không ngờ em đã sống gần 2 năm với cái tin sao Bắc Cực có 8 ngôi sao và cái tên Bắc Đẩu mà em thường gọi . Thất vọng khi kiến thức thiên văn của em lại tồi tệ thế này. ( Không hiểu còn cái sai nào nữa không ? )
  3. xuandan

    xuandan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/04/2007
    Bài viết:
    63
    Đã được thích:
    0
    Em chả hiểu gì cả? Ở trên thì anh bảo là Sao Bắc cực để đinh hướng, tức là đúng ý em rùi, nhưng ở dưới anh lại bảo là Ngôi sao Bắc đầu gần thiên cực Bắc nhất, rùi kết tội em sai rõ ràng! Hic, oan uổng quá, chốt lại thì thế nào đây, càng đọc em càng khó hiểu???

    Được xuandan sửa chữa / chuyển vào 22:04 ngày 08/01/2008
  4. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Chọc em mà !
    Bảo sách vở thì có sách vở , kể cả một nhà thiên văn như ông Nguyễn Quang Riệu cũng gọi như vậy, chứng tỏ nhầm lẫn này đã từ rất lâu rồi nên nhiều người mặc định là vậy cũng chẳng cần tìm hiểu nguồn gốc của nó.
    Đọc tiếp các bài sau của anh.
  5. Hero_Zeratul

    Hero_Zeratul Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/06/2003
    Bài viết:
    1.575
    Đã được thích:
    0
    Tôi đã lập ra 1 chủ đề mới, đồng thời chuyển một số bài viết về quá trình hình thành của hệ Mặt Trời nói riêng và các hệ mặt trời nói chung sang topic:
    Bàn về quá trình hình thành của các hệ mặt trời
    http://www9.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/1007807.ttvn
  6. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Cám ơn mod. Bác làm thật hợp lý.
  7. Red_fanatical

    Red_fanatical Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/11/2004
    Bài viết:
    1.460
    Đã được thích:
    0
    Bác nào có thể cho em 1 số thông tin về phương pháp chụp ảnh để xác định độ cao của đám mây ko ah....
  8. leduyone

    leduyone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2007
    Bài viết:
    66
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ không rõ lắm là hình như có đọc ở đâu đó nội dung đại khái thế này: " Một vệ tinh có chu kỳ tự quay quanh trục của nó thế nào đi nữa thì dần dần cũng sẽ tự điều chỉnh để đúng bằng với chu kỳ nó quay quanh hành tinh mẹ".
    Không biết tôi nhớ có đúng không? Nếu đúng thì sách hoặc tài liệu nào chứng minh điều này?
    Nhờ anh em giúp đỡ.
    Cảm ơn nhiều.
  9. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Đó là hiện tượng "tidal locking" nếu đọc được tiếng anh bạn có thể tìm ở google
    http://en.wikipedia.org/wiki/Tidal_locking
    http://csep10.phys.utk.edu/astr161/lect/moon/tidal.html
    http://www.facetroughgemstones.com/wikipedia/ti/Tidal_locking.html
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Well developed !. Cách đây hơn 1 tháng, bác còn cho đó là một hiện tượng đặc biệt nhỉ.
    Dịch sang tiếng Việt, theo tôi cứ dùng đúng như tiếng Anh: Khoá thuỷ triều. Mặt Trăng của Trái đất và nhiều mặt trăng của Mộc tinh, Thổ tinh đều đã bị khoá thuỷ triều.
    Bản chất của hiện tượng này có thể giải thích đơn giản là do có lực hăp dẫn vi phân trong lòng các thiên thể => gây ra ứng suất nội tại. Kết quả là chu kỳ quay của chúng bị thay đổi và có kèm theo toả nhiệt trong lòng. Io và Europa là 2 vệ tinh có toả nhiệt bên trong rất rõ.
    Cả thiên thể trung tâm cũng chịu tác động của lực thủy triều này, nhưng do có kích thước lớn hơn nên quá trình diễn ra chậm hơn nhiều so với các vệ tinh hoặc hành tinh xung quanh.
    Một câu hỏi cho các bạn: sao Thuỷ đã bị khoá thủy triều hoàn toàn chưa?

Chia sẻ trang này