1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội diễn Võ cổ truyền HN lần 22, lý sự cùn một tý + có ảnh minh hoạ trang 4-5

Chủ đề trong 'Võ thuật' bởi thieulam_vietnam, 17/03/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. haio

    haio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2004
    Bài viết:
    1.979
    Đã được thích:
    0
    1)
    Nếu đúng là mình đã ngụy biện thì theo lý thuyết ngụy biện mình đã dùng mẹo ngụy biện gì ?
    2)
    " Còn việc một môn võ thuần Việt thì không thể mượn từ Hán để chỉ định một hiện tượng hay vật thể do chính người Việt sáng tác để dạy người Việt. "
    Câu này hoàn toàn sai , thật đáng tiếc !
    Ngừời viết câu này , khi viết như trên, đã hàm ý rằng tiếng Việt đương đại cũng như trong nhiều thế kỷ trước là hoàn toàn giữ được mạch thuần Việt .
    Nhưng sự thực đáng tiếc về mặt ngôn ngữ là không phải vậy.
    Tôi xin bảo vệ ý của mình bằng cách trích dẫn đoạn từ điển sau (hi vọng là đối tác tranh luận sẽ tin vào sự chân thực của các thông tin đó )
    Chúc anh/em v.v. một ngày vui .
    -------
    Từ Hán-Việt (漢S) là từ vựng sử dụng trong tiếng Việt có gốc từ tiếng Trung Quốc nhưng đọc theo âm Hán-Việt. Cùng với sự ra đời của chữ quốc ngữ, từ Hán-Việt ngày nay được ghi bằng ký tự Latinh.
    Mục lục [giấu]
    1 Lịch sử
    2 Phân loại từ Hán-Việt
    3 Từ Hán-Việt với ý nghĩa thay đổi
    4 Xem thêm
    5 Liên kết ngoài

    [sửa] Lịch sử
    Với sự giao lưu trên các bình diện văn hóa, kinh tế và chiến tranh giữa các dân tộc ở Trung Quốc, Đông Á và Đông Nam Á, chữ Trung Quốc được hình thành, phát triển và trở thành chữ viết chung được sử dụng rộng rãi trong của các dân tộc ở khu vực này. Lưu ý là cách nói và ngôn ngữ của các dân tộc có thể hoàn toàn khác nhau vì thuộc các hệ ngôn ngữ khác nhau.
    Sau hàng chục thế kỷ dưới sự cai trị và đồng hóa của người Hán, người Việt vẫn giữ được tiếng nói và nhiều phong tục riêng của mình. Tuy vậy, vẫn có sự ảnh hưởng nhất định về văn hóa, thể chế chính trị của Trung Quốc đối với người Việt, kể cả trong tư tưởng triết học và ngôn ngữ.
    Thật vậy, do không có chữ viết riêng (theo truyền thuyết thì người Việt cổ có chữ viết riêng nhưng bị người Hán hủy bỏ, cấm đoán dẫn đến mất hẳn), trước khi chữ quốc ngữ ra đời, người Việt phải dùng chữ Hán để viết nhưng họ đọc theo âm Hán-Việt (chữ Nôm cũng dựa vào chữ Hán nhưng phức tạp hơn và chưa được chuẩn hóa nên cũng không được phổ cập). Cùng với tâm lý ngưỡng mộ văn hóa Trung Hoa, xem đó là mẫu mực, văn hóa Trung Quốc cũng hòa nhập vào văn hóa Việt. Tổ chức chính quyền phong kiến các triều đại đều theo mô hình Trung Quốc. Các nghi lễ "hôn, quan, tang, tế" cũng ảnh hưởng của kiểu Trung Quốc.
    Từ Hán-Việt đã góp phần làm phong phú vốn từ của tiếng Việt, nhiều khi không tìm được từ thuần Việt tương đương để thay thế. Ngay cả ngày nay, khi muốn sử dụng một thuật ngữ mới, người ta đều có xu hướng dùng từ Hán-Việt: lập trình, vi mạch, Wiki hóa... Lòng tự tôn dân tộc khiến người Việt có ý muốn hạn chế từ Hán-Việt mỗi khi có thể, nhưng điều này xem ra khá khó khăn.
    Hiện tượng đồng âm trong từ Hán-Việt khá phổ biến (ngay cả phát âm theo kiểu Hán cũng vậy), phải đặt trong văn cảnh mới rõ, nhiều khi phải viết ra bằng chữ Hán mới phân biệt được. Thí dụ phi > = "bay" khác với phi z = "không" hay "ngoại trừ"; tử 子 = "con" khác với tử 死 = "chết"...
    [sửa] Phân loại từ Hán-Việt
    Đại đa số từ Hán-Việt có âm Hán-Việt tiêu chuẩn gọi là từ Hán-Việt tiêu chuẩn hay từ thuần Hán-Việt, như "lịch sử" (Z?史), "văn hóa" (-?O-?...
    Từ Hán-Viêt cổ là những từ được du nhập vào Việt Nam tương đối sớm nên còn mang nhiều nét âm vận của tiếng Trung Quốc trước đời Đường, như: "mùi" ('), "buông" ("), múa (^z?, "muộn" (Ts), "cởi" (解), "khoe" (夸?...
    Ngoài ra còn một bộ phận từ Hán-Việt du nhập vào Việt Nam tương đối sớm lại bị ảnh hưởng của tiếng bản địa, khiến cho âm đọc của chúng bị thay đổi để phù hợp với lối phát âm của người Việt. Nhóm từ này gọi là từ Hán-Việt bị Việt hóa như: "gần" ('), "giường" (S)...
    [sửa] Từ Hán-Việt với ý nghĩa thay đổi
    Có nhiều từ Hán-Việt đã mang ý nghĩa khác với nghĩa gốc trong tiếng Hán. Ở Trung Quốc, bác sĩ = PhD và y sĩ = medical doctor; ở Việt Nam, tiến sĩ = PhD và bác sĩ = medical doctor trong khi y sĩ = "nhân viên y tế được đào tạo ngắn hạn (3 năm), được quyền khám và điều trị bệnh" (hệ đào tạo này chỉ tồn tại trong điều kiện đất nước còn chiến tranh hoặc khó khăn kinh tế, nay không còn nữa, các y sĩ đó đa số đã theo học hệ chuyên tu khoảng 3 năm nữa để lấy bằng bác sĩ); y sĩ khác với y tá (nay gọi là điều dưỡng - dạng tắt của nhân viên điều dưỡng) là những người được đào tạo các kỹ năng chăm sóc người bệnh, theo y lệnh của bác sĩ và không được phép khám bệnh, cho toa.
    Nguồn :
    http://vi.wikipedia.org/wiki/H%C3%A1n-Vi%E1%BB%87t
  2. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    [/quote]
    Đây không phải là câu trả lời, người trả lời không thể trả lời thẳng vào câu hỏi nên đành dùng phương pháp ngụy biện
    Từ Hán Việt hiện nay chỉ được dùng trong văn viết vào những bối cảnh trang trọng, điều đó có nguyên nhân sâu xa là những bậc học giả ngày xưa toàn là học giả chữ Hán, vì vậy chữ Hán được coi là thượng lưu.
    Còn việc một môn võ thuần Việt thì không thể mượn từ Hán để chỉ định một hiện tượng hay vật thể do chính người Việt sáng tác để dạy người Việt.
    [/quote]
    Bác đang tranh luận về ngôn ngữ học phải không ạ?
  3. Freeman72

    Freeman72 Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    20/10/2007
    Bài viết:
    1.315
    Đã được thích:
    0
    Các bác văn hay chữ tốt quá
  4. meduthu

    meduthu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/08/2007
    Bài viết:
    111
    Đã được thích:
    0
    Em chưa đọc quyển sách nào đưa ra định nghĩa các mẹo nguỵ biện nên em không biết tên kiểu nguỵ biện của bác theo sách thánh hiền gọi là gì. Em thì em gọi nó là kiểu nguỵ biện "vặn lại", thấy giáo em thì gọi là " Tu quoque". Chắc ông này xài tiếng La mã chứ chả phải tiếng Anh.
    Ví dụ:
    - Anh nói anh là người đàn ông mẫu mực, vậy tại sao anh hay đánh vợ anh?
    - Thì sao? Đầy thằng đàn ông khác vẫn đánh vợ đấy thôi.
    Trả lời cho phần 2: Đàn ông từ trước tới nay vẫn tồn tại hai loại đánh vợ và không đánh vợ. Nhưng những người nào muốn nhận mình là mẫu mực thì đừng đánh vợ, những thằng khác nó đánh vợ thì kệ nó, bởi vì nó có nhận nó là mẫu mực đâu.
  5. Koone

    Koone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/12/2006
    Bài viết:
    370
    Đã được thích:
    0
    Võ sư NXB có thể gọi môn võ Hét là Nhất Nam thì ông ta có
    thể dùng từ Hán-Việt để đặt lại tên cho các bài quyền, đòn thế
    của môn đó, nếu như môn võ đó là có thật.
    Một môn võ được truyền lâu đời như thế phải để lại dấu vết qua
    những truyền thuyết về các nhân vật giỏi võ như trường hợp của
    võ Bình Định hay Võ Lâm Tân Khánh Bà Trà, cũng như sự hiện
    diện của những người biết võ Hét ( không phải Nhất Nam ) ở
    thời điểm hiện tại.
    Tôi lục lọi trên Nét không kiếm ra 2 điều trên. Bác nào có thể
    cung cấp thông tin để mọi người có thêm sự tin tưởng là võ
    Hét / Nhất Nam là võ cổ truyền VN.
  6. NhatNamTu

    NhatNamTu Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/04/2006
    Bài viết:
    258
    Đã được thích:
    0
    @ Koone: nó là chính nó bạn ạ!
    Được nhatnamtu sửa chữa / chuyển vào 09:25 ngày 24/03/2008
  7. dhlv

    dhlv Guest

    Tôi trình bày những gì mà mình biết
    Thứ nhất khi vào cái box võ thuật này, vô tình đọc các bài viết về Nhất Nam thì Tôi mới biết môn võ mình học hồi học sinh có vài nét tương đồng. Mặc dù học phọt phẹt và ko lâu vì Tôi khoái đi đó đây hơn, nhưng về khoản nhớ thì vẫn đọng trong kí ức một vài kỉ niệm.
    Gần đây xem trên youtube.com vài video clip do NhatNamTu và ai đó người Nga post lên cũng có đôi nét.
    Có cơ sở để hi vọng (chưa phải là chắc chắn), đó là Thầy giáo dạy cho Tôi là người Nghệ An, ông năm nay gần 50 tuổi. Sau khi ông học sư phạm ở đại học Vinh (Nghệ An) thì vào miền Tây dạy học. Từ đó đến nay !
    Sở dĩ Tôi vào box này mới biết đến môn Nhất Nam vì khi xưa Thầy Tôi chỉ bảo đó "thiếu lâm hắc hổ" (chắc ông gọi cho nó oai). Nhưng vào 2006, khi gặp lại và hỏi Thầy thì Thầy nói đó là môn võ tổng hợp trong dân gian. Có lẽ thời gian người ta cũng quên nhiều chuyện và đơn giản thì Thầy đã ko còn quan tâm đến võ thuật từ lâu.
    Còn tên Nhất Nam chính thức có từ năm 1983 tại Hà Nội, hồi bé Tôi cũng đã nghe đến môn này vì nhà Tôi ở gần chỗ Cung Văn Hoá . Nhưng ko hề để ý đến.
    Tham khảo Nhất Nam : http://vi.wikipedia.org/wiki/Nh%E1%BA%A5t_Nam
    Tôi ko hề có ý định "thấy người sang bắt quàng làm họ" nhưng nếu lịch sử Nhất Nam có nguồn gốc từ xa xưa từ vùng Thanh Nghệ thì có lẽ vài miếng võ mà Thầy Tôi dạy cũng dính dáng đến võ Héc ở vùng Thanh Nghệ.
    Còn vùng Thanh - Nghệ là vùng đặc biệt và riêng biệt đã có nguồn gốc trước cả đất Phú Thọ - Hùng Vương. Một số vài cuốn sách về sử học đã nói đến điều này, đặc biệt có một cuốn (tự nhiên quên tên) còn "cực đoan" nói rằng Vùng Khu 4 là đất tổ của Việt Nam đầu tiên.
    Rất hi vọng có một ai đó cũng vô tình và ngẫu nhiên học môn võ hay vài miếng võ có vài điểm tương đồng với Nhất Nam thì lên một tiếng cho vui. Cũng là một cái duyên !
    Ghi chú : Khi xưa tuyên truyền cho Vovinam thỉnh thoảng "cờ bạc bịp" để cho phong trào nó hoành tráng và lấy khí thế. Chứ với Nhất Nam mang tính chất tự tình
  8. dhlv

    dhlv Guest

    Tán thêm một tí !
    Nếu công nhận "Nhất Nam là môn võ duy nhất thuần chủng Việt" cũng không việc gì phải lăn tăn các bạn ạ !
    Không có nghĩa là các bạn phải tập Nhất Nam hay ko thấy ý nghĩa, giá trị của môn võ các bạn đang tập.
    Chẳng hạn chúng ta mặc nhiên công nhận đất tổ Phú Thọ của các vua Hùng. Nhưng bây giờ bảo các bạn ở HN về Phú Thọ sinh sống và lập nghiệp thì câu trả lời rất dễ dàng phải không ?
    Được dhlv sửa chữa / chuyển vào 10:25 ngày 24/03/2008
  9. heavysword

    heavysword Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2007
    Bài viết:
    589
    Đã được thích:
    0
    Hoặc là bảo áo the khăn đóng là trang phục thuần Việt, nhưng bảo mặc vậy đi làm hoặc đi offline thì có bác nào sẵn sàng nào?
  10. DHN

    DHN Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/03/2002
    Bài viết:
    876
    Đã được thích:
    0
    Giờ thì tớ tin là bác BÍnh nói dóc về môn võ Hét hay Héc gì gì này.

Chia sẻ trang này