1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Dr.No

    Dr.No Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    20/02/2007
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    70
    cho xin thêm vài thông tin về thời gian đi. Bạn quan sát lúc chập tối hay nửa đêm ?
    Ở hướng tây và hướng đông có 1 ngôi sao rất sáng đó là Mặt Trời
    Được Dr.No sửa chữa / chuyển vào 22:29 ngày 14/09/2008
  2. tavanvu

    tavanvu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/11/2007
    Bài viết:
    24
    Đã được thích:
    0
    mình quan sát vào luc 6h00 tối
  3. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Nếu là đông bắc cao khoảng 45 độ thì là Vega- Chức Nữ, còn hướng Tây là Sao Kim,
  4. pan111

    pan111 Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    22/07/2008
    Bài viết:
    357
    Đã được thích:
    8
    Cho em hỏi sao tháng này thấy mặt trăng chạy nhanh quá vậy, hôm trung thu ngắm trăng phá cỗ thì nó đang ở hướng đông nam, hôm qua đã chạy sang hướng đông bắc.
  5. thienminhtom

    thienminhtom Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/09/2008
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Các bác ơi cho em nhờ tí.
    Có bác nào có cuốn Song ngữ Thiên Văn Vật lí - Astrophysics.
    Tác giả: GS Nguyễn Quang Riệu
    Mail của em: nghiafrovie@yahoo.com
    Cho em địa chỉ của các bác nhé. Em ở Hà nội
    Cám ơn các bác trước.
  6. andy93

    andy93 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/10/2008
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Ngay từ nhỏ đã khao khát bầu trời sao, và rất mê thiên văn. Nên rất muốn học sâu về thiên văn ( đại học )
    Em muốn nhờ mấy anh "đàn trên" tư vấn hộ.
    1. Em cần học chuẩn các môn nào
    2. Thi vào trường gì đây ( có ngành Thiên Văn không ? )
    3. Học xong có thể làm được gì. theo em nghĩ, nghề này ở Việt Nam, chắc thiên về ngâm cứu, ... hưởng lương nhà nước ( lương vậy chắc em tiêu ).
    4. Nước mình có hỗ trợ gì cho ngành này hok ?
    Anh chị nào có kinh nghiệm, chỉ giáo hộ em với, chứ kiểu này em chả định hướng được, lớp 11 rồi còn gì.
    Rất mong được mọi nguời giúp đỡ!
  7. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Việt Nam chưa có ngành thiên văn học và không đào tạo ngành này ở Đại Học. Tuy nhiên để theo đuổi thiên văn học chuyên sâu thì đây có lẽ là hướng mà nhiều anh chị một số bạn đã và đang thực hiện
    1- Phải học tốt vật lý, toán
    2- Nếu theo hướng nghiên cứu chuyên sâu về vật lý thiên văn thì em theo học vật lý ở trường KHTN hoặc sư phạm, tuy không có ngành thiên văn nhưng sẽ được học qua thiên văn đại cương và sau này dựa trên nền tảng vật lý có thể nghiên sâu về thiên văn vật lý. Điều quan trọng nhất là hiện nay các địa chỉ này là nơi thường nhận được các học bổng học và nghiên cứu thiên văn học... các tài trợ về thiên văn học của nước ngoài.
    Em có thể xin học bổng học về thiên văn học cấp đại học ở nước ngoài nếu em có kết quả xuất sắc ở cấp phổ thông như vậy em sẽ đến nhanh với nghiên cứu thiên văn hơn (một bạn anh biết từ hồi bạn đó còn lớp 10 vừa sang Pháp học đại học về thiên văn). Nếu học đại học trong nước thì cố gắng có được kết quả tốt để có được học bổng sau đại học, học bổng này em có thể tự tìm nhưng tiêu chí đầu tiên là phải tốt nghiệp chuyên ngành vật lý.
    Một hướng khác là công nghệ vũ trụ, vừa qua Đại Học Công Nghệ đã có ngành đào tạo kỹ sư công nghệ vũ trụ, đây là ngành công nghệ cao với như chế tạo vệ tinh, các ứng dụng của CNVT... trong box này có anh VTT đang làm ở Viện Công Nghệ Vũ Trụ em có thể PM để hỏi thêm: http://www10.ttvnol.com/forum/thienvanhoc/1071180/trang-1.ttvn
    Như vậy em nên thi vào : Đại Học Sư Phạm , KHTN chuyên ngành vật lý... hoặc các ngành Công nghệ thông tin, điện tử, viễn thông nếu muốn theo hướng công nghệ vũ trụ...
    3- Ở VN thì ... Thiên văn học chưa là một ngành ở Việt Nam nên chưa có việc làm cho thiên văn, học vật lý thì em có thể đi dạy hoặc làm ở các viện nghiên cứu. Còn nếu đã ra được nước ngoài để học thì đi luôn đi chừng chục năm sau hãy về.
    4- Nước mình có hỗ trợ gì cho ngành này hok ?
    Có nhưng không đúng mức.
  8. bkdtech

    bkdtech Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/04/2008
    Bài viết:
    3
    Đã được thích:
    0
    Nếu chịu khó quan sát, bạn sẽ thấy đường hoàng đạo bị lệch về hướng Bắc vào mùa Đông, đến mùa Hè, đường hoàng đạo sẽ lệch lại về hướng Nam, khoảng 23 Độ thì phải? Nên mặt trăng bây giờ bạn sẽ thấy ở hướng Đông bắc. Cái này có lẽ là do sự lệch trục của quả đất trong quỹ đạo của nó :D Có lẽ là như thế ^_^
  9. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Mình tìm được bài này bằng Google, mong rằng các bác thích nó. Lúc đầu định cho link bài viết nhưng thấy bài này khá hay nên lôi về làm forum thêm phong phú vậy:
    __________________________________________________________​
    TẠI SAO KHÔNG THỂ NHÌN THẤY QUARK?​
    - DAVID GROSS ?" GIẢI THƯỞNG NOBEL VẬT LÝ 2004 -
    Đầu những năm 70, các nhà vật lý đã tìm ra một thang mới trong cấu trúc của vật chất. Proton và neutron, vốn là thành phần của hạt nhân nguyên tử, bản thân cũng được cấu thành bởi những hạt cơ bản hơn: đó là những hạt quark. Song người ta không thể cô lập để nhìn thấy trực tiếp các hạt quark! Việc giải thích hiện tượng bí ẩn này đã được tặng giải thưởng Nobel Vật lý năm 2004. Sau đây là cuộc trao đổi giữa phóng viên Cecile Michaut, báo La Recherche với David Gross, giải thưởng Nobel Vật lý 2004, Giám đốc Viện Vật lý lý thuyết Kavli, Đại học California, Santa Barbara. David Gross được giải Nobel nhờ cùng 2 tác giả khác (xem Tạp chí Hoạt động Khoa học số 11.2004) phát hiện ra hiện tượng tự do tiệm cận, hiện tượng này liên quan đến vấn đề không nhìn thấy quark.
    Những câu trả lời của David Gross (DG) có thể xem như một bài trình bày sâu sắc về tự do tiệm cận.
    [​IMG]
    Thưa ông, giải Nobel 2004 đã được trao cho ông vì những công trình nào?
    DG: Giải Nobel năm 2004 được trao tặng cho các công trình phát hiện hiện tượng "tự do tiệm cận". Đây là một kết quả quan trọng trong sự phát triển lý thuyết tương tác mạnh, tương tác này nối liền các hạt quark, những hạt cấu thành proton và neutron. Khác với các lực khác mà cường độ giảm khi khoảng cách tương tác tăng lên, lực tương tác mạnh giữa quark giảm khi khoảng cách tương tác giảm xuống. Hành vi bất thường đó của quark: hầu như tự do ở khoảng cách nhỏ và liên kết mạnh ở khoảng cách lớn, được gọi là "tự do tiệm cận".
    Hiện tượng tự do tiệm cận đã được tích hợp như thế nào với các lý thuyết khác ?
    DG: Để hiểu vấn đề này, có lẽ phải nhìn lại vật lý thế kỷ XX, nhất là các tương tác ở mức hạt nhân. Chúng ta đã biết từ lâu hai lực: hấp dẫn và điện từ. Cuối những năm 60, một lý thuyết đã xuất hiện để giải thích tương tác yếu, liên quan đến hiện tượng phóng xạ, và đã thống nhất được tương tác yếu với tương tác điện từ trong lý thuyết điện yếu. Trong những năm 70, lý thuyết tương tác mạnh đã hình thành với hiện tượng tự do tiệm cận là trụ cột. Lý thuyết này được gọi là sắc động lực học lượng tử (QCD ?" quantum chromodynamics) và là nấc thang quan trọng cho việc xây dựng mô hình chuẩn (Standard Model), mô hình hiện nay đang hoạt động tốt đối với các hạt cơ bản.
    Ông đã quan tâm đến vấn đề này như thế nào?
    DG: Đối với tôi, câu chuyện bắt đầu từ năm 1968 với máy gia tốc SLAC vừa được xây dựng ở Đại học Stanford, California. Đó là một máy gia tốc electron có khả năng thăm dò sâu cấu trúc của proton. Một hiện tượng đáng ngạc nhiên đã được quan sát: proton tưởng chừng là một hạt cơ bản lại ứng xử như một hạt có cấu trúc phức hợp. Các thành phần của cấu trúc phức hợp đó lại chuyển động trong proton mà không tương tác với nhau giống như những hòn bi nhốt trong một chiếc hộp. Các thí nghiệm ở SLAC đã xác định được bản chất và điện tích của các hạt đó và chứng minh được rằng các hạt đó có tất cả các tính chất của hạt quark là những hạt đã được tiên đoán trước đây. Sự phát hiện này quá bất ngờ và gây ra ngạc nhiên lớn, nhiều người phủ nhận vì cho rằng phát hiện đó quá điên rồ. Một số người khác tin tưởng vào kết quả, song vẫn chưa hiểu được cơ chế của tương tác mạnh nối liền các hạt quark. Vì sao chúng gần như không tương tác với nhau ở khoảng cách nhỏ và vì sao không giải phóng để cô lập được chúng bằng quá trình bắn phá. Quả là một điều bí ẩn.
    Vì sao mà vật lý trong hạt nhân bí ẩn đến thế?
    DG: Các nguyên tử thì dễ hiểu hơn: khi chúng ta làm vỡ một nguyên tử thì electron bị bắn ra ngoài để có thể quan sát được. Và chúng ta thấy rằng trong nguyên tử có electron và lực tương tác ở đây là lực điện từ mô tả bởi điện động lực học lượng tử (QED ?" quantum electrodynamics). Trong trường hợp hạt nhân thì sự việc phức tạp hơn nhiều: proton và neutron được cấu thành bởi những hạt mà chúng ta không thể giải phóng để cô lập chúng được. Cả điện tích lẫn các lực liên kết chúng không hề có một biểu hiện nào ở ngoài phạm vi hạt nhân. Các nhà vật lý không thể nào hiểu được vấn đê. Họ tiếp tục tìm tòi, đi sâu vào các đối xứng của các quark với hy vọng tìm ra các tính chất quan trọng. Một điều lạ lùng là quark lại có điện tích là phân số của điện tích cơ bản mà người ta cho đã là điện tích nhỏ nhất trong tự nhiên. Chưa ai quan sát được điều này bao giờ.
    Ông đã tìm ra hiện tượng tự do tiệm cận như thế nào ?
    [​IMG]
    DG: Nhiều người đã hy vọng giải thích được những điều trên nhờ lý thuyết trường lượng tử, đây là một công cụ mạnh được sử dụng trong thế kỷ XX để nghiên cứu vật lý. Song cũng chẳng có kết quả gì. Năm 1972, tôi quyết định nghiên cứu vấn đề này. Tôi nghi ngờ rằng những điều quan sát được ở SLAC lại có thể giải thích bằng lý thuyết trường lượng tử. Tôi quyết định chọn một cách tiếp cận khác. Cùng với Franck Wilczek, nghiên cứu sinh đầu tiên của tôi, chúng tôi nghĩ đến trường hợp trong đó tương tác trở nên yếu ở những khoảng cách nhỏ: đó là trường hợp thuận từ (paramagnetism). Một vật liệu thuận từ được cấu thành bởi rất nhiều nguyên tử, mỗi nguyên tử có một momen từ vĩnh cửu. Các momen từ này hướng theo mọi phía và chúng không gây ảnh hưởng cho nhau trong vùng lân cận. Song nếu chúng ta đặt vật liệu đó vào một từ trường thì những momen sẽ hướng theo cùng một chiều. Tôi suy nghĩ rằng một cung cách tương tự đã xảy ra với sắc động học lượng tử. Franck và tôi đã chứng minh rằng một hiệu ứng tương tự với vật liệu từ có thể giải thích được hành vi của các quark trong lòng hạt nhân. Và sau đó chúng tôi chứng minh rằng không một lý thuyết nào khác có thể giải thích được các hiện tượng đó. Cùng lúc một sinh viên đại học Harvard là David Politzer cũng đã phát hiện ra những điều như vậy, độc lập với chúng tôi khi nghiên cứu sự thay đổi của các lực trong những hệ tương tự.
    Phát hiện này đã đem lại những thay đổi gì cho ông ?
    DG: Một phóng viên đã hỏi chúng tôi đã ăn mừng thắng lợi này chưa? Tôi đã trả lời: "Ông đùa đấy thôi. Một phát hiện như thế giống như một phong cảnh đang mở ra: người ta nhìn thấy nhiều cây số về phía trước, nhiều khả năng, nhiều viễn cảnh đã đến với chúng tôi. Trước hết người ta không ăn mừng, mà người ta phải lao vào thực hiện nhiều phép tính toán!". Vì rằng lực tương tác gần bằng không ở khoảng cách bé, mọi tính toán đều thực hiện được. Để hiểu cách ứng xử của quark, chúng tôi so sánh với những điều đã xảy ra đối với một hệ không có tương tác. Trong vòng 30 năm các nhà vật lý say mê với những tính toán đó để hiểu được những kết quả thực nghiệm mà trước đây người ta không hiểu nổi. Khi khoảng cách trở nên lớn, sự việc trở nên phức tạp. Chúng tôi nhanh chóng hiểu được rằng hiện tượng tự do tiệm cận có thể giải thích được vì sao chúng ta không thể nhìn thấy quark: ở khoảng cách lớn tương tác trở nên lớn đến nỗi chúng ta không bao giờ tách được quark ra trạng thái tự do. Hội đồng giải thưởng Nobel đã đúng khi so sánh tình huống này với một dây cao su buộc hai hạt ở hai đầu dây: khi xích gần hai đầu dây lại thì chúng ta không cảm thấy một lực nào, song nếu kéo xa hai đầu dây thì lực cảm thấy sẽ rất lớn. Cần một năng lượng vô cùng lớn để đưa hai đầu dây ra vô cực!
    Hiện nay chúng ta biết gì về quark và các lực đã liên kết chúng?
    DG: Chúng ta biết rằng có 6 loại quark (người ta gọi đó là 6 hương vị: u, d, s, c, b và t). Ngoài ra các quark còn có 3 tích màu: đỏ, xanh và lục. Hơn nữa chúng có điện tích phân số bằng -1/3 hoặc 2/3 điện tích cơ bản. Ví dụ proton được cấu thành bởi hai quark với điện tích bằng 2/3 và một quark với điện tích bằng -1/3, cho nên tổng điện tích bằng 1. Mỗi quark mang một màu khác nhau song hadron (hạt nặng) được cấu thành là trung tính về màu. Lực giữa các quark trong hạt nhân phức tạp hơn nhiều so với các lực điện từ trong nguyên tử. Trong tương tác điện từ, tương tác được trao đổi nhờ các photon. Các photon không mang điện tích cho nên tương tác giữa hai hạt không làm thay đổi bản chất của chúng: một electron sau tương tác vẫn là một electron. Trong sắc động lực học lượng tử, các quark thay đổi màu khi tương tác với nhau. Điều này có nghĩa rằng lực tương tác đã chuyển tải màu và như thể các lượng tử truyền tương tác có màu sắc. Tồn tại không chỉ một lượng tử truyền tương tác mà có đến những 8 lượng tử truyền tương tác gọi là những gluon. Loại gluon này chuyển một quark đỏ thành quark lục, gluon khác lại chuyển thành màu xanh. Vì các gluon đều mang tích màu cho nên chúng lại tương tác với nhau. Mặc dầu phức tạp như thế nhưng lý thuyết sắc động học lượng tử hoạt động rất hoà hợp. Trong vô số trường hợp sự sai khác giữa lý thuyết và thực nghiệm là không lớn. Có thể tính toán khối lượng của nhiều hạt, có thể giải thích kết quả thực nghiệm ở khoảng cách nhỏ với QCD. Chúng tôi đang tiếp tục nghiên cứu để tìm hiểu tương tác ở khoảng cách lớn, khi mà lực tương tác trở nên lớn.
    Nếu chúng ta cấp đủ năng lượng thì liệu có thể tách quark ra được không ?
    DG: Tôi nghĩ rằng không thể tách quark ra được. Nếu chúng ta gia tăng năng lượng thì điều đó sẽ dẫn đến việc tạo nên những cặp quark thực từ những cặp quark ảo chứa trong chân không. Cần ít năng lượng để tạo một cặp quark hơn là để tách chúng ra. Chúng ta cũng quan sát được một điều tương tự trong các máy gia tốc: khi gia tốc cho các proton gặp nhau, chúng ta sẽ tạo ra hàng trăm hadron. Nếu đưa nhiệt độ lên vài triệu độ, thí nghiệm và lý thuyết chứng tỏ rằng các proton sẽ tổng hợp lại, phát sinh một pha mới của vật chất, gọi là plasma của quark & gluon tự do. Đây là trạng thái của Vũ trụ lúc sơ sinh, sau đó quark và gluon tổng hợp lại để thành nucleon. Nghiên cứu vũ trụ ở những giai đoạn sớm là một ứng dụng của QCD. Và đây là một ưu thế của QCD: lý thuyết trở nên đơn giản hơn ở năng lượng và mật độ lớn. Bằng phép ngoại suy từ năng lượng bé chúng ta hy vọng hiểu nhiều hơn về những thời điểm bắt đầu của vũ trụ.
    Xin ông cho biết về những nghiên cứu của ông sau khi phát hiện tự do tiệm cận?
    DG: Năm 1973 tôi nghiên cứu các hệ quả của hiện tượng đó trong vật lý hạt nhân và sau đó tiếp tục theo nhiều hướng vẫn trên cơ sở của tiệm cận tự do. Trong những năm 80 tôi hướng các nghiên cứu theo lý thuyết dây và đã 20 năm tôi nghiên cứu lý thuyết này. Theo lịch sử thì ban đầu lý thuyết dây nhằm giải quyết vấn đề lực hạt nhân, do đó tại viện nghiên cứu mà tôi điều khiển tại California chúng tôi có một chương trình kết hợp giữa lý thuyết dây và QCD.
    Xin nói rõ về mối kết hợp này ?
    DG: Lý thuyết dây cũng giống như Đế quốc La Mã, nó xâm chiếm tất cả. QCD hữu ích ở những khoảng cách bé, lý thuyết dây gợi ra những cách tiếp cận khác. Hiện nay chúng ta có nhiều hy vọng tìm ra những lời giải ở những khoảng cách lớn. Song lý thuyết dây chưa có được những kiểm chứng thực nghiệm, trái với QCD.
    Chúng tôi đặt nhiều hy vọng vào máy lớn va chạm hadron LHC, sẽ vận hành trong ba năm tới tại CERN. Với máy này người ta tin rằng sẽ tìm ra một thế giới mới với nhiều đối xứng mới. Có thể đó là siêu đối xứng, một đối xứng đóng vai trò rất quan trọng trong tự nhiên. Và lý thuyết dây sẽ có một cơ sở thực nghiệm. Nếu những suy nghĩ của chúng tôi là đúng thì LHC sẽ là tụ điểm của nhiều phát hiện đầy ấn tượng, cung cấp nhiều chứng cứ mà chúng tôi đang thiếu để tiếp tục lộ trình nghiên cứu.
    [​IMG]
    Nguồn: http://www.vatlyvietnam.org/forum/showthread.php?t=92
    Được nguyentranha sửa chữa / chuyển vào 18:50 ngày 18/11/2008
  10. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Khi nào Mộc tinh gặp Kim tinh có ai biết ko?

Chia sẻ trang này