1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp thường thức về Đạo Phật (những thắc mắc nhỏ về Phật Pháp các bạn vui lòng không mở thêm topi

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi pubaby, 06/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Hỏi đáp thường thức về Đạo Phật (những thắc mắc nhỏ về Phật Pháp các bạn vui lòng không mở thêm topic!)

    Xin bắt đầu với câu hỏi: Người như thế nào thì được gọi là một vị Phật; sự phân biệt (nếu có) giữa một vị Phật với một người bình thường là những điều gì?
  2. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
  3. bonze1

    bonze1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/07/2006
    Bài viết:
    98
    Đã được thích:
    0
    Cái này theo tôi, bác nên đến chùa, sẽ có câu trả lời xác đáng nhất.
    Chúc bác tìm được câu trả lời, và nhớ post cho anh em trên này biết với.
  4. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Vì tôi không có điều kiện đến chùa ; nên không hỏi được tăng ni Phật Tử!
    Cám ơn lời chúc của bác! Và người post sẽ là người khác không phải là tôi ! Tôi không biết nên hỏi; thế nhé!
    Nhân tiện cũng chúc lại bác luôn luôn viết bài chất lượng; tôn trọng người khác; đừng quote bài post người khác rồi không viết thêm cái gì vào đó; chúc bác trở thành "thành viên tích cực" trong thời gian sớm nhất!
    Được pubaby sửa chữa / chuyển vào 11:30 ngày 06/07/2007
  5. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Có phải một số nhà bác muốn tìm hiểu vzìa Phật pháp nói riêng và Đạo Phật nói chung phải hông ?!!
    Theo nhà cháu thì cái nì các nhà bác phải chịu khó đọc mờ thui. Dư kinh nghiệm của nhà cháu để bắt đầu thì có thể từ vzụ TU TÂM & DƯỠNG TÁNH. (Có nhẽ là nhờ các Mod. chuyển cái mục đó từ topic Mần Người của nhà bác Tinhnguyen sang đây cho đúng đất). Rùi sau đó tới bộ PHẬT HỌC PHỔ THÔNG của Hòa thượng Thích Thiện Hoa. Từ căn bản đó, các nhà bác sẽ lần lần đi tiếp. Vzới khả năng của các nhà bác ở đây, nhà cháu nghĩ là đủ để tự miềng tìm hiểu chuyện đó...
    Cách đây khoảng gần 10 năm, Hội PG Trung ương VN có mở ra chương trình đào tạo Cử nhân Phật học từ xa, do Thượng tọa Thích Thanh Từ chủ trì chương trình này; giáo trình gồm 4 tập Phật học cơ bản. Trình tự theo dự định ban đầu : học viên tự học theo giáo trình, có tham khảo thêm các kinh sách khác, rồi trả lời các câu hỏi ghi dưới mỗi bài giảng trong sách; gửi bài trả lời đó vzìa Ban Tổ chức. Sau khi có bài trả lời đến hết hai cuốn giáo trình đầu tiên sẽ có tổ chức thi vấn đáp trực tiếp; miền Nam thi ở chùa Vzĩnh Nghiêm - Sài gòn, miền Bắc thì ở chùa Bà Đá - Hà nội, còn miền Trung thì ở chùa nào ở Huế nhà cháu wuên mất rùi. Đến hết hai cuốn tiếp theo, cũng tiếp tục tổ chức thi tiếp. Tùy theo kết quả của hai lần thi, sĩ tử sẽ được cấp bằng CỬ NHÂN PHẬT HỌC theo trình độ của mình.
    Chương trình là vzậy. Anh em nhà cháu tham gia khóa thứ 3. Dòm thấy khóa đầu sĩ tử thi cử nô nức trang nghiêm, thấy cũng ghoành tráng. Đùng cái ! Ngó thấy cái thông báo to tổ chảng ở chùa Quán Sứ do Thượng tọa Thích Thanh Tứ (hổng phải TT T.T.Từ) viết là chỉ cần có bài gởi đẩy đủ theo 4 tập giáo trình đó là được cấp bằng "Cử nhơn Phựt hoọc", khỏi cần thi cử gì hết trơn hết trọi !
    Thấy "grẻ wuá" ! Anh em nhà cháu bỏ luôn (vzìa nhà tự học tự thi, miềng với miềng), mặc dù đã đi được nửa chặng đường !
    Buồn !
  6. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác lên chùa hỏi thì bi chừ "thị Kính" trồn hết rùi, 99,9% chỉ còn lại toàn là "thị Mầu" thui ! Bá ngọ ...!
    Cũng phải may mắn lắm mới gặp được bậc chân tu !...
    Nhà cháu nghĩ rằng (ngoài dững cái nhà cháu đã post ở trên) thì nhà bác nên tìm kiếm và tham khảo mọi kinh sách của dòng thiền Trúc Lâm. Đó là dòng cũng lĩnh hội được toàn bộ yếu chỉ Thiền tông mờ lại made in Vietnam. Cái nì nhà bác có thể vào thuvienhoasen lục lọi được (Nhà cháu cũng kiếm được khoảng 30MB ở đó).
    Ngoài ra kinh sách thì có thể tìm được ở :
    - Miền Nam : chùa Ấn Quang - Sài gòn
    - Miền Bắc : quanh chùa Quán Sứ - Hà nội.
    - Miền Trung : hỏi nhà bác gió nhớn chỗ nào ở Huế.
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 11:59 ngày 06/07/2007
  7. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Google trước đi, theo wiki
    Phật là chữ viết tắt của Phật-đà (zh. >T?), đây là danh hiệu phiên âm từ tiếng Phạn hoặc Pali buddha बुद्ध (bo. sangs rgyas ས"ས hoặc 侼).
    Ý nghĩa của từ Phật có thể được hiểu như là: vị Phật lịch sử Thích-ca Mâu-ni, một Bậc giác ngộ, Phật tính, hoặc Thể tính tuyệt đối Bất khả tư nghị.
    Người giác ngộ
    Phật là người đã dứt khỏi Luân hồi (sa. safsāra), đạt giác ngộ hoàn toàn, đạt Giải thoát, chứng Niết-bàn. Nội dung quan trọng nhất của giáo pháp giác ngộ là Tứ diệu đế. Phật là người đã vượt qua mọi tham ái (sa. t>ṣ?ā, pi. ta?hā), là người biết phân biệt thiện ác, nhưng tâm không vướng mắc vào các phân biệt đó. Sau khi chết, một vị Phật không còn tái sinh.
    Người ta phân biệt hai quả vị Phật: Độc Giác Phật (sa. pratyeka-buddha), là người hoàn toàn giác ngộ, nhưng không giáo hóa, và Tam-miệu-tam-phật-đà (sa. samyak-safbuddha), dịch ý là Bậc Chính Đẳng Chính Giác, người giáo hóa chúng sinh về những điều mình chứng ngộ. Một Chính Đẳng Chính Giác là một vị đã đạt Nhất thiết trí (sa. sarvajñatā), Mười lực (Thập lực, sa. da>abala), chứng Bốn tự tin (Tứ vô sở uý). Vị Phật của thời đại chúng ta là Thích-ca Mâu-ni. Phật Thích-ca?"một nhân vật lịch sử có thật?"không phải là vị Phật đầu tiên và duy nhất. Trong những kinh Tiểu thừa nguyên thủy, người ta đã nhắc các vị Phật trong các thời đại trước: Tì-bà-thi (sa. vipa>yin, pi. vipassi), Thi-khí (sa. >ikin, pi. sikhī), Tì-xá-phù (sa. vi>vabhū, pi. vessabhū), Ca-la-ca-tôn-đại (sa. krakuccanda, pi. kakusandha), Câu-na-hàm (sa., pi. konagāmana) và Ca-diếp (sa. kā>yapa, pi. kassapa). Vị Phật sẽ xuất hiện trong tương lai để tiếp tục hoằng pháp là Di-lặc (sa. maitreya, pi. metteyya). Trong kinh sách, người ta còn nhắc đến 13 vị Phật khác mà vị quan trọng nhất là Phật Nhiên Đăng (sa., pi. dīpa.kara). Trong thời quá khứ, Phật Thích-ca là người tu khổ hạnh mang tên Thiện Huệ (sa., pi. sumedha), đệ tử của Phật Nhiên Đăng. Lịch sử các vị Phật được ghi trong Tiểu bộ kinh (pi. khuddaka-nikāya).
    Bắt đầu con đường tiến đến Phật quả, một vị Bồ Tát phát nguyện trước một vị Phật, quyết tâm thành đạo giác ngộ. Trải qua vô lượng kiếp, vị Bồ Tát đó thực hành mười hạnh Ba-la-mật-đa. Trước khi sinh lần cuối, vị đó thường giáo hóa ở cung trời Đâu-suất (sa. tuṣita). Khi sinh lần cuối vị Phật sẽ mang trong người Ba mươi hai tướng tốt, Tám mươi vẻ đẹp khác cũng như đã đạt 37 Bồ-đề phần. Các vị Phật khi sinh ra thì mẹ của các vị sẽ chết bảy ngày sau đó. Lúc lớn lên, đến thời kì thích hợp, các vị Phật sẽ sống không nhà và sau khi giác ngộ sẽ thành lập Tăng-già. Lúc Phật nhập Niết-bàn là cũng là lúc chấm dứt quá trình đạt đạo.
    Xem thêm http://vi.wikipedia.org/wiki/Ph%E1%BA%ADt
  8. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Rất cảm ơn các bạn! Mục đích lập chủ đề của mình là tạo một nơi trao đổi kiến thức về Đạo Phật; trước hết vì nó là một tín ngưỡng thiêng liêng và đáng quí của cha ông ta; sau vì tính khoa học; sự minh triết của Đạo Phật khiến tôi có nhu cầu tìm hiểu và cùng thảo luận với các bạn để làm rõ thêm các khái niệm của Đạo Phật vốn vô cùng phong phú đa dạng
    Theo mình việc tra Google hay Wiki rất đơn giản; và tôi cũng đã đọc; nhưng vì trí huệ còn chưa đủ ; chưa nhận thức được cho hết từ các định nghĩa chứ chưa dám nói là hiểu hết các giáo lý của Đạo Phật ! Tôi cũng nghĩ ít người ở đây dám nhận mình am hiểu tất cả các khái niệm hay giáo lý Phật; do đó mọi người nên trao đổi; thảo luận... để kiến thức và quan điểm của mọi người bổ sung cho nhau; chúng ta hiểu đúng chỗ nào chưa đúng chỗ nào cũng nên mạnh dạn hỏi và trao đổi
    Theo mình ngôn ngữ Đạo Phật rất phong phú và đa dạng; về cá nhân mình muốn các bạn giúp đỡ từ những khái niệm sơ đẳng nhất và theo ngôn ngữ dễ hiểu nhất; rồi từ đó mới đặt nền móng được cho những bước tiến về sau
    Rất cảm ơn các bạn tham gia và đóng ghóp!
  9. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Bài trích Wiki của bạn lemd có nhắc đến Phật là chữ viết tắt của Phật-đà; ...dịch ý là Giác giả , tức ?oNgười tỉnh thức?. Một cách gọi khác là Bụt
    Mình muốn hỏi chữ in đậm "người tỉnh thức" kia nó có giống như "người tỉnh táo" như ý nghĩa thông thường kia! Nếu khác biệt thì nó khác biệt ở chỗ nào? Mong được câu trả lời hay từ các bạn (nếu câu hỏi của tôi có "dở hay ngớ ngẩn cũng mong các bạn thông cảm)
    Còn rất nhiều khái niệm trong bài trích wiki tôi muốn hỏi nữa! Nhưng sẽ "giải quyết" từng câu một ; còn những bài của bác Xứ Đoài và Tình Nguyện tôi đã copy gần hết vào USB từ tuần trước rồi!
    Được pubaby sửa chữa / chuyển vào 15:12 ngày 06/07/2007
  10. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Mình cũng chỉ nhắc bạn là google trước đi để tham khảo, chứ cũng không biết bạn đã google chưa, hoặc giả bạn chẳng cần google mà hỏi cũng đâu vấn đề gì.
    Chữ người tỉnh thức khác cách hiểu người tỉnh táo thông thường, vì nếu giống thì người tỉnh táo thành Phật hết sao?
    Xin nói thế này, bây giờ bạn có biết cảm giác của mình là vui hay buồn không? Bạn trả lời xem nào?
    Có thể bạn rất tỉnh táo nhưng cũng vẫn phải đắn đo vì không rõ lắm, liệu có thể nói là vui hay buồn được, trừ trường hợp bạn vừa trúng số hay mất mát rõ rệt. Hay là cũng không vui chẳng buồn, hay là hơi thiên về phía nào hơi vui hay hơi buồn một chút chăng? Đấy chỉ là những câu hỏi về những trạng thái thông thường, mặc dù có đầy đủ trí thông minh, khả năng tư duy, suy luận cũng như sự tỉnh táo theo cách thức của thế gian nhưng bạn khó có thể trả lời một cách dứt khoát, một câu hỏi đơn giản. Nếu bạn trả lời được câu hỏi đó thì coi như bạn đã thực sự tỉnh thức trong trong vấn đề cảm giác, nhưng vẫn phải đợi người khác hỏi bạn mới để ý đến. Còn những cái sâu hơn của cảm giác, ý muốn, suy nghĩ, trong tiềm thức, vô thức, nếu bạn nhận thấy nó, đó là tỉnh thức.
    Trong đạo Phật, không phải một cái gì tự nhiên mà có, không phải bạn tự nhiên buồn, tự nhiên vui, tất cả đều có nhân duyên của nó, nhưng bạn chưa thể tự mình nhìn thấy, vì nó quá nhanh, quá tinh tế. Có thể nói, tỉnh thức chính là nhận diện được chuỗi nhân duyên khi cái này xuất hiện thì cái kia xuất hiện, khi cái này diệt thì cái kia diệt, nếu bạn thấy được toàn bộ sự xuất hiện và đoạn diệt của nhân duyên, bạn là người tỉnh thức.

Chia sẻ trang này