1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi Giáo và những vấn đề lịch sử, địa chính trị có liên quan

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi macay3, 20/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Triều đại nhà Abbasid

    Vương quốc Hồi giáo giòng Abbasid hay đơn giản là nhà Abbasids, là triều đại Hồi giáo thứ 3 của người Ảrập. Nó được cai trị bởi các vị khalip của nhà Abbasid, những người đã xây dựng thủ đô của họ ở Baghdad sau khi lật đổ chính quyền của nhà Umayyad trên tất cả các vùng đất của người Arab chỉ trừ có vùng Al Andalus ở Tây Âu.

    Vương quốc Hồi giáo Abbasid được thành lập bởi các hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib-người cậu trẻ tuổi nhất của nhà Tiên tri Hồi giáo Muhammad, ở Harran trong năm 750 và chuyển thủ đô của họ đến Baghdad trong năm 762. Vương quốc này phát triển mạnh mẽ trong hai thế kỷ, nhưng từ từ đi vào suy thoái cùng với sự gia tăng quyền lực của đội quân Thổ Nhĩ Kỳ mà nó đã tạo ra-người Mamluk. Trong vòng 150 năm giành quyền kiểm soát vùng đất Ba Tư, Các khalip đã bị buộc phải nhường quyền kiểm soát ở địa phương cho các tiểu vương-những người chỉ thừa nhận quyền của họ trên danh nghĩa. Vương quốc Hồi giáo cũng bị mất các tỉnh ở phía Tây và châu Âu như Al Andalus, Maghreb và Ifriqiya vào tay các Hoàng tử nhà Umayyad, Aghlabid và Fatimid.

    Quyền cai trị của nhà Abbasid đã bị chấm dứt trong một thời gian ngắn khoảng ba năm kể từ năm 1258, khi Hulagu Khan-một khan người Mông Cổ công chiếm thành Baghdad và được nối lại khi người Mamluk chiếm Ai Cập năm 1261, kể từ đó họ được yêu cầu tiếp tục quản lý các vấn đề về tôn giáo ( chức danh khalip lúc này chỉ còn là chăm sóc phần hồn, không còn là vua thế tục ) cho đến 1519, khi quyền lực được chính thức chuyển giao cho Đế quốc Ottoman và thủ đô của Đế quốc được chuyển đến thành phố Constantinople-lúc này được đặt tên là Istambul.

    Đứng lên giành chính quyền

    Các khalip nhà Abbasid hậu duệ của Abbas ibn Abd al-Muttalib (566-662), một người cậu ít tuổi nhất của Muhammad, do đó họ tự coi mình là người thừa kế thực sự của Muhammad trái ngược với nhà Umayyad. Các vị vua Hồi giáo nhà Umayyad là hậu duệ của Umayya và là một gia tộc riêng biệt trong bộ lạc Quraish của Muhammad. Họ đã giành được sự ủng hộ của người Shiite ( người Hashimiyya, một nhánh nhỏ của người Shia Kaysanites) để đối đầu với triều đình Umayyad bằng cách tạm thời chuyển sang Hồi giáo Shia và cùng nhau chiến đấu chống lại sự trị vì của nhà Umayyad.

    Các thành viên nhà Abbasids tạo sự khác biệt giữa chính họ với nhà Umayyads bằng cách tấn công vào đạo đức của họ và cách quản lý hành chính nói chung của nhà Umayyad. Theo sử gia Ira Lapidus, “Các cuộc nổi dậy của nhà Abbasid đã được hỗ trợ phần lớn bởi người Ả Rập, chủ yếu là những người định cư ở Marw bị gây thiệt hại bởi các chính sách của nhà Umayyad cùng với sự hỗ trợ từ người Yemen và người Mawali-những người theo đạo Hồi nhưng không phải là người Arab”. Nhà Abbasids cũng đặc biệt kêu gọi sự tham gia của người Hồi giáo phi Ả Rập được gọi là mawali, những người vẫn phải ở bên ngoài lề xã hội bởi mối quan hệ họ hàng của người Ả Rập và được xem là có một thứ hạng thấp hơn trong đế quốc Umayyad. Muhammad ibn ‘Ali-một người cháu trai lớn của Abbas, đã bắt đầu vận động cho sự trở lại cầm quyền của gia đình Muhammad-nhà Hashimites ( mời các bác quay trở lại phần trước để xem sự tranh giành quyền lực giữa nhà Umayyad và Hashimites) tại Ba Tư trong triều đại của vua Umar II ( có khả năng vua Umar II đã nhẹ tay với họ nên khi thành công họ đã trừa ra mà không quật mồ ông này).

    Trong suốt thời trị vì của vua Marwan II, sự chống đối của nhà Abbasid đã lên đến đỉnh điểm trong cuộc nổi loạn của Ibrahim vị Imam thứ tư có nguồn gốc từ Abbas. Với sự hỗ trợ từu tỉnh Khorasan của Iran, ông này đã đạt được những thành công đáng kể, nhưng cuối cùng vẫn thất bại và đã bị bắt giữ vào năm 747 và chết trong tù, một số người cho rằng ông đã bị ám sát một cách bí mật. Ibrahim lại được thay thế bởi Abdallah-anh/ em trai của ông, người được biết đến với cái tên Abu al-’Abbas as Saffah, ông này cũng là người đã đánh bại nhà Umayyads vào năm 750 trong Trận Zab ở gần Great Zab và sau đó đã tuyên bố trở thành quốc vương Hồi giáo.

    Ngay sau chiến thắng của mình Abu al-’Abbas as-Saffah đã gửi quân đến Bắc Phi và Trung Á, nơi mà lực lượng của ông đã phải chiến đấu chống lại sự mở rộng của nhà Đường ( Trung quốc ) trong Trận chiến Talas ( người Abbasids được biết đến với đối thủ của họ như là: “những người mặc choàng áo đen”). Barmakids ( một người gốc Batư và có tên Batư là Barmakīyān), người đã có tầm quan trọng trong việc xây dựng thủ đô Baghdad, cũng là người đầu tiên trên thế giới được ghi nhận làm giấy ở Baghdad, lúc này cũng bắt đầu một kỷ nguyên mới của sự hồi sinh việc sở hữu trí tuệ (nguyên văn a new era of intellectual rebirth ) trong vùng cai trị của nhà Abbasid. Trong thời gian 10 năm, nhà Abbasids đã cho xây dựng một nhà máy giấy nổi tiếng ở thành phố Córdoba-thủ đô của nhà Umayyad tại Tây Ban Nha.

    Tình hình chính trị

    Củng cố và phân ly

    Sự thay đổi đầu tiên mà nhà Abbasids làm là cho di chuyển thủ đô của đế quốc từ Damascus-Syria đến ffice:smarttags” />Baghdad ở Iraq. Việc này dường như là để vừa xoa dịu cũng như để trở nên gần gũi hơn với người mawali Ba Tư ( người phi Ả rập ) trong khu vực này và một phần mong muốn của người mawali Ba Tư là có ít đi sự thống trị của người Ả Rập trong đế quốc. Thành phố Baghdad được tạo lập trên Sông Tigris trong năm 762. Một vị trí mới-tể tướng, cũng được lập nên để đại diện cho chính quyền trung ương và còn quyền lực lớn hơn được giao cho các tiểu vương ở địa phương. Cuối cùng thì điều này có nghĩa rằng là vị trí của nhiều khalip nhà Abbasid bị tụt xuống chỉ còn ở một vai trò nghi lễ hơn so với thời của nhà Umayyads, và các tể tướng bắt đầu gây ảnh hưởng lớn hơn và vai trò của tầng lớp quý tộc Ả Rập cũ đã dần dần bị thay thế bằng một bộ máy quan liêu người Ba Tư.

    Nhà Abbasid đã phụ thuộc rất nhiều vào sự hỗ trợ của người Ba Tư trong khi họ tìm cách lật đổ nhà Umayyad. Al-Mansur, người kế vị Abu al-’Abbas đã cho chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad-thành phố mới và hoan nghênh việc những người Hồi giáo Ả Rập không tới triều đình của họ. Trong khi sự kiện này đã giúp cho việc tích hợp các nền văn hóa Ả Rập và Ba Tư, thì nó cũng làm cho nhà Abbasid bị xa lánh bởi nhiều người Ả Rập ủng hộ họ, đặc biệt là người Ả Rập Khorasanian, những người đã hỗ trợ họ trong các trận chiến của họ chống lại nhà Umayyad.

    Những vết rạn nứt với những người đã hỗ trợ họ đã tạo ra những vấn đề ngay tức thì. Nhà Umayyad thì lại không như vậy, trong khi bị đẩy ra khỏi quyền lực họ đã không bị tiêu diệt hoàn toàn. Thành viên duy nhất còn sống của gia đình hoàng gia Umayyad cuối cùng đã đến được Tây Ban Nha, nơi ông tự lập cho mình thành một Tiểu vương Ả rập độc lập (Abd ar-Rahman I năm 756). Năm 929, Abd ar-Rahman III đảm nhiệm chức danh Caliph ( vua Hồi ), và thành lập vương quốc Al Andalus từ Córdoba như là một đối thủ với Baghdad vốn là thủ đô hợp pháp của Đế quốc Hồi giáo.

    Rạn nứt với người Hồi giáo Shia

    Nhà Abbasids cũng có mâu thuẫn với người Hồi giáo Shia, đa số họ đã hỗ trợ cuộc chiến của nhà Abbasid chống lại nhà Umayyads, kể từ khi người giòng Abbasids và người Shia tuyên bố về tính hợp pháp của kết nối gia đình của họ với Muhammad. Sau khi nắm chính quyền, nhà Abbasids lại quay ra giữ rịt lấu tín ngưỡng Hồi giáo v và chối bỏ bất kỳ sự hỗ trợ cho niềm tin Shi’a. Sự kiện này đã dẫn đến nhiều cuộc xung đột, đỉnh điểm là một cuộc nổi dậy tại Meccatrong năm 786, tiếp theo là những cuộc tàn sát và đổ máu làm cho nhiều người Shi’a phải lãnh nạn đến Maghreb, nơi mà những người sống sót đã thành lập vương quốc Idrisid. Nhà Abbasids cũng đã cho hành hình những hậu duệ trực tiếp của Tiên Tri Muhammad-những người là lãnh tụ Hồi giáo giòng Shia, trong đó bao gồm Imam Jafar Sadiq và các quý tộc đáng tôn trọng khác. Ngay sau đó, người Berber ở Kharijites đã thành lập một nhà nước độc lập ở Bắc Phi trong năm 801. Trong vòng 50 năm các vương quốc Idrisids ở Maghreb và Aghlabid ở Ifriqiya và một chút sau đó, Tulunid và Ikshidid ở Misr đều tuyên bố độc lập ở Bắc Phi.

    Thông tin liên lạc với các tỉnh

    Các lãnh đạo nhà Abbas đã phải làm việc chăm chỉ trong nửa cuối của thế kỷ thứ tám (750-800), một số khalip có thẩm quyền và các vị tể tướng của họ đã phải vượt qua những thách thức về mặt chính trị được tạo ra bởi sự xa xôi của đế quốc và việc hạn chế của truyền thông vào thời điểm đó và phải đưa ra những thay đổi hành chính để giữ trật tự. Mặc dù Đế quốc Byzantine liên tục gây chiến với nhà Abbasid để thu hồi các vùng đất ở Syria và Anatolia, nhưng quân sự trong thời kỳ này chỉ ở mức tối thiểu ( so với thời đại trước đó ), vì vậy các quốc vương Hồi giáo có đủ thời gian để tập trung vào vấn đề nội bộ như các thống đốc địa phương, những người chủ yếu muốn chở nên độc lập với chính quyền trung ương. Vấn đề mà các vị khalip thường phải đối mặt là các thống đốc đã bắt đầu phát huy quyền tự chủ lớn hơn nữa bằng cách sử dụng quyền lực ngày càng tăng của họ để làm cho vị trí của họ được cha truyền con nối.

    Đồng thời, nhà Abbasid cũng phải đối mặt với những thách thức ở gần kề. Những người trước đây đã ủng hộ nhà Abbasids đã tách ra để tạo ra một vương quốc riêng biệt xung quanh Khorosan ở miền bắc Ba Tư. Nhà vua Harun al-Rashid (786-809) đã trở mặt với Barmakids, một gia đình Ba Tư đã có quyền lực đáng kể trong chính quyền của vương quốc và giết chết hầu hết các thành viên của gia đình này. Trong thời gian này, rất nhiều phe nhóm các nhà quý tộc chống đối bắt đầu hoặc rời khỏi đế quốc để đến những vùng đất khác hoặc nắm lấy quyền kiểm soát những phần xa xôi của đế quốc Abbasid.

    Thời kỳ đỉnh cao

    Thời kỳ đỉnh cao của người Hồi giáo được bắt đầu vào giữa thế kỷ thứ 8 cùng với thăng hoa của Vương quốc Hồi giáo Abbasid và việc chuyển thủ đô từ Damascus đến Baghdad. Các thành viên nhà Abbassids bị ảnh hưởng bởi huấn thị của Kinh Qur’an và ha***h chẳng hạn như “mực của một học giả thì thánh thiện hơn so với máu của một kẻ tử vì đạo – the ink of a scholar is more holy than the blood of a martyr ” và điều này nhấn mạnh giá trị của tri thức. Trong giai đoạn này thế giới Hồi giáo đã trở thành trung tâm trí thức vô song của khoa học, y học, triết học và giáo dục cũng như việc nhà Abbasids ganh đua để bảo trợ cho tri thức và thành lập Tòa nhà Thông thái – House of Wisdom tại Baghdad, nơi mà cả người Hồi giáo và các học giả phi Hồi giáo tìm cách để biên dịch và thu thập tất cả kiến thức của thế giới sang Tiếng Ả Rập. Nhiều tác phẩm cổ điển của thời thượng cổ có thể sẽ bị thất truyền nếu không được dịch sang tiếng Ả Rập và Ba Tư rồi sau đó chúng lại lần lượt được dịch sang tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, tiếng Do Thái và tiếng Latin. Trong giai đoạn này thế giới Hồi giáo giống như là một cái vạc của nền văn hóa để thu thập, tổng hợp và nâng cao đáng kể các kiến thức thu được từ các nền văn minh La Mã, Trung Quốc, Ấn Độ, Ba Tư, Ai Cập, Bắc Phi, Hy Lạp và Byzantine. ( đọc đến đây ta thấy tại sao người Ả rập và Batư có một nền Văn hóa + Khoa học huy hoàng vào thời đó, chứ như ở ta bậc lãnh đạo bước ra bắt tay, vỗ đầu một cái bác tên là Nờ Bờ Cờ nào đó rồi đút vào miệng bác ta một căn hộ hơn chục tỷ và coi đó là trọng tri thức thì chẳng biết đến lúc nào chúng ta mới có một nền văn hóa, khoa học huy hoàng nhỉ).

    Ở thời kỳ đỉnh cao dưới sự trị vì của Triều đình nhà Abbasid, người Hồi giáo đã phát triển mạnh mẽ các môn như khoa học, kỹ thuật, văn chương, triết học, hóa học, ngôn ngữ học … nhưng những môn này không dính tới chủ đề nên người sưu tầm xin lược bỏ để khỏi làm mất thời gian của bạn đọc.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chính quyền Trung ương bị gãy xương sống

    Trung ương bị mất quyền lực trước những chính quyền tự trị

    Ngay vào năm 820, người Samanids đã bắt đầu quá trình đòi quyền độc lập cho xứ Transoxiana và vùng Đại Khorasan, cũng như người Shia Hamdanids ở miền Bắc Syria, và các triều đại Tahirid và Saffarid ở Iran. Đến thế kỷ thứ 10, nhà Abbasid đã gần như đánh mất quyền kiểm soát Iraq vào tay các tiểu vương khác nhau, và vị khalip al-Radi đã buộc phải thừa nhận quyền lực của họ bằng cách tạo ra các vị trí “Hoàng tử của Hoàng tử” (Amir al-umara). Ngay sau đó, một phe phái Ba Tư được gọi là Buwayhid đến từ Daylam đã chiếm lấy việc kiểm soát quyền lực và hệ thống hành chính quan liêu ở Baghdad. Theo nhà chép sử Miskawayh người Batư, họ bắt đầu phân phối các iqtas ( các thái ấp theo hình thức trang trại nộp thuế) cho những người ủng hộ họ.

    Bên ngoài Iraq, tất cả các tỉnh tự trị trên thực tế đã từ từ trở thành các tiểu quốc và nhà cầm quyền có quyền cha truyền con nối, có quân đội riêng và các khoản thu riêng và quyền bá chủ của khalip chỉ là trên danh nghĩa, và dường như họ không nhất thiết phải có nghĩa vụ trả bất kỳ khoản triều cống nào vào ngân sách của chính quyền Trung ương, chẳng hạn như Tiểu vương Soomro đã kiểm soát vùng Sindh và cai trị toàn tỉnh từ thủ đô của họ ở Mansura. Mahmud của Ghazni lấy danh hiệu là vua chứ không phải là danh hiệu tiểu vương vốn được sử dụng phổ biến và việc này đã đánh dấu sự ra đời của Đế quốc Ghaznavid độc lập khỏi nhà Abbasid, bất chấp việc Mahmud đã phô trương nghi lễ chính thống Sunni trước khalip này. Trong thế kỷ 11, sự mất tôn trọng vào quyền lực của khalip vẫn được tiếp tục, như việc một số nhà cai trị Hồi giáo không còn đề cập đến tên của khalip trong ngày lễ khutba hôm thứ sáu hoặc họ đã cho đúc đồng tiền riêng của họ.

    Thậm chí chính quyền của nhà Ismaili Fatimid ( theo Hồi giáo dòng Shia) đang cai trị Cairo còn tranh giành với nhà Abbasid ngay cả danh nghĩa và quyền năng của chức vị Ummah Hồi giáo. Họ có một số sự hỗ trợ trong những phần người Shia ở Baghdad (chẳng hạn như quận Karkh), bất chấp Baghdad là thành phố lớn gắn liền với quốc vương Hồi giáo, ngay cả trong Triều đại Buwayhid và Saljuq. Nhà Fatimids sử dụng cờ hiệu màu trắng để đối lập với màu đen của nhà Abbasids và những thách thức của nhà Fatimids chỉ kết thúc với sự sụp đổ của họ trong thế kỷ 12 ( mời các bác quay lại các trang trước thì sẽ thấy nhà Fatimid rơi vào tay Saladin-một tướng của nhà Ghazni và rồi thì xứ Syria của nhà Ghazni cũng rơi vào tay ông nốt)

    Bất chấp sức mạnh của các tiểu vương nhà Buwayhid, nhà Abbasid vẫn giữ được một cung đình ở Baghdad với các nghi thức rất long trọng như theo các mô tả của Hilal al-Sabi ‘, một quan chức của tiểu vương Buwayhid, và họ đã giữ lại được một ảnh hưởng nhất định đối với Baghdad cũng như trong đời sống tôn giáo. Khi nhà Buwayhid bị suy yếu quyền lực sau cái chết của Al Baha ‘-Daula, quốc vương Hồi giáo đã có thể lấy lại được một phần sức mạnh của mình. Ví dụ như vị khalip al-Qadir đã dẫn đầu cuộc đấu tranh ý thức hệ chống lại người Shia với tác phẩm Tuyên ngôn Baghdad. Các vị khalip có tầm quan trọng trong việc giữ bình yên ở chính Baghdad và cố gắng để ngăn chặn sự bùng phát nội chiến ở thủ đô.

    Quan hệ của nhà Abbasid với người Saljuq

    Với việc nhà Buwayhid trở nên suy yếu dần, vùng chân không được tạo cuối cùng đã được lấp đầy bởi các triều đại của người Oghuz Turk còn được gọi là người Saljuq. Khi vị tiểu vương kiêm cựu nô lệ Basasiri dẫn đầu đội quân của triều đình Fatimid dòng Shia tiến về Baghdad năm 1058, vị khalip al-Qa’im thấy rằng không thể đánh bại ông ta mà không có sự giúp đỡ bên ngoài. Toghril Beg-vị sultan người Saljuq đã phục hồi được Baghdad dưới quyền cai trị của người Sunni và chiếm ffice:smarttags” />Iraq cho triều đại của ông ta. Một lần nữa, nhà Abbasids lại bị buộc phải đối phó với một sức mạnh quân sự mà họ không thể đủ tầm để kháng cự mặc dù các vị khalip nhà Abbasid vẫn về danh nghĩa là người đứng đầu của cộng đồng Hồi giáo. Các nhà vua kế tiếp Alp Arslan và Malikshah, cũng như tể tướng của họ là Nizam al-Mulk đã sống ở Ba Tư, nhưng vẫn nắm quyền lực qua nhà Abbasids ở Baghdad. Khi triều đại này bắt đầu suy yếu trong thế kỷ 12, nhà Abbasids lại một lần nữa giành được nhiều độc lập hơn nữa.

    Hậu thời kỳ phục hồi sức mạnh quân sự năm 1118-1258

    Trong khi al-Mustarshid là vị khalip đầu tiên đã cố xây dựng một đội quân có khả năng đáp trả một đội quân của người Saljuq trong trận chiến, tuy nhiên ông ta đã bị đánh bại trong 1135 và bị ám sát. al-Muqtafi là vị khalip nhà Abbasid đầu tiên đã lấy lại được độc lập hoàn toàn về mặt quân sự cho quốc vương Hồi giáo với sự giúp đỡ của Ibn Hubayra-tể tướng của ông ta. Sau gần 250 năm là đối tượng chinh phục của các triều đại nước ngoài, ông bảo vệ thành côngBaghdad chống lại cuộc bao vây Baghdad của người Saljuq (năm 1157), do đó ông đã giữ được Iraq cho nhà Abbasid. Triều đại al-Nasir (Mất năm 1225) mang quyền lực của quốc vương Hồi giáo đến suốt Iraq, dựa một phần lớn vào tổ chức Sufi futuwwa do các khalip đứng đầu. Al-Mustansir đã cho xây dựng Trường học Mustansiriya, Trong một nỗ lực để làm lu mờ trường Nizamiyya của người Saljuq được xây dựng bởi Nizam al-Mulk.

    Sự kết thúc của triều đại Abbasid

    Hulagu Khan công phá được Baghdad vào ngày 10 tháng 2 năm 1258 và đã tàn sát rất nhiều người dân vô tội. Người Hồi giáo sợ rằng một thảm họa siêu nhiên sẽ xảy ra nếu máu của Al-Musta’sim, một hậu duệ trực tiếp của người chú của nhà Tiên tri Muhammad và là khalip cuối cùng của nhà Abbasid giáo trị vìBaghdad sẽ đổ. Khi biết về kinh nghiệm của người Shiite Ba Tư nói rằng không có thiên tai như vậy đã xảy ra sau cái chết của Imam Hussein (lãnh đạo Hồi giáo dòng Shia), tuy nhiên, để đề phòng và phù hợp với một điều cấm kỵ của người Mông Cổ là cấm làm đổ máu người trong hoàng tộc, Hulagu đã cho bọc Al-Musta’sim vào trong một tấm thảm và cho chà đạp đến chết bởi ngựa trong ngày 20 tháng 2 năm 1258. Gia đình Al-Musta’sim cũng bị hành quyết chỉ trừ một trường hợp ngoại lệ duy nhất là người con trai út của ông đã được gửi đến Mông Cổ, và một con gái đã trở thành nô lệ trong cấm cung của Hulagu. Theo các sử gia Mông Cổ, người con trai còn sống sót đã kết hôn và là cha của những đứa trẻ. ( nhưng có vẻ như theo thực tế thì ông này sẽ thường bị thiến)

    Nhà Abbasids tiếp tục duy trì sự hiện diện quyền lực của họ, nhưng chỉ được giới hạn trong các vấn đề tôn giáo ở Ai Cập dưới sự cai trị thực sự của người Mamluk. Triều đại nhà Abbasid cuối cùng đã kết thúc với Al-Mutawakkil III, người bị bắt đi như một tù nhân bởi Selim I ( vua Thổ nhĩ kỳ) đến Constantinoplenơi ông đóng một vai trò nghi lễ cho đến khi ông chết vào năm 1543.
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Người Mamluk ( Mameluk)

    Mamluk là tên để gọi một người lính có nguồn gốc nô lệ. ” hiện tượng Mamluk ” như nhà nghiên cứu David Ayalon gọi là sự sáng tạo của lớp chiến binh đặc biệt, là sự kiện chính trị có tầm quan trọng lớn lao và lạ thường kéo dài từ thế kỷ thứ 9 đến thế kỷ 19. Theo thời gian, Mamluk trở thành một đẳng cấp quân sự thế lực trong nhiều xã hội Hồi giáo. Đặc biệt không chỉ ở trong Egypt mà còn trong ở các quốc gia vùng Levant, Iraq và Ấn độ, người Mamluk nắm giữ quyền lực chính trị và quân sự. Trong một số trường hợp, họ đạt được đến vị trí sultan ( vua Thổ), trong khi ở những người khác nắm quyền kiểm soát vùng của họ như các Tiểu vương hoặc Thống đốc. Đáng chú ý nhất, các phe phái Mamluk nắm lấy vương quốc cho mình trong Egypt và Syria trong một giai đoạn được gọi là Vương quốc Hồi giáo Mamluk ( năm 1250->1517). Vương quốc Hồi giáo Mamluk đã trở nên nổi tiếng vì đánh bại quân Mông Cổ và chiến đấu với quân Thập tự chinh.

    Họ có xuất xứ khác nhau nhưng thường là người Thổ Kipchak hoặc người Cumans, tùy thuộc vào thời gian và khu vực mà người ta đặt câu hỏi. Khi mà người Mamluk được mua về, đẳng cấp nô lệ của họ là cao hơn mức bình thường-những người không được phép mang vũ khí hoặc chỉ để làm những công việc nhất định. Ở những nơi như Ai Cập từ Triều đại Ayyubid đến thời gian của Muhammad Ali của Egypt, người Mamluk đã được xem là những “lãnh chúa thực sự” với những địa vị xã hội ở trên cả người Hồi giáo tự do.

    Câu chuyện về chế độ quân sự nô lệ trong các xã hội Hồi giáo bắt đầu bởi các nhà khalip Abbasid vào thế kỷ thứ 9 ở Baghdad. Những người Mamluk đầu tiên được biết đến như là ghilman (Một thuật ngữ để chỉ những người nô lệ theo nghĩa rộng) và được mua lại bởi các khalip đời đầu của nhà Abbasid. Đến giữa thế kỷ thứ 9, những người lính-nô lệ đã trở thành yếu tố thống trị trong quân đội Hồi giáo. Xung đột giữa các ghilman với dân cư của Baghdad khiến khalip al-Mu’tasim phải di chuyển thủ đô của mình đến thành phố Samarra, nhưng việc này đã không làm dịu căng thẳng, vị khalip al-Mutawakkil bị ám sát bởi một số trong những người lính-nô lệ ở năm 861. Nhà Abbasids mua binh lính-nô lệ chủ yếu là từ những vùng gần Caucasus (Chủ yếu là người Circassian đến từ Georgia), và từ các khu vực phía bắc Biển Đen ( người Kipchak và các vùng khác của Thổ Nhĩ Kỳ). Những người bị bắt có nguồn gốc không phải là Hồi giáo.

    Việc sử dụng binh lính Mamluk đã cho người cầm quân không có bất kỳ mối liên kết nào với cơ cấu quyền lực đã được thành lập. Những chiến binh Mamluk không phải là người địa phương thường trung thành hơn với những lãnh tụ Hồi giáo ở các bộ tộc của họ, gia đình của họ-những người còn có dòng máu quý tộc hơn là các sultan hoặc khalip. Nếu một viên chỉ huy có âm mưu chống lại những người cai trị, thông thường không thể đối phó với âm mưu này mà không gây ra bất ổn trong số các nhà quý tộc. Các chiến binh nô lệ Mamluk là người lạ có đẳng cấp thấp nhất ( so với quý tộc ), những người thường không thể có âm mưu chống lại nhà cai trị và có thể dễ dàng bị trừng phạt nếu họ gây ra rắc rối, đã làm cho họ thành một tài sản quân sự lớn.

    Sau khi Đế quốc Abbasid bị tan rã, nô lệ quân sự được biết đến như là Mamluk hoặc là ghilman, đã trở thành cơ sở của sức mạnh quân sự trên khắp thế giới Hồi giáo. Triều đình Fatimid ở Ai Cập đã mua các nô lệ-chiến binh Armenia, Turk và Sudan, những người đã hình thành phần lớn sức mạnh quân sự của họ và đôi khi cũng trở thành những nhà điều hành vương quốc. Ví dụ Badr al-Jamali, vị tể tướng mạnh là một lính Mamluk có nguồn gốc từ Armenia. Tại Iran và Iraq, nhà Buyid sử dụng các nô lệ gốc Thổ Nhĩ Kỳ trong suốt đế quốc của họ và rồi al-Basasiri, một chiến binh nổi loạn cuối cùng lại báo hiệu về sự trị vì của người Saljuq ở Baghdad sau khi cố gắng một cuộc nổi dậy thất bại. Sau đó khi nhà Abbasid lấy lại kiểm soát về mặt quân sự ở Iraq, họ cũng đã dựa vào một đội quân nô lệ được gọi là ghilman.

    Dưới sự trị vì của Saladin và Triều Ayyubid ở Ai Cập, sức mạnh của người Mamluk càng tăng lên cho đến khi họ tuyên bố làm chủ Vương quốc Hồi giáo vào năm 1250, nhà cầm quyền là Mamluk Sultanate. Chế độ nô lệ quân sự vẫn tiếp tục được sử dụng trên khắp thế giới Hồi giáo cho đến thế kỷ 19. Các devşirme của Đế quốc Ottoman, hoặc việc “thu mua” những người nô lệ trẻ cho quân đoàn Janissary kéo dài cho đến tận thế kỷ thứ 17, trong khi các chế độ dựa vào nền tảng người Mamluk tiếp tục phát triển mạnh ở các tỉnh của Ottoman như Iraq và Ai Cập vào thế kỷ 19.

    Tổ chức

    Dưới thời Sultane Mamluk của Cairo, các Mamluk được mua trong khi vẫn còn rất trẻ và được nuôi dưỡng trong các doanh trại của Cổ Thành ở Cairo. Do tình trạng cụ thể của họ (không có quan hệ xã hội hoặc đả.ng phái chính trị) và quá trình đào tạo quân sự khắc khổ của họ, họ thường rất đáng tin cậy. Việc đào tạo họ bao gồm giáo dục tôn giáo và quân sự một cách chặt chẽ để giúp họ trở thành ” một kỵ sỹ Hồi giáo và chiến binh chiến đấu xuất sắc” Khi công việc đào tạo của họ kết thúc họ được xuất trường, nhưng họ vẫn gắn liền với người bảo trợ-người đã mua họ. Mamluk dựa vào sự giúp đỡ của người bảo trợ của họ để có những thăng tiến trong binh nghiệp và tương tự như vậy danh tiếng và quyền lực của người bảo trợ phụ thuộc vào các tân binh của mình. Một chiến binh Mamluk cũng “bị ràng buộc bởi một tinh thần đồng đội mạnh mẽ “

    Người Mamluk lại thường tự hào về nguồn gốc nô lệ của họ và những người được mua có đủ năng lực về phẩm chất để đạt được những vị trí cao nhất. Các đặc quyền của một Mamluk đã làm cho nhiều người Ai cập tự do mong muốn được tự bán để được gia nhập vào một xã hội đặc quyền đặc lợi. Người Mamluk nói tiếng Ả Rập và tạo danh tính của họ bằng cách giữ lại một cái tên Ai Cập. Tuy nhiên bất chấp nguồn gốc khiêm tốn và đẳng cấp thấp, người Mamluk được tôn trọng bởi những đối tượng Ả Rập của họ. Họ giành được sự ngưỡng mộ và uy tín như là “người bảo vệ thực sự của đạo Hồi bởi đẩy lùi cả Thập tự quân và người Mongol.” Nhiều người đã xem họ như là một phước lành mà Chúa đã gửi đến cho các tín đồ Hồi giáo.

    Sau khi người Mamluk đã chuyển đổi sang đạo Hồi, nhiều người đã được đào tạo để trở thành các kỵ sỹ. Người Mamluk phải làm theo điều huấn thị củafurusiyya, đây là một bộ luật bao gồm giá trị của lòng dũng cảm và lòng hảo tâm và cũng còn có cả chiến thuật kỵ binh, cưỡi ngựa, bắn cung và cách điều trị các vết thương, vv

    Người Mamluk sống trong đơn vị đồn trú của họ và chủ yếu dành thời gian của họ với nhau. Các cuộc vui chơi giải trí của họ bao gồm các sự kiện thể thao như các cuộc thi bắn cung và thể hiện các kỹ năng chiến đấu ít nhất một lần trong một tuần. Việc đào tạo chuyên sâu và nghiêm ngặt của từng đợt tuyển dụng mới đã giúp đảm bảo tính liên tục của người Mamluk.

    Trong khi họ không còn thực sự là nô lệ sau khi đào tạo, họ vẫn còn có nghĩa vụ để phục vụ cho Sultan. Các Sultan giữ họ như là một lực lượng bên ngoài, dưới sự chỉ huy trực tiếp của ông, để sử dụng trong trường hợp có va chạm với các bộ tộc địa phương. Các Sultan cũng có thể gửi cho họ đi viễn chinh ở xa như các khu vực Hồi giáo thuộc Xứ Iberia.

    Đương nhiên là các vị Sultan thường có số lượng Mamluk lớn nhất còn các Tiểu vương thì có ít hơn trong quân đội riêng của họ. Nhiều Mamluk đã vươn lên đến vị trí cao trong toàn đế quốc, bao gồm cả vị trí tư lệnh quân đội. Lúc đầu, vị trí của họ vẫn không cha truyền con nối và những người con trai bị ngăn cấm không được đi theo người cha của mình. Tuy nhiên qua thời gian, ở những nơi như Ai Cập, lực lượng Mamluk trở nên có liên kết với cấu trúc quyền lực hiện có và thu được một lượng đáng kể ảnh hưởng đến những quyền hạn của họ.

    Một sự tiến hóa tương tự như vậy cũng đã xảy ra trong quân đoàn Janissaries của Đế quốc Ottoman.

    Sức mạnh của người Mamluk ở Ai cập

    Thủa ban đầu của người Mamluk ở Ai cập

    Ahmed ibn Tulun là một Mamluk gốc người Turk được cha gửi đến như một món quà tặng cho vua Hồi al-Ma’mun nhà Abbasid ở khoảng năm 815-16 AD. Ibn Tulun đã được gửi đến Ai Cập năm 868 như là nhiếp chính cho thống đốc của nhà Abbasid, nhưng bằng các âm mưu về ngoại giao và quân sự, ông ta đã thành công trong việc tự dựng lên triều đại Tulunid tự chủ như một nhà cai trị người Mamluk đầu tiên ở Ai Cập. Tuy nhiên nhà Tulunid chỉ tồn tại trong một khoảng thời gian khá ngắn ngủi và Ai Cập đã bị tái chiếm bởi quân đội củaà Abbassid vào mùa đông năm 904-05.

    Trong suốt các thế kỷ tiếp theo, Ai Cập đã bị kiểm soát bởi một loạt các dòng họ, nhưng trong đó đặc biệt nhất là nhà Ikhshidid và Fatimid. Trong suốt các triều đại này, hàng ngàn vệ binh và sỹ quan người Mamluk vẫn tiếp tục được sử dụng và thậm chí còn đưa lên các cao cấp, bao gồm cả chức thống đốc của Damascus. Điều này ảnh hưởng đến mức độ gia tăng sự lo ngại của những nhà người cai trị Ả Rập về thế lực của người Mamluk và nó cũng cảnh báo về sự xuất hiện của một sultan ( vua Thổ) người Mamluk.

    Nguồn gốc của Vương quốc Hồi giáo Mamluk của Ai Cập xuất phát từ Triều đại Ayyubid của Saladin ( người anh hùng của phe Hồi giáo trong cuộc chiến chống lại quân Thập tự chinh phương Tây) vốn được thành lập từ năm 1174. Với Shirkuh-người chú của mình, ông đã chinh phục Ai Cập cho vua nhà Zengid Nur ad-Din xứ Damascus trong năm 1169 ( mời các bác quay lại các trang trước để tham khảo về cuộc đời của Saladin). Vào năm 1189, sau khi chiếm được Jerusalem, Saladin đã hợp nhất kiểm soát các vương quốc trong vùng Trung Đông ( Ai cập, Syria và một phần Iraq). Sau cái chết của Saladin các con trai của ông lại quay ra hục hặc với nhau về việc phân chia lãnh thổ của đế quốc, và mỗi người cố gắng để dành về phía mình một đội quân người Mamluk càng đông càng tốt.

    Vào năm 1200 Al-Adil-người anh em của Saladin đã thành công trong việc kiểm soát toàn bộ đế chế bằng cách lần lượt đánh bại và giết chết hay bỏ tù những người anh em và cháu trai của ông. Trong mỗi chiến thắng của mình Al-Adilt đã đánh bại từng đội tùy tùng người Mamluk của họ hàng nhà mình. Quá trình này được lặp đi lặp lại sau cái chết của Al-Adil vào năm 1218 và cũng sau cái chết Al-Kamil, con trai của ông trong năm 1238. Các thành viên của nhà Ayyubids ngày càng trở nên bị bao kín bởi sức mạnh của người Mamluk, thậm chí người Mamluk còn trở thành quan chức Atabegs ( tương đương Tổng đốc) phụ trách một vùng và họ nhanh chóng tham gia vào nội bộ chính trị của triều đình của vương quốc riêng của họ.

    Năm 1315 họ xâm lư.ợc và chiếm một phần lớn vùng Nubia, nhưng một phần Nubia vẫn nằm trong quyền kiểm soát của một hoàng tử địa phương vốn đã chuyển đổi đạo giáo từ niềm tin Kitô giáo Orthodox Coptic sang Hồi giáo.

    Người Pháp tấn công và người Manluk tiếm quyền

    Trong tháng 6 năm 1249, các Thập tự quân của đợt Thập tự chinh lần thứ 7 dưới sự dẫn dắt của nhà vua Louis IX of France đã đổ bộ xuống Ai Cập và Damietta. Quân đội Ai Cập lúc đầu liên tục phải thoái lui, làm cho vị quân vương phải ra lệnh treo cổ 50 viên chỉ huy vì tội bỏ chạy. Khi sultan Ai Cập As-Salih Ayyub qua đời, trong một thời gian ngắn quyền lực được trao cho Turanshah-con trai ông và sau đó là Shajar Al-Durr ái phi của ông. Bà này nắm quyền kiểm soát với sự hỗ trợ của người Mamluk và đã phát động một cuộc phản công. Quân của vị chỉ huy Baibars xứ Bahri đã đánh bại đội quân của Louis. Nhà vua đã trì hoãn cuộc rút lui của mình quá lâu và ông ta đã bị bắt tù binh bởi người Mamluk. Tháng 3 năm 1250, người Pháp đã phải đồng ý trả một khoản tiền chuộc 400.000 đồng Livre (150.000 trong số đó là không bao giờ được giao tiền) để chuộc nhà vua về. Áp lực chính trị là cần có một nhà lãnh đạo là nam giới đã làm cho Shajar Al-Durr phải kết hôn với Aybak-vị chỉ huy của quân Mamluk, Ông này sau đó chết trong bồn tắm của mình và trong cuộc đấu tranh quyền lực xảy ra sau đó Phó nhiếp chính quan Qutuz ( cũng là một Mamluk) đã chiến thắng. Ông này chính thức thành lập vương quốc Mamluk đầu tiên và triều đại Bahri.

    Triều đại Mamluk đầu tiên được đặt tên là Bahri, đó là tên của một trong những trung đoàn quân Mamkul ( các bác này có tinh thần đồng đội quá xá ). Các trung đoàn Mamluk bao gồm chủ yếu là người Thổ Kipchak ( còn đang quấy đảo ở vùng Anatolia là người Thổ Seljuq ).

    Người Mamluk và người Mongol ( Mông cổ)

    Khi Đại quân của Đế quốc Mongol dưới sự thống lĩnh của Hulagu Khan ( Húc Liệt Ngột ) công phạt thành Baghdad vào năm 1258 và tiếp tục tiến lên để chiếm Syria, Baibars-vị tiểu vương người Mamluk( theo tiếng Circassian: Bipars, một tên phổ biến ở Circassian có nghĩa là chiến binh bảo vệ biên giới) đã rời Damascus đến Cairo nơi ông được chào đón bởi Sultan Qutuz. Sau khi chiếm Damascus, Hulagu Khan yêu cầu Qutuz đầu hàng nhưng Qutuz đã chặt đầu sứ giả của Hulagu và với sự giúp đỡ của Baibars, ông đã huy động quân đội của mình. Mặc dù lúc đó Húc Liệt Ngột đã quay về phía Đông vì Mông Kha-Khan vĩ đại đã chết trong trận chiến chống quân Nam Tống ở thành Điếu ngư, Ông để lại phó tướng là Kitbuqa-một người Kitô giáo phụ trách quân đội. Qutuz đã nhử quân đội của người Mongol vào một cuộc phục kích ở gần sông Oronte, tại đó ông đã chiến thắng trong trận chiến Ain Jalut rồi bắt sống và hành quyết Kitbuqa.

    Sau chiến thắng vĩ đại này, Qutuz bị ám sát bởi có thể là âm mưu của người Mamluk. Người ta nói rằng Baibars, người lên nắm quyền sau cái chết của Qutuz, đã tham gia vào vụ ám sát. Trong những thế kỷ sau sự cai trị của người Mamluk bị gián đoạn, với trung bình cứ khoảng bảy năm trên một thế kỷ.

    Người Mamluk đánh bại người Mông Cổ lần thứ hai trong trận Homs năm 1260 và bắt đầu đẩy họ trở lại phía đông. Trong quá trình đó họ củng cố quyền lực của họ ở Syria, hình thành các tuyến thư trạm và hình thành các kết nối ngoại giao với các hoàng tử ở địa phương. Baibars tiến hành tấn công vào Acre-thủ đô của quân Thập tự chinh trong năm 1263 rồi chiếm Caesaria trong năm 1265 và Antioch trong năm 1268.

    Người Mamluk cũng lại đánh bại những tấn công mới của quân Mông Cổ tại Syria trong các năm 1271, 1281 ( Trận Homs lần 2), 1303/1304 và 1312. Họ đã đánh bại quân Mông Cổ và đồng minh Cơ đốc giáo của họ tại Trận Wadi al-Khazandar năm 1299. Cuối cùng, quân Mông Cổ và quân Mamluk đã ký hiệp ước hòa bình vào năm 1323.

    Triều đại Burji

    Năm 1382 triều đại Bukri hay nhà Burji đã nắm lấy quyền lực khi Barkuk tuyên bố lên ngôi sultan và đây là thời điểm kết thúc của triều đại Bahri. Từ Burji là để phản ánh trung tâm của họ ( người Mamluk ) trong tòa thành của Cairo. Triều đại nay bao gồm chủ yếu là người Circassians (Trong tiếng Turk thì Bukri có nghĩa là gù lưng).

    Barkuk trở thành kẻ thù của Timur ( vua của Đế quốc Tamerlane, người bộ tộc Babur), người lúc này đe dọa xâm lược Syria. Sau đó vị Sultan của Đế quốc Ottoman Bayezid I cũng tìm cách xâm lược Syria nhưng đã bị tái chiếm bởi Faraj-sultan của Mamluk khi Timur qua đời vào năm 1405, nhưng vì liên tục phải đối mặt với các cuộc nổi loạn từ những tiểu vương người địa phương, ông đã bị buộc phải thoái vị vào năm 1412. Cũng trong năm 1421 Ai Cập bị tấn công bởi quốc vương Cyprus ( đảo Síp ), nhưng người Ai Cập đã buộc Cypriotes phải chấp nhận quyền bá chủ của Barsbay-vua Ai Cập. Trong triều đại của Barsbay, dân cư của Ai Cập đã bị giảm đi rất nhiều so với con số mà nó đã có trong một vài thế kỷ trước, với chỉ 1/ 5 dân số sống ở thành thị.

    Al-Ashraf lên nắm quyền trong năm 1453 và đã có quan hệ thân thiện với Đế quốc Ottoman, Đế quốc đã chiếm được thành phố Constantinople vào cuối năm đó, sự kiện này đã gây một sự hoan hỉ tuyệt vời ở Ai Cập. Tuy nhiên, dưới triều đại của Khoshkadam của Ai Cập, đã bắt đầu nổ ra các cuộc chiến giữa Ai Cập và các vị Sultan nhà Ottoman. Năm 1467 vua Kait Bey đã xúc phạm Bayezid II-Sultan nhà Ottoman. Bayezid II liền chiếm các vùng Adana, Tarsus và những nơi khác trong lãnh thổ Ai Cập, nhưng cuối cùng đã bị đánh bại. Kait cũng đã cố gắng để giúp đỡ những người Hồi giáo ở Tây ban nha bằng cách đe dọa các Kitô hữu ở Syria, nhưng không có hiệu lực. Ông qua đời năm 1496 và để lại món nợ trăm ngàn đồng Ducat trước các gia đình Venetian giàu có.

    Cuộc chiến Bồ đào nha-Mamluk

    Năm 1497 Vasco da Gama đã tìm ra con đường đi qua mũi Hảo vọng để đến được Biển Ấn độ dương và cập bờ ở Malabar và Kozhikode, rồi hạm đội của Bồ đào nha đã tấn công vào tuyến đường vận chuyển hàng hóa và người Hồi giáo hành hương từ Ấn độ đến biển Hồng hải và các cuộc tấn công ăn cướp đã được tiến hành vào tất cả các vùng xung quanh. Nhiều cuộc đụng độ đã nổ ra. Sultan Mamluk Al-Ashraf Qansuh al-Ghawri của Cairo đã bị mất mặt bởi các cuộc tấn công vào Biển Đỏ, ông ta cũng bị thất thu khoản phí giao thông, đồng thời với sự lă.ng nhục mà thánh địa Mecca và hải cảng của nó đã phải chịu. Ông này thề sẽ trả thù người Bồ đào nha, đầu tiên khi ông gửi các thầy tu từ Nhà thờ Thánh Sepulchre ( như ở phần trước đã nói, nhà thờ của Kitô giáo này được phép tồn tại ở Jerusalem-thuộc quyền kiểm soát của Hồi giáo nên các thầy tu của nhà thờ này trở thành tín sứ Đông-Tây ) làm sứ giả, ông đã đe dọa Giáo hoàng ****** II rằng nếu ông không kiểm soát hành động của Manuel I của Portugal để hạn chế hành động của họ tại biển Ấn Độ Dương, ông ta sẽ cho phá hủy tất cả các những Thánh địa của Kitô giáo.

    Các vị vua của Gujarat và Yemen cũng quay sang để được sự giúp đỡ từ Vương quốc Hồi giáo Mamluke. Mối quan tâm chính của họ lúc này là tập hợp một hạm đội tại biển Hoàng Hải để bảo vệ các tuyến đường biển từ các cuộc tấn công của người Bồ Đào Nha. Jeddah nhanh chóng được tăng cường như là một bến cảng của người tị nạn Arabia và Biển Đỏ đã được bảo vệ, nhưng các đội tàu trong biển Ấn độ dương lại bị bỏ mặc cho lòng thương xót của kẻ thù.

    Sau đó Sultan Mamluk Al-Ghawri tìm được cách để vũ trang cho một hạm đội gồm 50 tàu chiến. Bởi vì người Mamluk có rất ít hiểu biết về hải chiến ( họ là những tay kỵ sỹ cự phách), cho nên các đội tầu hải quân đã được thành lập với sự giúp đỡ của Đế quốc Ottoman. Năm 1508 tại Trận Chaul hạm đội của người Mamluk đã chiến thắng hạm đội của Lourenço de Almeida-con trai của phó vương Bồ Đào Nha ( nếu không nhầm thì lúc này Bồ đào nha đang là thuộc địa của Tây ban nha nên người đứng đầu chỉ là phó vương) nhưng trong năm sau người Bồ Đào Nha lại giành chiến thắng ở Trận Diu và chiếm được thành phố cảng Diu từ quyền kiểm soát của Sultan xứ Gujarat. Một vài năm sau, Afonso de Albuquerque lại tấn công thành phố Aden ( thủ đô Yemen ngày nay), trong khi quân Ai Cập phải chịu một thảm họa ở Yemen. Al-Ghawri đã tung ra một hạm đội được trang bị vũ khí mới để trừng phạt kẻ thù và bảo vệ tuyến thương mại trên biển Ấn Độ Dương, nhưng trước khi hạm đội này tạo ra được bất cứ thay đổi nào thì Ai Cập đã mất chủ quyền của mình và biển Hoàng hải cùng với thánh địa Mecca và tất cả các lợi ích khác của người Ả Rập đã rơi vào tay của Đế quốc Ottoman.
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Đế quốc Ottoman và chấm dứt thời tự chủ của các Sultan Mamluk

    Trong lúc Sultan Bayezid II của Đế quốc Ottoman đang tham chiến tại châu Âu thì một sự thù địch mới với với Ai cập xuất hiện vào năm 1501. Mối thù này phát sinh trong quan hệ với nhà Safavid của Batư. Shah Ismail I gửi một sứ đoàn đến Venice qua ngả Syria để mời họ tham gia vào quân đội của mình và thu hồi lại những lãnh thổ của họ bị chiếm bởi Đế quốc Ottoman. sultan Mameluk của Ai Cập Al-Ghawri bị buộc tội bởi Selim là đã cho phép các phái viên của Ismail thuộc nhà Safavid đi qua Syria trên đường đến Venice và chứa chấp những người tị nạn. Để xoa dịu ông ta, Al-Ghawri đã tống vào xà lim các thương gia người Venetian lúc này đang làm ăn buôn bán ở Syria và Ai Cập, nhưng chỉ sau một năm lại phóng thích họ ra.

    Sau đó trong trận Chaldiran năm 1514, Selim I đã tấn công Bey ( Tổng đốc ) Dulkadir, một chư hầu của Ai Cập đã đứng tự lập và gửi đầu của ông này đến Mamluk Sultan Al-Ghawri. An toàn sau khi kết thúc cuộc chiến với Shah Ismail I của Batư, vào năm 1516 ông này ( Salim I) thành lập một đội quân lớn nhằm chinh phục Ai Cập nhưng để đánh lừa họ, ông làm như đối tượng của mình sẽ vẫn là người Batư và vẫn muốn tiếp tục theo đuổi cuộc chiến với Shah Ismail I. Năm 1515 bắt đầu cuộc chiến tranh mà sau này việc lập quốc của Ai Cập phải phụ thuộc Đế quốc Ottoman, lúc này các kỵ binh người Mamluk đã trở nên lỗi thời và không thể nào chống lại các khẩu đội pháo của Đế quốc Ottoman và các xạ thủ hỏa mai của quân đoàn Janissary. Ngày 24 tháng 8 năm 1515, tại trận Dabik Merj Sultan Al-Ghawri đã bị giết. Syria đã trở thành một tỉnh của Thổ Nhĩ Kỳ, người đã được chào đón ở nhiều nơi bởi việc giải thoát họ khỏi người Mameluk

    Vương quốc Hồi giáo Mamluke còn tồn tại cho đến năm 1517 lúc nó bị chinh phục hoàn toàn bởi Đế quốc Ottoman. Sultan Ottoman Selim I chiếm Cairo vào ngày 20 tháng 1 cùng năm, trung tâm quyền lực này sau đó được chuyển giao về Istanbul. Mặc dù không còn chở nên giống một dạng nào của một Vương quốc Hồi giáo, Đế quốc Ottoman vẫn giữ người Mamluk lại làm một giai cấp thống trị ở Ai Cập và người Mamluk và nhà Burji đã thành công trong việc giành lại nhiều ảnh hưởng của họ nhưng vẫn phải là một chư hầu của Đế quốc Ottoman.

    Người Mamluk đấu tranh giành độc lập từ nhà Ottoman

    Vào năm 1768, Sultan Ali Bey Al-Kabir tuyên bố độc lập khỏi Đế quốc Ottoman. Tuy nhiên, nhà Ottoman đã nghiền nát phong trào này và giữ nguyên vị trí của họ sau thất bại của ông kia. Đây cũng là thời điểm mà họ tuyển nô lệ mới từ Georgia ở vùng Caucasus.

    Napoleon đã đánh bại quân đội Mamluk trong trận Pyramid khi ông tấn công Ai Cập năm 1798 và đẩy họ lên vùng thượng Egypt ( quấn Napoleon của E. Tacle nói rằng ông này chẳng biết làm gì với đám tù binh người Makul vốn chỉ biết mỗi nghề khua gươm múa kiếm nên mang chặt đầu tuốt). Người Mamluk vẫn sử dụng chiến thuật kỵ binh của họ, các thay đổi là chỉ thêm vào những khẩu súng hỏa mai.

    Sau sự ra đi của quân đội Pháp vào năm 1801 Mamluk tiếp tục tranh đấu cho độc lập, lần này là để chống lại Đế quốc Ottoman và Ang quốc. Trong năm 1803, các nhà lãnh đạo Mamluk Ibrahim Beg và Usman Beg đã viết thư cho Tổng lãnh sự Nga và đề nghị ông ta đóng vai như là một trung gian hòa giải với Sultan Thổ nhĩ kỳ để cho họ có thể thương lượng cho một lệnh ngừng bắn và sự hồi hương của họ về Georgia ( lúc này đã nằm trong Đế quốc Nga ). Đại sứ Nga tại Istanbul dứt khoát từ chối lời hòa giải bởi vì chính phủ Nga sợ việc cho phép Mamluk trở về Georgia, nơi một phong trào giải phóng dân tộc mạnh mẽ ngày càng gia tăng và có thể họ lại được khuyến khích bởi sự trở lại người Mamluk.
    Năm 1805, dân cư của Cairo nổi loạn. Đây là cơ hội tuyệt vời cho người Mamluk nắm lấy quyền lực, nhưng những đấu đá nội bộ và sự phản bội đã làm vuột mất việc khai thác cơ hội tuyệt vời này. Trong năm 1806, người Mamluk đã nhiều lần đánh bại quân đội Thổ Nhĩ Kỳ, và vào tháng 6 năm đó các đối thủ thù địch đã đi đến ký kết về một hiệp ước hòa bình mà Muhammad Ali-người được bổ nhiệm làm thống đốc của Ai Cập vào ngày 26 tháng 3 năm 1806, đã phải ra đi và chính quyền Ai Cập trở về tay người Mamluk. Tuy nhiên, họ lại không thể tận dụng cơ hội này do các cuộc xung đột giữa các gia tộc, Muhammad Ali lại chiếm lại được quyền lực của mình.

    Kết thúc quyền lực của người Mamluk tại Ai cập

    Muhammed Ali biết rằng cuối cùng thì ông vẫn sẽ phải đối phó với người Mamluk nếu ông còn muốn kiểm soát Ai Cập. Họ vẫn còn các sở hữu phong kiến của Ai Cập và đất của họ vẫn là nguồn của cải và quyền lực. Những căng thẳng liên tục vào việc duy trì nhân lực vào những hoạt động quân sự cần thiết để bảo vệ hệ thống của người Mamluk khỏi bị chiếm đóng từ người châu Âu và người Mông Cổ cuối cùng sẽ làm họ suy yếu đến độ sụp đổ.

    Ngày 01 tháng 3 1811, Muhammad Ali gửi thiệp mời tất cả những người Mamluk đến cung điện của mình để ăn mừng tuyên bố chiến tranh chống lại nhà Wahhabis của Ả Rập Saudi. Khoảng 600 -> 700 người Mamluk diễu hành đến Cairo. Gần cổng Al-Azab, trong một con đường hẹp đi xuống từ ngọn đồi Mukatam Hill, lực lượng phục kích của Muhammad Ali và giết chết tất cả những người Mamluk và vụ thảm sát này được biết đến như là Massacre of the Citadel. Theo ghi chép của thời gian đó, chỉ có một Mamluk, có tên là Amim (hoặc Amyn), hoặc Heshjukur còn sống sót sau khi ông này buộc được con ngựa của mình làm một bước nhảy vọt từ bức tường của tòa thành cổ này và con ngựa chết ngay khi nó chạm đất.

    Trong tuần sau, hàng trăm người Mamluk đã bị giết trên khắp Ai Cập, trong thành lũy của Cairo có khoảng hơn 1.000 người đã thiệt mạng. Trong toàn Ai Cập ước tính có khoảng 3000 người Mamluk và thân nhân của họ đã thiệt mạng.

    Bất chấp những cố gắng của Muhammad Ali để tận diệt người Mamluk ở Ai Cập, một toán nhỏ những người này đã trốn thoát và chạy về phía nam vào nơi mà bây giờ người ta gọi là Sudan. Năm 1811, người Mamluk thành lập một thành bang Dunqulah tại Sennar như là một căn cứ để kinh doanh nô lệ. Trong năm 1820, vị Sultan của Sennar thông báo với Muhammad Ali rằng ông không thể thực hiện yêu cầu trục xuất người Mamluk. Để đáp lại, vị pasha này (Muhammad Ali) đã gửi đi 4.000 quân để xâm lược Sudan để dọn sạch người Mamluk ở vùng này và chiếm lại nó cho Ai Cập. Quân đội của vị Pasha đã làm tan rã căn cứ của người Mamluk ở Dunqulah, chinh phục được Kordofan và chấp nhận sự đầu hàng của Badi VII-vị Sultan cuối cùng của nhà Funj ở Sennar.

    Những triêù đại khác của người Mamluk

    Nam Á

    Năm 1206, Qutb-ud-din Aybak, chỉ huy người Mamluk của các lực lượng Hồi giáo ở tiểu lục địa Ấn độ đã tự xưng vương và trở thành Sultan-e-Hind độc lập đầu tiên. Triều đại Mamluk này kéo dài cho đến năm 1290.

    Iraq

    quân đoàn Mamluk vốn là một phần trong quân đội của Pasha Hasan-Tổng đốc Iraq của triều đình Ottoman ở Baghdad từ năm 1702. Từ năm 1747->1831 ( chỉ có một vài khoảng gián đoạn ngắn) Iraq đã được cai trị bởi các sĩ quan Mamluk có nguồn gốc từ Georgia, những người này đã thành công trong việc khẳng định quyền tự chủ khỏi Đế quốc Ottoman, đàn áp thành công những cuộc nổi dậy của các bộ lạc địa phương, kiềm chế sức mạnh của quân đoàn Janissary, phục hồi và áp dụng một chương trình hiện đại hóa nền kinh tế và quân đội của Iraq. Năm 1831 Đế chế Ottoman phải rất mất nhiều công sức mới lật đổ được Daud Pasha-người Mamluk cuối cùng cai trị Iraq và nắm lấy quyền kiểm soát trực tiếp vào Iraq.

    Người Mamluk dưới thời Napoleon

    Napoleon thành lập quân đoàn Mamluk riêng của ông, lực lượng chính quy cuối cùng của người Mamluk được người ta biết đến trong những năm đầu của thế kỷ 19 và ông này đã sử dụng người Mamluk trong một số chiến dịch của mình. Ngay cả lực lượng vệ binh của Đế chế của ông cũng có những binh sĩ người Mamluk trong chiến dịch nước Bỉ, thậm trí Nalopeon còn có cả một người hầu kiêm vệ sĩ nổi tiếng-Roustam Raza vốn là một người Mamluk bị bán cho Ai Cập.

    Trong suốt thời đại của Napoleon, có một quân đoàn Mamluk đặc biệt trong quân đội Pháp. Trong quấn sách sử của ông về quân đoàn 13 Chasseurs Đại tá Desca.ves đã thuật lại chi tiết việc Napoleon đã sử dụng người Mamluk như thế nào ở Ai Cập. Trong chỉ thị mà Bonaparte trao cho tướng Kleber sau khi khởi hành, Napoleon đã viết rằng ông đã mua từ các thương gia người Syria khoảng 2.000 người Mamluk-những người mà ông dự định thành lập một đội quân đặc biệt.

    Ngày 14 tháng chín 1799 tướng Kleber thành lập một đại đội hỗn hợp gồm lính Mamluk và Janissary Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria-những người bị bắt tù binh trong cuộc vây hãm Acre. Tướng Menou biến chế lại đại đội này vào ngày 7 tháng 7 năm 1800 và hình thành lên 3 đại đội 100 người và đổi tên họ thành “Mamluk de la Republique – người Mamluk của nền cộng hòa”. Năm 1801 tướng Rapp được gửi đến Marseille để biến chế một tiểu đoàn gồm khoảng 250 lính Mamluk dưới sự chỉ huy của mình. Ngày 7 tháng 1 năm 1802 biến chế trước đó đã bị hủy bỏ và các tiểu đoàn bị cắt giảm xuống còn 150 người. Danh sách các đơn vị chủ lực vào 21 tháng 4 năm 1802 cho thấy 3 sĩ quan và 155 binh sỹ người Mamluk ở các bậc khác. Theo một chỉ thị vào ngày 25 tháng 12 năm 1803 người Mamluk lại được biến chế thành một đại đội trực thuộc Cheval-à-Chasseurs của Lực lượng Vệ binh của Đế chế.

    Người Mamluk cũng đã tham gia chiến đấu trong trận Austerlitz vào ngày 02 tháng 12 năm 1805, và trung đoàn của người Mamluk cũng được cấp cờ hiệu và đội ngũ của nó cũng được tăng lên để phù hợp với số cờ hiệu và nhạc hiệu được cấp. Một mệnh lệnh vào ngày 15 tháng tư năm 1806 đã xách định rõ ràng rằng một bán tiểu đoàn của người Mamluk sẽ bao gồm 13 sĩ quan và 147 quân nhân. Một bức tranh nổi tiếng của họa sỹ Francisco de Goya cho thấy một đợt tấn công của người Mamluk vào Madrilene ngày 2 tháng năm 1808.

    Mặc dù Mệnh lệnh được ra vào ngày 21 tháng ba năm 1815 có nói rằng người nước ngoài không được nhận vào lực lượng vệ binh của Đế quốc nhưng chỉ thị của Napoleon vào ngày 24 tháng tư lại quy định một số những điều khác hẳn, trong đó nói rằng Lực lượng Chasseurs-à-Cheval của vệ binh Đế chế sẽ bao gồm một bán tiểu đoàn gồm hai đại đội Mamluk cho Chiến dịch Bỉ. Sau sự phục hồi đầu tiên, đại đội Mamluk thuộc lực lượng vệ binh cũ được hợp nhất trong trung đoàn Royal des Chasseurs de France. Những Mamluk của lực lượng vệ binh trẻ được tập hợp vào quân đoàn thứ 7 Chasseurs-à-Cheval.
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Sự khủng hoảng của Hồi giáo

    [​IMG]
    “The Crisis of Islam”của Bernard Lewis


    Võ Văn Lượng dịch


    Dẫn nhập
    Tổng thống Bush và các chính khách phương Tây đã khá chật vật để chỉ ra rằng cuộc chiến mà nước Mỹ đang tham gia là cuôc chiến chống lại chủ nghĩa khủng bố - chứ không phải là chống người À rập , hoặc nói rộng hơn là chống lại người Hồi giáo , là những người được khuyến khích cùng chung sức với chúng ta trong cuộc chiến chống kẻ thù chung . Nhưng thông điệp của Usama bin Ladin thì khác hẳn . Đối với bin Ladin và những người theo ông ta đây là 1 cuộc chiến tôn giáo , 1 cuộc chiến của người Hồi giáo chống lại những kẻ vô đạo , và vì thế đương nhiên là chống lại nước Mỹ , cuờng quốc lớn nhất trong thế giới của những kẻ vô đạo .

    Trong các tuyên bố của mình , bin Ladin luôn luôn dẫn chứng lịch sử . Một trong những dẫn chứng gây ấn tượng nhất được nêu trong cuốn băng video ngày 7/10/2001 , về”sự ô nhục và tủi hổ”mà đạo Hồi đã phải gánh chịu trên 80 năm qua”. Đối với bối cảnh Trung đông , đa số các nhà quan sát người Mỹ - và đương nhiên , có người Âu – bối rối bắt đầu tìm hiểu cái gì đã xảy ra”trong hơn 80 năm trước” và cuối cùng đưa ra nhiều câu trả lời khác nhau . Chúng ta có thể tin phần nào là những đối tượng của bin Ladin hiểu rõ ngay ý nghĩa những lời nói bóng gió này .

    [​IMG]

    Vào năm 1918 , đế quốc Ottoman , là đế quốc cuối cùng của các đế quốc Hồi giáo hùng mạnh bị đánh bại - thủ đô Constantinople bị chiếm đóng , quốc vương bị bắt giữ và phần lớn lãnh thổ bị các đế quốc thắng trận (Anh và Pháp ) xâu xé . Các tỉnh nói tiếng A-rập thuộc đế quốc Ottoman trước kia ở vùng Lưỡi liềm phì nhiêu bị phân chia ra thành các thực thể mới , với tên gọi và biên giới mới . 2 trong số những tỉnh này , Iraq và Palestine, được đặt dưới quyền ủy trị của Anh , còn tỉnh thứ 3 , Syria , thì giao cho Pháp . Sau này , nước Pháp lại chia nhỏ Syria ra làm 2 phần , một phần gọi là Liban , còn phần kia vẫn giữ tên Syria . Ngưòi Anh cũng chia Palestine ra làm 2 vùng nằm vắt 2 bên bờ sông Jordan ; bờ tây thì vẫn giữ lại tên Palestine , còn phần bên kia mang tên Cisjordan .

    Bán đảo Ả -rập, chủ yếu toàn núí và các vùng sa mạc khô cằn và hiểm trở , lúc đó được coi như chẳng bỏ công chiếm đóng , cho nên được phép giữ lại nền độc lập bấp bênh và chẳng nhiều nhặn gì . Người Thổ (Turkey, cuối cùng cũng giải phóng được quê hương của họ tại cao nguyên Anatolia , không phải bằng ảnh hưởng Hồi giáo mà do phong trào quốc gia thế tục do Mustafa Kemal , một tướng lãnh Ottoman được biết nhiều hơn dướí tên Kemal Ataturk . Ngay cả khi viên tướng này chiến đấu thành công để giải phóng Thổ nhỉ kỳ khỏi sự thống trị của phương Tây , ông ta cũng bước đầu chấp nhận các đường lối Tây phương , hoặc theo đường lối cách tân của ông ta . Một trong những đạo luật đầu tiên ông ban hành vào tháng 11/1922 , là bãi bỏ nhà nước sultan .

    Quốc vương Ottaman không những chỉ là 1 sultan , người cai trị của 1 đất nưóc cụ thể , mà còn được rộng rãi thừa nhận là Caliph , tức là người đứng đầu của tất cả người Hồi giáo Sunni , và là người cuối cùng của 1 dòng dõi quân vương được hình thành sau khi Tiên tri Muhammad chết vào năm 632 CN , và việc bổ nhiệm người kế vị Ngài , không những chỉ là người đứng đầu về tinh thần mà còn là người đứng đầu về tôn giáo và chính trị của 1 nhà nước và của cộng đồng Hồi giáo . Sau 1 thời gian ngắn thực hiện việc chế độ Caliph tách biệt với nhà nước, cuối cùng vào tháng 3/1924 người Thổ bãi bỏ hẳn chế độ Caliph .

    Trong suốt 13 thế kỳ , chế độ Caliph đã trải qua nhiều thăng trầm , nhưng nó vẫn còn là 1 biểu tượng mạnh mẽ cho sự thống nhất , thậm chí là 1 bản sắc Hồi giáo ; tòan thể thế giới Hồi giáo cảm nhận sự biến mất của nó dưới 2 mặt tấn công của đế quốc ngọai bang cùng với những kẻ cách tân trong nước . Nhiều quốc vương và lãnh đạo Hồi giáo có đưa ra một số cố gắng cầm chừng để dành cái tước hiệu bỏ trống đó , nhưng chẳng đựơc ủng hộ bao nhiêu . Nhiều người Hồi giáo vẫn còn trăn trở về sự thiếu vắng này , và có người cho rằng chính Usama bin Ladin - đã – hoặc đang – có ước vọng muốn dành chức Caliph.

    Danh từ Caliph đi từ tiếng Ả -rập khalifa , có ý nghĩa vừa là”người thừa kế” và “người phụ tá”. Lúc đầu , người đứng đầu cộng đồng Hồi giáo là “khalifa của đấng tiên tri của Thượng đế”. Một số người có nhiều tham vọng hơn , đã rút ngắn tên gọi thành”Khalifa của Thượng đế”. Luận điệu đòi uy quyền tinh thần này đã bị chỉ trích nhiều và dần dần bị bỏ đi , và các nhà lãnh đạo Hồi giáo lại sử dụng rộng rãi một danh xưng tuy vẫn như cũ nhưng ý nghĩa có phần nhẹ hơn là”Cái bóng của Thượng đế trên mặt đất”. Trong phần lớn lịch sử của định chế này , những người nắm quyền Caliph thỏa mãn với 1 danh xưng khiêm tốn hơn , Almir al-Mu’mmin , thương được dịch là Đấng Thống lãnh của các tín đồ”

    Những ẩn dụ lịch sử do bin Ladin nêu ra , có thể là khó hiểu đối với nhiều người Mỹ , lại khá phổ biến đối với người Hồi giáo , và chỉ có thể hiểu đúng trong khuôn khổ các nhận thức về bản sắc ( identity ) của vùng Trung đông , và đặt trong khung cảnh lịch sử của vùng Trung đông . Ngay cả cái quan niệm về lịch sử và bản sắc cũng cần phải được định nghĩa lại để cho người phương tây muốn hiểu rõ vùng Trung đông hiện tại . Theo kiểu nói tiếng Mỹ hiện nay , thì câu” đó là lịch sử” được sử dụng rộng rãi để gạt bỏ những cái gì không quan trọng , không liên quan đến những điều quan tâm hiện tại , và nhưng trong tình hình hiện nay , mặc dù việc dạy sử và viết sử đã được đầu tư khá nhiều , nhưng mức kiến thức chung về lịch sử của xã hội Mỹ phải nói là cực kỳ thấp .Trong khi đó , các dân tộc Hồi giáo , cũng giống như mọi người khác trên thế giới , đều được lịch sử nhào nặn , nhưng không như những người khác , họ lại có ý thức sắc sảo về lịch sử . Tuy nhiên , ý thức của họ bắt nguồn từ lúc đạo Hồi mới khởi phát , có lẽ có chút ít liên quan đến các thời kỳ trước Hồi giáo , cần thiết để giải thích những ẩn dụ lịch sử trong kinh Qu’ran và trong các truyền thuyết và biên niên Hồi giáo sơ kỳ . Đối với người Hồi giáo , thì lịch sử Hồi giáo có ý nghĩa quan trọng về mặt tôn gíao và về luật pháp nữa , bởi vì nó phản ánh ý đồ của Thượng đế cho cọng đồng của Người - là những ai chấp nhận lời giáo huấn Hồi giáo và tuân thủ các luật lệ của đạo này . Lịch sử của các nước và các dân tộc không phải – Hồi giáo không có nội dung này và vì thế đối với người Hồi giáo , không hề có chút giá trị hoặc điều gì đáng chú ý gì cả . Ngay cả đến các quốc gia có những nền văn minh cổ đại giống như thế tại vùng Trung đông , sự hiểu biết về lịch sử của kẻ khác đạo ( pagan history ) - về tổ tiên của họ những người đã lưu truyền đền đài và chữ viết khắp nơi – cũng chỉ là phần rất nhỏ .Các ngôn ngữ và chữ viết cổ đại đều bị quên lãng , các tài liệu cổ xưa bị chôn vùi cho tới khi chúng được các nhà khảo cổ và ngữ học phương tây có óc tìm tòi phát hiện và giải mã gần đây . Nhưng từ khi Hồi giáo xuất hiện , các dân tộc Hồi giáo đã hình thành 1 nền văn chuơng lịch sử phong phú và dồi dào - thật vậy , tại nhiều nơi , ngay cả tại các quốc gia có nền văn minh cổ đại như Ấn độ , thì những trang lịch sử nghiêm túc chỉ ra đời sau khi đạo Hồi du nhập .

    Nhưng lịch sử về cái gì ?. Trong thế giới phương Tây , đơn vị cơ bản của 1 tổ chức con người là quốc gia ( nation ) , mà theo thông lệ ở Mỹ chứ không phải theo châu Âu , thì hầu như đồng nghĩa với 1 đất nước ( country ). Quốc gia sau đó được chia nhỏ ra theo nhiều kiểu , trong đó có kiểu chia nhỏ theo tôn giáo . Tuy nhiên , theo tín đồ Hồi giáo , lại cho rằng không phải từ 1 quốc gia chia nhỏ ra theo từng nhóm tôn giáo mà chính là 1 tôn giáo chia nhỏ ra thành nhiều quốc gia . Điều này hiển nhiên một phần là do phần lớn các quốc gia-nhà nước ( nation-states) hình thành tại miền trung đông hiện nay là những nước được thành lập tương đối mới , dư vị của thời đại thống trị đế quốc Anh -Mỹ tiếp sau sự thất bại của đế quốc Ottoman , và những quốc gia-nhà nước này vẫn duy trì cái khung nhà nước ( state-building ) và đường biên giới do những ông chủ đế quốc cũ vạch ra . Ngay cả tên gọi cũng phản ánh tính giả tạo này : Iraq là 1 tỉnh thời trung cổ với biên giới khác rất nhiều so với biên giới của nước cộng hòa hiện nay ( bỏ đi vùng Lưỡng hà ở phía bắc và lấy thêm 1 mảnh đất nhỏ của miền tây Iran ) ; tên các nước Syria , Palestine và Lybia có từ cổ đại nhưng lại không đựơc sử dụng tại vùng này trong 1 ngàn năm hay nhiều hơn nữa trước khi được đế quốc châu Âu vào thế kỷ 20 phục hồi và gán cho những đường biên giới mới và thường là khác hẳn , Algeria và Tunisia thậm chí chưa hề có trong ngôn ngữ Arập – cùng 1 từ để chỉ 1 thành phố và 1 đất nước . Điều đáng chú ý nhất là trong ngôn ngữ Ả -rập không có từ để chỉ Arabia và đất nước Saudia Arabia được gọi là “vương quốc Arập Saudi “hoặc ” bán đảo của người Arập” tùy theo tình huống . Thực ra không phải do tiếng Ả -rập là 1 ngôn ngữ nghèo nàn - mà ngược lại mới đúng – nhưng bởi vì người Arập không hề nghĩ đến việc kết hợp giữa bản sắc dân tộc và lãnh thổ . Thật vậy , trích lời Caliph ‘Umar nói với người Ả -rập ”Hãy nghiên cứu dòng dõi của mình , và đừng có giống như mấy kẻ nông phu khi được hỏi đến nguồn gốc thì lại trả lời Tôi là người từ nơi này nơi nọ“.

    Vào những thế kỷ đầu của kỷ nguyên Hồi giáo , cộng đồng Hồi giáo là 1 đất nước dưới quyền cai trị của 1 người . Ngay cả khi cộng đồng này tách ra làm nhiều nước , thì lý tưởng 1 thể chế nhà nước duy nhất vẫn tồn tại . Các nhà nước hầu như chỉ có tính triều đại , với biên giới có dịch chuyển , và nắm chắc một điều là , trong việc ghi chép lịch sử cực kỳ phong phú của thế giới Hồi giáo bằng tiếng Ả -rập , Ba tư , Thổ nhĩ kỳ , lịch sử của các triều đại , các thành phố chủ yếu chỉ là lịch sử của nhà nước và cộng đồng Hồi giáo chứ không hề là lịch sử của nước Ba tư hay Thổ nhĩ kỳ . Những tên gọi này , không giống như Syria hoặc Palestine hoặc Iraq , dành cho những thực thể chính trị cũ hòan tòan đã có độc lập chủ quyền nhiều thế kỷ chứ không phải là quốc gia mới thành lập . Nhưng mãi cho tới thời hiện đại , những tên gọi này không hề có trong tiếng Arập , Ba tư hay Thổ .

    Cái tên Thổ nhĩ kỳ , để chỉ 1 quốc gia có người Thổ sinh sống và nói 1 ngôn ngữ là tiếng Thổ , dường như phù hợp với kiểu thức châu Âu bình thường khi gọi tên 1 đất nước theo tên sắc dân . Nhưng cái tên này , thông dụng tại châu Âu từ thời trung cổ , chỉ mới được chấp nhận tại Thổ nhĩ kỳ khi tuyên cáo thành lập nước cọng hòa vào năm 1923 .

    Ba tư ( Persia ) vốn có gốc châu Âu , đầu tiên là do người Hi lạp phỏng theo từ Pars , sau đó là Fars , là tên 1 tỉnh thuộc miền tây Iran. Sau khi bị người Ả -rập chinh phục , do tiếng Ả -rập không có chữ p nên mới trở thành Fars . Giống như tiếng Castillian trở thành tiếng Tây ban nha và tiếng Tuscan trở thành tiếng Ý , cho nên Fars , vốn là phương ngữ của Fars , trở thành ngôn nhữ chính thức của quốc gia , nhưng trong tiếng Ba tư , tên của 1 tỉnh không bao giờ được dùng chung cho cả 1 đất nước .

    Cả người Ả -rập lẫn người Thổ đều sản sinh ra 1 nền văn học phong phú mô tả những cố gắng của họ chống lại châu Âu Cơ đốc , kể từ những đợt thâm nhập đầu tiên của người Ả -rập vào thế kỷ thứ 8 cho đến cuộc thoái trận cuối cùng của người Thổ vào thế kỷ 20 . Nhưng cho tới giai đọan cận đại , khi các khái niệm và phạm trù châu Âu trở nên nổi trội , thì các chiến binh , viên chức và sử gia Hồi giáo hầu như lúc nào cũng đề cập đến kẻ đối nghịch với mình không theo các thuật ngữ về quốc gia và lãnh thổ mà vỏn vẹn chỉ là những kẻ vô đạo ( infidels= kafir) , hoặc đôi khi bằng những từ mơ hồ như người Franks hoặc người Romans . Tương tự như thế , họ không bao giờ gọi những người thuộc phe mình là người Ả-rập, người Ba tư hoặc người Thổ ; họ chỉ xem mình là người Hồi giáo . Viễn cảnh này giúp ta hiểu được vì sao Pakistan quan tâm đến Taliban và những người kế tục của phe này tại Afghanistan . Cái tên Pakistan , là 1 sáng chế của thế kỷ 20 , để chỉ 1 đất nước được hình thành trên cơ sở tôn giáo và bổn phận đối với Hồi giáo . Còn về mặt khác , đất nước và con người Pakistan - như đã từng có hàng ngàn năm qua – là 1 phần của Ấn độ . Một nước Afghanistan có bản sắc Hồi giáo sẽ là 1 đồng minh tự nhiên , thậm chí là 1 chư hầu , của Pakistan. Một Afganistan dưới bản sắc chủng tộc , ngược lại , sẽ là 1 nước láng giềng nguy hiểm , sẽ nung nấu chủ trương đòi lại vùng đất nằm phía tây bắc Pakistan có nhóm người nói tiếng Pashto và có lẽ còn liên kết với Ấn độ nữa .

    Việc tham khảo những tài liệu lịch sử sơ kỳ , thậm chí thời cổ đại là điều thường gặp trong các phát biểu trước công chúng . Lấy ví dụ , vào những năm 1980 , trong chiến tranh Iran- Iraq , cả 2 bên đều phát động những chiến dịch tuyên truyền rầm rộ thường xuyên nhắc tới các biến cố và nhân vật xa xưa ở thế kỷ thứ 7 , nhắc tới các trận đánh tại Qadisiyya ( 637 C.E.) và Karbala ( 689 C.E.). Trận Qadisiyya là do người Hồi giáo Ả -rập tấn công và đánh thắng quân đội của vua Ba tư , lúc đó chưa theo Hồi giáo và như thế , dưới mắt người Hồi giáo vẫn là kẻ vô đạo và tà giáo . Cả 2 bên đều cho mình là thắng trận – đối với Saddam Hussein , là người Ả -rập thắng người Ba tư , còn với Ayatollah Khomeini , là người Hồi giáo thắng kẻ không tín ngưỡng . Việc đề cập đến các trận đánh không được mô tả hoặc kể ra chi tiết , nhưng chỉ là những lời bóng gió ngắn gọn , không đầy đủ , mà cả 2 phe sử dụng để sao cho người nghe 2 bên chộp lấy , hiểu lấy , dù rằng phần lớn những người nghe của cả 2 phía đều mù chữ . Thật khó mà tưởng tượng rằng bộ máy tuyên truyền cho quần chúng ở châu Âu lại đưa ra những ẩn dụ có từ thời xa lắc xa lơ như thế , từ thời có chế độ thất hùng ( heptarchy ) cai trị tại nước Anh hoặc vua chúa dòng Carolingian tại Pháp . Cũng theo luận điệu ấy , Usama bin Ladin lăng mạ khi ví Tổng thống Bush với Pharaon , và tố cáo Phó Tổng thống Cheney và Bộ trưởng Powell là đã gây nhiều tang tóc cho Iraq trong chiến tranh vùng vịnh năm 1991 và những năm sau đó còn nhiều hơn so với thời các Hãn Mông cổ chinh phục Baghdag và phá nát vương triều Abbasid vào giữa thế kỷ 13 . Nhận thức về lịch sử của người dân Trung đông được nuôi dưỡng từ những lời giảng kinh sách , từ nhà trướng và từ các phương tiện truyền thông , và dù rằng những nhận thức này lắm khi thiên lệch và thiếu chính xác , nhưng lại đầy sinh động và gây cộng hưởng lớn .

    Vào ngày 23/2/1998 , tờ báo tiếng Ả -rập Al-Quds al-‘Arabi, xuất bản tại Luân đôn , có in tòan văn “Tuyên bố của Mặt trận Hồi giáo thế giới kêu gọi thánh chiến chống lại bọn Do thái và Thập tự chinh”. Theo như tờ báo cho biết , thì tuyên bố này đựơc gởi đến bằng fax , có chữ ký của Usama bin Ladin và các nhà lãnh đạo các nhóm thánh chiến ( Jihad) ở Ai cập, Pakistan và Bangladesh . Bảng tuyên bố bằng tiếng Ả -rập – với lời văn hùng hồn , có chỗ giống như thơ - đưa ra 1 lối giải thích lịch sử khác mà đa số người châu Âu chưa gặp bao giờ . Những bất bình của bin Ladin được nêu trong tuyên bố không hề gíống với những gì mà nhiều người mong đợi . Tuyên bố mở đầu bằng những đoạn văn trích dẫn sặc mùi hiếu chiến trong kinh Qur’an kèm theo những lời dạy của Tiên tri Muhammad , và tiếp đến là :” Kể từ khi Thượng đế dựng nên bán đảo Ả -rập , có sa mạc , có biển bao quanh , thì chưa hề có tai họa nào giáng xuống cho đến khi bọn Thập tự chinh ào đến như châu chấu , nhung nhúc trên mặt đất , ăn sạch hoa màu , phà hủy màu xanh ; và đây là lúc mà các nước chống lại người Hồi giáo như bọn đói ăn xâu xé dành nhau 1 bát cơm” .

    ừ điểm này tuyên bố kêu gọi cần phải hiểu rõ để chấn chỉnh tình hình . Theo tuyên bố này , các thực trạng mà ai cũng rõ được xếp theo 3 đề mục :

    Một là – từ 7 năm qua , nước Mỹ đã xâm chiếm phần đất đai linh thiêng nhất của người Hồi giáo, đó là Arabia , đã tước đọat của cải khống chế các nhà cầm quyền lăng nhục nhân dân, uy hiếp các nước láng giềng và sử dụng những căn cứ trên bán đảo Ả -rập làm đầu cầu để chống lại nhân dân Hồi giáo các nước lân cận .

    Mặc dù trong qúa khứ đã có nhiều tranh cãi về bản chất thực sự của sự chiếm đóng này , nhưng tòan thể nhân dân Arabia giờ đây đều đã biết rõ .

    Bằng chứng hiển nhiên là nước Mỹ lấy Arabia làm căn cứ để tiếp tục xâm lược chống nhân dân Iraq , dù rằng các nhà lãnh đạo Arabia có phản đối nhưng đều bị khống chế để cho Mỹ sử dụng lãnh thổ của mình vào mục đích xâm lược .

    Hai là – mặc dù liên minh Thập tự chinh- Do thái gây ra sự tàn phá to lớn cho người dân Iraq , và mặc dù con số người chết đã lên đến múc kinh hòang vượt quá 1 triệu người , bọn Mỹ tuy thế vẫn còn cố lập lại hành động đồ tể đáng kinh sợ đó . Dường như đối với chúng sau 1 cuộc chiến khốc liệt ,việc phong tỏa kéo dài , sự băm xé và hủy diệt vẫn còn chưa đủ . Bây giờ chúng lại tiến công để hủy diệt những gì còn sót lại của dân tộc này và để hạ nhục các nước Hồi giáo láng giềng .

    Ba là – Trong khi bọn Mỹ nhắm vào các mục đích tôn giáo và kinh tế trong các cuộc chiến này , bọn chúng cũng đồng thời phục vụ cho miếng đất cỏn con của bọn Do thái , nhằm đánh lạc hướng việc chiếm đóng Jerusalem và giết chóc tín đồ Hồi giáo tại đó .

    Không có bằng chứng nào rõ hơn về vấn đề này là ý muốn tiêu diệt nước Iraq của bọn chúng , là nước mạnh nhất trong các nước láng giềng Ả -rập , và ý đồ của chúng là băm nát tất cả các quốc gia trong vùng như Iraq và Saudi Arabia , Ai cập và Sudan thành các nước con con , để làm suy yếu các nước này , để cho nước Israël tồn tại và tiếp tục giúp cho bọn Thập tự chinh chiếm đóng và gây ra nhiều tai họa trên bán đảo Arabia.

    Những tội ác này , bản tuyên bố tiếp tục , đã trở thành 1 lời “tuyên chiến rành rành của bọn Mỹ chống lại Thượng đế , chống lại Đấng tiên tri của người và tín đồ Hồi giáo . Về mặt này , ý kiến thống nhất của các bậc trí giả ( ulema ) qua bao thế kỷ là khi có kẻ thù tấn công đất đai của người Hồi giáo , thì thánh chiến là bổn phận của mỗi tín đồ .

    Những người ra tuyên cáo trích dẫn nhiều căn cứ trong kinh sách Hồi giáo và sau đó đi đến phần chót và quan trọng nhất của tuyên bố , phần sắc lệnh ( fatwa ) , tóm gọn như sau” giết bọn Mỹ và đồng minh của chúng , dân sự và quân sự , là nhiệm vụ của mọi tín đồ Hồi giáo còn khỏe mạnh , ở mọi nơi mọi chốn , cho tới khi nào giải phòng đựơc đền Aqsa ( tại Jerusalem ) và đền Haram ( tại Mecca) ra khỏi ách kìm kẹp của chúng và cho tới khi quân đội của chúng bị đánh tơi tả và gảy cánh , rút lui khỏi mọi phần đất của người Hồi giáo , không còn đủ sức đe dọa bất cứ tín đồ nào”

    Sau khi nêu thêm một vài đọan có liên quan trong kinh Qur’an , tài liệu viết tiếp :”Đựơc phép của Thượng đế , chúng tôi kêu gọi mọi tín đồ Hồi giáo những ai tin vào Thượng đế và mong đựơc tưởng thưởng vì vâng lời Thượng đế đi giết bọn Mỹ và tước đọat tài sản của chúng bất cứ khi nào nơi nào có thể làm đựơc . Vì thế chúng tôi kêu gọi mọi thầy cả ulema và các nhà lãnh đạo Hồi giáo , các thanh niên và chiến sĩ nhất tề tấn công chống lại quân đội của bọn quỉ Mỹ và chống lại những ai là đồng minh của chúng trong hàng ngũ của bọn tiếp tay cho quỉ Satan” Tuyên bố và sắc chỉ kết thúc bằng một số lời trích trong kinh sách Hồi giáo .

    Theo nhận thức thông thường của phương tây , chiến tranh vùng vịnh năm 1991 , là do Mỹ , liên minh Ả -rập và các đồng minh khác phát động để giải phóng Kuwait khỏi sự xâm lược của Iraq và nhằm bảo vệ Saudi Arabia chống lại sự tiến công của Iraq. Cho rằng cuộc chiến này là 1 sự tiến công của Mỹ chống lại Iraq xem ra có vẻ hơi kỳ cục nhưng viễn cảnh này đựơc thế giới Hồi giáo chấp nhận rộng rãi . Khi vụ việc Saddam Hussein tấn công Kuwait đi vào quên lãng , thì người ta lại quan tâm đến việc Iraq bị cấm vận , máy bay của Anh và Mỹ từ các căn cứ ở Arabia tuần tra không phận Iraq , nỗi thống khổ của nhân dân Iraq và sự thiên vị của Mỹ đối với Israel được cảm nhận càng ngày càng tăng .

    3 khu vực gây bất bình đựơc nêu trong tuyên bố - đó là Arabia , Iraq và Israel - tất cả đều quen thuộc đối với những ai quan sát tình hình vùng Trung đông . Cái có lẽ ít quen thuộc là trình tự và tầm quan trọng khi trình bày 3 khu vực này . Điều này sẽ không gây ngạc nhiên cho bất cứ ai thông thạo lịch sử và văn học Hồi giáo . Đối với người Hồi giáo , do chúng ta ở phương tây thường hay quên , đất thánh đúng nghĩa là ở Arabia và đặc biệt là Hijaz và 2 thành phố thánh – Mecca , nơi đấng Tiên tri chào đời , và Medina , nơi ngài thiết lập đất nước Hồi giáo đầu tiên ; đất nước mà dân chúng là người đầu tiên tập hợp quanh 1 đức tin mới và là những người tiên phong . Đấng tiên tri sống và tạ thế tại Arabia cũng như những người kế nhiệm trực tiếp , là các Caliph , những người đứng đầu của cộng đồng . Tiếp sau đó , trừ một thời gian ngắn ở Syria , trung tâm thế giới Hồi giáo và nơi đạt đựơc những thành tựu chính của Hồi giáo là Iraq , có thủ đô là Baghdad , là nơi các Caliph đóng đô trong nửa thiên niên kỷ . Đối với người Hồi giáo , không có mảnh đất nào một khi đã nhập vào cương vực Hồi giáo lại vuột ra được , không có nơi nào có thể sánh được với Arabia và Iraq .

    Và trong 2 địa danh đó , Arabia có tầm quan trọng vượt xa hơn nhiều . Các sử gia Ả -rập kinh điển cho ta biết rằng vào năm 20 kỷ Hồi giáo , tương ứng với năm 641 CE. , Caliph ‘Umar ra sắc lệnh đuổi người Do thái và Cơ đốc ra khỏi các vùng biên phía nam và phía đông của Arabia , theo đúng huấn thị của Đấng tiên tri thốt ra khi lâm chung :” 2 đạo đó không được có mặt tại Arabia”.

    Dân tộc đang đề cập là những người Do thái tại ốc đảo Khaybar , ở phía bắc và người Cơ đốc Najran , ở phía nam. Cả hai đều là những cộng đồng đã có mặt ở đây từ xa xưa, tiếng nói , văn hóa và cách sống đều rặc Ả -rập , chỉ khác với người láng giềng ở phần đức tin .

    Một số kinh sách Hồi giáo sơ kỳ đặt nghi vấn về việc gán ghép câu nói này cho Đấng tiên tri . Nhưng nó được nhiều người chấp nhận và thực hiện . Việc trục xuất các nhóm thiểu số tôn giáo là việc cực kỳ hiếm trong lịch sử Hồi giáo - không giống như đạo Cơ đốc thời trung cổ , việc trục xuất người Do thái , và sau thời kỳ Tái chinh phục , là người Hồi giáo , là việc bình thường và thường xuyên . So với việc trục xuất ở châu Âu , thì sắc lệnh của ‘Umar vừa có tính chừng mực và còn có chút trắc ẩn . Sắc lệnh này không bao gồm miền nam và đông nam bán đảo Arập , vốn không được coi là nằm trong vùng đất thánh Hồi giáo . Và không giống như người Do thái và tín đồ Hồi giáo khi bị đuổi khỏi đất Tây ban nha và những quốc gia châu Âu khác , hễ tìm đựơc chỗ nào trụ được thì cứ ở ; người Do thái và Cơ đốc tại bán đảo Ả -rập được tái định cư tại những vùng đất dành riêng cho họ , dân Do thái ở Syria và Palestine, dân Cơ đốc tại Iraq . Tiến trình này cũng khá chậm rãi , không hề gấp gáp , và có những tờ trình cho biết dân Do thái và Cơ đốc vẫn còn ở lại Khaybar và Najrab một thời gian sau khi sắc lệnh ban hành .

    Việc trục xuất được tiến hành đúng hạn , và từ đó cho đến nay , đất thánh Hijaz là vùng đất cấm đối với dân không theo Hồi giáo . Theo trường phái giáo luật Hồi giáo đựơc nhà nước Ả -rập Saudi và Usama bin Ladin cùng phe đảng công nhận , thì ngay cả việc đặt chân lên đất thánh đối với người không theo Hồi giáo là 1 sự vi phạm nặng . Tại những nơi còn lại trong vương quốc , người không theo Hồi giáo , tuy được phép đến như du khách tạm thời , cũng không được phép thường trú hoặc thực hành tôn giáo của mình . Cảng Jedda trên bờ biển Đỏ từ lâu đựơc coi như là 1 vùng cô lập về mặt tôn giáo , tại đây các phái đoàn ngọai giao , lãnh sự và thương mãi chỉ được phép lưu trú ngắn hạn .

    Từ 1930 trở đi , dầu mỏ được phát hiện và khai thác và tiếp đến là sự phát triển của Riyadh , thủ đô Saudi , từ 1 ốc đảo nhỏ trở thành 1 thủ phủ lớn , đã mang lại nhiều thay đổi , người nước ngoài ồ ạt tràn đến , chủ yếu là người Mỹ , đã tác động lên mọi mặt của cuộc sống tại vùng bán đảo này . Sự hiện diện của người nước ngoài , vẫn bị nhiều người coi như là 1 sự báng bổ thần thánh , góp phần giải thích thái độ bực tức ngày càng dâng cao ở đây.
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Bán đảo Ả -rập chỉ bị Thập tự chinh đe dọa một thời gian ngắn vào thế kỷ thứ 12 . Sau khi Thập tự chinh bị thua trận và bỏ chạy , mối đe dọa về kẻ vô đạo được cảm nhận kế tiếp đối với Arabia bắt đầu vào thế kỷ thứ 18 khi quyền lực châu Âu được củng cố tại vùng nam Á và sự xuất hiện của các chiến thuyền châu Âu , đúng ra là của dân Cơ đốc , ở ngoài khơi các bờ biển Ả -rập. Cái ý thức bị lăng nhục ít nhất cũng là 1 trong những yếu tố của cuộc trổi dậy tôn giáo bùng lên tại Arabia do phong trào Wahhabi , được dòng họ Saud , những người khai lập ra nhà nước Saudi ủng hộ . Trong suốt thời gian chịu ảnh hưởng Anh – Pháp và sau đó là sự thống trị tại vùng Trung đông vào thế kỷ 19 và 29 , các thế lực đế quốc đã cai trị Ai cập , Sudan , Iraq , Syria và Palestine. Các cường quốc tuy chỉ mới đã gặm những phần đất ngoài rìa bán đảo Ả -rập , tại Aden và vịnh Ba tư , nhưng cũng đủ để đặt căn cứ quân sự và can thiệp chính trị tối thiểu vào tình bình nội bộ của vùng này.

    Khi nào mà sự can thiệp của ngoại bang chỉ khu trú về mặt kinh tế , và cũng chỉ khi nào mà những đền bù vật chất thừa thải , xoa dịu được những nổi bất bình , thì tín đồ Hồi giáo mới chịu đựng đựơc sự hiện diện của những người không cùng tôn giáo . Nhưng trong những năm gần đây , các điều kiện cam kết đã thay đổi . Khi giá dầu giảm và dân số tăng , chi tiêu tăng , phần bù đắp ( rewards) không còn đầy đủ , thì những mối bất bình càng ngày càng càng trở nên nổi trội hơn ,ồn ào hơn . Và nước ngoài không chỉ nhúng tay vào các họat động kinh tế .Cách mạng tại Iran , các tham vọng của Saddam Hussein , và tất cả các vấn đề tại khu vực càng ngày càng trở nên nghiêm trọng hơn , nhất là cuộc xung đột Israel-Palestine, đã làm cho nước ngoài can thiệp sâu hơn về mặt chính trị và quân sự , và như thế những tiếng kêu gào” chủ nghĩa đế quốc”càng được nhiều người nghe cho là có lý hơn .Khi có vấn đề liên quan đến đất thánh , dân Hồi giáo có khuynh hướng nhìn cuộc chiến , và đôi khi với cả kẻ thù nữa , dưới khía cạnh tôn giáo và cho rằng quân đội Mỹ chỉ là quân vô đạo và xâm lăng khi được gởi tới để giải phóng Kuwait và bảo vệ Saudi Arabia khỏi bị Saddam Hussein tấn công . Nhận thức này càng rõ hơn khi nước Mỹ là nước đầu têu rành rành trong số các cường quốc thuộc thế giới vô đạo .

    Đối với đa số người Mỹ , tuyên bố của bin Ladin là 1 sự đùa cợt , một sự bóp méo trắng trợn về bản chất và mục đích sự hiện diện của Mỹ tại bán đảo Ả -rập . Họ cũng nên biết là đối với nhiều người , có lẽ là đa số dân Hồi giáo , tuyên bố này cũng là 1 sự đùa cợt trắng trợn về bản chất của Hồi giáo , ngay cả đối với học thuyết về thánh chiến Jihad . Kinh Qur’an đề cập đến chiến tranh cũng như hòa bình . Trong số hàng trăm ngàn truyền thuyết và lời dạy ít nhiều đựơc gán cho Đấng tiên tri và đựơc diễn giải đôi khi theo rất nhiều cách , dẫn tới nhiều chỉ dạy khác nhau , trong số đó sự diễn giải tôn giáo dưới khía cạnh bạo lực và vũ lực chỉ là một .

    Trong lúc đó , có một số đáng kể các tín đồ Hồi giáo sẳn sàng đồng ý , và một số ít đem ra áp dụng , cách thể hiện tôn giáo của họ theo kiểu này . Chủ nghĩa khủng bố chỉ cần đến 1 số ít người . Hiển nhiên là phương tây phải tự vệ bằng bất cứ phương tiện nào có được . Nhưng trong khi nghĩ ra cách để chống lại bọn khủng bố , rõ ràng là cũng cần hiểu rõ động lực nào đã thúc đẩy chúng .

    Chương 1
    Định nghĩa Hồi giáo

    Khó mà khái quát hóa về Hồi giáo . Trước hết , bản thân của từ này thường đựơc sử dụng với 2 nghĩa khác nhau nhưng lại liên quan với nhau , tương đương với đạo Cơ đốc ( Christianity ) và thế giới Cơ đốc ( Christendom ) . Một nghĩa để biểu thị một tôn giáo , 1 hệ thống niềm tin và thờ phượng ; một nghĩa khác , đó là 1 nền văn minh được sản sinh và nẩy nở dưới sự bảo trợ của tôn giáo đó . Bản thân từ Hồi giáo ( Islam ) đã là một lịch sử trên 14 thế kỷ , với 1 tỷ 300 triệu tín đồ và một truyền thống tôn giáo và văn hóa cực kỳ đa dạng . Đạo Cơ đốc và thế giới Cơ đốc đại diện cho một thời kỳ dài hơn và giáo đồ lớn hơn – trên 2 tỉ tín đồ , trên 20 thế kỷ và tính đa dạng thậm chí còn lớn hơn. Tuy nhiên , một số khái quát hóa có thể đưa ra và đã được đưa ra về cái gọi là nền văn minh Cơ đốc , Do thái – Cơ đốc , hậu Cơ đốc và - đơn giản hơn - phương Tây . Trong khi việc khái quát hóa nền văn minh Hồi giáo có thể khó khăn hơn và có lúc nguy hiểm , nhưng lại là việc không thể không làm và lắm khi cũng có phần hữu dụng .

    Về mặt không gian , cương vực Hồi giáo trải dài từ Morocco tới Indonesia , từ Kazakhstan đến Senegal . Về mặt thời gian , đạo này đã có hơn 14 thế kỷ , tính từ lúc Đấng tiên tri bắt đầu giảng đạo tại bán đảo Ả -rập vào thế kỷ thứ 7 và ngài đã chủ trì dựng ra 1 cộng đồng và 1 đất nước Hồi giáo . Trong giai đoạn mà các sử gia châu Âu gọi là thời kỳ đen tối chen giữa sự suy tàn của nền văn minh cổ đại – Hy lạp và La mã - và sự trổi dậy của văn minh cận đại – Châu Âu , thì Hồi giáo là 1 nền văn minh chủ đạo trên thế giới , đựơc đánh dấu bởi các vương quốc to lớn và hùng mạnh , có nền kỹ nghệ và thương mãi phong phú và đa dạng , nền khoa học và văn chương độc đáo và sáng tạo . Hồi giáo , vượt xa hơn Cơ đốc giáo nhiều mặt , là giai đọan trung gian giữa Đông phương cổ đại và Tây phương cận đại trong đó có phần đóng góp đáng kể của tôn giáo này . Tuy nhiên trong 3 thế kỷ vừa qua , thế giới Hồi giáo đã đánh mất thế thống trị và vai trò lãnh đạo , và đã tụt hậu sau cả phương Tây hiện đại lẫn phương Đông cách tân một cách nhanh chóng . Cái hố ngăn cách càng ngày càng rộng này đã đặt ra những vấn đề cấp bách , cả về mặt thực tiển lẫn tình cảm , mà cho tới nay các nhà lãnh đạo , nhà tư tưởng và kẻ nổi lọan của Hồi giáo vẫn chưa tìm ra được câu trả lời phù hợp

    Với tính cách là 1 tôn giáo , Hồi giáo về mọi mặt đều rất gần gũi với truyền thống Do thái- Cơ đốc hơn bất cứ tôn giáo lớn nào tại châu Á như đạo Hindu , đạo Phật hoặc đạo Khổng . Đạo Do thái và đạo Hồi có chung 1 niềm tin về 1 qui luật thần thánh chi phối mọi mặt của sinh họat con người , bao gồm cả đồ ăn thức uống . Tín đồ đạo Cơ đốc và đạo Hồi đều có chung tính thần hiếu thắng ( triumphalism) . Ngược lại với các tôn giáo khác của nhân lọai , kể cả đạo Do thái , 2 tôn giáo trên tin rằng chỉ có họ là những người may mắn tiếp thu và gìn giữ thông điệp cuối cùng của Thượng đế đối với con người , và họ có nhiệm vụ mang lại cho phần còn lại của thế giới . So sánh với những tôn giáo xa hơn ở phương đông , tất cả 2 tôn giáo ở vùng Cận đông – đạo Do thái , đạo Cơ đốc và đạo Hồi - đều có liên hệ chặt chẽ với nhau và đúng ra chỉ là các biến thể của cùng 1 truyền thống tôn giáo .

    Thế giới Cơ đốc ( Christendom ) và Hồi giáo về nhiều mặt là những nền văn minh anh em , cả 2 đều bắt nguồn từ di sản chung về sự mặc khải và tiên tri của người Do thái và khoa học , triết học của người Hi lạp , và cả 2 đều đựơc nuôi dưỡng bởi các truyền thống xa xưa của vùng Trung đông cổ đại . Trong phần lớn lịch sử chung của họ , họ đã từng sát phạt nhau , nhưng ngay cả trong chiến đấu và tranh luận , họ đều có những nét giống nhau cơ bản và những đặc trung chung đã nối kết họ với nhau , và làm cho họ xa cách với những nền văn minh xa xôi hơn ở châu Á .

    Nhưng dù có những nét tương đồng , vẫn có những cách biệt sâu sắc giữa 2 tôn giáo này , đưa tới những khác biệt hiển nhiên về giáo lý và cách thờ phượng . Không có nơi nào mà những sự khác biệt trở nên sâu sắc –và hiển nhiên- hơn là ở thái độ của 2 tôn giáo này , và ở các điểm dẫn giải có thẩm quyền , đối với các mối quan hệ giữa nhà nước , tôn giáo và xã hội . Người sáng lập ra đạo Cơ đốc truyền dạy cho các tông đồ”hãy trả cho Caesar những gì của Caesar , và trả cho Chúa những gì của Chúa”( Matt .XXII:20 ) - và trong nhiều thế kỷ , đạo Cơ đốc đã ra đời và lớn mạnh như là 1 tôn giáo của những con người bị áp bức , cho tới khi hòang đế Constantine cải giáo , thì chính Hòang đế La mã ( Caesar) mới trở thành 1 người Cơ đốc và đưa ra một lọat những thay đổi đưa đế quốc La mã theo 1 tín ngưỡng mới và làm chuyển đổi thế giới . Người sáng lập đạo Hồi chính là vua , đã sáng lập ra nhà nước và đế quốc cho chính mình . Như thế Ngài không tạo ra - hoặc cần phải tạo ra – một giáo hội . Sự phân tách giữa nhà nước ( regnum) và giáo hội ( sacerdotium ) , rất là quan trọng đối với đạo Cơ đốc phương Tây , nhưng không hề có tương đương trong đạo Hồi . Khi Muhamad còn sống , đạo Hồi lập tức trở thành 1 cộng đồng chính trị và tôn giáo , với đấng Tiên tri là người đứng đầu nhà nước . Với vai trò này , Ngài cai quản 1 vùng lãnh thổ và 1 dân tộc , đứng ra xử kiện , thu thuế , chỉ huy quân đội , phát động chiến tranh và đem lại hòa bình . Đối với thế hệ khai sáng đầu tiên của người Hồi giáo , những người đã làm nên những cuộc phiêu lưu trong lịch sử thần thánh của Hồi giáo , không hề bị thử thách bằng sự ngược đãi , không có truyền thống chống đối thù nghịch của quyền lực nhà nước . Ngược lại , nhà nước cai trị họ là 1 nhà nước Hồi giáo , và Thượng đế chuẩn y chính nghĩa của họ qua việc ban cho họ sự chiến thắng và 1 đế quốc dưới cỏi thế gian trần tục này .

    Vào thời La mã dị giáo , Caesar là Chúa . Đối với người Cơ đốc , có sự lựa chọn giữa Thượng đế và Caesar , và có biết bao thế hệ người Cơ đốc đã bị trói buộc vào sự lựa chọn này . Với Hồi giáo , không hề có sự lựa chọn đau đớn đó . Theo cái tổ chức xã hội phổ quát dưới mắt người Hồi giáo , không hề có Caesar nào cả mà chỉ có 1 Thượng đế là đấng cai trị duy nhất và đưa ra luật lệ duy nhất . Muhammad là Tiên tri của Thượng đế , khi còn sống là người giảng đạo và cai trị dưới danh Thượng đế . Khi Muhammad chết vào năm 632 CE, ngài đã hòan thành sứ mạng tiên tri và tinh thần là đưa Thiên kinh Qur’an đến với lòai người . Phần còn lại là sứ mạng tôn giáo nhằm quảng bá sự mặc khải của Thương đế cho đến khi tòan thế giới thảy đều chấp nhận đạo Hồi . Có được điều này thì phải mở rộng thẩm quyền và gia tăng số lượng tín đồ trong cộng đồng là những người gìn giữ 1 tín ngưỡng chân chính và tuân thủ luật của Thương đế . Nhằm tạo ra 1 sự gắn bó và lãnh đạo cần thiết , cần phải có 1 người kế nghiệp cho Đấng tiên tri . Theo tiếng Ả -rập , Khalifa là tước hiệu dành cho Abu Bakr , là cha vợ của Tiên tri , là người kế tục đầu tiên , đứng lên nắm lấy vai trò người đứng đầu cọng đồng Hồi giáo đã tạo ra được nền móng cho 1 định chế Caliphate to lớn trong lịch sử .

    Dưới sự lãnh đạo của Caliph , cộng đồng Hồi giáo tại Medina , nơi mà Đáng Tiên tri thống trị , chỉ trong vòng 1 thế kỷ đã lớn mạnh thành 1 đế quốc rộng lớn , và Hồi giáo đã trở thành 1 tôn giáo thế giới . Theo trải nghiệm của những tín đồ Hồi giáo đầu tiên , đã được ghi chép và lưu truyền cho các thế hệ sau , thì chân lý tôn giáo và quyền lực chính trị có liên quan không thể tách rời được : cái trước biện hộ cho cái sau , cái sau làm cho cái trước bền vững . Ayatolla Khomeini có lần đã đưa ra ý kiến”Hồi giáo là chính trị hoặc không là gì hết”. Không phải mọi tín đồ Hồi giáo đều cực đoan đến thế , nhưng đa số đều nhất trí rằng Thượng đế có tham gia vào chính trị , và niềm tin này đựơc luật Shari’a xác nhận và duy trì , cho rằng Luật Hồi giáo liên quan rất nhiều đến tính hợp pháp và thẩm quyền , các nghĩa vụ của người cai trị và thần dân , nói vắn tắt , đó là những điều mà phương Tây gọi là luật hiến pháp và triết lý chính trị .

    Mối liên hệ lâu đời qua lại giữa đạo Hồi và đạo Cơ đốc và chính những sự tương đồng và những ảnh hưởng qua lại giữa 2 tôn giáo đôi khi làm cho các nhà quan sát bỏ qua những dị biệt quan trọng . Mọi người cho rằng , Qur’an là kinh thánh của Hồi giáo , đền thờ là nhà thờ Hồi giáo , và ulema là tăng sĩ Hồi giáo . 3 điều này đều đúng , nhưng lại là những điều sai lệch nghiêm trọng . Cựu ước và Tân ước gồm có nhiều quyển khác nhau , trải dài 1 thời gian dài và đựơc các tín đồ coi là sự thể hiện sự mặc khải của các thánh . Còn Qur’an , đối với người đạo Hồi , là 1 quyển kinh duy nhất được 1 người là Tiên tri Muhammad đưa ra trong đời ngài . Sau những cuộc tranh luận rộng rãi vào những thế kỷ đầu tiên của Hồi giáo , học thuyết đựơc chấp nhận là Kinh Qur’an tự nó không hề đựơc ai viết ra , có tính vĩnh viễn , thần thánh và bất di bất dịch . Điều này đã trở thành 1 giáo lý trung tâm của tín ngưỡng .

    Đền thờ mosque qủa thật là 1 giáo đừơng Hồi giáo theo nghĩa là 1 chỗ để thờ phụng chung cho cộng đồng . Nhưng ta không thể nói đến mosque như một nhà thờ Cơ đốc đựơc - như là 1 định chế có ngôi thứ và luật lệ riêng , đối nghịch với nhà nước . Còn ulema ( tại Iran và những nước Hồi giáo chịu ảnh hưởng văn hóa Ba tư thì gọi là mollah ) có thể coi như là những chức sắc tôn giáo theo nghĩa xã hội học , tức là những người làm tôn giáo chuyên nghiệp được chứng nhận đã qua đào tạo . Nhưng trong Hồi giáo lại không có giới tu sĩ - giữa Thượng đế và tín đồ không có tu sĩ làm trung gian , không có sự thụ phong , không ban phứơc , không có qui định là tu sĩ mới được hành lễ . Ta cũng có thể bổ sung là trong qúa khứ , không hề có công đồng hoặc hội nghị tôn giáo , không có linh mục hoặc phán quan để buộc mọi người phải theo giao lý chính thống . Nhưng tại Iran , những điều này không hòan tòan đúng như vậy.

    Chức năng chính của ulema - theo tiếng Ả -rập có nghĩa là kiến thức - là người gìn giữ và diễn giải Luật thánh . Vào cuối thời trung cổ , xuất hiện một hình thức giống như giáo khu , để chăm sóc các nhu cầu của thường dân tại các đô thị và làng mạc , nhưng những tổ chức này có tính thần bí hơn là theo đúng giáo lý Hồi giáo nên thường tách rời và các ulema cũng không mấy thích thú . Tại các vương triều Hồi giáo sau này , như Thổ nhĩ kỳ và Iran , một hình thức thứ bậc tu sĩ xuất hiện , nhưng lại không ăn nhập gì đến truyền thống Hồi giáo cổ điển , và các thành viên của những đẳng cấp tôn giáo này không hề , cho đến nay vẫn thế , đòi hỏi có được quyền lực của các giám mục Cơ đốc .Vào thời cận đại , sau bao biến đổi , chủ yếu là do ảnh huởng của phương tây , đã hình thành các định chế và nghề nghiệp có nét hơi giống đáng ngờ với các giáo hội và tu sĩ của đạo Cơ đốc . Nhưng đây là những điểm xa rời chứ không phải là quay về với đạo Hồi cổ điển .

    Nếu ta có thể nói một chút gì về chức sắc tôn giáo theo cái nghĩa hạn hẹp về xã hội học trong thế giới Hồi giáo , thì lại không hề có ý nghĩa gì nếu ta nói đến con người thế tục . Chính cái ý niệm về một cái gì đó tách rời hoặc thậm chí có thể phân tách được khỏi thẩm quyền tôn giáo , theo các ngôn ngữ Cơ đốc thì những từ như không thuộc giáo hội , trần gian hoặc thế tục , quả là hòan tòan xa lạ với tư tưởng và thực hành đạo Hồi . Chỉ mới đến thời cận đại tương đối gần đây mới có những chữ tương đương trong tiếng Ả -rập. Đó là những từ do những người Cơ đốc nói tiếng Ả -rập vay mượn hoặc đặt mới .

    Thuở sinh thời đấng Tiên tri , xã hội Hồi giáo có 2 bản chất . Một mặt , đó là 1 tổ chức nhà nước – mà vai trò thủ lãnh lần lượt đi từ 1 quốc gia đến 1 đế quốc . Đồng thời , mặt khác , đó là 1 cộng đồng tôn giáo , do Đấng Tiên tri sáng lập , được các đại diện cũng là những người kế vị của Ngài cai trị . Jesus bị đóng đinh trên thập giá , Moses chết khi chưa đến được miền đất hứa ; cho nên niềm tin cũng như thái độ của tín đồ các đạo Do thái và cơ đốc vẫn còn chịu ảnh hưởng sâu đậm khi nhớ lại những sự kiện đó . Muhammad đã chiến thắng trong đời của Người , và khi chết là 1 người chiến thắng và 1 quân vương . Lịch sử về tôn giáo của họ sau này có thể khẳng định cho các thái độ xuất phát từ đó của người đạo Hồi . Tại Tây Âu , những kẻ xâm lược là bán khai nhưng dễ dạy khi tiếp xúc với 1 nhà nước và 1 tôn giáo có sẵn , như đế quốc La mã và Giáo hội Cơ đốc . Kẻ xâm lược chấp nhận cả 2 , và cố gắng phục vụ các nhu cầu và mục đích của họ trong khuôn khổ hiện có của thể chế xã hội La mã và Giáo hội Cơ đốc có sẳn , cả 2 đều sử dụng tiếng La tinh . Người Hồi giáo Ả -rập khi xâm lược vùng Trung đông và Bắc Phi đã mang theo tín ngưỡng , chữ viết riêng của họ bằng chính ngôn ngữ của họ ; họ tạo ra 1 xã hội có tổ chức riêng , có 1 bộ luật mới , 1 ngôn ngữ đế quốc mới và 1 cơ cấu đế quốc mới , với Caliph là người đứng đầu . Nhà nước và tổ chức xã hội này được Hồi giáo qui định và quyền tham gia đầy đủ chỉ dành cho những ai biểu lộ lòng tin nổi trội .

    Sự nghiệp của Đấng tiên tri Muhammad , về mặt này cũng như trên tất cả các mặt khác mà mọi tín đồ tốt phải noi theo , chia ra làm 2 phần . Trong phần đầu , trong những năm tại quê hương , Mecca ( ?570-622) , ngài là người đối đầu với chế độ tà giáo đầu sỏ . Trong phần 2 , sau khi chuyển từ Mecca đến Medina (622-632) , ngài là người đứng đầu nhà nước . Hai thời kỳ trong sự nghiệp của Đấng tiên tri , một là của sự phản kháng , một là của luật lệ , cả 2 đều đựơc phản ánh trong kinh Qur’an , từng chương một , tín đồ buộc phải tuân phục người đại diện cho Thượng đế , và không đựơc nghe theo Pharaon , tức là kẻ cai trị độc tài và bất chính . 2 khía cạnh này trong cuộc đời và sự nghiệp của Đấng tiên tri gợi nên 2 truyền thống trong đạo Hồi , 1 là độc đóan và thanh tịnh , còn mặt kia là cấp tiến và hành động . Cả 2 mặt đều đựơc phản ánh rộng rãi , một mặt là ở sự phát triển của truyền thống , mặt kia khi các biến cố xảy ra . Không phải lúc nào cũng dễ dàng xác định ai là đại diện cho Thượng đế và ai là Pharaon ; đã có biết bao nhiêu sách đựơc viết ra và nhiều trận chiến nổ ra nhằm làm rõ điều này . Vấn đề vẫn còn mãi mãi và cả 2 truyền thống đều có thể thấy rất rõ trong những trận luận chiến và trong thời đại chúng ta vấn đề đựơc giải quyết bằng vũ lực .

    Ở giữa 2 thái cực là thanh tịnh và cấp tiến , phần lớn đều bày tỏ 1 thái độ thận trọng , thậm chí là ngờ vực đối với chính quyền . 1 ví dụ là sự khác biệt sắc nét về thái độ của người dân vào thời trung cổ đối với quadi ( quan tòa ) , và với mufti (cố vấn pháp lý ) .Theo Luật thánh . Qadi , do nhà vua bổ nhiệm , mà trong văn học và truyền thống dân gian là 1 khuôn mặt dễ mua chuộc , thậm chí còn lố bịch nữa ; còn mufti , chỉ đến thời trung cổ Hồi giáo mới có , lại được các đồng nghiệp và nhân dân thừa nhận , là người được kính trọng và mến mộ . 1 chủ đề truyền thống ( topos ) trong tiểu sử những con người ngoan đạo - mà chúng ta có đến hàng trăm ngàn người như thế - là 1 đấng anh hùng được nhà nước tặng cho chức tước nhưng lại từ chối . Ban tặng chức tước vì có học vấn và danh tiếng , còn từ chối là vì lòng chính trực .
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Vào thời đế chế Ottoman đã xảy ra 1 sự thay đổi quan trọng . Vị quadi chiếm đựơc nhiều quyền lực , và ngay cả vi Mufti cũng bị lôi kéo vào hệ thống công quyền . Nhưng thái độ nghi ngờ xưa cũ đối với chính quyền vẫn còn , và lại thường được giải bày qua các châm ngôn , chuyện kể dân gian và ngay cả trong văn học nữa .

    Qua hơn 1 ngàn năm , đạo Hồi chỉ đưa ra 1 bộ luật và các nguyên tắc đựơc nhiều người chấp nhận để quản lý đời sống xã hội và công cọng . Ngay cả trong thời kỳ ảnh hưởng châu Âu cực thịnh , tại các quốc gia đựơc các cuờng quốc đế quốc châu Âu cai trị hoặc thống trị cũng như tại các nước vẫn còn độc lập , thì các khái niệm và thái độ chính trị Hồi giáo vẫn còn có ảnh huởng sâu đậm . Trong những năm gần đây , có nhiều dấu hiệu cho thấy những khái niệm và thái độ này có thể phục hồi mạnh mẽ như xưa, dù hình thức có thay đổi .

    Chính trong lãnh vực chính trị - đối nội , trong vùng cũng như quốc tế - mà chính ta thấy sự khác biệt rõ rệt nhất giữa đạo Hồi và phần còn lại của thế giới. Các nhà lãnh đạo hoặc bộ trưởng ngọai giao của các nước Bắc Âu và Anh quốc , chưa bao giờ tụ tập tham dự các hội nghị thượng đỉnh Tin lành , hoặc chưa bao giờ người đứng đầu của Hi lạp , Nam tư , Bulgiaria và Liên Xô , tạm thời bỏ qua những khác biệt chính trị và ý thức hệ , để tham gia các hội nghị thường xuyên dựa trên cơ sở là hiện nay hoặc trước kia đó là các nước theo Chính thống giáo . Tương tự như vậy , các nước theo đạo Phật tại Đông và Đông nam Á không lập ra 1 khối Phật giáo tại Liên hợp quốc hoặc trong các sinh họat chính trị khác của họ . Ý tuởng dựa vào 1 tôn giáo , trong thế giới hiện nay xem ra có vẻ lỗi thời và thậm chí còn vô lý nữa . Nhưng với đạo Hồi thì không hề lỗi thời và vô lý chút nào . Trong súôt thời kỳ chiến tranh lạnh căng thẳng và sau đó , có hơn 50 chính phủ Hồi giáo – bao gồm các nước quân chủ và cọng hòa , bảo thủ và cấp tiến , theo chủ nghĩa tư bản và chủ nghĩa xã hội , ủng hộ phương tây , phương đông và cả 1 loạt các kiểu trung lập – đã dựng nên 1 bộ máy phức tạp dành cho việc tham khảo ,và hợp tác nhiều mặt giữa các nước với nhau .

    Vào tháng 11/1969 , 1 hội nghị thượng đỉnh Hồi giáo họp tại Rabat , Maroc , quyết định thành lập 1 cơ quan gọi là Tổ chức Hội nghị Hồi giáo ( Organization of Islamic Conference = OIC ) , với ban thư ký thường trực đóng tại Jedda , Saudi Arabia . Cơ quan này ra đời ngay , và phát triển nhanh trong thập niên 1970 . OIC chú trọng nhiều đến việc giúp đỡ các nước Hồi giáo nghèo , hỗ trợ cho các nhóm thiểu số Hồi giáo tại các quốc gia không Hồi giáo và vị thế quốc tế của đạo Hồi và của tín đồ đạo Hồi – theo lời của 1 quan sát viên , là quyền con người theo Hồi giáo .

    Tổ chức này hiện nay có 57 thành viên , cọng với 3 quan sát viên . 2 trong 3 nước này là Albani và Thổ nhĩ kỳ , là những nước châu Âu hoặc thiết tha muốn thuộc về châu Âu ( Bosnia chỉ đựơc qui chế quan sát viên ) ; 2 nước khác , Surinam ( gia nhập năm 1996) và Guyana ( năm 1998 ) , nằm ở tây bán cầu . Phần còn lại đều nằm ở châu Á và châu Phi , trừ một vài ngọai lệ , đều là những nước mới dành đựơc độc lập vào cúôi thế kỷ 20 từ các nước Tây Âu , hoặc gần đây hơn là từ Liên xô . Đa số đều là các nước có dân cư phần lớn theo đạo Hồi , mặc dù có 1 số ít nước đựơc gia nhập vì sức mạnh của thiểu số Hồi giáo . Bên cạnh những nước này , có 1 số thiểu số Hồi giáo quan trọng tại các quốc gia khác - một số cũng na ná như nhóm đa số , như tại Ấn độ ; một số thì về mặt chủng tộc và tôn giáo lại khác hẳn , như người Chechen và Tatar thuộc Liên bang Nga . Một số quốc gia nhự Trung quốc , cũng có thiểu số Hồi giáo nằm trong 2 tình huống trên . Hiện nay còn có nhiều nước có thiểu số Hồi giao do di dân .

    Đã và đang có những hạn chế quan trọng về tính hữu hiệu của OIC với tính cách là 1 yếu tố trên trừơng chính trị quốc tế . Khi Liên xô xâm chiếm Afganistan vào năm 1979 , hành động xâm lược trắng trợn đối với 1 quốc gia Hồi giáo có chủ quyền , đã không tạo nên sự phản kháng nghiêm túc nào , thậm chí còn đựơc một số thành viên bảo vệ nữa . Gần đây hơn , cơ quan này cũng không quan tâm mấy đến những cuộc nội chiến tại các nước thành viên như Sudan và Somalia . Thành tích của OIC đối với các vấn đề trong vùng cũng không có gì nổi bật . Từ năm 1980 đến 1988 , 2 nước Hồi giáo là Iran và Iraq , đã đánh nhau chí tử với tổn thất rất nặng nề cho cả 2 bên . OIC chẳng hề làm gì để ngăn ngừa hoặc kết thúc cuộc chiến này . Nói chung , OIC , không giống như tổ chức các quốc gia châu Mỹ và Tổ chức Thống nhất châu Phi , không hề quan tâm đến sự vi phạm nhân quyền và các vấn đề nội bộ của các nước thành viên , mối quan tâm về nhân quyền của OIC đối với các tín đồ đạo Hồi sống tại các nước không – Hồi giáo , trước hết là tại Palestine, cũng không nhiều . Tuy nhiên , không nên xem nhẹ tổ chức OIC . Các họat động văn hóa và xã hội của tổ chức này càng ngày càng trở nên quan trọng , và bộ máy giúp cho công tác tham khảo thường xuyên giữa các nước thành viên có thể đóng vai trò quan trọng hơn một khi chiến tranh lạnh cùng các tác động xâu xé của nó lùi vào quá khứ .

    Đi từ các vấn đề chính trị quốc tế và khu vực sang nội bộ , thì sự khác biệt giữa Hồi giáo và phần còn lại của thế giới , dù ít nổi bật hơn , nhưng vẫn khá quan trọng . Tại một số các quốc gia đang thực hiện dân chủ đa đảng , có những chính đảng theo chủ trương tôn giáo – đạo Cơ đốc tại phương Tây , đạo Hindu tại Ấn độ , đạo Phật tại phương Đông . Nhưng những đảng này tương đối không nhiều , và những đảng đóng vai trò chính lại còn ít hơn . Nhưng ngay cả đối với những đảng này , thì chủ đề tôn giáo thường không quan trọng mấy trong chương trình hành động của họ cũng như sức lôi cuốn của chủ đề này đối với cử tri . Tuy nhiên tại nhiều nước , đúng ra là đa số , các nước Hồi giáo , tôn giáo vẫn là 1 yếu tố chính trị chính – các vấn đề đối nội còn quan trọng hơn quốc tế hoặc trong vùng . Tại sao có sự khác biệt này?.

    Một câu trả lời rất rõ ràng; phần lớn các nước đạo Hồi vẫn còn mang ảnh hưởng Hồi giáo rất nặng , nếu xét theo nghĩa này thì đa số các nước đạo Cơ đốc không còn mang tính Cơ đốc nữa . Phải thừa nhận rằng , nhiều nước trong nhóm các nước này , niềm tin Cơ đốc và giới tăng lữ duy trì niềm tin này vẫn còn là lực lượng có thế lực , và mặc dù vai trò của họ tuy không còn được như trong các thế kỷ trước , nhưng không hề giảm ý nghĩa. Nhưng hiện nay , không có quốc gia Cơ đốc nào mà các nhà lãnh đạo tôn giáo lại trông chờ vào mức độ tin tưởng và tham gia vào tôn giáo như vẫn xảy ra bình thường tại các lãnh thổ đạo Hồi . Ít quốc gia Cơ đốc nào , nếu có , lại coi tính thiêng liêng Cơ đốc là điều cấm kỵ , không được đem ra bình phẩm hoặc thảo luận thấu đáo . Còn tại các nước đạo Hồi tính cấm kỵ này là đương nhiên ngay cả ở các xã hội thế tục và dân chủ về hình thức . Thực vậy , tính cấm kỵ theo đặc quyền này đã được mở rộng , trên thực tế , đến những quốc gia châu Âu nơi có các cộng đồng Hồi giáo đến sinh sống và nơi mà tín ngưỡng và thực hành đạo Hồi được hưởng một mức độ miễn trừ không bị phê phán mà đa số người Cơ đốc đã đánh mất và người Do thái chưa bao giờ có được . Điều quan trọng nhất là , với rất ít ngọai lệ , giới tăng lữ Cơ đốc không hành sử hoặc thậm chí đòi phải có cái thẩm quyền công khai vẫn đựơc coi là bình thường và được chấp nhận tại phần lớn các quốc gia Hồi giáo .

    Mức độ tin tưởng và thực hành tôn giáo cao hơn ở tín đồ đạo Hồi khi so sánh với những người theo tôn giáo khác chỉ giải thích một phần , chứ không phải là tòan thể , cái thái độ Hồi giáo độc đáo đối với chính trị bởi vì ta cũng có thể gặp thái độ này ở các cá nhân và thậm chí những nhóm người mà sự sốt sắng với niềm tin và thực hành tôn giáo chỉ có tính chiếu lệ . Hồi giáo không những chỉ là niềm tin và thực hành , mà còn là 1 bản sắc và sự trung thành - mà đối với nhiều người , không có gì vượt qua được bản sắc và sự trung thành .

    Nhìn bề ngoài , thì việc du nhập các ý niệm phương tây về lòng ái quốc và chủ nghĩa quốc gia đã thay đổi mọi thứ và đưa tới sự thành lập một lọat các nhà nước cận đại , đã mở rộng thế giới Hồi giáo từ Morocco tới Indonesia . Nhưng những cái lộ ra bề mặt không phải là tất cả . Kể ra 2 ví dụ cũng đủ . Năm 1923 , sau chiến tranh lần chót giữa Hilạp- Thổ , 2 chính phủ đồng ý giải quyết các vấn đề về nhóm dân thiểu số bằng cách trao đổi cho nhau – người Hi lạp được chuyển từ Thổ sang Hi lạp , người Thổ từ Hi lạp sang Thổ . Ít nhất thì đó cũng là những gì mà các sách lịch sử thuật lại . Nhưng thực tế lại có phần khác hẳn . Trong nghị định thư mà 2 nước ký tại Lausanne năm 1923 , chỉ nêu ra thỏa thuận trao đổi , không hề nói đến”người Hi lạp”và “người Thổ ‘ . Nghị định thư nêu rõ những người được trao đổi là”công dân Thổ theo đạo Chính thống Hi lạp đang sống tại Thổ nhĩ kỳ và” công dân Hi lạp theo đạo Hồi đang sống tại Hi lạp”. Như vậy nghị định thư chỉ thừa nhận có 2 lọai bản sắc - một là xác định theo công dân của 1 quốc gia , còn cái kia là tín đồ của 1 tôn giáo . Nghị định thư không hề nhắc đến tính chất dân tộc về mặt chủng tộc hoặc ngôn ngữ . Tính chính xác của tài liệu này nhằm nêu rõ ý đồ của các bên tham gia ký kết đã đựơc xác định bằng việc trao đổi trên thực tế . Nhiều người trong số những người gọi là người Hi lạp từ tỉnh Karaman thuộc vùng Anatolia ( Thổ ) nói tiếng mẹ đẻ là tiếng Thổ nhưng viết theo mẫu tự Hi lạp và theo đạo Chính thống . Nhiều người trong số những người tạm gọi là người Thổ sống tại Hi lạp chỉ biết chút ít hoặc không biết tiếng Thổ và thường nói tiếng Hi lạp - nhưng lại viết bằng mẫu tự Thổ – Arập. Một quan sát viên Tây phương , quen theo hệ thống phân lọai phương tây , có thể kết luận rằng những gì mà các chính phủ Hi lạp và Thổ nhĩ kỳ thỏa thuận và đạt được không phải là sự trao đổi và hồi hương của các nhóm thiểu số Hi lạp và Thổ nhưng đúng ra là vừa trục xuất và vừa lưu đày – người Hi lạp Hồi giáo về Thổ nhĩ kỳ , và người Thổ Cơ đốc về Hi lạp . Cho đến mãi gần đây , Hi lạp và Thổ nhĩ kỳ , cả 2 đều là các nước dân chủ theo phương tây , một nước đã là thành viên , nước kia đang làm đơn xin gia nhập Liên hiệp châu Âu ( EU) , đã nêu ra vấn đề tôn giáo trong các văn kiện nhà nước .

    Ví dụ thứ 2 là Ai cập. Có ít quốc gia nào đúng nghĩa hơn – một quốc gia được được định nghĩa sắc nét với lịch sử và địa lý , có 1 lịch sử văn minh liên tục từ 5000 năm trước đó . Nhưng Ai cập lại có nhiều bản sắc , và trong 14 thế kỷ gần đây , tức là từ khi Hồi giáo Ả -rập chinh phục Ai cập vào thế kỷ thứ 7 và sau đó bị Hồi giáo hóa và Arập hóa đất nước này , thì bản sắc Ai cập ít khi nào đựơc nổi trội , nhường lại cái tự hào cho bản sắc văn hóa và ngôn ngữ Ả -rập và , trong phần lớn lịch sử của nước này , đã nhường chỗ cho bản sắc tôn giáo đạo Hồi .Với tính cách quốc gia , Ai cập là 1 trong những quốc gia cổ xưa nhất trên thế giới . Còn Ai cập là nhà nước-quốc gia là 1 sự sáng tạo cận đại , và vẫn còn phải đối đầu với nhiều thách thức từ trong nước . Hiện nay , thách thức lớn nhất tại Ai cập cũng như tại một số nước Hồi giáo khác là do các nhóm Hồi giáo cấp tiến , thường đựơc gọi sai lệch là nhóm” chính thống” .

    Kể từ thời của Người khai đạo , và vì thế trong các kinh thánh , trong tâm trí và kí ức của người Hồi giáo , đạo Hồi dính liền với sự hành sử quyền lực chính trị và quân sự . Đạo Hồi kinh điển thừa nhận rạch ròi giữa những việc của thế giới này và những việc của thế giới sau , giữa những điều quan tâm sùng đạo và trần tục . Đạo Hồi không thừa nhận 1 thể chế riêng rẽ , có tôn ti trật tự và luật pháp riêng , để điều phối những vấn đề tôn giáo .

    Liệu điều này có nghĩa là Hồi giáo là 1 nền chính trị thần quyền ?. Theo chiều hướng Thượng đế được xem như là đấng cai trị tối cao , thì câu trả lời quả là đúng như thế. Theo chiều hướng 1 chính phủ cai trị bởi giới tăng lữ , thì hầu như chắc chắn là không phải. Sự xuất hiện của 1 hệ thống thứ bậc giới tăng lữ và việc nắm lấy quyền uy lớn nhất trong 1 nhà nước là 1 sự cải tiến hiện đại và là sự đóng góp độc đáo của cố giáo chủ Khomeini của Iran vào tư tưởng và thực hành Hồi giáo .

    Cuộc cách mạng Hồi giáo tại Iran , giống như các cuộc cách mạng Pháp và Nga ở nhiều mặt , đã tạo nên 1 tác động to lớn không những chỉ ở trong nước và đối với dân chúng nước đó mà còn đối với các quốc gia và dân tộc có chung 1 thế giới quan . Cũng giống như cách mạng Nga và Pháp vào thời điểm nổ ra , cách mạng Hồi giáo cũng khơi dậy biết bao hy vọng và nhiệt tình . Giống như những cuộc cách mạng đó , nó đã dùng đến khủng bố rồi chiến tranh can thiệp ; cũng có các phái Jacobin và Bolshevik , quyết tâm đè bẹp bất cứ dấu hiệu nào của chủ nghĩa thực dụng hoặc ôn hòa . Và cũng giống như các cuộc cách mạng trước , nhất là cách mạng Nga , cách mạng Hồi giáo có cả 1 hệ thống các điệp viên và đặc sứ bằng đủ các cách cố đẩy mạnh sự nghiệp cách mạng hoặc ít nhất thì cũng củng cố cái chế độ đựơc coi như là đại diện cho cuộc cách mạng đó.

    Từ cách mạng bị sử dụng sai nhiều tại vùng Trung đông cận đại , được dùng cho – hoặc gán cho- nhiều biến cố mà đúng ra theo tiếng Pháp , đó là đảo chánh ( tiếng Pháp coup d’état , tiếng Đức putsh , tiếng Tây ban nha pronunciamiento ) . Điều thú vị là , theo kinh nghiệm chính trị của những dân tộc nói tiếng Anh lại không có thuật ngữ tương đương . Biến cố đang xảy ra tại Iran không giống chút nào những điều đã đề cập nhưng theo nguồn gốc thì đó là 1 cuộc vận động thay đổi có tính thực sự cách mạng . Giống như những cách mạng trước , có nhiều lúc lại bị sai lệch quá đà , đưa tới chế độ chuyên chế trong nước , khủng bố và lật đổ ở nước ngoài . Không giống như nước Pháp và nước Nga cách mạng , nước Iran cách mạng không hề có các phương tiện , nguồn lực , và kĩ năng để trở thánh cuờng quốc cũng như 1 mối đe doạ tầm cở thế giới . Mối đe doạ của cách mạng này chủ yếu và trước tiên chỉ nhằm tới tín đồ và đạo Hồi mà thôi .

    Làn sóng cách mạng trong Hồi giáo có nhiều thành phần . Một trong những thành phần này là cái cảm giác bị lăng nhục : cảm nghĩ của 1 cộng đồng dân tộc quen xem mình là những người gìn giữ duy nhất chân lý của Thượng đế , được Người giao cho nhiệm vụ mang chân lý này đến những kẻ vô đạo , đột nhiên lại thấy mình bị cai trị và bị bóc lột bởi những kẻ vô đạo đó và , ngay cả khi không còn bị cai trị , vẫn còn tiếp tục chịu ảnh hưởng sâu đậm bởi những phương cách đã làm thay đổi cuộc sống của họ , đẩy họ vào những con đường khác xa rời Hồi giáo chân thực . Thêm vào tủi nhục là sự nản lòng khi đưa ra nhiều biện pháp sửa chữa - đa số đều nhập từ phương Tây về - để rồi rồi lần lượt đều thất bại .

    Sau sự tủi nhục và nản lòng là 1 thành tố thứ 3 , cần thiết cho sự nổi loạn - đó là sự tin tưởng và ý thức về quyền lực mới . Yếu tố này xuất hiện từ vụ khủng hoảng dầu mỏ năm 1973 , khi ủng hộ cuộc chiến của Ai cập chống lại Israel, các nước Ả -rập sản xuất dần mỏ sử dụng việc cung cấp dầu và nâng giá dầu thành 1 vũ khí rất hiệu qủa . Sự giàu có , hãnh diện và tự tin đựơc củng cố thêm bởi 1 yếu tố mới – đó là sự khinh bỉ . Khi tiếp xúc gần gũi với châu Âu và Mỹ , các du khách đạo Hồi bắt đầu nhận xét và xem những gì họ thấy đựơc như là sự suy đồi đạo đức và coi đó là sự yếu đuối của nền văn minh phương Tây .

    Trong 1 thời đại đầy rẩy những cung bậc cường điệu , các ý thức hệ chao đảo , lòng trung thành nhàm chán , và các định chế rệu rã , thì 1 ý thức hệ được diễn đạt bằng thuật ngữ đạo Hồi đã đưa ra đựơc nhiều ưu điểm : là 1 cơ sở hết sức quen thuộc về bản sắc riêng của từng nhóm người , là tình đoàn kết và chỉ dành cho người trong nhóm ; một cơ sở chấp nhận được về tính chính đáng và thẩm quyền ; một cách phát biểu dễ hiểu ngay về các nguyên tắc phê bình của hiện tại và 1 chương trình hành động trong tương lai . Qua đó , Hồi giáo có thể đưa ra các biểu tượng và khẩu hiệu hữu hiệu nhất để huy động nhằm ủng hộ hay chống lại 1 sự nghiệp hoặc 1 chế độ .

    Các phong trào Hồi giáo cũng có 1 lợi thế cực kỳ khác không hề giống với tất cả các phong trào khác . Tại các đền thờ mosque , họ đều xây dựng 1 hệ thống liên kết và thông tin mà ngay cả các chính phủ độc tài nhất cũng không thể nào kiểm soát hết được . Thật vậy , các nhà độc tài tàn bạo giúp sức cho họ , dù không cố ý , bằng cách loại trừ các nhóm đối lập cạnh tranh .

    Chủ nghĩa Hồi giáo cấp tiến ( Radical Islamism ) , mà ta thường gọi là Hồi giáo chính thống ( fundamentalism) , thật ra không phải là 1 phong trào đồng nhất đơn độc .Có nhiều kiểu chính thống Hồi giáo tại nhiều nước khác nhau và đôi khi thậm chí chỉ trong cùng 1 nước . Một số đựơc nhà nước bảo trợ – được chính phủ này hay chính phủ Hồi giáo khác công nhận , sử dụng và tích cực vận động vào các mục tiêu riêng của họ ; một số là các phong trào quần chúng đích thực do nhân dân lập ra . Trong số các phong trào Hồi giáo do nhà nước bảo trợ lại có nhiều loại , cấp tiến và bảo thủ , có tính lật đổ và ngăn chặn ( preemptive) . Các phong trào bảo thủ và ngăn chặn là do các chính phủ đang cầm quyền xướng ra , nhằm để tự bảo vệ họ khỏi làn sóng cách mạng . Đó là các phong trào nhiều lần đựơc các chính phủ Ai cập , Pakistan và nhất là Saudi Arabia khuyến khích . Còn loại kia , có tầm quan trọng hơn nhiều , từ cơ sở đi lên , có nền tảng bình dân thực sự . Phong trào đầu tiên trong loại này chiếm được quyền lực và hành công nhất trong sử dụng quyền lực là cách mạng Hồi giáo tại Iran . Các chế độ Hồi giáo cấp tiến hiện đang cầm quyền tại Sudan , và có lúc tại Afghanistan , và các phong trào Hồi giáo đang tạo ra các mối đe doạ chính cho cái trật tự từng bị lâm nguy ở những nước khác , nhất là Algeria và Ai cập .
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chương 2

    Nhà chiến tranh


    Trong súôt lịch sử nhân loại , có nhiều nền văn minh xuất hiện rồi lụi tàn – Trung quốc , Ấn độ , La mã , và trước đó là nền văn minh cổ đại ở Trung đông . Trong những thế kỷ mà lịch sử châu Âu gọi là thời trung cổ , thì nền văn minh tiến bộ nhất trên thế giới chắc hẳn là văn minh Hồi giáo . Hồi giáo có thể ngang bằng – hoặc thậm chí trên một số lãnh vực , vượt xa- Ấn độ và Trung quốc , nhưng cả 2 nền văn minh này chủ yếu chỉ khu trú tại 1 vùng và trong 1 nhóm dân tộc , cho nên tác động đối với phần còn lại của thế giới vì thế cũng bị giới hạn . Ngược lại , nền văn minh Hồi giáo , lại có tầm nhìn tòan thế giới , và ước vọng cũng rõ ràng như thế .

    Một trong những nhiệm vụ chính mà đấng Tiến tri giao cho tín đồ Hồi giáo phải làm là thánh chiến ( jihad) . Chữ này đi từ gốc Ả -rập j-b-d với nghĩa chính là cố gắng hoặc phấn đấu . Trong các văn bản cổ điển , nó đựơc dùng sát với nghĩa đấu tranh , và từ đó cũng có nghĩa là chiến đấu . Chữ này thường đựơc nêu trong câu” phấn đấu theo con đường của Thượng đế” trong kinh Qur’an ( IX,24, LX,1 và v.v… ) và đựơc diễn giải theo nhiều cách có nghĩa là sự phấn đấu về đạo đức hoặc chiến đấu bằng vũ lực . Cũng dễ hiểu là chữ này có ý nghĩa gì tùy theo tình huống mà người ta cố ý gán ý nghĩa cho nó. Trong kinh Qur’an , từ này xuất hiện nhiều lần , với 2 ý nghĩa phân biệt nhưng có liên quan với nhau như trên . Trong những chương đầu , viết trong giai đoạn ở Mecca , khi đấng Tiên tri còn là thủ lãnh của 1 nhóm nhỏ cố chống lại nhóm đa số cầm quyền , thì từ này thường có ý nghĩa là sự phấn đấu đạo đức , theo kiến giải của một số học giả hiện nay . Trong những chương sau , đựơc truyền bá tại Medina , là nơi mà đấng Tiên tri lãnh đạo một nhà nước và chủ huy quân đội , thì từ này lại có ý nghĩa thực tiển rõ rệt hơn . Trong số đó thì ý nghĩa quân sự là thẳng thừng nhất . Lấy 1 ví dụ để làm rõ : “Những tín đồ nào ở nhà , nếu không bị đau ốm , thì không sánh đựơc với những người đem tài sản và bản thân tham gia chiến đấu theo con đường của Thượng đế . Thượng đế đặt để những ai đem tài sản và thân mình tham gia chiến đấu cao hơn những ai ngồi ở nhà . Thượng đế hứa sẽ thưởng cho tất cả những ai tin nhưng Ngài ưu ái hậu thưởng những người đi chiến đấu , trên những người ở nhà . Những tình cảm tương tự cũng gặp trong các chương VIII,72; IX,41,81,88 ; LXXVI,9 và v.v…

    Một số người Hồi giáo hiện đại , nhất là khi giao tiếp với thế giới bên ngoài , giải thích nhiệm vụ của jihad theo nghĩa tinh thần và đạo đức . Đại đa số những người có thẩm quyền của Hồi giáo vào giai đoạn đầu , lại giải thích jihad theo những thuật ngữ quân sự bằng cách trích dẫn các đoạn liên quan trong kinh Qur’an , với những lời bình , và các truyền khẩu của đấng Tiên tri . Luật Hồi giáo cho phép tiến hành chiến tranh chống lại 4 loại kẻ thù : kẻ vô đạo , kẻ bỏ đạo , quân phiến loạn và kẻ cứơp . Mặc dù tất cả 4 loại chiến tranh trên hợp pháp , nhưng chỉ có 2 loại đầu mới đụơc coi là jihad. Như vậy jihad là 1 nghĩa vụ tôn giáo . Khi bàn về nghĩa vụ của 1 thánh chiến , các luận sư ( jurist) Hồi giáo cổ điển phân biệt giữa chiến tranh tấn công và bảo vệ . Trong chiến tranh tấn công , jihad là 1 nghĩa vụ cho toàn thể mọi tín đồ Hồi giáo nói chung , và như thế có thể chỉ do những người tình nguyện và chuyên nghiệp đảm trách . Trong chiến tranh phòng vệ , đó là 1 nghĩa vụ cho mọi người còn khoẻ mạnh . Chính Usama bin Ladin dựa vào điểm này để kêu gọi chiến tranh chống lại nước Mỹ .

    Hầu như trong lịch sử Hồi giáo đựơc ghi chép qua 14 thế kỷ , jihad thường đựơc diễn giải là cuộc chiến đấu vũ trang để bảo vệ hoặc tiến công của quyền lực Hồi giáo . Theo truyền thống Hồi giáo , thế giới được chia ra làm 2 nhà : Nhà của người Hồigiáo ( Dar al- Islam) , là nơi có chính quyền và luật pháp Hòi giáo cai trị , và Nhà của chiến tranh ( Dar al – Harb) , là phần còn lại của thế giới , là nơi sinh sống và quan trọng hơn , là đựơc cai trị bởi những kẻ vô đạo. Đây là cơ sở để nói rằng jihad vẫn còn tiếp tục , chỉ bị gián đoạn bởi những đợt hưu chiến , cho tới khi toàn bộ thế giới hoặc chấp nhận đức tin Hồi giáo hoặc chịu sự cai trị của Hồigiáo . Những ai chiến đấu cho jihad sẽ được tưởng thửong ở cả 2 thế giới - chiến lợi phẩm ở đời này , và kiếp sau sẽ lên Thiên đàng .

    Ở đây cũng giống như trong nhiều vấn đề khác , những lời dạy trong Qur’an đựơc giải thích cặn kẻ hơn trong các ha***h , tức là những truyền thống liên quan đến lời nói và việc làm của đấng Tiên tri . Nhiều ha***h đề cập tới thánh chiến . Dưới đây chỉ nêu vài ví dụ :

    Jihad là nhiệm vụ do thủ lãnh giao cho ngươi , dù ông ta thánh thiện hay độc ác .

    Một ngày , một đêm chiến đấu ngoài biên ải còn có giá trị cao hơn 1 tháng nhịn ăn và cầu nguyện

    Đối với kẻ tử vì đạo , vết cắn của con kiến còn đau hơn là nhát kiếm đâm , nhát đâm đối với anh ta còn dễ chịu hơn là dòng nước mát ngọt ngào trong ngày hè nóng bức .

    Cái chết của kẻ không qua trận mạc chỉ là cái chết của kẻ vô đạo .

    Thượng đế đẹp lòng khi có chiến tù ( những kẻ bị Hồi giáo chinh phục ) bị lôi lên Thiên đàng trong xiềng xích .

    Hãy học cách bắn cung , bởi vì khỏang cách giữa đích bắn và người bắn cung chỉ bằng chiều rộng của một trong những khu vườn trên Thiên đàng

    Thiên đàng nằm dưới bóng lưỡi gươm .

    Truyền thống cũng đưa ra một số qui luật về chiến tranh khi tiến hành jihad :

    Nên đối xử tốt với tù binh

    Việc cướp bóc là điều xấu xa kinh tởm

    Thượng đế cấm không cho giết phụ nữ và trẻ em

    Người Hồi giáo tôn trọng các cam kết , miễn là những cam kết này hợp pháp .
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Những văn bản pháp lý chuẩn về shari’a thường có 1 chương về jihad , theo nghĩa quân sự là 1 cuộc chiến qui ứơc chống lại kẻ vô đạo và bỏ đạo . Nhưng những văn bản này cũng cũng chỉ ra hành vi đúng và tôn trọng các qui luật chiến tranh đối với các vấn đề như khơi mào và chấm dứt các cuộc xung đột và các đối xử với thường dân và tù binh , đó là chưa nói đến các sứ giả ngọai giao .

    Trong phần lớn lịch sử Hồi giáo được ghi chép , kể từ khi có Đấng Tiên tri trở về sau , từ jihad đựơc dùng chủ yếu theo nghĩa quân sự . Muhammad bắt đầu sứ mạng tiên tri tại quê nhà , Mecca , nhưng do đám cầm quyền ngọai đạo cai trị thành phố truy bức cho nên ngài và các giáo đồ dời sang Medina , nơi đây các bộ lạc bản địa chào đón họ và đưa đấng tiên tri lên vị trí nhà hòa giải , sau đó là thủ lãnh . Chuyến di hành này theo tiếng Ả -rập là Hijra , đôi khi bị gọi trệch đi thành Hegira và dịch sai thành”sự tháo chạy”. Kỷ nguyên Hồi giáo lấy Hijra làm mốc tính bắt đầu năm Ả -rập . Jihad đầu tiên do chính đấng Tiên tri ra tay chống lại các nhà cầm quyền tại sinh quán của ngài và kết thúc bằng việc chinh phục Mecca vào tháng chay Ramadan vào năm thứ 8 sau Hijra , tương ứng với tháng giêng năm 630 Tây lịch . Giới lãnh đạo Mecca đầu hàng mà không hề chống cự , và người ở Mecca , trừ những ai xúc phạm đến Đấng tiên tri hoặc 1 người Hồi giáo , đều được bảo đảm an tòan sinh mạng và tài sản , miễn là họ ứng xử phù hợp với các cam kết. Nhiệm vụ tiếp theo là nới rộng quyền lực Hồi giáo đến các vùng khác thuộc bán đảo Ả -rập , và đến phần còn lại của thế giới , do các Calip là những người kế tục của đấng Tiên tri .

    Trong những năm đầu của kỷ nguyên Hồi giáo , điều này dường như khả dĩ , có khả năng thưc hiện đựơc . Chỉ trong 1 thời gian ngắn , các đội quân bách thắng đã xóa sổ đế quốc Ba tư cổ đại và sáp nhập tất cả lãnh thổ của đế quốc này vào cương thổ dưới quyền Caliph, mở lối xâm lăng vào Trung Á và Ấn độ . Về phía tây , Đế quốc Byzantine tuy chưa bị đánh bại , nhưng phần lãnh thổ lớn cũng đã bị tước mất . Rồi các tỉnh theo Cơ đốc giáo tại Syria ,Palestine, Ai cập và Bắc Phi cũng bị thu tóm và sau đó trở thành các địa phương bị Hồi giáo hóa và Ả -rập hóa và đây là bàn đạp để tiến công sâu hơn vào châu Âu , chinh phục Tây ban nha , và Bồ đào nha và phần lớn miền nam nước Ý . Vào đầu thế kỷ thứ 8 , đội quân Ả -rập còn vựơt qua cả dãy Pyrenées để sang nước Pháp .

    Sau nhiều thế kỷ dừơng như lúc nào cũng chiến thắng , jihad của người Ả -rập cuối cùng bị châu Âu Cơ đốc giáo chặn đứng và đẩy lùi về phía đông , người Byzantines giữ vững thành phố Constantinople theo Cơ đốc giáo , đẩy lùi nhiều lọat tấn công của người Ả -rập . Về phía tây , người Cơ đốc giáo bắt đầu 1 tiến trình dai dẵng , dài hơi mà trong lịch sử Tây ban nha gọi là Reconquista , hoặc là Cuộc tái chinh phục , dần dần hất cẳng người Hồi giáo ra khỏi những lãnh thổ bị chiếm ở Ý và bán đảo Iberia. Họ cũng cố thử đưa công cuộc tái chinh phục sang miền Trung đông , và nhằm lấy lại đất Chúa , đã bị người Hồi giáo chiếm hồi thế kỷ thứ 7 . Cố gắng này đựơc gọi là Thập tự chinh đã bị thất bại hòan tòan và các Thập tự binh đã tháo lui trong hỗn lọan .

    Nhưng jihad không dừng ở đó . Một giai đoạn mới lại mở màn , lần này không phải do người Ả -rập mà do những kẻ tân tòng , đó là người Thổ và người Tatar. Họ chiếm lấy vùng Anatolia vốn của người Cơ đốc giáo , và vào tháng 5/1453 họ chiếm lấy Constantinople , đô thị này từ đó trở về sau trở thành kinh đô của các sultan đế quốc Ottoman , là những người kế nghiệp các Caliph lãnh đạo các jihad . Các Ottoman tại bán đảo Balkan và những người Tatar cải đạo Hồi tại Nga quay lại cố chinh phục châu Âu , lần này đi từ hướng đông , và có lúc dường như cầm chắc phần thắng .

    Nhưng một lần nữa châu Âu Cơ đốc giáo lại đủ sức trục xuất các kẻ xâm lược và lần này lại thành công hơn , chống lại đựơc thế lực Hồi giáo . Vào lúc này jihadđã hầu như chuyển sang thế phòng vệ – , chống lại cuộc tái chinh phục tại Tây ban nha và tại Nga , chống chọi với các phong trào tự giải phóng dân tộc của các thần dân Cơ đốc giáo trong đế quốc Ottoman , và cuối cùng là , như người Hồi giáo nhìn nhận , là để bảo vệ ngay chính trung tâm Hồi giáo khỏi những cuộc tấn công của kẻ vô đạo . Giai đọan này được gọi là chủ nghĩa đế quốc .

    Ngay cả trong giai đoạn thoái lui này , hình thức tấn công của thánh chiến jihad cũng không hề bị từ bỏ . Cho mãi đến 1896 , người Afghan xâm lăng vùng Hindu Kush đầy núi non hiện nay là vùng đông bắc Afghanistan . Cho tới thời điểm đó , dân cư ở đây không phải là người Hồi giáo , và vì thế vùng đất này đối với người Hồi giáo là Kafiristan , tức là”đất của những người không tín ngưỡng”. Sau khi bị người Afgan chinh phục , vùng đất này đựơc đặt tên lại là Nuristan”vùng đất của ánh sáng”. Trong cùng thời gian , jihad dưới nhiều hình thức đã đựơc tiến hành tại châu Phi để chống lại những người không theo Hồi giáo . Nhưng trong phần lớn các trừơng hợp , quan niệm , thực hành và kinh nghiệm của jihad trong thế giới Hồi giáo hiện đại chủ yếu mang tính tự vệ .

    Từ này đựơc sử dụng nhiều trong quân sự còn tiếp tục đến các thời kỳ cận đại gần đây . Trong đế quốc Ottoman , thành phố Belgrade , một tiền đồn trong cuộc chiến chó6ng lại người Áo , đựơc đặt cho một cái tên có vần điệu là Dar al –Jihad ( Nhà của Jihad) . Vào đầu thế kỷ 19 , khi Muhammad ‘Ali Pasha , nhà lãnh đạo chủ trương canh tân của Ai cập , tiến hành cải cách và quản lý quân đội theo kiểu Anh và Pháp , đã đặt ra “1 bộ chiến tranh” để điều hành quân đồi . Theo tiếng Ả -rập thì bộ này có tên là Bộ các vấn đề thánh chiến ( Diwan al –Jihadiyya) và đứng đầu là Quan giám sát các vấn đề thánh chiến ( Nazir al –Jihadiyya) . Cũng có thể nêu ra một số vi dụ khác cho thấy từ jihad không còn ý nghĩa thánh thần nữa mà chỉ còn giữ hàm ý quân sự . Vào thời cận đại người ta sử dụng lại cả 2 ý nghĩa quân sự và đạo đức , nhưng cách hiểu lại khác nhau và mỗi người áp dụng mỗi cách . Các tổ chức lớn tiếng xưng danh Jihad hiện nay , tại Kashmir , Chechnya ,Palestine và những chỗ khác rõ ràng là không hề sử dụng tử này theo nghĩa phấn đấu về mặt đạo đức .

    Đôi khi Jihad được xem như là Thập tự chính của Hồi giáo, và 2 hình thức này được coi như ít nhiều tương đương với nhau . Trong một chừng mực nào đó , điều này đúng - cả 2 đều được công bố và phát động dưới dạng thánh chiến của đức tin chân chính chống lại kẻ thù vô đạo . Nhưng ở đây có sự khác biệt . Thập tự chinh là 1 hình thức phát triển mới trong lịch sử Cơ đốc giáo và trong một chừng mực là một sự tách rời căn bản ( radical ) ra khỏi những giá trị Cơ đốc giáo cơ bản được rao giảng trong Thánh kinh . Thế giới Cơ đốc giáo luôn bị tấn công từ thế kỷ thứ 7 , và đã bị người Hồi chiếm nhiều vùng lãnh thổ rộng lớn ; quan niệm về 1 cuộc chiến thần thánh ,hoặc thông thường hơn , là 1 cuộc chiến có chính nghĩa cũng đã có từ xa xưa . Tuy nhiên trong cuộc chiến dai dẳng giữa đạo Hồi và đạo Cơ đốc , thì thập tự chinh chỉ mới gần đây , qui mô hạn chế và thời gian xảy ra tương đối ngắn . Jihad xuất hiện từ lúc có lịch sử đạo Hồi - trong kinh sách , trong cuộc đời của đấng Tiên tri , và trong hành động của các giáo đồ cũng như những người kế tục sau ngài . Jihad đã liên tục hiện diện trong lịch sử đạo Hồi và vẫn còn giữ nguyên tính cách cho đến ngày nay . Dĩ nhiên là từ thập tự chinh đi từ gốc là thập ác và nguyên uỷ chỉ dành cho cuộc thánh chiến đối với người theo đạo Cơ đốc . Nhưng trong thế giới Cơ đốc giáo ý nghĩa này đã mất từ lâu và ngày nay thường được dùng với nghĩa là 1 nỗ lực đạo đức dành cho 1 thiện ý . Ta có thể phát động 1 cuộc thập tự chinh vì môi trừơng , vì nước sạch , vì các dịch vụ xã hội tốt hơn , vì nữ quyền và cho nhiều ý đồ khác . Điểm chính là ngày nay từ thập tự chinh không đựơc dùng đúng theo ý nghĩa tôn giáo ban đầu . Jihad cũng được dùng theo nhiều nghĩa khác nhau , nhưng không giống như từ thập tự chinh, nó vẫn giữ được ý nghĩa gốc ban đầu .

    Những ai bị giết trong Jihad được gọi là tử vì đạo ( martyr) , theo tiếng Ả -rập và các ngôn ngữ Hồi giáo khác là shahid . Tiếng Anh martyr đi từ tiếng Hi lạp martys có nghĩa là” nhân chứng”và theo tập quán Cơ đốc – Do thái dùng để chỉ những ai sẳn sàng chịu tra tấn và chết thay vì từ bỏ đức tin . Như vậy hành động tử vì đạo của người này là 1 sự chứng kiến hoặc sự chứng thực đối với đức tin đó , và sẳn lòng chịu chết vì đức tin này . Trong tiếng Ả -rập , shahid cũng có ý nghĩa” chứng kiến”và thường đựơc dịch thành”martyr” , nhưng từ này lại có 1 hàm ý khá khác biệt . Theo thông lệ đạo Hồi , thì từ tử vì đạo ( martyrdom) thường để chỉ cái chết vì jihad và phần thưởng được sung sứơng bất diệt trên thiên đàng , được mô tả chi tiết trong những kinh sách tôn giáo sơ kỳ . Ngược lại , tự sát , là 1 trọng tội và đời đời bị nguyền rũa ngay đối với những người đáng lẽ được lên thiên đàng . Các luật gia cổ điển phân biệt rất rõ giữa cái chết do kẻ thù gây ra và cái chết do tự tử . Chết do kẻ thù giết sẽ lên trời , còn tự tử sẽ xuống địa ngục . Một số luật gia phe chính thống gần đây cùng một số người khác đã cố ý đánh đồng và thậm chí bỏ qua sự khác biệt này , nhưng quan điểm của họ không hề đựơc chấp nhận rộng rãi . Kẻ đánh bom liều chết như thế đã vi phạm đáng kể vào điều cốt lõi về mặt thần học .

    Vì lẽ thánh chiến là 1 nghĩa vụ đối với đức tin , cho nên được qui định cặn kẻ trong shari’a . Các chiến binh jihad không được giết phụ nữ , trẻ em và người già nếu không bị tấn công trước , không đựơc hành hạ tra tấn tù nhân , không được tấn công mà không báo trước sau hưu chiến và phải tôn trọng các cam kết. Các luật gia và thần học thời trung cổ đã thảo luận khá nhiều về các qui luật chiến tranh , có cả những vấn đề như vũ khí nào được phép và không đựơc phép sử dụng . Thậm chí trong các văn bản thời trung cổ lại bàn đến tính hợp lệ của chiến tranh hoả tiển và hoá học , hoả tiển tức là các máy bắn đá (mangonel) và máy lăng đá ( catapult) , còn hoá học là tên có tẩm thúôc độc và bỏ thuốc độc vào các nguồn nước uống của kẻ thù . Về những điểm này có sự sai biệt đáng kể . Các luật gia , có người cho phép , có người hạn chế , có người không nhất trí về việc sử dụng những vũ khí này . Lý do đưa ra là những vũ khí trên gây ra số thương vong bừa bãi . Trong các kinh sách chính Hồi giáo không có đoạn nào cho phép khủng bố và ám sát . Trong kinh sách thậm chí không có điểm nào - theo tôi biết cho đến nay ( tác giả- BL ) – bàn tới việc tàn sát bừa bãi những người vô tội .

    Các luật gia cũng nhấn mạnh là chiến lợi phẩm phải đựơc coi là 1 nguồn lợi phụ , không phải là mục tiêu chính . Một số người còn đi xa hơn nữa khi cho rằng nếu coi chiến lợi phẩm là mục đích chính thì sẽ làm giảm ý nghĩa và tước đi những lợi ích do Jihad mang lại hoặc trước mắt hoặc về sau này .Jihad , nếu muốn hợp lệ , phải được tiến hành”theo con đường của Thượng đế” , và không đựơc vì quyền lợi vật chất .Tuy nhiên , có nhiều tiếng than phiền về việc sử dụng từ Jihad đáng tôn kính cho những mục đích đáng hỗ thẹn . Đặc biệt là các luật gia người Phi phàn nàn về việc các tay buôn nô lệ sử dụng từ Jihad để biện minh cho sự cướp bóc và đòi quyền làm chủ nô đối với các nạn nhân . Luật thánh đòi hỏi phải đối xử tốt với những người không tham gia chiến đấu nhưng lại cho phép kẻ chiến thắng nhiều quyền rộng rãi đối với tài sản và cả đối với nhân thân và gia đình của kẻ chiến bại .Theo những tập tục chung thời cổ đại , kẻ thù bị bắt trong chiến trận và cùng với gia đình sẽ trở thành nô lệ , người chiến thắng có thể đem bán hoặc giữ lại để sử dụng . Hồi giáo thay đổi luật này chút ít bằng cách hạn chế quyền bắt làm nô lệ này đối với những ai bị bắt trong jihad nhưng đối với các hình thức chiến tranh khác thì không có .

    Các luật lệ chiến tranh đối với kẻ bội giáo có phần nào khác và nghiêm khắc hơn đối với các luật về chiến tranh đối với kẻ vô đạo . Kẻ bội giáo dứơi mắt người Hồi giáo còn tệ hơn là kẻ vô đạo . Kẻ vô đạo là người chưa từng thấy đựơc ánh sáng , và luôn hy vọng rằng một ngày nào đó họ sẽ nhìn thấy . Chừng nào mà họ còn tuân thủ một số điều kiện , thì họ vẫn còn nhận đựơc sự khoan dung của nhà nước Hồi giáo và cho phép họ tiếp tục giữ đạo , thậm chí việc tuân thủ các luật lệ tôn giáo của mình . Kẻ bội giáo là người đã biết đựơc đức tin chân chính , dù là ngắn ngủi , rồi lại từ bỏ . Tội này con người không thể tha thứ được , và theo đại đa số các luật gia , kẻ phản bội phải chết – nếu là đàn ông . Đối với đàn bà , do trách nhiệm đựoc coi là ít hơn , chỉ cần đánh roi và bỏ tù là đủ . Thượng đế nhân từ có thể tha thứ cho kẻ phản bội vào kiếp sau , nếu Ngài muốn . Còn con người thì không có thẩm quyền như thế . Sự phân biệt này hiện nay có phần quan trọng , khi các nhà lãnh đạo hiếu chiến kêu gọi 1jihad 2 mặt - chống lại kẻ vô đạo bên ngoài và chống lại kẻ bội giáo bên trong . Phần lớn , nếu không phải là tất cả các nhà lãnh đạo Hồi giáo mà phương Tây chúng ta coi như là bạn và đồng minh thì lại bị đa số dân chúng của họ coi như là kẻ phản bội , và tệ hơn nữa là kẻ bội giáo.
  10. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Từ thời xa xưa , có sự phân biệt về luật pháp giữa những lãnh thổ chiếm đựơc bằng vũ lực ( tiếng Ả -rập là ‘anwatan, tương đương với vi et armis của các luật gia La mã ) và sulban những lãnh thổ có đựơc qua hình thức hưu chiến hoặc đầu hàng hoà bình . Qui định về của cải cướp được , và khái quát hơn , là cách đối xử với dân chúng tại các vùng đất mới chiếm có khác nhau ở nhiều mặt . Theo truyền thống , sự khác biệt đựơc hình tượng hoá tại nhà thờ vào mỗi ngày thứ 6 . Tại các vùng đất chiếm được , anwatan , giáo sĩ mang 1 cây gươm , tại vùng đất qui phục sulban , giáo sĩ cầm 1 cây gậy gỗ . Hình ảnh lưỡi gươm vẫn còn đóng vai trò quan trọng . Cho tới ngày nay, quốc kì của Arabia Saudi có 2 biểu hiện trên nền xanh lá cây . Một là dòng chữ Ả -rập nêu rõ niềm tin Hồi giáo” Thượng đế chỉ có 1 , Muhammad là Tiên tri của Người“. Biểu tượng kia hình ảnh cây gươm không lẫn vào đâu đựơc .

    Có một số thời kỳ , các luật gia thừa nhận 1 tình trạng trung gian giữa nhà Chiến tranh và Nhà của Islam , đó là nhà Hưu chiến ( Dar al-Sulh) hoặc Nhà của giao ứơc ( Dar al-‘Ahd) . Nhà này bao gồm những quốc gia không theo Hồi giáo , thường là Cơ đốc giáo , khi các lãnh đạo những nơi này có ký kết với các nhà lãnh đạo Islam để nộp thuế hoặc cống vật , coi như là tương đương với jizya hoặc thuế thân để được phép tự chủ đối với các vấn đề nội trị . Ví dụ đầu tiên là cam kết giữa Caliph Umayyad ký vào thế kỷ thứ 7 với các ông hoàng theo đạo Cơ đốc tại Armenia . Ví dụ cổ điển của Nhà Hưu chiến là hiệp nghị cam kết vào năm 652 với các nhà cai trị Cơ đốc tại xứ Nubia , theo đó xứ này không phải nộp thuế thân , nhưng hàng năm phải tiến cống một số nô lệ nhất định . Qua cách coi quà tặng như là 1 hình thức tiến cống , các nhà lãnh đạo Hồi giáo và các cố vấn pháp lý có thể điều chỉnh luật pháp xử lý nhiều mối quan hệ chính trị , quân sự và thương mại với các cường quốc không phải Hồi giáo. Phương thưc này không hẵn hoàn toàn biến mất .

    ………..

    Ngay từ đầu , người Hồi giáo đã biết rằng có sự khác biệt giữa các dân tộc trong Nhà chiến tranh . Phần lớn các dân tộc này thờ nhiều thần và thờ ngẩu tượng , là người không hề gây nguy cơ nghiêm trọng nào đối với đạo Hồi và là đối tượng có khả năng cải đạo . Những dân tộc này chủ yếu sống ở châu Á và châu Phi . Ngoại lệ chính là các tín đồ Cơ đốc giáo , được người Hồi giáo thừa nhận là có 1 tôn giáo giống như họ , và như thế chính là kẻ kình địch số 1 trong việc thống trị thế giới – hoặc nói theo cách của họ , là sự giác ngộ thế giới ( enlightenment) .Đạo Cơ đốc và đạo Hồi là 2 nền văn minh đựơc xây dựng trên cơ sở tôn giáo cho nên xung đột với nhau không phải vì sự khác biệt mà chính do sự giống nhau .

    Công trình Hồi giáo xưa nhất còn sót lại nằm ngoài bán đảo Ả -rập là Nhà thờ Đá tại Jerusalem , hoàn tất vào năm 691 hoặc 692 C.E. Công trình này được xây trên nền 1 đền thờ Do thái cổ , theo 1 phong cách riêng và nằm gần các nhà thờ Cơ đốc giáo như Mộ thánh và Nhà thờ Chúa lên trời , là 1 thông điệp rõ ràng cho người Do thái , và quan trọng hơn , người theo đạo Cơ đốc . Đó là: những mặc khải của họ , tuy rằng có lúc xác thực , nhưng sau đó bị những kẻ thủ tự thiếu tư cách làm hư hỏng đi cho nên được thay thế bằng sự mặc khải cuối cùng , toàn bích hơn nằm trong giáo lý Hồi giáo . Cũng như người Do thái bị người Cơ đốc khuất phục và thay thế , thì cái trật tự thế giới Cơ đốc ngày nay phải được thay thế bằng tín ngưỡng Hồi giáo và các Caliph đạo Hồi . Để nhấn mạnh điểm này , tại nhà thờ Đá có trích những dòng từ kinh Qur’an nêu rõ cái mà người Hồi giáo coi là sai lầm của đạo Cơ đốc” Vinh danh thay Thượng đế , không ai là con , là bạn của người”và”Người là Thượng đế , chỉ có một , đời đời . Người không sinh , không ai sinh ra Người và không ai sánh bằng Người“( Qur’an CXII) . Điều này quả là một sự thách đố đối với đạo Cơ đốc ngay tại nơi phát sinh . Một thiên niên kỷ sau việc đồn trú của lính Mỹ tại Arabia được nhiều tín đồ Hồi giáo và nhất là Usama bin Ladin coi như là 1 thách đố tương tự , lần này là đạo Cơ đốc đối với đạo Hồi .

    Để làm rõ thêm sự thách thức đầu tiên này đối với đạo Cơ đốc , lần đầu tiên , vị Caliph cho đúc đồng vàng , mà từ trước đến nay chỉ có người La mã độc quyền . Điểm đáng nói là đồng tiền vàng Hồi giáo đầu tiên , đồng dinar , lại mượn từ chữ La mã denarius . Một số đồng tiền có tên vị Caliph , danh hiệu là Thống lãnh các tín đồ , và một số câu thơ đầy tính luận chiến . Thông điệp rất rõ ràng . Theo cách nghĩ của Hồi giáo , thì người Do thái, và sau đó là người Cơ đốc đã lầm lạc đi theo những tín điều giả dối . Vì thế , cả 2 đạo đều bị loại bỏ , và thay thế bằng đạo Hồi , là sự mặc khải cuối cùng và hoàn hảo của Thượng đế theo thứ tự . Những câu thơ trong kinh Qur’an được viết tại Nhà thờ Đá và trên các đồng tiền vàng qui tội cái mà theo người Hồi giáo là những điều sai lạc tệ hại nhất của đức tin chân thực . Dĩ nhiên còn có thêm một thông điệp nữa của Caliph gởi cho Hoàng đế Cơ đốc “Đức tin của ngươi đã bị băng hoại , ngươi đã hết thời rồi. Ta đây mới là người cai trị của đế quốc của Chúa trên trần gian này“.

    Thông điệp đựơc hiểu rõ , và Hoàng đế coi việc đúc tiền vàng như là lý do tuyên chiến ( casus belli) . Trong hơn một ngàn năm , cuộc chiến đựơc các Caliph Hồi giáo phát động từ nhiều kinh đô khác nhau ở Medina , Damascus , Baghdad, Cairo chống lại các Hoàng đế Cơ đốc giáo tại Constantinople , Vienna và các danh xưng khác sau này , tại các quốc gia phương tây xa xôi hơn. Mỗi vị vua , trong dời của mình , đều là đối tượng chính của Jihad.

    Dĩ nhiên , trong thực tế , việc áp dụng học thuết về jihad không phải lúc nào cũng bạo lực hoặc khắc nghiệt . Tình trạng chiến tranh đúng theo qui tắc có thể tạm ngưng theo hình thức đựơc luật pháp qui định như hưu chiến , nhưng hưu chiến này lại khác ít nhiều với cái gọi là hiệp uớc hoà bình do các cường quốc phương Tây ký với nhau . Đó là những cuộc hưu chiến do Đấng Tiến tri ký với các kẻ thù vô thần của mình , và đã trở thành cơ sở cho những gì mà ta gọi là luật quốc tế của Hồi giáo . Theo Shari’a , phải có nhiệm vụ khoan dung đối với các tôn giáo đã có từ trước do mặc khải thần linh ( Qur’an II,256: Không được ép buộc trong tôn giáo“) . Tại các vùng đất do Hồi giáo cai trị , luật Hồi giáo cho phép người Do thái và Cơ đốc được giữ đạo và quán xuyến công việc của mình , nhưng phải chịu một số bó buộc , quan trọng nhất là thuế thân đánh vào nam giới trưởng thành . Thuế này , được gọi là jizya , đựơc noi rõ trong Qur’an :IX,29 :” Hãy đánh lại những kẻ nào không tin vào Thượng đế hoặc không tin vào ngày phán xét , những kẻ nào không cấm những điều mà Thượng đế và các sứ đồ của Người đã tuyên bố cấm , những kẻ không theo tôn giáo của chân lý , dù rằng chúng có là dân có tên trong Sách thành ( tức là người Do thái và Cơ đốc ) , cho tới khi chính bản thân chúng khúm núm chịu nộp thuế jizya“. Những dòng sau đã được diễn giải theo nhiều cách khác nhau , về mặt văn chương cũng như trên thực tiển .

Chia sẻ trang này