1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi gấp thông tin về Antenna các loại

Chủ đề trong 'Điện - Điện tử - Viễn thông' bởi TuLa, 02/06/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Hỏi gấp thông tin về Antenna các loại

    Hiện tại tớ đã đang dùng một Antenna chảo Parabol đường kính 2,1m có khả năng thu băng C và có bộ cơ điều khiển xoay được. Tớ dùng để thu truyền hình vệ tinh kỹ thuật số băng C với quả vệ tinh ASIASAT_2. Dùng Antenna này không thu được băng Ku; mà bây giờ tớ lại muốn chuyển sang thu quả vệ tinh MEASAT có các chương trình của Việt Nam (VTV3) chỉ phát ở băng Ku ! Không biết có giải pháp nào vẫn dùng được Antenna này để thu băng Ku hay không, hay là lại phải mua thêm một Antenna chảo Ku nữa ???
    Tiện thể đây các bác cho Em biết vài đường cơ bản về các thể loại Antenna ngoài thị trường (cả loại Antenna chảo và loại thu mặt đất bình thường), đặc điểm, tính năng và giá cả để lúc nào cần còn biết chọn mua ? (Không cần thiết phải đi sâu vào lý thuyết Antenna, vì Em học có học khá kỹ Lý thuyết ở ĐH rồi nhưng thực tế thì mô tê...).
    Cảm ơn nhiều nhiều !!!

    Ngày 02/06/2003
  2. phuthuycuoichoi

    phuthuycuoichoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/06/2003
    Bài viết:
    32
    Đã được thích:
    0
    theo em thì bác chỉ cần đổi cái LNB từ băng C sang băng Ku là có thể thu được tín hiệu digital thôi.
  3. Trien_Chieu_new

    Trien_Chieu_new Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    12/05/2002
    Bài viết:
    588
    Đã được thích:
    0
    Eo ui, cái môn Angten học củ chuối thế mà ra đời lại được nhiều việc thế cơ ạ??? Sợ quá!
    Chú nào hâm mộ anh quá thì nhớ vote 5 * đừng vote 1 * làm "tụt" sao anh
  4. Xuong_rong_78

    Xuong_rong_78 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    03/10/2002
    Bài viết:
    974
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác! Em học Kinh tế cho nên mấy cái khoản kỹ thuật này kém lắm. Các bác cho em hỏi chút ạ:
    Chả là ở nhà em có một cái amplifier và một cái thớt Radio gì đấy (đồ nội địa của Nhật). Trước đây em dùng một sợi dây đồng nối vào cái chỗ đằng sau cái thớt đài để thỉnh thoảng dùng cái đấy để nghe FM và mấy đài của Việt Nam thôi. Nói chung là cũng ổn.
    Nhưng bây giờ em đú hơn, không muốn nghe đài Việt Nam nữa, mà muốn bắt VOA hay BBC để học tiếng anh cơ. Khổ nỗi là cái sợi dây đồng đấy không thể nào mà bắt được mấy thứ sành điệu này. Em nghĩ chắc là phải có ăng ten tử tế thì mới bắt được có phải không các bác? Và nếu em nghĩ đúng thì các bác khuyên em nên mua cái gì, ở đâu và khoảng bao nhiêu xiền ạ.
    Cảm ơn các bác nhiều nhiều! Cám ơn bác nào đã đọc đến bài này. Nếu em có viết nhiều và hơi dài dòng làm các bác đau mắt thì em xin biếu lọ V Rhoto màu xanh để chữa cho bác nào bị "ngứa con mắt bên phải, đỏ con mắt bên trái" vì em.
    Tặng các bác girls nào đọc bài của em bông hoa này và mời bác boys nào đọc bài của em cốc bia này
    Được xuong_rong_78 sửa chữa / chuyển vào 17:44 ngày 20/06/2003
  5. nvl

    nvl ĐTVT Moderator

    Tham gia ngày:
    31/01/2002
    Bài viết:
    4.304
    Đã được thích:
    6
    Đài VOA và BBC phát trên băng tần SW. Nếu bạn muốn nghe thì cái đài của bạn phải hỗ trợ băng này, anten thì không kén lắm đâu, chỉ cần một sợi dây như trên là đủ
    http://www.ttvnol.com/forum/f_62
    http://www.ttvnol.com/forum/f_394
  6. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn các bạn đã trả lời câu hỏi của tớ !
    - To Xuong_Rong : Tớ cũng có ý kiến về câu hỏi của bạn như bác nlv
    - Cơ bản về thực tế Antenna thì tớ cũng có một chút nhưng chưa hệ thống và còn ít quá (không có nhiều thời gian tìm hiểu). Tớ nghĩ cũng sẽ có một số người đang làm khá chuyên nghiệp về cái này nên mới hỏi... !
    - To Trien_Chieu : kiến thức về Antenna mà "Thầy Kxxx" (một người có nhiều duyên nợ với tớ) cũng bình thường thôi, chẳng có gì là quá khó hay cao siêu gì cả. Nó là những kiến thức khá chuyên nghiệp nhưng ở mức base; và đặc biệt là những kiến thức ấy thực tế ra làm như tớ chẳng hạn cũng đụng đến đôi phần nhưng... thuần túy quá ! Các bác ấy dậy kiểu gì toàn thuộc loại kiến thức "kinh điển" chẳng thấy liên hệ thực tế gì cả, và cũng chẳng có slide nào trong lúc giảng đả đụng đến các loại antenna ngoài thực tế --> thật là buồn cười cho cái kiểu dạy ấy "hình như ông ấy bị cái bệnh dị ứng, cứ nghĩ là sinh viên toàn 'ngu' ý". Theo tớ thì cậu nên kết hợp cả kiến thức các môn học "Thông tin vệ tinh" và "Hệ thống Viễn thông" thì mới có một cái nhìn toàn diện về vấn đề xử lý, thu tín hiệu RF.... Giá mà các bác ấy chỉ cần bỏ chút ít thời gian để sưu tập lấy vài tập slide về các loại antenna ngoài thực tế và đặc tả căn bản rồi quẳng cho Sinh viên tự tìm hiểu (nếu không hiểu thì hỏi) như một phần của bài giảng thì hay biết mấy..... Các bác ấy bận kiếm tiền quá "không làm được xxx" hay là sợ Sinh viên ra trường nó "hớt" mất miếng cơm manh áo "xôm" của mình !
    http://usa.internations.net/tula
  7. duonghaile

    duonghaile Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    10
    Đã được thích:
    0
    Chào các bác!
    Em cũng đang phải thiết kế (nói nghe cho xôm) một cái antenna cho tầng số 434MHz. Em định dùng cái whip antenna lambda/4, nhưng dài quá (17cm), mất thẩm mỹ cho cái design của em.
    Có bác nào biết loại antenna khác ngắn hơn, xinh xinh như antenna của mấy cái Wireless LAN adapter ấy, xin dạy cho em một bài.
    Em nhớ có một cái antenna gì gì đó có gắn thêm cuộn dây ở giữa. Nhưng em ko hiểu và cũng ko nhớ công dụng.
    Xin các bác giúp giùm với nhé! Thương hết các bác nhiều
    Toi la nguoi Viet Nam
  8. loibrac

    loibrac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
  9. loibrac

    loibrac Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    15/09/2003
    Bài viết:
    7
    Đã được thích:
    0
    nói thiệt tui cũng có biết chút chút ít về mấy loại anten và cách thu vệ tinh dùng anten parabol. Tui là thành viên mới nên tui không biết được nhu cầu của bạn [red]/tula/[red] về chủ đè này. Bạn hỏi dùng anten parabol 2,1m thu băng C của bạn để thu băng Ku. Tất nhiên là bạn vẫn thu được,tuy nhiên tín hiệu bạn thu được có phần yếu hơn. Vì bạn dùng anten lưới mà tần số băng C thấp hơn tần số băng Ku nên dùng chảo lưới thu không tốt, bạn phải dùng chảo đặc để thu băng Ku thì tốt hơn. Điều bạn cần thu chương trình của VTV thì thực sự không cần thiết phải chuyển qua băng Ku mới thu được, vì trên băng C cũng có chương trình của VTV. Ở vệ tinh Measat 1 tại 91.50E. Tần số 4158MHz, symbol rate 9766 kHz. Nếu bạn muốn tìm hiểu các vệ tinh kỹ hơn thì bạn hãy vào trang web www.lyngsat.com.
    Nếu bạn chỉnh thu không được thì có thể liên hệ với lại với tôi. Có gì sai xin các bạn cứ góp ý giúp. bye!
  10. TuLa

    TuLa Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/10/2002
    Bài viết:
    413
    Đã được thích:
    0
    Chào các Bác,
    Vừa rồi chúng ta thảo luận về một số loại Antena thu Vệ tinh để thu tín hiệu của Truyền hình kỹ thuật số phát qua vệ tinh.
    Bây giờ, sau một thời gian có thêm kiến thức và tìm hiểu thực tế ngoài thị trường tớ xin tiếp tục chia xẻ với mọi người về các loại Anten thu sóng truyền hình mặt đất:
    Hệ tại truyền hình mặt đất của Việt Nam có 2 loại là: Truyền hình tương tự (truyền hình truyền thống mà ta đã biết với sự phân loại thành các Hệ chuẩn mầu PAL, NTSC và SECAM => Việt Nam theo Hệ PAL) và Truyền hình mặt đất kỹ thuật số (nó cũng gồm các chuẩn: Châu Âu, MỸ và Nhật Bản => Việt Nam ta theo chuẩn Châu Âu là DVB, do vậy Truyền hình mặt đất kỹ thuật số mà Việt Nam đã đi theo là DVB-T) viết tắt là DVB-T.
    Một cách phổ dụng ngoài thị trường ta thấy có 3 loại Anten cho thu Tivi là: Ăngten xương cá, Ăng ten râu Ăng ten chảo - râu kết hợp.
    - Ăngten xương cá: là loại ăngten truyền thống mà các nhà hay dùng để thu xem Tivi tương tự (nó có kích thước lớn và kồng kềnh, thường phải buộc gắn lên cái xào hoặc gắn ở trên cao mái nhà - nơi ít bị che chắn) nên chắc ai cũng biết rồi: Ăngten này cần phải được xoay đúng hướng về phía đài phát (xoay cái hướng các thanh nhôm hay hợp kim gì đó - xương cá ngắn về phía đài phát, vì đó là hướng cánh sóng của đồ thị phương hướng của Ăngten đạt cực đại => tức là ta sẽ thu đươc tín hiệu mạnh nhất). Thông thường bộ dàn ăngten này gồm có 2 dàn hình xương cá được xếp trồng song song với nhau (một dàn ngắn hơn dàn kia). Dàn ngắn để thu băng tần UHF còn dàn dài cho thu băng VHF.
    Loại ăngten này thu được tín hiệu rất tốt nhưng kồng kềnh, mất thẩm mỹ, tốn diện tích và thường phải đặt ngoài xa Tivi nên phải đi dây rất phức tạp hơn các loại khác.
    Ta đã biết rằng, kênh VTV3 của truyền hình tương tự (Đài truyền hình Việt Nam phát trên kênh tần số 22MHz thì phải ???) và Truyền hình kỹ thuật số mà VTC phát ở kênh 26 và 32 nên cũng đều ở băng tần UHF, cho nên khi muốn thu xem Truyền hình Kỹ mặt đất thuật số hiện tại thì chỉ cần cái dàn ăngten xương cá ngắn là đủ. Theo đó khi đi mua ăngten mới để chỉ xem truyền hình kỹ thuật số thôi thì ta chỉ cần hỏi mua loại Ăngten ngắn ngắn thu UHF với giá thường chỉ bằng hơn nửa giá của loại thông thường (loại có 2 dàn mà mọi nhà hay dùng xem Tivi tương tự). Theo tôi biết giá cái loại thu UHF này ngoài thị trường là cỡ 25 ngàn VNĐ.
    - Ăngten râu: cái này nữa thì ai cũng biết, nó thường được bán kèm cùng với Tivi. Nó có kích thước rất nhỏ gọn, kéo dài - thu ngắn được. Vì nó nhỏ gọn và có chút thẩm mỹ hơn cho nên thu tín hiệu rất kém hơn so với ăngten xương cá. Do đó, khi xem Truyền hình tương tự thì thường bị nhiễu và còn xem truyền hình số thì không thấy hình (vì tín hiệu yếu quá, chưa đủ để đầu thu kỹ thuật số giải mã). Các đầu thu kỹ thuật số mặt đất của các hãng khác nhau thường có độ nhạy thu tín hiệu cũng khác nhau, do vậy ta khi cắm ăngten râu cấp tín hiệu cho đầu thu kỹ thuật số ta sẽ thấy có cái xem tốt, có cái hình bị vỡ - xém loạn lên và có cái thì mù tịt chẳng có gì => Nếu nhà mọi người ở khu khuất, hoặc bị che chắn nhiều thì nên mua loại Đầu thu kỹ thuật số có độ nhạy cao để khỏi phải đem trả lại hoặc chỉ xem được một số kênh chương trình còn một số khác thì kkông xem được (giống như hiện tượng mà nhiều bạn trong diễn đàn này đã đề cập đến và hỏi cách khắc phục). Tất nhiên là thông thường chẳng ai lại dùng Ăngten râu để xem cả (trừ trường hợp bất đắc dĩ, quá nhiều nhà cao tầng vây quanh làm Tivi bị hiện tượng bóng ma khi xem bằng ăngten xương cá).
    - Ăng ten chảo - râu kết hợp: là loại hiện đang bán khá phổ biến trên thị trường. Nó khắc phục được tính phức tạp của ăngten xương cá và độ thu kém của ăngten râu, tức là trông nhỏ gọn hơn ăngten xương cá mà thu tốt tín hiệu nhưng vẫn khá thẩm mỹ => Có thể đặt trong nhà ngay cạnh Tivi. Điểm đáng chú ý của loại này là nó: Gồm một ăngten ten râu + Một chảo con nhỏ hình Parabol giống chảo thu Vệ tinh (có đường kính cỡ 20 cm, 30 cm trở lại) + một hệ thống khuếch đại tín hiệu đầu vào. Dường như nó được thiết kế để cho thu Tín hiệu truyền hình kỹ thuật số thay cho 2 loại kể trên (râu, xương cá) thì phải, vì dùng nó xem truyền hình tương tự mà vẫn bị nhiễu hoặc bóng thì chẳng khác nào cái ăngten râu thường (khuếch đại cả nhiễu lẫn tín hiệu tin tức mà không có cách nào lọc bỏ được nên thấy hình nét hơn thì cũng thấy muỗi và bóng nhiều hơn theo kiểu như tịnh tiến đều cả tín hiệu lẫn tạp âm), nhưng nếu để thu xem Truyền hình kỹ thuật số thì ta sẽ thấy bất ngờ về hiệu quả mà nó mang lại ! Điều này được giải thích sơ bộ rằng là do nó có thêm cái chảo con con đó nên tín hiệu thu được nhiều hơn cái râu đứng một mình và đặc biệt đó là do có bộ khuếch đại gắn ở cái ăngten đó. Muốn ăngten làm tốt nhiệm vụ thu xem truyền hình số thì cần cắm điện cho Bộ khuếch đại đó nó hoạt động và vặn chỉnh cho mức khuếch đại của Bộ khuếch đại đó là tối đa. Lý do chính mà ta xem tốt truyền hình số là do công nghệ truyền hình kỹ thuật số là công nghệ "số hoá", tức là người ta thường chỉ căn cứ vào mức tín hiệu tin tức trên tạp âm (tỷ số S/N) của tín hiệu đầu vào hơn là cường độ tín hiệu đầu vào. Khi tín hiệu đầu vào có cường độ đủ lớn tạm chấp nhận được mà tín hiệu đó có nhiều tạp âm thì bằng công nghệ số hoá người ta có thể sửa lỗi, sửa sai để khôi phục lại được dữ liệu gốc và do đó nếu số các sai lỗi có nhiều nhưng vẫn ở mức giới hạn cho phép thì vẫn giải mã được đúng (hoặc gần đúng) dữ liệu đầu vào để xem và nghe thấy rõ hình ảnh, âm thanh của chương trình truyền hình mà không có gì vướng bận . Vậy đó, ta vừa được thấy một trong những ưu điểm vượt trội của công nghệ số hoá nói chung và công nghệ truyền hình kỹ thuật số với truyền hình tương tự nói riêng... Cái gì cũng có mặt hạn chế của nó => Cái ăngten loại này thú là thế nên giá thành thì chẳng mềm chút nào với mức gấp từ 3 tới 5 lần so với ăngten xương cá .
    Tớ có vài ý kiến tùm lum như vậy, mong mọi người cùng góp ý và bổ sung !
    Chào thân ái.
    Được tula sửa chữa / chuyển vào 19:39 ngày 18/02/2005

Chia sẻ trang này