1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội Đồng Hương Hương Canh

Chủ đề trong 'Vĩnh Phúc' bởi tranngocdong84, 26/03/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Hội Đồng Hương Hương Canh

    Một số hình ảnh về Hương Canh
    Nghề làm gốm
    [​IMG]

    Kéo song ở Hương Canh
    [​IMG]

    Được tranngocdong84 sửa chữa / chuyển vào 19:05 ngày 27/03/2006
  2. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Là người Hương canh chắcc không ai không được ăn món vó cần nhỉ
    Bạn có biết nguồn gốc của món vó cần này không?
    Các bạn à
    Vó cần Hương Canh

    Năm Bính Thìn (1926) đời vua Khải Định, Người Xuôi Ngành xuống Hương Canh dự tiệc Hạ Điền muộn. Lúc ấy, tiệc đã gần tàn, chỉ còn lại mấy cái vó bò, vó trâu đã luộc nhừ, không còn đủ cỗ cho thân tộc. Các chức sắc ở Hương Canh đã nghĩ ra một mẹo, cấp tốc sai tráng đinh ra khu Cầu treo nhổ rau Cần về Đình Tiên để làm cỗ.
    Rau cần rửa sạch chỉ lấy phần ngó trắng nõn, còn bỏ hết. Dùng dao phay sắc "duôi" vát cả 2 đầu, dài độ 5cm. Bánh đa mật làm mềm, cuốn tròn, cắt thành sợi dài rang mỡ cho phồng lên. Vó Trâu, vó bò là phần cổ chân và bàn chân của con vật có móng guốc, toàn da (bì) và gân, bóc bỏ xương, thái chỉ. Lạc, vừng rang thơm, giã nhỏ. Tất cả trộn lẫn với nhau, nêm mắm, dấm ớt cho vừa, thành ra một món nộm. Không hoàn toàn là rau, cũng không hoàn toàn là thịt, gọi lửng lơ là món Vó Cần, nghĩa là Vó (chân) và Cần (rau), có đủ vị: Ngọt, bùi, chua, cay, mặn, nhan vừa giòn vừa dai, vừa béo, màu sắc dân dã xanh, nâu, vàng, xám; ăn vã không ngấy, không chán. Càng ăn càng lạ miệng, càng xơi càng thấy thích. Món Vó Cần - đặc sản của vùng quê Hương Canh ra đời như thế đó.

  3. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Hương canh xưa tục gọi là ba làng Cánh
    Ba làng xưa ở hỗn canh hỗn cư Gọi là Hương Canh Ngọc Canh -Tiên Canh
    Nhưng sau này Tiên Canh được gọi là Tiên Hường
    Có bạn nào biết vì sao lại thay đổi thế không
    Xin bảo cho mình với
  4. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Bạn nào có biết những câu ca về đất Hương Canh xin gửi cho mình với nhé
    Quê em ở Vĩnh Yên thành
    Bình Xuyên là huyện Hương Canh là làng
    --Chơi với kẻ Cánh đòn gánh chẳng còn
    (Oan wá hic... hic....)
    -Mộc tứ xã ngoã Ba làng
    Bên lò ngói bên lò cang
    Hai bên hàng quán chật nêm như nghèn
    (vè làng cánh - 1884)
  5. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Cổng làng
    Đi đâu xa về ai cũng nhìn thấy đầu tiên là cái cổng làng
    Khi rời xa quê hương người ta cũng ngoái nhìn cổng làng lần cuối.
    Xưa làng ta có 11 chiếc Cổng Làng chắc không nơi nào có đén nhiều như vậy nhỉ? Xung quanh là luỹ tre bao bọc .các cụ nói răng xưa kia làng Cánh (Hương Canh) có lũ tre dày lắm ,mấy độ giặc về không phá được làng là vì lang ta có luỹ tre ấy bảo vệ
    Đến nay tất cả đã không còn nữa mọi kí ức chìm trong quá khứ nhưng vẫn còn đâu đây hình bóng chiếc cổng làng xưa trong ta
    Chín cổng làng là
    1_Cổng cầu treo
    2_Cổng Gợ
    3_Cổng Hính
    4_Cổng Ná
    5_Cổng Giữa
    6_Cổng Vam (Trong&Ngoài)
    7-Cổng Trong
    8_Cổng cầu
    9_Cổng Hạ
    Cổng 1chiếc nữa là cổng Lò ngói mới xây năm 1930)
  6. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0

    Bánh hòn, cháo se Hương Canh - Đặc sản Vĩnh Phúc
    Bánh hòn-Cháo se Hương Canh Vĩnh Phúc, đã khá nhiều giai thoại quanh hai món ăn rất đặc trưng của vùng quê lúa nước này. Nhiều đám cưới chân quê chỉ cần tổ chức bằng vài mâm cháo se, bánh hòn mà các đôi uyên ương vẫn sống hạnh phúc bên nhau đến đầu bạc răng long.
    Không hiếm các cuộc vui gặp mặt đồng môn, mừng con đầy tháng đầy năm, các tiệc mừng sinh nhật đám khao thọ, lên lão... rất trang trọng và tưng bừng chỉ bằng hai thứ đặc sản ấy.
    Khách từ Hà Nội tới đây được dự những bữa vui vẻ như vậy, lúc ra về thường có nguyện vọng được lấy phần cho người thân và còn ngỏ ý muốn tìm thuê người giúp việc thạo làm cháo se, bánh hòn để được trả công tháng gấp đôi. Có những cụ già hơn nửa thế kỷ qua, sáng nào cũng ăn quà bằng cháo se, bánh hòn mà vẫn cảm thấy rất ngon miệng.
    Quả thật làm ra cháo se, bánh hòn hảo hạng cũng không dễ. Các bà, các chị ở hai làng đó, chỉ qua hai món ăn ấy cũng đủ để chứng tỏ tài năng nội trợ bếp núc của mình. Gạo làm cháo se, bánh hòn phải là thứ gạo tẻ ngon nhất được để dành từ vụ trước cho giảm độ dính. Bột mịn đã rây kỹ được vẩy nước đủ độ ẩm rồi đem hấp cho chín đều. Sau đó hòa với nước hồ, trộn đảo kỹ cho thật dẻo. Tiếp tục nhào quyện khối bột đến khi cầm viên bột có thể kéo dài ra không bị đứt mới thôi. Đó là phần bột làm bánh hòn. Số bột để làm cháo se còn phải luyện kỹ hơn nữa cho thật dẻo dai để khi se thành sợi thật dài vẫn không bị đứt đoạn.
    Từng hòn bột nhỉnh bằng quả ổi con dẻo quánh được nặn mỏng rỗng khum miệng chén con, nhân hành, mỡ có thêm mộc nhĩ, nấm hương, thịt lợn nạc thái chỉ trộn lẫn được xào qua cho vào giữa, rồi vuốt nặn bịt kín miệng chén lại như hình trái hồng, và cũng có thể như hình quả lựu hoặc nặn bánh như hình con trai ngọc có lưỡi diềm thè ra lượn sóng. Từng lớp bánh hòn đem xếp dần vào chỗ nước sôi đang nghi ngút khói nước nóng. Đậy vung cho lớp bánh dưới lên da non, lại xếp tiếp lớp bánh khác lên trên. Đun nhỏ lửa đến khi hương thơm bay ngào ngạt, mở vung ra thấy những hòn bánh đã ngả màu trắng trong, nhìn thấy cả nhân bên trong là bánh đã chín, bày bánh ra khay, ra đĩa hoặc ủ vào thúng có lót lá chuối khô để giữ nhiệt được lâu. Bánh hòn ăn ngon nhất khi chỉ còn hơi ấm nóng. Nấu cháo se phải dùng thịt lợn nạc thái ngang dài như sợi bún hoặc thịt chim câu băm nhỏ hạt lựu, ướp gia vị cùng nước mắm thật ngon rồi xào lên thơm phức trước khi cho vào nồi nước đang sôi. Từng viên bột dẻo đã được luyện kỹ đặt giữa hai lòng bàn tay se thật đều, cố miết gan bàn tay cho chặt để giữ độ dai cho dòng bột chảy dài liên tục xuống nồi nước đang sôi sục. Phải đổi chỗ liên tục để cho các sợi bột không bị dính vào nhau. Tiếp tục đun nhỏ lửa và khoắng đều tay. Khi tất cả đều nổi lên là nồi cháo se đã chín.
    Thực khách có thể ăn no thay cơm và cũng có thể đưa cay bằng rượu, bằng bia mà vẫn cảm thấy thú vị. Mặc dù trong bột bánh không hề cho bất kỳ một loại phụ gia nào mà vẫn dai giòn. Cũng có thể ăn bánh hòn cùng với cháo se. Cũng gọi là ăn cháo nhưng không nên ăn cháo se bằng muôi, bằng thìa hoặc xì xụp húp vòng quanh bát như ăn các loại khác, ăn cháo se nên ăn bằng đũa mới thật thú vị. Từng sợi cháo nhỏ mượt mà như những sợi tơ hồng quấn quít, sợi to thì cũng nõn nà như ngó sen, ngó cần ẩn hiện trong những sợi thịt nạc, những viên thịt chim... Được đôi đũa gắp dần lên, từ tốn và ý nhị đưa lên miệng.
    Cách ăn bánh hòn cũng là thể hiện một nét văn hóa đẹp. Không thể phồng mang trợn mắt, ngoạm to nhai lớn để cố nuốt lấy được! Mà phải cầm bánh hòn trên tay, bóp nhẹ như muốn kiểm tra độ rỗng, cảm nhận thấy nhân bánh ngũ vị như đang chuyển động bên trong. Mạnh tay tí chút, một khe hở nứt ra làm tỏa hương thơm hành mỡ khiến ta đưa lên miệng vẫn chưa muốn ăn ngay mà còn muốn hít hà chút hương quê quen thuộc.
    Bạn nào muốn ăn xin liên hệ với tôi nhé!
  7. bonongcoc

    bonongcoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    213
    Đã được thích:
    0

    Trời ah,
    Mấy năm trước, mỗi lần về VY là đi qua cái Hương Canh nhà cậu, cứ bụi mù vì đất. Đầu ngang đầu dọc nó phi ầm ầm từ trong ngõ ra, không signal, không còi, phát khiếp. Suýt thì dính trưởng mấy lần.
    Chả bít bây h còn làm ngói nhiều nữa ko nhỉ? Chuyển nghề chưa nhỉ mà thấy bớt bụi rùi. Còn đầu ngang đầu đọc hết rùi thì phải?
  8. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Thực ra thì quê tôi ngày xưa cũng bụi bặm thật.
    Âu đó cũng là hậu quả của làng nghề làm ngói đó mà
    Bây giờ cũng ít người làm ngói lắm, vì người ta ít dùng ngói như trước nữa . Không biết rằng nên buồn hay nên vui
    Nghề thủ công dần đi vào quá khứ thì Hương Canh lại nổi lên như một khu công nghiệp mới
    Khi nào bạn qua quê tôi hãy ghé thăm lại xem có gì khác xưa nữa không nhé
    Chào bạn
  9. tranngocdong84

    tranngocdong84 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/09/2004
    Bài viết:
    31
    Đã được thích:
    0
    Hương Canh xưa có tên Nôm là làng Cánh
    Hương Canh cũng nổi tiếng về nghề làm cang
    Có nhiều bạn chắc chưa biết Cang là gì nhỉ.cang thực ra là đồ sành đó mà .
    Đồ sành thì có nhiều loại lắm; chum; vại, tiểu ...liễn
    Bây giờ nhiều đồ nhựa và các chât tổng hợp nên người ta cũng quên nhiều đến đồ sành.Nhưng xưa kia các vật dụng bằng sành không thể thiếu trong mỗi gia đình nông thôn,từ vại dưa cà ,chum tương, liễn sành, ...
    Khi về thế giới bên kia người ta lại được nằm trong những chiếc tiểu sành Hương Canh cứng cáp
    Nay có lẽ tất cả đã nhạt nhoà trong cuộc sống thị trương tràn ngập hàng hoá
    Nhưng có lẽ những kỉ niệm về những vật dụng bằng sành sẽ mãi ccòn trong những con người đã ở vung thôn quê.
    ''''Ai về mua vại Hương Canh
    Ai lên mình gửi cho anh với nàng....."
  10. inkel

    inkel Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/04/2004
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn Hương Canh .Mình hổng ở HC nhưng mà mình thấy con gái HC rễ thương phết ,Và ngói HC cũng rất đẹp ...Còn những cái khác thì hổng bít .

Chia sẻ trang này