1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỎI ĐÁP TÁC GIẢ - TÁC PHẨM

Chủ đề trong 'Thi ca' bởi caunem, 15/12/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Tôi không rành điển tích Trung Hoa lắm nhưng thấy có nhiều trang web kể cả sách nói như vậy thì coi là như vậy.Nay home nói mới biết thêm được 1 điều mới.Cảm ơn bạn.
    To cancau:cũng cảm ơn cancau vì bạn nhiệt tình như thế.Tuy nhiên ý tôi hỏi là hỏi phần dịch tiếng Việt của bài "Vẻ đẹp của thần chết".Chứ thơ Tagore bản tiếng Anh tôi nghĩ là tôi có cũng không ít.Tuy vậy nếu bài nào không biết tôi sẽ kiếm cancau để hỏi đó nhé.
    Ps:bạn là con gái hỉ?(Hahaha)

  2. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hicccccccc, thế thì nói từ đầu đi có hơn không?
    Bởi lẽ bạn nói Bùi Giáng có bài Phượng Cầu Hoàng, tôi cũng chịu? Bỡi lẽ tôi cũng đọc thơ Bùi Giáng, từ trước đến nay chưa bao giờ nghe bài này cả.
    1 người yêu kiếm hiệp nếu đọc thì biết, đó là bài Du Thản Chi: Thảm kịch khúc phượng cầu lạc điệu của ông Chiến, bài này đã có ai đăng bên Kiếm hiệp cốc rùi, với lại mấy trang về kiếm kiệp nữa.
    Mở đầu ông Chiến viết:

    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
    Tôi đui mù cho thỏa dạ yêu em

    (Phụng hiến - Bùi Giáng)
    Tôi muốn dùng hai câu thơ thiết tha cháy bỏng đó để làm "hành trang" cùng bạn đọc đi vào tâm hồn của một nhân vật của Kim Dung, nhân vật xứng đáng được gọi là kẻ tình nhân vĩ đại nhất trong mọi nền văn học cổ kim : Du Thản Chi trong Thiên Long Bát Bộ. Hình tượng cực cùng bi thảm của Du Thản Chi đã gây cho người viết nỗi chấn động kinh hoàng từ thuở nhỏ. Cậu học sinh mới bước vào ngưỡng cấp 3 là tôi ngày ấy đã thẫn thờ khép tập sách cuối cùng của Thiên Long Bát Bộ lại với tất cả nỗi hoang mang thơ dại của tuổi học trò. Tiếng Du Thản Chi tuyệt vọng kêu gào tên A Tử giữa cảnh trời chiếu quan ải, với đôi mắt mù lòa đẫm lệ, như đồng vọng mãi trong tâm khảm người đọc, và như muốn réo gọi những ẫn ngữ thương đau nào còn đang mơ hồ chìm khuất giữa nhân gian....
    Dạ thưa bạn, bài Phụng hiến của Bùi thi sĩ đây ạ:

    Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
    Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
    Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em
    Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thuỷ
    Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
    Thân xương máu đã đành là uỷ mị
    Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
    Em đứng mũi chịu sào có vững
    Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
    Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
    Hết tâm hồn và hết cả da xương
    Xin yêu mãi mãi và yêu nhau mãi
    Trần gian ôi! cánh **** cánh chuồn chuồn
    Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
    Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn.
    Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
    Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
    Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
    Níu trời xanh tay với kiễng chân cao.
  3. home_nguoikechuyen

    home_nguoikechuyen Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/05/2002
    Bài viết:
    3.846
    Đã được thích:
    7
    hicccccccc, thế thì nói từ đầu đi có hơn không?
    Bởi lẽ bạn nói Bùi Giáng có bài Phượng Cầu Hoàng, tôi cũng chịu? Bỡi lẽ tôi cũng đọc thơ Bùi Giáng, từ trước đến nay chưa bao giờ nghe bài này cả.
    1 người yêu kiếm hiệp nếu đọc thì biết, đó là bài Du Thản Chi: Thảm kịch khúc phượng cầu lạc điệu của ông Chiến, bài này đã có ai đăng bên Kiếm hiệp cốc rùi, với lại mấy trang về kiếm kiệp nữa.
    Mở đầu ông Chiến viết:

    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
    Tôi đui mù cho thỏa dạ yêu em

    (Phụng hiến - Bùi Giáng)
    Tôi muốn dùng hai câu thơ thiết tha cháy bỏng đó để làm "hành trang" cùng bạn đọc đi vào tâm hồn của một nhân vật của Kim Dung, nhân vật xứng đáng được gọi là kẻ tình nhân vĩ đại nhất trong mọi nền văn học cổ kim : Du Thản Chi trong Thiên Long Bát Bộ. Hình tượng cực cùng bi thảm của Du Thản Chi đã gây cho người viết nỗi chấn động kinh hoàng từ thuở nhỏ. Cậu học sinh mới bước vào ngưỡng cấp 3 là tôi ngày ấy đã thẫn thờ khép tập sách cuối cùng của Thiên Long Bát Bộ lại với tất cả nỗi hoang mang thơ dại của tuổi học trò. Tiếng Du Thản Chi tuyệt vọng kêu gào tên A Tử giữa cảnh trời chiếu quan ải, với đôi mắt mù lòa đẫm lệ, như đồng vọng mãi trong tâm khảm người đọc, và như muốn réo gọi những ẫn ngữ thương đau nào còn đang mơ hồ chìm khuất giữa nhân gian....
    Dạ thưa bạn, bài Phụng hiến của Bùi thi sĩ đây ạ:

    Tôi chấp thuận trăm lần trong thổn thức
    Tôi bàng hoàng hốt hoảng những đêm đêm
    Tôi xin chịu cuồng si để sáng suốt
    Tôi đui mù cho thoả dạ yêu em
    Tôi tự nguyện sẽ một lòng chung thuỷ
    Qua những lần buồn tủi giữa đảo điên
    Thân xương máu đã đành là uỷ mị
    Thì xin em cùng lên thác xuống ghềnh
    Em đứng mũi chịu sào có vững
    Bàn tay bưng đĩa muối có chấm gừng
    Tôi đã nguyện yêu trần gian nguyên vẹn
    Hết tâm hồn và hết cả da xương
    Xin yêu mãi mãi và yêu nhau mãi
    Trần gian ôi! cánh **** cánh chuồn chuồn
    Con kiến bé cùng hoa hoang cỏ dại
    Con vi trùng sâu bọ cũng yêu luôn.
    Còn ở lại một ngày còn yêu mãi
    Còn một đêm còn thở dưới trăng sao
    Thì cánh mộng còn tung lên không ngại
    Níu trời xanh tay với kiễng chân cao.
  4. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Úi chà !! Ra là tại mình chứ chẳng phải tại người ta .Đầu với óc ,chẳng nhớ kỹ lại thắc mắc lung tung .Cám ơn anh Homhem vì đã chỉ cho em biết được chỗ dốt của mình .Nói thật em có hơi bị quê vì hai chữ "dạ thưa"của anh nhưng điều đó thì chẳng là gì .Điều quan trọng là anh đã không ngại phiền hà giúp em học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích .Được "ăn xôi "thế này thì có "chịu đấm" cũng vui lòng .Có lẽ em sẽ còn làm phiền anh dài dài ,bởi em hãy còn lắm điều ngu dốt .
    To Lyhap: Lâu nay nhờ vả bác hơi nhiều nên cũng muốn giúp bác một tí vậy mà .Mai mốt có nhờ tiếp thì mở miệng cũng đỡ ngại hơn Biết bác cần bản dịch tiếng việt rồi ,cũng cố giúp bác nhưng tiếc là có mỗi một tập bằng tiếng việt thì nó lại kẹt ở Los.Nếu nó về được thì sẽ post lên cho bác ,còn không thì chắc phải tiép tục làm "mặt dày " rồi
    Được cancau sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 11/01/2005
    Được cancau sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 11/01/2005
  5. cancau

    cancau Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/07/2004
    Bài viết:
    39
    Đã được thích:
    0
    Úi chà !! Ra là tại mình chứ chẳng phải tại người ta .Đầu với óc ,chẳng nhớ kỹ lại thắc mắc lung tung .Cám ơn anh Homhem vì đã chỉ cho em biết được chỗ dốt của mình .Nói thật em có hơi bị quê vì hai chữ "dạ thưa"của anh nhưng điều đó thì chẳng là gì .Điều quan trọng là anh đã không ngại phiền hà giúp em học hỏi thêm được nhiều điều bổ ích .Được "ăn xôi "thế này thì có "chịu đấm" cũng vui lòng .Có lẽ em sẽ còn làm phiền anh dài dài ,bởi em hãy còn lắm điều ngu dốt .
    To Lyhap: Lâu nay nhờ vả bác hơi nhiều nên cũng muốn giúp bác một tí vậy mà .Mai mốt có nhờ tiếp thì mở miệng cũng đỡ ngại hơn Biết bác cần bản dịch tiếng việt rồi ,cũng cố giúp bác nhưng tiếc là có mỗi một tập bằng tiếng việt thì nó lại kẹt ở Los.Nếu nó về được thì sẽ post lên cho bác ,còn không thì chắc phải tiép tục làm "mặt dày " rồi
    Được cancau sửa chữa / chuyển vào 10:50 ngày 11/01/2005
    Được cancau sửa chữa / chuyển vào 10:53 ngày 11/01/2005
  6. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Em sẽ đến ...
    Lam Điền
    Em không đến bên anh lúc buồn
    Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi
    Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa
    Em sẽ không đến đâu nếu anh lạnh giá
    Bởi trái tim dẫu có cháy bùng như lửa
    Rồi cũng có ngày lửa tàn
    Em không thể theo bước chân lang thang
    Khi anh cô đơn một mình trên phố vắng
    Lỡ đâu phố có thêm người
    Bởi tình yêu không giản đơn là những nụ cười
    Nên em không đến đâu nếu anh hạnh phúc
    Chỉ khi nào người đàn ông trong anh bật khóc
    Em sẽ đến
    Để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của anh
    Bài này nhiều ngươì cho rằng của Đoàn Thị Lam Luyến. Các Thi sĩ của Box Thi ca ai biết chính xác thì cho tớ biết tác giả là ai? Lam Điền có phải bút danh của Đoàn Thị Lam Luyến ko?
    Thanks
  7. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Em sẽ đến ...
    Lam Điền
    Em không đến bên anh lúc buồn
    Nỗi buồn nào rồi cũng qua đi
    Lời an ủi sẽ trở thành vô nghĩa
    Em sẽ không đến đâu nếu anh lạnh giá
    Bởi trái tim dẫu có cháy bùng như lửa
    Rồi cũng có ngày lửa tàn
    Em không thể theo bước chân lang thang
    Khi anh cô đơn một mình trên phố vắng
    Lỡ đâu phố có thêm người
    Bởi tình yêu không giản đơn là những nụ cười
    Nên em không đến đâu nếu anh hạnh phúc
    Chỉ khi nào người đàn ông trong anh bật khóc
    Em sẽ đến
    Để thấm những giọt tâm hồn trên đôi mắt của anh
    Bài này nhiều ngươì cho rằng của Đoàn Thị Lam Luyến. Các Thi sĩ của Box Thi ca ai biết chính xác thì cho tớ biết tác giả là ai? Lam Điền có phải bút danh của Đoàn Thị Lam Luyến ko?
    Thanks
  8. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Hãy đọc những dòng tâm sự của nữ thi sĩ họ Đoàn này(Trích từ Vnexpress)
    Đoàn Thị Lam Luyến và những đam mê
    Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
    "Tôi mê làm thơ. Đời tôi thăng trầm cũng chính vì nghiệp thơ. Nhưng thơ vẫn không ở ngoài cuộc đời tôi. Chỉ vì yêu sớm, nói đúng hơn là được một chàng trai người Thái để ý sớm, rồi sớm có một bài thơ tình yêu mà con đường danh vọng của tôi ít nhiều bị ''khựng'' lại", nhà thơ tâm sự.
    Tôi sinh năm Tân Mão (1951). Cha mẹ bảo lúc sinh ra tôi ốm đau quặt quẹo liên tục. Quê tôi ở làng Suôi, xã Anh Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, một vùng chiêm trũng đông dân và rất nghèo. Cha mẹ tôi làm ruộng. Năm lớp 6, tôi phải bỏ học vì nhà neo đơn. 7-8 tuổi, đã biết chăn trâu, cắt cỏ, kéo vó tôm. 11 tuổi đi làm con nuôi, nhưng thực chất là đi ở đợ cho một nhà bán hàng cơm trên phố.12 tuổi, tôi làm thợ phụ đóng gạch.
    Năm 1965, tôi theo gia đình di cư lên vùng sông Mã (Sơn La) xây dựng khu kinh tế mới. 14 tuổi, tôi được chọn vào trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc. Thế là tôi thoát ly gia đình và bắt đầu tự lập. Những năm ở trường Tây Bắc, tôi đã rất cố gắng và nhận được khá nhiều danh hiệu thi đua... Nếu không có chuyện yêu đương quá sớm với một chàng trai người Thái và nếu không được thày chủ nhiệm lớp hoạ bảo vệ thì tôi đã bị khai trừ khỏi Đoàn. Lúc ấy, nếu bị kỷ luật, chắc tôi đã phải tìm đến lá ngón vì xấu hổ. Nhưng đó cũng là cái mốc đánh dấu thân phận và đời thơ tôi.
    Ở trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc, tôi học khoa Hoạ nhưng lại rất mê làm thơ. Với tôi, thơ không phải là nghề mà là nghiệp mới đúng. Theo quan niệm của nhiều người, phải có tâm hồn lãng mạn và bay bổng mới làm được thơ. Và người đàn bà làm thơ thường truân chuyên trong đường tình ái. Nhưng theo tôi, người làm thơ phải có một tố chất đặc biệt trong tâm hồn, ví như giàu tình cảm, giàu lòng vị tha và trắc ẩn.
    Tập thơ đầu tay Lỡ một thì con gái (NXB Hà Nội, 1989) của tôi được nhiều bạn đọc mến mộ. Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng cái chất thi ca của mình đôi lúc lại gây ra những tác động "tai hại". Năm 1991, khi học ở trường viết văn Nguyễn Du, tôi sáng tác bài thơ Hát theo Thị Màu in trên báo Tiền Phong. Một buổi sáng đến trường, người bạn đồng học nhiệt tình mời tôi vào phòng anh ta trong ký túc xá. Anh muốn giới thiệu tôi với một độc giả mến mộ thơ. Khi bước vào căn phòng chật hẹp và thiếu ánh sáng, giường ngủ còn chưa tháo màn, tôi thoáng thấy một nữ sinh có khuôn mặt măng sữa đang ngồi trên mép giường. Tự dưng tôi lúng túng, miệng lắp bắp, ngực tức thở, chỉ muốn bước chân ngay ra khỏi phòng nhưng không sao chạy được vì cảm giác chân mình bị ai đó cắt mất gân. Thì ra, bài thơ của tôi là nguyên nhân, dù không trực tiếp, gây ra cuộc tình tạm bợ và mối hoạ cho cô thanh nữ kia, bởi người bạn đồng học của tôi đã có vợ và con ở quê. Từ đó, trong sáng tác thơ, tôi không dám khích lệ nữ giới theo phong cách đó nữa.
    Bây giờ nhiều người nói cơ chế thị trường mở ra cho nhiều lĩnh vực nhưng đóng lại với thơ. Còn tôi thì lại nghĩ khác. Cơ chế mở, ai có thơ, chất lượng thế nào, cũng đều có thể in thành sách. Song cũng vì thế mà thơ làm công chúng phát sợ, phát ngán.
    Ngoài thơ, tôi còn mê vẽ và làm sách. Riêng đam mê vẽ, tôi chưa hề được thoả mãn. Hy vọng cuối đời tôi sẽ lại cầm bút vẽ. Còn làm sách, tôi từng công tác ở NXB Thanh Niên và đã lãnh đủ những "quả đắng". Có lẽ bởi tôi mệnh Mộc, kinh doanh ấn phẩm sách cũng thuộc hành Mộc. Mà như sách tử vi nói "lưỡng mộc còn chiếc", lời khen tiếng chê, phúc hoạ như nhau.
    Tình yêu và hạnh phúc gia đình cũng là niềm đam mê lớn trong cuộc đời tôi. Nhưng bây giờ thì tôi biết, trời không cho tôi những thứ đó. Hơn một lần tôi đã đánh mất tình yêu và hạnh phúc gia đình. Rốt cuộc phải kiên trì với cuộc sống độc thân. Điều an ủi duy nhất dành cho tôi là cậu con trai chững chạc rất yêu mẹ. Tất cả quan niệm sống, yêu... tôi đã đúc kết trong tập Gửi tình yêu và Sao dẫn lối.
    Về phong cách sống, tôi rất ưa thích cuộc sống ngăn nắp, tiện nghi và mốt. Tôi quan niệm nghèo đến mấy cũng phải tổ chức cuộc sống sao cho đàng hoàng và tươm tất. Giàu có và đầy đủ tiện nghi mà không có gu, không có mốt thì cũng chưa được coi là hoàn thiện. Khi có điều kiện tài chính, tôi cũng hay đến các cửa hiệu thời trang để lựa chọn.
    Ngoài sở thích về mốt, tôi còn có thói quen đọc sách và xem phim. Sách hay và phim hay thường làm tôi giải toả stress. Chỉ hơi ngại là chúng thường làm tôi xúc động mạnh. Còn nhớ vào dịp giáp Tết năm 1972, tôi mượn được cuốn tạp văn Lỗ Tấn, đọc đến truyện Tiếc thương những ngày đã mất, tôi rất cảm thương nhân vật Tử Quân. Vừa đọc, tôi vừa khóc gần hết đêm, sưng húp cả mắt. Sáng mồng Một sang chúc Tết ông bà ngoại, cả nhà cứ tưởng vợ chồng tôi vừa cãi nhau. Một chuyện khác là giữa năm 2001, tôi và các cháu trong cơ quan kéo nhau đi xem Ngày thứ tám ở rạp Lý Thường Kiệt. Bộ phim quá hay, tôi đã không kìm được cảm xúc trong suốt buổi chiếu. Các cháu đi cùng tôi rất bối rối. Tôi thì xấu hổ nhưng lại không kìm được nước mắt.
    Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến

    Theo tôi biết thì một nhà văn,hay nhà thơ(người của công chúng) thì thường có bút danh(nghệ danh),tuy nhiên người sáng tác ra bài thơ bạn post ở trên là 1 giáo viên dạy học(kiêm thi sĩ).Tôi nghĩ rằng nữ sĩ họ Đoàn không có liên hệ gì với tác giả bài thơ cả.
    Cô giáo này tên là Nguyễn Lam Điền(và tôi nghĩ là tên thật của nhà thơ).
    Nói đi nói lại cũng còn mơ hồ,nhưng theo tôi thì không phải.Bạn biết bài thơ đó rồi(đã được phổ nhạc) thì chắc cũng biết thêm bài này nữa:

    Nguyện Cầu
    Nếu nỗi buồn như đáy giếng
    Cho tôi xin vài sợi dây
    Thả xuống chiếc gầu mong đợi
    Biết đâu vớt được mặt trời
    Nếu nỗi buồn như cánh én
    Bơ vơ giữa biển không bờ
    Xin trồng xuống cành củi nhỏ
    Biết đâu mùa xuân đang chờ
    Nếu nỗi buồn như giông bão
    Dữ dằn lay cả trời mây
    Xin cứ yên lòng chờ đợi
    Sau bão là mưa đền cây
    Nếu nỗi buồn như sợi tóc
    Mỏng manh vắt qua lời thề
    Xin thời gian làm gió thổi
    Nỗi buồn ơi mau bay đi

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^

  9. lyhap

    lyhap Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    28/09/2004
    Bài viết:
    1.502
    Đã được thích:
    0
    Hãy đọc những dòng tâm sự của nữ thi sĩ họ Đoàn này(Trích từ Vnexpress)
    Đoàn Thị Lam Luyến và những đam mê
    Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến.
    "Tôi mê làm thơ. Đời tôi thăng trầm cũng chính vì nghiệp thơ. Nhưng thơ vẫn không ở ngoài cuộc đời tôi. Chỉ vì yêu sớm, nói đúng hơn là được một chàng trai người Thái để ý sớm, rồi sớm có một bài thơ tình yêu mà con đường danh vọng của tôi ít nhiều bị ''khựng'' lại", nhà thơ tâm sự.
    Tôi sinh năm Tân Mão (1951). Cha mẹ bảo lúc sinh ra tôi ốm đau quặt quẹo liên tục. Quê tôi ở làng Suôi, xã Anh Dũng, huyện Tiên Lữ, tỉnh Hưng Yên, một vùng chiêm trũng đông dân và rất nghèo. Cha mẹ tôi làm ruộng. Năm lớp 6, tôi phải bỏ học vì nhà neo đơn. 7-8 tuổi, đã biết chăn trâu, cắt cỏ, kéo vó tôm. 11 tuổi đi làm con nuôi, nhưng thực chất là đi ở đợ cho một nhà bán hàng cơm trên phố.12 tuổi, tôi làm thợ phụ đóng gạch.
    Năm 1965, tôi theo gia đình di cư lên vùng sông Mã (Sơn La) xây dựng khu kinh tế mới. 14 tuổi, tôi được chọn vào trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc. Thế là tôi thoát ly gia đình và bắt đầu tự lập. Những năm ở trường Tây Bắc, tôi đã rất cố gắng và nhận được khá nhiều danh hiệu thi đua... Nếu không có chuyện yêu đương quá sớm với một chàng trai người Thái và nếu không được thày chủ nhiệm lớp hoạ bảo vệ thì tôi đã bị khai trừ khỏi Đoàn. Lúc ấy, nếu bị kỷ luật, chắc tôi đã phải tìm đến lá ngón vì xấu hổ. Nhưng đó cũng là cái mốc đánh dấu thân phận và đời thơ tôi.
    Ở trường Văn hoá nghệ thuật Tây Bắc, tôi học khoa Hoạ nhưng lại rất mê làm thơ. Với tôi, thơ không phải là nghề mà là nghiệp mới đúng. Theo quan niệm của nhiều người, phải có tâm hồn lãng mạn và bay bổng mới làm được thơ. Và người đàn bà làm thơ thường truân chuyên trong đường tình ái. Nhưng theo tôi, người làm thơ phải có một tố chất đặc biệt trong tâm hồn, ví như giàu tình cảm, giàu lòng vị tha và trắc ẩn.
    Tập thơ đầu tay Lỡ một thì con gái (NXB Hà Nội, 1989) của tôi được nhiều bạn đọc mến mộ. Nhưng tôi cũng không nghĩ rằng cái chất thi ca của mình đôi lúc lại gây ra những tác động "tai hại". Năm 1991, khi học ở trường viết văn Nguyễn Du, tôi sáng tác bài thơ Hát theo Thị Màu in trên báo Tiền Phong. Một buổi sáng đến trường, người bạn đồng học nhiệt tình mời tôi vào phòng anh ta trong ký túc xá. Anh muốn giới thiệu tôi với một độc giả mến mộ thơ. Khi bước vào căn phòng chật hẹp và thiếu ánh sáng, giường ngủ còn chưa tháo màn, tôi thoáng thấy một nữ sinh có khuôn mặt măng sữa đang ngồi trên mép giường. Tự dưng tôi lúng túng, miệng lắp bắp, ngực tức thở, chỉ muốn bước chân ngay ra khỏi phòng nhưng không sao chạy được vì cảm giác chân mình bị ai đó cắt mất gân. Thì ra, bài thơ của tôi là nguyên nhân, dù không trực tiếp, gây ra cuộc tình tạm bợ và mối hoạ cho cô thanh nữ kia, bởi người bạn đồng học của tôi đã có vợ và con ở quê. Từ đó, trong sáng tác thơ, tôi không dám khích lệ nữ giới theo phong cách đó nữa.
    Bây giờ nhiều người nói cơ chế thị trường mở ra cho nhiều lĩnh vực nhưng đóng lại với thơ. Còn tôi thì lại nghĩ khác. Cơ chế mở, ai có thơ, chất lượng thế nào, cũng đều có thể in thành sách. Song cũng vì thế mà thơ làm công chúng phát sợ, phát ngán.
    Ngoài thơ, tôi còn mê vẽ và làm sách. Riêng đam mê vẽ, tôi chưa hề được thoả mãn. Hy vọng cuối đời tôi sẽ lại cầm bút vẽ. Còn làm sách, tôi từng công tác ở NXB Thanh Niên và đã lãnh đủ những "quả đắng". Có lẽ bởi tôi mệnh Mộc, kinh doanh ấn phẩm sách cũng thuộc hành Mộc. Mà như sách tử vi nói "lưỡng mộc còn chiếc", lời khen tiếng chê, phúc hoạ như nhau.
    Tình yêu và hạnh phúc gia đình cũng là niềm đam mê lớn trong cuộc đời tôi. Nhưng bây giờ thì tôi biết, trời không cho tôi những thứ đó. Hơn một lần tôi đã đánh mất tình yêu và hạnh phúc gia đình. Rốt cuộc phải kiên trì với cuộc sống độc thân. Điều an ủi duy nhất dành cho tôi là cậu con trai chững chạc rất yêu mẹ. Tất cả quan niệm sống, yêu... tôi đã đúc kết trong tập Gửi tình yêu và Sao dẫn lối.
    Về phong cách sống, tôi rất ưa thích cuộc sống ngăn nắp, tiện nghi và mốt. Tôi quan niệm nghèo đến mấy cũng phải tổ chức cuộc sống sao cho đàng hoàng và tươm tất. Giàu có và đầy đủ tiện nghi mà không có gu, không có mốt thì cũng chưa được coi là hoàn thiện. Khi có điều kiện tài chính, tôi cũng hay đến các cửa hiệu thời trang để lựa chọn.
    Ngoài sở thích về mốt, tôi còn có thói quen đọc sách và xem phim. Sách hay và phim hay thường làm tôi giải toả stress. Chỉ hơi ngại là chúng thường làm tôi xúc động mạnh. Còn nhớ vào dịp giáp Tết năm 1972, tôi mượn được cuốn tạp văn Lỗ Tấn, đọc đến truyện Tiếc thương những ngày đã mất, tôi rất cảm thương nhân vật Tử Quân. Vừa đọc, tôi vừa khóc gần hết đêm, sưng húp cả mắt. Sáng mồng Một sang chúc Tết ông bà ngoại, cả nhà cứ tưởng vợ chồng tôi vừa cãi nhau. Một chuyện khác là giữa năm 2001, tôi và các cháu trong cơ quan kéo nhau đi xem Ngày thứ tám ở rạp Lý Thường Kiệt. Bộ phim quá hay, tôi đã không kìm được cảm xúc trong suốt buổi chiếu. Các cháu đi cùng tôi rất bối rối. Tôi thì xấu hổ nhưng lại không kìm được nước mắt.
    Nhà thơ Đoàn Thị Lam Luyến

    Theo tôi biết thì một nhà văn,hay nhà thơ(người của công chúng) thì thường có bút danh(nghệ danh),tuy nhiên người sáng tác ra bài thơ bạn post ở trên là 1 giáo viên dạy học(kiêm thi sĩ).Tôi nghĩ rằng nữ sĩ họ Đoàn không có liên hệ gì với tác giả bài thơ cả.
    Cô giáo này tên là Nguyễn Lam Điền(và tôi nghĩ là tên thật của nhà thơ).
    Nói đi nói lại cũng còn mơ hồ,nhưng theo tôi thì không phải.Bạn biết bài thơ đó rồi(đã được phổ nhạc) thì chắc cũng biết thêm bài này nữa:

    Nguyện Cầu
    Nếu nỗi buồn như đáy giếng
    Cho tôi xin vài sợi dây
    Thả xuống chiếc gầu mong đợi
    Biết đâu vớt được mặt trời
    Nếu nỗi buồn như cánh én
    Bơ vơ giữa biển không bờ
    Xin trồng xuống cành củi nhỏ
    Biết đâu mùa xuân đang chờ
    Nếu nỗi buồn như giông bão
    Dữ dằn lay cả trời mây
    Xin cứ yên lòng chờ đợi
    Sau bão là mưa đền cây
    Nếu nỗi buồn như sợi tóc
    Mỏng manh vắt qua lời thề
    Xin thời gian làm gió thổi
    Nỗi buồn ơi mau bay đi

    Trái tim bé bự.Kẻ tôn thờ chủ nghĩa..2 vợ.Xin Thượng đế mang 2 em đến với tôi.
    I love .Z^

  10. hoangvan09

    hoangvan09 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/12/2003
    Bài viết:
    1.027
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn Ly Hap
    Bài thơ Nguyện cầu vừa rồi của Lam Điền hay của ai?
    Sao tớ chưa bao giờ nghe đến Lam Điền nhỉ?
    (anyway, sao LH ko tôn thờ luôn chủ nghĩa 4 vợ như dân đạo Hồi nhỉ?)

Chia sẻ trang này