1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp Kiến Thức Thiên Văn Học. Nơi thành viên post các câu hỏi về Thiên Văn Học, hạn chế mở topic

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi chunhoc_yeuthienvan, 05/04/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Fairydream

    Fairydream Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/07/2002
    Bài viết:
    2.678
    Đã được thích:
    1
    Sao Bắc Cực từ lâu không biết tại sao hay bị gọi nhầm là Bắc Đẩu.
    Bắc Cực hay Bắc Đầu đều có thể dùng để xác định phương hướng.
    Sao Bắc Cực là ngôi sao nằm ở thiên cực bắc và giữ nguyên vị trí không bao giờ lặn trong đêm đối với các nước bắc bán cầu.
    Còn Bắc Đẩu, thì thực chất là một cụm sao hay một chòm sao. Bắc Đẩu Thất Tinh gồm có 7 ngôi sao hình cái gàu. Đây là 7 sao sáng nhất của chòm Đại Hùng theo phân chia 88 chòm sao hiện nay.
    Hiện nay thời điểm đầu tháng 8, bạn có thể nhìn thấy nó ở phía chân trời Bắc vào chập tối đến khoảng gần nửa đêm thì nó đã lặn mất. Thời điểm nhìn Bắc đẩu thuận lợi nhất là khoảng tháng 4, tháng 5 khi đó nó ở khá cao ở phía Bắc khi đêm xuống.
    Bạn có thể tìm hiểu người ta dùng chòm Bắc Đầu để định hướng như thế nào qua bài viết Những chòm sao chìa khóa của bầu trời
    http://ttvnol.com/forum/thienvanhoc/1016135.ttvn
    Tên gọi Bắc Đẩu từ lâu đã được nhầm lẫn gọi cho sao Bắc Cực, trong sách báo bạn có thể bắt gặp kể cả các sách thiên văn. Nhưng bạn cần phân biệt nguồn gốc thực sự của nó. như ở trên tôi đã viết.
  2. hoasau123

    hoasau123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2008
    Bài viết:
    67
    Đã được thích:
    0
    sáng hôm trước, em dậy sớm ngắm mặt trời mọc. Thấy MT màu bạc chứ ko phải màu vàng or đỏ như bt e vẫn thấy. Giải thích giúp e hiện tượng này dc ko ah! cám ơn cả nhà!
  3. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Khẳng định là Mặt trời thì vẫn giữ nguyên mầu của nó ít nhất là trong thời gian chúng ta tồn tại. Vậy bạn nhìn thấy mầu bạc chỉ có thể do 2 nguyên nhân: 1- mắt của bạn có vấn đề ngày hôm đó và : 2- bầu khí quyển mà tia sáng MT đi qua để tới mắt bạn có bụi, mù hoặc khói lạ mà những tác nhân đó làm biến mầu như vậy.
    Giả sử loại trừ nguyên nhân thứ nhất, còn lại nguyên nhân thứ 2 là do bầu không khí. Thường thì do hiện tượng tán xạ nên vào buổi sáng hoặc lúc hoàng hôn, do phải đi qua một lớp không khí dầy nên ánh sáng MT thường có mầu đỏ ối do khi đến mắt ta , đó là do ánh sáng bị mất một phần tia xanh, tím. Có thể hôm đó những hạt bụi lạ lại có tác dụng hấp thụ tia đỏ và làm cho tổ hợp thành phần các buớc sóng trong ánh sáng tới mắt bạn có vẻ có mầu trắng - bạc. Mặc dầu vậy, bạn vẫn thấy ánh sáng MT không bị chói như lúc ban trưa (không phải như một bài báo tuyên bố hùng hồn: Mặt trời chói nhất vào buổi sáng).
  4. VasilyTran

    VasilyTran Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    12/10/2008
    Bài viết:
    900
    Đã được thích:
    167
    Cho mình hỏi :
    loop quantum gravity
    gauge interactions
    dịch ra tiếng Việt là gì vậy
  5. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    loop quantum gravity = hấp dẫn lượng tử vòng
    gauge interactions : tương tác gauge theo tôi là cứ để nguyên tiếng Anh. Còn nếu cố muốn dịch thì có thể dùng là ''tương tác chính tắc''
  6. toivannho123

    toivannho123 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2009
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    4
    cho em hỏi trên bầu trời có hàng ngàn, hàng tỷ ngôi sao, vậy tại sao lại chỉ đặt tên cho một số ngôi sao như kim, mộc, thuỷ, hoả, thổ( ngũ hành). tên các ngôi sao này có ý nghĩa như thế nào với trái đất không? hay chỉ là đặt bừa vậy thôi?
  7. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy, trên bầu trời có hàng tỷ ngôi sao (tuy nhiên với mắt thường chúng ta chỉ xem được cỡ vài nghìn ngôi sao mà thôi). Nhưng các ngôi sao Kim, Mộc, Thuỷ, Hỏa và Thổ thực chất không phải là các ngôi sao mà là các hành tinh. Các `ngôi sao` này cũng như Trái đất chúng không tự phát sáng mà chỉ phản xạ lại ánh sáng của Mặt trời, và Mặt trời mới chính là một ngôi sao thực thụ duy nhất trong hệ Mặt trời. Các hành tinh bay xung quanh Mặt trời theo những quỹ đạo khác nhau.
    Ngày nay, chúng ta biết rõ hành tinh là gì, nhưng người xưa không biết thế. Tuy nhiên có một điểm làm các ngôi sao khác biệt với các hành tinh mà người xưa cũng biết được, đó là các hành tinh luôn di chuyển trên nền trời sao (ban cần phân biệt sự di chuyển này với sự di chuyển theo nhật động),, chính vì thế mà chúng được gọi là các hành tinh hay nôm na là các tinh tú di chuyển. Và vì vậy mà chúng có tên rõ ràng. Các ngôi sao thực thụ khác cũng có ngôi được đặt tên, nhưng phải có đặc điểm gì đó đặc biệt, ví dụ rất sáng, hoặc dùng để chỉ hướng v.v.. chứ không thể đặt tên cho hàng ngàn ngôi mà người ta nhìn thấy được.
    Ví dụ như hiện tại, sao Mộc đang ở vị trí rõ nhất để ngắm, nhưng một thời gian sau, vị trí của hành tinh này sẽ thay đổi và rồi có lúc bạn không thấy sao Mộc trong bầu trời đêm nữa. Tương tự vậy, sao Kim đang mọc vào buổi sáng mà ta còn gọi là sao Mai, nhưng chỉ một hai tháng nữa là bạn cũng không thể ngắm được và phải chờ tới khi nó mọc vào lúc chiều hôm với các tên mới: sao Hôm.
    Được thohry sửa chữa / chuyển vào 20:58 ngày 07/09/2009
  8. PuPeo

    PuPeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    1
    Các cao thủ cho em hỏi nhiệt độ ở môi trường chân không bên ngoài không gian trái đất là bao nhiêu vậy ? Vì thấy quấn áo của các phi hành gia có vẻ ... mỏng khi họ đi ra ngoài trạm vũ trụ để sửa chữa
  9. Thohry

    Thohry Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    20/12/2006
    Bài viết:
    2.926
    Đã được thích:
    1
    Đã là chân không thì không có khái niệm nhiệt độ.
    Tôi không hiểu sao bạn lại thấy quần áo của các phi hành gia ''có vẻ mỏng''. Tôi thấy trông dầy và có vẻ nặng nề. Thực chất thì nặng thật, không phải là chỉ để cách nhiệt mà chủ yếu là tạo áp suất bên trong nếu ko thì các nhà du hành sẽ nghẻo ngay vì chân không.
  10. PuPeo

    PuPeo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/05/2004
    Bài viết:
    216
    Đã được thích:
    1
    Như vậy khi ra ngoài không gian thì người ta sẽ không cảm thấy nóng, cũng không thấy lạnh, cũng không thấy bình thường, vì không có nhiệt độ ...
    (thật là khó tưởng tượng)

Chia sẻ trang này