1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỎI ĐÁP TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi caunem, 15/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    ặc ặc!Chết tôi.
    Có lẽ bé còn bé, mới vào box lần đầu.
    Mà những bài thơ nổi tiếng thế này, nếu em biết sài net, gõ google thế nào cũng ra mà em.
    Quê Hương của Giang Nam trong topic này đã có rồi, em xem lại nhé.

    Núi đôi
    Bảy năm về trước, em mười bảy
    Anh mới đôi mươi, trẻ nhất làng
    Xuân Dục, Ðoài Ðông hai cánh lúa
    Bữa thì em tới, bữa anh sang
    Lối ta đi giữa hai sườn núi
    Ðôi ngọn nên làng gọi núi Ðôi
    Em vẫn đùa anh: sao khéo thế
    Núi chồng núi vợ đứng song đôi!
    Bỗng cuối mùa chiêm quân giặc tới
    Ngõ chùa cháy đỏ những thân cau
    Mới ngỏ lời thôi, đành lỗi hẹn
    Ðâu ngờ từ đó bặt tin nhau.
    Anh vào bộ đội, lên Ðông Bắc
    Chiến đấu quên mình năm lại năm
    Mấy bận dân công về lại hỏi
    Ai người Xuân Dục, núi Ðôi chăng?
    Anh nghĩ, quê ta giặc chiếm rồi
    Trăm nghìn căm uất bao giờ nguôi
    Mỗi tin súng nổ vành đai địch
    Sương trắng người đi lại nhớ người.
    Ðồng đội có nhau thường nhắc nhở
    Trung du làng nước vẫn chờ trông
    Núi Ðôi bốt dựng kề ba xóm
    Em vẫn đi về những bến sông?
    Náo nức bao nhiêu ngày trở lại
    Lệnh trên ngừng bắn, anh về xuôi
    Hành quân qua tắt đường sang huyện
    Anh ghé thăm nhà, thăm núi Ðôi.
    Mới tới đầu ao, tin sét đánh
    Giặt giết em rồi, dưới gốc thông
    Giữa đêm bộ đội vây đồn Thửa
    Em sống trung thành, hết thủy chung!
    Anh ngước nhìn lên hai dốc núi
    Hàng thông bờ có con đường quen.
    Nắng lụi bổng dưng mờ bóng khói
    Núi vẫn đôi mà anh mất em!
    Dân chợ Phù Linh ai cũng bảo:
    Em còn trẻ lắm, nhất làng trong;
    Mấy năm cô ấy làm du kích
    Không hiểu vì sao chẳng lấy chồng?
    Từ núi qua thôn, dường nghẽn lối
    Xuân Dục, Ðoài Ðông cỏ ngút đầy
    Sân biến thành ao, nhà đổ chái
    Ngổn ngang bờ bụi cánh dơi bay
    Cha mẹ dìu nhau về nhận đất
    Tóc bạc thương từ mỗi gốc cau
    Nứa gianh nửa mái lều che tạm
    Sương nắng khuây dần chuyện xót đau.
    Anh nghe có tiếng người qua chợ:
    Ta gắng: mùa sau lúa sẽ nhiều
    Ruộng thấm mồ hôi từng nhát cuốc
    Làng ta rồi đẹp biết bao nhiêu!
    Nhưng núi còn kia, anh vẫn nhớ.
    Oán thù còn đó, anh còn đây
    ở đâu cô gái làng Xuân Dục
    Ðã chết vì dân giữa đất này!
    Ai viết tên em thành liệt sĩ
    Bên những hàng bia trắng giữa đồng
    Nhớ nhau anh gọi: em đồng chí
    Một tấm lòng trong vạn tấm lòng.
    Anh đi bộ đội sao trên mũ
    Mãi mãi là sao sáng dẫn đường
    Em sẽ là hoa trên đỉnh núi
    Bốn mùa thơm mãi cánh hoa thơm.
    Vũ Cao
  2. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Thôi,nếu là bé(thì cứ tưởng tượng là bé đi)thì việc đọc lại mấy cái trang đầu cũng là....quá sức.Tui post thế cho Home vậy:
    Quê Hương
    Giang Nam
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ''''
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
    Những ngày trốn học
    Đuổi **** cầu ao Mẹ bắt được...
    Chưa đánh roi nào đă khóc !
    Có cô bé nhà bên
    Nhín tôi cười khúc khích...
    Cách mạng bùng lên
    Rồi kháng chiến trường kỳ
    Quê tôi đầy bóng giặc
    Từ biệt mẹ, tôi đi
    Cô bé nhà bên (có ai ngờ !)
    Cũng vào du kích
    Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
    Mắt đen tṛòn (thương thương quá đi thôi !)
    Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
    Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nh́ìn lại
    Mưa đầy trời nhưng ḷu?Tng tôi ấm măi...
    Ḥoa bì́nh tôi trở về đây
    Với mái trường xưa, băi mía, luống cày
    Lại gặp em
    Thẹn thùng nép sau cánh cửa
    Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
    Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi !)
    Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
    Em để yên trong tay tôi nóng bỏng...
    Hôm nay nhận được tin em
    Không tin được dù đó là sự thật
    Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
    Chỉ ví em là du kích, em ơi !
    Đau xé ḷòng anh, chết nửa con người !
    Xưa yêu quê hương v́ì có chim, có ****
    Có những ngày trốn học bị đòn, roi
    Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
    Có một phần xương thịt của em tôi.

  3. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Thôi,nếu là bé(thì cứ tưởng tượng là bé đi)thì việc đọc lại mấy cái trang đầu cũng là....quá sức.Tui post thế cho Home vậy:
    Quê Hương
    Giang Nam
    Thuở còn thơ ngày hai buổi đến trường
    Yêu quê hương qua từng trang sách nhỏ
    "Ai bảo chăn trâu là khổ''''
    Tôi mơ màng nghe chim hót trên cao.
    Những ngày trốn học
    Đuổi **** cầu ao Mẹ bắt được...
    Chưa đánh roi nào đă khóc !
    Có cô bé nhà bên
    Nhín tôi cười khúc khích...
    Cách mạng bùng lên
    Rồi kháng chiến trường kỳ
    Quê tôi đầy bóng giặc
    Từ biệt mẹ, tôi đi
    Cô bé nhà bên (có ai ngờ !)
    Cũng vào du kích
    Hôm gặp tôi vẫn cười khúc khích
    Mắt đen tṛòn (thương thương quá đi thôi !)
    Giữa cuộc hành quân không nói được một lời
    Đơn vị đi qua, tôi ngoái đầu nh́ìn lại
    Mưa đầy trời nhưng ḷu?Tng tôi ấm măi...
    Ḥoa bì́nh tôi trở về đây
    Với mái trường xưa, băi mía, luống cày
    Lại gặp em
    Thẹn thùng nép sau cánh cửa
    Vẫn khúc khích cười khi tôi hỏi nhỏ
    Chuyện chồng con (khó nói lắm anh ơi !)
    Tôi nắm bàn tay nhỏ nhắn ngậm ngùi
    Em để yên trong tay tôi nóng bỏng...
    Hôm nay nhận được tin em
    Không tin được dù đó là sự thật
    Giặc bắn em rồi, quăng mất xác
    Chỉ ví em là du kích, em ơi !
    Đau xé ḷòng anh, chết nửa con người !
    Xưa yêu quê hương v́ì có chim, có ****
    Có những ngày trốn học bị đòn, roi
    Nay yêu quê hương vì trong từng nắm đất
    Có một phần xương thịt của em tôi.

  4. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho tui hỏi về nhà thơ Nguyễn (hoặc Phạm) Khắc Thạch - tình cờ đọc được nhưng lâu quá quên mất:
    Đã có tập thơ nào được XB chưa? Năm?
    Hay có bạn nào có được bài thơ nào của nhà thơ này thì đăng cho mọi người cùng đọc.
    Xin cảm ơn.
  5. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Các bạn cho tui hỏi về nhà thơ Nguyễn (hoặc Phạm) Khắc Thạch - tình cờ đọc được nhưng lâu quá quên mất:
    Đã có tập thơ nào được XB chưa? Năm?
    Hay có bạn nào có được bài thơ nào của nhà thơ này thì đăng cho mọi người cùng đọc.
    Xin cảm ơn.
  6. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Khắc Thạch đang tồn tại bằng một cuộc sống nháp?
    [​IMG]
    Sau hai tập thơ từng gây xôn xao dư luận là ''''Dòng sông một bờ'''' (1989) và ''''Nơi ta sẽ về'''' (1993), mới đây nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch lại được công chúng nhắc đến nhiều hơn, bởi tập ''''Mưa hai mặt'''' của anh được trao giải văn học nghệ thuật Cố Đô. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa báo chí với anh.
    - Nhan đề ''''Dòng sông một bờ'''', ''''Mưa hai mặt'''' là cách nói ''''nghe cho lạ'''' hay có dụng ý gì thưa anh?
    - Tôi nghĩ là cả hai. Cách nói của thơ trước hết phải lạ. Làm thơ là cho lệch cái độ chuẩn của ngôn ngữ thông thường, nói cách khác, nó là sự cưỡng bức ngôn từ. Song, nếu chỉ dừng lại ở sự lạ mà không có dụng ý gì, tức là không có biểu tượng thì nghĩa của thơ vẫn nằm trong vỏ bọc của xác chữ. ''''Dòng sông một bờ'''' không chỉ là sự nhìn ngang qua phía bờ kia quay mặt mà còn là những gì phải ngước lên, kiếp người phù du ngắn ngủi khó vươn tới được. Còn ''''Mưa hai mặt'''' ngoài nghĩa của một vấn đề còn là nỗi ám ảnh về sinh tử, luân hồi, về sự ''''chẻ đôi'''' của thói thường theo cơ chế ''''nhất niệm khởi, thiện ác phân''''.
    - Nghĩa là thơ của anh muốn hướng đến ''''một hồn của mưa'''', ''''một bờ của sông''''. Vậy đâu là ''''hồn mưa'''', ''''bờ sông'''' ấy?
    - Đúng vậy. Trong thực tại, tôi luôn có cảm giác mình bị hẫng, chênh vênh trên một bờ, bẽ bàng trước mọi mặt. Sự hướng tới bờ bên kia là niềm mong ước, mặt bên kia là nỗi tiếc thương...
    - Cho nên, người ta luôn nói thơ anh có ý vị Thiền?
    - Có lẽ thế, nhưng không phải tất cả mà chỉ một phần, một số bài thôi.
    - Nếu là Thiền, tức ''''vô ngôn''''. Trong thơ, anh tự đánh giá mình ''''vô ngôn'''' được mấy phần?
    - Mặt nào đó có sự tương đồng, song ''''vô ngôn'''' ở Thiền khác ''''vô ngôn'''' ở thơ. Một bên là cái bóng không có hình, bên kia là cái bóng có hình. Hình với bóng thường có tỷ lệ thuận chiều nhưng thơ vốn mang những nghịch lý nên rất có thể cái vô ngôn càng nhiều khi cái hữu ngôn càng ít. Thơ tôi thuộc dạng ít lời nhưng tôi không biết cái bóng của nó bằng chừng nào?
    - Cuộc sống của anh hiện giờ ra sao?
    - Tôi đang tồn tại bằng một cuộc sống nháp, nên e rằng thơ của mình cũng chỉ là một bản nháp mà thôi. Tuy nhiên, cũng có người đem đời mình ra làm bản nháp cho thơ để thơ thành bản chính. Tôi thì chưa được như thế. Nhưng dù sao, tôi cũng đã làm được một chút gì đó trong thơ, có người nói đấy là giọng riêng. Tôi nghĩ rằng đã là người thơ trong vòng tục luỵ, ai mà chả bị ám ảnh về không gian phẩm cấp và từng canh cánh không biết có ai khóc cho mình không. Tôi từng được một người bạn đồng nghiệp viết thư thổ lộ rằng: ''''Đọc thơ bạn, tôi đã khóc''''. Mà khóc vì thương cho tôi cũng có nghĩa là khóc vì thơ. Tôi tin điều đó. Thơ tôi đã có chỗ đứng, dù chỉ đứng ở nơi hẻo lánh, đơn thầm và mong manh như nước mắt.
    (Theo Tiền Phong)

    Dòng sông một bờ
    Nguyễn Khắc Thạch

    Có một dòng sông mang tên em,
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền.
    Có một dòng sông trôi vào lãng quên,
    Nước trong như nước mắt
    Điều chưa đến mà sao thấy mất?
    Có một dòng sông chỉ có một bờ,
    Phía bờ kia quay mặt.
    Dòng sông anh không qua được bao giờ...
    Gói
    Nguyễn Khắc Thạch
    Trời tròn lưng bánh tét
    Đất vuông lòng bánh chưng
    Dân nghèo thương ngày Tết
    Gói đất trời rưng rưng...
    Ngộ
    Nguyễn Khắc Thạch
    Thời gian như cái thùng bia
    Không gian cốc chén sẻ chia bạn bầu
    Trần gian với mắc hai đầu
    Thả mồi bong bóng... mà câu kiếp người
    Nét Huế
    Nguyễn Khắc Thạch
    Nép bên đường phố cũ
    Đan thanh nét vườn xưa
    Mỏng mềm sương khói phủ
    Dịu dàng tiếng dạ thưa
    Với cuộc đời biến động
    Người đi kẻ kế thừa
    Sân phơi mùa lá rụng
    Cổng khép ngày tiễn đưa
    Quả chín òa cơn mưa
    Hoa nở bừng khóm nắng
    Vườn miên man tĩnh lặng
    Rưng rưng mắt lá nhìn
    Tôi sực nhớ ngày em
    Rủ tôi về hái quả
    Mẹ nhìn thương lặng lẽ
    Vườn xanh ngỡ xanh hơn
    Ngày ấy không trở lại
    Em và mẹ xa rồi
    Trước vườn xưa đứng mãi
    Tôi chẳng nhìn thấy tôi...

    Vài bài thơ đọc chơi vậy
  7. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Nguyễn Khắc Thạch đang tồn tại bằng một cuộc sống nháp?
    [​IMG]
    Sau hai tập thơ từng gây xôn xao dư luận là ''''Dòng sông một bờ'''' (1989) và ''''Nơi ta sẽ về'''' (1993), mới đây nhà thơ Nguyễn Khắc Thạch lại được công chúng nhắc đến nhiều hơn, bởi tập ''''Mưa hai mặt'''' của anh được trao giải văn học nghệ thuật Cố Đô. Dưới đây là cuộc trò chuyện giữa báo chí với anh.
    - Nhan đề ''''Dòng sông một bờ'''', ''''Mưa hai mặt'''' là cách nói ''''nghe cho lạ'''' hay có dụng ý gì thưa anh?
    - Tôi nghĩ là cả hai. Cách nói của thơ trước hết phải lạ. Làm thơ là cho lệch cái độ chuẩn của ngôn ngữ thông thường, nói cách khác, nó là sự cưỡng bức ngôn từ. Song, nếu chỉ dừng lại ở sự lạ mà không có dụng ý gì, tức là không có biểu tượng thì nghĩa của thơ vẫn nằm trong vỏ bọc của xác chữ. ''''Dòng sông một bờ'''' không chỉ là sự nhìn ngang qua phía bờ kia quay mặt mà còn là những gì phải ngước lên, kiếp người phù du ngắn ngủi khó vươn tới được. Còn ''''Mưa hai mặt'''' ngoài nghĩa của một vấn đề còn là nỗi ám ảnh về sinh tử, luân hồi, về sự ''''chẻ đôi'''' của thói thường theo cơ chế ''''nhất niệm khởi, thiện ác phân''''.
    - Nghĩa là thơ của anh muốn hướng đến ''''một hồn của mưa'''', ''''một bờ của sông''''. Vậy đâu là ''''hồn mưa'''', ''''bờ sông'''' ấy?
    - Đúng vậy. Trong thực tại, tôi luôn có cảm giác mình bị hẫng, chênh vênh trên một bờ, bẽ bàng trước mọi mặt. Sự hướng tới bờ bên kia là niềm mong ước, mặt bên kia là nỗi tiếc thương...
    - Cho nên, người ta luôn nói thơ anh có ý vị Thiền?
    - Có lẽ thế, nhưng không phải tất cả mà chỉ một phần, một số bài thôi.
    - Nếu là Thiền, tức ''''vô ngôn''''. Trong thơ, anh tự đánh giá mình ''''vô ngôn'''' được mấy phần?
    - Mặt nào đó có sự tương đồng, song ''''vô ngôn'''' ở Thiền khác ''''vô ngôn'''' ở thơ. Một bên là cái bóng không có hình, bên kia là cái bóng có hình. Hình với bóng thường có tỷ lệ thuận chiều nhưng thơ vốn mang những nghịch lý nên rất có thể cái vô ngôn càng nhiều khi cái hữu ngôn càng ít. Thơ tôi thuộc dạng ít lời nhưng tôi không biết cái bóng của nó bằng chừng nào?
    - Cuộc sống của anh hiện giờ ra sao?
    - Tôi đang tồn tại bằng một cuộc sống nháp, nên e rằng thơ của mình cũng chỉ là một bản nháp mà thôi. Tuy nhiên, cũng có người đem đời mình ra làm bản nháp cho thơ để thơ thành bản chính. Tôi thì chưa được như thế. Nhưng dù sao, tôi cũng đã làm được một chút gì đó trong thơ, có người nói đấy là giọng riêng. Tôi nghĩ rằng đã là người thơ trong vòng tục luỵ, ai mà chả bị ám ảnh về không gian phẩm cấp và từng canh cánh không biết có ai khóc cho mình không. Tôi từng được một người bạn đồng nghiệp viết thư thổ lộ rằng: ''''Đọc thơ bạn, tôi đã khóc''''. Mà khóc vì thương cho tôi cũng có nghĩa là khóc vì thơ. Tôi tin điều đó. Thơ tôi đã có chỗ đứng, dù chỉ đứng ở nơi hẻo lánh, đơn thầm và mong manh như nước mắt.
    (Theo Tiền Phong)

    Dòng sông một bờ
    Nguyễn Khắc Thạch

    Có một dòng sông mang tên em,
    Dòng sông anh tự đặt
    Xin mùa thu chiếc lá làm thuyền.
    Có một dòng sông trôi vào lãng quên,
    Nước trong như nước mắt
    Điều chưa đến mà sao thấy mất?
    Có một dòng sông chỉ có một bờ,
    Phía bờ kia quay mặt.
    Dòng sông anh không qua được bao giờ...
    Gói
    Nguyễn Khắc Thạch
    Trời tròn lưng bánh tét
    Đất vuông lòng bánh chưng
    Dân nghèo thương ngày Tết
    Gói đất trời rưng rưng...
    Ngộ
    Nguyễn Khắc Thạch
    Thời gian như cái thùng bia
    Không gian cốc chén sẻ chia bạn bầu
    Trần gian với mắc hai đầu
    Thả mồi bong bóng... mà câu kiếp người
    Nét Huế
    Nguyễn Khắc Thạch
    Nép bên đường phố cũ
    Đan thanh nét vườn xưa
    Mỏng mềm sương khói phủ
    Dịu dàng tiếng dạ thưa
    Với cuộc đời biến động
    Người đi kẻ kế thừa
    Sân phơi mùa lá rụng
    Cổng khép ngày tiễn đưa
    Quả chín òa cơn mưa
    Hoa nở bừng khóm nắng
    Vườn miên man tĩnh lặng
    Rưng rưng mắt lá nhìn
    Tôi sực nhớ ngày em
    Rủ tôi về hái quả
    Mẹ nhìn thương lặng lẽ
    Vườn xanh ngỡ xanh hơn
    Ngày ấy không trở lại
    Em và mẹ xa rồi
    Trước vườn xưa đứng mãi
    Tôi chẳng nhìn thấy tôi...

    Vài bài thơ đọc chơi vậy
  8. tommy_teo

    tommy_teo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    376
    Đã được thích:
    0
    Thanks, lyhap. Chính bài Dòng sông 1 bờ tui đang tìm, tình cờ đọc được ở đâu đó cách nay lâu lắm rồi.
  9. 2910

    2910 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2004
    Bài viết:
    366
    Đã được thích:
    0
    Tự dưng nhớ đến một câu thơ này:
    Có người ra phố mua điếu thuốc
    Đến chín năm sau mới trở về

    Không biết nhớ có chính xác không. Nhưng rất muốn ai đó cho mình đọc lại bài này thì hay quá. Search mãi không ra. Mà sự kiện này có phải nói về năm Giải phóng Thủ đô không nhỉ?
    Lại nữa muốn tìm thông tin và thơ của Trần Vàng Sao (Có bài ?oBài thơ của một người yêu nước mình?) cũng như các nhà thơ Huế giai đoạn đó như Ngô Kha?
    Rất mong được café với bạn nào có thông tin
  10. cactus_vn

    cactus_vn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/06/2004
    Bài viết:
    285
    Đã được thích:
    0
    Tình cờ đọc được 2 câu thơ "Một cánh cũng vẫn là hoa / Dẫu chỉ một nửa cũng là trái tim" (ko biết có chính xác hoàn toàn ko nữa). Có bạn nào biết bài thơ này của ai không? Nếu có cho tôi xin 1 bản được k? Xin cảm ơn.

Chia sẻ trang này