1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội đồng hương Thái Thụy

Chủ đề trong 'Thái Bình' bởi duongminhnguyet2000, 15/01/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. ngongoz

    ngongoz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Tặng mọi người một bài về Thái Thuỵ quê mình ngongo tìm thấy khi lang thang trên mạng.Hi vọng khi đọc xong mọi người sẽ càng cảm thấy yêu và tự hào hơn về quê mình.
    Nguyễn Đức Cảnh - những dấu ấn còn đọng lại

    Gửi ngày 9/1/2003 1:53:52 PM
    Thái Bình [9/1/2003]
    Các bậc cao niên ở thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình kể lại rằng: Vào sáng sớm mồng một Tết năm Canh Ngọ (tức ngày 2.2.1908 dương lịch) bà Cử Tiết (mẹ Nguyễn Đức Cảnh) ra giếng múc nước và đã đẻ rơi người con thứ ba của mình ở đó. Nhưng khi đó có một điều mà chắc chắn bà Cử và những người dân ở làng quê nghèo khó này không biết được là đứa trẻ ấy sau này đã trở thành người chiến sĩ cách mạng kiên cường, có công sáng lập tổ chức Công hội Đỏ - tổ chức tiền thân của Tổng LĐLĐVN ngày nay.


    Nguyễn Đức Cảnh hy sinh khi tuổi đời còn quá trẻ (24 tuổi) - sự hy sinh của anh đã để lại trong chúng ta tấm gương sáng về chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Ý tưởng được biết, hiểu thêm về anh đã thôi thúc tôi tìm về làng Diêm Điền tổng Hộ Đội, huyện Thuỵ Anh (nay là thị trấn Diêm Điền, huyện Thái Thuỵ, tỉnh Thái Bình)- nơi đã sinh ra anh. Nơi đó, một khu tưởng niệm đã được xây dựng để ghi nhận và nhắc nhở các thế hệ về công lao của anh. Tại khu tưởng niệm, tôi đã gặp được người cháu gọi Nguyễn Đức Cảnh bằng chú- ông Nguyễn Đức Môn (năm nay đã 74 tuổi)- được nghe ông kể lại những chuyện về thời niên thiếu của "ông chú anh hùng". Tuy vậy, những điều người cháu này biết được cũng không nhiều, phần vì ông thuộc dòng con cháu sinh sau đẻ muộn, phần vì lên 7 tuổi Nguyễn Đức Cảnh đã rời xa quê đi làm con nuôi cho một số gia đình quan lại ở nơi khác.
    Qua câu chuyện của các bậc cao niên trong làng kể lại thì ngay từ khi còn nhỏ, Nguyễn Đức Cảnh đã tỏ ra là cậu bé thông minh, sắc sảo, tính tình khảng khái hơn hẳn ba anh em còn lại trong nhà nên được cụ Cử Tiết (bố Nguyễn Đức Cảnh) rất mực yêu quý và tin tưởng (chính vì vây, trước khi qua đời, cụ Cử đã có lời cậy nhờ bạn bè nuôi dạy Nguyễn Đức Cảnh ăn học nên người). Các cụ trong làng còn kể rằng, thời làm con nuôi ông tuần phủ Thái Bình Trần Mỹ, mỗi khi được cha nuôi cho phép về thăm mẹ, Nguyễn Đức Cảnh thường quanh quẩn ở nhà chơi với mọi người, xem mẹ, chị, em làm việc và giúp mọi người chứ không thích chơi đùa, chạy nhảy với trẻ con hàng xóm. Tuy sống trong gia đình quan lại giàu có, nhưng Nguyễn Đức Cảnh không chịu ảnh hưởng của họ mà vẫn ăn mặc theo lối giản dị, giữ gìn cốt cách nhà nho nghèo của cha mẹ mình. Song đó cũng chỉ là đôi ba lần hiếm hoi Nguyễn Đức Cảnh được về thăm mẹ và các anh chị em của mình, còn sau này, khi Nguyễn Đức Cảnh sang học Trường Thành chung Nam Định và tham gia hoạt động cách mạng dân làng đều không hay được tin tức gì về Nguyễn Đức Cảnh nữa. Liên hệ được biết đến và còn giữ lại đến ngày nay tại khu tưởng niệm là một bài thơ tạ từ của Nguyễn Đức Cảnh dành cho người mẹ thân yêu của mình trước khi lên máy chém của kẻ thù, những mong "cúi xin từ mẫu chóng khuây nỗi buồn".
    Tôi cũng đã gặp ông Lê Công Hưng - cán bộ Ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Thái Bình - người đã bỏ nhiều công sức nghiên cứu, sưu tầm, biên soạn cuốn "Nguyễn Đức Cảnh tiểu sử và sự nghiệp" xuất bản năm 1992 và được tái bản năm 1999. Lần theo dấu vết những nơi mà chàng thanh niên trẻ tuổi Nguyễn Đức Cảnh đã từng đi, đến, hoạt động, ông Hưng rất may mắn là đã gặp được nhiều đồng chí lão thành cách mạng cùng hoạt động và hoạt động cùng thời với Nguyễn Đức Cảnh, trò chuyện được với một số người thân trong gia đình ruột thịt Nguyễn Đức Cảnh như bà Thừa - em gái út của Nguyễn Đức Cảnh và những người trong gia đình Nguyễn Đức Cảnh làm con nuôi..., bởi vậy những tư liệu mà ông có được đều mang ý nghĩa hết sức quan trọng. Ông Hưng đã kể cho tôi nghe về quãng thời gian Nguyễn Đức Cảnh mang họ Trần (làm con nuôi trong nhà ông Trần Mỹ), anh đã được tận mắt chứng kiến những hành vi áp bức và thủ đoạn bóc lột của tầng lớp quan lại bấy giờ với dân nghèo. Sau đó, khi theo học ở Trường Thành chung Nam Định, Nguyễn Đức Cảnh lại được tiếp xúc với nhiều thanh niên tiến bộ như Nguyễn Danh Đới, Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Đặng Xuân Thiều... Nên ngay sau khi bị đuổi học vì tham gia bãi khoá, Nguyễn Đức Cảnh đã không quay trở lại gia đình viên tuần phủ đó, rứt bỏ họ Trần, lấy lại họ Nguyễn của mình, lên Hà Nội đi làm để kiếm sống và xâm nhập vào thực tế, bắt đầu sự nghiệp cách mạng...
    Suốt 4 năm (1988-1992) lần theo dấu chân của nhà cách mạng Nguyễn Đức Cảnh, điều làm ông Hưng thấy hết sức bất ngờ, khâm phục Nguyễn Đức Cảnh là dù ở Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh, Hà Tĩnh hay Nghệ An, mặc dù bị hệ thống mật thám, mật vụ truy lùng ráo riết, nhưng ngoài việc tham gia gây dựng, tổ chức phong trào trong công nhân, nông dân, biên soạn các tài liệu tuyên truyền, Nguyễn Đức Cảnh còn là cây bút viết nhiều, sắc sảo thể hiện ở nhiều bài viết đanh thép không chỉ đăng trên các báo của tổ chức Hội như Báo Lao Động và Tạp chí Công Hội Đỏ mà ngay cả các tờ báo cách mạng của một số huyện thuộc Nghệ An, Hà Tĩnh như: Báo Nhà Quê của Huyện uỷ Thanh Chương; Báo Giác Ngộ của Huyện uỷ Nam Đàn; Báo Dân Nghèo của Huyện uỷ Nghi Lộc... đều in đậm bút tích của Nguyễn Đức Cảnh. Là người được nghe tường thuật lại những giây phút cuối cùng trước khi Nguyễn Đức Cảnh lên máy chém, ông Hưng càng thêm xúc động và khâm phục sự dũng cảm, lòng kiên trinh của người chiến sĩ cách mạng trẻ tuổi. Và ngay cả chút thời gian ít ỏi còn lại ở nhà giam chờ ngày bị thực dân Pháp hành quyết, Nguyễn Đức Cảnh vẫn tích cực viết, hoàn thành tập tài liệu có tên "Công nhân vận động" (tài liệu này đã được coi là cuốn sách đầu tiên của Việt Nam viết một cách có hệ thống, tổng kết phong trào công nhân Việt Nam).
    71 năm sau ngày bị thực dân Pháp giết hại (31.7.1932), trên quê hương Thái Bình hôm nay, người con trung kiên ấy vẫn còn sống mãi trong lớp trẻ qua bức tượng đài hoành tráng toạ lạc giữa thị xã Thái Bình, một Trường THPT Nguyễn Đức Cảnh giàu truyền thống và một khu công nghiệp mang tên anh đang dần hình thành.
    Lan Ngọc (Lao Động

  2. katepham

    katepham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Lâu không vào box, chào mọi người 1 cái nhỉ,
    Dạo này bận ôn thi quá!
    Chúc mọi người vui vẻ!
  3. duongminhnguyet2000

    duongminhnguyet2000 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    03/08/2005
    Bài viết:
    1.591
    Đã được thích:
    0
    Nhà mình mỗi ngày một đông vui hơn rồi.
    Mọi người có gì hay chia sẻ cùng anh em với nhé.
    thanks!
  4. lapandphuong

    lapandphuong Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/03/2006
    Bài viết:
    383
    Đã được thích:
    0
    cho em hỏi các bác ở topic này có cô nào chưa có người yêu không ? giới thiệu cho em với cứ đà này ế mất thôi
  5. diemdiencity

    diemdiencity Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/11/2005
    Bài viết:
    209
    Đã được thích:
    0
    say men rươu rôi ngay mai sẻ tinh? == say men tinh say mai vân con say
  6. pokemon1982

    pokemon1982 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/05/2006
    Bài viết:
    325
    Đã được thích:
    0
    Mình cũng quê ở Thái Thuỵ đó, nhưng xa quê lâu rồi mà lâu rồi cũng không về. Mình ở Thái Hồng, có ai cùng xã không vậy?
  7. katepham

    katepham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Box dạo này đông thật!
    Được katepham sửa chữa / chuyển vào 23:43 ngày 07/06/2006
  8. katepham

    katepham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Còn nhiều lắm, bác yên tâm. Cứ vào đi rồi thấy ngay.
    Chúc bác sớm có người yêu!
  9. katepham

    katepham Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/03/2006
    Bài viết:
    118
    Đã được thích:
    0
    Ai ở Thái Bình gửi về HN chút gió đi, nóng quá!
    [/quote]
  10. ngongoz

    ngongoz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2005
    Bài viết:
    198
    Đã được thích:
    0
    Một bài nữa về Thái Bình nhà mình này.Nhưng sao món này nghe lạ quá tớ chưa ăn bao giờ.Ai ăn rồi thì kể nhé.Khi nào tớ sẽ đến thăm nhà người ấy
    Món "xuýt xoa"

    Thái Bình [5/7/2003]
    Mọc mò - món xuýt xoa - là món ăn cổ truyền của người dân Thái Bình, được làm từ lòng gà băm với thịt ba chỉ, vỏ quýt, rau thơm, hạt tiêu trộn trứng gà, gói trong lá cây mò.
    Thuở xưa, mọc mò là món ăn của những người dân nghèo làng quê Thái Bình, lâu dần trở thành món ăn cổ truyền của vùng quê này.
    Mọc mò được gói bằng lá mò (có nơi gọi là lá cây đỏ mặt). Rễ cây của nó còn là một loại thuốc nam để chữa bệnh phong thấp, phụ sản. Lá mò to bản, hình trái tim, hoa mầu đỏ hoặc trắng mọc rải rác ở các bụi cây chung quanh làng.
    Bà vừa ăn trầu vừa thong thả kể lại cách làm mọc mò. Ngày xưa mỗi khi Tết đến, dù khó khăn thế nào trong nhà cũng phải có bát mọc mò để cúng tổ tiên. Mọc mò là món ăn bình dị trông tưởng đơn giản, nhưng muốn ăn ngon, cũng phải khéo. Từ khâu chọn lá để gói cũng thật cẩn thận, lá không quá già, cũng không non rửa sạch để ráo nước. Nhân mọc làm bằng lòng gà, phải là gà mái tơ sắp đẻ, trứng còn non. Phần ruột gà băm nhuyễn cùng với thịt ba chỉ, rau thơm, gia vị, hạt tiêu... không thể thiếu được vỏ quýt và tiết gà trộn đều với trứng gà. Mọc mò được gói làm nhiều kiểu dáng khác nhau, tùy ý thích của từng gia đình để bầy sao cho đẹp, rồi đem hấp cách thủy hoặc luộc, nhưng ngon nhất vẫn là hấp vừa chín tới. Khi hấp, các mẹ, các chị phân công nhau ngồi trông để mọc không bị quá lửa sẽ bị nồng, khi chín vớt mọc ra nén nhẹ, thắt miệng để ráo nước, rồi bầy vào bát. Thưởng thức mọc nên ăn vào lúc còn nóng hổi bốc hơi nghi ngút, cùng với nước chấm pha nhạt.
    Mọc mò, có hương vị đặc trưng, dễ chịu, vị ngọt, vị béo của lòng gà, vị bùi bùi của tiết hòa cùng mùi thơm nồng của vỏ quýt, vị cay thơm của hạt tiêu... và nhất là vị cay tê lưỡi của ớt, vừa ăn vừa xuýt xoa mới thấy được cái thú vị của nó.
    Mỗi lần được theo mẹ về quê, dù không phải ngày lễ, Tết, bà nội rất vui và món ăn đầu tiên bà làm cho các cháu, là bát mọc mò bốc hơi nóng hổi đầy quyến rũ. Nhìn chúng tôi ăn uống ngon lành, nước mắt trào ra vì vị cay của ớt và hạt tiêu, bà tủm tỉm cười và nói: "Ăn đi các cháu, để mà nhớ mãi mọc mò, một món ăn riêng biệt của làng quê Thái Bình mình, để mai này lớn lên dù các cháu có bay đi phương nào cũng nhớ mãi tình người đầm ấm của quê hương xứ sở...
    Quỳnh Trang (Nhân dân)

Chia sẻ trang này