1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi & Đáp

Chủ đề trong 'Hoá học' bởi tucurie, 10/02/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi & Đáp

    Topic này tổng hợp các trao đổi về Hoá học đã từng xuất hiện trong box nhằm giúp thành viên dễ dàng trong việc theo dõi.

    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau

    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 20:49 ngày 10/02/2004
  2. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi (Hihihahihi): Em vẫn cứ mù mờ khi phân biệt các khái niện hoá trị và số oxi hoá. Khi nào thì dùng hoá trị, khi nào thì dùng số oxi hoá? Cách tính như thế nào...?
    Đáp (Đỗ Tất Hiển/ (Tucurie)): Khái niệm hoá trị có trước,là con số biểu thị khả năng liên kết của nguyên tử nguyên tố này với một số nhất định nguyên tử nguyên tố khác.Hoá trị là một số nguyên,được xác định bằng cách lấy khối lượng nguyên tử gam (nay là khối lượng mol nguyên tử) chia cho đương lượng gam.Theo đây,hoá trị không thể là số dương hay số âm,mà là một số số học.Tuy nhiên,những con số dương và số âm lại rất tiện cho việc lập công thức hoá học cũng như phương trình phản ứng oxi hoá khử.Do đó,nảy sinh khái niệm số oxi hoá.Hai khái niệm này đều là cơ sở để xác định tỉ lệ số nguyên tử mỗi nguyên tố trong phân tử hợp chất,chỉ khác là số oxi hoá thì có dấu dương (+) hay âm (-).
    Đến khi biết rõ bản chất liên kết trong nhiều trường hợp,nhất là trong các hợp chất hữu cơ,là do tạo ra những cặp electron chung,người ta gọi số cặp electron mà 1 nguyên tử của nguyên tố có chung với nguyên tử nguyên tố khác là hóa trị của nó.Từ đây hoá trị lại mang một ý nghĩa mới,là con số biểu thị số liên kết,được dùng để thể hiện trạng thái liên kết của nguyên tử trong phân tử.Khi nói rằng C luôn có hoá trị IV trong các hợp chất hữu cơ chính là phản ánh trạng thái C luôn có 4 cặp electron chung với các nguyên tử khác trong phân tử.Thường,hoá trị với ý nghĩa là số liên kết,được sử dụng chủ yếu cho các hợp chất hữu cơ.
    Còn số oxi hoá,một mặt vẫn giữ nguyên ý nghĩa ban đầu (là cơ sở để lập công thức hoá học và lập phương trình phản ứng oxi hoá khử),mặt khác vì thể hiện mức độ dư điện tích (+) hay (-) của nguyên tố nên còn cho biết về khả năng oxi hoá hay khử của nguyên tố.Trong HNO3,N ở mức oxi hoá +5,cao nhất và nó lại có độ âm điện lớn nên HNO3 có tính chất oxi hoá mạnh.Nói N có số oxi hoá +5 nhằm liên tưởng đến ý này.Để thể hiện trạng thái liên kết của N ta nói nó có hoá trị IV,vì chỉ tạo ra được 4 cặp electron chung với các nguyên tử khác.
    Nếu một nguyên tố có nhiều số oxi hoá khác nhau thì khi ở mức trung gian nó vừa gây ra tình chất oxi hoá và cả tình khử của phân tử.Thí dụ:
    -Trong H2S,S ở mức oxi hoá -2,là mức oxi hoá thấp nhất nên H2S có tính khử.
    -Trong SO2,S ở mức oxi hoá +4, là mức oxi hoá trung gian nên SO2 có cả tính oxi hoá lẫn tính khử.
    -Trong H2SO4,S ở mức oxi hoá +6 ,là mức oxi hoá cao nhất nên H2SO4 có tính oxi hoá.
    Khi xét phản ứng oxi hoá khử phải dùng khái niệm số oxi hoá.Với các nguyên tố trong hợp chất vô cơ thường hay dùng số oxi hoá (hiểu theo ý nghĩa ban đầu của hóa trị),trừ khi biết rõ số cặp electron chung giữa nguyên tử này với các nguyên tử khác mới nói tới hoá trị (hiểu theo ý nghĩa là số liên kết).
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 21:02 ngày 10/02/2004
  3. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Chắc các bạn đã biết 1g vàng có thể kéo thành sợi dài 3 km , lá vàng có thể dát mỏng tới 0,0001mm, nghĩa là mảnh hơn sợi tóc người 500 lần. Đố các bạn biết tại sao vàng lại có tính chất đặc biệt mềm dẻo như vậy ?
    Đáp (T_N_T):Không ai trả lời câu hỏi về vàng của mình à, Mình đành post câu trả lời vậy. Chắc các bạn đã biết ở Mianma có các ngôi chùa mà mái của nó được dát toàn bằng vàng . Chắc là phải tốn vàng lắm nhỉ. Thực sự thì cũng không tốn lắm bởi tính đặc biệt mềm dẻo của vàng. Một gam vàng có thể kéo thành sợi dài 3km.!!!!
    Tính dẻo dai có một không hai của vàng kim loại là kết quả của cấu tạo electron đặc biệt của vàng. Có lẽ trong kim loại tồn tại đồng thời cả hai cấu hình electron của nguyên tử : 5d10 6s1 và 5d9 6s2 ,chúng có năng lượng rất gần nhau , electron có thể nhảy dễ dàng từ obitan này sang obitan khác làm cho hệ electron trong kim loại trở nên linh động, Đây là nguyên nhân của sự " bôi trơn tốt electron " gây ra tính dẻo dai đặc biệt của vàng.
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  4. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi (Tucurie):
    Tớ có một câu chuyện khá thú vị:
    "......Bàn tay của người quản lí quân nhu vừa mở kho ra run lên bần bật:sự có mặt bất thình lình của viên thanh tra không hứa hẹn với anh điều gì tốt lành cả.Tuy nhiên,nét mặt của anh vẫn giữ được vẻ lễ phép và tính sẵn sàng thi hành tất cả mệnh lệnh của các chỉ huy cao cấp.
    -Đây là những hòm đựng khuy bằng thiếc để đín vào áo của binh lính,người quản lí quân nhu vừa mở rộng cửa kho vừa báo cáo.
    -Nào,xem anh bảo quản chúng ra sao,viên thanh tra trưởng càu nhàu trả lời.-Anh mở ra!Viên thanh tra hất hàm,chỉ tay về phía một trong những chiếc hòm lớn bằng gỗ.
    Vẫn với nét mặt tôn kính,người quản lí vội vã đi tới cái hòm và lấy tay giật nắp hòm ra và.....lặng người đi vì không ngờ và sửng sốt:chiếc hòm đầy đến miệng,nhưng không phải là những chiếc khuy bằng thiếc lóng lánh có 2 đầu con đại bàng,mà là một loại bột màu xam xám nào đó.
    -Thế ở những hòm khác của anh cũng có những "chiếc khuy" như thế hay sao?-Viên thanh tra trưởng hỏi một cách thâm độc.
    -Nào,thưa ngài!-Viên thanh tra trưởng nói với người quản lí sau khi xem xét chiếc hòm cuối cùng.-Bây giờ ngài sẽ nói gì với chúng tôi?Ngài đã đặt những chiếc khuy được giao cho ngài ở đâu?
    Mặc dù trong kho lạnh ghê gớm,nhưng người quản lí lại cảm thấy mình mấy nóng ran.
    -Tôi không hiểu gì cả,thưa ngài!-người quản lí ấp úng trả lời.-Tất cả những chiếc khuy đều để trong các hòm này cơ mà!
    -Anh cho tôi là thằng ngốc đấy à?-viên thanh tra quát lên.-Đã vậy thì,viên thanh tra gọi một người cần vụ,-anh hãy lấy một ít chất này và đem nó về phòng thí nghiệm của chúng ta.Các nhà hoá học sẽ chỉ rõ cho ta rất đúng rằng chính hắn nhét chất đó vào hòm để thay thế cho những chiếc khuy mà hắn ăn cắp,và học sẽ giúp cho chúng ta giải quyết tên kẻ trộm này.
    Qua vài ngày,viên thanh tra rất kinh ngạc:"chất bột do các ông gửi lên để phân tích,-viên giám đốc phòng thí nghiệm đã viết trong lời kết luận của mình,-không còn nghi ngờ gì nữa,đó là thiếc".........
    ****Cái gì đã xảy ra với những chiếc khuy?
    Đáp: Ở nhiệt độ thấp,thiếc trắng bị tan ra thành bột,biến thành một dạng thù hình khác là "thiếc xám".Sự biến đổi lan dần xung quanh một điểm khởi đầu.Quá trình này rất giống quá trình lan dần cảu bệnh viêm trong cơ thể.Vì vậy,sự biến đổi từ thiếc trắng thành thiếc xám được gọi là "bệnh dịch thiếc".
    Do tính chất này của thiếc mà không nên để các đồ dùng bằng thiếc ở nơi quá lạnh!
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  5. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Em thử đố các bác tí, cồn khô là gì?
    Đáp (TheHollowman): Giải đáp cái cồn khô 1 tẹo. Cồn khô có công thức là.... Thôi, từ từ, giới thiệu cụ thể 1 chút.
    Formandehit ở trạng thái khí có thể tự trùng hợp tạo thành trioximetylen (CT : (CH2)3O3, dạng mạch vòng luân phiên). HCH=O cũng dễ dàng bị trùng hợp trong dd tạo thành poliformandehit, có CT :(-CH2O-)n.
    Dông dài 1 chút ngoài lề, hìhì.... Đó là t/ch dễ bị trùng hợp của các Andehit. Và Axetandehit CH3-CHO cũng dễ dàng bị tetrame hoá trong môi trường dưới 0 độ C cho ra metandehit dùng làm chất đốt rắn mang tên "cồn khô".
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  6. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi (ozone): Đố các bạn một câu này ở các cây xăng ta thường nhìn thấy ghi các con số 83 ,90 ,92 các số ấy có nghĩa gì vậy?
    Đáp:
    TheHollowman: Ozone ơi, có fải là chỉ số octan ko?
    Tucurie:Như đã đã biết.chỉ số octan là chỉ tiêu chất lượng của nhiên liệu động cơ về tính dễ kích nổ khi cháy.Chỉ số kích nổ của isooctan (2,2,4-trimetylpentan),một chất không bị kích nổ được qui định là 100 và của n-heptan rất dễ bị kích nổ được coi là 0.Các mẫu nhiên liệu thử nghiệm được so sánh với hỗn hợp của 2 hidrocacbon này về độ ổn định đối với kích nổ.Chẳng hạn xăng Mogas-83 có độ bền chống kích nổ tương đương hỗn hợp 83%isooctan và 17% n-heptan.
    ---------------
    Nói thêm một tí về chỉ số octan:
    Chỉ số octan là một đặc trưng định lượng quy ước về chất lượng nhiên liệu cho động cơ đốt trong,dựa trên khả năng kích nổ của nó.Ví dụ,người ta trộn nhiên liệu với một lượng chất oxi hoá cần thiết,đặt vào một xilanh dài và chắc chắn rồi đốt một đầu.Phản ứng oxi hoá bắt đầu lan truyền trong xilanh với tốc độ 10-20m/sec.Do một nguyên nhannào đó,các peroxit xuất hiện trong hỗn hợp,tác dụng giống như một chất xúc tác.Tốc độ phản ứng tăng lên rõ rệt,áp suất và nhiện độ cũng tăng lên theo,phản ứng truyền trong xilanh nhanh lên hàng trăm lần và trở nên không điều khiển được.Kết quả là.....bùm,xilanh bị nổ!
    Đối với động cơ đốt trong,hiện tượng kích nổ đương nhiên là có hại:sóng nổ phá huỷ xilanh,vòng đệm và van,động cơ bị quá nhiệt và mau chóng bị hỏng.Cho nên một trong những nhiệm vụ quan trọng là tạo ra những nhiên liệu mới cho động cơ khó bị kích nổ.Các nhà bác học đã làm sáng tỏ rằng:các loại nhiên liệu có chứa nhiều hidrocacbon mạch thẳng,không phân nhánh dễ bị kích nổ nhất.Độ ổn đinh của xăng đối với hiện tượng kích nổ được đánh giá theo thang octan và đặc trưng bằng chỉ số octan như đã nói!
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  7. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: Tại sao khi dùng bình cứu hoả phải dốc ngược bình?
    Đáp:(T_N_T) Ok. Bạn trả lời đúng rồi đấy. Trong bình chữa cháy người ta thường để H2SO4 và muối cacbonat của natri. Khi cần dùng thì phải dốc ngược để hai chất tiếp xúc với nhau và phản ứng tạo CO2 Na2CO3 + H2SO4 -> Na2SO4 + CO2 + H2O . Do CO2 là khí không duy trì sự cháy và nặng hơn không khí sẽ làm tắt lửa.
    Nhưng không phải đám cháy nào cũng dùng CO2 để dập được ví dụ các vụ cháy kim loại có ái lực mạnh với ôxi như Mg , Al , K, Zn.. Vì các kim loại đó sẽ tiếp tục cháy trong CO2
    4Al + 3CO2 -> 2 Al2O3 + 3C
    Trong trường hợp này dùng cát thì tốt hơn.
    T_N_T: À xin lỗi nhé đúng là trong bình cứu hoả dùng NaHCO3 thật. Đọc lâu rồi nhớ mang máng.

    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 21:23 ngày 10/02/2004
    Được tucurie sửa chữa / chuyển vào 21:24 ngày 10/02/2004
  8. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: (Dioxyl) Em làm bài tập trong sách cua cô N.T.Thuận có bài hỏi về độ bền của hệ vòng có nối đôi. Đáp án nói có một số vong vi phạm qui tắc Bret nên ko bền.
    Vậy Qui tắc Bret nó như thế nào ạ??
    Đáp: Quy tắc Bredt là quy tắc dùng để dự đoán hướng tách của các dẫn xuất bixiclo. Nói đơn giản thì phản ứng tách sẽ không chạy theo hướng tạo ra các sản phẩm rất kém bền, mặc dù trái với quy tắc Zaixep.
    Những bixiclo chứa kiên kết đôi ở đầu cầu nối là những hợp chất có năng lượng cao, sự hình thành ra chúng đòi hỏi phải có năng lượng hoạt hoá rất lớn. Trong các hợp chất này, sự tạo thành liên kết đôi hoặc rất yếu hoặc không thể tạo thành. Nguyên nhân là do AO p ở nguyên tử Cacbon đầu cầu không thể xen phủ với AO p của Cacbon bên cạnh.
    Quy tắc Bredt phát biểu như sau : "không thể tạo được liên kết đôi ở nguyên tử Cacbon đầu cầu". Ví dụ, khi tách HBr từ 2-Brôm bixiclo [2,2,1] heptan, ta sẽ thu được bixiclo [2,2,1] hept-2(3)-en chứ không thu được bixiclo [2,2,1] hept-1(2)-en.
    Tuy nhiên, quy tắc Bredt không áp dụng được cho những hợp chất vòng có sự xen phủ cực đại theo kiểu pi.
    Thực tế, các bixiclo có liên kết đôi ở đầu cầu có khả năng thực hiện được khi liên kết đôi nằm trong vòng có từ 8 nguyên tử trở lên. Đối với những vòng nhỏ hơn, từ 7 cạnh trở xuống, các bixiclo có nối đôi ở đầu cầu rất kém bền, chỉ tồn tại được trong thời gian rất ngắn.
    Về cái này, em Dioxyl có thể xem thêm trong cuốn Cơ chế phản ứng của bác Trần Quốc Sơn hoặc Cơ sở lý thuyết Hoá hữu cơ của bác Thái Doãn Tĩnh. Tuy nhiên, cũng khá sơ sài.
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  9. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: (Happyprince05) nho ban cua minh duoc nguoi ta tang chiec la chi con gan rat an tuong co ai chi minh lam chiec la nhu vay ko ! cam on rat nhieu !!
    Đáp: (vmdmanowar) Theo tôi hiểu thì chiếc lá đây gần như trong suốt đúng không nào? Nếu như vậy thì khá đơn giản, bạn cho lá vào một cốc đựng cồn 90 độ, đun cách thuỷ một hai tiếng là xong. Việc này dựa trên lý thuyết của sự chiết. Clorophine cũng như các chất tạo mầu của là dễ tan trong C2H5OH hơn là H20 nên khi bạn đun chúng sẽ tan ra trong cồn. Xin dặn lại là đun cách thuỷ nhé.
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
  10. tucurie

    tucurie Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    26/02/2002
    Bài viết:
    564
    Đã được thích:
    0
    Hỏi: (amazonefr)2) Đường saccharose hoà tan vào nước, đun thế nào để đường kết tinh trở lại mà không bị keo lại như "mạch nha"?
    Rất mong nhận được "chiêu" của các "cao thủ", cảm ơn vô cùng!!!
    Đáp: (longtoo) Đun bằng chảo to, đến lúc sôi, khoắng thật lực. Nguyên lý cớ bản là đang nóng gặp lạnh lại bị mất nước thì kết tinh. Sôi vài phút mà vẫn không thấy kết tinh thì ném một nắm cát vào. Cái này gọi là rắc thính làm mồi.
    Cái này mình đọc được từ quyển sách cua thằng em. Sách hơi cũ, mình chỉ sợ sai. Nhưng nếu sai thì là tại sách đấy nhé. Mình chẳng biết cái cóc gì đâu!
    Tucurie: Tớ chỉ biết trong công nghiệp,người ta dùng máy li tâm để tách các tinh thể đường ra thôi.
    Tiện thể,cũng nói luôn về quá trình sản xuất đường saccarozo (từ mía):
    -Mía được nghiền và ép lấy nước mía,bã được chiết bằng nước nõng cho tới khi chỉ con 0,2-> 0,4 % đường.
    -Nước mía có màu nâu chứa 14-17% đường được chế hoá với nước vôi.Khi đó xuất hiện kết tủa của các tạp chất như protein,axit hữu cơ...Lọc bỏ kết tủa,sục CO2 vào dd cho đến bão hoà để tách hết Ca2+ dưới dạng CaCO3,sau đó lọc bỏ CaCO3.
    -Cho sục khí CO2 một lần nữa rồi lọc qua màng than xương hoặc chế hoá với SO2 để tẩy màu.
    -Cô đặc nước lọc( không màu và trong suốt dưới áp suất thấp).Làm nguội và dùng máy ly tâm để tách đường kết tinh.
    Anh với em ừ thì cũng lạ
    Bồng bềnh cho tới mai sau
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này