1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi - đáp nhanh về tất tần tật liên quan đến Ẩm Thực( địa chỉ các quán ăn, uống, chơi, học nấu ăn,cô

Chủ đề trong 'Ẩm thực' bởi Kaza, 03/04/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. anbinh1

    anbinh1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    861
    Đã được thích:
    0
    Thời xửa thời xưa, vào mùa viêm nhiệt tôi được bà ngoại cho uống nước đun bằng vài khẩ mía với rau mùi (ngò). Cả nhà đêu uống thay nưóc vối hoăc nước chè.
    Cũng một dạo cả nhà đều uống nước pha bằng 5 thứ đỗ (rang lên rồi trộn đều).
    Có một dạo không có chè, tôi lấy lá cây chùm bao (còn gọi là cây nhãn ***g) đun nước uống.
    Các thư kể trên không phải là đô uống thường xuyên hang ngày của dân tộc ta thời xưa. Nhưng tôi cũng nêu ra may ra giúp ích gi đuơcchặng.
  2. anbinh1

    anbinh1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    861
    Đã được thích:
    0
    Tìm hiểu về xưa kia tổ tiên mình sinh sống ra sao là điều cần thiết.
    Anbinh1 thật vô tâm không bao giờ tìm hiểu xưa kia hàng ngày tổi tiên mình uống gì. Nhân cơ hội này, anbinh1 hỏi 2 cụ già 72 va 70 tuổi đã sống tại miền quê xứ Bắc, đã bôn ba đây đó.
    Các cụ cho hay (về phần hiểu biết của các Cụ) thì chỉ các thành phần kha khá mới uống nước vối, nước chè tươi, nước chè nụ, nước nụ vối. ..Sau này cũng chỉ một số thành phần tiép xúc với văn minh nhưng ít tiền mới biết uống nước lã đun xôi để nguội.
    Còn đa phần các người nghèo ở thôn quê đều uống nước lã.
    Trời mưa. Chờ cho mưa một lúc rồi mới hứng nước vào chum, vại . Lấy một miếng ngói vỡ nung nóng. Nhấc ran. Bỏ ngay vao chum nước mưa đến "xèo" một tiếng. Đậy kỹ năp chum . Lúc nào khát, lấy gáo làm bằng vỏ quả dừa khô, nên gọi là gáo dừa, mở vội nắp chum, múc một gáo, làm cái ực. Cả nhà cùng uống. Uống quanh năm. Bao giờ hết thì uống nước giếng. Không bao giờ uông nước ao.
    Gánh nước giếng về. Đổ vào hồ (chỉ nhà khá giả mới có hồ chứa nước), chum, vại. Khát thì múc uống.
    Hai Cụ này kể, hồi nhỏ anh chị của các Cụ và chính các Cụ đi đâu về là ra hồ múc một gáo nước, vừa uống vừa lừa cho các con loăng quăng không chui vào miệng.
    Thôn nào ở gần sông thì gánh nước sông về uống. Nhà nào cẩn thận thì chịu khó lội ra chỗ sâu (dễ trợt chân, nguy hiểm) khoắng khoắng vài cái rồi mới múc. Nước này khó lấy nên chỉ để uống.
    Anbinh 1 mới xem đĩa Vạn Sơn ở Kamp. Thấy ở ngay thế kỷ này mà đồng bào ta tại vùng Biển Hồ còn điềm nhiên múc nước sông giải khát. Hỏi thì họ nói : ai cũng uống như vậy cả.
  3. tuananh9

    tuananh9 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    103
    Đã được thích:
    0
    các bác cho hỏi ăn tôm nướng ởđâu ngon mà rẻ??
  4. ghet_ruoi

    ghet_ruoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/10/2003
    Bài viết:
    3.766
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác anbinh1 nhé.....nếu bạn có thông tin về những thức uống dân tộc thì pm mình nhé
  5. Kaza

    Kaza Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/08/2003
    Bài viết:
    2.880
    Đã được thích:
    1
    Tìm hiểu về ẩm thực dân tộc là điều tốt
    Nhưng lợi dụng kiến thức của người khác để phục vụ cho mục đích của mình là điều ko nên
    Mình chỉ nói với bạn thế thôi mong bạn hiểu
    Còn về vụ đồ ug này mình sẽ share kiến thức của mình sau vài tháng nữa
  6. autosaver

    autosaver Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/01/2002
    Bài viết:
    1.082
    Đã được thích:
    0
    Các bạn hướng dẫn giúp hộ cách làm thịt gà đông với. Chân thành cám ơn các bạn
  7. Bibo06

    Bibo06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2007
    Bài viết:
    603
    Đã được thích:
    0
    Phở Lý Quốc Sư xịn bây giờ chuyển đi đâu zdậy, bác nào bít chỉ cho em với, em thèm quá rùi, HN cũng có vài quán ăn được nhưng Phở Lý Quốc Sư là No1
  8. Bibo06

    Bibo06 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/12/2007
    Bài viết:
    603
    Đã được thích:
    0
    Quảng Bình có đặc sản gì các bác ơi? Em sắp đi Quảng bình nên nhờ các bác quân sư, kẻo vào đó lại bị hớ, mua nhầm hàng từ chợ đầu mối Long bien thì chít
  9. anbinh1

    anbinh1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    861
    Đã được thích:
    0
  10. anbinh1

    anbinh1 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    15/02/2008
    Bài viết:
    861
    Đã được thích:
    0
    Nguyên tắc chung của làm món thịt đông là làm sao cho có chất gélatin tan trong nước thịt để khi nguội tự kết dính thịt vôi nhau.
    Chất kết dính này có nhiều trong xương, trong da. Cao hổ cốt, cao ban long là keo của xương thú. Chất mà thợ quét vôi hoà với vôi để qué vôi cho chắc là keo của da trâu bò...
    Biết nguyên tắc này thì làm thịt đông dễ rồi.
    Chỉ để ý là thịt gà chóng mềm hơn thịt heo và có mùi đặc thù.Làm không kỹ ănmất ngon. Vì vậy ngưòi xưa mới ăn với hành hay lá chanh (Con gà cục tác lá chanh) và ít làm món gà đông.
    Gà nhổ lông xong lấy muối xat cho mạnh, nhất là chỗ hai chân. Rửa. Xong lấy giấm rửa một lần nữa. Tốn công, nhưng hết mùi hôi và đỡ sợ cái anh H5N1-2-3-4 j` j`.
    Tuỳ ý thích mỗi người. Có người thích khi ăn có cả xương đẻ gặm gặm mút mút thì chặt miếng nhỏ vuông vắn mổi chiều 2,5cm. Để nước ngập miếng thịt là vừa. Đun nhỏ lửa. Vớt bọt. Có điều để cả xương như thế này thì phải đun khà lâu thịt mới đông. Mà đun lâu thì thịt gà mềm quá ăn mất ngon. Thành ra muốn chóng đông thì ra chợ mua chut thạch bỏ vào. Cho thạch vào là tha hồ muốn đông chắc thế nào cũng được nhé !
    Tôi thì thích lóc xương ra. Cho xương vào đun cho gần mềm. Vớt xương . Cho thịt vào. Cách này thì đông không chắc. Nhưng ăn miếng thịt thấy đậm đà. Đã có keo ở xương ninh rôi (đầy đủ các khoáng chất), không cần tới thạch làm chât kết dính.
    Muốn mau đông thì cho vào tủ lạnh.
    Công thức nêm của tội cho 1kg thịt gà :
    --2 thìa caphe muối.
    -- 2 thìa caphe đường
    -- non nửa thìa cà phê mì chính.

Chia sẻ trang này