1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp về Vĩnh Xuân

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tnphuc, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. visser_ba

    visser_ba Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    13/06/2002
    Bài viết:
    1.614
    Đã được thích:
    0
    tập kiểu này chắc sang vĩnh biệt =)) =)) =))
  2. minusa

    minusa Thành viên tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2006
    Bài viết:
    782
    Đã được thích:
    1
    Vịnh xuân có dễ áp dụng trong chiến đấu tự vệ thực tế không ? vì em thấy hầu hết chỉ đề cập đến phương diện dưỡng sinh , rèn luyện cơ thể và tâm trí là chính , mà học vĩnh xuân còn có một khó khăn lớn là luôn phải có bạn tập cùng chứ không tự luyện ở nhà được , mà tìm được người tập lâu dài với mình là rất khó .
  3. tnphuc

    tnphuc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/12/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    Theo những gì mình biết thì VX có đòn chân.
    Bộ pháp VX là bộ pháp có tốc độ di chuyển cực nhanh trong phạm vi hẹp.
    Quét và vật đơn thuần thì không có, nhưng một yếu tố rất quan trọng là người tập VX luôn có xu thế làm đối phương mất thăng bằng hoặc co cứng. Hai điều này cũng có thể làm ngã đối thủ trong thực chiến...

    Đặc điểm khua khoắng loạn xị thì tình hình chung của các anh em chưa có cái đầu lạnh mà. Khi thực chiến hay giao đấu tập, cơ bắp căng cứng, tay chân run rẩy, đầu óc cũng căng thẳng làm sao mà phát huy được hết các đòn thế đã học. Hơn nữa các môn nội gia thời gian tập sẽ cần dài hơn, phải có được tinh thần VX trong con người mới có thể phát huy được những gì đã tập.
    Có cao nhân nào khác xin cho thêm ý kiến.
  4. vutuan2007

    vutuan2007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2007
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    tập muốn nhanh phải chậm nghĩa là sự công phu khổ luyện không nôn nóng
    khi đã nhuần nhuyễn rồi thì rất nhanh
  5. bachnhancusi

    bachnhancusi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/12/2006
    Bài viết:
    18
    Đã được thích:
    0
    Mình có một người bạn ở quận Hai Bà Trưng, Hà Nội mún học Vịnh Xuân...có ai bít quận HBT chỗ nào dạy VX xin chỉ giáo...
  6. Doanthithieugia

    Doanthithieugia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/04/2006
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    ________________________________

    Vịnh xuân là môn võ rất chú trọng đến kỹ thuật, động tác. Có thể nói là đến mức tỉ mỉ. Nói chung là khá khó học. NHững ai đã học những môn võ cương dương như Karate, Taekwondo, Shán shẩu (^^), boxing, Mọi Thái tới 1 trình độ nhất định...thì tập môn này hơi bị khó. Đòn chân của Vinh Xuân có, nhưng đá rất thấp, chủ yếu để kê để hạn chế cước pháp của đối phương. Vịnh Xuân có những đòn đỡ bằng tay khá hiệu quả, dùng nhu kìnhđể tiêu giảm công lực của đòn đánh, cách tránh đòn của VX cũng hiệu quả khi chỉ cần xoay ng hoặc rút chân là có thể tránh dc đòn thế ở tầm gần. Quét và vật có thể nói là 1 trong số những bài tập chủ yếu của VX, thông thường sau khi tập các động tác kỹ thuật xong thì sẽ có chia ra từng cặp để tập (hình như gọi là đấu hổ hay sao í, cái này mình ko nghe rõ). đấu hổ này mỗi ng sẽ đặt 2 nắm quyền lên phần ngực đối phương rồi cả 2 dùng sức đẩy nhau, trong lúc đẩy có thể vặn vẹo ng để quyền của ng kia trượt ra khỏi người mình và sẽ lao chúi về phía trc...Khi tập đến trình độ cao hơn thì 2 người sẽ đứng trên lốp ôtô đẩy nhau để tập bộ pháp vững vàng... Nói chung là có nhiều bài tập, vật và quét chân là có trong đề cương huấn luyện, nhưng đòn quét của vinh xuân là quét trong thế đứng áp sát, chứ ko phải quét xoạc chân, ng quay 360 độ đẹp mắt như karate hay tếch kôn đô. Tập VỊnh Xuân nói chung là khá là khó nên cao thủ ko nhiều. Có 1 dạo trong giới tập VX lưu truyền 1 câu chuyện là 1 đại đệ tử của thầy gì (tôi quên mất tên rồi, nhưng nói chung cũng nổi tiếng lắm) thách đấu với 1 tuyển thủ karate Hà Nội ở nhà thi đấu Trịnh Hoài Đức. Mới được một lúc đã bị tuyển thủ Karate đó đánh cho chạy như vịt. Theo tôi biết thì mọi ng thích VX vì xem phim Diệp Vấn. Là phim mà, với lại Diệp Vấn có thể là 1 trong số ít cao thủ VX thật sự! Môn võ nào cũng có cái hay, ko chỉ nên học 1 môn, cũng ko nên theo nhiều quá. Học những môn mà mình thấy hợp với mình và lấy cái này bổ trợ cho cái kia, để võ công đạt đến cảnh giới cao hơn. Nhưng điều tôi muốn chia sẻ cho các bạn đó là những ng võ học càng cao thì đạo đức càng tốt. Đạo càng cao thì võ càng nhanh tiến bộ. Thầy dạy Karate của bạn tôi là tôn sư dc võ đạo Nhật Bản công nhận. Thế nhưng nhìn ông ấy rất bt, ko ai biết ông là cao thủ võ đạo (cảnh giới ngọa hổ tàng long).. Có 1 số ng đạt tới cảnh giới nhìn thì bt nhưng có thể nhận ra là cao thủ khi quan sát đôi mắt và dáng đi của họ (tất nhiên cũng phải là cao thủ mới nhận ra dc)...Loại ng này thấp hơn cảnh giới ngọa hổ tàng long 1 chút!
  7. jeehoon

    jeehoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    IP Chun ( diệp chuẩn)

    http://www.youtube.com/watch?v=jkydJbzgwg4&feature=related

    IP Chinh ( Diệp chính)

    http://www.youtube.com/watch?v=sGW5ifCssXk

    Diệp Phương

    http://www.youtube.com/watch?v=OZy5dG--z4A&feature=related

    Vĩnh xuân cuối cương đầu nhu,Về cơ bản giai đoạn đầu theo mình thì tập nhuyễn các bài quyền, bài đánh mộc nhân sinh nội khí cơ thể, càng nhuyễn càng đánh càng co khí lực, càng tập linh giác càng tăng, Vx lợi thế đánh phạm vi hẹp, các đòn liên hoàn đấm, chặt vào các vị trí hiểm ngoài ra quăng, quật, kéo, giật... giảm lực rồi đánh bật khớp uy lực khủng khiếp. Chân thì học các bộ pháp các mã đánh chiếm vị trí để vào các đòn thế như trên, ngoài ra các đòn phá khớp chân, và phá trụ, thực chiến theo em cực tốt, yêu cầu người tập có đam mê vừa có đức, có nhẫn, có sự điềm tĩnh.

    Sau đấy đến các giai đoạn sau...

    Gặp cao thủ đã không đánh thì thôi chứ đã đánh rồi gẫy tay, bay khớp, nhưng theo e cao thủ thì thường qui ẩn hết :) roài.


    Vài lời bàn luận theo cá nhân ^^
  8. jeehoon

    jeehoon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/12/2005
    Bài viết:
    207
    Đã được thích:
    0
    Vịnh Xuân quyền

    Vịnh Xuân quyền (詠春拳, Wing Chun, ving tsun, Wing Tsun, Wing Chun kuen, Wingchun-kuen) còn được biết đến dưới tên gọi là Vĩnh Xuân quyền (永春拳), Vịnh Xuân Kungfu (詠春功夫) hay Vịnh Xuân phái (詠春派), là một môn võ thuật có nguồn gốc từ . Bên cạnh thiểu số cho rằng rất có thể môn phái đã có lịch sử không dưới 400 năm, hầu hết đều khẳng định nguyên khởi Vịnh Xuân quyền từ phong trào phản Thanh phục cách đây chừng 2 thế kỷ. Môn phái đã du nhập đến các quốc gia lân cận và phương Tây trong thời hiện đại, sau khi sự thành đạt của Lý Tiểu Long trên màn ảnh những thập niên 70 đã giúp phát dương quang đại hình ảnh môn phái khắp thế giới, đưa Vịnh Xuân quyền từ chỗ chỉ được truyền dạy âm thầm trong các gia tộc trở thành một trong những phái võ thuật được nhiều người biết đến và say mê luyện tập nhất, với hàng triệu đệ tử và hàng chục chi phái trên toàn thế giới

    Lịch sử và tên gọi của môn phái

    Cho đến nay, những cứ liệu lịch sử chính xác về quá trình hình thành, phát triển của môn phái vẫn còn chìm trong mây mù của thời gian. Nhưng có một điểm hầu hết các thuyết đều thống nhất, đó là thời gian ra đời của môn phái nằm trong khoảng giai đoạn phong trào phản Thanh phục Minh ở Hoa lục, cách ngày nay trên dưới 200 năm, đang phát triển rầm rộ. Chi tiết hơn về niên đại, Vương Thái trong Sổ tay Võ thuật còn viết: "Võ phái Vịnh Xuân ra đời gần 2 thế kỷ, vào năm [Gia Khánh[/URL] đời Thanh (1810), thuộc Nam Phái Thiếu Lâm"[1].
    Một số học thuyết về lịch sử môn phái đã nhấn mạnh vai trò sáng tổ của các nhân vật có liên quan đến phong trào khởi nghĩa dưới ngọn cờ khôi phục Minh triều thông qua việc chiết tự tên môn phái. Theo đó, chữ Xuân 春 được hiểu bao gồm 3 chữ Đại (大), Thiên (天) và Nhật (日) (ánh sáng bao la khắp gầm trời) ngầm ý chỉ nhà Minh (明), và chữ Vĩnh (永) với ý nghĩa mãi mãi, hoặc chữ Vịnh (詠) có ý nghĩa ca ngợi.
    Một thuyết khác cho rằng ******** của môn phái võ Vĩnh Xuân quyền là Nghiêm Vịnh Xuân, con gái của Nghiêm Nhị, học trò của Ngũ Mai lão sư thái. Sau đó Nghiêm Vịnh Xuân truyền lại cho chồng là Lương Bác Trù, Lương Bác Trù sau đó phát triển môn võ và đặt tên là Vịnh Xuân Quyền [2].
    Một thuyết khác lại cho rằng, Vịnh Xuân Quyền bắt nguồn từ một người hát kịch và giỏi võ thuật dưới triều Hoàng Đế Ung Chánh (1723-1736) tên là Trương Ngũ, tự Than Thủ Ngũ ở Hồ Nam đến Phật Sơn truyền lại môn võ này và rồi truyền từ Than Thủ Ngũ tới Hoàng Hoa Bảo, Lương Nhị Để và Đại Hoa Diện Cẩm (A Cẩm) [2].

    Bàn về hệ thống kỹ thuật của Vịnh Xuân quyền, trên sự quan sát bề nổi của nhiều người, đó là cảm nhận về một hệ thống khá đơn giản với vài ba bài quyền, một bài côn, một bài đao và một bài mộc nhân thung. Thật hiếm có một võ phái nào khác chỉ dựa trên nền tảng một vài bài quyền và bài binh khí như vậy. Tuy nhiên, Vịnh Xuân quyền không nhấn mạnh vào tính hình thức và do đó rất khó khăn để trở thành một hệ thống để biểu diễn. Các bài quyền không phản ánh tính chất quy ước cho các chiêu thức, phân thế cụ thể từng chiêu tấn công hay phòng thủ (chẳng hạn như một số võ phái dạy đòn thế theo kiểu khi đối phương đấm thì ta đỡ thế nào và phản công ra sao), mà là những nguyên lý tấn công và phòng thủ rất cần sự sáng tạo của môn sinh khi ứng dụng thực chiến. Theo những võ sư Vịnh Xuân lão luyện, yếu lĩnh tự nhiên tính được đề cao hàng đầu, vì vậy những người cố gắng theo đuổi vẻ đe dọa bên ngoài của động tác sẽ không bao giờ phát triển được trong môn võ này. Kỹ thuật các dòng Vịnh Xuân quyền trên thế giới cho thấy tính chất "đại đồng tiểu dị" với những điểm giống nhau là căn bản, bao gồm trong nó những nguyên lý xuyên suốt khi luyện tập các bài quyền; khái niệm "xả kỷ tòng nhân" (quên mình theo người), "thính kình" (nghe lực), "tâm ứng thủ” (khi đầu óc nghĩ đến một đòn đánh là chân tay thực hiện thành công); hệ thống đòn chân không có đá xoay người hay đá bay; hệ thống thủ pháp nhu nhuyễn nhưng nhanh và mạnh như roi quất; tấn pháp kiềm dương mã tự, xước mã (đạp bộ); công phu niêm thủ, niêm cước, trao đổi thân, niêm cônđao; và các bài luyện tập trên mộc nhân thung.

    Quyền pháp

    [​IMG]
    Hệ thống quyền của môn phái theo truyền thống khá đơn giản với ba bài quyền ứng với trình độ môn sinh từ sơ cấp, trung cấp đến cao cấp gồm: Tiểu Niệm Đầu, Tầm kiều và Tiêu chỉ. Khác với chi phái tại Hồng Kông, tại Quảng Đông bài Tiêu chỉ được dạy trước bài Tầm kiều. Nhiều dòng phái Vịnh Xuân hiện nay có chương trình quyền pháp khá khác biệt, với những bài như Thập nhị thức, hệ thống Ngũ hình quyền, Vĩnh xuân quyền (bài quyền), Khí công quyền (còn gọi là Vịnh xuân khí công, Bối khí quy chi), Hạc hình thủ bộ, Tiểu mai hoa, Đại mai hoa v.v. và có thể không có hai bài Tầm kiều, Tiêu chỉ. Tuy nhiên, những bài tập rời với những nguyên lý, kỹ pháp của Tầm kiều, Tiêu chỉ vẫn được truyền dạy như cơ bản công và cơ bản kỹ thuật trong suốt những năm tháng môn sinh đến với Vịnh Xuân quyền. Theo Đại sư Nam Anh trên quan điểm của Vịnh Xuân quyền Việt Nam, ba bài tập thịnh hành trong hệ Vịnh Xuân quyền Hồng Kông hiện nay (ý nói Tiểu Niệm Đầu, Tầm Kiều và Tiêu chỉ) thực chất không thể coi là các bài quyền, mà là ba giai đoạn trong tiến trình luyện tập của môn sinh [3].
    Tiểu niệm đầu

    Khác với các võ phái dựa trên cơ sở căn bản là phải luyện tập vững vàng mã bộ (tấn pháp) và ngoại lực trước khi bắt đầu được truyền dạy những bài quyền đầu tiên, ngay từ những ngày đầu nhập môn Vịnh Xuân quyền, môn đồ đã được truyền dạy Tiểu niệm đầu. Bài quyền này (còn có những tên gọi khác như Tiểu luyện đầu, Tiểu hình ý, Tam bái phật), là căn bản để môn sinh thành thạo những thủ pháp đặc trưng của Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ, cổn thủ, nhật tự xung quyền, khuyên thủ, tán thủ, phục thủ, phách thủ, đấm tam tinh v.v. trên một tấn pháp duy nhất từ đầu đến cuối bài là Kiềm dương mã tự, hay nhị tự kiềm dương mã áp dụng ở tư thế chính diện, chính thân, nên còn được gọi là chính thân nhị tự kiềm dương mã. Việc làm quen tấn pháp này với sự kết hợp thủ pháp (các chiêu thức của bài đều xuất phát từ trung tuyến), cho phép môn sinh rút ngắn được thời gian luyện tập bởi ngay từ những ngày đầu đến với môn phái đã được rèn luyện không chỉ mã bộ mà cả các chiêu thức nền tảng.
    Lời thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Đĩnh:
    1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
    2. Giao thoa than thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
    3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
    4. Than thủ bán khuyên thủ hộ thủ phục thủ
    5. Trắc chưởng chánh chưởng than thủ khuyên thủ thâu quyền
    6. Tả hữu án thủ hậu án thủ tiền án thủ
    7. Lan thủ phất thủ lan thủ song chẩm thủ tiêu chỉ thủ
    8. Trường kiều án thủ song đề thủ thâu quyền
    9. Trắc chưởng hoành chưởng thâu quyền
    10. Than thủ chẩm thủ quát thủ
    11. Lao thủ hạ lộ hoành chưởng thâu quyền
    12. Bàng thủ than thủ ấn chưởng thâu quyền
    13. Thoát thủ liên hoàn xung quyền thâu cước
    Lời thiệu bài Tiểu niệm đầu theo Lương Quan Mãn:
    1. Khai thung mã
    2. Song giao tiễn
    3. Bài chỉ
    4. Phật chưởng
    5. Sát thủ
    6. Lạp thủ
    7. Xí chưởng
    8. Than thủ
    9. Bàng thủ
    10. Thoát thủ
    Tầm kiều

    Như tên gọi của bài, tầm kiều (tìm cầu) chỉ rõ mục đích bài là tìm cây cầu nối giữa công và thủ, hoặc, tiếp được tay đối phương để từ đó phát hiện sơ hở tấn công. Bài chú trọng luyện chuyển bộ theo bộ pháp xước mã đặc biệt của môn phái với thế tấn trắc thân kiềm dương. Lúc tiến theo thế "đạp bộ" hay còn gọi là "leo núi", chân trước bước kéo chân sau theo, trọng tâm thân thể luôn đặt tại chân sau. Lúc địch thủ tấn công, thế "chuyển mã" dời trung tâm tuyến và dẫn đòn đối thủ vào khoảng không. Đây là lý thuyết "dùng bộ pháp tìm tay (tầm kiều) đối thủ", "dùng eo xoay phá giải đòn công của địch". Bài có ba thế cước: đề thoái, trực đăng thoáitrắc sanh thoái, dùng chân trước để đá, chân vừa đá liền tiến một bước tới để nhập nội liên hoàn đả kích đối thủ. Những đòn tay mới được giới thiệu trong bài là chánh thân vấn thủ, phê tranh, xuyên kiều, trắc thân án thủ, trừu chàng quyền, đàn kiều xung quyền.
    Lời thiệu bài Tầm kiều theo Diệp Chuẩn:
    1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
    2. Giao xoa than thủ giao xoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
    3. Nhật tự xung quyền khuyên thủ thâu quyền
    4. Xuyên kiều chuyển mã cập lan thủ (tả hữu phê tranh)
    5. Song phục thủ phách thủ chánh chưởng cập hộ thủ
    6. Chuyển thân lan thủ giao xoa than thủ cập chuyển thân bàng thủ
    7. Lan thủ xung quyền phất thủ phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền
    8. Cầm lan trắc thân lan thủ khởi để thoái
    9. Hoành đạp bộ trắc thân bàng thủ cập trắc thân giao xoa than thủ tam thức
    10. Trừu bàng quyền phục thủ thoát thủ khuyên thủ thâu quyền
    11. Trực đăng thoái đạp bộ đê bàng thủ cập song than thủ chánh thân song vẫn thủ
    12. Song trất thủ song ấn chưởng thâu quyền
    13. Chuyển thân trắc sanh thoái trắc thân án thủ đàn kiều xung quyền
    14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu thức
    Lời thiệu bài Tầm kiều theo Lương Quang Mãn:
    1. Khai thung mã
    2. Song giao tiễn
    3. Bài chỉ
    4. Tầm kiều
    5. Lan kiều thủ
    6. Đơn bàng thủ
    7. Song bàng thủ
    8. Tam không thủ
    Tiêu chỉ

    Tiêu chỉ (phóng ngón tay) cho thấy tinh thần của bài. Đây là cấp độ tột cùng để chiến đấu tự do, với các ngón tay duỗi thẳng xỉa dẫn đạo linh hoạt thay vì một nắm đấm có tính chất cương mãnh. Bài áp dụng nguyên lý "dĩ công vi thủ" (lấy công làm thủ) và "dĩ đả vi tiêu" (lấy đánh làm hóa giải), "dùng eo phát lực" và "lực quán chỉ". Những kĩ thuật mới là quải tranh, trắc thân vấn thủ, thượng hạ sạn thủ, khuyên cát thủ, thượng hạ canh thủ và bộ pháp khấu bộ. Riêng thế đánh chỏ, chi phái Hồng Kông chỉ có một đòn (chỏ đánh chéo từ trên xuống), sau Diệp Chuẩn thêm hai thế khác: phê trửu (chỏ đánh ngang) và cập chửu (chỏ đánh chéo từ dưới lên) bổ sung từ chi phái Quảng Đông, cho bài một sắc thái đặc biệt linh hoạt.

    Lời thiệu bài Tiêu chỉ theo Diệp Chuẩn:
    1. Mã khai bán bộ chi nhị tự kiềm dương mã
    2. Giao thoa than thủ giao thoa bát thủ cổn thủ thâu quyền
    3. Nhật tự xung quyền khuyên cát thủ thâu quyền
    4. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ thâu quyền
    5. Khẩu bộ chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ hạ lộ sạn thủ
    6. Phục thủ thoát thủ thâu quyền
    7. Chuyển thân quải tranh tiêu chỉ thủ
    8. Phục thủ thoát thủ thâu quyền
    9. Chuyển thân thượng hạ canh thủ phục thủ thoát thủ thâu quyền
    10. Trắc thân vấn thủ chẩm thủ chuyển thân phục thủ thoát thủ thâu quyền
    11. Tiêu chỉ thủ chuyển thân thượng lộ sạn thủ phất thủ thoát thủ thâu quyền
    12. Cầm nã thủ trừu chàng quyền ấn chưởng thâu quyền
    13. Tam cúc cung đại huýnh hoàn thủ
    14. Liên hoàn xung quyền khuyên thủ thâu quyền
    Lời thiệu bài Tiêu chỉ theo Lương Quang Mãn:
    1. Khai thung mã
    2. Song giao tiễn
    3. Bài chỉ
    4. Cập trửu
    5. Quải trửu
    6. Phê trửu
    7. Nhị đồng thủ
    8. Dương thủ
    9. Tháp chùy
    10. Bái Phật
    Hệ thống ngũ hình quyền

    Hệ thống ngũ hình quyền với 5 con linh thú (Hổ, Báo, Long, Xà, Hạc) nằm trong chương trình luyện tập của một số dòng phái Vịnh Xuân quyền tại Hà Nội, Việt Nam như Vĩnh Xuân Nội gia quyền, Vĩnh Xuân Ngô gia Hoàng pháp và hiện cũng đã được tập luyện tại Thành phố **************. Không ai biết chính xác hệ thống này bắt đầu từ khi nào, nhưng chắc chắn nó có nguồn gốc từ Thiếu Lâm Tự. Rất có thể phát xuất từ Bạch Ngọc Phong đời nhà Nguyên Trung Hoa, khi ông nương theo bài Tiểu La Hán quyền 18 thế của Thiếu Lâm để chế ra Linh thú ngũ quyền gồm các bài quyền dựa theo những con thú nói trên và một bài tổng hợp của 5 con thú.
    Sau này, trải qua một tiến trình lịch sử dằng dặc, hệ thống ngũ hình đã được trau truốt, tinh lọc, sửa đổi rất nhiều. Đáng chú ý là sự bổ sung của hệ thống này vào kỹ pháp các dòng phái Vịnh Xuân quyền Việt Nam. Khi nghiên cứu 6 bài quyền (Ngũ hình quyền tổng hợp, Hổ quyền, Báo quyền, Long quyền, Xà quyền, Hạc quyền), mặc dù đã ít nhiều có sự hòa hợp của hệ thống này so với các công phu Vịnh Xuân quyền truyền thống, người tập vẫn dễ dàng nhận ra một số khác biệt: tính đơn thế và tính chất trường quyền. Lý giải về sự có mặt của ngũ hình quyền pháp trong Vịnh Xuân quyền Việt Nam không ngoài câu trả lời: sư tổ Tế Công là người am hiểu nhiều dòng phái võ thuật Trung Hoa, khi giảng dạy cho các môn sinh tại Việt Nam, dù vẫn nhấn mạnh công phu Vịnh Xuân, ông cũng có sự kết hợp với các dòng phái khác cho phù hợp với thể chất và năng khiếu của mỗi môn đồ. Lý giải điều đó cũng giúp ta nhận ra tại sao các dòng Vịnh Xuân tại Thành phố ************** có một hệ thống bài quyền khác biệt với miền Bắc, và nhiều võ sư Vịnh Xuân quyền Việt Nam đã phát triển môn phái theo các hướng khác nhau, dù cùng xuất xứ từ ********.

    Hệ thống ngũ hình quyền của các dòng phái Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 6 bài:
    1. Ngũ hình quyền tổng hợp: bài được chia thành 5 phần tách biệt ứng với 5 con thú thiêng, bắt đầu từ các chiêu thức tay xà, tiến tới tay long, hổ, báo và kết thúc là tay hạc. Các thế tấn và bộ pháp trong bài hỗ trợ cho thủ pháp. Đây là bài quyền đặc biệt phong phú về chiêu thức, động tác. Phong thái kết hợp cả nhu nhuyễn, chậm rãi đến tốc lực, dương cương.
    2. Hổ quyền: Hổ quyền thuộc mộc, chủ can, dùng để luyện gân. Bài không có đòn chân (cước pháp). Chủ luyện đòn đấm thẳng dẫn đạo (tay hổ), đòn đánh bằng lưng bàn tay kết hợp với bật chỏ ngang. Các đòn thế thường đi theo đường thẳng, với tốc độ cao và uy lực cương mãnh không thích hợp cho nữ giới.
    3. Báo quyền: Báo quyền hành thổ, chủ , luyện lực. Bài sử dụng tấn pháp linh hoạt, nhanh nhẹn phối hợp với những đòn tấn công chớp nhoáng bằng các khớp xương giữa của đốt ngón tay (tay báo) dùng để chặn đòn đối phương hay đánh bật vào huyệt thái dương, thường sử dụng hai tay tấn công đồng thời kết hợp với cước pháp.
    4. Long quyền: Long quyền thuộc hỏa, lấy tâm làm chủ, luyện thần. đặc trưng bởi những thế chộp, vồ (cầm nã thủ), sử dụng bàn tay với các ngón tay xòe mở rộng trong những chiêu thức nhấn mạnh nguyên lý vòng tròn, các chiêu thức thường được diễn thế lặp lại 3 lần.
    5. Xà quyền: Xà quyền thuộc hành kim, chủ phế, luyện khí (tiên thiên). Rắn không chân nên bài Xà quyền không có đòn cước. Bài chủ luyện sự nhu nhuyễn, linh hoạt của những ngón tay (tay xà) uốn éo với nguyên tắc dùng eo xoay để phát lực, thường áp dụng những thế tấn rất thấp và có những thế đánh dạng hồi mã thương rất độc thủ. Bài còn được luyện quỳ ngồi nằm trên mặt đất để trở thành bài Xà địa quyền.
    6. Hạc quyền: Hạc quyền thuộc hành thủy, chủ thận, dùng để luyện tinh. Bài sử dụng những đòn đánh bằng cạnh tay (tay hạc) trong những tư thế dang mở rộng cánh với những đòn đánh chỏ kết hợp với tấn chéo, tấn một chân (hạc tấn). Nhiều môn đồ Vịnh Xuân quyền đánh giá đây là bài quyền có phong cách hào sảng và đẹp nhất trong các bài ngũ hình quyền.
    Khí công quyền

    Bài Khí công quyền, một số dòng Vĩnh Xuân gọi là Bối khí quy chi sử dụng các nguyên lý và chiêu thức như Ngũ cầm hí của danh y Hoa Đà, chủ luyện khí và lực, rất thích hợp cho dưỡng sinh. Thủ pháp của bài được luyện trên bộ pháp kiềm dương tấn. Bài phân chia rõ rệt thành nhiều phần bằng việc chuyển vị từ chính thân kiềm dương sang trắc thân kiềm dương bên phải và bên trái.

    Cước pháp

    Hệ thống đòn tay Vĩnh Xuân được đánh giá là vô cùng linh hoạt và hữu hiệu, nhưng nhiều người không biết rằng môn phái còn có những đòn chân rất độc đáo. Có ý kiến cho rằng cước pháp của Vịnh Xuân quyền chỉ có 16 đòn (chính xác là 8 đòn cho mỗi bên chân), có lẽ dựa trên hệ thống luyện tập của dòng Vịnh Xuân Diệp Vấn tại Hồng Kông. Thực tế cước pháp Vịnh Xuân phong phú hơn nhiều, bao gồm cả những chiêu thức dùng chân ở tầm cực thấp với những đòn chấn khớp có uy lực khủng khiếp và những chiêu thức đánh vào sự thăng bằng của đối thủ. Tuy nhiên, do nguyên tắc "túc bất ly địa" (chân như mọc rễ vào đất) của Vịnh Xuân, cước pháp Vịnh Xuân chỉ truyền dạy cho học trò cao cấp sau khi môn sinh đã luyện tập tốt sự thăng bằng và có sự phối hợp với thủ pháp nhuần nhuyễn. Vịnh Xuân quyền truyền thống không đề cao những đòn đá xoay người, đá bay và cũng rất hiếm hoi những đòn đá quá tầm trung đẳng[4]. Công phu cước là niêm cước, một hình thức tập luyện dính chân tương tự niêm thủ.

    Binh khí


    Lục điểm bán côn

    Bài Lục điểm bán côn sử dụng cây côn (gậy) rất dài, thường bằng cao độ của người luyện tập cộng thêm phần cánh tay giơ cao (khoảng 2 thước rưỡi), có lẽ xuất xứ ban đầu cây sào chống thuyền của các môn đồ Hồng\

    Bát trảm đao

    Tùy chi phái, cây đao sử dụng trong bài còn được gọi là Song tô, Trủy thủ hay Dao quai, và bài còn có tên gọi là Hồ điệp đao, Hồ điệp song đao hay Nhị tự song đao. Bài sử dụng loại đao ngắn cỡ trung bình, khoảng bằng độ dài cẳng tay người tập cộng với một bàn tay xòe thẳng (chuôi đao có thể nằm gọn trong lòng bàn tay, và lưỡi đao chập theo cẳng tay trong một số động tác của bài. Chuôi đao có một vòng thép tạo thành quai, ngoài chức năng bảo vệ tay cầm đao còn giúp loan đao linh hoạt.
    Bài Bát trảm đao chia làm 8 đoạn (bát trảm) với mỗi đoạn là một thế đao chính. Theo Diệp Vấn, tám đoạn của bài là:
    1. Đao thức
    2. Lập trảm đao
    3. Than trảm đao
    4. Song canh đao
    5. Cổn bàng đao
    6. Nhất tự đao
    7. Vấn đao
    8. Quải đao
    Tương tự côn pháp, đao pháp áp dụng nguyên tắc kiềm chế hay đánh rơi binh khí đối phương để nhập nội an toàn kết thúc trận đấu. Tương truyền, Diệp Vấn chỉ dạy bài Bát trảm đao cho bốn đệ tử. Tuy nhiên hiện nay nhiều bài đao khác nhau mang tên Bát trảm đao nên khó phân biết được bài nào được chân truyền từ Diệp Vấn.

    Các binh khí khác

    Các binh khí khác ít phổ biến hơn và chỉ đuợc tập luyện hạn chế tại một số dòng phái gồm phi tiêu, trường kiếm, liễu diệp kiếm, tề mi côn, thậm chí có cả đao.

    Hệ thống công phu


    Niêm thủ

    Phương pháp niêm thủ (tay dính nhau) phát triển phản xạ đôi tay, môn sinh nhập nội vừa tiếp tay đối phương là tìm được sơ hở, tức thì tấn công. Chủ đích là đạt tới trình độ hai tay đánh đỡ không cần suy nghĩ (tâm ứng thủ). Niêm thủ bao gồm trong đó cả các động tác quay tay, các nguyên lý du đẩy và phá du đẩy cùng những thế đặc trưng của Vịnh Xuân như than thủ, bàng thủ v.v. và được tập luyện cùng đồng môn trong suốt tiến trình võ sinh theo học.

    Đơn niêm thủ

    Đơn niêm thủ (tập niêm thủ một tay) được dạy kết hợp cùng bài Tiểu niệm đầu và hầu hết lấy các chiêu thức trong bài ra để song đối. Đơn niêm thủ kết hợp theo một chu kì những thế than thủ, phục thủ, chánh chưởng, chẩm thủ, nhật tự xung quyền, bàng thủ, và chú trọng sự chuyển biến giữa hai thế than thủ và bàng thủ.

    Song niêm thủ

    Song niêm thủ (dính hai tay) bắt đầu với bàng thủ và tiếp với phương pháp "nhất phục nhị" để cuối cùng tới niêm thủ tự do, áp dụng nguyên lý "bất truy thủ", "tá lực xảo đả", "tiêu đả đồng thời", "tá lực phản đàn, khiêu kiều độ giang", "án đầu ngật vĩ", "lại lưu khứ tống", "súy thủ trực xung" v.v. Ở các chi phái Vịnh Xuân quyền Việt Nam, song niêm thủ bắt đầu bằng những động tác quay tay và được tập ngay từ ngày đầu tiên đến với môn phái.

    Song niêm thủ bịt mắt

    Là cấp độ cao nhất của linh giác để tiến tới song đấu tự do với ly thủ (rời tay), võ sinh bịt mắt bằng dải băng đen và chỉ còn đặt niềm tin vào khả năng cảm nhận thông qua tiếp xúc với đối phương của bản thân để tránh đòn hay phản công.

    Niêm cước

    Niêm cước được luyện tập nhằm phát triển khả năng cảm ứng, nghe lực và sự thăng bằng của của chân. Hai người đứng trên một chân dùng chân kia chạm nhau, tạo sơ hở bằng những đòn móc chân (khấu thoái) rồi tấn công bằng những thế đá của môn phái.

    Niêm thân

    Niêm thân (dính thân), trong các chi phái Vịnh Xuân quyền tại Việt Nam còn gọi là Trao thân hay Tráo đổi thân, là cấp độ cao nhất của sự tiếp xúc giữa hai đối thủ nhằm hướng đến mục tiêu phát triển sự cảm ứng nhanh nhạy của toàn bộ cơ thể trước tác động lực từ phía đối phương. Đòn đánh của địch thủ vừa tiếp xúc với thân mình của môn đồ Vịnh Xuân quyền, dựa trên cơ sở thụ cảm tác động lực, môn đồ Vịnh Xuân lập tức hóa giải bằng các động tác xoay thân, triệt tiêu lực, đưa cơ thể vượt thoát ra khỏi không gian nguy hiểm do đòn tấn công của đối phương gây ra và tạo góc độ ra đòn thuận lợi để phản công.

    Du đẩy

    Đây là các bài tập thiên về dùng sức nhằm phát triển nội lực và cảm ứng lực, người tập đứng chính thân kiềm dương hoặc trắc thân kiềm dương *****g tay vào nhau và tiến hành tác động đến đối phương bằng các động tác ép, chặn nghịch chiều. Những bài tập du đẩy thể hiện tính chất đối kháng lực rất nặng với phương pháp hầu như tương phản với những nguyên tắc niêm thủ nói trên thường thiên về nhu hòa, hóa giải lực.
    Du đẩy và phá du đẩy có thể còn được thực hiện với những động tác ép, điểm, chặn, đả lên thân (vùng ngực, bụng, vai, lưng v.v.) đối phương nhằm tăng cường khả năng cảm ứng lực và chịu lực của từng phần cơ thể.

    Mộc nhân thung pháp

    Nếu mộc nhân thung là đặc điểm của võ thuật Trung Hoa, thì mộc nhân thung pháp (bài tập với những kỹ pháp đánh trên mộc nhân) lại là đặc điểm riêng của một số ít ỏi dòng phái trên lãnh thổ Trung Hoa. Huyền thoại về điều kiện phải chiến thắng 108 mộc nhân để chứng tích võ công trước khi được hạ sơn của các cao tăng Thiếu Lâm tự rất nổi tiếng, các nhà nghiên cứu vẫn không tìm thấy dấu tích của mộc nhân tại Tung Sơn, và mộc nhân thung pháp vẫn là đặc thù của các võ phái Thái Lý Phật, Hắc Hổ Môn ở Hồng Kông, và Vịnh Xuân quyền[5].
    Mộc nhân có cấu tạo đơn giản, là một khúc gỗ đường kính khoảng 30cm-40cm dài cỡ 1,5cm nếu đặt trên giá đỡ (loại sống, động), nếu chôn xuống đất hoặc đặt trên nền đất (loại chết, bất động) thì phần thân ở trên mặt đất của mộc nhân có độ dài tương đương cao độ của người luyện tập. Trên thân có bốn khúc gỗ nhỏ hơn: hai cánh tay trên nằm ngang vai người tập và đưa chéo sang hai bên, cánh tay dưới nằm trên trung tuyến và đưa thẳng ngang bụng. Mộc nhân có một chân bẻ cong, thiết kế nằm ở giữa và ngang đầu gối. Thông thường loại sống được sử dụng nhiều hơn do tính linh hoạt khi chịu lực. Thân của loại sống được treo lên bởi hai thanh ván xỏ xuyên qua trên và dưới hai bên hông của thân. Hai miếng ván đó chịu lực trên hai cây cột trụ chôn hoặc đặt vững trãi trên nền đất hai bên mộc nhân. Khi thân mộc nhân bị đánh, hai miếng ván nêu trên kéo thân trở lại phái trước sau khi thân dội về phía sau và vì vậy, tạo cho thân tính đàn hồi. Một số chi phái Vịnh Xuân, như Triệt Quyền Đạo, đã cải cách mộc nhân theo hướng không sử dụng hai miếng ván và cột trụ nhằm tạo tính động cho mộc nhân mà, thay vào đó, sử dụng lò xo dưới chân.
    Bài Mộc Nhân Thung có thể coi là một bài quyền cao cấp của môn phái, chỉ dạy cho các học trò cao cấp. Theo từng dòng phái, các bài Mộc Nhân Thung cũng có ít nhiều sự khác biệt. Bài của các dòng Vịnh Xuân Quyền Việt Nam bao gồm 108 động tác, ngoài số ít các động tác chính thân tách bài thành 5 phần, bài bao gồm phần lớn các động tác lặp lại ở hai bên, có 6 thế cước và 8 thế đánh gối. Bài của chi phái Quảng Đông chia thành 2 phần với hơn 160 động tác, có 5 thế đá (Câu cước, Dịch đăng cước, Nguyệt ảnh cước, Hổ vĩ cước) và 1 thế đánh gối (Tất chàng phúc). Bài của chi phái Diệp Vấn tại Hồng Kông chia thành 10 đoạn với 140 động tác khi được truyền dạy ở Phật Sơn, nhưng khi tới Hồng Kông ông rút xuống còn 108 động tác sau khi bỏ đi một số chiêu thức quá sát thủ, vài năm sau ông lại nâng lên thành 116 động tác chia thành 8 đoạn. Bài có bao gồm tám thế cước (Trực đăng thoái, Hoành sanh thoái, Tà đà tất thoái, Thập tự thoái, Tiệt tảo thoái, Khấu đàn thoái, Tà đà cước thoái, Hoành đà tất thoái). Hiện nay bài Mộc Nhân Thung của Diệp Vấn, tuy hết sức phổ biến trong nhiều chi phái Vịnh Xuân trên toàn thế giới, đã hầu như thất truyền những tuyệt chiêu mà ******** đã không truyền dạy.
    Nếu mộc nhân là dụng cụ hỗ trợ để môn sinh tập lực, phát kình, tháo lỏng, du đẩy và phá du đẩy thì bài Mộc Nhân Thung giúp môn sinh thực hiện toàn diện chiến lược công thủ phản biến. Trừ một số ít đòn thế áp dụng khi đứng tấn chính thân kiềm dương, hầu hết các chiêu thức của bài được triển khai khi môn sinh chiếm giữ trung tuyến, dùng "tam giác bộ" (bộ pháp tam giác với đỉnh là vị trí của người tập lúc khởi chiêu) di chuyển từ nội môn (phần thân nằm trong hai cánh tay trên) qua ngoại môn (phần ngoài hai cánh tay), tưởng tượng tránh đòn của đối thủ, sau đó tấn công vào bên hông mộc nhân.


    Jeehoon - Sưu tầm

  9. daolinhvn

    daolinhvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2010
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Mình muốn tập Vĩnh Xuân. Hiện mình đang sống ở thành phố Thái Nguyên. Không biết có bác nào biết địa chỉ để tập ko? Xin chân thành cảm ơn
  10. tan_bk1987

    tan_bk1987 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/01/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    Có bạn nào biết chỗ tập môn này vào buổi sáng không , nếu có chỗ nào tập vào chỗ sáng mà gần khu HBT thì chỉ giùm mình nhé
    YH:tan_bk1987 - Xin cảm ơn !

Chia sẻ trang này