1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp thường thức về Đạo Phật (những thắc mắc nhỏ về Phật Pháp các bạn vui lòng không mở thêm topi

Chủ đề trong 'Yoga - Khí công - Nhân điện - Thiền' bởi pubaby, 06/07/2007.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác lemd nói cũng đúng dưng khí "rài ròng" ! "Người giác ngộ" hay "người tỉnh thức" là các "học rả" sau này diễn ra cho dễ hiểu mờ thui, dưng càng diễn càng dư vào rừng.
    Trong một khía cạnh nào đó chỉ đơn giả thế nì; người thường thì nhận biết mọi việc quanh mình và trong xã hội hay vũ trụ bằng "ngũ quan" thông thường, "ngũ cá môn tiền tố mãi mại". Còn dững bậc Phật-đà thì không chỉ nắm bắt bằng "ngũ quan" thông thường mà bằng cả "tám cái biết" (bát thức) và làm chủ được nó; điều khiển được nó, ứng dụng được nó !
    Ngắn gọn vzậy cho đỡ "nằng nhằng" ! He he he !
  2. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn rất nhiều; xin trích một số đoạn trong bài post của bạn mà tôi muốn thảo luận tiếp
    Nếu nhận thức được các tầng nấc của ý thức bạn nêu trên; thì đã đủ cho sự tỉnh thức ư? Cái bạn nêu cuối cùng là cái vô thức; cũng là cái theo TLH là phần sâu xa nhất của nội tâm con người; nếu hiểu đủ các yếu tố nêu trên thì là tỉnh thức ư?
    Tôi cũng nhận biết được điều này; nhiều người cũng nhận thức được điều này như một điều bình thường? Vậy ta có thể gọi ta là tỉnh thức hay giác ngộ chăng?
  3. DakhachLT

    DakhachLT Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/05/2007
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    1
    Tại hạ hiểu rằng sự "tỉnh thức" cũng có từng mức độ nhất định, và mỗi người tùy theo "duyên nghiệp" của mình sẽ đạt được sự "đốn ngộ" hoặc tuần tự "tiệm ngộ" được đến tầng mức nào đó.
    Ngày nay thông tin "bùng nổ", chẳng bù cho khi xưa muốn tìm đọc những vấn đề này có cảm giác như "lên trời". Tuy vậy hiện nay cũng có điều bất cập là không biết chọn lựa thế nào cho phù hợp.
    Từ khi tại hạ đọc được bộ sách "Phật học phổ thông" của Hòa thượng THÍCH THIỆN HOA thì mọi chuyện xem ra rõ ràng hơn.
    Cũng chính vậy mà bây giờ khi xem vào langmai hay channhu gì đó, tại hạ cảm thấy "chối" !...
  4. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Mình viết là căn cứ trên kinh điển của Phật giáo, không phải tự bịa ra, tuy nhiên chưa có thời gian kiểm tra lại.
    Nói bằng vô thức là nói ngôn ngữ hiện đại, trong Phật giáo không lấy tiêu chuẩn là hiểu hết vô thức hay không, vì mình chưa đạt đến sự tột cùng để so sánh rằng sự thấu hiểu hoàn toàn vô thức có tương đương với sự tỉnh thức hoàn toàn ko? Tiêu chuẩn trong Phật giáo là nếu bạn nhận biết được sự sinh diệt của các đối tượng trong tâm trí, vd bạn nhận thấy sự xuất hiện và tiêu diệt của suy nghĩ chẳng hạn, và nhận thấy sự sinh và diệt của bất kì một đối tượng tâm trí nào thì là tỉnh thức. Nhắc lại, mình không biết là nó có tương đương hoàn toàn với khái niệm vô thức không, nhưng mình cho là nó rộng hơn khái niệm vô thức. Thực ra khái niệm vô thức cũng chưa phải sâu nhất trong tâm lý con người. Theo bạn, bản chất chất của ý muốn là gì? Liệu con người có tự do ý chí ko hay là tất cả mọi quyết định cá nhân đều đã được sắp đặt trước, cách hiểu về vô thức hiện nay không trả lời được những câu hỏi dạng đó.
    Bạn hỏi là nếu hiểu đủ thì có phải là tỉnh thức. Hiểu không bao giờ đủ, phải nhận thấy, giống như bạn có thể hiểu, một món ăn chế biến từ muối, đường, chanh,.. sẽ hơi mặn, hơi ngọt,.. nhưng bạn không bao giờ biết thực sự nó có ngon không, bạn chỉ suy luận, diễn giải, tưởng tượng, cho đến khi bạn nếm món ăn đó. Hiểu về các quy trình tâm thức thì trong sách vở đạo Phật cũng diễn giải nhiều, nhưng bạn chỉ đọc sách thì không thể thấy được. Thấy ở đây giống như bạn thấy các màu sắc, hình ảnh, đối với các đối tượng vô hình như suy nghĩ, cảm giác, thì bạn cảm thấy, tức là cảm nhận nó chứ không phải hiểu về nó bằng một hệ thống ngôn từ là tỉnh thức.
    Tôi cũng nhận biết được điều này; nhiều người cũng nhận thức được điều này như một điều bình thường? Vậy ta có thể gọi ta là tỉnh thức hay giác ngộ chăng?[/QUOTE]
    Chưa hề dính dáng gì đến tỉnh thức hay giác ngộ cả. Ngay trong hiện tại bạn có thấy được sự sinh diệt của các đối tượng đó không, nhiều lúc bạn nhớ lại được đã là khá rồi. Kinh nghiệm thật sự rất khác, kể cả những điều bình dị nhất, những cái bạn nhìn thấy ở đây, đọc được ở đây chẳng hạn, tất cả thế giới sẽ thay đổi. Vd bạn nên biết rằng bản thân những dòng chữ này ko có nghĩa, nghĩa là do bạn được học tập lâu dài thành thói quen, nhưng bạn không thể nhìn chữ mà không kéo theo ý nghĩa tự hiện lên trong đầu. Bạn ko thể chỉ nhìn những dòng chữ này như là những hình ảnh vô nghĩa, như trẻ em chưa đi học. Bạn có thể nhìn chữ tiếng Nga, Nhật đều ko có nghĩa, nếu bạn học ngôn ngữ đó lâu dài, nhìn nó lại ra nghĩa. Bạn có thể hiểu điều đó, những dòng chữ này vốn vô nghĩa, chỉ vì mình được rèn luyện nhiều thành thói quen, nhưng, bạn vẫn không thể nhìn nhận thực tế đó, người nước ngoài thì họ lại làm điều đó rất dễ dàng.
    Tiêu chuẩn giác ngộ, trong kinh sách cũng nói đến, không phải không có. Giác ngộ ở đây không phải là một sự tìm cầu tri thức, một hệ thống ngôn ngữ diễn tả một vấn đề, mà là tự mình nhìn thấy những điều đó. Giống như tôi tả mặt trời lúc bình minh, tròn, lớn và đỏ rực, bạn cũng có thể lặp lại y như vậy, nhưng nếu bạn chưa bao giờ thấy mặt trời lúc bình minh cả, bạn chỉ như một con vẹt, một cái casstte phát lại mà thôi.
    Sự khác nhau là gì? Nếu bạn thật sự nhận thấy cái gọi là giác ngộ, thì sẽ đoạn tận khổ đau, còn nếu bạn có nói hay nói giỏi nói đúng, nhưng khi đối diện với cuộc đời, bạn vẫn còn đau khổ. Do vậy Phật giáo không bao giờ khuyến khích người khác chỉ hiểu bằng ngôn từ, diễn giải, như thế chẳng khác gì người trông tiền tỉ ở ngân hàng mà không được tiêu đồng nào cả. Hơn nữa, cái hiểu bằng ngôn từ qua sách vở rất hạn hẹp, một khi từng trải thật thì tất cả sách vở đều đáng vứt đi, khi thực sự đã nếm món ăn thì việc nghe người khác nói lại về nó qua sách vở là thừa. Tại sao lại phải miêu tả, ca ngợi món ngon qua sách vở, hãy tự mình ăn đi, thế là đủ, còn dù ca ngợi, miêu tả nó hay bao nhiêu vẫn không hết đói được.
    Được lemd sửa chữa / chuyển vào 18:21 ngày 06/07/2007
  5. lemd

    lemd Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/10/2005
    Bài viết:
    1.341
    Đã được thích:
    1
    Đúng vậy, thừa thông tin hay thiếu thông tin đều nguy hiểm, và không biết cách xử lý thông tin thì cũng như nhau cả. Đức Phật dạy, hãy tự đốt đuốc lên mà đi. Đừng chấp nhận hay đừng bác bỏ những điều gì, chỉ vì điều đó do nghe được, do có nhiều người nói, vì truyền thống lâu đời, vì địa vị người nói, vì hợp với ý chủ quan, quan điểm của mình. Nhưng sau khi khảo sát kĩ, biết rõ ràng cái nào là đúng, mang lại lợi ích cho bản thân, được người có trí ca ngợi, hãy chấp nhận điều đó.
  6. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    Điều cốt yếu đầu tiên trước khi bạn muốn tìm hiểu thật rõ và thật chính xác bằng con đường nghiên cứu ngôn ngữ Phật học hay văn tự những giáo lý của Phật giáo, bạn cần phải có tâm Thiện!
    Này pubaby, pubaby đã có tâm Thiện chưa?
    Người có tâm Thiện thì giống như mảnh đất màu mỡ sẽ có thể sinh sôi và nảy nở hạt giống giác ngộ, còn người ko có tâm Thiện hay tâm Thiện chưa đủ thì giống như mảnh đất ko có màu mỡ, khô cằn, ko có nước, hay ko đủ màu mỡ, ko đủ nước sẽ ko thể sinh sôi và nảy nở hạt giống giác ngộ!
  7. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn @lemd đã rất nhiệt tình trong việc giải đáp các câu hỏi! Tôi đã đọc hai lượt bài viết của bạn; đã bình chọn cho bài viết 5*! Ngày mai tôi sẽ đọc lại một lần nữa có gì cần hỏi tôi sẽ hỏi thêm!
    @LHX_NDD: Tự tín là một đức tính rất quí ! Phải tin tưởng rằng mỗi người trong tâm đều có một điểm Phật; chỉ chờ đơm hoa kết trái! Nếu một người chỉ cả ngày suy nghĩ mình là kẻ xấu xa và từ nay chỉ làm việc xấu xa thì chỉ làm hại cộng đồng!
    Ngược lại ; nếu một người luôn nghĩ mình hoàn hảo; đồng nghĩa với thất bại đang đến gần; tâm ngã mạn đang phá hủy thành công và tâm thiện; và còn dẫn đến sự thiệt hại lớn hơn!
    Do đó LHX_NDD; cảm ơn bạn đã nhắc nhở!
  8. pubaby

    pubaby Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    14/02/2007
    Bài viết:
    440
    Đã được thích:
    0
    Hỏi thêm một chút về đoạn này:
    Bát thức (tám cái biết) gồm những cái biết gì vậy?
  9. LHX_NDD

    LHX_NDD Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/06/2004
    Bài viết:
    2.991
    Đã được thích:
    0
    8 cái biết đó là : 5 cái biết của ngũ quan, cái biết của ý thức, cái biết của Mạt na thức (thức về bản ngã, giúp phân biệt chủ thể và khách thể), cái biết của Alạiđa thức (hay còn gọi là Tàng thức, thức tàng chứa tất cả mọi điều trong mọi thức khác, tương đồng một cách mờ nhạt với cái gọi là Trí nhớ trong Bộ Não con người)
  10. KedohoixuDoai

    KedohoixuDoai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/09/2006
    Bài viết:
    1.788
    Đã được thích:
    0
    Nhà bác vzô đọc kỹ TU TÂM sẽ hiểu rõ hơn vzìa "bát thức". Nhà bác "Lệnh Hồ tảcưa" lợi "dộng chuông mõ" vzô tai nhà bác, thành ra khó hiểu hơn !
    Nhà cháu cho rằng chửa ai bi chừ giảng dững cái nì dễ hiểu hơn Hòa thượng THÍCH THIỆN HOA cả !
    Được KedohoixuDoai sửa chữa / chuyển vào 23:54 ngày 06/07/2007

Chia sẻ trang này