1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỎI ĐÁP TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi caunem, 15/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Thơ Giáng Vân đây:
    Hoa táo mùa thu
    Cửa phòng anh vắng lặng
    Mùa hạ đi qua không chờ
    Lá táo rơi đầy dứới gốc
    Trên những cành hoa trắng đơm đầy
    Hoa táo rơi trên tay
    Nhắc lời một bài hát xa xăm nào đó
    Mùa thu cũng sắp đi rồi
    Vẫn một mình em thôi
    Hoa táo mùa thu khẽ nhắc ...
    Nếu anh bỏ đi
    Nếu anh bỏ đi
    Tôi sẽ ngồi yên như thế
    Trong phòng anh
    Với những đồ vật tồi tàn
    Ghế với bàn
    Những chiếc tách uống nước sứt mẻ, cũ kỹ
    Với tôi, những đồ vật thân thuộc ấy
    Còn nhân từ hơn anh
    Chúng sẵn lòng kể cho tôi bao chuyện về anh
    Làm tôi yên lòng trở lại
    Và tôi cũng kể cho chúng biết rằng
    Tôi yêu anh biết mấy
    Lắng nghe
    Giống như những con thú ăn đêm
    Em căng mọi giác quan để nhận biết về anh
    Nêsu trong mơ anh vô tình
    Tỉnh dậy em trào nước mắt
    Nếu trong mơ anh buồn
    Em không sao ngủ được
    Còn nếu trong mơ anh hờn ghen
    Em tin anh yêu em thật
    Đôi khi tỉnh giấc trong đêm
    Nghe tim đập thất thường
    Em nghĩ mình sắp chết
    Có những lúc lắng nghe mà chẳng nhận biết được gì
    Như thế nghĩa là anh đang vui - em biết
    Với anh, em chẳng có nghĩa gì
    Anh sẽ quên hết mọi điều, quên hết
    Anh biết không, lúc đó em sợ làm sao
    Mọi giác quan của em bắt đầu gọi tên anh
    Dữ dội và tha thiết
    Tin rằng thể nào anh cũng nhận ra
    Sẽ rời bỏ niềm vui của anh để về với giấc mơ em
    Và thể nào anh cũng khóc
    Lo âu
    Lại mơ
    Rồi không ngủ
    Đông đã chớm về ngoài song cửa
    Đường xa ai thức như mình
    Em đi về phía anh
    Rụt rè như cô bé
    Anh đưa tay ngại ngần
    Sao không nghĩ nhỡ em ngã
    Để thương
    Đâu còn ai như ta trên đường
    Rồi lại mơ
    Và không ngủ ...
    Biết đâu anh đến tìm
    Em đã chẳng còn em thế nữa
    Trước biển
    Thôi vui đùa giờ biển ưu tư
    Xa tít tắp chân trời tím lại
    Gió xa vắng như chưa hề nông nổi
    Sóng bạc đầu gió trườn khẽ vào đêm
    Và em quỳ trên cát mịn êm
    Lòng thắt lại trước điều bí ẩn
    Nghe vị biển trên môi mình mặn chát
    Mong con thuyền đi xa nghe thương nhớ quay về
    Có một thời em yêu biển say mê
    Những con sóng dưới mặt trời cuồng nhiệt
    Những con sóng dâng hết mình cho bờ cát
    Sáng xanh lam, chiều thoắt đã tươi vàng
    Có một thời anh từng yêu em
    Yêu nhiều lắm mà chẳng biết vì sao nữa
    Khi trời cao thắp muôn ngàn tinh tú
    Ngỡ dành cho thương nhớ của riêng mình
    Và bây giờ biển cũng giống như anh
    Phút trầm lặng hướng vào sâu thẳm
    Thôi bôsi rối em hoà vào yên lặng
    Như biển mênh mông lắng giai điệu những ngày thường
    Viết cho nỗi khổ của tôi
    Bằng đôi chân bé nhỏ của mình
    Em chạy trên thế gian để tìm niềm vui mang về cho anh
    Nhưng mãi mãi mắt anh nhìn xa vắng
    Mọi con đường chìm dưới bước chân
    Anh đi, cô độc, âm thầm
    Hãy dừng người ơi
    Yên tĩnh bên em
    Nếu anh không cần những niềm vui em đã cố công mang về
    Em sẽ ru anh bằng bao nhiêu buồn khổ
    Em sẽ lặn lội về tuổi thơ của mình
    Hái cho anh những chùm me đất tím
    Tìm cho anh một sợi rơm vàng
    Buộc những giấc mơ cổ tích
    Hãy dừng người ơi!
    Để cặp mắt anh dừng lại trên mặt em
    Anh sẽ thấy nôxi sầu cra anh trên mắt em phản chiếu
    Tình em nặng biết bao nhiêu
    Em chết mất nếu không người san sẻ
    Hãy dừng người ơi
    Bởi trên thế gian này
    Không ai cần anh như em
    Cũng chẳng ai yêu anh hơn thế
    Tự bạch
    Tôi thở
    Tôi đi
    Tôi nhìn
    Tôi buồn và lo âu
    Bằng tình yêu toả sáng trên gương mặt anh
    Nhưng anh ra đi
    Trên gương mặt không mang theo tình yêu
    Bây giờ tình yêu cũng tôi ở lại
    Tôi mang bán đi mua nỗi tức giận
    Nhưng trái tim khó chịu lắc đầu
    "Tức giận không hợp với tôi đâu
    Nó làm tôi khô cằn, tàn úa"
    Tôi bán tức giận đi mua ưu phiền
    Ưu phiền ru tôi
    Trong mơ, lúc đùa vui, cả những giờ thao thức
    Một sáng mai soi gương thấy mặt mình gầy
    Bình minh cũng nhìn ngơ ngác
    Tôi mang bán ưu phiền lấy niềm vui
    Niềm vui nở thành những nụ cười giống nhau trên bộ mặt tôi
    Với những bài ca vui nhộn
    Nó chễ nhạo ưu phiền sao mà ngớ ngẩn
    Nhưng khi đêm về tất cả ngủ yên, trái tim tha thiết
    Niềm vui cũng không cần cho tôi
    Nó làm tôi cạn kiệt
    Tôi ngơ ngẩn quẳng niềm vui đi ngồi ôm mặt
    Và nhận ra tình yêu vãn chưa rời bỏ mình.
    Mưa
    Không có mặt trời
    Không có mặt trăng
    Không có anh và con đường bão lốc
    Tình yêu tôi u ám nhọc nhằn
    Mưa
    Rơi
    Rơi
    Rơi
    Ngoài kia trời mưa hoài mưa mãi
    Tôi ngủ trong lời ru của số phận muộn phiền
    Tôi mơ thấy mắt anh dịu lại
    Nhìn vào mắt tôi rất sâu
    Và hồn tôi trở về yên tĩnh.
    Không có mặt trời
    Không có mặt trăng
    Không có ai và con đường bão lốc
    Mưa ngoài kia như lời ru của số phận muộn phiền
    Tôi ngủ
    Không biết mình đang khóc
    Vô lý
    Giáng Vân
    Cũng chẳng biết vì đâu mà khóc
    Khi anh đi qua không kịp nhìn mình .
    Bước vội vã , có điều gì phía trước .
    Có điều gì mà không phải là em ?
    Nỗi mủi lòng cứ thế ngập trong tim
    Không biết gió cứ ào lên từng đợt
    Cũng chẳng biết vì sao mình chẳng tan thành nước
    Chảy ngược chiều đường anh .
    Hoa thạch thảo
    nhìn đâu em
    dối mình làm gì nữa
    hoa thạch thảo héo trên bậu cửa
    câu thơ ai đó ném qua đường
    một lưỡi dao găm trong tim hiền dịu
    khóc ư em?
    không còn khóc được
    nhưng thôi, đừng cười nữa
    đừng cười
    hoa sẽ héo thêm một lần nữa
    đêm trú ngụ trong hồn máu ứa
    đêm thánh thiện hát ca
    đêm nức nở
    lũ mèo hoang gào lên
    ngõ tối. rêu mờ.
    đi tìm một cuốn sách ước bị bỏ quên
    có lẽ em cần chăng?
    hay cũng chẳng cần tới nữa!
    ôi, thạch thảo - hoa dịu dàng bé nhỏ.
    Trên Bức Tường Thời Gian
    Rồi em dần quên anh
    Cả những giấc mơ cũng không còn trở lại
    Biền biệt những con đường
    Biền biệt miền gió lớn
    Những nàng tóc tiên sao giờ xa vắng
    Những cụm mây xa đi trốn sau trời
    Những đóa lưu ly tàn trong câm lặng
    Rồi em quên anh
    Người ta dần quên khổ đau
    Bông hoa chết quên chiếc bình vỡ
    Chim hải âu quên mùa bão tố
    Trên bức tường thời gian loang lổ
    Không còn rõ rệt điều gì
    Trắng và xám
    Và rêu mờ ẩm mốc
    Gió ngút ngàn trên gạch đá vô tri

    Sơ sơ thế thôi nhở
    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^

  2. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0

    Cám ơn LH again nhiều nhiều.
  3. ndvtt

    ndvtt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2004
    Bài viết:
    20
    Đã được thích:
    0
    Em muốn hỏi bài thơ nào của Bùi Giáng có mấy câu sau :
    Đi về đi ở đi đi
    Đi là đi biệt từ khi chưa về
    Bác nào có thể đọc trọn vẹn bài thơ và tên bài thơ này dùm em được không ạ ? Em xin cảm ơn trước
  4. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Tôi có được chừng vài chục bài thơ của thi sĩ họ Bùi.Nhưng không tìm thấy bài này có 2 câu thơ trên.Không biết giữa 2 câu bạn yêu cầu với 2 câu này cái nào mới thực sự là đúng
    "Đi về đi ở đi đi
    Đi từ vô tận từ khi chưa về"...
    Mọi chi tiết có thể tham khảo ở đây.Nếu đúng là 2 câu này thì thật sự là khó.Vì đó chỉ là những câu thơ rời rạc mà Thi sĩ Bùi Giáng tặng hoạ sĩ Ông Quý Công.
    Tuy nhiên tôi sẽ cố gắng kiếm cho bạn trong thời gian ngắn nhất.
    Còn đây là tui lấy từ Việt Nam Net

    Người tri kỷ của thi sĩ "điên" Bùi Giáng
    (VietNamNet) -Cái may, cái hạnh phúc lớn của Ông Quý Công là trở thành người bạn tri kỷ của hai tâm hồn trai trẻ Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn.
    Ông mới về Hà Nội chừng non một tháng. Nhưng những con đường ở đây dường như đã mòn vẹt bởi dấu chân ông. Sự mòn vẹt bởi lối đi về trong ký ức, trong giấc mơ trang trải những nần nợ kiếp xa quê. Cũng là sự mòn vẹt của khát khao vô thức rằng: mỗi dấu chân này sẽ đưa ông đến một bến bờ mới, nơi đường không chỉ là đường, cỏ không còn là cỏ, hoa trôi bèo dạt đều là chân trời ký ức, chân trời tình bạn, chân trời của những nỗi buồn bình sinh muôn thủa. Có lẽ bởi vậy, hai lần về với Hà Nội, Ông Quý Công đã mở hai cuộc triển lãm tranh, "Bèo và nước" năm 1996, và mới đây là "Ký ức bình sinh" - thông điệp tôn vinh hồn thơ không xa lạ với người Việt Nam; "Lão tiên ông xiếc chữ" Bùi Giáng.
    Tranh người "ở" tôn vinh thơ kẻ "đi"
    [​IMG]
    Hoạ sĩ Ông Quý Công thời trẻ.
    Tôi không được xem triển lãm đầu tiên của Ông Quý Công sau mấy mươi năm tha phương khỏi phố phường Hàng Trống, chốn chôn vùi những tuổi thơ tinh nghịch chân đất đầu trần và cho ông cái âm giọng của một người Tràng An giữa thói lề Kẻ Chợ. Chắc hẳn, cái tâm sự "bèo dạt mây trôi", cái khát khao "bèo nước gặp nhau", rồi "Bèo đi nước đi" của ông mạnh mẽ và bản năng lắm, cho dù ông cũng đã phải mấy mươi năm trải đời trong sự lịch duyệt và kín đáo của nghề ngoại giao. Để sau đó, thoát khỏi cái vỏ bọc nghề nghiệp, thoát khỏi những nỗi lo toan thường nhật, trở về với bản ngã nghệ sĩ, hoạ sĩ Ông Quý Cường (một tên khác của Ông Quý Công) mới làm được điều ông mong muốn: phác thảo ấn tượng về một lối vẽ mộng du.
    Chúng ta vốn hay lạm dụng từ "mộng du" không biết bao lần. Với Ông Quý Cường, có lẽ, sự mộng du mới chính là điều mà ông không bao giờ ý thức nổi. Hay ông không muốn ý thức điều đó. Có sự mộng du nào trở nên hay ho, thậm chí, là một nghệ thuật khi ta chăm chú với nó, một khi nó đã thấm nhuần bao hình ảnh, bao chất chứa trùng phùng, ly biệt, nghi ngại và trong trẻo tưởng tin với cuộc đời. Có lúc, ông chỉ mộng du trên đường con đường hư thực của thành Rome, nơi ông từng làm việc, của Paris, nơi ông sống đích thực là một nghệ sĩ, hay Hà Nội, Sài Gòn?, ở bất kỳ một nơi nào không biên giới mà chỉ có lá, hoa, sắc màu và những đường nét dạt trôi vô hình vô tướng rồi thầm lặng hét to một nỗi quê lành hiền đau đớn:
    "Đi về đi ở đi đi, đi từ vô tận từ khi chưa về/ ấy từ vô tận tuôn ra/ ấy từ vĩnh biệt mà ra trùng phùng"?
    [​IMG]
    Tranh của hoạ sĩ Ông Quý Công.
    Hình như những câu thơ ấy của thi sĩ Bùi Giáng tặng Ông Quý Công vào năm 1987 đã ám vào tranh ông, là một đề tựa không lời trong mỗi bức tranh. "Giống như bạn đang đi trong một cuộc hành trình, bạn luôn thấy đường chân trời thay đổi không ngừng? Sự đan xen lẫn nhau, sự đối lập lẫn nhau của công việc, của thời thơ ấu, của cuộc sống tha hương, của những chuyến du hành, của ký ức về từng mảnh đất, từng khuôn mặt, từng bức ảnh, của ký ức về một Hà Nội cổ kính, về những đêm lang thang trên từng con phố dài tĩnh lặng với những suy nghĩ về những gì đã qua và sắp tới của con phố?".
    Cuộc hành trình mà dẫu muốn hay không, người nghệ sĩ vẫn cần đón nhận và kiêu hãnh sánh bước, nhập cuộc với nó. Và một bước dấn thân trong cuộc hành trình ấy là triển lãm "Ký ức bình sinh" tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam lần này. Ngoài những nỗi niềm riêng biệt của một tâm hồn muốn được là chính mình trong quá khứ và hiện tại, thông điệp lớn nhất của Ông Quý Công trong triển lãm là sự tôn vinh của một hồn thơ không xa lạ với người Việt Nam: "Lão tiên ông xiếc chữ" Bùi Giáng.
    Người cất giữ gia tài thơ lẻ của Bùi Giáng
    [​IMG]
    Cuộc đời run rẩy đã cho Ông Quý Công nhiều buồn vui, may rủi. Cái may, cái hạnh phúc lớn của ông là trở thành người bạn tri kỷ của hai tâm hồn trai trẻ Bùi Giáng và Trịnh Công Sơn. Qua nhạc sĩ họ Trịnh mà ông kết giao với thi sĩ họ Bùi. Qua những ngày khắc nghiệt trốn lính, kiên quyết chối từ đứng vào hàng ngũ nguỵ quân mà ông gặp gỡ Trịnh Công Sơn. Duyên may, duyên lành ấy đã cho ông nhiều câu chuyện, nhiều "ký ức bình sinh" hơn bất kỳ ai để ông có thể tương giao với thi sĩ họ Bùi ở bất kỳ góc độ, bất kỳ điểm vô định nào.
    Cái từ "tương giao" của chúng ta hình như lại ít ai dùng. Người ta bảo ông "hôn mê", "thần tượng" Bùi Giáng. Ai cũng quên trong mỗi một chúng ta đều có sự tương giao lặng lẽ khởi lên, diễn ra với một đối tượng nào đó. Lại cũng may cho Bùi Giáng, mà có một người bạn tương giao như Ông Quý Công - con người luôn đau đáu trở về với miền đất xa xăm trên con đường sâu thẳm. Hai sự may ấy đưa họ đến với nhau, khiến Bùi Giáng đã lấp lánh trong những sắc màu, bố cục của Ông Quý Công, sống động và mộng du như không hề có một sắc màu, bố cục nào hiện diện.
    "Ký ức bình sinh" của hoạ sĩ mỏng manh và có đời sống ngắn như một đời quỳnh. Nhưng chỉ trong khoảnh khắc tái tạo lại đời sống ấy, hoạ sĩ đã có một sức mạnh muôn thủa để sống đến vô tận mỗi ký ức khác. Một Bùi Giáng với đội quân xích lô tình nguyện trực trước cửa nhà, sẵn sàng đưa ông "Sài Gòn - Chợ Lớn rong chơi/ Đi lên đi xuống đã đời du côn?". Một Bùi Giáng năm giờ sáng đập cửa nhà Trịnh Công Sơn rầm rầm gọi Sơn dậy? uống rượu, để rồi má Sơn phải vái dài: "Tôi xin Ngài, Ngài? tha cho con tôi", và má của Sơn cũng lại nhận được những cái vái dài đáp lễ... Một Bùi Giáng rong chơi thế, nhưng cũng giễu đời thế, cô đơn thế khi ngủ trên cái giường, đúng hơn là "ngự trị" trên cái giường xếp? 100 đôi dép, mỗi đôi là hai chiếc lộc cộc do ông "sưu tập" trên các nẻo đường ghép thành. Con chim Bùi Giáng đã "tẩu hoả nhập ma", tiên tri sự đời chán, đùa vui với sự đời chán rồi "bay về ở chín tầng cao".
    [​IMG]
    Dẫu Bùi Giáng có "vĩnh biệt quên chào mái hiên" đi chăng nữa, cũng đã có một cánh chim khác tha hương qua cuộc đời này cùng với Ông Quý Công rồi. Và chàng hoạ sĩ cũng lãng du chẳng kém ấy sẽ lại một lần nữa "phục sinh" cho con chim Bùi Giáng cất cao tiếng hót, tần ngần quyến luyến với nhân gian như thưở sinh thời: "Sông ơi em ở đầu ghềnh/ dẫu rằng sóng ngược sông từng từng xuôi"; "Bèo đi đến chốn nơi nào/ Nước đi vô định mừng chào bèo đi"? Phục sinh bằng những bức tranh mang hồn vía của thơ Bùi Giáng và tình của ông dành cho thi sĩ.
    Mấy mươi năm chung một giấc chiêm bao cùng Bùi Giáng, Trịnh Công Sơn, Ông Quý Công chưa bao giờ nghĩ mình sẽ đặt tên mình sánh ngang với hai người bạn thân ấy. Trò chuyện rất khiêm tốn, ông bảo rằng ở phương Tây, mỗi hoạ sĩ hầu như đều tìm cho mình một hồn thơ để "thần tượng". Ông không thần tượng Bùi Giáng, mà yêu Bùi Giáng như Bá Nha yêu Tử Kỳ. Còn thi sĩ họ Bùi thì vẫn thường thư từ qua lại cho ông, như thư từ qua lại trong thơ, trong những tác phẩm tung hứng dịch thuật?Nhờ vậy, chúng ta mới có người cất giữ và trân trọng những câu thơ "lên đồng" của Bùi Giáng. Hiện nay, Ông Quý Công có lẽ là người cất giữ những câu thơ rời nhiều nhất của thi sĩ "điên".
    Ông có một tập thơ cũ kỹ Bùi Giáng viết tặng, lại có cả những mảnh giấy ố vàng với những dòng chữ ngoằn nghèo không mấy ai "dịch" được. Ông không bằng lòng về những tập thơ sưu tập thơ Bùi Giáng một cách thiếu cẩn trọng, vô ý thức, bởi ông biết rằng, trong số những tập thơ đó, có rất nhiều câu thơ không phải của Bùi Giáng, mà là hò, vè ai đó ngân nga bắt chước điệu "điên" của thi nhân nhưng chẳng thành.
    [​IMG]
    Cái "điên" của Bùi Giáng là cái "điên" của một tâm sự thời cuộc, của một thế hệ thanh niên đầy đau buồn, đầy hiện sinh, dấn thân nhưng cũng đầy nghi ngại trong buổi hỗn mang của chế độ cũ. Bởi vậy, thơ của Bùi Giáng, theo Ông Quý Công, có một giá trị tiên tri nằm sau những giá trị bất ổn của cảm xúc thăng hoa. Và ông ước vọng sẽ làm một tuyển tập Bùi Giáng với những câu thơ chưa mấy ai biết, để mọi người được chiêm ngưỡng giá trị đích thực của hồn thơ rộng lớn ấy.
    Trước sự tương giao của Ông Quý Công và Bùi Giáng, tôi có ngỏ ý rằng: tại sao ông không in tuyển tập thơ Bùi Giáng, và kèm theo là những bức tranh của ông về bình sinh ký ức của ông với hai người bạn thân thiết? Hoạ sĩ chỉ cười? trừ. Bức tranh về Bùi Giáng với chiếc giường xếp 100 đôi dép vẫn chưa muốn hoàn tất? Trong sự dang dở của mỗi bức tranh, mỗi "ký ức bình sinh" mong manh và thôi thúc, vẫn thấp thoáng những sắc màu xám bạc mộng du trên cõi không ấm áp tình bạn, với cái tên nguyên thuỷ của hoạ sĩ là Công Quý Cường.
    Dường như, mọi sự dang dở đều có vẻ đẹp, có cái hay, có lý do riêng của nó. Hoàn tất mọi nỗi buồn - phải chăng là dang dở?
    Lê Mỹ Ý

  5. mvc

    mvc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/02/2004
    Bài viết:
    1.706
    Đã được thích:
    1
    Cứ lẩm nhẩm thuộc bài này mà chả biết là của tác giả nào, hay là thơ của con bạn thân mình viết chẵng biết nữa
    ai biết tìm hộ tác giả cái? Thnks
    dư dả nụ cười,
    tôi tặng em không một lần lấy lại
    em không nhận
    một mai nó mất
    bất thần tìm
    nghe nắng xót qua tim

  6. OWARIMASU

    OWARIMASU Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/08/2005
    Bài viết:
    23
    Đã được thích:
    0
    Tôi nhớ trước đây có đọc 1 bai thơ ,đại khái có câu là:
    ...đến trần gian dạo chơi trong chốc lát
    nhưng nào ngờ o mãi đến hôm nay.
    có ai biết chỉ giùm,xin cảm ơn.
  7. dukoon

    dukoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/03/2005
    Bài viết:
    346
    Đã được thích:
    0
    Tớ tình cờ đọc 1 đoạn bài :
    "Mùa xuân xa Hà Nội" của Bằng Việt :
    ... Không ai phút này cảm thấy cô đơn
    Nhưng da diết vẫn gợi về Hà Nội!
    Phố nhỏ se se đang mùa gió nổi
    Có chút gì xúc động mãi theo đi...
    Bạn nào có đủ cả bài thì giúp tớ nhé.
    Thanks
  8. toimongvehanoi

    toimongvehanoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/05/2005
    Bài viết:
    28
    Đã được thích:
    0
    Em chào các bác!
    Các bác cho em hỏi với! Cách đây lâu lắm rồi, em có đọc được một bài thơ trên báo (hix hix, khổ nỗi em không nhớ là báo gì), có đoạn thế này:
    .... Thôi có gì để nhớ về nhau
    Cứ coi như lá vàng không có lỗi,
    Cứ coi như một thời mình nông nổi
    Đã có lần mơ ước nắm tay tôi.
    Hồi ấy, em chỉ đọc lướt có mỗi một lần (Tại hồi ấy trẻ con quá, chưa biết gì. Em chỉ loáng thoáng cảm nhận có gì đó man mác buồn trong những câu thơ... Vậy thôi). Nhưng quả thật là không hiểu sao, bao nhiêu năm rồi, em vẫn nhớ được bốn câu thơ ấy...
    Tiếc là em không còn giữ được bài báo, cũng không nhớ tên bài cũng như tên tác giả...
    Không biết có bác nào biết bài thơ này không?!? Bác nào biết thì post lên giùm em với nhé! Em cảm ơn nhìu nhìu!
  9. xuongrong

    xuongrong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    0
    Xương Rồng đang rất cần tìm tập thơ "Tiếng mưa" của Lai Vu, không biết có bạn nào có hoặc biết ở đâu có không chỉ cho XR biết nhé. Cảm ơn rất nhiều :)
    Đây là 1 bài viết mà XR tìm được trên mạng về tác giả Lai Vu, post lên đây để bà con biết thêm thông tin, rồi để ý giúp tớ tìm tập thơ với nhé. Tớ rất cần đấy ạ. Mong lắm.
  10. xuongrong

    xuongrong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/01/2002
    Bài viết:
    1.084
    Đã được thích:
    0
    Nhớ Lai Vu - nhà thơ tài hoa (30/9/2004)
    Với Lai Vu, tôi có những kỷ niệm riêng thuở tôi mới ra trường, dạy ở một trường huyện, trong lớp có một cậu học trò mắt đen, người đầm đậm có năng khiếu vẽ. Vào một ngày chủ nhật, tôi đến nhà cậu và đã phải vác xe qua một quãng lội (chứ không phải như bây giờ, có thể đi ôtô vào tận ngõ). Đó là làng Nội Xá, xã Vạn Thái. Trong nhà Vu, một cô gái trẻ đang ngồi sàng gạo. Đó là người vợ tảo hôn của Vu (nhiều năm sau tôi mới biết Vu và người vợ đó đã ?ogiải phóng? cho nhau, cô bé trở thành giáo viên, còn cậu bé trở thành họa sĩ. Người vợ sau, người vợ của tình yêu, Vu kết hôn trong thời gian chống Mỹ cứu nước, người đã thay Vu chăm sóc cho các con trưởng thành, sau cái ngày định mệnh 26-9-1990, ngày Vu bị một cơn bạo bệnh đột ngột cướp đi).
    Mười mấy năm sau, chuyển về dạy ở Hà Đông, một buổi tối, tôi gặp ở thư viện một chàng trí thức đeo kính trắng, người to, râu rậm. Sau một phút ngỡ ngàng, thầy trò đã nhận ra nhau. Vu chỉ nói là mình công tác vẽ ở Ty Văn hóa nhưng sau một thời gian cộng tác với Tạp chí của Ty, tôi biết Vu còn làm thơ. Tôi hơi ngạc nhiên vì hồi còn là học trò, Vu chưa biểu lộ năng khiếu viết văn. Tôi đọc thơ Lai Vu và thầm nghĩ: Thơ Lai Vu có lẽ đẹp hơn tranh Lai Vu. Một lần tôi hỏi Lai Vu về thơ tôi, Lai Vu nói thẳng: ?oThơ thầy khó góp ý quá vì đúng quá?. Tôi biết Vu có ý chê thơ tôi hơi lý trí và có phần công thức nữa. Nhưng tôi không giận Vu, vì biết tính Vu. Trong cơ quan, Vu được anh em nể cũng vì có tính cương trực (ngoài tài thơ, họa, Lai Vu còn nổi tiếng về cá tính này. Khi tập thơ ?oTiếng mưa? ra đời, tôi đã được Ty Văn hóa tặng một cuốn, Vu biết vậy nhưng vẫn tặng tôi và nói ?oHọc trò phải đề tặng thầy giáo chứ?. Anh còn biếu thêm tôi tập thơ ?oMùa cổ điển? của Quách Tấn xuất bản từ trước cách mạng Tháng Tám. Về tập ?oTiếng mưa? của anh, Lai Vu tỏ ra không hài lòng lắm với một số ý kiến phê bình. Riêng bài phê bình của tôi, anh tỏ ra đắc ý. Có bạn nói ?oÔng Vu khó tính thế mà ông Hiển phê bình là chịu, đúng là thầy trò có khác?. Thực ra không phải thế, Lai Vu chịu vì tôi nói đúng được về Lai Vu, cái hay cũng như cái chưa hay, với một thái độ trân trọng, chân tình. Thấm thoắt tới nay Lai Vu đã đi xa 14 năm rồi, bồi hồi đọc lại tập ?oTiếng mưa?, tôi vẫn thấy những điều xưa mình nói về Lai Vu là đúng.
    Hôm nay, giở tập thơ đã phai màu năm tháng, nhưng vẫn còn nguyên dòng chữ đề tặng của tác giả, lòng tôi lại bồi hồi bao kỷ niệm. Chợt trên đài vang lên bài ?oDòng sông quê anh, dòng sông quê em?, lời thơ Lai Vu ?" nhạc Đoàn Bổng, tôi liền giở bài thơ ra xem lại và quyết không để cho điệu nhạc cuốn đi, càng thấy chất thơ đích thực của bài thơ. Tất nhiên, tôi cảm ơn nhạc sĩ nhưng tôi phải nói rằng bài thơ ấy không có nhạc sĩ đã đẹp lắm và chính vẻ đẹp ấy, vẻ đẹp thơ giàu tính nhạc đã gây cảm hứng cho nhạc sĩ.
    ?oDòng sông đáy quê em / Sông trăng hay sông lụa / Nong kén vàng như lúa / Tròn vạnh một góc trời.
    Lẽ ra phải viết ?oLúa như nong kén vàng...? nhưng Lai Vu viết ?oNong kén vàng như lúa...? để nhập đồng lúa vàng và nong kén vàng vào một và cho người đọc những liên tưởng hai chiều.
    Tôi đã ở bên sông Đáy mấy năm, tôi yêu màu xanh của sông Đáy nhưng tôi không viết được như Lai Vu ?oSóng xanh như mắt trẻ?. Tôi đã ở trọ ở một nhà trồng dâu nuôi tằm, nửa đêm tôi thấy bà cụ chủ nhà trở dậy cho tằm ăn, nhưng tôi không viết được như Lai Vu. ?oTiếng mưa như tiếng tằm ăn?. Một câu thơ hay nhất trong ?oTiếng mưa?.
    Là học sĩ, lại sống ở vùng sông, vùng dâu, Lai Vu đã tạo nên được nhiều bức tranh về quê dâu và sông Đáy rất đẹp, bức tranh bằng thơ, bằng ngôn ngữ lung linh nhiều màu sắc và thắm đượm hồn quê. ?oChùm hoa xoan như bày o­ng / Theo gió nhẹ bay vào chiều tím? ?oHoa chanh kín đáo cuối vườn / Mơ hồ sóng mắt nhìn sau lá?. Tả hoa chanh chính là tả cô gái đây. ?oEm ơi mùa ổi chín / Con chào mào rúc roắc trên cành / Một chấm động giữa màu vàng quả chín / Một chấm động giữa lòng anh?. Nếu cái chấm động ấy không ?ođộng? lòng anh thì sao ?ođộng? được thơ!
    Lai Vu bước đầu có những tìm tòi về tứ thơ về hình tượng thơ ?oChảy qua vùng đất đá o­ng / Nên sông Tích lắm khúc cong bất ngờ?.
    Đó là công chịu quan sát, nhận xét.
    ?oSông Đà uốn như 1 vòng cung / Đang bật lên 1 thành phố trẻ?. Câu thơ mang nhịp độ và hơi thở của xây dựng công nghiệp.
    Những câu thơ rất thi sĩ ?oGió thổi bốn bề, chiều ở giữa / Quây quây núi biếc ?" mặt sông Đà / Ta ở giữa chiều, sông tỏa khói / Buồm trôi, buồm trôi ?" chiều ngân nga?.
    ?oKhi ta ở chỉ là nơi đất ở, khi ta đi đất bỗng hóa tâm hồn? (Chế Lan Viên) Lai Vu viết ?oMình xa ta, dòng sông thành nỗi nhớ / Ta xa mình nỗi nhớ hóa dòng sông?.
    Cái tài hoa của Lai Vu xét cho cùng cũng có gốc ở cái tình ?oEm ở rừng cho rừng bớt hoang sơ?, ?oEm về biển cho lòng anh dào dạt?, ?oBàn tay trồng rừng mát trong nước suối / Để mặn mòi vốc nước biển đầu tiên?. Không có tình anh, tình em, tình với rừng với biển thì làm sao có được biến hóa, chuyển hóa đó của hình tượng trong những câu thơ trên.
    Hơn ba chục bài thơ trong hơn chục năm trời viết về 3 vùng đất Hà Đông, Sơn Tây, Hòa Bình, thơ Lai Vu giàu hình ảnh, sắc màu và có tứ, có nhiều câu tài hoa, nhưng anh đã mất đúng vào tuổi sung sức của sáng tạo, tuổi 49 ?" Tiếc thay! Tưởng nhớ anh, ta nhớ một tài vẽ, một tài thơ, một cá tính. Hình hài anh đã về nơi xa thẳm nhưng hồn thơ anh vẫn còn nguyên vẹn, ngày càng định hình và sáng mãi bên ta./.
    (Đặng Hiển)

Chia sẻ trang này