1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi - Đáp về Huế: Nơi các bạn có thể gửi những thắc mắc về Huế

Chủ đề trong 'Huế' bởi VietSeism, 05/07/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Hỏi - Đáp về Huế: Nơi các bạn có thể gửi những thắc mắc về Huế

    Sắp tới VS nhận nhiệm vụ của phụ huynh dẫn em đi thi ĐH ở Huế, nếu hội đồng thi ở Tp thì không sao nhưng ngặt nỗi con bé lại thi ở hội đồng: trường THCS Phú Dương, Xã Phú Dương, Huyện Phú Vang mới chít chứ
    Không biết từ tp Huế đi đến địa chỉ trên bao xa ? và đường hướng thế nào ??? ...
    Rất mong nhận được tư vấn của các bạn !
    Cảm ơn trước !
    Mong tin sớm !
  2. deathchuck

    deathchuck Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/09/2003
    Bài viết:
    2.885
    Đã được thích:
    0
    Mình ở Huế mấy chục năm mà không biết cái xã đó nó nằm ở đâu mới cực chứ . Mà lo gì , bữa ni có đội tiếp sức mùa thi ngồi chình ình ở hai đầu cầu Mới đó , có chi tới đó nhờ mấy đứa tình nguyện nớ chở đi là OK .
  3. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    Trên đường về biển Thuận An, cách Tp. Huế khoảng 8km, đường đi khá tốt, mặt tiền đường. Trường THPT Phan Đăng Lưu cũng thuộc xã này, nhưng đi thêm khoảng 3km nữa mới đến. Gần đấy có Làng nướng Nam Bộ nhậu cũng khoái, thích thì qua bên kia cầu Chợ Nọ thăm di tích thời niên thiếu Bác Hồ & gia đình ở
  4. VietSeism

    VietSeism Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/11/2003
    Bài viết:
    1.954
    Đã được thích:
    1
    Vậy à, cảm ơn duongphuongbay nhiều !
    Không biết đến Huế gặp được mem nào không đây, hi vọng gặp được loncon18
  5. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Hồi xưa mình có hỏi tại sao Huế là đất Thần Kinh , sau chả thấy ai trả lời hoặc trả lời chưa được thoả mản lắm! Ai biết trả lời giúp mình! Cảm thấy đúng sẽ vote ngay!
  6. northernstar_2308

    northernstar_2308 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    15/02/2003
    Bài viết:
    3.263
    Đã được thích:
    1
    Cái này tui cũng tịt như bạn và mình đã tìm trên mạng thông tin về câu hỏi này nhưng không có câu trả lời chính xác (mình cũng tìm thấy câu hỏi này của bạn bên Box Sở Thích, bạn hỏi meo_con2712).
    Theo mình người ta Huế là đất Thần Kinh (không phải là thần kinh nhá) vì vùng đất này khi Vua Gia Long chọn để đóng đô để ghi nhận là vùng đất này có thế Rồng cuộn, hổ quỳ(tui nhớ không chắc lắm!); có núi Ngự là bức bình phong cho chắn cộng thêm dòng sông Hương hiền hoà... Tóm lại đây là vùng đất hiếm có để đông đô và phát triển. Phải chăng do kết hợp những yếu tố đặc biệt như vậy mà người ta gọi là đất Thần Kinh, đất thần thánh, linh thiêng? Xin mọi người am hiểu hơn chỉ giáo!

  7. duongphuongbay

    duongphuongbay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/06/2003
    Bài viết:
    1.108
    Đã được thích:
    0
    "Đất Thần Kinh" mang hàm nghĩa vùng đất linh thiêng được chọn làm kinh đô. Hai chữ "Thần Kinh" gắn với xứ Huế kể từ khi vua Thiệu Trị cho ra tập thơ vịnh "Thần Kinh nhị thập cảnh" (20 cảnh đẹp vùng kinh đô Huế), kể từ đó 2 chữ "Thần Kinh" đi vào ca dao dân ca xứ Huế (ví như: đất Thần Kinh trai hiền gái lịch, non xanh nước biếc điện ngọc đền rồng...) và ngày nay nói đến "đất Thần Kinh" là người ta nghĩ ngay đến cố đô Huế chứ không phải nơi nào khác.
    Được duongphuongbay sửa chữa / chuyển vào 22:37 ngày 08/07/2004
  8. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Cái này tui cũng tịt như bạn và mình đã tìm trên mạng thông tin về câu hỏi này nhưng không có câu trả lời chính xác (mình cũng tìm thấy câu hỏi này của bạn bên Box Sở Thích, bạn hỏi meo_con2712).
    Theo mình người ta Huế là đất Thần Kinh (không phải là thần kinh nhá) vì vùng đất này khi Vua Gia Long chọn để đóng đô để ghi nhận là vùng đất này có thế Rồng cuộn, hổ quỳ(tui nhớ không chắc lắm!); có núi Ngự là bức bình phong cho chắn cộng thêm dòng sông Hương hiền hoà... Tóm lại đây là vùng đất hiếm có để đông đô và phát triển. Phải chăng do kết hợp những yếu tố đặc biệt như vậy mà người ta gọi là đất Thần Kinh, đất thần thánh, linh thiêng? Xin mọi người am hiểu hơn chỉ giáo!

    [/quote]
    Xin gửi bài có một phần nhỏ liên quan đến địa thế của Huế:
    [green]TRIẾT HỌC TRONG KIẾN TRÚC
    Trong lịch sử tồn tại hàng vạn năm , đã có lúc Kiến trúc vươn lên thoát khỏi bản chất sử dụng tự thân để đáp ứng một tư tưởng được suy tôn. Nó có thể thể hiện nguyện vọng, sự ngưỡng mộ và cả sự cảm thông.
    Từ thời xa xưa, khi cuộc sống được xem là tạm thời, cái chết là vĩnh cữu thì các công trình chăm lo cho cái chết được các bậc vua chúa quan tâm tới mức các công trình kiến trúc giành cho nó trở thành di sản bất tử. Kim tự tháp Kê-ôp Ai Cập là một bằng chứng như sự đảm bảo gắn chặt với đất. Phải chăng thuyết Thiên Địa Nhân đã có từ thời đó?
    Thời kỳ cổ đại ,khi cuộc sống hoàn toàn phụ thuộc thiên nhiên, thì các kiến trúc đền đài có xu hướng tháp bậc vươn lên trên. Thời kì La Mã được mở đầu bằng những cuộc chinh phạt của đế chế La Mã hùng mạnh. Niềm tự hào chiến thắng và vinh quang của đội quân bất khả chiến bại được thể hiện trong kiến trúc quy hoạch với những con đường viư đại , những hình khối kiến trúc vững chắc, ?nơi mà các đoàn quân chiến thắng trở về. Như câu nói bất hủ:? ALL THE ROADS LEAD TO ROME!?
    Thời Phục Hưng, con người được tôn vinh, là một chủ thể vũ trụ. Được ca ngợi như là một tiêu chuẩn vẽ đẹp, sự hài hoà thiên bẩm,? được biểu hiện như một niềm tin vô hạn. Vì vậy mà những công trình kiến trúc, quy hoạch đô thị được hình thành theo hình tượng ,tỷ lệ, tỷ xích của con người . Mà những ứng dụng đó có thể thấy rõ bởi các tác phẩm của các KTS như Mikenangielo, Albertini: Tượng chàng David được xem là mẩu người chuẩn mực hoàn hảo lúc bấy giờ!
    Khác với Phương Tây, triết học phương Đông đến với con người ko phải bằng đường toả sáng mà bằng con đường thâm nhập. Hệ tư tưởng phương Đông chủ yếu xuất phát từ triết lý của Đạo Phật, Đạo Khổng.
    Phật giáo ra đời từ Ấn Độ từ trước thế kỷ VI trước Công Nguyên. Với mục đích chính thống là tu hành diệt khổ, mong được giải thoát vòng đời và sung sướng miền cực lạc. Phật giáo du nhập vào Việt Nam bằng 2 con đường. Một con đường đi vào miền Nam gọi là phái Tiểu Thừa qua các nước phía Tây (Mianma, Thái Lan,..)Một con đường đi từ phía Bắc gọi là phái Đại Thừa đi qua Trung Quốc, từ thế kỷ thứ II sau Công Nguyên với trung tâm Phật Giáo cổ là Luy Lâu. Đạo Phật vàp VN trở nên dung dị và gần gủi hơnKiến trúc đình chùa, kiến trúc nhà ở dân gian, cũng như kiến trúc kinh thành đời Lý đều mang nặng triết lý đạo Phật . Tư tưởng ?osắc sắc không không? của đạo Phật là một triết lý biểu đạt một quan niệm thế giới hư vô, bản thân vạn vật không có tự tính, không có bản thể độc lập. Hiểu biết nó một cách đầy đủ phải bằng sự nghiền ngẫm, suy tưởng mà người ta gọi là Thiền.
    Mà Thiền được thể hiện rõ trong kiến trúc vườn Nhật Bản: Những khu vườn Nhật Bảnđem lại cho con người những trạng thái tinh thần khác nhau, những tình cảm khác nhau, chỉ cần bằng sự sắp xếp đơn giản những khối đá con đường, những dãi cát uốn như hình sóng, mà tên của mỗi khu vườn như đánh thức một ý niệm riêng.
    Không những thế, tư tưởng ?osắc sắc không không? còn cho ta cái quan trọng hơn là ?othấy? đó là ?oCảm nhận?! Cái mô thức ?okhông gian thiền? được cảm nhận không chỉ bằng ngôn ngữ thị giác, mà còn kết hợp cả bằng âm thanh, ánh sáng ,hương sắc,? Nói không bằng đưa một ví dụ cụ thể, hãy nghe sự luận bàn về một cái vườn Trung Quốc được một văn hào Trung Quốc diễn đạt: ?o Cái vườn như ý là một cái vườn không có được, vườn đó không có bờ cõi, chủ nhân không biết đường ra, người ngoài không biết lối vào. Cây thơm như Lan, Huệ. Hoa tươi như Sen, Cúc. Ríu rít như chim Hạc, Cò, Thuỷ Khê. Suối kêu như đàn. Đá trong vườn hoặc xanh hoặc đỏ, hoặc ngã ngữa hoặc ngửng đầu, hoặc đứng cao muôn trượng?? Thế mới biết cái đẹp lĩnh hội được thật khó biết bao!
    Phương tiện chuyển không gian giữa hai phần rõ rệt trong kiến trúc Phương Đông được thể hiện có thể qua con đường đi dạo, một mặt nước trong, một mái hiên nhà,? Hãy đi vào Văn Miếu Quốc Tử Giám mà xem! Ở Văn Miếu có thể đoạn đường đi dạo thành nhiều khúc:
    Sự nhẹ nhàng: đi trên dải lụa đặt trên thảm cỏ, bước đi chậm và sâu lắng.
    Sự thanh tao: đi bên bể cảnh(sen), bước đi nghiêng, ngắm nước và sen.
    Sự ngỡ ngàng: đi chui qua cổng, như được chuyển qua một thế giới khác.
    Biểu tượng triết lý tồn tại của Phật Giáo là bánh xe luân hồi- một vòng quay vĩnh cửu với bốn giai đoạn của tạo hoá con người: Sinh -Lão -Bệnh -Tử. Điều đó cũng tương ứng với quy luật vận chuyển của thời gian với sự thay đổi của vạn vật theo chu kì Xuân Hạ Thu Đông. Một vòng hở tượng trưng cho sự may mắn. Nếu số 4 là số có sự mở đầu và sự kết thúc của một vòng quay trọn vẹn thì số 3 được xem là may mắn, là sự dang dở của kiếp hồi sinh. Cho nên người Phương Đông ,nói chung ưa số lẻ. Số chẳn là khép lại và kết thúc, số lẽ là sự tiếp tục và nảy nở. Đó là lý do khiến người ta ưa số 3 hơn số 4, số 5 hơn số 6, số 9 hơn số 10?
    (còn tiếp)
    Vòng luân hồi của nhà Phật luôn luôn xoay quanh một trục, trên trục đó là 3 ngôi ngự trị. Ngôi cao nhất là THIÊN, ngôi thấp nhất là ĐỊA, ngôi cấm kị và luôn chú trọng tới các yếu tố thời gian, phương vị và địa điểm. Ví dụ như LONG MẠCH(Mạch rồng): tồn tại trong lòng đất được truyền dẫn đi từ một núi chủ. Trên đường truyền đi có lúc mạch bị đội lên thành những dãy núi cao, có lúc lại lún xuống, cong ra ,uốn vào hoặc quay đi quay lại tựa như con rồng đang cử động gọi là LONG MẠCH! Nơi hội tụ của các LONG MẠCH ấy gọi là HUYỆT!
    HUYỆT ?"theo Phong thuỷ- nhờ quan xát địa hình xung quanhh mà có thể xác định được! Vị trí đó nếu trước mặt(Nam) có hình con chim sẽ đỏ (CHÂU TƯỚC). Phía sau lưng có núi úp hình con rùa (HẮC QUY), có nơi ví hình con chim vũ(HUYỀN VŨ). Bên trái có hình ngọn núi chắn bảo vệ có dạng hình con Hổ (BẠCH HỔ), bên kia cũng có hình dãy núi nâng lên hạ xuống như hình con Rồng(THANH LONG). Ở Việt Nam có kinh đô THĂNG LONG đời LÝ, thành PHÚ XUÂN được xem là Huyệt nhờ thuyết trên. ĐÓ chính là những quy hoạch đô thị VN chịu ảnh hưởng của thuật PHONG THUỶ.
    Hãy phân tích thành THĂNG LONG: về thế có phía Tây có dãy Tản Viên làm chủ sơn, phía Bắc có dãy Tam Đảo chầu về, lại có sông Tô Lịch và Nhị Hà gặp nhau như rồng cuộn khúc, tạo ra nguồn tụ sinh khí. Chiếu dời đô của Lý Công Uẩn có viết:? Đó là nơi thích trung của trời đất, có thế Hổ phục Rồng chầu, muôn vật cực kì phồn thịnh vui tươi. Xem khắp nước Việt đó là nơi Danh thắng, và là đô thành bậc nhất đáng đặt làm kinh sư cho muôn đời??
    [blue][green]Thành Phú Xuân Huế cũng vậy: phía Bắc có dãy Hoành Sơn che chắn, phía Nam có núi Bạch Mã, phía Tây có dãy Trường Sơn được coi là chủ Sơn của thế đất chạy dài từ Tây Bắc xuống Đông Nam. Phía Đông có biển ngăn cách. Theo Phong Thuỷ thì đây là kiểu đất Hoành Sơn có nhiều LONG HỔ nhiều tầng nhiều lớp che chở. Có thể đánh giá là đất đắc địa ,sản sinh nhân tài. Về Hình ,thành Phú Xuân đặt bên bờ Bắc dòng Hương Giang, và nó được coi là Minh đường của Kinh Thành. Thành hơi quay lệch về hướng Đông Nam để lấy núi Ngự Bình làm tiền án tránh gió xấu và vừa để trước kinh thành có khúc sông uốn cong hình cánh cung. Hai bên có cồn Hến và cồn Dã Viên đông chầu(THANH LONG, BẠCH HỔ) Và cuối cùng ngôi ở giữa là NHÂN!. Nếu tốt 3 ngôi(THIÊN THỜI ĐỊA LỢI NHÂN HOÀ) thì thế giới an bình. Khuyết một ngôi là ko trọn vẹn. Triết học hiểu THIÊN như là một sức mạnh từ trên cao, Địa như một chổ dựa vững chắc ở dưới, NHÂN là ngôi chủ..Quan hệ giữa chúng là ?oĐất chở - trời che - người ứng biến?.
    Đó là đạo Phật! Còn đạo Khổng thì xuất phát từ Trung Quốc, cơ sở của đạo Khổng là thuyết ÂM ?" DƯƠNG và kinh dịch. Riêng phần này thì tôi chả hiểu nhiều nên không tiện bàn về nó, chỉ biết ảnh hưởng của thuyết âm dương đối với kiến trúc cũng khá nhiều , dựa trên các cặp phạm trù đối lập : sáng - tối, lồi ?" lõm, động - tỉnh, cao - thấp,?
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 13:02 ngày 09/07/2004
    Được kts_june sửa chữa / chuyển vào 13:05 ngày 09/07/2004
  9. kts_june

    kts_june Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/10/2003
    Bài viết:
    1.347
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn nhiều! Cái này đúng rồi, hồi xưa cũng có nghe đến 12 cảnh đẹp của Kinh đô thế mà mình không nghĩ tới!

Chia sẻ trang này