1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi đáp về Vĩnh Xuân

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi tnphuc, 10/05/2010.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. 2000tuoi

    2000tuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/06/2008
    Bài viết:
    2.757
    Đã được thích:
    1
    Môn này học để tự vệ là nhanh nhất. Chính vì thế tiếp viên hàng không Hongkong chọn môn này đấy.
  2. ButAocasa

    ButAocasa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/03/2007
    Bài viết:
    27
    Đã được thích:
    0
    - Với người mới bắt đầu tập luyện Vịnh xuân, cần tập luyện một cách từ từ, chậm rãi đều đặn để lắng nghe cơ thể mình, điều khiển từng động tác của cơ thể theo ý của mình, tránh để cơ thể vận động theo quán tính. Có ý trong từng động tác tất sẽ sinh khí (ý - -> khí). Làm chủ cơ thể mình nói thì đơn giản nhưng làm thì rất khó, nếu mọi cử động của cơ thể đều theo chỉ đạo của mình thì còn gì bằng. "Dục tốc thì bất đạt" vì vậy, muốn nhanh tiến bộ thì phải tĩnh tâm để tập luyện chậm rãi, từ từ.
    - Bạn hãy thử tập một động tác, một bài tập của môn phái mình học (bất kể môn phái nào) chậm lại hơn mức bình thường, như kiểu quay chậm ấy, bạn sẽ thấy nó khó hơn tập nhanh và nhanh mỏi, nhanh mệt hơn tập nhanh (nếu cùng số lần tập). Tập như thế lâu dần sẽ nhuần nhuyễn động tác hơn so với tập tốc độ nhanh (vì tập chậm khó hơn, mỏi hơn, mệt hơn tập nhanh). Tất nhiên, bạn phải tập mọi trạng thái, bạn phải tập cả những động tác có tốc độ cao nữa. Sau đó khi cần tốc độ nhanh thì sẽ nhanh hơn so với những người chỉ chăm chăm luyện tập với tốc độ cao. Do đó, muốn đạt được tốc độ nhanh thì trước tiên phải tập chậm.
    Đây là ý hiểu nông cạn của em, mong các bác chỉ giáo.
  3. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Bạn nào ở lào cai đã từng tập VX thì pm với mình nhá! Biết không hy vọng gì nhiều nhưng cứ úp chơi!
  4. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    Hjx
    vẫn chưa có thêm ai ở lào cai học Vĩnh xuân nhỉ? Buồn quá!
  5. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Vịnh Xuân quyền ngoài tập chậm ra thì phải lỏng và không phát lực. Mình thấy việc tập động tác mà không phát lực có tác dụng rất lớn. Khi tập một bài quyền mới nếu ta chú ý đến lực để làm cho động tác nhanh mạnh đẹp ngay thì khó lòng mà thuộc bài hay động tác cho chính xác.
    Nếu phát lực ngay thì sẽ bị nhanh mỏi và căng cứng. Giảm độ linh hoạt.

    Tuy nhiên nếu nói động tác chậm mà có khí ra thì chắc là lâu lắm ! mà nếu chỉ trông đợi vào khí và lực của việc tập chậm nhẹ nhàng tao ra thì không ổn! cho dù nó có sinh ra thật thì chắc cũng chả đáng gì![-X Phải có những bài tập riêng liên quan đến gân và khí thì mới có hiệu quả cao được!
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------
    Một câu hỏi dành cho tất cả các bạn đang tập môn này là : Vịnh xuân quyền được hình thành trong thời kì Phản thanh phục Minh. Tuy có nhiều truyền thuyết khác nhau nhưng đây là một môn võ có tính khoa học nhất thời đó nhằm Nhanh chóng đào tạo các phương pháp chiến đấu cho quân lính chống lại các phương pháp chiến đấu cũ mà triều đình nhà Thanh đã biết sử dụng.
    Tôi thiết nghĩ rằng nếu như thời đó họ sáng tạo ra môn Vịnh Xuân này để tập thật lâu, thật tỉ mỉ với phương pháp "dục tốc bất đạt" thì có lẽ những người trong phong trào " Phản Thanh phục Minh "đã chả ai tập làm gì!
  6. jeehoon1102

    jeehoon1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Theo tôi thì tập các bài quyền thật tốt đã,khí có trong quyền sinh ra nội khí, ai tập thiên về cương trước đây tốt thì theo môn này nâng cao trình độ.
  7. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Cái câu :" khí trong quyền sinh ra nội khí " rất mù mờ khó hiểu !
    Khí trong quyền ở đâu? hay quyền nào cũng có khí? tập quyền thì ai chả hít thở. Có ai nín thở cả bài đâu!
    Sự mù mờ trong nhận thức này không chỉ riêng mình bạn mà của rất nhiều người đã và đang tập Vịnh Xuân. Đơn giản bởi mọi người được dạy như vậy ! Những người truyền đạt kiến thức cũng chỉ hiểu có vậy.

    Theo mình nên hiểu thế này là đúng nhất : Tập Quyền của vịnh Xuân tâm phải tĩnh , ít di chuyển . Nó cũng giống như khi tập thái cực quyền vậy mà :
    " Tâm bình - khí tịnh - lực sinh "

    Khi là khi tâm mình bình thản thì khí đầy đủ không bị phân tán nên từ đó lực sinh ra . Đơn giản chỉ có vậy thôi.

    Muốn có thực lực thì phải luyện thêm các bài về Khí lực và gân lực... ít nhất là như vậy. Trông chờ vào mấy bài quyền nhẹ nhẹ để nói là khí sinh ra lực thì có khi lực đấy chỉ đủ phủi bụi trên quần áo đối phương.
  8. silentlove87

    silentlove87 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    07/05/2009
    Bài viết:
    1.848
    Đã được thích:
    8
    1: Cái này hình như phải xem lại vì theo 1 số sách thì ban đầu Vĩnh Xuân chỉ được tập luyện cho 1 số ít người thôi! Chứ làm gì phải là môn để sáng tạo để nhanh chóng đào tạo hay làm phong trào rèn luyện đâu nhỉ?:-??:-??:-??
    2: Hình như Vĩnh xuân cũng không phải là môn võ của phong trào phản thanh phục minh mà!
  9. jeehoon1102

    jeehoon1102 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/04/2007
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Mình Từng nghe nói, trong các bài quyền luyện càng nhuyễn rồi đưa cách thở vào, ngoài ra còn có bài 108, các bài tập du đẩy, tấn...tất cả đều hỗ trợ việc khai thông nhâm đốc, thông khí huyết, sinh khí từ trong quyền? Vĩnh xuân có bài khí công quyền - Bối Khí quy Chi??

    "Bối Khí Quy Chi: đưa khí ở lưng ra đến tứ chi.
    Bối khí = "khí thiếp bối" = khí dán ở lưng > tập khí vùng lưng, cột sống rồi đưa ra tứ chi mà dùng > lực do bối phát.
    Lưu ý: cột sống có tủy, nhiều rễ thần kinh... rất dễ bị chấn thương, khi bị chấn thương rất khó điều trị, vậy nên cẩn thận khi tập."

    Bài 2 có tên gọi KCQ, luyện đứng, luyện thở, tư thế, đứng đúng, vận động đúng ->khí tự thông thuận, khí cảm tự đến.
    Nôm na có 2 kiểu luyện, Nội thì ý khí từ Đan điền, thâm nhập vào cột sống Lưng-> ra tứ chi , giúp khí huyết thông thuận khí bồi bổ xương tủy (cột sống);
    Ngoại thì dùng khí từ sống Lưng bổ, trợ luyện gân, cơ giúp dẻo dai, (dùng khí trợ lực) bằng vận động xoắn vặn quay, nâng hạ, co duỗi, lỏng chặt...các khớp.... của chi trên...
    Tư thế: Ngực -vai (trc) tròn, lưng căng (khí Liễm cột sống), thẳng mông, xuôi vai, trầm khửu (kể cả nắm đấm tay quyền, nếu thẳng khửu, bật tay như VX HK thì sẽ khg bao giờ có khí cảm! )...


    Mình có sưu tầm một số thông tin:

    Khí Công Bài Một - Khái Lược Về Khí Công
    (GS. Ngô Gia Hy - VS. Trần Huy Phong)​

    ÐỊNH NGHĨA:
    Khí là nguồn năng lực sống của con người. Khí luân lưu trong khắp cơ thể theo các đường Kinh mạch vào Lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần, nhưng mắt ta không nhìn thấy được (không được lầm lẫn giữa Khí và Không Khí. Không khí là khí trời, là phương tiện để ta hô hấp trong lúc luyện Khí.) Mỗi người sinh ra đều mang trong cơ thể một lượng khí nhất định, nhiều ít tuỳ theo từng người. Ðó là Khí trời cho, tức Khí thụ hưởng từ cha mẹ, còn gọi là Tiên Thiên Khí hay Khí Bẩm Sinh. Ngoài Tiên Thiên Khí, hàng ngày con người còn tiếp thụ một lượng Khí từ bên ngoài vào cơ thể mình xuyên qua đồ ăn thức uống, không khí, ánh sáng, vũ trụ tuyến và môi trường sống nói chung. Loại khí này gọi là Hậu Thiên Khí (tức Khí Có Sau). Khí Công: Là công phu tập luyện để điều hòa, phát huy tích luỹ và sử dụng hai loại khí nói trên. Hai loại khí ấy phối hợp và cộng hưởng với nhau làm thành Chân Khí. Chân Khí thịnh thì người khỏe, khi suy thì người yếu, khi rối thì người bệnh, khi kiệt thì người chết.

    Có thể nói, Khí Công là gốc của các phái võ Nội Gia, là căn cốt của mọi phương pháp dưỡng sinh Ðông A. Hình thành từ các Phép Ðạo Dẫn của Ðạo Gia, phối hợp với Môn Phái Thiền Tông Ðạt Ma Sư Tổ, Khí Công triển khai qua dịch học đã trở nên rất phong phú và mỗi ngày một phát triển nhất là dựa vào y học hiện đại. Lấy nguyên lý Quân Bình Âm Dương, Ðiều Hòa Ngũ Hành làm căn bản trong luyện khí. Khí công làm gia tăng nội lực, một mục tiêu mà mọi võ gia đều mong muốn. Lại nữa, cũng trên căn bản này, các Võ Gia còn có thể tự trị bệnh và hơn thế, trị bệnh cho người khác, thể hiện Tinh Thần của Võ Ðạo. Phương pháp luyện tập Khí Công không khó, nhưng muốn luyện tập Khí Công thành tựu thì phải có quyết tâm cao và tốn nhiều công phu. Cũng ví như cách học làm thơ, cách chơi các nhạc cụ thì không khó nhưng muốn trở thành một thi sĩ, một nhạc sĩ có tài thì khó hơn. Chính vì vậy có người nói muốn luyện thành Khí Công thì phải có "cơ duyên". Nhưng điều chắc chắn là bất cứ ai nếu yêu thích Khí Công và kiên trì luyện tập theo đúng phương pháp thì cũng sẽ đạt được một kết quả nhất định, đủ để giúp cho thân thể kháng kiện, kịch phát năng lực bản thân, điều trị được nhiều loại bệnh tật của chính mình và của người khác như các loại bệnh về Tim mạch - Thần Kinh - Tê Thấp - Thận Suy - Các loại bệnh về hô hấp, tiêu hóa, các loại bệnh liên quan đến cột sống v.v... Tập Khí Công còn làm gia tăng tuổi thọ. Ðối với các võ sinh luyện Khí Công còn tích lũy nội lực, tập trung tâm ý, ngõ hầu phát huy tối đa hiệu quả của đòn thế.

    KỸ THUẬT LUYỆN KHÍ

    Các phương pháp luyện khí thay đổi tùy theo các Trường Phái. Ðại để có năm Trường Phái chính: Ðạo Gia - Phật Gia - Y Gia - Võ Gia. Phương pháp của Ðạo Gia chủ yếu tạo sự kháng kiện cả thể xác và tâm hồn. Phương pháp này dạy cách phát triển trau dồi Tâm Chất và sự sống. Nghĩa là nhấn mạnh cả về hai mặt: luyện tập và suy tưởng. Phương pháp của Phật Gia đặt nặng về sự điều hòa phần Tâm, tức là gạt bỏ mọi tạp niệm để đầu óc trống rỗng, tiến đến giác ngộ. Phương pháp của Khổng Gia lại nêu ra những "Nguyên Tắc Của Tâm Hồn!" Sự chân chính và sự rèn luyện các đức tính. Ðưa người tập vào trạng thái nghỉ ngơi, an bình và yên tĩnh. Phương pháp của Y Gia chủ trương dùng Khí Công để điều trị bệnh tật, bảo dưỡng sức khỏe và kéo dài tuổi thọ. Phương pháp của Võ Gia nhằm xây dựng sức mạnh cá nhân, biết chấn tĩnh tinh thần khi bị tấn công hoặc để công kích địch thủ. Mặc dầu phương pháp này cũng có chức năng bảo vệ sức khỏe và nâng cao tuổi thọ nhưng nó khác hẳn với các Trường Phái nói trên. Tuy các phương pháp của các Trường Phái có sự khác biệt nhưng chúng vẫn không nằm ngoài ba nguyên tắc chính: Tĩnh Luyện, Ðộng Luyện, và Tĩnh Ðộng Luyện. Cả ba nguyên tắc này đều có 3 mặt: Luyện Tâm (tức Ðiều Tâm), Luyện Thở (tức Ðiều Tức) và Luyện Hình (tức Ðiều Thân). Luyện Tâm (Ðiều Tâm): Bắt buộc phải gạt bỏ mọi suy nghì, ưu tư và tình cảm để đầu óc trống rỗng hoặc phải tập trung ý niệm vào một điểm để đưa trí não vào một trạng thái đặc biệt. Cách luyện này gọi là Ðịnh Thần. Luyện Thở (Ðiều Tức): Những bài tập thở gồm: Nạp Khí - Vận Khí - Xả Khí - Bế Khí, đều phải "nhẹ và sâu" (sẽ chỉ dẫn ở phần sau). Luyện Hình (Ðiều Thân): Gồm nhiều vị trí khác nhau trên cơ thể qua nhiều tư thế, xuyên qua 6 cách: Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm - Quỳ - Thoa Bóp. Bất kể luyện tập theo phương pháp nào, nếu tập bền bỉ và đúng phép thì chắc chắn sẽ đạt được một công phu đáng kể. Khí Công của Việt Võ Ðạo tổng hợp các kinh nghiệm của nhiều Trường Phái khác nhau, chủ yếu để luyện Tâm & Thân theo nguyên lý "Cương Nhu Phối Triển." Cũng để tập trung sức mạnh của TÂM THÂN trong tự vệ chiến đấu, điều trị bệnh tật và gia tăng tuổi thọ. Phương pháp khí công trong võ thuật còn gọi là: Nội Công. Nội công là phương pháp luyện tập những phần bên trong của cơ thể con người (không luyện cơ bắp như thể thao). Luyện bên trong tức là phương pháp luyện để: - Kinh mạch điều hòa (luyện Kinh Mạch). - Thần kinh vững mạnh (luyện Tâm). - Lục phủ ngũ tạng được kích phát và kháng kiện (luyện Phủ Tạng). Muốn "luyện bên trong" chủ yếu là phải vận dụng hơi thở. Thở đúng phương pháp là cơ bản của việc luyện công. Thở tự nhiên hàng ngày là thở Vô Thức. Thở Nội Công là thở Có Y¨ Thức. Thở chủ động theo phương pháp đã được nghiên cứu công phu.

    CÁCH THỞ NỘI CÔNG

    A. Thở Bụng:
    Là cách thở chủ yếu, trong Nội Công gọi là "Thở Thuận". Trong khi luyện thở có thể Nằm - Ngồi - Ði - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải giữ cho xương sống thật thẳng. Nằm: Trên một mặt bằng cứng (không nệm, không gối đầu) hai tay để úp xuôi theo thân mình. Ngồi: Ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý. Cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế. Giữ lưng thẳng góc với mặt ghế. Ðứng: Ðứng thật thẳng như thế "Nghiêm" nhưng hai chân ngang rộng khoảng 25cm cho vững. Hai tay buông xuôi thoải mái, không co cứng cơ. Ði: Hai chân di động nhưng giữ thân người thật thẳng. Dù ở tư thế nào hai tay và hai vai đều buông lỏng thoải mái. Trước khi thở phải gạt bỏ tạp niệm. Tập trung ý vào hơi thở. Lưu ý: chữ Khí dùng ở đây chỉ là Khí Trời, tức Hơi Thở, không phải là Chân Khí như đã định nghĩa.

    B. Thực Hành Nạp Khí:
    Hít khí trời thẳng vào bụng dưới, tất nhiên bụng dưới sẽ căng lên. Vận Khí: Nín thở, dồn hơi vào Ðan Ðiền (cách vùng bụng dưới rốn khoảng 3-4cm) rồi dồn khí luân lưu theo Kinh Mạch. Xả Khí: Thở ra hết, thót bụng lại, từ từ nhẹ nhàng cho hơi ra hết. Bế Khí: Ngưng thở trong lúc bụng trống rỗng, nhíu cơ hậu môn lại và tưởng tượng khí của toàn cơ thể trở về Ðan Ðiền. Một vòng thở đủ bốn nhịp như thế gọi là Phép Thở 4 Thì. Lưu ý: Cả 4 thì đều phải: Êm, Nhẹ, Ðều Ðặn. Kết hợp co cơ và giãn cơ, nhưng giãn cơ là chính. Tự điều hòa 4 nhịp sao cho vừa phải để cảm thấy thoải mái, dễ chịu. Nếu chỉ Nạp, Vận, và Xả mà không Bế Khí thì đó là phép thở 3 thì. Nếu chỉ Nạp và Xả không thôi thì đó là phép thở 2 thì. Các Ðạo Gia thường áp dụng lối thở hai thì và lấy thư giãn là chủ yếu. Những người bị bệnh do cao huyết áp, bệnh Tim mạch, bệnh Hen Suyễn chỉ nên thở 2 thì. Thở thật đều, nhẹ và êm.

    C. Thở Ngực (Còn gọi là Thở Nghịch):
    Lúc Nạp Khí, Ngực căng lên, Bụng thót lại. Lúc Xả Khí, Ngực xẹp xuống, Bụng hơi phình ra. Phép Thở Nghịch rất tốt cho Phế Nang Thượng, tạo sự cường tráng. Người mới tập thở mỗi ngày nên chia làm nhiều lần, mỗi lần khoảng 5, 10 phút và thật đúng giờ, trong tư thế Ði - Ðứng - Ngồi - Nằm đều được cả. Khi đã thở quen, dần dần tăng thời gian tập lên. Những nhà Khí Công chuyên nghiệp họ thở hầu như suốt ngày, dĩ nhiên trừ lúc ăn no, làm việc nặng, ngủ nghỉ. Ðây mới chỉ là những cách thở căn bản trong Khí Công. Thở đúng cách theo các tư thế khác nhau là chúng ta bắt đầu bước vào con đường luyện tập Khí Công hay Nội Công vậy.

    Khí Công Bài Hai - Phương Pháp Luyện Khí
    VS. Trần Huy Phong​

    Khí là nguồn năng lực sống của con người (vital energy). Có hai loại Khí: Khí Tiên Thiên do cha mẹ truyền thụ, Khí Hậu Thiên do ta tiếp thụ qua dinh dưỡng và môi trường sống. Khí luân lưu khắp cơ thể, qua các đường Kinh Mạch vào lục phủ ngũ tạng. Khí biểu hiện dưới cả hai dạng vật chất và tinh thần (các nhà khoa học đã dùng máy móc để thí nghiệm và xác minh điều đó), nhưng với mắt thường ta không nhìn thấy được. Không bao giờ được lầm lẫn Khí và Khí Trời (tức không khí), vì không khí (air) chỉ là một trong những phương tiện, dùng để hô hấp trong khi Luyện Khí.
    Võ lâm Trung Nguyên thường truyền tụng một câu nói rất nổi tiếng: Lực bất đả quyền Quyền bất đả công Luyện vũ bất luyện công Ðáo lão nhất trường không.
    Có nghĩa là "người chỉ có sức khỏe không thôi thì không thể đánh người giỏi quyền pháp, và người có quyền pháp không thắng được người có Khí Công. Tập võ mà không luyện Khí Công thì khi về già sẽ không còn gì nữa".
    Những Phương Pháp Thở Thông Thường Ðể Chuẩn Bị Luyện Khí Lưu ý: Thở đúng phương pháp là phần cơ bản của việc luyện Công. Thở hàng ngày là thở tự nhiên, thở vô thức. Thở Khí Công hay Nội Công là thở có ý thức, thở theo phương pháp.
    Các bài thở thông thường này, chưa cần thiết phải áp dụng những phương pháp Nhập Tĩnh, Thu Công. Tư Thế: Trong khi luyện thở, có thể Nằm - Ngồi - Ðứng đều được cả, nhưng bao giờ cũng phải cho đầu, cổ và xương sống thật thẳng thì Khí mới có thể lưu thông được.
    Nằm: trên một mặt bằng và cứng (không nệm, không gối đầu), hai tay để úp, xuôi theo thân mình. Hai chân duỗi thẳng, gót chân chạm nhau, mũi bàn chân ngả ra hai bên. Tư thế nằm áp dụng cho những người sức khỏe quá yếu, hoặc những người thiếu máu, không thể ngồi lâu được.
    Ngồi: ngồi xếp bằng theo lối bán già hay kiết già tùy ý, cũng có thể ngồi trên ghế, không dựa lưng, hai chân để xuôi xuống sàn một cách tự nhiên, ngay ngắn, hai tay buông xuôi xuống hoặc để trên hai bắp vế. Ðiều quan trọng là phải giữ cho đầu, cổ xương sống xuống đến hậu môn ở trên một đường thẳng. Ngồi là tư thế đúng nhất và tốt nhất cho việc Luyện Khí´.
    Ðứng: Hai chân đứng song song, dang rộng khoảng 25cm, cho vững, hai tay buông xuôi theo thân người, hai đầu gối hơi chùng xuống một chút, nặng ở hai gót chân, buông lỏng hai vai. Tư thế đứng dùng để tập luyện nhiều động tác quan trọng. Dù ở tư thế nào, thân, vai, bụng đều buông lỏng, thoải mái.
    Trước khi thở phải gạt bỏ hết mọi ý nghĩ, tập trung tinh thần vào hơi thở. Trước khi Luyện Khí nên biết Thư Giãn. Không biết Thư Giãn thì kết quả Luyện Khí sẽ bị giới hạn rất nhiều:
    Thư giãn Cơ Bắp: buông lỏng tất cả dường gân, thớ thịt: từ đầu ngón tay cho tới tứ chi, vai, bụng và toàn thể thân người, coi như toàn thân mềm nhũn ra, không còn một trương lực nào cả.
    Thư giãn Tâm Thần: để bộ não từ từ tan biến đi, không còn một ý thức nào nữa, không nghe, không thấy, không biết gì nữa, cứ để tâm chìm vào hư vô... Mới đầu khó thực hiện, nhưng sau sẽ quen dần. Ðộng tác Thư Giãn sẽ giúp ta thấy nhẹ nhàng, khoan thai, dễ chịu sau những giờ làm việc căng thẳng. Thư giãn thoải mái xong mới bắt đầu tập luyện.

    I. Thở Bụng (còn gọi là thở Thuận):

    Phương pháp thở bụng 2 thời liên tục: ngồi bán già hay kiết già, hay ngồi trên ghế hoặc đứng, hoặc nằm trên mặt phẳng và cứng, không gối đầu, mục đích giữ cho đầu, cổ, lưng thật thẳng, hai tay buông xuôi.
    Nạp Khí: Từ từ hít hơi vào thẳng bụng dưới theo phương pháp: đều, nhẹ, êm, sâu (khi đầy, bụng hơi phình ra). Xả Khí: ngay khi đó, từ từ thở ra cũng đều- nhẹ - êm và thở ra hết.
    Ghi chú quan trọng: - Hít vào và thở ra đều bằng mũi. -
    Công thức:
    Mới tập theo công thức 3-3 (nghĩa là hít vào trong 3 giây và thở ra cũng đúng 3 giây, nghĩa là thở 10 vòng trong 1 phút.
    Cách đếm: ba trăm lẻ một, ba trăm lẻ hai, ba trăm lẻ ba... cứ đếm đều đặn là rất đúng, nếu cần lấy đồng hồ ra căn lại cách đếm cho chính xác hơn), dù ta có thể tập dài hơn cũng đừng cố, phải tập ít nhất trong 3 tuần lễ mới có thể tăng dần.
    Về sau, khi đã tập luyện vững vàng rồi, ta có thể theo công thức: 5-5 (tức 5 vòng thở ra một phút) hoặc 6-6 (tức 6 vòng thở trong một phút).
    Một người bình thường, thở trung bình 15 vòng trong 1 phút, nếu nay ta thở chỉ còn 10 vòng/phút là đã khá tốt rồi. So sánh với nhịp thở của một loài động vật: gà mái 30 nhịp/phút, chó 28 nhịp/phút, mèo 24 nhịp/phút, ngựa 16 nhịp/phút, rùa 2 nhịp/phút.
    Nếu nhiều công phu tập luyện, sau này ta có thể thở từ 2 nhịp hay 1 nhịp trong một phút thì tuổi thọ của ta có thể tăng lên như loài rùa. Mặt khác, khi thở chậm, nhịp tim cũng sẽ đập chậm lại và đều hơn.
    Giả thử nhịp tim đang từ 90 giảm xuống 60 lần/phút, tức là tiết giảm được 30 lần/phút. Nếu tính trong một năm thì sẽ tiết giảm được: 30 lần x 60 x 24 x 365 ngày = 15,768,000 lần.
    Tập đúng: thân thể tráng kiện, da mặt hồng hào, sáng láng, mắt sáng, tinh thần thoải mái dễ chịu.
    Tập sai: Nồng độ CO2 trong máu quá cao, gây ra các triệu chứng dễ nhức đỉnh đầu và vùng gáy. Tim bị hồi hộp, ăn không tiêu... gặp trường hợp này, xả trong một tuần lễ sẽ khỏi (xem cách XẢ ở phần Thụ Công - đoạn chót bài 4).
    Phương pháp thở bụng 3 thời: công thức 3-3-3 hoặc 4-4-4. Nghĩa là Nạp Khí trong 3 giây.
    Sau đó dồn khí xuống Ðan Ðiền (tức huyệt Khí Hải - cách lỗ rốn khoảng từ 3 tới 4 cm), ngưng tụ khí tại đó trong 3 giây, làm cho đan điền căng lên, đồng thời ta nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại. Sau đó, buông lỏng tất cả và từ từ Xả Khí ra trong 3 giây, cho không khí ra hết, xả xong lại tiếp tục Nạp Khí, thở cho vòng kế tiếp, liên tục không ngừng. Sự ngưng tụ khí tại Ðan Ðiền này rất quan trọng sẽ giải thích sau.
    Phương pháp thở bụng 4 thời: công thức 3-3-3-3 về sau khi thở đã quen có thể áp dụng công thức 4-4-4-4 hoặc cao hơn nữa (nhưng đừng cố quá sẽ có hại!). Nạp trong 3 giây, ngưng tụ tại Ðan Ðiền trong 3 giây, nhíu hậu môn và đường tiểu tiện lại, như nói ở đoạn trên. Sau đó buông lỏng tất cả, Xả (tức thở ra nhẹ, đều, êm trong 3 giây cho hết không khí). Khi bụng đã xẹp hết hơi, ta Bế Khí, tức là ngưng thở hoàn toàn, để bụng trống rỗng trong 3 giây... rồi lại tiếp tục Nạp Khí cho vòng kế tiếp.
    Ghi chú: Việc thở phải điều hòa, liên tục, nhịp nhàng và bao giờ cũng phải Êm - Nhẹ - Ðều - Dài. Thở hấp tấp, vội vàng, cốt cho đủ số là hoàn toàn vô ích!
    Nên khai thác triệt để hơi thở trong ngày: nếu ta chỉ tập thở trong những buổi chính thức theo đúng nghi thức, thì nhiều lắm, mỗi ngày, ta cũng chỉ tập được hai buổi (mỗi buổi khoảng nửa giờ mà thôi) và tất nhiên kết quả chỉ có giới hạn.
    Nhưng theo lối thở phổ thông trình bày ở trên, ta có thể thở bất cứ lúc nào, bất cứ tại đâu, tại văn phòng, trong xưởng, trong phòng khách, tại nơi đang làm việc v.v... Ta khai thác được rất nhiều dịp thở trong ngày mà những người xung quanh không hay biết, theo kiểu "tích tiểu thành đại", lâu dần thành thói quen. Càng thở nhiều càng thấy thoải mái dễ chịu không bị mệt mỏi, căng thẳng, chán nản, mất tinh thần... Tất nhiên không nên thở lúc ăn no, uống say hoặc lúc làm việc nặng.

    II. Thở Ngực (còn gọi là thở nghịch):

    Ðây là phương pháp thở phổ thông trong các môn thể thao, điền kinh của Tây phương.
    Phương Pháp Khi Nạp Khí, ta dồn không khí lên ngực trên, bụng sẽ thót lại. Lúc Xả Khí, ngực sẽ xẹp xuống, bụng hơi phình ra. Phép thở nghịch tốt cho Phế Nang Thượng, làm cho ngực nở nang, nhưng không hữu dụng cho phương pháp tập KHÍ CÔNG.
    Lý giải theo Y-học Tây phương: Khi ta tập các cơ bắp như tập tay, tập chân, tập cổ, tập ngực v.v... ta thường dùng các dụng cụ như tạ, dây kéo, para fix, parallel, hoặc hít đất, nhẩy xổm, bơi lội v.v...
    Nhưng nếu ta muốn tập các bộ phận bên trong như Tim, Gan, Tì, Phế, Thận (ngũ tạng) hoặc Dạ Dầy, Mật, Bàng Quan, Tam Tiêu, Ruột Non, Ruột Già (lục phủ)... nhất là các Kinh Mạch và Thần Kinh, thì chúng ta tập ra sao? Người xưa dạy ta tập bằng cách Thở Khí Công: khi ta Nạp không khí vào phần Hạ Phế (phổi dưới) - nói là thở Bụng, nhưng thực tế, không bao giờ không khí có thể vào thẳng bụng được. Không khí vào phần Phổi dưới, nó sẽ nở ra, đẩy Cơ Hoành và Cơ Bụng xuống, làm cho Lục Phủ Ngũ Tạng bị ép nhẹ xuống. Khi ta Xả Khí, Cơ Hoành và Cơ Bụng lại nâng Lục Phủ Ngũ Tạng lên.
    Như vậy, toàn bộ các cơ quan trong người ta cứ liên tục bị nhồi lên, ép xuống một cách nhẹ nhàng, nhu nhuyễn, như vậy các bộ phận bên trong của ta đã được "thoa bóp bằng hơi một cách vô cùng êm ái". Nói cách khác, Lục Phủ Ngũ Tạng của ta đã được tập luyện bằng những đệm hơi rất vi tế. Một khi các bộ phận trong người đã được tập có phương pháp như thế thì tất nhiên chúng sẽ trở nên linh hoạt, không bị u trệ và hoạt động tốt hơn, do đó Kinh Mạch của ta sẽ vận hành đều hòa hơn.
    Mặt khác, vì phải tập trung tinh thần, không suy nghĩ vẩn vơ, điều này sẽ giúp cho Thần Kinh của chúng ta vững vàng, Tâm không bị giao động, âm dương được quân bình.
    Tập như thế, tức là Tập Bên Trong - Công Phu Tập Luyện Bên Trong- Tức là Tập Nội Công vậy.
    Ghi chú: Nếu chịu khó tập Thở Nội Công liên tục đều dặn, sau 3 tháng sẽ có kết quả cụ thể: người khỏe mạnh, năng động, vui tươi, giảm lượng đường trong máu, giảm cholesterol, giảm huyết áp (nếu có), ăn uống, tiêu hóa tốt, sinh lý mạnh và có thể chữa khỏi những chứng bệnh thông thường.

    Khí Công Bài Ba - Luyện Khí
    VS. Trần Huy Phong​

    1. Môi Trường Tập:

    Môi trường tập rất quan trọng, để tránh những tác động của khung cảnh từ bên ngoài có thể tác động không tốt vào cơ thể. Không gian: Yên tĩnh - Sạch sẽ - Thoáng mát (đừng để bị ngoại cảnh quấy rầy, nhất là những thứ ảnh hưởng tới Ngũ Quan và cần nơi an toàn...) Không nên ngồi tập chỗ có gió lùa. Khi trời giông bão, sấm sét, mưa to, điện trường xung quanh biến động quá nhanh. Nên ngồi tập trên một tấm chiếu hay một tấm mền mỏng. Thời gian: Người xưa chia thời gian theo giờ sinh thái rất phức tạp, ngày nay ít ai theo được. Tốt nhất là nên tập vào lúc bình minh, hoặc vào những giờ rảnh rỗi, không bị công việc chi phối là được. Không nên luyện công trong lúc ăn no, uống say, chỉ tập khi bụng đã nhẹ (sau bữa ăn khoảng 2 giờ). Không tập khi đau yếu, hoặc khi làm việc quá mệt mỏi. Không giao hợp trước và sau buổi tập. Uống một ly nước đun sôi để nguội trước và sau buổi tập.

    2. Chuẩn bị tư tưởng:

    Trước khi tập thở Nội Công, điều quan trọng trước hết là phải chuẩn bị Y¨ Niệm và Tư Tưởng: hãy buông bỏ tất cả... không còn hình ảnh nào vương vấn trong tâm ta nữa, không lo lắng, ưu tư, yêu ghét gì nữa... cuộc đời dù có ghê gớm đến đâu, ta cũng nên "vứt bỏ ra ngoài trong chốt lát, để Tâm được thực sự an bình, thư thái (điều Tâm).

    3. Tư thế mẫu:

    Hướng ngồi nên theo hướng Nam Bắc (quay mặt về hướng Bắc cho hợp với Ðịa từ, nhưng cũng không cần quan trọng hóa). Ngồi kiết già hay bán già đều được cả, miễn sao thấy thoải mái.

    Áp dụng các nguyên tắc sau: Lưng thẳng, cổ thẳng, đầu ngay ngắn, cằm hơi thu lại. Bụng lỏng, hai vai và hai tay buông lỏng, toàn thân thư giãn (điều thân) cho hai mạch Nhâm Ðốc và 12 kinh thông. Miệng ngậm để giữ Khí, lưỡi cong đặt trên vòm ếch để thông giữa hai mạch Nhâm Ðốc, nếu có nước miếng thì nuốt đi. Hai lòng bàn tay để ngửa, chồng lên nhau, đặt ở vị trí bụng dưới. Con Trai tay trái chồng lên trên, con Gái tay phải chồng lên trên.

    Mắt nhắm để định thần, tư tưởng tập trung dùng Ý dẫn Khí, vì vậy phải thuộc vị trí của các đại huyệt (coi bảng hướng dẫn). Ðầu tiên hơi thở phải tự nhiên, đều đặn (điều Tức). Nhập Tĩnh: Tập trung tinh thần, ta nhẩm đọc bài Kệ, trong ý: Lưng thẳng, vai mềm, bụng lỏng ra, Gạt phăng ý nghĩ khỏi đầu ta, Ðiều hơi, vận khí theo phương pháp, Óc cố, tâm yên, tiến rất xa. (Óc cố có nghĩa là đầu óc chỉ tập trung cố định vào một điểm như hơi thở chẳng hạn).

    Nếu Tâm vẫn chưa thực sự yên tĩnh, ta nhẩm đọc bài Kệ sau đây: Chẳng mừng giận, cũng không yêu ghét, Chẳng thương xót, cũng không lo buồn, Ðã không ham muốn, có chi sợ hãi, Ðể lòng thanh thản, an nhiên tự tại.

    4. Luyện Công:

    Khi Tâm hồn đã thực sự đi vào yên tĩnh và thoải mái, ta bắt đầu luyện Công theo phương pháp 3 thời hoặc 4 thời, nhưng theo các nguyên tắc sau đây: 3-6-3. Mượn hơi thở không khí bằng mũi, thở Nhẹ - Êm - Dài, nhưng thực tế dùng ý thở bằng toàn thân.

    Tất nhiên vẫn thở như bài luyện thở Nội Công số 2, nhưng không quan tâm nhiều đến hơi thở (bằng khí trời) như trước mà thở gần như vô thức. Nhưng điểm chủ yếu là Thở Bằng Ý, thở bằng tất cả các huyệt đạo, bắt đầu thở từ huyệt Bách hội (đỉnh đầu), thở bằng tất cả các huyệt cao trên đầu, thở bằng lỗ tai, thở bằng các huyệt Dũng Tuyền (giữa gan bàn chân), bằng các huyệt Lao Cung (giữa gan bàn tay), thở bằng tất cả những lỗ chân lông, dưới hạ bàn, từ hậu môn, bộ phận sinh dục, từ huyệt Hội Âm, Trường Cường và các huyệt đạo khác... ta hấp thụ được Ðịa Khí v.v.. nghĩa là toàn thân đều thở.

    Thở như thế, có nghĩa là toàn bộ cơ thể ta đã được hấp thụ được nhiều Tinh Khí của trời đất, của Vũ Trụ, của các tia alfa, các tia điện từ của trái đất và các hành tinh khác...

    Ta dồn tất cả các khí "Âm Dương" của trời đất ấy, tích tụ vào Ðan Ðiền, nén thành một trái cầu ngũ sắc, to như một quả cam.

    Ta vận hành cho trái cầu này quay tròn trong Ðan Ðiền, theo chiều quay của kim đồng hồ và ngược lại.

    Trái cầu này sẽ phát ánh sáng, soi sáng Lục Phủ Ngũ Tạng của ta, rồi soi sáng khắp các Kinh Mạch và cơ thể ta, có thể đó chỉ là do ta tưởng tượng ra mà cũng có thể là thật. ánh sáng đó mỗi lúc một sáng, soi toả khắp cơ quan trong người. Hiện tượng này có thể chỉ là ý niệm, nhưng cũng có thể là sự thật.

    Người Tây phương sẽ khó có thể cảm nhận được hiện tượng này. Trái cầu ấy chính là Khí Hậu Thiên của Trời Ðất, kết hợp với Khí Tiên Thiên vốn đã sẵn có trong cơ thể ta để tăng cường, phối hợp, làm thành Chân Khí, mà Chân Khí là cái gốc của sự sống, nó lưu hành, cung ứng cho các Kinh Mạch và Nội Tạng của ta.

    Trái cầu "Chân Khí" đó, sau khi cung ứng cho các nội tạng và Kinh Mạch, nó sẽ mờ dần và nhỏ dần, chỉ còn là một điểm sáng... Nhưng sau đó ta lại tiếp tục thở, tiếp tục Nạp... trái cầu lại càng lớn và sáng trở lại... và cứ thế tiếp tục mãi cho đến hết buổi tập.

    Trung bình, mỗi buổi tập ít nhất cũng phải kéo dài trong 30 phút, ta sẽ tiếp thụ được thêm Chân Khí.

  10. TheWayWeWere

    TheWayWeWere Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    27/06/2006
    Bài viết:
    557
    Đã được thích:
    0
    Ban đầu dạy cho ít người mà còn phải dạy chui nữa! bạn tìm trên Gooogle có rất nhiều mà .


    Bạn vào link dưới tham khảo nhé ! Toàn các nhân vật thời Phản thanh Phục Minh đấy
    Trong đó có đoạn viết : " Cho đến nay, những cứ liệu lịch sử chính xác về quá trình hình thành, phát triển của môn phái vẫn còn chìm trong mây mù của thời gian. Nhưng có một điểm hầu hết các thuyết đều thống nhất, đó là thời gian ra đời của môn phái nằm trong khoảng giai đoạn phong trào phản Thanh phục Minh ở Hoa lục"

    http://vi.wikipedia.org/wiki/Vịnh_Xuân_quyền

    .................................


    Ngày mai là ngày giỗ Sư Tổ Tế Công . Có ai tổ chức gì không? ( 15/5 )
    -----------------------------Tự động gộp Reply ---------------------------

    Môn võ nào cũng có các bài quyền. Nếu đem so bài 108 với các bài quyền của các môn phái khác thì có lẽ tốn ít sức hơn đấy! Võ nào mà chả tập tấn!
    Còn cái trò du đẩy nếu đem so với môn Judo thì nhẹ hơn nhiều! ngay cả khi đem so với môn thái cực quyền có phần gọi là " Thôi thủ " cũng đã thấy tập nặng hơn. Sức lực tăng nhanh hơn! Thôi thủ còn trở thành một môn thi đấu có luật hẳn hoi.
    Còn về khí cảm hay " Bối khí qui chi" thì thái cực quyền có cái trò : đứng Trạm trang công có đó cảm giác về khí rõ nhất ! và khí quy chi cũng rõ nhất!

    Xem ra các bài tập của môn Vịnh Xuân so với các môn khác vẫn chưa đủ yếu tố ưu việt hơn về một điểm nào đó! Hay có thể tại các giải thích của bạn chưa đủ tính thuyết phục ?

Chia sẻ trang này