1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội đồng hương ! Cuộc sống không chỉ ám màu khói thuốc...Kỷ niệm 1 năm thành lập HĐH(30/11/03 - 30/1

Chủ đề trong '1984 Hà Nội' bởi zany_alone, 30/11/2003.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. PhongLA

    PhongLA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    Hút thuốc và các bệnh hô hấp
    Hút thuốc là nguyên nhân được biết đến nhiều không những gây ung thư phổi mà nó còn gây ra nhiều bệnh phổi khác nữa. ở phần này chúng tôi sẽ điểm qua về ảnh hưởng của thuốc lá như thế nào đến chức năng phổi và sau đó sẽ tập trung chi tiết hơn vào những bệnh phổi hay gặp do hút thuốc.
    1. Ảnh hưởng của thuốc lá đến chức năng phổi
    Khi chúng ta hít vào, không khí sẽ vào đường hô hấp trên qua mũi và miệng, nơi không khí được lọc, sưởi ấm và làm ẩm. Không khí hít vào sẽ đi qua khí quản để vào phổi. Trong mỗi phổi đều có một hệ thống phế quản, phế quản gốc như là nhánh chính của cây với các cành cây nhỏ là những phế quản, sau 17- 20 lần phân chia thành các tiểu phế quản tận, từ các tiểu phế quản đó sẽ dẫn đến các túi nhỏ chứa khí gọi là phế nang, nó giống như là chùm nho. ở phế nang quá trình trao đổi khí sẽ xảy ra. Máu sẽ đổi CO2 lấy O2 sau đó sẽ mang O2 đến các tổ chức của cơ thể.
    Hệ thống hô hấp có một số hàng rào bảo vệ để chống lại các bệnh. Quá trình lọc ở đường hô hấp trên giúp ngăn chặn vi khuẩn, virus và các chất gây kích thích từ ngoài vào trong phổi. Khí quản và tổ chức phổi sản xuất ra chất nhầy giúp cho việc lấy và mang các chất bẩn ra ngoài. Hỗn hợp chất nhầy và chất tạp nhiễm sẽ được đưa ra ngoài nhờ các lông nhỏ li ti gọi là lông chuyển, những lông này lay động rất nhanh về phía trên, trong một số vùng tốc độ của lông chuyển rất cao tới 1.000 lần trong một phút.
    Khi khói thuốc đi vào qua miệng thì người hút thuốc đã vô tình bỏ qua cơ chế bảo vệ thứ nhất đó là quá trình lọc ở mũi. Những người hút thuốc thường bài tiết nhiều đờm hơn những người không hút thuốc mà khả năng đưa đờm ra khỏi đường hô hấp lại kém hơn. Điều này là do hệ thống lông chuyển ở người hút thuốc bị liệt thậm chí bị phá huỷ. Khói thuốc cũng làm thay đổi cấu trúc các tuyến tiết nhầy và do vậy thành phần của chất nhầy cũng bị thay đổi. Đôi khi các tuyến tiết nhầy bị tắc lại làm giảm khả năng bài tiết đờm. Hậu quả cuối cùng là chất nhầy ở những người hút thuốc bị nhiễm bởi các chất độc hại, và bị giữ lại nhiều trong tổ chức phổi cản trở sự lưu thông trao đổi khí.
    Những sự thay đổi cấu trúc phổi ở những người hút thuốc làm giảm khả năng lấy oxi của phổi. Khói thuốc gây phá huỷ phế nang làm giảm tính đàn hồi của phổi và làm giảm khả năng trao đổi oxi. Phổi của những người hút thuốc bị giảm diện tích bề mặt và giảm mạng mao mạch, điều này có nghĩa là dòng máu lưu thông qua phổi bị giảm. Dẫn đến làm giảm cung cấp chất dinh dưỡng và ôxy cần thiết cho cả nhu mô phổi và các tổ chức khác trong cơ thể để duy trì sự khoẻ mạnh và chức năng bình thường của chúng.
    Hút huốc cũng gây ra hiện tượng gọi là tăng tính đáp ứng đường thở. Do ảnh huởng của các chất độc hại trong khói thuốc, đường thở bị co thắt. Khi điều này xảy ra thì luồng khí hít vào và thở ra đều bị cản trở ở người hút thuốc, và do đó hình thành các tiếng ran rít, ran ngáy và có thể bị khó thở.
    ở những người hút thuốc có nhiều thông số chức năng thông khí thay đổi, trong đó thể tích khí thở ra gắng sức trong giây đầu tiên (FEV1) giảm rất nhiều.
    Khói thuốc làm giảm sự phát triển của phổi và gây viêm tổ chức phổi ở trẻ nhỏ và thiếu niên biểu hiện bằng tốc độ tăng FEV1 chậm lại. ở lứa tuổi từ 20-30 khi hút thuốc thì tổn thương phổi lại khác. Khi ở giai đoạn này của cuộc sống thì phổi tăng trưởng kiểu cao nguyên. ở người hút thuốc giai đoạn phát triển này ngắn lại và làm các bệnh lý gây ra do hút thuốc sớm xuất hiện. ở lứa tuổi trên 30 nếu hút thuốc tốc độ giảm FEV1 sẽ tăng gấp đôi (khoảng 40 ml/năm) so với người không hút thuốc (khoảng 20 ml/năm). Những người hút thuốc ở tuổi càng trẻ thì thời gian hút để gây ra bệnh liên quan đến đường hô hấp càng ngắn so với những người bắt đầu hút ở tuổi muộn hơn.
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính
    Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (BPTNMT) là thuật ngữ để chỉ những tổn thương ở phổi có liên quan đến sự tắc nghẽn đường thở. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đặc trưng bởi sự rối loạn thông khí tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn, được khẳng định chẩn đoán dựa vào đo hô hấp ký đồ với nghiệm pháp giãn phế quản không hồi phục hoàn toàn. Theo WHO, trên thế giới năm 2001 có khoảng 600 triệu người mắc BPTNMT. Bệnh tiến triển kéo dài trong nhiều năm và cuối cùng dẫn đến tâm phế mạn và tử vong. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính là nguyên nhân tử vong đứng hàng thứ 4 trên toàn thế giới. Mối liên quan giữa bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính và hút thuốc cũng mạnh như với ung thư phổi. Thuốc lá là nguyên nhân quan trọng nhất gây ra BPTNMT, có 15% những người hút thuốc lá sẽ có triệu chứng lâm sàng BPTNMT và 80%-90% người mắc BPTNMT là nghiện thuốc lá.
    Hút thuốc lá làm cho các yếu tố nguy cơ khác của bệnh này trở nên mạnh hơn. Đặc biệt những người hút thuốc lá bị ảnh hưởng xấu hơn bởi ô nhiễm môi trường, nhiễm trùng và phơi nhiễm với các chất khói độc so với người không hút thuốc. Người hút thuốc có tỉ lệ tử vong do bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính cao gấp 10 lần so với người không hút thuốc.
    3. Bệnh Hen
    Hen được đặc trưng bởi tính phản ứng quá mức của đường dẫn khí. Sự phản ứng quá mức này dẫn đến các cơn hen, bệnh nhân có thở khò khè, ho và/hoặc khó thở.
    Hút thuốc không phải là nguyên nhân gây ra cơn hen nhưng nó làm cho tình trạng bệnh hen nặng lên. Những người bị hen hút thuốc sẽ có tăng tiết đờm, giảm cử động của lông chuyển phế quản, tăng nhạy cảm với nhiễm trùng, tăng giải phóng các chất dị ứng tác dụng nhanh và phá huỷ các đường dẫn khí nhỏ. Tỉ lệ tử vong ở người bị hen đang hoặc đã từng hút thuốc thì tăng gấp trên 2 lần so với những người không hút thuốc.
    4. Nhiễm trùng đường hô hấp
    Những người hút thuốc hay bị nhiễm trùng đường hô hấp hơn những người không hút thuốc và thường bị nặng hơn. Trẻ em có bố mẹ hút thuốc lá bị bệnh đường hô hấp nhiều hơn trẻ em có bố mẹ không hút thuốc.
    Những người hút thuốc không chỉ hay bị viêm phổi hơn mà còn bị tử vong nhiều hơn. Những phụ nữ có thai bị viêm phổi mà hút hơn 10 điếu thuốc/ngày, có tiên lượng xấu hơn những người không hút (chết mẹ- con,...).
    Những người hút thuốc cũng hay bị cúm.Vaccin phòng cúm ít hiệu quả đối với người hút thuốc, và tỉ lệ tử vong do cúm ở những người hút thuốc cao hơn nhiều so với nhóm người không hút thuốc.
  2. Ciao.007

    Ciao.007 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/01/2003
    Bài viết:
    2.521
    Đã được thích:
    0
    Cũng xem phim này hả .. ko ngộ ra điều gì hả anh .. chẹp .. đúng là đầu có sạn mất roài
  3. QuyenTieuMuoi

    QuyenTieuMuoi Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    04/10/2002
    Bài viết:
    2.227
    Đã được thích:
    0
    Ôi,quay ngoắt 180 độ nhỉ?Hơi phê đấy
    Ai muốn bỏ thuốc thì cứ kệ họ đi,con người cũng phải có quyền của họ chứ.Bỏ thuốc được là tốt,còn ko thì giảm bớt số lượng hút đi,vừa tốt cho mình,cho mọi người. Với lại HĐH mà ko còn khói thuốc đâu phải là HĐH nhỉ?Phảng phất chút ít thôi cũng ok roài nhỉ?
  4. scarlet198

    scarlet198 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    2.638
    Đã được thích:
    0
    thật ra theo tớ :bản thân người hút thuốc cũng bít được tác hại của thuốc lá nhưng mà nghiệ vào rồi khó bỏ lăm<suy từ bố tớ mà ra.>cho nên hãy hạn chế đến mức thấp nhất,thì tốt
  5. xixi_simple

    xixi_simple Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/04/2004
    Bài viết:
    243
    Đã được thích:
    0
    papa của tớ bỏ được rùi đấy ! Bao nhiu năm rùi ko nhớ .....
  6. cau_be_buon

    cau_be_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Vẫn biết tác hại của thuốc , cũng nghĩ đến chuyện bỏ nhưng chẳng hiểu sao cứ nghĩ đến cái cảnh ngồi uống cà phê , uống bia hoặc ngồi nói chuyện mà đé_0 có điếu thuốc cái cảm giác thiếu thiếu thế nào . Nên có khi cần phải xem xét lại nên có bỏ hay không nữa . Khổ thật .
  7. m3o

    m3o Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/12/2003
    Bài viết:
    59
    Đã được thích:
    0
    thế mới nói khổ ở chỗ biết nó có hại rồi mà vẫn ko bỏ được. Có phải gã đàn ông nào cũng đủ bản lĩnh để bỏ đâu cơ chứ
    hehe
    Được m3o sửa chữa / chuyển vào 14:46 ngày 03/05/2004
  8. cau_be_buon

    cau_be_buon Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/03/2004
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    0
    Hình như không nhầm thì đây là em Tear đúng hông? Tại sao nhảy sang tận bên này chim lợn thế nhỉ ?
  9. PhongLA

    PhongLA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    Cái này khá quan trọng,anh em đọc cho kĩ vào nháHút thuốc và khả năng sinh sản, rối loạn ******** ở nam giới
    Hút thuốc làm giảm sản ********* trùng, làm dị dạng tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng và nguy hiểm hơn là hút thuốc làm giảm nghiêm trọng dòng máu đến *********, một số trường hợp gây liệt dương.
    Hút thuốc ảnh hưởng đến cơ quan sinh sản ở nam giới như thế nào?
    - Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chất chuyển hoá chính của khói thuốc (là những chất trong khói thuốc được hít vào rồi chuyển hoá trong cơ thể) được tìm thấy trong tinh dịch. Thậm chí một số chất còn tập trung tại đây (cotinine, trans 3 hydroxycotinin).
    - Các thành phần của thuốc lá tìm thấy trong tinh dịch có những chất có thể kìm hãm sự hoạt động của hệ thống enzym choline acetyltransferase, enzym này cần thiết cho tinh trùng có thể hoạt động được.
    - Nam giới hút thuốc so với những người không hút thuốc thì có nồng độ testosterone thấp (hormon này cần thiết cho việc sản ********* trùng) và làm tăng nồng độ horrmon kích thích nang (hormon nữ hoá).
    - Hút thuốc làm giảm số lượng tinh dịch: tuỳ thuộc vào lượng thuốc hút mà những ngưòi hút thuốc số lượng tinh trùng giảm nhiều hay ít (với những người nghiện thuốc càng nặng thì điều này càng rõ). hút thuốc gây nên viêm hệ thống sinh dục làm tinh trùng khó xâm nhập vào trứng.
    - Hút thuốc làm giảm khả năng sản ********* trùng, giảm số lượng tinh trùng, giảm chất lượng của tinh trùng, giảm khả năng di chuyển của tinh trùng gây vô sinh. Hút thuốc làm thay đổi hình dạng của tinh trùng: không phải có nhiều bằng chứng cho thấy hút thuốc làm tăng tỉ lệ phần trăm số tinh trùng bị thay đổi hình dạng. Điều này có thể liên quan đến tỉ lệ cao bị sảy thai, dị tật bẩm sinh.
    - Hút thuốc gây liệt dương: Những người hút thuốc có nguy cơ bị liệt dương cao gấp 2 lần, do gây xơ vữa động mạch ở ********* làm giảm tưới máu mà chúng ta gọi là liệt dương do mạch máu. 82% - 97% nam giới có liệt dương do mạch máu có hút thuốc. ở những nam giới hút thuốc lâu thì nguy cơ bị liệt dương do mạch máu cao hơn, ở những người nghiện thuốc nặng thì nguy cơ đó còn cao hơn nữa.
    - Ngoài liệt dương do xơ vữa mạch, hút thuốc còn dẫn đến liệt dương do co mạch (làm giảm dòng chảy do động mạch bị co hẹp lại), chỉ cần hút 2 điếu thuốc có thể gây ra co thắt động mạch ********* cấp.
    - Hút thuốc không chỉ ảnh hưởng đến chức năng sinh sản, sinh dục ở nam giới mà nó còn gây ung thư bàng quang. Người ta không xác định được hút thuốc gây ung thư tiền liệt tuyến nhưng người ta thấy ở người ung thư tiền liệt tuyến mà hút thuốc thì sự xâm nhập và di căn của nó tăng lên.
  10. PhongLA

    PhongLA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/10/2003
    Bài viết:
    1.163
    Đã được thích:
    0
    He he....các chú sợ hết rồi hả ?? Thôi đúng rồi,cai đê,không lại khổ các cụ nhà mình,,hè hè,bọn mày cứ theo gương tao bỏ thuốc là được thôi mà.Có gì khó khăn cứ nói vói anh,anh sẽ giúp các chú
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này