1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp về việc học và hiểu Luật

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi t618, 18/10/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. marlight

    marlight Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/12/2004
    Bài viết:
    116
    Đã được thích:
    0
    Đúng là khi ban hành các Bộ Luật/Đạo Luật/Luật thì ko có quyển sách nào đi kèm để giải thích (theo cách chính thống). Tuy vậy, tất cả các LUẬT của Việt Nam bao giờ cũng có 1 hệ thống các Nghị định, Thông tư để hướng dẫn thi hành, xét về khía cạnh nào đó cũng có thể coi là 1 cách giải thích, mặc dù nhiều khi văn bản giải thích lại mâu thuẫn với văn bản được giải thích [xx( ] Bên cạnh đó có một số cuốn sách tham khảo như bình luận khoa học BLHS, BLDS... nhưng những loại sách này lại ko được coi là căn cứ để áp dụng/.
    Đoạn trên bạn diễn đạt chưa chính xác, có lẽ bạn muốn nói chỉ UBTVQH có thẩm quyền giải thích Hiến Pháp, luật, pháp lệnh? Điều này hoàn toàn đúng. Nhưng như đoạn trên tớ vừa đề cập, trên thực tế vẫn thường thấy Chính phủ và các Bộ, TANDTC, VKSNDTC khi ban hành các Nghị định, thông tư để hướng dẫn thi hành luật thì vẫn có kèm theo giải thích luật. Kí này tạm gọi là truyền thống, tớ chả dzám bình luận
    Cả 4 phương án trên đều không thể dẫn đến kết quả: hiểu thấu đáo luật . Nói chung là quan tâm đến lĩnh vực/vụ việc cụ thể nào thì tìm hiểu về lĩnh vực đó thôi.
  2. khoiks

    khoiks Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/11/2005
    Bài viết:
    554
    Đã được thích:
    1
    ===============
    Tối qua hí hửng viết một bài thiệt dài định trả lời cho Sony-Ericsson (hàng Châu Âu) nhưng nửa chừng bị mất địên. Bây giờ đọc lại có cảm giác đang ngồi đối diện với Lại Văn Sâm, và sắp thành triệu phú. Bác cứ hỏi kiểu thế, ai mà trả lời tốt sẽ đương nhiên vượt qua 15 câu hỏi!
    Chắc dạo này Sóng yếu hay sao ấy?!
  3. FNguyen1

    FNguyen1 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2004
    Bài viết:
    421
    Đã được thích:
    0
    Tui nghĩ cái này bác hiểu hơi bị sai lạc. Luật của nước ngoài tương đối đọc dễ hiểu đối với dân thường. Cái khó hiểu là những văn bản có dính tới luật do bọn luật sư soạn ra để làm người ta lạc lối mới là khó hiểu, chẳng hạn như mấy cái hợp đồng này nọ. Với lại tiến trình tố tụng nó có luật lệ, phép tắc đâu ra đó mà chỉ có người học luật mới rành rẽ. Vô ý làm sai là mất quyền lợi như chơi. Vì vậy người ta mới cần luật sư kinh nghiệm trong các vụ án quan trọng.
    Đương nhiên luật nước nào cũng có những lỗ hổng mà người ta dựa vào đó để diễn giải theo ý mình, nhưng cuối cùng thì toà án mới là nơi của phán quyết cuối cùng.
  4. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0

    Chào bác
    Em chỉ nghĩ đơn giản là không biết thì hỏi, và viết những gì mình cho rằng là đúng ra để các bác chỉ dẫn giúp em thôi.
    Cảm ơn bác đã viết trả lời nhưng chưa thành.
  5. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Nhờ các bác giúp tiếp ạ
    Câu hỏi cũ :
    +Hiện nay Việt Nam ta có bao nhiêu bộ luật hiện hành ?
    +Có bao nhiêu dự luật đang chờ duyệt ?
    +Chả nhẽ giờ cứ có vấn đề gì ta lại tòi ra một bộ luật à, và liệu như thế, có dẫn đến tình trạng chồng chéo nhau không ?
    Câu mới :
    Hệ thống luật pháp theo kiểu : Án tại hồ sơ và Án lệ hiện nay được áp dụng trên thế giới thì cái nào nhiều hơn. ?
  6. Remediot

    Remediot Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/02/2003
    Bài viết:
    442
    Đã được thích:
    0
    Đúng như bạn nói, một điều luật hay, tốt là một điều luật có thể hiểu mà không cần bất cứ một sự giải thích nào . Tuy nhiên điều này không phải lúc nào cũng làm được. Dù rằng, khi xây dựng các quy phạm pháp luật người ta đã cố gắng sử dụng những từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, không đa nghĩa, dùng câu ngắn và cấu trúc đơn giản; ở phần đầu các văn bản luật cũng thường đưa ra định nghĩa cụ thể cho một khái niệm nào đó được sử dụng phổ biến trong văn bản ấy.
    Nếu đọc những luật thông thường (không phải luật mang nhiều tính chất chuyên ngành hẹp), một người dân bình thường có thể không thấy vướng mắc gì . Tuy nhiên, vấn đề vướng mắc thường xuất hiện khi áp dụng pháp luật, cái này là tất yếu không thể tránh khỏi. Thực tế đã có rất nhiều trường hợp hiểu luật khác nhau, thậm chí trái ngược nhau. Thắc mắc của bạn về Điều 30 Bộ luật dân sự có thể là một ví dụ: "nếu khi sinh ra chết ngay, chính quyền không phải làm giấy khai sinh".
    Ở đây, từ ngữ đều là những từ phổ thông, đơn giản. Tưởng chừng ai cũng hiểu: nếu một đứa trẻ chết ngay sau khi sinh ra, sẽ không phải làm giấy khai sinh.
    Vậy thế nào là "sinh ra và chết ngay" ? Là chết sau khi lọt lòng 1p, 5 phút, 10p, 15p , 1 giờ , 7 giờ...? Sẽ chẳng ai quan tâm lắm đến điều này, nhưng nếu có phát sinh quan hệ thừa kế liên quan đến đứa trẻ này thì vấn đề sẽ vô cùng phức tạp, sẽ lập tức có thắc mắc cụ thế thế nào là "sinh ra và chết ngay" , thế nào là "sinh ra và còn sống" ( Bạn xem Điều 635 Bộ luật dân sự về "người thừa kế", có quy định người thừa kế có thể là người "sinh ra và con sống" sau thời điểm mở thừa kế). Vậy 1 đứa trẻ sinh ra và chết sau 1p, 5p, 10p được coi là "sinh ra và còn sống" hay "sinh ra và chết ngay"? Cái này lại cần phải giải thích? Vậy ai sẽ là người giải thích, đôi khi chẳng có ai chính thức giải thích cả.
    Những điều tương tự như thế này nhiều lắm, thường xuyên xuất hiện khi áp dụng pháp luật, và người lựa chọn cách hiểu, cách giải thích hợp lý trong tranh chấp sẽ là Toà án (ở Vn thì hơi hạn chế). Tất nhiên người ta vẫn hướng tới việc tạo ra những điều luật tốt và không cần giải thích, nhưng không phải lúc nào cũng có thể lường trước được tính đa nghĩa của ngôn từ, và những thứ cần giải thích vẫn sẽ rất rất nhiều.
    Cuối cùng, bạn có nói về việc làm thế nào để hiểu thấu đáo luật. Theo Re thì luật cũng như những lĩnh vực khác thôi, nếu bạn thực sự quan tâm và bỏ thời gian tìm hiểu, dần dần sẽ thấy mình... chẳng hiểu gì cả , trước mắt cứ đọc nhiều sách đã, bắt đầu bằng những thứ căn bản.
  7. Nguyenthiquynhnga

    Nguyenthiquynhnga Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/05/2004
    Bài viết:
    1.949
    Đã được thích:
    0
    Tôi cần giúp ngay.
    Ông A lấy vợ, có con là anh B, sau đó ly hôn, chia tài sản được 300 triệu.
    Lấy bà H, không nhập số tiền trên vào tài sản chung của vợ chồng.
    Trong quá trình sống chung hai người tạo dựng được số tài sản chung là 200 triệu.
    Sau đó ông A và anh B chết cùng thời điểm do tai nạn.
    Vợ anh B đề nghị bà H chia một phần di sản của ông A cho cháu C (con ruột của anh B) nhưng bà H không đồng ý vì cho là ông A không dể lại di chúc, và cháu C chỉ là cháu nên ko được.
    Theo quy định của Bộ luật dân sự 2005 thì cháu C có được hưởng thừa kế của ông A ko? Nếu được thì số tiền là bao nhiêu?
    Cảm ơn khi các bạn nhanh nhanh giúp đỡ, hì!
  8. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Em mạnh dạn bày tỏ ý kiến (chỉ mang tính tham khảo nhé, vì em mới nghiên cứu, nếu sai thì các bác chỉnh cho em luôn nhé)
    Do ông A và ông B chết cùng 1 thời điểm, nên cóc biết ông nào chết trước ông nào chết sau. Cho nên sẽ không xét thừa kế cho ông B. Mà sẽ xét theo nguyên tắc nhân đạo của pháp luật. Chia số số tài sản mà ông A có thành các phần thừa kế (bao gồm, phần của ông B, phần của vợ 2 ông A, các con của ông A với bà vợ 2)
    Cháu C sẽ được khoảng 2/3 của 1 phần đó
    Được t618 sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 22/10/2006
  9. binhgiapho

    binhgiapho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/06/2004
    Bài viết:
    818
    Đã được thích:
    0
    Theo điều 677 ( Thừa kế vị) trong trường hợp con của người kế vị chết cùng thời điểm với người để lại di sản thì cháu được hưởng phần mà cha hoặc mẹ cháu được hưởng nếu còn sống.
    Nếu thế cháu C sẽ được hưởng?
    Theo điều 676 ( Thừa kế theo pháp luật) thì cháu C thuộc hàng thừa kế thứ hai ( cháu nội của ông A), sẽ được hưởng do cha là người ở hàng thừa kế thứ nhất đã chết.
    Cơ bản là được hưởng bao nhiêu tiền?
    2/3 số tài sản quy định ở đâu?
  10. t618

    t618 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2005
    Bài viết:
    432
    Đã được thích:
    0
    Thanks bác. Em vừa đọc lại đúng là như bác nói
    Do em nhớ là đã đọc luật có đoạn : Về nguyên tắc thì những người có quyền thừa kế di sản của nhau mà chết cùng thời điểm thì không được quyền thừa kế của nhau. Cho nên mới nghĩ như trên
    Được t618 sửa chữa / chuyển vào 21:54 ngày 22/10/2006

Chia sẻ trang này