1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỘI ĐỒNG HƯƠNG THÁI BÌNH TẠI HÀ NỘI

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi ___o0o___, 08/08/2004.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. suhcit

    suhcit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    cho mình hỏi khi nào thì ofline tiếp vậy?làm phiền thông báo cho mình một tiếng nhá 0904747828 thanks
  2. anchoivip

    anchoivip Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/10/2007
    Bài viết:
    1.259
    Đã được thích:
    0
    OFF à vui quá nhỉ ???
    Mình cũng muốn off hé hé khè khè
    được thu_6 sửa chữa / chuyển vào 15:56 ngày 04/01/2008
  3. trung_si

    trung_si Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    28/06/2003
    Bài viết:
    665
    Đã được thích:
    0
    Off đi
  4. suhcit

    suhcit Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2007
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    cho minh hoi khi nao thi ofline vay?
  5. rapchieubongthienduong

    rapchieubongthienduong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/12/2004
    Bài viết:
    599
    Đã được thích:
    0
    Bê sang đây cho xôm trò tí tí. nhân tiện quảng cáo: ai có vài trăm triệu - 1 tỷ đồng, có thể đầu tư xây dựng chợ nông sản đầu mối (giai đoạn 1) ở Quỳnh Hải, Quỳnh Phụ, Thái Bình được rồi
    Xin mời:
    An Phú ?" làng chạy chợ

    Bài: Phạm Thanh Tùng
    Ảnh: Đặng Lam Điền
    Dân An Phú (làng Đó), xã Quỳnh Hải, huyện Quỳnh Phụ, tỉnh Thái Bình thường gọi nghề buôn bán nông sản của mình là chạy chợ. Có lẽ bởi trung bình mỗi ngày, người ta đi về chừng 50 km. Hiện tại, khá nhiều diện tích đất đồng nội (ruộng cao) của ngôi làng nằm ở phía Tây Bắc tỉnh Thái Bình, cách trung tâm tỉnh lỵ chừng 25 km, có truyền thống thâm canh rau màu này được chuyên canh rau màu cả ba vụ. Từ nhiều năm nay, dân buôn rau hành làng Đó đã vươn ra khắp chợ lớn, chợ nhỏ trong tỉnh, choài ra sang các tỉnh lân cận, đánh xe rau quả lên tận Hà Nội, Sơn La, Điện Biên, Lai Châu?
    Một thời ?ooanh liệt? ớt và thuốc lào
    Đầu những năm 1990, một thương gia Nhật Bản về thăm đã ra tận cánh đồng Đó ?" trồng ớt lâu năm, nhổ cây lên xem xét từ quả đến rễ, và thốt lên rằng: không nơi nào có ớt ngon, ớt đẹp thế này. Nhà nào cũng trồng ớt, nhiều thì vài sào ruộng, ít thì dăm ba miếng. Một sào ớt (360m2) doanh thu cao gấp 4 ?" 5 lần sào lúa. Tới vụ, cả làng sực lên mùi cay nồng của ớt, rất khó chịu mà cũng rất khó quên. Bán hết ớt của làng, dân làng kéo đi mua ớt thiên hạ. Hồi ấy làng có khoảng 500 hộ thì hơn 300 hộ buôn ớt, mỗi ngày nhập vài chừng 30 ?" 40 tấn ớt các loại. Trong hàng chục ?ođại gia?: như Đào Văn Khuê, Nguyễn Văn Lân, Vũ Thị Đổ, Nguyễn Văn Côi, Nguyễn Văn Kiện?trong đó nổi bật nhất là Đào Thanh Khuây và Phạm Văn Cò. Những năm 1988 ?" 1990, ông Cò đã có trong tay chừng 1 tỷ đồng. Cả làng ồn ào kháo nhau rằng: ông phải dùng bao tải để đựng tiền. Nhà ông có hai lò sấy ớt lớn nhất xã và hai máy xay ớt bột (1,5 tấn/đêm). Nhân công thường trực trong nhà chừng 10 người (vào lò, đóng bao?), còn nhân công thời vụ (cắt cuống ớt, chọn ớt) thì hàng trăm người một lúc. Gắn bó với quả ớt từ những năm 1967 ?" 1968, tới những năm 1978 bắt đầu làm hàng xuất khẩu, nhưng thực sự từ năm 1986 tới 1990 mới là thời hoàng kim của ông. Nhờ những ?ođại gia? như thế, làng An Phú trở thành trung tâm thu mua và sơ chế ớt tươi, ớt khô từ đồng bằng sông Hồng tới suốt miền Trung. Hàng nghìn lao động trong làng đều bị cuốn vào vòng quay cay cay nồng nồng. Lý giải về ?ocái chết đau đớn? của ớt An Phú, ông Khuây cho biết là bị mất thị trường truyền thống Nhật, Liên Xô, Đông Âu, trong khi thị trường mới chưa kịp khai phá.

    [​IMG]
    qua bến Hiệp (Quỳnh Giao, quê hương của PTT Hoàng Trung Hải), theo tỉnh lộ 217 đi chừng 5 km là về tới Quỳnh Hải. Từ đây đi Quán Gỏi, đường 5 là con đường ngắn nhất đi Hà Nội và cũng là con đường ngắn nhất từ Nam Thái Bình, nam Nam Định, Ninh Bình, Đông Thanh Hóa đi Việt Bắc, cửa khẩu Lạng Sơn - Tân Thanh và Tàu.
    Cùng Tiên Lãng, Vĩnh Bảo (Hải Phòng), An Phú là một trong những nơi sản xuất thuốc lào có tiếng ở miền Bắc. Theo một số người buôn thuốc lào lâu năm An Phú, thuốc lào An Phú chỉ chịu thua thuốc lào Vĩnh Bảo. Cách đây 40 ?" 50 năm, các nơi đã tấp nập về làng Đó buôn chuyến. Hồi đắt nhất, thuốc lào lên tới 40.000 đồng/kg. Dăm bảy năm trước, cả cánh đồng nội bạt ngàn thuốc lào. Một sào thuốc lào giá cũng cao gấp 3 ?" 4 lần sào lúa. Nhiều nhà có của ăn của đề nhờ trồng thuốc, buôn thuốc lào. Theo ông Đào Văn Lương, do hiện nay giá thuốc lào thấp nên không còn hấp dẫn người trồng. Vả lại, do người ta bón quá nhiều phân hoá học làm hỏng đất khiến chất lượng thuốc không được như xưa. Thêm nữa, thị trường chưa biết nhiều tới ?othương hiệu? thuốc lào An Phú như thuốc lào Vĩnh Bảo, Tiên Lãng.
    [​IMG]
    Xưa nơi đây có bến ca nô đi từ phà Đen, Hà Nội về, bến tàu thủy Nam Định - Hải Phòng và sẽ là cảng sông lớn trong tương lai?
    Hiện, thuốc lào đã rời xa làng Đó. Ởt vẫn là mặt hàng chủ lực của làng và toàn xã, nhưng chưa tìm lại được thời huy hoàng xưa. Chung tình nhất với thứ quả đỏ đỏ, cay nóng tới thời điểm này là bà Vũ Thị Đổ. Dịp cuối năm, mỗi ngày bà thu mua và xuất hàng chục tấn ớt tươi đi trong, ngoài tỉnh và sang Trung Quốc. Tuy nhiên, bà Đổ cho biết: hiện nay vẫn xuất hàng sang Trung Quốc ?" một thị trường rất lớn cho hàng hóa nông sản Việt Nam, vẫn phải qua trung gian. Bà mong muốn trong thời gian tới có điều kiện đi tìm hiểu thị trường bên đó, nhưng một thân một mình sợ khó kham, khi chỉ với qui mô sản xuất nhỏ lẻ như hiện nay.
    [​IMG]
    Xuất ớt tươi - một trong những mặt hàng nông sản chủ lực của làng đi Móng Cái sang Tàu
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Hành tươi - một trong những mặt hàng chủ lực của chợ nông sản đầu mối An Phú trong vụ Đông
    [​IMG]
    Một góc chợ nông sản đầu mối An Phú
    Sôi động mùa chợ
    Giơ mớ hành tươi 12 ?" 14 củ xòe như cái quạt nhỏ, chị Đào Thị Phiên, giải thích: ?oPhải bó thế này mới có người mua. Cũng từng ấy củ hành, bó túm lại không bán được, vì trông mớ hành nhỏ hơn. Bó xoè ra, đông người mua, chứ chúng tôi cũng chẳng thích ?onặn tượng?. ?oKỹ nghệ? bó hành hay ?onặn tượng? ấy gồm 2 củ hành kẹp một cái rơm, một mớ hành 12 ?" 14 củ hành, cõng tới 9 ?" 10 cái rơm, nhiều khi trông rơm nhiều hơn hành. Ấy thế mà đắt lắm cũng chỉ 500 - 700 đồng/mớ. Hành là mặt hàng mở đầu vụ chạy chợ sôi động cuối năm, bắt đầu từ tháng 9 âm lịch kéo dài tới Tết của dân An Phú. Sau đó, sẽ đến rau ớt, su hào, bắp cải, cần tây, rau thơm??Ở một làng đất chật, người đông, bình quân diện tích đất ở và đất sản xuất nông nghiệp chỉ chừng hơn 100m2/người như An Phú, chỉ có cách thâm canh tăng vụ và buôn bán mới thoát nghèo? ?" ông Nguyễn Quang Suốt, bí thư Đảng ủy xã cho biết.
    An Phú đã trồng rau màu vụ Đông từ xưa, nhưng chỉ trở thành phong trào bắt đầu từ những năm 1960, khi cụ Đào Văn Rương ?" chủ nhiệm hợp tác xã, đi tìm hiểu ở xã Quỳnh Thọ trong huyện, đã đem mô hình về nhân rộng.
    [​IMG]
    Trước kia, họ tập trung vào mùa rau Đông, hai vụ còn lại chủ yếu trồng lúa và rải rác rau, hành. Nhưng dăm năm trở lại đây, phần lớn diện tích trồng lúa hai vụ chiêm, mùa cũng được chuyển đổi sang trồng rau màu, vốn cho năng suất và doanh thu cao, thường mỗi sào Bắc Bộ (360 m2) gấp 3- 4 lần cấy lúa. Dân làng thường tất bật cấy vụ mùa sớm để chuyển nhanh sang vụ rau màu Đông. Trên toàn xã Quỳnh Hải, vụ đông đã trở thành vụ sản xuất chính đem. Rau màu hiệu quả như: ớt, dưa chuột, xu hào, cà chua, hành hoa... được trồng xen, tận dụng hết diện tích và quay vòng liên tục, vụ nọ gối vụ kia. Ông Đào Văn Căng, hộ nông dân có thu nhập mỗi năm gần một trăm triệu đồng từ trồng màu cho biết: ớt là cây chủ lực vừa dễ trồng vừa cho thu nhập ổn định. Với 1 sào trồng ớt đầu tư hết 500 ngàn, khi thu hoạch thu được 2 - 3 triệu đồng. Cây hành hoa 1 vụ chỉ có 30 ngày, đầu tư 1 sào hết 200 nghìn, khi thu hoạch bán được 600 nghìn.
    Hết mùa rau vụ Đông, dân An Phú tỏa đi các tỉnh mua dứa, nhãn, vải, mía, dưa hấu?về bán lại. Chợ nông sản tự phát của làng họp từ 11h sáng tới 2 h chiều hàng ngày ở giữa làng, đến nay cũng được trên dưới 10 năm, mỗi ngày thu hút hàng trăm lượt khách trong và ngoài xã tới giao dịch, đang định hình trở thành đầu mối giao dịch nông sản của vùng.
    Tháng Chạp hàng năm là mùa chạy chợ sôi động nhất. Với người An Phú, thời gian này, nghỉ ngơi là một sự xa xỉ. Buổi trưa, họ họp tại chợ nông sản tới 2 h chiều, sau đó làm đồng hoặc chuẩn bị hàng, chừng 9 ?" 10 h tối đã í ới rủ nhau đi chợ, chừng 2-3 h quay về, làm tiếp chuyến nữa đi chợ khác, rồi tỏa đi các tỉnh mua hàng, trưa quay lại chợ làng bán. Lá dong, giang chẻ lạt để gói bánh, hành củ là những mặt hàng chủ lực của người An Phú giáp Tết. Họ đánh ô tô lên Bắc Cạn, Thái Nguyên, Yên Bái? mua lá dong về làng bán buôn cho người làng và các nơi khác tới mua lại. Những người này sẽ phủ đi các chợ trong và ngoài tỉnh. Nếu ai gặp chợ có thể lãi hàng trăm nghìn, thậm chí hàng triệu trong một buổi chợ Tết.
    [​IMG]
    Xe chở hàng của dân làng
    Mười năm trước, dân làng chủ yếu đi chợ bằng xe đạp. Chở hàng nặng là ?omốt? của dân làng Đó. Họ chở xấp xỉ 1 tạ, thậm chí tới 1,2 ?" 1,4 tạ. Thời gian trước, anh Nguyễn Văn Lịnh chở 1,5 tạ đã là đỉnh, nhưng kỷ lục luôn có nguy cơ bị phá vỡ bởi mấy tay thanh niên không chịu kém miếng. Việc ai chở hàng nặng hơn thành đề tài bàn tán sôi nổi của dân làng. Mỗi chiếc xe đạp được thiết kế thêm gióng, càng, khung.. hỗ trợ việc chở hàng nặng. Trung bình mỗi xe chở 100 kg. Thường họ đi chợ xa, cách nhà 20 ?" 30 km, phải đi từ 2-3 h sáng để nhận chỗ. Hiện nay, làng có tới gần 400 chiếc xe máy và hơn xe tải loại nhỏ, nên lại càng đi xa hơn và việc chở hàng nặng không thành vấn đề. Rất dễ nhận ra dân làng Đó, bởi cứ xe đạp hay xe máy nào chất ngất rau, hành. Do phải thức khuya, dậy sớm, chở hàng nặng nên dân chạy chợ ai cũng sắt seo. Được ngủ và ngủ là mong ước lớn nhất của họ.
    [​IMG]
    Rau ở cánh đồng Đó - cánh đồng chuyên canh rau màu ở Quỳnh Hải
    ?oChẳng ai làm thế cả?
    Đó là câu chuyện cửa miệng của dân An Phú mấy năm trước khi anh Nguyễn Văn Ngọc đi xuất khẩu lao động ở Hàn Quốc, mang vài trăm triệu trở về. Không mở cửa hàng, không cho vay lấy lãi, không gửi ngân hàng như nhiều người khác, anh thầu con sông cũ ở đồng trũng, xẻ đất, bốc bùn đắp đập đào hồ, trồng cây, nuôi lợn, gà, vịt theo mô hình trang trại. Có nhiều người còn bảo anh hâm. Đến nay, trong toàn xã đã có hơn 10 người theo anh mở trang trại ở vùng đất trũng, trồng lúa năng suất thấp.
    Ông Nguyễn Quang Suốt cho biết: Quỳnh Hải gồm 6 thôn: trong đó An Phú có truyền thống thâm canh tăng vụ rau màu, các thôn Quảng Bá, Đoàn Xá, Lê Xá, Xuân Trạch, Cầu Xá vài năm trở lại đây mới trồng rau màu vụ đông, trước đó chủ yếu trồng khoai lang, khoai tây, ngô hoặc để ải hoang. Năm 2002, xã thực hiện quy hoạch đất canh tác thành 2 vùng sản xuất chính: 50 ha chuyên canh rau màu và 275 ha sản xuất 2 vụ lúa 1 vụ đông. Chỉ còn một số diện tích đồng trũng để ải. Khi tập trung vào sản xuất rau màu, hệ số sử dụng đất của Quỳnh Hải lên tới 3,3 lần cao gấp 2 lần hệ số sử dụng đất của tỉnh Thái Bình. Vùng chuyên canh ở thôn An Phú, dân làng thực hiện quay vòng tới 5 vụ. Trước năm 2001, chỉ đạt khoảng 30-35 triệu đồng/ha, nay đã là trên 50 triệu đồng/ha. Vùng rau màu An Phú thu nhập đạt 120-150 triệu đồng/ ha. Với 357 ha canh tác, năm 2006, tổng thu nhập từ trồng trọt của Quỳnh Hải đạt hơn 60 tỷ đồng. Làng An Phú là nơi khởi phát phong trào xây dựng cánh đồng 50 triệu/ha của tỉnh Thái Bình và được nhân rộng thành điển hình ở các địa phương khác. Hàng chục chuyên gia chân đất thôn An Phú như anh Nguyễn Văn Vi?đã đi đồng đất trong và ngoài tỉnh chỉ tận tay kinh nghiệm thâm canh tăng vụ. Thời gian trước đây, khi chưa có tủ lạnh để ủ mầm cây giống su hào, anh đã buộc hạt giống vào túi vải, ngâm dưới đáy giếng khơi, cộng với việc rắc vôi bột chống giun dế đùn, nên năm nào nhà anh cũng có cây giống mọc đều, đẹp, đắt hàng.
    [​IMG]
    Ông Nguyễn Quang Suốt, bí thư đảng ủy xã
    Hiện nay Quỳnh Hải đang triển khai thực hiện cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng/ha, trong đó 94 ha đất canh tác thôn An Phú được xây dựng thành cánh đồng có giá trị thu nhập đạt trên 80 triệu đồng. Ông Suốt cho biết, còn hàng trăm ha đất đồng chiều trũng để ải hoang trong cả vụ đông, nên xã đang vận động nhân dân phủ kín bằng trồng bầu bí, đỗ?
    Theo đề án của xã, với việc luân canh hợp lý, mô hình cánh đồng có thu nhập trên 60 triệu đồng là hoàn toàn khả thi. Trên vùng chuyên canh rau màu mỗi năm trồng 5 đợt bí đao, hành hoa, đậu, su hào. Mỗi ha chuyên canh rau màu cho thu nhập 125 triệu đồng. Trên vùng cấy 2 vụ lúa và 1 vụ đông thực hiện trồng đậu, su hào, ớt, mỗi ha cũng cho thu nhập từ 60 - 70 triệu đồng tuỳ theo cách luân canh.
    Tuy nhiên, điều mong mỏi lớn nhất của Quỳnh Hải hiện nay là chợ nông sản đầu mối được xây dựng với ý định nhằm biến xã trở thành một trong những đầu mối tiêu thụ, trung chuyển hàng hóa nông sản lớn nhất miền Bắc. Điều này sẽ thúc đẩy việc chuyên canh rau màu mạnh mẽ hơn và nhiều nông dân, tiểu thương sẽ có cơ hội trở thành người buôn bán lớn. Vừa qua, xã đã đưa đoàn cán bộ và một số nông dân, thương gia đi khảo sát những chợ nông sản đầu mối thành công ở địa phương khác để học hỏi kinh nghiệm. Một số nhà đầu tư đã đến khảo sát, nhưng chưa đạt được thỏa thuận. Khi có một số ý kiến đề xuất tiểu thương và nông dân sẽ lập công ty cổ phần tự đầu tư xây dựng chợ, thì vẫn ngập ý kiến cũ như ?ochẳng ai làm thế cả?.

    [​IMG]
    Chiếu chèo quê (đang diễn vở Lưu Bình Dương Lễ)
    Nhắc lại chuyện ?ochẳng ai làm thế cả?, ông Đào Thanh Khuây - ?ođại gia? ớt ngày xưa kể thêm về những lần đi đầu chuyển mình để thích ứng với thị trường. ?oCứ duy trì cái cũ- kể cả làng nghề truyền thống, mà không chịu đổi mới thì sớm muộn gì cũng chết? ?" ông nói. Hiện, ông đang phát triển nghề mới- mây tre đan xuất khẩu. Tới năm 1991 thấy tình hình thị trường có dấu hiệu suy sụp, ông chuyển sang xay xát gạo xuất khẩu và hiện tại đang làm mây tre đan xuất khẩu. Ông lặn lội lên đến Phú Vinh (Chương Mỹ, Hà Tây) tìm hiểu tình hình rồi thuê nghệ nhân về Quỳnh Hải dạy nghề mới cho dân làng. Lớp đầu tiên ông tự bỏ tiền túi ra trả cho giảng viên 600.000 đ/tháng cùng với cơm nuôi. Truyền nghề miễn phí cho 40 người, thế nhưng chào hàng 20 sản phẩm thì bị trả về 18 sản phẩm, người học việc được chán chường bỏ về. Ông phải xốc lại đội hình và trả lương cho ngơời học việc 5.000đ/ngày để học tiếp?.Qua gần 3 năm tạo dựng, đến nay cơ sở sản xuất mây tre đan xuất khẩu của ông làm không hết việc. Hiện cơ sở của ông có khoảng 600-700 nhân công với thu nhập trung bình 500.000đ/tháng.
  6. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Các bác khi quote bài thì xóa chữ kí của người trước.
    Cố gắng không quote quá 3 tầng!

  7. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    Xin chào, vào box thấy có topic này có thể kêu gọi tụ tập nên vào luôn
    ông domuc chững chạc, em hai5tan xinh xắn, tùng lò gạch, cris dí dỏm, em ánh vui tươi, anh củ chuối hay cười uiiiiiiii .. lâu ko gặp nhớ quá... off đi mọi người ơi..
  8. cadic338x

    cadic338x Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/09/2007
    Bài viết:
    132
    Đã được thích:
    0
    Em chào cả nhà, em cũng TB, cho em tham gia với
  9. deny_me

    deny_me Ma Xó

    Tham gia ngày:
    07/03/2003
    Bài viết:
    7.776
    Đã được thích:
    0
    à chết nhá, vào nhà cún giờ mới biết là đồng hương.
  10. Thu_6

    Thu_6 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/12/2003
    Bài viết:
    8.454
    Đã được thích:
    0
    Chào mừng mem mới!
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này