1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. dangthephuc

    dangthephuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/07/2006
    Bài viết:
    29
    Đã được thích:
    0
    Hình như trang đó của Canon bị die luôn rồi, may lúc trước anh có lưu lại sang file .chm. Em lấy về dịch ở đây nè:
    http://www.4shared.com/file/93532472/647fff1c/Astrophoto-with-Canon.html
  2. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Theo mình biết thì hiện mới chỉ phân loại được siêu tân tinh thành loại I (bao gồm loại Ia, Ib, Ic) và loại lI thôi chứ nhỉ
  3. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    hình như 2006gy ( không nhớ rõ nữa ) thuộc loại này.Bác nào biết rõ cho em hỏi
  4. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    SN 2006gy là supernova loại II mà bạn. Supernova này nằm trong thiên hà NGC1260, cách chúng ta 268 triệu năm ánh sáng. Khi bùng nổ, độ sáng biểu kiến của 2006GY là +14.2, dự đoán đây là vụ nổ của một sao có khối lượng gấp 150 lần Mặt Trời. Quá trình suy sụp tại tâm SN 2006gy dường như tạo ra một sao quark, dạng thiên thể trung gian giữa sao neutron và hố đen
    [​IMG]
    .
    Ảnh chụp cho thấy ánh sáng của phát ra từ SN2006gy còn mạnh hơn cả ánh sáng từ phần trung tâm thiên hà NGC1260 bên trái.
  5. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Nhưng mà nó còn sáng hơn cà loại I .
    Bên wiki gọi là Hypernova
  6. nguyentranha

    nguyentranha Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2006
    Bài viết:
    573
    Đã được thích:
    0
    Kết quả tìm kiếm với từ khoá "supernova" trên wiki cho ta câu trả lời như sau:
    -Supernova loại Ia: kết quả của một ngôi sao có khối lượng thấp khi bùng nổ. Sự suy sụp vật chất tại nhân tạo ra một sao lùn trắng với khối lượng tối đa gấp 1.38 lần Mặt Trời (giới hạn Chandrasekhar). Loại supernova này được đặc trưng bởi dải quang phổ phát xạ sillic (SII) tại 615.0 nanomet.
    - Supernova loại Ib và Ic: là kết quả của ngôi sao có khối lượng khá lớn khi bùng nổ, được đặc trưng bởi vạch He I tại bước sóng 587.6 nm (đối với Ib) và vạch hấp thụ sillic tại 615 nm rất yếu. Khác với supernova loại II, các sao nguồn gốc của loại Ib và Ic bị đánh mất phần lớn các lớp vỏ của mình vì gió sao mạnh hay do tương tác với sao đồng hành của mình. Loại Ib được hình thành từ sao loại Wolf-Rayet (trên 20 lần khối lượng Mặt Trời).
    - Supernova loại II: được hình thành từ ngôi sao có khối lượng ít nhất lớn gấp 9 lần Mặt Trời. Quá trình suy sập của ngôi sao diễn ra một cách rất phức tạp, một lượng lớn vật chất bị co nén lại phần nhân, tạo ra những thiên thể có vật chất cực kì đậm đặc, chẳng hạn như sao neutron, sao quark hoặc hố đen. Loại sao này được đặc trưng bởi vạch hấp thụ hiđro. Độ sáng của ngôi sao khi bùng nổ tăng đến một giá trị cực đại sau đó giảm xuống rất nhanh, khác hẳn những supernova loại I và II.
    Như vậy, sự phân biệt các siêu sao mới không chỉ phụ thuộc vào độ sáng mà đa phần dựa trên các yếu tố như thời gian phát sáng, đặc điểm của vật chất tại nhân và quan trọng hơn cả là dải quang phổ thu được từ chúng. Điều này cũng lí giải tại sao SN 2006gy được liệt kê là một supernova loại II.
  7. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    cảm ơn bác Nguyentranha
    Cho em hỏi sao hkông thấy bài về việc vũ trụ dãn nở có gia tốc " + " .
  8. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Cho em hỏi nếu hai hạt electron và pozitron di chuyển và va chạm với nhau tạo ra tia gamma thì trong quá trình này định luật bảo toàn động lượng bị vi phạm ? Vì Mphoton=0
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Động lượng hoàn toàn có thể bằng không trước khi va chạm, vì hướng của 2 hạt ngược nhau.
  10. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Mà photon cũng có động lượng đấy: P= h*f (h: hằng số Plank, f tần số ánh sáng)

Chia sẻ trang này