1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi Đáp, Nhờ Vả và các yêu cầu khác...

Chủ đề trong 'Nga (Russian Club)' bởi dkdung, 22/05/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Mr. Has à!có phải khi người Nga rủ nhau uống rượu thì họ lấy tay búng nhẹ vào cổ ( ngay dưói xương hàm) không ạ? Còn từ đâu thì я chờ câu trả lời của Mr thôi.
  2. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    raiva có khả năng quan sát tốt đấy! Đúng là khi rủ nhau đi uống rượu, người Nga thường làm dấu hiệu như vậy: dùng ngón trỏ kết hợp ngón cái búng nhẹ vào dưới xương hàm.
    Đây là một dấu hiệu đã có xuất xứ từ rất lâu rồi, tôi nay đã già quá, không còn nhớ được từ năm nào nữa nhưng đó như một giấy thông hành để được uống rượu.
    Chuyện là thế này: Có một dũng sỹ tạm gọi là Ivan, nguyên là một mugik điển hình, lập được công trong việc giúp nhà vua đánh giặc. Đến ngày chiến thắng, vua hỏi:
    -- Ta muốn trả công cho ngươi, phong ngươi làm Nguyên soái.
    Ivan không đồng ý. Nhà vua lại đưa ra tiền bạc, Ivan cũng không đồng ý.
    -- Vậy nhà ngươi thích cái gì?
    -- Muôn tâu đức vua, con chỉ thích uống rượu vodka.
    Sau khi suy nghĩ, nhà vua bèn nói:
    -- Ta ban cho ngươi một ân huệ là sẽ được uống vodka không phải trả tiền cả đời và uống ở bất kỳ quán rượu nào ngươi muốn. Tới quán, ngươi chỉ cần búng nhẹ tay vào cổ, đó sẽ là giấy thông hành cho ngươi đi đến bất cứ quán rượu nào trong vương quốc của ta.
    Tất nhiên sau đó, nhà vua cũng truyền lệnh cho tất cả các chủ quán là phải phục vụ cho Ivan, người đã lập công và được vua
    ban cho ân huệ uống rượu.
    Lâu dần, từ Ivan ông đến các Ivan cháu, chắt ai cũng thuộc lòng dấu hiệu này...
  3. hastalavista

    hastalavista Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/05/2001
    Bài viết:
    4.785
    Đã được thích:
    1
    raiva có khả năng quan sát tốt đấy! Đúng là khi rủ nhau đi uống rượu, người Nga thường làm dấu hiệu như vậy: dùng ngón trỏ kết hợp ngón cái búng nhẹ vào dưới xương hàm.
    Đây là một dấu hiệu đã có xuất xứ từ rất lâu rồi, tôi nay đã già quá, không còn nhớ được từ năm nào nữa nhưng đó như một giấy thông hành để được uống rượu.
    Chuyện là thế này: Có một dũng sỹ tạm gọi là Ivan, nguyên là một mugik điển hình, lập được công trong việc giúp nhà vua đánh giặc. Đến ngày chiến thắng, vua hỏi:
    -- Ta muốn trả công cho ngươi, phong ngươi làm Nguyên soái.
    Ivan không đồng ý. Nhà vua lại đưa ra tiền bạc, Ivan cũng không đồng ý.
    -- Vậy nhà ngươi thích cái gì?
    -- Muôn tâu đức vua, con chỉ thích uống rượu vodka.
    Sau khi suy nghĩ, nhà vua bèn nói:
    -- Ta ban cho ngươi một ân huệ là sẽ được uống vodka không phải trả tiền cả đời và uống ở bất kỳ quán rượu nào ngươi muốn. Tới quán, ngươi chỉ cần búng nhẹ tay vào cổ, đó sẽ là giấy thông hành cho ngươi đi đến bất cứ quán rượu nào trong vương quốc của ta.
    Tất nhiên sau đó, nhà vua cũng truyền lệnh cho tất cả các chủ quán là phải phục vụ cho Ivan, người đã lập công và được vua
    ban cho ân huệ uống rượu.
    Lâu dần, từ Ivan ông đến các Ivan cháu, chắt ai cũng thuộc lòng dấu hiệu này...
  4. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Hay quá.Em cũng được thầy giáo kể nhưng không chi tiết thế này.Em nghe nói rằng 1 Ivan vào quán rượu mà kô đủ tiền (hoặc ko uống hết 1 chai) sẽ chờ thêm 1 hay 2 Ivan nữa đế.Cuối cùng là từ những người ko quen trở thành bạn rượu.Bọn Nga hay nhỉ.Em đặc biệt thích cái này.
  5. Phong_

    Phong_ Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/11/2003
    Bài viết:
    606
    Đã được thích:
    0
    Hay quá.Em cũng được thầy giáo kể nhưng không chi tiết thế này.Em nghe nói rằng 1 Ivan vào quán rượu mà kô đủ tiền (hoặc ko uống hết 1 chai) sẽ chờ thêm 1 hay 2 Ivan nữa đế.Cuối cùng là từ những người ko quen trở thành bạn rượu.Bọn Nga hay nhỉ.Em đặc biệt thích cái này.
  6. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Mr.Has à! Mr đọc cái đó ở đâu mà hay thế? Nhưng Я thích kiểu để ngón trỏ vào thái dương xoay nhẹ để chỉ một người nào đó "дf?ак" hay có hành động ",fпой" hơn vi có những lúc tức lắm mà không dám nói bậy hoặc "chửi cho nó một trận" được, còn kiểu mời đi uống rưọu thi Я chưa đươc "sử dụng" bao giờ!
    Thế dấu hiệu đó có phải là của người Nga không ạ?không biết có xuất sứ không hay chỉ ",ак п?ос,о"?
  7. raiva

    raiva Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/03/2004
    Bài viết:
    561
    Đã được thích:
    0
    Mr.Has à! Mr đọc cái đó ở đâu mà hay thế? Nhưng Я thích kiểu để ngón trỏ vào thái dương xoay nhẹ để chỉ một người nào đó "дf?ак" hay có hành động ",fпой" hơn vi có những lúc tức lắm mà không dám nói bậy hoặc "chửi cho nó một trận" được, còn kiểu mời đi uống rưọu thi Я chưa đươc "sử dụng" bao giờ!
    Thế dấu hiệu đó có phải là của người Nga không ạ?không biết có xuất sứ không hay chỉ ",ак п?ос,о"?
  8. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    ớ, hồi trước em được nghe kể khác cơ anh Has ạ, ít nhất là 3 lần được nghe kể như thế này:
    Mọi người chắc đều biết dân Nga uống rượu tới mức nào. Đã uống là uống hết mình, không say không về. Khi họ mời bạn uống rượu mà dùng động tác búng tay vào cổ thì bạn phải hiểu là không được phép từ chối, phải ngồi xuống chén tạc chén thù với họ thôi, không có cách nào khác, bởi đó là 1 lệnh (п?иказ) của nhà vua đấy, bạn mà không thi hành sẽ bị xử ngay. Nói vậy cho vui, nhưng mọi người có biết câu chuyện cái búng tay đó bắt đầu từ đâu không nhỉ? Chuyện là thế này, khi vua Piotr chọn vùng đất phương Bắc xa xôi lạnh lẽo, giáp với vịnh Phần Lan để làm kinh đô, nhà vua đã tính đến chuyện xây dựng nơi đây thành cửa ngõ để thông thương với châu Âu bằng đường biển, đồng thời cũng là căn cứ quân sự bảo vệ đất nước tránh khỏi sự nhòm ngó của quân Thụy Điển. Đó chính là kinh đô Saint Petersburg của nước Nga, từ năm 1703 tới 1917. Nhà vua đã có rất nhiều dự định, ví dụ như xây dựng Saint Petersburg thành một Venice của Nga, tức là sẽ có một hệ thống kênh đào thông với nhau qua con sông chính, con sông được coi như là xương sống của thành phố, sông Neva. Nói về các công trình của thành phố có lẽ xin để sang bài khác, bởi vì nhiều lắm. Ở đây chỉ nhắc đến pháo đài Pêtropavlovck, nơi gắn liền với câu chuyện cái búng tay. Pháo đài Petronavlovck nằm trên một hòn đảo nhỏ cùng tên ở nhánh trung tâm của sông Neva, nằm hơi chếch 1 chút so với cung điện Mùa đông. Trên đảo được xây dựng một hệ thống thành luỹ kiên cố và nhiều căn cứ quân sự quan trọng và đều rất nguy nga tráng lệ. Tầm quan trọng của pháo đài này rất lớn, nó có nhiệm vụ bao quát cả thành phố (lúc đó), đây là công trình cao nhất ở Saint, tất cả những công trình xây dựng sau đó đều lấy độ cao của nó làm chuẩn, không được phép vượt quá. Nếu tìm hiểu kĩ hơn thì sẽ biết rằng pháo đài Petropavlovck, Nhà thờ Thánh Isac ( nơi có con lắc đơn nổi tiếng dao động theo chuyển động của Trái đất, ngày xưa mọi người học Vật lí thì sẽ phải làm 1 bài tập có liên quan), và một công trình nữa là Đài quan sát thiên văn thì phải (em không biết nó nằm ở đâu) đều có cùng 1 độ cao so với mực nước biển. 2 công trình đó cao đến mức ngay từ vị trí đang gõ bài, em có thể nhìn thấy cái vòm nhà thờ với những cột đá bên dưới và tháp Petro được mạ vàng lấp loá trong nắng, mà không bị cản bởi bất cứ một công trình xây dựng nào nữa cả ( em đang ở tầng 12).
    Khi xây dựng pháo đài đã mất rất nhiều công sức và tiền của, vì cả cái nóc và cái đỉnh mỏng manh của nó được làm bằng vàng, và lại rất cao nên khó nhọc lắm người ta mới hoàn thành xong. Nhưng đến khi hoàn thành rồi vua Piotr nhận thấy cái cột biểu tượng gắn trên đỉnh pháo đài bị lệch. Tất nhiên nếu cứ để yên cũng chẳng sao vì pháo đài rất vững chắc, còn cái cột đỉnh thì chẳng ảnh hưởng gì tới sự vững chãi cả, nhưng một biểu tượng của quyền lực thì không thể để nghiêng ngả như vậy được. Nhưng chẳng có cách nào khả dĩ để có thể chỉnh lại cái tháp cho thẳng, tất nhiên không ai nghĩ đến chuyện phá đi xây lại cả, mà nếu lại dựng dàn giáo cao chót vót 1 lần nữa để sửa sang thì mất rất nhiều thời gian, và tốn nhiều công sức. Nhà vua tin tưởng rằng sẽ có cách, nên ban lệnh khắp đất nước, ai mà sửa được khiếm khuyết của pháo đài sẽ được trọng thưởng. Nhưng thời gian trôi qua chẳng ai dám đến nhận phần thưởng của nhà vua. Cho tới một hôm co một ông già bé nhỏ đến, và xin được uốn thẳng lại, mọi người không tin tưởng lắm, kể cả nhà vua nhưng vẫn cứ để ông làm, và tuyên bố ông cần bất cứ thứ gì sẽ được cung cấp đầy đủ. Nhưng kì lạ, ông già chỉ xin một cuộn dây thừng thật dài, càng dài càng tốt. Tới khi chuẩn bị xong dây thừng rồi ông bắt tay vào việc, ông đứng ở dưới và quăng dây lên, tròng dây vào đúng cái cột biểu tượng. Ở đây không nói đến kĩ thuật quăng dây thế nào cả, chỉ biết là ông đã quăng chính xác, đó cũng là cái tài lẻ của người ta thôi, ai mà biết được đúng không? rồi cứ thế ông trèo lên và chỉnh lại cái cột theo ý muốn nhà vua. nhà vua mừng lắm, muốn ban thưởng thật hậu hĩnh cho ông, nhưng ông chẳng xin gì cả, chỉ xin rằng ông đã già rồi, bây giờ chỉ muốn uống rượu thoả thích ở bất cứ quán nào ghé qua, mà không sợ bị từ chối, không phải lo lắng đến tiền nong, tiền thì tiêu mãi cũng hết, đấy là chưa kể bị cướp hoặc quên ở đâu đó, phiền hà lắm. Nhà vua đồng ý, liền viết 1 chiếu chỉ cho ông lão, ra lệnh tất cả các quán rượu trên đất nước đều phải phục vụ ông mà không được phép hỏi đến tiền nong. Nhưng một thời gian sau ông lại quay lại, than phiền rằng tờ chiếu của nhà vua dùng nhiều rồi cũng bị sờn rách, rồi cứ phải mang đi mang về, dễ bị thất lạc. Nhà vua liền ra lệnh khắc ngay chiếu chỉ lên cổ ông ( hi`, em cũng ko biết khắc kiểu gì, nhưng chắc là ko đau vì có phải là hình phạt đâu). Thế là từ đó ông lão tha hồ uống rượu như mong muốn, không phải lo nghĩ về bất cứ chuyện gì nữa, đi đến đâu, ông chỉ cần búng tay vào cổ, nơi khắc chiếu chỉ của nhà vua : Đấy, nhìn đi, п?иказ đấy, tin chưa? tin rồi thì đem rượu ra đây. Tất nhiên là chẳng ai dám chối từ nữa cả. Rồi dần dần, cử chỉ đó được dân rượu dùng để thay cho lời nói, thay cho câu lệnh miễn chối từ khi uống rượu, nó vẫn còn rất thông dụng cho tới ngày nay.
    Hì ngại kể lại quá, quote tạm cái bài hồi xưa lên, chẳng biết câu chuyện nào mới đúng nhưng đọc để biết thêm cũng được nhỉ? À mà còn cử chỉ đưa tay qua cổ như thể cắt cổ nữa (ghê quá, ẹ), là thế nào ạ? Thấy bọn Nga cũng hay dùng!
  9. Xanhia

    Xanhia Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/03/2001
    Bài viết:
    428
    Đã được thích:
    0
    ớ, hồi trước em được nghe kể khác cơ anh Has ạ, ít nhất là 3 lần được nghe kể như thế này:
    Mọi người chắc đều biết dân Nga uống rượu tới mức nào. Đã uống là uống hết mình, không say không về. Khi họ mời bạn uống rượu mà dùng động tác búng tay vào cổ thì bạn phải hiểu là không được phép từ chối, phải ngồi xuống chén tạc chén thù với họ thôi, không có cách nào khác, bởi đó là 1 lệnh (п?иказ) của nhà vua đấy, bạn mà không thi hành sẽ bị xử ngay. Nói vậy cho vui, nhưng mọi người có biết câu chuyện cái búng tay đó bắt đầu từ đâu không nhỉ? Chuyện là thế này, khi vua Piotr chọn vùng đất phương Bắc xa xôi lạnh lẽo, giáp với vịnh Phần Lan để làm kinh đô, nhà vua đã tính đến chuyện xây dựng nơi đây thành cửa ngõ để thông thương với châu Âu bằng đường biển, đồng thời cũng là căn cứ quân sự bảo vệ đất nước tránh khỏi sự nhòm ngó của quân Thụy Điển. Đó chính là kinh đô Saint Petersburg của nước Nga, từ năm 1703 tới 1917. Nhà vua đã có rất nhiều dự định, ví dụ như xây dựng Saint Petersburg thành một Venice của Nga, tức là sẽ có một hệ thống kênh đào thông với nhau qua con sông chính, con sông được coi như là xương sống của thành phố, sông Neva. Nói về các công trình của thành phố có lẽ xin để sang bài khác, bởi vì nhiều lắm. Ở đây chỉ nhắc đến pháo đài Pêtropavlovck, nơi gắn liền với câu chuyện cái búng tay. Pháo đài Petronavlovck nằm trên một hòn đảo nhỏ cùng tên ở nhánh trung tâm của sông Neva, nằm hơi chếch 1 chút so với cung điện Mùa đông. Trên đảo được xây dựng một hệ thống thành luỹ kiên cố và nhiều căn cứ quân sự quan trọng và đều rất nguy nga tráng lệ. Tầm quan trọng của pháo đài này rất lớn, nó có nhiệm vụ bao quát cả thành phố (lúc đó), đây là công trình cao nhất ở Saint, tất cả những công trình xây dựng sau đó đều lấy độ cao của nó làm chuẩn, không được phép vượt quá. Nếu tìm hiểu kĩ hơn thì sẽ biết rằng pháo đài Petropavlovck, Nhà thờ Thánh Isac ( nơi có con lắc đơn nổi tiếng dao động theo chuyển động của Trái đất, ngày xưa mọi người học Vật lí thì sẽ phải làm 1 bài tập có liên quan), và một công trình nữa là Đài quan sát thiên văn thì phải (em không biết nó nằm ở đâu) đều có cùng 1 độ cao so với mực nước biển. 2 công trình đó cao đến mức ngay từ vị trí đang gõ bài, em có thể nhìn thấy cái vòm nhà thờ với những cột đá bên dưới và tháp Petro được mạ vàng lấp loá trong nắng, mà không bị cản bởi bất cứ một công trình xây dựng nào nữa cả ( em đang ở tầng 12).
    Khi xây dựng pháo đài đã mất rất nhiều công sức và tiền của, vì cả cái nóc và cái đỉnh mỏng manh của nó được làm bằng vàng, và lại rất cao nên khó nhọc lắm người ta mới hoàn thành xong. Nhưng đến khi hoàn thành rồi vua Piotr nhận thấy cái cột biểu tượng gắn trên đỉnh pháo đài bị lệch. Tất nhiên nếu cứ để yên cũng chẳng sao vì pháo đài rất vững chắc, còn cái cột đỉnh thì chẳng ảnh hưởng gì tới sự vững chãi cả, nhưng một biểu tượng của quyền lực thì không thể để nghiêng ngả như vậy được. Nhưng chẳng có cách nào khả dĩ để có thể chỉnh lại cái tháp cho thẳng, tất nhiên không ai nghĩ đến chuyện phá đi xây lại cả, mà nếu lại dựng dàn giáo cao chót vót 1 lần nữa để sửa sang thì mất rất nhiều thời gian, và tốn nhiều công sức. Nhà vua tin tưởng rằng sẽ có cách, nên ban lệnh khắp đất nước, ai mà sửa được khiếm khuyết của pháo đài sẽ được trọng thưởng. Nhưng thời gian trôi qua chẳng ai dám đến nhận phần thưởng của nhà vua. Cho tới một hôm co một ông già bé nhỏ đến, và xin được uốn thẳng lại, mọi người không tin tưởng lắm, kể cả nhà vua nhưng vẫn cứ để ông làm, và tuyên bố ông cần bất cứ thứ gì sẽ được cung cấp đầy đủ. Nhưng kì lạ, ông già chỉ xin một cuộn dây thừng thật dài, càng dài càng tốt. Tới khi chuẩn bị xong dây thừng rồi ông bắt tay vào việc, ông đứng ở dưới và quăng dây lên, tròng dây vào đúng cái cột biểu tượng. Ở đây không nói đến kĩ thuật quăng dây thế nào cả, chỉ biết là ông đã quăng chính xác, đó cũng là cái tài lẻ của người ta thôi, ai mà biết được đúng không? rồi cứ thế ông trèo lên và chỉnh lại cái cột theo ý muốn nhà vua. nhà vua mừng lắm, muốn ban thưởng thật hậu hĩnh cho ông, nhưng ông chẳng xin gì cả, chỉ xin rằng ông đã già rồi, bây giờ chỉ muốn uống rượu thoả thích ở bất cứ quán nào ghé qua, mà không sợ bị từ chối, không phải lo lắng đến tiền nong, tiền thì tiêu mãi cũng hết, đấy là chưa kể bị cướp hoặc quên ở đâu đó, phiền hà lắm. Nhà vua đồng ý, liền viết 1 chiếu chỉ cho ông lão, ra lệnh tất cả các quán rượu trên đất nước đều phải phục vụ ông mà không được phép hỏi đến tiền nong. Nhưng một thời gian sau ông lại quay lại, than phiền rằng tờ chiếu của nhà vua dùng nhiều rồi cũng bị sờn rách, rồi cứ phải mang đi mang về, dễ bị thất lạc. Nhà vua liền ra lệnh khắc ngay chiếu chỉ lên cổ ông ( hi`, em cũng ko biết khắc kiểu gì, nhưng chắc là ko đau vì có phải là hình phạt đâu). Thế là từ đó ông lão tha hồ uống rượu như mong muốn, không phải lo nghĩ về bất cứ chuyện gì nữa, đi đến đâu, ông chỉ cần búng tay vào cổ, nơi khắc chiếu chỉ của nhà vua : Đấy, nhìn đi, п?иказ đấy, tin chưa? tin rồi thì đem rượu ra đây. Tất nhiên là chẳng ai dám chối từ nữa cả. Rồi dần dần, cử chỉ đó được dân rượu dùng để thay cho lời nói, thay cho câu lệnh miễn chối từ khi uống rượu, nó vẫn còn rất thông dụng cho tới ngày nay.
    Hì ngại kể lại quá, quote tạm cái bài hồi xưa lên, chẳng biết câu chuyện nào mới đúng nhưng đọc để biết thêm cũng được nhỉ? À mà còn cử chỉ đưa tay qua cổ như thể cắt cổ nữa (ghê quá, ẹ), là thế nào ạ? Thấy bọn Nga cũng hay dùng!
  10. andreibolkonxki

    andreibolkonxki Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    01/07/2002
    Bài viết:
    195
    Đã được thích:
    0
    Mình đang cần tìm một bức ảnh thời WW2. Ảnh là một đại uý hồng quân Liên Xô cầm súng ngắn, đang vươn mình trong tư thế xung phong. Bức ảnh này chắc mọi người đều biết vì nó rất nổi tiếng. Bạn nào biết thì cho mình xin cái link. Cảm ơn trước.

Chia sẻ trang này