1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi Giáo và những vấn đề lịch sử, địa chính trị có liên quan

Chủ đề trong 'Lịch sử Văn hoá' bởi macay3, 20/06/2014.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chương V

    Sự thất bại của phong trào Cách tân


    Dường như toàn bộ thế giới Hồi giáo đều chịu cảnh nghèo nàn và ách chuyên chế . Cả 2 vấn đề này đều được qui cho nước Mỹ , nhất là đối với những ai cố tình đánh lạc hướng để khỏi bị chú ý – vấn đề thứ 1 là sự thống trị và bóc lột kinh tế của Mỹ mà hiện nay được cải trang qua quít dưới dạng “toàn cầu hóa’ ; vấn đề thứ 2 là sự ủng hộ của Mỹ cho nhiều tay được gọi là độc tài Hồi giáo đang phục vụ cho các mục đích của họ. Toàn cầu hóa là 1 chủ đề chính trên các phương tiện truyền thông Ả -rập, và luôn luôn được coi là có liên quan với sự xâm nhập kinh tế của Mỹ . Tình hình kinh tế càng ngày càng bi đát tại phần lớn thế giới Hồi giáo , khi so sánh không những chỉ với phương Tây mà còn với các nền kinh tế đang lên nhanh chóng tại Đông Á , lại càng làm cho nổi căm giận bùng lên. Chính vì uy thế tột đỉnh của Mỹ , theo cách nhìn của người Trung đông , đã chỉ ra nơi nào để trút sự chỉ trích và hành vi thù địch .

    Sự kết hợp giữa năng suất lao động thấp và tỉ suất sinh cao tại Trung đông đã tạo nên một hỗn hợp bất ổn , giữa 1 dân số lớn và càng ngày càng tăng thêm gồm toàn các thanh niên thất nghiệp , ít học và chán nản. Theo tất cả các chỉ tiêu của Liên hiệp quốc ,Ngân hàng thế giới , và các cơ quan khác , về các vấn đề như tạo việc làm , giáo dục , trình độ công nghệ và năng lực sản xuất, các nước Ả -rập càng ngày càng tụt hậu sau phương Tây . Tệ hơn nữa , là các nước Ả -rập cũng tụt hậu so với những nước mới đi theo con đường cách tân phương tây , như Hàn quốc , Đài loan , Singapore.

    Các con số so sánh về năng lực thực hiện của các nước Hồi giáo, phản ánh trên con số thống kê , lại càng tệ hại . Trong danh sách các nền kinh tế tính theo GDP , xếp hạng cao nhất tại 1 nước đa số đạo Hồi là Thổ nhĩ kì , với 64 triệu dân , chỉ đứng hàng thứ 23 , giữa Áo và Đan mạch , là những nước có số dân xấp xỉ 5 triệu . Nước tiếp theo là Indonesia , với 212 triệu dân , chiếm vị trí thứ 28 , đứng sau Norway với 4,5 triệu dân ,và kế tiếp là Saudi Arabia có 21 triệu dân . Khi so sánh với năng lực mua sắm , nước Hồi giáo đầu tiên là Indonesia xếp hàng thứ 15 , tiếp đến là Thổ nhĩ kì hàng thứ 19 .Nước Ả -rập xếp hạng cao nhất là Saudi Arabia , ở vị trí 29 , sau đó là Ai cập . Về tiêu chuẩn sống , tính theo GDP đầu người , nước Hồi giáo cao nhất là Qatar , vị trí thứ 23 , sau đó là Các tiểu vương quốc Ả -rập ( UEA) , vị trí 25 và Kuwait vị trí 28.

    Xếp theo năng suất công nghiệp , nước Hồi giáo xếp hạng cao nhất là Saudi Arabia , thứ 21 , theo sau là Indonesia , cùng hạng 22 với Áo và Bỉ , còn Thổ nhĩ kỳ cùng hạng 27 với Norway . Xếp theo năng suất chế tạo , nước Ả -rập có vi trí cao nhất là Ai cập , cùng hạng thứ 35 với Norway .Xếp theo kỳ vọng sống , nước Ả -rập cao nhất là Kuwait , hạng thứ 32 , đứng sau Đan mạch và trước Cuba . Về số lượng máy điện thoại trên 100 dân , nước Hồi giáo xếp hạng cao nhất là Các tiểu vương quốc Ả -rập ( UEA) , chiếm vị trí 33 , đi sau Macau , trước Reunion. Về số lượng máy vi tính trên 100 dân , nước Hồi giáo xếp hạng cao nhất là Bahrain , vị trí 30 , trước Qatar vị trí 32 và Các tiểu vương quốc Ả -rập ( UEA) vị trí 34 .

    Về số lượng sách được bán lại là một bức tranh ảm đạm hơn . Trong bảng xếp hạng 27 quốc gia, đầu bảng là Mỹ , cuối bảng Việt nam , không hề có tên một nước Hồi giáo nào cả. Về chỉ số phát triển con người ( HDI ) , Brunei hạng thứ 32 , Kuwait thứ 40 , Qatar thứ 41 , Các tiểu vương quốc Ả -rập ( UEA) 44 , Lybia 66 , Kazakhstan 67 , và Saudi Arabia cùng hạng 68 với Brazil.

    Trong báo cáo về vấn đề Phát triển con người Ả -rập năm 2002 , do 1 tiểu ban gồn các trí thức Ả -rập chuẩn bị và xuất bản dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc , một lần nữa lại phát hiện những điểm đối nghịch đập ngay vào mắt .” Thế giới Ả -rập dịch mỗi năm khoảng 330 quyển sách , bằng 1/5 số sách dịch của Hi lạp . Toàn bộ số sách dịch tính dồn từ thời Caliph Maa’moun ( sic) ( thế kỷ thứ 9) khoảng 100.000 quyển , bằng con số trung bình mà Tây ban nha dịch trong 1 năm . Tình hình kinh tế cũng không khá hơn :”GDP của tất cả các nước Ả -rập cọng lại chỉ được 531,2 tỉ USD vào năm 1999 – còn thấp hơn nước châu Âu là Tây ban nha ( 595,5 tỉ ) .” Một khía cạnh khác của tình trạng kém phát triển được trình bày trong bảng “các nhà khoa học nghiên cứu tích cực , các bài báo , và các tạp chí được trích dẫn thường xuyên tính trên triệu dân , 1987” .


    NướcCác nhà khoa học nghiên cứuCác bài báo có từ 40 lần trích dẫn trở lênSố tạp chí được trích dẫn /1 triệu dân
    Mỹ4662111048142,99
    Ấn độ29509310,04
    Úc2496328017,23
    Thụy sĩ1702852379,9
    Trung quốc15558310,03
    Israel1161716936,63
    Ai cập378210,02
    Hàn quôc225550,12
    Saudi Arabia191510,07
    Kuwait88410,53
    Algeria36210,01
    Không có gì ngạc nhiên , khi so sánh các con số về tình trạng không biết đọc.

    Trong bảng sắp 155 nước có tự do kinh tế năm 2001 , các nước Ả -rập vùng vịnh có vị trí khá tốt , Bahrain hạng thứ 9, Các tiểu vương quốc Ả -rập ( UEA) thứ 14, vàKuwait thứ 42 . Nhưng năng lực kinh tế chung của khối Ả -rập và của khối Hồi giáo nói chung vẫn còn khá nghèo . Theo Ngân hàng thế giới , vào năm 2000 lợi tức bình quân tại các nước Hồi giáo từ Morocco đến Bangladesh chỉ bằng nửa bình quân thế giới , và vào những năm thuộc thập kỷ 1990 GNP kết hợp của Jordan , Syria và Liban - tức là 3 nước Ả -rập láng giềng của Israel - còn thấp hơn Israel một mình . Các con số tính theo đầu người còn tệ hơn . Theo thống kê Liên hợp quốc , GDP đầu người của Israel gấp 3 ,5 lần của Liban và Syria , gấp Jordan 12 lần , và gấp 13,5 lần so với Ai cập .

    Sự đối nghịch với phương tây , và giờ đây với Viễn đông , lại càng làm chưng hửng nhiều hơn. Trong quá khứ , đã có những sự cách biệt như thế nhưng đại đa số quần chúng không hề hay biết . Ngày nay nhờ các phương tiện truyền thông và thông tin hiện đại , ngay cả 1 người dân nghèo nhất , ít học nhất cũng thấy đau xót về sự khác biệt giữa họ với người khác , theo từng mức cá nhân , gia đình , địa phương , và cấu trúc xã hội .

    Sự canh tân về chính trị cũng không đưa đến kết quả tốt hơn - có lẽ còn tệ hơn - so với chiến tranh và kinh tế . Nhiều quốc gia Hồi giáo đã trải qua các định chế dân chủ dưới hình thức này hoặc hình thức khác. Một số nước , như tại Thổ nhĩ kì và Iran , các định chế này là do các nhà cải cách bản xứ có tính thần sáng tạo đưa vào ; tại các nước khác , như tại nhiều nước Ả -rập , các định chế trên được đế quốc dựng lên rồi trao lại khi rút lui . Chỉ trừ ngoại lệ Thổ nhĩ kỳ , tất cả đều là thất bại không cứu vãn được . Các đảng phái chính trị và nghị viện rập theo phương tây hầu như bao giờ cũng đưa đến các nền cai trị độc tài thối nát, được duy trì bằng sự đàn áp và nhồi sọ giáo điều . Mô hình phương tây duy nhất có tác dụng , về mặt đạt được mục đích , là nền độc tài 1 đảng . Đảng Ba’th , có nhiều nhánh chia ra cai trị Iraq và Syria trong nhiều thập kỷ , là sự kết hợp những tính chất tệ hại nhất của mô hình Quốc xã và Liên xô. Từ khi nhà lãnh đạo Ai cập , Tổng thống Nasser , qua đời năm 1970 , không có nhà lãnh đạo Ả -rập nào có được sự ủng hộ rộng rãi bên ngoài nước mình . Thật vậy , không có nhà lãnh đạo Ả -rập dám thử thách quyền lực của mình qua bầu cử tự do . Những nhà lãnh đạo được lòng toàn thể khối Ả -rập là Mu’ammar Qaddafi của Lybia vào những năm thuộc thập kỉ 1970 và gần đây nhất là Saddam Hussein .Vì sao 2 nhà lãnh đạo này , trong số tất cả các nhà lãnh đạo Ả -rập , lại được ủng hộ rộng rãi như thế là 1 điều kinh khủng và cần phải tìm hiểu .

    Nhận định về vấn đề này , sẽ không hề ngạc nhiên khi nhiều người Hồi giáo nói đến sự thất bại của việc hiện đại hóa và ứng phó với các chẩn đoán khác nhau về căn bệnh của xã hội của mình , cùng với các đơn thuốc để chữa trị .

    Đối với nhiều người , câu trả lời là cần hiện đại hóa nhiều hơn , tốt hơn nữa , để đưa vùng Trung đông bắt kịp thế giới hiện đại và đang hiện đại hóa . Đối với những người khác , hiện đại tự nó là 1 vấn đề , là là nguyên nhân của tất cả những nổi thống khổ của họ .

    Nhân dân vùng Trung đông ngày càng ý thức về cái hố sâu càng ngày càng rộng giữa các cơ hội của thế giới tự do bên ngoài biên giới của họ và sự thiếu thốn và áp bức kinh hoàng trong nước . Nỗi căm giận từ đó đương nhiên là nhắm vào trước hết các nhà cầm quyền , và sau đó là nhằm vào những ai vì lý do ích kỷ đã giúp cho những người cầm quyền này giữ được quyền lực . Chắc hẳn là có ý nghĩa khi tất cả những tên khủng bố tham gia vào vụ tấn công 11/9 vào New York và Ngũ giác đài đều đến từ Saudi Arabia và Ai cập – tức là các quốc gia mà các nhà lãnh đạo được coi là thân thiện với Mỹ .

    Một lý do giải thích thực tế kỳ quặc này , do 1 đặc vụ Al Qa’ida đưa ra , là những tay khủng bố từ các quốc gia thân thiện ít bị khó khăn khi xin thị thực vào nước Mỹ . Một lý do có tính cơ bản hơn là tại những nước mà Mỹ nhúng tay duy trì các chế độ độc đoán vốn có thái độ thù nghịch sâu sắc hơn . Một trường hợp đặc biệt , đang được xem xét kỹ hơn , đó là Saudi Arabia , là nơi có một số khá đông thành viên của chính chế độ đó dường như có lúc cũng chia xẻ và hun đúc mối thù nghịch này.
  2. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Chương VI

    Cuộc hôm nhân giữa quyền lực nhà Saudi và lời giảng của Wahhabi


    Việc từ bỏ tính hiện đại để quay về với quá khứ thần thánh đã từng là 1 lịch sử lắm vẻ và đầy ngóc ngách trong vùng và đã phát sinh ra một số phong trào .Quan trọng nhất trong những phong trào này chắc chắn phải là phong trào Wahhabit đặt theo tên người sáng lập Muhammad ibn ‘Abd al-Wahhab ( 1703-1792) , là 1 nhà thần học vùng Najd thuộc Arabia , vùng này do các sheik thuộc gia tộc Saud cai trị . Năm 1744 , Wahhab phát động 1 chiến dịch thanh giáo và phục hưng . Mục đích công khai là quay trở lại Hồi giáo thuần khiết và chân chính của Đấng sáng lập , lột bỏ , và nếu cần , triệt phá tất cả những gì sau này mới thêm vào và làm sai lệch .

    Sự nghiệp của Wahhabi được các nhà cai trị dòng Saud tại Najd chớp lấy, rồi có lúc đã khuyếch trương thành công nhờ vũ lực . Qua nhiều chiến dịch quân sự , họ đã đặt được nền móng cai trị và đức tin tại phần lớn vùng trung và phía đông bán đảo Ả -rập và thậm chí còn tấn công vùng Lưỡi liềm phì nhiêu do đế quốc Ottoman cai trị trực tiếp . Sau khi cướp được Karbala , là thánh địa của dòng Shi’a tại Iraq , họ quay sang chú ý Hijaz và vào năm 1804-1806 , họ chiếm được nơi này và sau đó – theo lời họ - đã làm tinh khiết các thành phố linh thiêng Mecca và Medina . Lúc này rõ ràng là họ đang đối đầu và thách thức sultan của đế quốc Ottoman , người mà nhà cai trị dòng Saud tố cáo là kẻ đã sa ngã , xa rời niềm tin Hồi giáo và là kẻ thoán đoạt tại 1 nhà nước Hồi giáo .

    Đế quốc Ottoman , dù đang ở trong giai đọan suy tàn , nhưng vẫn đủ sức đối đầu với 1 tên phiến lọan vùng sa mạc . Nhờ sự giúp đỡ của viên Pasha tại Ai cập gởi quân tiếp viện , công việc bình định hoàn tất năm 1818 , thủ đô Saudi bị chếm , viên emir Saud bị bắt dẫn về Istanbul xử trảm . Vào thời điểm này , nhà nước Saud không còn tồn tại , nhưng học thuyết của Wahhabi vẫn còn , và từ năm 1823 trở đi , một thành viên khác của tộc Saud phục hồi được 1 lãnh địa Saud , đóng đô tại Riyadh . Một lần nữa , các thủ lãnh của tộc Saud lại đứng ra giúp đỡ và được sự giúp đỡ của các luận điểm của học thuyết Wahhabi.

    Sự ra đời của học thuyết Wahhabi tại bán đảo Arabia vào thế kỷ 18 trong chừng mực nào đó là 1 đáp ứng đối với sự chuyển mình của thời đại . Dĩ nhiên một trong những tình huống đó là sự thoái trào của đạo Hồi và bước tâng công tương ứng của thế giới Cơ đốc. Điều này đã xảy ra từ lâu rồi , nhưng đây là 1 tiến trình chậm và từ từ , và khởi sự tại những vùng biên xa xôi thuộc thế giới Hồi giáo. Đến thế kỷ 18 , nó mới trở nên rõ ràng tại vùng trung tâm . Sự thoái lui lâu dài và chậm của đế quốc Ottoman ở vùng Balkan và sự dấn bưóc của người Anh tại Ấn độ , tuy vẫn còn xa xôi đối với bán đảo Arabia , nhưng tác động của nó vẫn được cảm nhận , một mặt từ phiá đế quốc Ottoman , mặt kia từ phía vùng vịnh Ba tư , và chắc chắn đã được phản ánh qua các khách hành hương từ khắp thế giới Hồi giáo đến Arabia hàng năm . Sự căm giận của những tin đồ Wahhabi không chỉa thẳng vào người bên ngoài , nhưng nhắm vào nhưng người mà họ cho là phản bội và làm giảm uy tín Hồi gian từ bên trong : một mặt là những người chủ trương cải cách canh tân , mặt khác – và đây chính là mục tiêu trực tiếp hơn- đó là những người mà nhóm Wahhabi cho là đã làm thối nát và làm xấu đi di sản Hồi giáo chân chính của Đấng tiên tri và Chiến hữu của Người . Dĩ nhiên ngoài chính họ ra , còn lại họ chống đối mạnh mẽ mọi trường phái hoặc phe phái Hồi giáo , dù đó là Sunni hoặc Shi’a . Họ hết sức chống phái Sufi , tố cáo phái này không những ở chủ trương thần bí và tính khoan dung mà còn ở điểm họ cho rằng phái này thờ phụng tà giáo .

    Ở bất cứ nơi nào , khi có điều kiện thì họ thể hiện niềm tin của mình cực kỳ tàn bạo và nghiêm khắc như phá hủy lăng mộ , báng bổ những chốn linh thiêng mà họ cho là giả ngụy và thờ ngẫu tượng , và tàn sát vô số đàn ông , đàn bà , và trẻ em là những người không đạt đựơc các tiêu chuẩn Hồi giáo thuần khiết và chân chính. Wahhabi cũng thực hiện việc qui tội cho sách và đốt sách . Đó chủ yếu là những công trình Hồi giáo về thần học và luật được coi là trái ngược với học thuyết Wahhabi . Cùng với đốt sách là việc xử tử ngắn gọn những ai viết sách , chép sách hoặc dạy theo sách đó .

    Liên minh lần 2 giữa học thuyết Wahhabi và lực luợng vua Saud bắt đầu vào những năm cuối của đế quốc Ottoman và còn kéo dài đến tận ngày nay. Có 2 sự phát triển vào đầu thế kỷ 20 đã chuyển đổi học thuyết Wahhbi thành 1 lực lượng chính bên trong thế giới Hồi giáo và vượt ra ngoài . Sự phát triển thứ 1 là việc củng cố và mở rộng vương quốc Saudi . Vào những năm cuối cùng của đế quốc Ottoman, Sheikh ‘Abd al’Aziz Ibn Saud ( sinh năm 1880 , trị vì 1902-1953) đã khéo léo chống lại vua Ottoman phía bắc và sự bành trướng quyền lực của Anh ở phía đông bán đảo Ả -rập. Vào tháng 12 năm 1915 , ông ta ký 1 thỏa ước với Anh ; nhờ đó trong khi vừa giữ được nền độc lập , lại nhận đựơc sự trợ cấp và lời hứa sẽ được giúp đỡ nếu bị tấn công. Chiến tranh chấm dứt và sự tan rã của đế quốc Ottoman đã chấm dứt giai đoạn này , và để lại một mình ông ta đối diện với người Anh . Ông ta kiếm chác khá trong hoàn cảnh mới này và có cơ hội mở rộng cương vực thừa kế qua nhiều giai đoạn kế tiếp nhau . Vào năm 1921 , cuối cùng thì ông ta cũng đánh bại được kẻ kình dịch lâu đời là Ibn Rashid tại vùng bắc Najd , sáp nhập lãnh thổ của kẻ thù là lấy tước hiệu là sultan vùng Najd .

    Giờ đến giai đoạn phải chiến đấu quyết liệt hơn , để dành quyền kiểm soát Hijaz. Vùng đất này , có 2 thành phố thiêng liêng của đạo Hồi là Mecca và Medina , trên 1000 năm dưới quyền cai trị của con cháu triều đại Hashimite , hậu duệ của Đấng tiên tri ; những thế kỷ sau này dưới quyền bá chủ lỏng lẻo của đế quốc Ottoman. Sự hình thành các vương quốc Hashimite , do nhiều nhánh của gia tộc này cai trị , tại Iraq và tại Transjordan như là 1 phần của việc tổ chức lại các tỉnh Ả -rập thuộc đế quốc Ottoman trước kia sau khi thế chiến thứ nhất chấm dứt , theo Ibn Saud là 1 sự đe doạ cho vương quốc của mình . Sau nhiều năm quan hệ tồi tệ , vua Hussein tại Hijaz đưa ra 1 lý lẽ nước đôi , một là là tự phong cho mình tước hiệu Caliph , hai là cho kiểm soát chặt chẽ các khách hành hương nhóm Wahhabi khi vào 2 thành phố thiêng liêng này . Ibn Saud phản ứng bằng cách tấn công Hijaz .

    Chiến tranh chinh phục của nhà Saud đạt được thắng lợi hoàn toàn. Lực lượng của họ đầu tiên chiếm Mecca ; sau đó , vào ngày 5 tháng 12 ,1925 , Medina ngoan ngoãn đầu hàng sau khi bị bao vây 10 tháng . 2 tuần sau , vua Ali , người kế nghiệp vua cha Hussein , nhờ viên phó Lãnh sự người Anh tại Jedda báo cho Ibn Saud là ông ta sẽ rút lui khỏi Hijaz cùng với tư trang cá nhân . Được coi là nhà vua thoái vị , ngày hôm sau quân của Saud tiến vào Jedda. Giờ đây rộng đường cho Ibn Saud thoải mái tự xưng là vua Hijaz và Sultan Najd và các vùng phụ thuộc vào ngày 8 tháng giêng năm 1926. Chế độ mới lập tức được các cường quốc châu Âu thừa nhận , đặc biệt là Liên xô đã thông báo ngoại giao cho Ibn Saud” căn cứ trên nguyên tắc quyền tự quyết của dân tộc và xuất phát từ nguyện vọng của nhân dân Hijaz chọn ngài làm vua của họ“. Một hiệp ước chính thức giữa Ibn và nước Anh , thừa nhận sự độc lập toàn vẹn của vương quốc , được ký vào ngày 20 tháng 5 , 1927 . Một số quốc gia châu Âu khác cũng theo gương này.

    Sự thừa nhận từ khối Hồi giáo ngược lại chậm hơn và có tính miễn cưởng hơn. Một phái đoàn Hồi giáo từ Ấn độ viếng Jedda và yêu cầu nhà vua trao quyền kiểm soát các thành phố thiêng liêng cho 1 uỷ ban gồm các đại biểu được tất cả các nước Hồi giáo chỉ định . Ibn Saud không thèm đáp ứng yêu cầu này và tống phái đoàn về Ấn bằng đường biển . Vào tháng 6 năm đó , ông triệu tập Hội nghị toàn Hồi giáo tại Mecca , mời các vua chúa và lãnh đạo các nước Hồi giáo độc lập và đại biểu thuộc các tổ chúc Hồi giáo tại các quốc gia không thuộc quyền cai trị Hồi giáo . Có 69 đại diện từ mọi nước thuộc thế giới Hồi giáo tham dự . Phát biểu trước hội nghị , Ibn Saud nói rõ là giờ đây ông ta là người cai trị Hijaz . Nhà vua có nhiệm vụ gìn giữ các thánh địa và bảo vệ cho người hành hương nhưng lại không cho phép bất cứ sự can thiệp bên ngoài nào xía vào những nhiệm vụ trên.

    Khi đó , ông ta đã làm cho mọi người ngơ ngác . Một số tức giận và bỏ đi ; một số khác thừa nhận trật tự mới . Trong nhóm sau , đáng chú ý nhất là người dẫn đầu đoàn đại biểu tín đồ Hồi giáo ở Liên xô , vị trưởng đoàn này trong bài phỏng vấn của Thông tấn xã Liên xô TASS , đã tuyên bố rằng Hội nghị Hồi giáo này công nhận vua Ibn Saud là người Cai quản các thánh địa , hội nghị cũng kêu gọi nên chuyển giao những phần đất của Jordan sang cho vương quốc Hijaz mới thành lập , và nói chung là bày tỏ sư ủng hộ đối với vua Ibn Saud. Mãi về sau này các quốc gia Hồi giáo và các nước Ả -rập mới thừa nhận . Các hiệp ứơc hữu nghị được ký kết với Thổ nhĩ kỳ và Iran vào năm 1929, với Iraq năm 1930 và với Jordan năm 1933. Ai cập chỉ chính thức cộng nhận sự sáp nhập vào Saudi Arabia khi ký hiệp ứơc vào tháng 5 /1936.

    Vào thời điểm này , vua Ibn Saud nhanh chóng thực hiện việc tổ chức và cơ cấu lại vương quốc bao la của mình và vào tháng 9/1932 , một nhà nước thống nhất với tên gọi là Vương quốc Saudi Arabia đựơc tuyên cáo . Năm sau , ông ta chỉ định người con trưởng , Saud , làm người kế vị ngai vàng .

    Cùng năm đó , cũng có 1 sự kiện lớn khác gây ảnh hưởng đến khu vực , đó là việc ký kết một thỏa hiệp giữa bộ trưởng tài chính Saudi Arabia và đại diện của công ty dầu hỏa Standard Oil of California vào ngày 19 tháng 5 năm 1933 .Nền chính trị Saudi và các học thuyết của Wahhabi giờ đây đã tạo được 1 cơ sở tài chính vững chắc.

    Các quyền lợi của phương tây về mặt dầu hỏa tại Trung đông bắt đầu từ đầu thế kỷ 20 và chủ yếu là do các công ty của Anh , Hòa lan và Pháp nắm giữ . Quyền lợi của Mỹ chỉ mới có vào đầu những năm 1920 , do người Mỹ càng ngày càng lo cho sự cạn kiệt các nguồn dầu mỏ trong nước và lo sợ sự độc quyền của các nước châu Âu đối với dầu mỏ Trung đông. Khởi đầu các công ty Mỹ chỉ là những người hùn hạp nhỏ với các tổ hợp lớn châu Âu khi mới vào thị trường dầu mỏ Trung đông . Standard Oil of California là công ty Mỹ đầu tiên tham gia nghiêm túc việc thăm dò dầu mỏ . Sau một số cố gắng không đạt mấy kết qủa tại các nước vùng Vịnh , cuối cùng , Standard Oil quay sang Saudi Arabia và vào năm 1930 xin phép thăm dò địa chất tỉnh phía đông . Vua Ibn Saud lúc đầu từ chối yêu cầu này nhưng sau đó đồng ý tiến hành thương thuyết , cúôi cùng dẫn tới thỏa hiệp năm 1933. Hiển nhiên , một trong những yếu tố xui nhà vua thay đổi ý kiến là tình hình suy thoái kinh tế bắt đầu từ năm 1929 , từ đó đã làm cho nền tài chính của vương quốc càng ngày càng lâm vào cảnh sa sút nghiêm trọng .

    Chưa đầy 4 tháng sua khi ký kết thỏa hiệp , các nhà địa chất Mỹ đổ bộ lên phía đông Arabia . Đến cuối năm , các nhóm thăm dò đựơc thành lập xong , và năm sau , các toan người Mỹ đã bắt đầu khia thác và xuất cảng được dầu hỏa . Tiến trình phát triển bị gián đọan trong thế chiến thứ 2 nhưng lại tiếp tục khi chiến tranh chấm dứt . Một vài chỉ dẫn cho biết mức độ phát triển qua các con số dầu mỏ được khia thác tại Arabia , tính theo triệu thùng : 1945:21,3 ; 1955: 356,6; 1965: 804,8 ; 1975 : 2.582,5.

    Dầu mỏ xuất ra , tiền bạc ào ào chảy vào đã đem lại nhiều sự thay đổi cho vương quốc Saudi , về cơ cấu nội tại và lối sống , cùng với vai trò và ảnh hưởng đối ngọai , cả tại các quốc gia tiêu thụ dầu mỏ và , mạnh hơn nữa , là trong thế giới Hồi giáo . Sự thay đổi có ý nghĩa nhất là ảnh hưởng của học thuyết Wahhabi và vai trò của những kẻ theo học thuyết này. Học thuyết Wahhabi giờ đây là học thuyết chính thức , đựơc thi hành bởi một chính quyền có nhiều ảnh hưởng nhất trong tòan thế giới Hồi giáo - đó là người cai quản 2 thánh địa linh thiêng nhất của đạo Hồi , nơi mà hàng năm có đến hàng triệu tín đồ đạo Hồi trên khắp thế giới đến hành hương và thực hiện các nghi thức và nghi lễ tôn giáo . Trong khi đó , các thầy giảng và giáo sĩ Wahhabit có dứơi tay nguồn tài chính vô hạn , đem ra phân phát để đẩy mạnh và khuyếch trương học thuyết Hồi giáo mới của họ . Ngay cả tại các nước phương Tây tại châu Âu và Mỹ , nơi mà hệ thống giáo dục công lập đã tốt rồi , nhưng để dạy giáo lý Hồi giáo cho những tân tòng và khi các bậc cha mẹ Hồi giáo muốn giáo dục cho con cái một số cơ bản về truyền thống văn hóa và tôn giáo Hồi giáo , thì duy nhất chỉ có các trung tâm truyền bá giáo lý Wahhabi làm việc này . Việc truyền bá giáo lý này được triển khai tại các trừơng tư , các hội thảo tôn giáo , các trừơng học nhà thờ , trại hè , và càng ngày càng nhiều hơn , tại các nhà tù .

    Theo ngôn ngữ truyền thống Hồi giáo , madrasa là 1 trung tâm giáo dục kiểu đại học , có nghiên cứu , giảng dạy . Madrasa Hồi giáo cổ điển là tiền thân và trên nhiều mặt cũng là khuôn mẫu cho các trường đại học tổng hợp lớn ở châu Âu thời trung cổ . Theo ngôn ngữ hiện đại , từ madrasa có ý nghĩa tiêu cực ; dùng để chỉ một nơi nhồi nhét sự cố chấp và bạo lực . Lấy một ví dụ để chứng minh là khi nghiên cứu lý lịch họat động của một số người Thổ nhĩ kỳ bị bắt vì tình nghi tham gia vào các động khủng bố . Tất cả bọn họ đều sinh ra và được giáo dục tại Đức , không có người nào từ Thổ nhĩ kỳ . Chính phủ Đức không giám sát việc giáo dục tôn giáo của các nhóm thiểu số. Nhưng chính phủ Thổ lại luôn dè chừng những vấn đề này . Tại châu Âu và Mỹ , do nhà nước không muốn can dự vào các vấn đề tôn giáo , việc dạy giáo lý Hồi giáo ở trường và ngoài nhà trừơng hầu như nhà cầm quyền không hề để mắt tới . Tình hình này rõ ràng là tạo điều kiện cho những kẻ liều lĩnh , cuồng tín và có quá nhiều tiền bạc .

    Có lẽ ta có thể diễn tả kết qủa sẽ ra sao bằng 1 ví dụ tưởng tượng . Hãy tưởng tượng là nhóm Ku Klux Klan hoặc tương tự chiếm quyền kiểm sóat hòan tòan bang Texas , chiếm các giếng dầu mỏ cùng với lợi tức từ dầu mỏ , và họ cũng làm như thế , bỏ nhiều tiền ra xây dựng 1 hệ thống các trừơng trung học và cao đẳng trong tất cả thế giới Cơ đốc , nơi nào cũng dán nhản Cơ đốc giáo . Ví dụ tương đương này có phần ít khốc liệt hơn thực tế , bởi vì đa số các nước Cơ đốc đều đứng ra quản lý hệ thống trường công . Tại một số nước Hồi giáo , họ không làm như thế , và các trừơng trung học và cao đẳng do phái Wahhabi bảo trợ là nơi cung cấp một nền giáo dục duy nhất cho các thanh niên Hồi giáo . Bằng cách này , tín đồ Wahhabi mang thông điệp của họ đến các nước theo Hồi giáo và càng ngày càng tăng tại các cộng đồng thiểu số tại châu Âu và Bắc Mỹ . Sinh họat công cọng , giáo dục và thậm chí việc thờ phụng đựơc tổ chức theo khuôn phép Hồi giáo , đều được nhóm Wahhabis tài trọ rộng rãi đến mức kinh ngạc , và như thế phiên bản đạo Hồi mà họ thực hành và rao giảng đều bị chi phối bởi các nguyên tắc và quan điểm của phái Wahhabi . Quyền cai quản các thánh địa và lợi tức từ dầu mỏ đã khiến cho một vùng đất biên địa của nhóm tín đồ cực đoan tại 1 quốc gia xa xôi trở thành 1 trung tâm gây ảnh hưởng trên tòan thế giới ..

    Việc khai thác dầu mỏ đã mang lại một số giàu có vô tận mới và cùng với nó là những mối căng thẳng xã hội mới ngày càng trở nên sâu sắc. Trong xã hội cũ , sự cách biệt giữa giàu và nghèo không nhiều , và hệ qủa cũng có chừng mực – một mặt , giữa người giàu và nghèo có những mối liên kết xã hội truyền thống và , mặt khác , do kiểu sống kín đáo trong gia đình của người Hồi giáo . Quá trình hiện đại hóa lại làm cho hố ngăn cách ngày càng rộng ra , phá hủy những mối ràng buộc xã hội , và do các phương tiện truyền thông đại chúng trở nên phổ biến càng làm cho những hình ảnh bất bình đẳng hiển hiện một cách nhức nhối . Tất cả những điều này đã hình thành 1 lớp người mới , dễ nghe theo giáo lý của nhóm Wahhabi và những nhóm có tư tưởng tương tự , trong số đó có nhóm Huynh đệ Hồi giáo tại Ai cập và Syria và nhóm Taliban tại Afghanistan.

    Sự giàu có do dầu mỏ cũng đem lại những hệ qủa tiêu cực về chính trị , làm hạn chế sự phát triển của các định chế đại diện cho nhân dân .”Không đóng thuế thì không có đại diện”là 1 bứơc quan trọng trong sự hình thành nền dân chủ phương Tây. Rủi thay , điều ngựơc lại cũng đúng- không có đại diện nếu không đóng thuế. Các chính quyền giàu có nhờ dầu mỏ không cần quốc hội để đặt ra thuế và thu thuế , và không ít khi họ chẳng cần đếm xỉa gì đến công luận . Ngay cả từ công luận cũng chẳngcó mấy ý nghĩa trong những xã hội đó. Không tìm ra đựơc lối thóat nào khác , cho nên những nổi bất bình mới , sôi sục đã tìm đựơc cách biểu thị nơi các phong trào tôn giáo cực đoan.

    Hiện nay ta thường gọi những phong trào này là phái chính thống ( fundamentalist). Tên gọi này không được may mắn vì một số lý do . Khởi thủy đó là 1 từ của Tin lành Mỹ , dùng để chỉ một số nhà thờ khác với các nhà thờ thuộc dòng chính phái ở một số điểm . 2 sự khác biệt chính là thần học tự do và sự phê phán kinh thánh , cả 2 đều được coi là có thể phản bác . Thần học tự do đã từng là 1 chủ đề đối với người Hồi giáo trong quá khứ và có thể lại xảy ra trong tương lai . Giáo điều cơ bản của Hồi giáo là kinh Qur’an với từng câu từng chữ đều có tính thần thánh và không thể sai lầm được , và mặc dù có người nghi ngờ về điều này nhưng không ai dám lên tiếng . Những sự khác biệt này không hề giống chút gì với những điều phân biệt giữa phái Hồi giáo chính thống với dòng Hồi giáo chủ đạo , vì vậy từ này có thể gây sai lạc . Tuy nhiên , ngày nay lại trở nên thông dụng , và được dịch nguyên văn sang tiếng Ả -rập , Ba tư và Thổ nhĩ kỳ .

    Sự lu mờ của chủ nghĩa tòan -Ả -rập đã làm chủ nghĩa chính thống trở thành một sự lựa chọn hấp dẫn nhất cho những ai nghĩ rằng phải có một cái gì đó tốt hơn , chân thực hơn và mang lại nhiều hy vọng hơn là các chế độ độc tài lạc lõng đang cai trị , và các ý thức hệ phá sản đựơc tuồn từ bên ngoài vào xứ họ . Sau khi tất cả những phương thuốc chính trị và kinh tế , hoặc do ngọai nhập hoặc do sao chép tại chỗ đều thất bại , dẫn tới sự vỡ mộng và căm giận tạo điều kiện cho những phong trào này phát sinh và tồn tại nhờ tình trạng thiếu thốn và bị lăng nhục . Như nhiều người tại Trung đông và Bắc Phi nhận xét , cả chủ nghĩa tư bản lẫn chủ nghĩa xã hội đều được đem thử rồi cùng chịu thất bại ; cà 2 mô hình phưong Tây và phương Đông đều chỉ tạo ra sự nghèo đói và độc tài . Dường như không công bằng khi nói rằng sau khi độc lập , như tại Algeria chẳng hạn , phương Tây đáng bị trách cứ vì các chính sách Stalinist giả tạo của 1 chính phủ chống- phương Tây , vì sự thất bại của của này và sự lạc lõng của cái kia. Nhưng tình cảm của quần chúng không phải hòan tòan sai khi cho rằng thế giới phương Tây và các tư tưởng phương Tây là nguồn gốc chủ yếu của những thay đổi chính đã làm biến chuyển thế giới Hồi giáo trong thế kỷ vừa qua hoặc về sau. Kết cuộc là , phần lớn những nổi căm giận của thế giới Hồi giáo đều nhắm vào phương Tây , vốn được coi là kẻ cựu thù xa xưa của Hồi giáo kể từ khi có những xung đột đầu tiên giữa các Caliph Hồi giáo và các hòang đế Cơ đốc , và chống cả những người chủ trương theo phương Tây , bị coi là công cụ hoặc tòng phạm của phương tây , là kẻ phản bội đức tin và dân tộc của mình .

    Phái chủ trương chính thống về tôn gíáo hưởng đựơc nhiều ưu thế so với các ý thức hệ cùng tranh giành . Chủ trương này dễ hiểu đối với cả người Hồi giáo có học và thất học . Học thuyết chính thống đưa ra một tập hợp các chủ đề , khẩu hiệu và biểu tượng hết sức quen thuộc có hiệu qủa trong việc huy động sự ủng hộ và đưa ra được 1 lập trừơng phê phán cái gì sai cũng như đưa ra chương trình cải tạo nó. Các phong trào tôn giáo cũng hưởng được một ưu thế thực tiển khác trong những xã hội giống như xã hội vùng Trung đông và Bắc Phi là những nơi đang đựơc cai trị bởi các chế độ độc đóan nhiều hoặc ít : các nhà độc tài có thể cấm các đảng phái họat động , có thể cấm không cho hội họp –nhưng lại không thể cấm việc thờ phụng công cộng , và nếu có , chỉ giới hạn việc giảng đạo trong mộ chừng mực nào đó .
  3. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Kết quả là chỉ còn có các nhóm chống đối tôn giáo mới có nơi hội họp thường xuyên , nơi mà họ có thể tụ tập và tổ chức được 1 mạng lưới nằm ngoài vòng kiểm sóat của nhà nước hoặc ít nhất cũng không bị nắm hòan tòan . Chế độ càng áp bức , thì càng giúp cho nhóm chủ trương chính thống khi tạo cho họ hầu như độc quyền chống đối .

    Chủ trương cấp tiến Hồi giáo bằng quân sự không phải mới có. Đã xảy ra nhiều lần kể từ khi có ảnh hưởng của phương tây vào thế kỷ 18, đã từng có nhiều phong trào chống đối nổ ra dưới hình thức quân sự . Cho đến nay , tất cả đều thất bại . Đôi khi , những phong trào này thất bại một cách dễ dàng và tương đối êm thắm vì bị đánh bại và đàn áp , trong trường hợp này họ cũng đựơc coi là thành công vì có người tử vì đạo . Đôi khi họ thất bại chua xót hơn , khi nắm được quyền lực , nhưng lại phải đối đầu với những vấn đề kinh tế và xã hội mà họ không giải quyết được . Điều thường xảy ra là họ lại trở thành kẻ đi áp bức và cũng nực cuời như người bị họ lật đổ .Chính vào giai đoạn này họ có thể trở nên rất nguy hiểm , nói theo ngôn ngữ phương tây , là khi cuộc cách mang chuyển sang giai đọan Napoleon hoặc giai đoạn Stalinit . Với 1 chương trình xâm lăng và bành trứơng , các phong trào này , giống như các đàn anh phái Jacobin và Bolshevik sẽ có ưu thế là sự tiếp tay của những đội quân thứ 5 tại mỗi nước và mỗi cộng đồng mà họ có những tương đồng về văn hóa .

    Nói rộng ra , phái Hồi giáo chủ trương chính thống là những người cảm thấy ràng tất cả những rối rắm của thế giới Hồi giáo hiện nay không phải là do hiện đại hóa chưa đủ nhưnglà do hiện đại hóa quá mức , theo họ đó là sự phản bội các giá trị Hồi giáo đích thực . Theo họ , phương thúôc là quay về với Hồi giáo đích thực , bao gồm việc bải bỏ tất cả các luật pháp và những điều vay mượn về mặt xã hội từ phương tây và phục hồi Thánh luật Hồi giáo , shari’a , là luật phù hợp của đất nước . Từ quan điểm này , cuộc chiến cuối cùng không phải dành cho kẻ đột nhập phương tây nhưng là để chó6ng lại tên phản bội theo phương Tây trong nước .Kẻ thù nguy hiểm nhất , theo họ ,là những tên Hồi giáo trá ngụy và phản bội đang ngồi cai trị các quốc gia trong thế giới Hồi giáo , và là nhữn kẻ đã nhập cảnhg cũng như áp đặc lối sống của bọn vô đạo lên nhân dân Hồi giáo .

    Điểm này được nêu rõ trong 1 bài viết ngắn của ‘Abd al- Salm Faraq , người Ai cập bị xử tử cùng với đồng bọn vào tháng 4/1982 vì tội danh đã âm mưu và thủ mưu ám sát Tổng thống Sadat . Nhận xét của Faraq cho ta biết rõ thêm về động cơ của hắn :

    Cơ sở để bọn đế quốc hiện diện trên các vùng đất Hồi giáo là những tay cầm quyền tương tự . Đứng ra chống bọn chủ nghĩa đế quốc là 1 công việc chẳng hề mang được lợi ích hoặc vinh vang gì , chỉ tốn thời gian vô ích . Bổn phận của chúng ta là tập trung vào sự nghiệp Hồi giáo , đó là phải thiết lập trước hết , luật của Thượng đế trên đất nước chung ta và làm cho tiếng nói của Thượng đế chiếm ưu thế . Không còn gì nghi ngờ là trận chiến đầu tiên của cuộc thánh chiến là việc tước bỏ quyền lãnh đạo của bọn vô đạo và thay thế bằng 1 trật tự Hồi giáo hòan hảo , và từ đó sẽ giải phóng được năng lực của chúng ta .

    Trong khỏang thời gian từ lúc Tổng thống Sadat bị mưu sát cho đến lúc bắt đựơc bọn sát thủ , người cầm đầu bọn họ đã đắc thắng la to” Ta đã giết được tên Pharaoh! Ta không hề sợ chết”. Theo như cách nhìn nhận của nhiều người phương Tây vào thời đó , nếu dưới mắt các tay sát thủ sai phạm của Sadat là đã ký kết hòa bình với Isael , thì Pharaon là một tên gọi hòan tòan không phù hợp . Rõ ràng là họ không nhắc đến Pharaon như sách giáo khoa Ai cập hiện nay , là người thể hiện đựơc sự vĩ đại và vinh quang của Ai cập cổ đại . Nhưng đó là Pharaon trong sách Exodus , kẻ mà theo Qur’an , là 1 tên độc tài vô đạo đã áp bức dân của Thượng đế . Không còn gì nghi ngờ khi Usam bin Ladin đã gọi Tổng thống Bush theo nghĩa này là Pharaon của thời đại hiện nay. Vào thời kỳ xảy ra Exodus , Con dân Israel là dân của Chúa . Tín đồ Hồi giáo hiện nay không công nhận nhà nước Israel hiện tại là kế thừa hợp pháp của Con dân Israel cổ đại - là Banu Israil trong kinh Qur’an - và những kẻ ám sát Sadat chắc chắn không công nhận sự dàn xếp của ông ta với nhà nước này. Nhưng về sau , khi tra hỏi các tay giết người và đồng phạm mới rõ là theo họ , hòa bình với Israel chỉ là 1 hiện tượng tương đối nhỏ - là 1 triệu chứng , không phải là nguyên nhân của việc phạm trọng tội đã rời bỏ niềm tin vào Thượng đế , đàn áp dân của Chúa và răm rắp theo khuôn mẫu của kẻ thù .

    Chương VII
    Sự ra đời của chính sách khủng bố

    Phần lớn các tín đồ Hồi giáo không phải là người theo phái chính thống và phần lớn những người chính thống không phải là kẻ khủng bố , nhưng đa số những tên khủng bố ngày nay đều là người Hồi giáo và họ hãnh diện xưng mình là người Hồi giáo . Điều này cũng dễ hiểu , người Hồi giáo than phiền rằng khi các phương tiện truyền thông cho rằng các phong trào và hành động khủng bố mang tính”Hồi giáo” và đặt câu hỏi tại sao các phương tiện truyền thông lại không gọi các tay khủng bố và hành động khủng bố của người Ireland và xứ Basque là”Cơ đốc”. Câu trả lời đơn giản và rõ ràng - bởi vì họ không cho mình là như thế . Sự than phiền của người Hồi giáo khá dễ hiểu , nhưng nên hướng sự than phiền đó về phía những kẻ tạo ra tin tức , thay vì về phía những người tường trình . Usama bin Ladin và các đệ tử Al-Qa’ida của ông ta có thể không đại diện cho đạo Hồi , và nhiều lời phát biểu và hành động của họ mâu thuẫn hòan tòan với các nguyên tắc cơ bản và giáo lý của Hồi giáo , nhưng tất cả những điều trên lại do chính nền văn minh Hồi giáo sản sinh ra , cũng như Hitler và chủ nghĩa Quốc xã phát sinh từ chính thế giới Cơ đốc ( Christendom ) , và chúng cũng phải được xét trong chính khung cảnh văn hóa , tôn giáo và lịch sử .

    Có nhiều hình thái cực đoan Hồi giáo thịnh hành hiện nay. Được biết nhiều nhất là nhóm cấp tiến có chủ trương lật đổ là Al-Qa’ida và những nhóm tương tự tại các nước Hồi giáo ; nhóm chủ trương chính thống ưu tiên ( pre-emptive ) của chế độ Saudi và cuộc cách mạng nhằm thay đổi định chế của tầng lớp lãnh đạo đang cầm quyền tại Iran . Tất cả các nhóm này đều có 1 điểm chung đó là có nguồn gốc Hồi giáo , nhưng một số lại đi chệch rất xa nguồn gốc này .

    Tất cả các nhóm cực đoan khác nhau đều thần thánh hóa hành động của họ thông qua cách trích dẫn đầy đạo lý trong bản văn Hồi giáo , nhất là kinh Qur’an và các truyền thuyết về Đấng tiên tri , và tất cả 3 nhóm đều được cho mình là chân thực hơn , thuần khiết hơn , trong sáng hơn và sát với Hồi giáo hơn so với hình thái đạo Hồi đang được đại đa số những người Hồi giáo thực hành và được phần lớn , tuy không phải là tất cả , giới lãnh đạo tôn giáo chuẩn nhận .Tuy nhiên , những nhóm này lại tùy nghi lựa chọn và diễn giải những bản văn thiêng liêng. Ví dụ , khi nghiên cứu những lời dạy của Đấng tiên tri , họ không sử dụng các phương pháp được thử thách qua thời gian do các nhà luật học và thần học phát triển để kiểm định tình chính xác và chân thực của các truyền thuyết truyền khẩu , thay vào đó họ chấp nhận hay gạt bỏ ngay cả những bản văn thiêng liêng tùy theo nội dung có phù hợp hoặc mâu thuẩn với lập trường hiếu chiến và giáo điều của họ hay không . Một số còn đi xa hơn nữa đòi “hủy bỏ” hoặc”thủ tiêu”một số vần thơ trong kinh Qur’an . Lý luận đưa ra để biện minh cho điều này là những vần thơ trên được mặc khải vào những năm đầu khi Đấng Tiên tri bắt đầu sứ mệnh của mình cho nên có thể được thay thế bằng những mặc khải sau này , có thể là vì chín chắn hơn.

    Một ví dụ minh họa cho những sự chệch hứơng là sắc lệnh tôn giáo ( fatwa) nổi tiếng do Ayatollah Khomeini đưa ra vào ngày 14 tháng 2/1989 để chống lại nhà văn Salman Rushdie vì ông này viết quyển sách Những vần thơ quỉ . Trong fatwa , Ayatollah Khomeini thông báo”cho tất cả các tín đồ Hồi giáo mộ đạo trên thế giới rằng dòng máu của tác giả quyển sách này… quyển sách đã được biên sọan , in ấn và xuất bản đều chống lại đạo Hồi , chống Đấng tiên tri và kinh Qur’an , cũng như những ai tham gia vào việc xuất bản dù biết rõ nội dung quyển sách , đều được coi là phải trả giá vì hành động của mình . Ta kêu gọi tất cả các tín đồ Hồi giáo phải giết chúng cho nhanh , ở bất cứ nơi nào gặp được chúng , để cho không còn có kẻ nào dám xúc phạm đến tính thiêng liêng của Hồi giáo . Ai hy sinh khi thực hiện điều này sẽ được coi là tử vì đạo”Để ứng trước cho phần thưởng trên thiên đàng , 1 quĩ từ thiện tại Tehran treo giải thưởng 20 triệu tuman ( khỏang 3 triệu USD thời đó theo giá chính thức , tương ứng với 170.000 USD giá chợ đen ) cho người Iran , hoặc 1 triệu USD cho người nước ngoài nào giết được Salman Rushdie . Vài năm sau đó , quĩ trên có tăng thêm tiền thưởng , tuy tin này không được xác nhận.

    Dĩ nhiên là , đối với nhiều độc giả không nắm vấn đề tại châu Âu cho rằng “ban bố 1 fatwa” cũng tương đương với việc “đưa ra 1 hợp đồng”- tức là nhắm vào 1 nạn nhân , hứa thưởng bằng tiền khi giết được . Cũng giống như madrasa , từ fatwa , theo cách hiểu thông thường trên thế giới , có ý nghĩa hòan tòan tiêu cực . Trên thực tế , đây là 1 điều cực kỳ vô lý .Fatwa là 1 từ kỹ thuật trong luật học Hồi giáo để chỉ 1 ý kiến về luật hoặc việc áp dụng 1 điểm nào của luật . Trong shari’a , fatwa tương đương với responsa prudentium của luật La mã . Nhà luật học Hồi giáo được phép ban bố 1 fatwa được gọi là mufti , đây là 1 phân từ chủ động ( active participle ) có cùng gốc từ . Khi sử dụng 1 fatwa để kết án tử hình và chiêu mộ kẻ giết người , chính vị Aytollah này đã di chệch khá xa chuẩn mực Hồi giáo .

    Sự chệch hứơng này không những nằm ở phán quyết và sự tuyên án , mà còn ở ngay bản chất của lời buộc tội . Xúc phạm đến Đấng tiên tri - là lời buộc tội dành cho Salman Rushdie - chắc chắn là 1 vi phạm theo luật Hồi giáo , và các luật gia Hồi giáo thảo luận khá cặn kẻ về lời cáo buộc này . Hầu như tất cả các ý kiến thảo luận đều tập trung vào vấn đề một người dân không theo đạo Hồi sống tạị 1 nước Hồi giáo và người này xúc phạm đến Đấng tiên tri . Các luật gia chú ý nhiều đến định nghĩa thế nào là một sự vi phạm , luật làm chứng và hình phạt thích hợp . Họ đều ái ngại rằng những lời buộc tội dành cho sự vi phạm này không nên được sử dụng như là 1 công cụ để trả thù riêng , và nhấn mạnh cần phải xem xét cẩn thận các chứng cứ trước khi tuyên án . Đa số cho rằng hình thức đánh đòn bằng roi và giam giữ có thời hạn là đủ để trừng phạt – mức độ đánh đòn bằng roi nhiều hay ít và thời gian bị giam phụ thuộc vào mức độ nặng nhẹ của sai phạm . Khó mà nghĩ đến trừơng hợp 1 tín đồ Hồi xúc phạm đến Đấng tiên tri và thật ra cũng rất hiếm gặp . Nếu có, thì hành động này tương ứng với sự phản đạo .

    Đây là 1 lời buộc tội đặc biệt chống lại Salman Rushdie . Phản đạo là 1 tội trọng theo luật Hồi giáo , đối với đàn ông đây là tội chết .Nhưng nên nhớ là ở đây đề cập đến luật . Luật pháp Hồi giáo là 1 hệ thống luật và tư pháp , không phải chỉ có treo cổ và khủng bố . Luật này đề ra các qui trình theo đó 1 người bị tố cáo vi phạm sẽ được mang ra xét xừ , đối mặt với nguyên cáo , và có cơ hội tự bào chữa . Thẩm phán theo đó sẽ đưa ra phán quyết , và nếu thấy người bị tố cáo có tội , sẽ tuyên án .

    Tuy nhiên cũng còn có 1 quan điểm khác , do một thiểu số các luật gia chủ trương , cho rằng một tín đồ Hồi giáo xúc phạm đến Đấng tiên tri là 1 lỗi rất nặng , phải trực tiếp hành hình ngay , và có thể , đúng ra là phải , bỏ qua tất cả các thủ tục buộc tội , xét xử , và kết án . Quan điểm này căn cứ theo 1 lời dạy được gán cho chính Đấng tiên tri nói ra , nhưng chưa được công nhận rộng rãi là đúng như vậy :’ Nếu có kẻ lăng mạ ta , tín đồ Hồi giáo nào nghe được đều phải giết hắn ngay”. Thậm chí trong số các nhà luật học chấp nhận tính chân thực của lời dạy này , cũng có sự bất đồng . Một số người cho rằng cần có một số hình thức thủ tục hoặc thẩm quyền , và nếu không được phép, thì việc hành quyết không qua thủ tục chỉ là mưu sát và đã là mưu sát tức là phạm tội cần phải xử . Những người khác cho rằng lời dạy như được chép lại đã chỉ rõ rằng việc hành quyết ngay , bỏ qua thủ tục dành cho kẻ phạm thánh không những hợp với luật mà còn là 1 điều bắt buộc , và ai mà không thực hiện theo lời dạy này , thì coi như chính họ cũng phạm lỗi . Thậm chí những thẩm phán cổ điển theo nhóm cực đoan và nghiêm khắc nhất chỉ đòi hỏi 1 tín đồ Hồi giáo phải giết kẻ nào xúc phạm đến đấng tiên tri khi chính bản thân mình nghe thấy . Họ không nói gì đến việc thuê người đi giết vì nghe qua người khác xúc phạm đến Đấng tiên tri tại 1 đất nước khác xa xôi .

    Việc thần thánh hóa hành động giết người nêu trong fatwa của Khomeini là 1 hình thức cao hơn trong việc thực hiện – và tôn sùng – việc ám sát liều chết.

    Nếu ta nghiên cứu tài liệu lịch sử , ta sẽ thấy phương cách tiến hành chiến tranh của Hồi giáo không khác nhiều với phương cách của người Cơ đốc , hoăc của người Do thái trong những thời kỳ rất xa xưa và thời kỳ rất cận đại khi sự lựa chọn này mở ra trước mặt họ . Trong lúc người Hồi giáo , có lẽ thường xuyên hơn so với người Cơ đốc , tuyên chiến với tín đồ của các tôn giáo khác nhằm đưa họ vào quĩ đạo của Hồi giáo , người Cơ đốc – không tính đến trường hợp các cuộc Thập tự chinh - có khuynh hướng tham gia các trận chiến đấu nội bộ tôn giáo để chống lại những kẻ ly giáo hoặc kẻ theo dị giáo . Còn người Hồi giáo , hiển nhiên là căn cứ theo những hành động chínhtrị và quân sự của người sáng lập , sẽ chọn 1 quan điểm thực tiển hơn là những gì được ghi trong sách Phúc âm về các mối liên hệ xã hội và nhà nước . Quan điểm của họ gần với quan điểm được ghi trong các sách thuộc Cưu Ước , và các học thuyết về việc trừng phát người Amalekites , hơn là với quan điểm của Đấng Tiên tri và của Phúc âm . Người Hồi giáo không được dạy là phải chìa má trái nếu đã bị tát má phải , hoặc rèn lưỡi gươm thành lưỡi cày và rèn giáo thành kéo tỉa cây (Isaiah 2:4) . Tuy nhiên , những lời giáo huấn này không cản được người Cơ đốc gây ra một lọat các cuộc chiến đẩm máu bên trong thế giới Cơ đốc và chiến tranh xâm lược ra nước ngoài.

    Điều này tạo ra 1 vấn đề lớn hơn liên quan đến thái độ của tôn giáo đối với bạo lực và vũ lực, và nhất là đối với hành vi khủng bố .Tín đồ của nhiều giáo phái có lúc viện dẫn đến tôn giáo khi ra tay thực hiện việc giết người , lẻ tẻ hoặc hàng lọat . Thậm chí có 2 từ phát xuất từ các phong trào như thế từ các tôn giáo phương Đông đã đi trở thành tiếng Anh : thug ( kẻ sát nhân ) từ Ấn độ , và assassin ( kẻ ám sát ) từ Trung đông , cả 2 từ này đều gợi nhớ đến những giáo phái cuồng tín tôn thờ hành động đi giết những ai mà họ xem là kẻ thù của niềm tin của mình

    Thực hành và sau đó là lý thuyết về hành động ám sát trong thế giới Hồi giáo xuất hiện từ rất sớm , từ các cuộc tranh giành quyền lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo . Trong số 4 vị Caliph đầu tiên của đạo Hồi , thì 3 vị đã bị ám sát , vị thứ 2 do 1 tên nô lệ Cơ đốc căm giận giết chết , vị thứ 3 và thứ 4 do những tín đồ sùng đạo nổi lọan giết chết vì những kẻ này tự cho mình là đao phủ thực hiện ý muốn của Thượng đế . . Vấn đề trở nên bức xúc vào năm 656 C.E khi các phiến lọan Hồi giáo ám sát ‘Uthman , vị Caliph thứ 3. Cuộc chiến đầu tiên trong 1 lọat các nội chiến là về vấn đề liệu những kẻ giết người đã làm xong hoặc xem thường điều răn của Chúa . Luật và truyền thống Hồi giáo ghi rất rõ ràng về nhiệm vụ phải phục tùng người lãnh đạo Hồi giáo . Nhưng họ cũng trích dẫn 2 câu nói theo họ là của Đấng Tiên tri :”Không được phục tùng gây tội ác”và” Không được phục tùng kẻ nào chống lại Đấng Tạo hóa : . Nếu nhà cai trị ra lệnh trái với luật của Thượng đế , thế thì không cần phải tuân phục nũa . Ý niệm giết kẻ độc tài - cách lọai bỏ kẻ độc tài được coi là hợp lệ - không phải do Hồi giáo sáng tác ; mà chính đã có từ rất xa xưa , đều có ở người Do thái , Hy lạp , và La mã , và những ai thực hiện hành động này thường được ca ngợi như những bậc anh hùng.

    Các thành viên của giáo phái Hồi giáo , phái Ám sát ( assassin đi từ gốc Ả -rập Hashishiyya ) , họat động mạnh ở Iran , và sau đó ở Syria từ thế kỷ thứ 11 đến thế kỷ 13 , dường như là những người đầu tiên đã chuyển đổi 1 hành động được đặt theo tên của họ sang thành 1 hệ thống và 1 ý thức hệ . Trái với sự tin tưởng thông thường , các nỗ lực của họ trước tiên không nằm vào các chiến binh Thập tự chinh nhưng là để chống lại các nhà lãnh đạo Hồi giáo , những người mà theo họ là bọn sóan ngôi vô đạo .Về mặt này , bọn Ám sát đúng là bậc tiền bối thực sự của những tên được gọi là khủng bố Hồi giáo ngày nay , bởi vì một số trong nhóm này công khai bày tỏ quan điểm như thế. Cái tên Hashishiyya , có nghĩa là người hít cần sa ( hashish ) , vốn do các kẻ thù Hồi giáo của họ đặt cho . Còn chính họ , họ gọi mình là fidayeen , từ tiếng Ả -rập fida’i - người sẵn sàng hy sinh cuộc sống cho sự nghiệp.

    Sau khi phái ám sát bị đàn áp và tiêu diệt vào thế kỷ 13 , cái tên này không còn được sử dụng . Cho đến giữa thế kỷ 19, từ này mới được một nhóm mưu phản người Thổ đem ra sử dụng lại , nhóm này âm mưu lật đổ và , nếu có thể được , ám sát vua Sutan . Âm mưu bị lộ , các tay chủ mưu bị ngồi tù . Từ này tái xuất hiện tại Iran , do nhóm gọi là Fida’iyan –i Islam , tức là fida’i của Islam , là 1 nhóm khủng bố tôn giáo chính trị tại Tehran . Nhóm này từ khi bắt đầu họat động năm 1943 , cho đến lúc bị đàn áp năm 1955 , đã tiến hành một số vụ mưu sát chính trị . Sau khi ám sát Thủ tướng Iran không thành công vào tháng 10 năm 1955, họ đều bị bắt , truy tố và những kẻ đầu đảng bị xử tử . Từ những năm 1960 trở đi , từ này được phái chủ chiến PLO ( Tổ chức Giải phóng Palestin) làm sống lại , để chỉ những tay tham gia họat động khủng bố trong tổ chức Palestin.

    Về cả 2 mặt , việc chọn lựa vũ khí và chọn ra nạn nhân , phái Ám sát khác rất nhiều với những người kế tục hiện nay. Đối tượng của ho luôn luôn là 1 người , là lãnh đạo cao cấp về chính trị , quân sự , tôn giáo , kẻ được coi như là nguồn gốc của cái ác . Chỉ có người này , và chỉ một mình người này , mới bị giết. Hành động này không phải là khủng bố theo nghĩa thông dụng hiện nay nhưng đúng ra chỉ là ám sát có mục tiêu . Vũ khí luôn luôn chỉ là chiếc dao găm . Sát thủ không thèm sử dụng thúôc độc , nỏ và những vũ khí khác có thể sử dụng từ xa , và sát thủ cũng không mong -hoặccó ý định , hoặc ước muốn – được sống sót sau khi thực hiện nhiệm vụ mà khi làm xong , hắn ta sẽ được thưởng công trên Thiên đàng. Nhưng dù với bất cứ tình huống nào , họ cũng không hề tự sát , mà chỉ chết trong tay kẻ thù . Cuối cùng những căn cứ họat động mạnh của họ tại Iran và Syria bị nhóm quân sự phá hủy . Cũng có nhiều khả năng là nhóm ám sát hiện đại một ngày nào đó cũng sẽ bị đánh bại , nhưng với nhiều khó khăn và lâu dài . Các tay Ám sát thời trung cổ thuộc nhóm cực đoan , cách biệt rất xa với dòng Hồi giáo chủ đạo . Nhưng với những kẻ bắt chứơc này nay ,điều này không còn đúng .

    Thế kỷ 20 đã làm sống lại những họat độngnhư thế tại vùng trung đông , dưới nhiều hình thức và các mục đich khác nhau và chính họat động khủng bó cũng đã trải qua nhiều giai đoạn . Vào những năm cuối cùng của đế quốc Anh , nước Anh đế quốc đối diện với nhiều phong trào khủng bố tại các thuộc địa vùng Trung đông , nơi có 3 nền văn hóa : người Hy lạp tại Cyprus , người Do thái tại Palestin, và người Ả -rập tại Aden . Động cơ của 3 nhóm này là chủ nghĩa quốc gia , hơn là vì tôn giáo . Dù rằng họ rất khác nhau về hòan cảnh xuất phát và tình huống chính trị , nhưng về chiến thuật họ lại có những điểm tương đồng cơ bản . Mục đích của họ là thuyết phục đế quốc thấy rằng không đáng phải đổ máu để bám víu khu vực này . Phươngpháp của họ là tấn công các cơ sở quân sự , và trong chừng mực , nhân viên và cơ sở hành chính . Tất cả 3 nhóm đều họat động trong phạm vi lãnh tổ của mình và thường thì họ cố tránh gây thương vong cho người không liên can . Cả 3 nhóm đều đạt được mục tiêu mong muốn của họ .

    Đối với bọn khủng bố kiểu mới , việc tàn sát thường dân vô tội và không liên can không phải là “tổn thất phụ ( collateral damage ) mà là mục tiêu chính . Điều không tránh khỏi là, phản công chống lại những tên khủng bố - có bao giờ chúng mặc đồng phục - lại cũng nhắm vào các thường dân.Chính sự mù mờ này đã giúp rất nhiều cho bọn khủng bố và những kẻ có cảm tình với chúng .

    Nhờ sự phát triển rất nhanh của các phương tiện truyền thông , nhất là qua truyền hình , những hình thái họat động khủng bố gần đây không nhắm vào các mục tiêu kẻ thù chuyên biệt và giới hạn nhưng nhắm vào dư luận tòan cầu . Mục tiêu chủ yếu của chúng không phải là nhằm đánh bại hoặc thậm chílà suy yếu kẻthù về mặt quân sự , nhưng để cho ai cũng biết đến họ và tạo ra sự sơ hãi – đó là 1 chiến thắng về mặt tâm lý . Hình thức họat động khủng bố tương tự cũng được một số nhóm tại Đức , Ý , Tây ban nha và Ireland áp dụng . Tổ chức giải phóngPalestine(PLO) nằm trong nhóm thi hành theo kiểu này thành công và bền bỉ nhất .

    PLO được thành lập năm 1964 nhưng đến năm 1967 mới đóng vai trò quan trọng , sau khi quân đội khối Ả -rập bị thất trận trong cuộc chiến – 6 -ngày . Chiến tranh qui ứơc thất bại , đây là lúc thử tìm phương pháp khác . Mục tiêu trong hình thức đấu tranh vũ trang này không phải là các cơ sở quân sự hoặc các cơ quan chính phủ vốn được bảo vệ cẩn mật , nhưng lại là những nơi công cọng , có đông nggười tụ tập , đa số là dân thường và các nạn nhân không nhất thiết phải có liên quan đến kẻ thù chính thức . Một số ví dụ của chiến thuật này như , vụ cướp 3 máy bay vào năm 1970 – 1 của Thụy sĩ , 1 của Anh , và 1 của Mỹ - 3 chiếc này đều được đưa tới Amman ; vụ mưu sát các vận động viên Israel tại Thế vận hội Munich ; vụ chiếm đóng tòa Đại sứ Saudi Arabia tại Khartoum và giết chết ở đây 2 nhà ngoại giao Mỹ và 1 của Bỉ ; vụ cướp tàu du lịch Achille Lauro của Ý vào năm 1985 đã giết chết một hành khách tàn tật . Những vụ tấn công khác nhắm vào trường học , nơi mua sắm , discotheque , và thậm chí còn nhắm vào các khách sắp hàng chờ tại các phi trừơng châu Âu . Những họat động này cùng với nhiềuchiến dịch khác do PLO thực hiện đã đạt được mục tiêu trước mắt của họ khá thành công - đưa được các hàng tin dòng đầu trên các báo và trên màn ảnh nhỏ . Đôi khi các họat động này dành được sự ủng hộ to lớn từ những nơi không ngờ tới và làm cho các thủ phạm đóng vai trò quan trọng trong những căng thẳng quốc tế . Có điều hơi ngạc nhiên là có kẻ khác được khuyến khích làm theo gương của họ. Bọn khủng bố Ả -rập của những năm thuộc thập niên 1970 và 1980 tuyên bố thẳng thừng là họ phát động chiến tranh vì lý tưởng quốc giaPalestine hoặc Ả -rập , chứ không phải vì Hồi giáo . Thật vậy , một tỉ lệ khá lớn các nhà họat động và lãnhđạo PLO là người Cơ đốc.

    Nhưng dù họ có thành công về mặt truyền thông , PLO lại không đạt được các kết qủa đáng kể tại nơi mà họ quan tâm – tạiPalestine . Tại các quốc gia Ả -rập , trừ Palestine, các phái theo chủ nghĩa dân tộc đều đạt được mục đích - đó là làm cho các nhà cai trị nước ngọai bại trận và cuốn xéo , là thành lập được chủ quyền quốc gia với sự cai trị của các nhà lãnh đạo dân tộc .
  4. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Có lúc , những từ như tự do và độc lập được coi như ít nhiều đồng nghĩa và thay thế cho nhau được . Tuy nhiên , qua kinh nghiệm buổi đầu sau khi đạt được độc lập lại cho thấy rằng đây là 1 sai lầm buồn . Độc lập và tự do rất khác nhau ,và lắm khi đạt được cái này ; lại có nghĩa là chấm dứt cái kia , và sự thay chỗ cho các vị chúa tễ ngoại bang bằng 1 bạo chúa trong nước , lão luyện hơn, gần gũi hơn , và độc đóan không giới hạn .

    Sự cần thiết có 1 lời giải thích mới cho biết cái gì sai , và có chiến lược để uốn nắn càng ngày càng trở nên bức thiết và sôi sục . Cả 2 vấn đề đều được tìm thấy , trong tình cảm và bản sắc tôn giáo . Sự lựa chọn này không mới . Vào nửa đầu thế kỷ 19 , khi các đế quốc châu Âu tiến công vào nhiều vùng đất Hồi giáo, thì sự kháng cự đáng kể nhất đối với sự tiến công này nổ ra dưới chiêu bài tôn giáo . Người Pháp tại Algeria , người Nga tại vùng Caucase , người Anh tại Ấn độ , tất cả đều phải đối mặt với những vụ nổi dậy lớn vì tôn giáo , những vụ này chỉ bị dẹp tắt sau những cuộc đàn áp dài ngày và đầy gian khổ.

    Một giai đọan mới trong việc huy động tôn giáo bắt đầu bằng 1 phong trào gọi là chủ nghĩa tòan Hồi giáo ( pan-Islamism) theo ngôn ngữ phương Tây . Manh nha vào những năm thuộc thập kỷ 1860 và 1870 , phong trào này học hỏi phần nào tấm gương của người Đức và người Ý đã chiến đấu thành công thống nhất đất nước trong những năm đó . Những người Hồi giáo cùng thời khi bắt chứơc tấm gương trên chỉ nhận mình là tìn đồ đạo Hồi và đã định nghĩa mục tiêu chiến đấu của mình bằng những từ ngữ tôn giáo và cho cộng đồng hơn là chủ nghĩa dân tộc và ái quốc , là những từ vẫn còn xa lạ vào lúc ấy . Nhưng với sự bành trứơng của ảnh hưởng và giáo dục phương Tây , những ý tưởng chủ nghĩa quốc gia và ái quốc này bén rễ và một thời gian sau chi phối cả 2 mặt chiến đấu và tư tưởng tại các nước Hồi giáo . Tuy nhiên , về tôn giáo , bản sắc và sự trung thành vẫn còn được cảm nhận sâu đậm và được thể hiện trong nhiều phong trào tôn giáo , nhất là nhóm Huynh đệ Hồi giáo . Khi các ý thức hệ thế tục bị thất bại một cách tệ hại , thi những phong trào tôn giáo trên lại đóng vai trò quan trọng mới , đứng ra chiến đấu và nhiều chiến sĩ của các phong trào này vốn là các nhà họat động theo chủ nghĩa dân tộc đã thất bại .

    Đối với nhóm chủ trương chính thống cũng như nhóm theo chủ nghĩa dân tộc , các chủ đề về lãnh thổ đều quan trọng nhưng dưới 1 hình thức khác, nan y hơn. Lấy ví dụ , đối với nhóm chính thống nói chung , không có hòa bình hoặc nhân nhượng gì với Israel cả , bất cứ sự nhượng bộ nào cũng là 1 bước để tiến tới giải pháp cuối cùng thực sự - đó là sự xóa sổ nhà nước Israel ,trả lại đất đất cho ngườiPalestineHồi giáo , những người chủ thật sự , còn đối với kẻ xâm lăng , chỉ có cái chết hoặc trục xuất . Tuy nhiên , điều này không có nghĩa là đã làm thỏa mãn các yêu cầu của nhóm chính thống, yêu cầu của họ bao gồm mọi vùng đất tranh chấp khác - thậm chí khi chiếm được cũng chỉ là 1 phần trong cuộc chiến đấu lâu dài nhằm thống trị tòan thế giới.

    Chiến thuật cũ được giữ lại phần lớn , phần có tính mạnh bạo trội hơn nhiều .Khi chiến thắng cũng như khi thất bại , bọn khủng bố tôn giáo áp dụng có cải tiến những phương pháp do các nhà họat động theo chủ nghĩa dân tộc vào thế kỷ 20 đưa ra , nhất là việc họ không hề động lòng khi tàn sát những người vô tội . Sự dững dưng này đạt đến mức độ mới trong chiến dịch khủng bố do Usama bin Ladin t phát động vào đầu thập niên 1990 . Ví dụ đầu tiên là vụ đánh bom 2 tòa đại sứ Mỹ tại Đông Phi vào năm 1998 . Để giết 12 nhà ngọai giao Mỹ , các tên khủng bố không do dự tàn sát trên 200 người Phi , đa số là tín đồ Hồ giáo , tình cờ có mặt gần đó . Trong số báo ngay sau những vụ tấn công này , tờ báo tiếng Ả -rập Al-Sirat al- Mustaqim của nhóm chính thống , xuất bản tại Pittsburg, Pennsylvania , bày tỏ sự đau buồn đối với các”tử vì đạo”, những người hy sinh tính mạng trong các hiến dịch trên và còn đăng tên những kẻ này theo danh sách được văn phòng Al Qa’ida tại Peshawa , Pakistan cung cấp. Người viết bày tỏ hy vọng”rằng Thượng đế sẽ… cho chúng ta gặp họ trên thiên đàng”. Sự coi rẻ mạng người ởmức độ cao hơn là cơ sở cho những hành động thực hiện tại New York và Washington vào này 11 tháng 9 năm 2001.

    Một khuôn mặt đáng chú ý trong các chiến dịch trên là kẻ khủng bố liều chết . Đây là 1 sự phát triển mới . Những kẻ khủng bố theo chủ nghĩa dân tộc của thập niên 1960 và 1970 thường không để mình cùng chết với nạn nhân mà bố trí tấn công từ xa . Nếu rủi có bị bắt , tổ chức của họ thường cố gắng , đôi khi thành công , tổ chức giải cứu bằng cách bắt con tin và hăm dọa sẽ giết hoặc làm hại con tin . Những sát thủ vì động cơ tôn giáo , nhất là nhóm Ám sát , không sợ chết khi làm nhiệm vụ nhưng họ không hề tự sát . Cũng gặp tình huống này với các binh sĩ con nít người Iran trong trậnchiến 1980-1988 chống lại Iraq, bọn chúng tay chỉ cầm 1 quyển sổ thông hành lên thiên đường , băng qua bãi mìn , để dọn đường cho quân đội chính qui .

    Có 1 kiểu mới khi thực hiện nhiệm vụ tự sát theo đúng nghĩa của từ này dường như được các tổ chức tôn giáo như Hamas và Hiabullah đưa ra đầu tiên , từ năm 1982 trở đi khi tiến hành một số vụ như thế tạiLiban và Israel. Họ tiếp tục trong súôt thập niên 1980 và 1990 , tạo tiếng vang đến các vùng khác , như tại đông Thổ nhĩ kỳ , tại Ai câp , tại Ấn độ , và tại Sri Lanka . Theo cáctin tức có được , dường như những ứng viên được chọn thực hiện các nhiệm vụ này , trừ vài ngọai lệ , đều là nam thanh niên , ít tuổi , nghèo , xuất thân từ các trại tị nạn. Họ nhận được 2 phần thưởng -một sau khi chết , được hưởng ân phứơc trên thiên đang ,được mô tả cụ thể ; một trên đời này , là phần thưởng vật chất , tiền bạc cho gia đình . Một cải tiến đáng chú ý là sử dụng phụ nữ để đánh bom liều chết- do nhóm khủng bố người Kurd tại Thổ nhĩ kỳ năm 1996-1990 và tạiPalestine từ tháng giêng 2002 .

    Không giống như các chiến binh thần thánh hoặc ám sát thời trung cổ , là những người sẵn sàng chịu chết trong tay kẻ thù khi bị bắt , những kẻ khủng bố liều chết chết bởi chính bàn tay của mình . Điều này đặt ra một câu hỏi quan trọng về giáo lý Hồi giáo . Các sách luật Hồi giáo nói rất rõ về đề tài tự sát . Đây là 1 trọng tội và sẽ bị trừng phát dưới hỏa ngục đời đời dưới dạng nếu anh đã tự sát the kiểu nào thì sẽ bị trừng phạt theo kiểu đó . Những dòng sau đây , căn cứ theo lời truyền miệng của Đấng tiên tri , làm rõ điều này :

    Đấng tiên tri nói : kẻ nào tự giết mình bằng dao sẽ phải chịu hành hình bằng lưỡi dao đó trong lửa hỏa ngục.

    Đấng tiên tri cũng nói : kẻ nào treo cổ tự sát sẽ phải chịu treo cổ dưới đại ngục ; kẻ nào đâm tự đâm mình sẽ phải tự đâm mình dưới địa ngục … Kẻ nào nhảy xuống núi để tự tử sẽ phải nhảy vào hỏa ngục đời đời . kẻ nào uống thuốc độc tự sát sẽ phải tự mình mang theo thuốc độc để uống trong địa ngục đờiđời … kẻ nào tự sát bằng cách nào thì sẽ bị hành hạ bằng cách đó ở dưới địa ngục . Kẻ nào tự tử bằng cách nào trên đời này sẽ bị hành hạ bằng cach đó trong ngày sống lại”.

    Những người có thẩm quyền đầu tiên phân biệt rõ giữa việc đối diện cái chết trong tay kẻ thù và chết bởi chính tay mình . Có 1 truyền thuyết rất xa xưa về hình thức gọi là ha***h quasi , tức là lời của chính Thượng đế do Đấng tiên tri trích dẫn , cho thấy 1 ví dụ điển hình . Đấng tiên tri có mặt khi một người tự kết liễu đời mình vì quá đau đớn do bị thương rất nặng khi tham gia thánh chiến . Do vậy Thượng đế phán”kẻ tôi tớ của ta đã qua mặt ta khi tự tay lấy đi linh hồn của hắn ; vì thế hắn sẽ không được lên thiên đàng” Cũng theo một truyền thuyết xa xưa khác , Đáng tiên tri từ chối đọc kinh cầu nguyện trước thân xác của 1 người bị giết bởi chính bàn tay của mình .

    2 đặc điểm nổi bật trong các cuộc tấn công ngày 11 tháng 9 và những hành động tương tự khác : sự sẳn sàng tự sát của các thủ phạm và tính tàn nhẫn của những kẻ sai phái họ , bao gồm kẻ được giao nhiệm vụ lẫn với vô số các nạn nhân . Liệu những đặc điểm này có mặt nào được coi là phù hợp với đạo Hồi ?

    Câu trả lời rõ ràng là không .

    Sự giết chóc nhẫn tâm hàng ngàn người tại Trung tâm thương mại thế giới (WTC ) bao gồm nhiều người không phải là người Mỹ , trong số đó có nhiều tín đồ đạo Hồi đến từ các quốc gia Hồi giáo , không hề được biện minh bởi luật pháp hoặc học thuyết Hồi giáo và không hề có tiền lệ trong lịch sử Hồi giáo . Thực vậy , không có mấy hành động mang đầy cái ác một cach cố ý và bừa bãi như thế trong lịch sử nhân lọai . Đó không những chỉ là tội ác đối với nhân lọai và chống lại văn minh ; mà đó cũng là những hành động – theo quan điểm Hồi giáo - có tính báng bổ , đối với những kẻ nhúng tay vào các tội ác như thế lại cho rằng việc làm của mình nhân danh Thượng đế , Đấng tiên tri và lời dạy của người .

    Nhiều người Ả -rập và tín đồ Hồi giáo bị sốc và kinh sợ đối với vụ tấn công Trung tâm thương mại thế giới khi thấy sự tàn phá và chết chóc khủng khiếp , kèm theo sự hổ thẹn và giận dữ khi sựtấn công này được ra tay nhân danh họ và nhân danh đức tin của họ . Đây là phản ứng của nhiều người- nhưng không phải là của tất cả. Có đủ những tường thuật và cả hình cảnh cảnh vui mừng trên các đường phố tại các thành phố Ả -rập và các nước Hồi giáo khác khi nghe sự việc xảy ra tại New York . Về một mặt nào đó , phản ứng này có tính ganh ghét - một tình cảm khá phổ biến , dưới một hình thức câm lặng hơn , tại châu Âu . Trong đám kẻ nghèo và khốn khổ ở đây , có người cảm thấy hài lòng – thậm chí có người còn vui sứơng- khi thấy người Mỹ giàu có và tự mãn được cho một bài học.

    Còn phản ứng của báo chí Ả -rập đối với vụ tàn sát tại New York và Washington là 1 sự cân bằng khó chịu giữa chấp nhận và từ chối , khá giống với phản ứng của họ đối với nạn diệt chủng Do thái tại châu Âu trong thế chiến thứ 2 ( Holocaust) . Về nạn diệt chủng , có 3 quan điểm không phải là ít gặp trên các phương tiện truyền thông tiếng Ả -rập: sự việc này chưa bao giờ xảy ra ; bị phóng đại quá đáng ; đáng đời bọn Do thái . Về quan điểm thứ 3 , một số nhà báo táo gan còn trách là Hitler đã không làm xong công việc . Không ai công nhận rằng vụ phá họai tòa nhà Trung tâm thương mại thế giới là chưa bao giờ xảy ra , qua thời gian ai cũng công nhận là vụ này vốn do các tay chuyên nghiệp dàn dựng . Ý kiến hiện nay của các nhà bình luận Hồi giáo , dù không phải là tất cả , biện giải rằng không có tìn đồ Hồi giáo hoặc người Ả -rập nào làm việc này . Thay vào đó , họ đưa ra những cách giải thích khác . Trong số đó bao gồm bọn Mỹ theo chủ nghĩa người da trắng là siêu đẳng , ý muốn nói đến vụ Oklahoma do Timothy McVeigh ; những người chống đối tòan cầu hoá ; người châu Âu , người Tàu và những người chống đối kế họach lá chắn phòng thủ tên lửa ; người Nga tìm cách trả thù cho sự sụp đổ của Liên xô ; người Nhật muốn trả thù vụ Hiroshima cố cựu ; và nhiều lý do đại lọai như thế . Một tay bình luận thậm chí còn cho rằng vụ tấn công 11/9 là do Tổng thống Bush dàn dựng , nhằm đánh lạc hướng vụ việc ông ta thắng cử bởi”một thiểu số nhỏ nhoi không đủ để bầu 1 nhân viên hội đồng xã tại miền Thượng Ai cập” Bình luận gia này cũng gán Colin Powell là kẻ đồng phạm của 2 đời Tổng thống Bush .

    Cho tới nay , lời giải thích phổ biến nhất , với ít nhiều thay đổi , qui kết tội ác là do kẻ thù ưu ái của họ - đó là Israel , là Mossad ( theo một số người , có sự tiếp tay của CIA) , là hội Trưởng lão Israel , hoặc đơn giản và đầy đủ nhất , là”bọn Do thái”. Làm như thế cho phép họ ngay lập tức nâng cao ý nghĩa của vụ tấn công và đồng thời cũng gạt phắt sự liên quan của mình . Động cơ để đổ thừa cho người Do thái là nhằm làm cho người Ả -rập và tín đồ Hồi giáo nói chung vô can và để chia rẽ người Do thái và người Mỹ , Một bình luận viên người Jordan đóng góp 1 chủ đề bổ sung khá thú vị- là “các tổ chức Zion” gây ra vụ tấn công này để Israel lấy cớ phá huỷ đền thờ Aksa Mosque , trong khi cả thế giới đang tập trung chú ý vào nước Mỹ . Cách giải thích này không ngăn được – ngược lại , còn khuyến khích - quan điểm phổ biến về sự việc xảy ra, đó là tuy gây tội ác , nhưng cũng chỉ là ác giả ác báo cho người Mỹ mà thôi . Có lẽ phản ứng mãnh liệt nhất - và công khai nhất - là của tờ tuần báo của nhóm Hamas, Al-Risala , tại Gaza , trong số ngày 13/9/2001” Đấng Allah đã đáp lời cầu nguyện của chóng con”.

    Khi toàn bộ sự kinh hoàng của vụ tấn côn được biết rõ hơn , một số cây bút muốn kết tội những kẻ chủ mưu và bày tỏ lòng trắc ẩn đối với nạn nhân . Nhưng ngay cả những người này cũng không chịu bỏ cơ hội để tố cáo rằng chính người Mỹ đã tự gây hoạ cho chính mình . Họ đưa ra 1 bảng liệt kê dài và chi tiết những tội ác mà người Mỹ đã làm , bắt đầu bằng việc chinh phục , chiếm đất làm thuộc địa và đưa dân đến định cư - là những từ gây xúc động lòng người - Tân thế giới cho đến ngàynay , cũng như danh sách những nạn nhân đã chết vì sự tham lam và tàn bạo của người Mỹ tại châu Á, châu Phi , và châu Mỹ La tinh.

    Usama bin ladin đã nói rõ cách mà ông ta cảm nhận cuộc chiến đấu khi luôn gọi kẻ thù của mình là”đám thập tự binh”. Nên nhắc lại rằng , các Thập tự binh cũng chẳng phải là người Mỹ hoặc người Do thái; mà chính là các tín đồ Cơ đốc tham gia thánh chiến để dành lại những nơi linh thiêng đã bị chiếm mất tại các vùng đất thuộc đạo Cơ đốc . Trong ‘ bức thư gởi cho nước Mỹ” vào tháng 11/2002 được gán cho Usama bin Ladin , có nêu chi tiết nhiều tội ác không những chỉ do chính phủ Mỹ mà còn do nhân dân Mỹ nhúng tay vào , và thư này nêu rõ dưới 7 tiêu đề”Những điều chúng tôi kêu gọi các người và những điều chúng tôi muốn tù các người”. Việc đầu tiên là đi theo Hồi giáo ; việc thứ 2″các người ngưng ngay sự áp bức , dối trá , thói vô đạo đức và truỵ lạc “; việc thứ 3″ nhìn nhận rằng nước Mỹ là”một quốc gia không có cá tính hoặc nguyên tắc”; việc thứ 4 , chấm dứt ủng hộ Israel tạiPalestine, người Ấn độ tại Kashmir , người Nga chống lại người Chechen , và chính quyền Manila chống lại người Hồi giáo tại miền nam Philippin; điều thứ 5″ thu dọn đồ đạc và cuốn xéo khỏi đất nước của chúng ta . Điều này được coi như là lời khuyên có lợi cho người Mỹ” đừng để chúng ta buộc phải gởi các ngươi về nước khi nằm trong quan tài”; điều thứ 6″ngưng ủng hộ các nhà cầm quyền thối nát tại đất nước chúng ta . Đừng xía vào việc chính trị và phương pháp giáo dục của chúng ta . Hãy để bọn ta yên , nếu không sẽ còn gặp chúng ta tại New York và Washington ; thứ 7 , nên giao tiếp với người Hồi giáo trên cơ sở quyền lợi và lợi ích cùng có lợi , thay vì dựa trên các chính sách nô dịch, cướp bóc và chiếm đóng . Lá thư chấm dứt bằng những lời báo cho người Mỹ biết rằng, nếu họ không nghe những lời khuyên trên , họ sẽ bị đánh bại như tất cả các Thập tự binh trước kia , và”số phận của họ cũng sẽ giống như bọn Liên xô sau khi tháo chạy khỏi Afghanistan , lại phải đối đầu với sự thất bại về quân sự , sụp đổ chính trị , tụt nhào về ý thức hệ và phá sản kinh tế”.

    Bảng cáo trạng dành cho Mỹ trong lá thư này rất cặn kẻ . Ngoài bảng liệt kê quen thuộc nêu rõ các mối bất bình cụ thể , còn có một loạt những tố cáo chung và riêng . Những mối bất bình này đều có nguồn gốc lắm vẻ và dễ truy tìm , phản ánh các ý thức hệ kế tiếp nhau đã tác động đến các chính trị gia và các chính sách vùng Trung đông qua nhiều thời kỳ khác nhau . Một số ý thức hệ đã có từ thời Quốc xã Nazi , tức là sự suy đồi và sự thống trị cuối cùng của người Do thái ; một số từ thời chịu ảnh hưởng Liên xô , như sự tham lam và bóc lột của chủ nghĩa tư bản . Một số nhiều là ý thức hệ gần đây của châu Âu và thậm chí có nguồn gốc từ Mỹ , và cả phe tả lẫn phe hữu . Trong số đ ócó vấn đề ô nhiễm toàn cầu và việc Mỹ không ký vào thoả ước Kyoto ; sự thối nát về chính trị qua việc tài trợ khi tranh cử ; việc dành đặc quyền đặc lợi cho”giống da trắng” và những ý thức hệ từ cánh hữu , là chủ nghĩa tân Quốc xã , là lời cảnh báo của Benjamin Franklin về nguy cơ Do thái làm giảm ưu thế của giống da trắng . Vai trò mang điềm gỡ của người Do thái được nhấn mạnh trong hầu hết những lời cáo buộc trên .

    Ngay cả những giá trị được khoa trương về lối sống Mỹ cũng trở thành tội lỗi và tội ác . Sự giải phóng phụ nữ được coi là hành động suy đồi và đem phụ nữ sử dụng như là “sản phẩm hàng hoá”. Bầu cử tự do có nghĩa là người Mỹ tự do chọn người lãnh đạo và vì thế họ phải chịu trách nhiệm và phải chịu tội cho những hành động sai trái của những người lãnh đạo này – tức là không còn có “kẻ đứng ngoài vô tội”nữa . Tệ hại hơn cả là sự tách rời giữa nhà thờ và nhà nước :” Đáng lẽ đất nước của các người phải được cai trị bằng Shariah của đấng Allah được ghi trong hiến pháp và trong luật , thì các người lại soạn ra luật theo ý của mình . các người tách tôn giáo ra khỏi chính trị , đi ngược lại bản chất thanh khiết khẳng định rằng Quyền Tối thượng là của Thượng đế và Đấng tạo hoá”. Nói tóm lại ,” các người đang sống trong 1 nền văn minh tệ hại nhất trong lịch sử nhân loại” Lời phán xét này còn đáng chú ý hơn nữa khi nó xuất hiện vào lúc các chế độ độc tài Quốc xã và Liên xô vẫn còn hiễn hiện trong ký ức – đó là chưa nói tới các chế độ chuyên chế xa xưa được ghi trong sử mà bin Ladin và đồng bọn thường viện dẫn.

    Lý do cơ bản là hiện nay nước Mỹ được coi như là nước cầm đầu phương Tây , của thế giới Cơ đốc , hoặc nói chung là” thế giới của những kẻ không có đạo”. Theo nghĩa này , Tổng thống Mỹ được coi như là người nối nghiệp của một chuỗi dài các nhà cầm quyền – tính từ các hoàng đế Byzantine tại Constantinople , các hoàng đế LaMã Thần thánh tại Vienna, Nữ hoàng Victoria và các đấng quân vương tại Châu Âu . Ngày nay cũng như trong quá khứ , thế giới của những kẻ Cơ đốc không có đạo được coi như là lực lượng duy nhất đáng gờm đã cạnh tranh và ngăn cản sự bành trướng được thần thánh cho phép của người Hồi giáo , lực lượng này chỉ kháng cự và làm chậm nhưng không ngăn cản được sự chiến thắng cuối cùng , không thể khác được , và toàn diện của đạo Hồi .

    Không có gì để nghi ngờ là sự hình thành tổ chức Al- Qa’ida và những lời tuyên chiến liên tục của Usama bin Ladin đã đánh dấu khởi điểm của 1 giai đoạn mới đầy tai hoạ trong lịch sử đạo Hồi và chủ nghĩa khủng bố . Lý do cho các hành động của bin Ladin , do chính ông ta giải thích rất rõ , là sự hiện diện của Mỹ tại Arabia trong cuộc chiến vùng Vịnh - là 1 sự xúc phạm đến Thánh địa Hồi giáo- và việc nước Mỹ sử dụng Saudi Arabia làm căn cứ để tấn công Iraq. Nếu Arabia là địa điểm có tính tượng trưng nhất trong thế giới Hồi giáo , thì Baghdad chiếm vị trí thứ 2 , vì là kinh đô của Caliph trong vòng nửa thiên niên kỷ và là bối cảnh của những trang hào hùng nhất trong lịch sử Hồi giáo .

    Có 1 yếu tố khác có lẽ còn quan trọng hơn đã thúc đẩy bin ladin hành động . Trong quá khứ , người đạo Hồi chiến đấu chống lại phương Tây bao giờ cũng nhờ những kẻ thù của phương Tây sự uỷ lạo , sự khuyến khích và những giúp đỡ về quân sự và vật chất. Giờ đây , lần đầu tiên trong nhiều thế kỷ , không còn có loại kẻ thù hữu dụng như thế nữa . Bin Ladin và đồng bọn nhận ra ngay rằng , trong khung cảnh dàn xếp quyền lực thế giới mới , nếu họ muốn đánh nhau với Mỹ , họ phải làm việc này một mình . Vào năm 1991, cùng năm này đế quốc Liên xô không còn tồn tại , bin Ladin và đồng bọn khai sinh Al – Qa’ida , thu nạp nhiều cựu binh tham chiến tại Afghanistan . Nhiệm vụ của họ dường như có thể làm cho người khác sợ hãi , nhưng với họ thì không hề như thế. Theo cách nhìn của họ , họ đã đuổi được người Nga ra khỏi Afghanistan , từ sự thất bại to lớn này đã dẫn tới sự sụp đổ của Liên bang Xô viết . Sau khi đã đánh bại được 1 siêu cường mà họ luôn coi là đáng sợ , họ cảm thấy sẳn sàng để chọi với 1 siêu cường khác ; siêu cường này là nước Mỹ , theo bin Ladin nhiều lần phát biểu , chỉ là con hổ giấy .

    Các tay khủng bố Hồi giáo cũng đã từng bị thúc đẩy bởi những niềm tin như thế trước đây . Một trong những phát hiện gây ngạc nhiên nhiều nhất trong hồi ký của những kẻ chiếm giữ sứ quán Mỹ tại Tehran từ 1979 đến 1981 là lúc đầu họ chỉ có ý định muốn chiếm toà nhà và giữ các con tin chừng vài ngày . Sau đó họ thay đổi ý định khi thấy rõ khi những phát biểu của Washington cho biết sẽ không có hành động đáng gờm nào chống lại họ .Cuối cùng họ thả con tin , họ giải thích chỉ vì sợ rằng Ronald Reagan, tổng thống đắc cử sẽ tiếp cận vấn đề”giống như chàng cao-bồi”. Còn bin Ladin và đồng bọn rõ ràng là không hề có sự quan tâm như thế , và sự thù ghét của họ cũng không bớt đi vì sợ hãi hoặc giảm đi vì kính nễ. Theo cách cũ , họ cứ liên tục nhắc là người Mỹ đã từng cuốn vó ra khỏi Việt nam , Liban và- điều quan trọng nhất dưới mắt họ – là rút lui ra khỏi Somalia . Người ta phát hiện nhiều điều qua những nhận xét của bin Ladin trong 1 cuộc phỏng vấu do John Miller , đài ABC News , vào ngày 28 /5/1998 :

    Chúng ta đã từng thấy trong thập niên vừa qua sự suy yếu của chính quyền mỹ và sự yếu đuối của lính Mỹ , kẻ sẳn sàng gây chiến tranh lạnh nhưng không hề chuẩn bị cho những chiến tranh lâu dài . Điều này được chứng minh tại Beirut , chỉ với 2 vụ nổ lính thuỷ đánh bộ Mỹ đã tháo chạy , cho thấy rằng họ có thể cuốn xéo trong vòng 24 giờ , và điều này cũng đã lập lại tại Somalia … Thanh niên chúng tôi ngạc nhiên khi thấy tinh thần của lính Mỹ thấp đến thế … Chỉ sau vài cú đánh đấm , là họ bỏ chạy vì thua ….Họ quên mất mình là người lãnh đạo thế giới và lãnh đạo trật tự thế giới mới . Họ rút lui , kéo theo các xác chết binh sĩ và sự thất bại đầy nhục nhã .

    Đối với Usama bin Ladin , lời tuyên chiến chống lại nước Mỹ đánh dấu sự phục hồi cuộc tranh đấu để giành sự thống trị tôn giáo trên thế giới mở màn thế kỷ thứ 7 . Đối với ông này và đồng bọn , đây là thời điểm thuận lợi . Ngày nay , nước Mỹ là đại diện cho 1 nền văn minh và thể hiện vai trò lãnh đạo của Nhà của Chiến tranh , và giống như Rome và Byzantine , nước Mỹ đã thoái hoá , suy đồi đạo đức , sẵn sàng bị lật đổ. Tuy nước Mỹ yếu , nhưng vẫn còn nguy hiểm . Khomeini đã nói rõ như thế khi gọi nước Mỹ là tên “Satan đầu sỏ” , còn đối với các phần tử nhóm Al –Qa’ida , sự lôi cuốn của nước Mỹ với lối sống phóng đãng , đồi bại sẽ là mối đe dọa lớn nhất đối với lối sống Hồi giáo mà họ muốn áp đặt cho các giáo hữu đạo Hồi .
  5. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Nhưng với nhiều người khác nước Mỹ lại cống hiến một kiểu quyến rũ khác – đó là sự hứa hẹn về nhân quyền , về các định chế tự do và 1 chính phủ có trách nhiệm , đại diện cho dân . Càng ngày càng có nhiều cá nhân , thậm chí một số phong trào , đứng ra cố du nhập những định chế như thế vô nước mình . Điều này không hề dễ dàng. Như đã thấy , nhiều thử nghiệm tương tự đã trở thành các chế độ thối nát hiện nay . Trong số 57 thành viên của Tổ chức Hội nghị Hồi giáo , chỉ có 1 nước duy nhất , là Cọng hòa Thổ nhĩ kỳ , xây dựng được các định chế dân chủ trong một thời gian dài , mặc dù gặp phải nhiều vấn đề khó khăn , nhưng cũng đã đạt được nhiều tiến bộ trong việc xây dựng 1 nền kinh tế tự do và 1 xã hội và 1 trật tự chính trị tự do .

    Tại 2 nước Iran và Iraq , chính phủ hiện nay chống Mỹ rất mạnh , hiện đang có những lực lượng dân chủ đối lập có khả năng lập được chính phủ .Còn chúng ta , đại diện cho thế giới tự do , đáng lẽ có thể làm nhiều việc để giúp họ , nhưng lại làm qúa ít. Tại nhiều nước trong khu vực , có nhiều người chia sẻ các giá trị của chúng ta , có cảm tình với chúng ta , và cũng muốn có cùng lối sống như chúng ta . Họ hiểu rõ tự do và muốn xứ sở của họ được tư do . Quả là khó khăn nhiều cho chúng ta khi muốn giúp đỡ họ , nhưng ít nhất chúng ta không nên cản trở họ . Nếu họ thành công , chúng ta sẽ có thêm bạn và đồng minh theo đúng nghĩa của từ này , không phải chỉ về mặt ngọai giao .

    Trong khi đó , còn có 1 vấn đề cấp bách hơn . Nếu những người cầm đầu Al-Qa’ida có thể thuyết phục thế giới Hồi giáo chấp nhận quan điểm và sự lãnh đạo của họ, thế thì trước mắt là 1 cuộc chiến đấu lâu dài và đầy gian khổ , không những chỉ dành cho nước Mỹ. Châu Âu , nhất là Tây Âu hiện nay, là nơi cư trú của 1 cọng đồng Hồi giáo đông đúc và ngày càng lớn mạnh , và nhiều người châu Âu bắt đầu xem sự có mặt của cọng đồng này là 1 vấn đề , thậm chí là sự đe dọa. Chẳng chóng thì chầy , Al- Qa’ida và đồng bọn sẽ đụng độ với các nước láng giềng của thế giới Hồi giáo- đó là nước Nga, Trung quốc, Ấn độ - là những nước có thể sẽ chẳng nhẹ tay như nước Mỹ khi sử dụng vũ lực để chống lại tín đồ Hồi giáo và những điều ràng buộc thiêng liêng của họ . Nếu nhóm chủ trương chính thống tính tóan đúng và thành công trong cuộc chiến , thì quả là 1 tương lai đen tối sẽ dành cho thế giới , nhất là phần thế giới đang theo Hồi giáo.

    Lời bạt
    Sự can thiệp quân sự của Mỹ tại Afganistan và sau đó tại Iraq nhằm 2 mục tiêu công khai : mục tiêu thứ nhất và sát trước mắt hơn , là nhằm ngăn chận và đánh bại khủng bố ; mục tiêu thứ 2 là mang lại tự do , đôi khi được gọi là nền dân chủ , cho nhân dân các nước này và một số nước trong vùng .

    Những kẻ bảo trợ và tổ chức chính sách khủng bố gồm có 2 nhóm nhằm vào các mục đích rất khác nhau , mặc dù họ có khả năng cọng tác và đã từng làm như vậy tường xuyên . Một nhóm có tính địa phương gồm những tàn dư của chế độ Iraq trước kia , nhóm này được chính quyền của một số nước trong vùng khuyến khích và đỡ đầu vì họ cảm thấy nguy hiểm bởi những gì đang xảy ra tại Iraq. Mục đích của những nhóm này là bảo vệ - hoặc trong trường hợp Iraq , là phục hồi – các chế độ chuyên chế thâm căn cố đế tại các nước này . Nếu người Mỹ quyết định từ bỏ chiến dịch quá tốn kém và nhiều phiền phức này rồi rút về nước , như nhiều người cố xui , thì điều này cũng đủ làm hài lòng các nước trong vùng bảo trợ cho khủng bố . Một số nước còn đề xuất là sẽ khôi phục những mối quan hệ hữu nghị .

    Còn nhóm khủng bố kia coi việc hất cẳng Mỹ ra khỏi Afghanistan và Iraq chỉ là 1 bứơc khởi đầu – tức là chỉ mới thắng có 1 trận đánh chứ chưa thắng 1 cuộc chiến , chỉ là 1 bứơc trong 1 cuộc chiến tranh dài và lớn hơn cho đến khi nào dành được thắng lời hòan tòan trên phạm vi tòan cầu .

    Người Mỹ cũng vậy , tuyên bố sự can thiệp của họ là nhằm 1 mục đích dài và rộng lớn hơn; không những chỉ đánh bại và chấm dứt được chính sách khủng bố , mà còn để giúp cho nhân dân các nước Afghanistan và Iraq vốn bị áp bức từ lâu , và cuối cùng là nhân dân các nước khác, cơ hội đọan tuyệt với các chế độ thối nát và áp chế đã đè nén họ hàng chục năm dài và để phục hồi hoặc hình thành 1 trật tự chính trị vì dân và được nhân dân kính trọng . Điều này được nhiều người trong vùng ủng hộ mạnh mẻ . Nhưng , do những gì đã xảy ra trong qúa khứ và thực trạng hiện tại , sự ủng hộ này còn khá dè dặt .

    Điều chắc chắn là , việc hình thành 1 nền dân chủ tại Trung đông sẽ không dễ dàng hoặc nhanh được, như đã từng xảy ra tại châu Âu hoặc tại châu Mỹ . Tại Trung đông , sự hình thành này phải trải qua nhiều giai đọan . Quá nhanh hoặc quá xa chỉ tạo nên những lợi thế trước mắt cho những kẻ có lắm thủ đọan và dọa nạt . Algeria là 1 ví dụ cho thấy có khi lại dẫn đến sự xung đột dữ dội giữa 2 nhóm .

    Hình thái độc tài tồn tại hiện nay tại Trung đông trên nhiều mặt đó là kết qủa của sự cải cách , rập khuôn và chịu ảnh hưởng của châu Âu . Hình thái này chỉ dẫn tới một mô hình chính trị châu Âu duy nhất có tác dụng tại Trung đông – đó là nhà nước chỉ có 1 đảng chính trị , hoặc theo kiểu quốc xã hoặc kiểu Cọng sản , nhưng thực ra chẳng khác nhau mấy . Trong các hệ thống này , đảng chính trị không hề giống như tại châu Âu , là tổ chức để thu hút phiếu bầu và thắng cử , mà là 1 phần của bộ máy nhà nước chuyên lo việc nhồi sọ và cưởng chế . Đảng Ba’th có 2 nguồn gốc , vừa phát-xit vừa Cọng sản , và hiện nay vẫn còn đại diện đắc lực cho cả 2 xu hướng này .

    Nhưng ngoài những khuynh hứơng này ra , còn có các truyền thống xưa hơn , được thể hiện khá rõ trong ngôn ngữ chínhtrị và kinh nghiệm chính trị tại Trung đông : đó là truyền thống chính phủ cai trị bằng luật pháp , bằng sự đồng thuận , kể cả bằng giao ứơc .

    Những thay đổi về mặt tinh thần của những truyền thống này sẽ tạo cơ hội cho các hình thái Hồi giáo khác ngoài sự cuồng tín điên rồ và bất dung của đám khủng bố. Dù rằng hiện nay nhóm khủng bố được nhiều người đồng tình và cung cấp tiền bạc dồi dào , nhưng hình thái này không hề đại diện cho dòng Hồi giáo chính thống từ nhiều thế kỷ . Các truyền thống ra lệnh và tuân thủ qủa thực đã bám rễ lâu đời , nhưng cũng có những yếu tố khác trong truyền thống Hồi giáo góp phần xây dựng 1 hình thức cai trị cởi mở và tự do hơn : đó là việc các nhà luật học truyền thống từ bỏ nguyên tắc chuyên chế và độc đóan và thay vào đó bằng các giao ứơc khi xây dựng và lấy ý kiến đồng thuận về đạo đức cầm quyền , tính bó buộc tuân thủ luật pháp của tất cả mọi người , từ bậc vua chúa lắm quyền đến những kẻ hèn mọn nhất . Một yếu tố nữa đó là sự chấp nhận , đúng ra là cần có sự khoan dung , được thể hiện qua những lời dạy trong kinh Qur’an :” trong tôn giáo không được ép buộc” và truyền thống xa xưa”sống hòa hợp trong cọng đồng là nhờ ơn Chúa “. Điều này còn được phái Sufi đưa đi xa hơn nữa chủ trươgn cần có đối thọai giữa các tín niệm để cùng tìm ra phương cách thỏa mãn được các khát vọng chung .

    Cố gắng mang lại tự do cho vùng Trung đông khơi lên 2 nỗi lo sợ : một tại nước Mỹ , và nhiều hơn nữa tại châu Âu, đó là cố gắng này sẽ thất bại ; nỗi sợ kia , từ các nhà lãnh đạo hiện nay trong vùng , là cố gắng này sẽ thành công . Điều chắc chắn là , các chính sách về tự do hóa chính trị tại Afghanistan và Iraq tạo nên mối đe dọa chí tử cho các chế độ chỉ có thể tồn tại bằng cách duy trì bộ máy chuyên chế trong nước và sự khủng bố ở nước ngoài . Kẻ thù của tự do rất nguy hiểm , không chút nương tay , không hề có chút trắc ẩn hoặc hối hận , ngay cả đối với người dân trong nước . Chúng sẳn sàng đem không những chỉ bản thân và gia đình , mà cả quốc gia để hy sinh đánh bom liều chết nhằm với mục đích là làm thất bại và đuổi cổ kẻ thù vô đạo và xây dựng uy quyền của mình .

    Việc hình thành 1 xã hội tự do , không phải là việc dễ dàng như lịch sử của các nền dân chủ hiện có trên thế giới đã minh chứng . Kinh nghiệm của cọng hòa Thổ nhĩ kỳ trong nửa thế kỷ vừa qua và của một số quốc gia Hồi giáo khác gần đây hơn đã cho thấy 2 điều : một là , qủa là rất khó mà hình thành 1 nền dân chủ trong 1 xã hội như thế và hai là , mặc dù khó nhưng không phải là không thể được . Qua nghiên cứu lịch sử Hồi giáo cùng các truyền thống chính trị Hồi giáo to lớn và phong phú , người ta tin rằng có thể xây dựng được các định chế dân chủ – không nhất thiết phải theo cách định nghĩa của phương Tây về thuật ngữ đã sử dụng sai quá nhiều này , mà căn cứ vào lịch sử và văn hóa của chính họ , để họ tự xây dựng 1 nền cai trị theo luật , có thảo luận và cởi mở , trong 1 xã hội văn minh và nhân văn . Điều này một mặtphù hợp với văn hóa Hồi giáo truyền thống và mặt khác cũng hợp với kinh nghiệm hiện đại của nhân dân Hồi giáo nhằm tạo ra 1 cơ sở để thẳng tiến trên con đường đi tới tự do theo đúng nghĩa của từ này.

    Các lực lượng chuyên chế và khủng bố vẫn còn rất mạnh và ta cũng chưa biết sẽ dẫn đến hậu qủa như thế nào . Nhưng do cuộc đấu tranh vẫn còn hòanh hành ngày càng mạnh , một số sự việc trước đây còn mù mờ nay đã rõ dần . Cuộc chiến chống lại khủng bố không thể tách rời đòi hỏi phải có tự do , và không thể thành công nếu thiếu 1 trong 2 điều kiện . Cuộc chiến đấu này không chỉ còn khu trú tại 1 hoặc 2 quốc gia , như một số người châu Âu vẫn nghĩ , nhưng đã mở rộng sang tòan cả vùng trung đông và sau đó tòan thế giới , mà tất cả chúng ta đều phải gánh chịu nhiều hậu qủa sâu sắc .

    Nếu tự do thất bại , khủng bố chiến thắng , các dân tộc Hồi giáo sẽ là những người gánh chịu hậu qủa trước tiên và nặng nề nhất . Không phải chỉ có mình họ, mà nhiều người khác cũng phải lãnh đủ như họ .

    01/Tháng 12/ 2003 Princeton

    N.J. Bernard Lewis

    Võ Văn Lượng dịch
  6. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Khuynh hướng tổng thể của Hồi giáo hiện đại

    [​IMG]
    Hành hương ở Mecca (ảnh unhcr.org)

    TS. Bùi Nhật Quang
    Viện Nghiên cứu Châu Phi và Trung Đông

    1. KHÁI QUÁT VỀ HỒI GIÁO

    1.1. Sự hình thành của Hồi giáo

    Hồi giáo là một tôn giáo độc thần phát triển dựa trên nền tảng quan trọng nhất là Kinh Koran, một văn bản mà những người theo đức tin này cho rằng đã ghi nhận đúng từng lời răn dạy của Chúa Allah thông qua lời truyền đạt của Mohammed, người mà các tín đồ tin tưởng là Thiên sứ cuối cùng của Allah. Danh từ Hồi giáo (Islam) còn có nghĩa là “sự tuân phục đối với Chúa trời”, “hòa bình” và “con đường đi tới hòa bình”. Người tin tưởng vào Hồi giáo được gọi là Tín đồ Hồi giáo

    Hồi giáo ra đời vào đầu thế kỷ thứ VII tại khu vực Bán đảo Arab do nhà tiên tri Mohammed sáng lập. Mặc dù là tôn giáo ra đời muộn nhất ở Trung Đông với niên đại vào khoảng đầu thế kỷ VII sau Công nguyên (trong khi đó Do thái giáo được coi là tôn giáo ra đời sớm nhất tại khu vực Trung Đông với bề dầy lịch sử phát triển tính từ năm 2000 trước công nguyên, Thiên Chúa giáo có mặt ở Trung Đông từ thế kỷ thứ I sau Công nguyên) nhưng Hồi giáo đã nhanh chóng phát triển, mở rộng phạm vi ảnh hưởng và hiện nay trở thành tôn giáo có vị trí quan trọng nhất khu vực Trung Đông và đang mở rộng phạm vi ảnh hưởng trên toàn cầu. Lịch sử hình thành và phát triển của Hồi giáo gắn liền với bộ kinh Koran (Qur’an). Tương truyền rằng kinh Koran là sự nối kết những dòng tư tưởng về một tôn giáo độc thần khởi đầu từ tổ phụ Abraham, sau đó đến Maisen, qua Jesus và cuối cùng là Mohammed. Từ 2000 năm trước Công nguyên, người Arab đã biết đến Thiên Chúa của Abraham mà họ gọi là Allah. Điều đó có nghĩa là người Arab đã thờ Allah từ 27 Thế kỷ trước khi có Mohammed và đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ tiếp xúc với văn hoá Do Thái, người Arab rất quen thuộc với các nhân vật của Kinh thánh Cựu ước (Torah). Từ thế kỷ thứ I đến thế kỷ thứ VII, người Arab tiếp xúc với những người Thiên Chúa giáo thuộc Đế quốc Byzantine rộng lớn và từ các nước láng giềng như Syria, Ai Cập… Mặc dù có rất ít người Arab theo Thiên Chúa giáo lúc bấy giờ, nhưng họ cũng bị ảnh hưởng phần nào từ Thiên Chúa giáo. Trước khi kinh Koran ra đời, sự thiếu hụt của một nền tảng văn hóa và đức tin chung làm chỗ dựa cho quá trình phát triển xã hội khiến cho các cộng đồng người Arab tại Trung Đông đã gặp nhiều khó khăn trong tạo lập sức mạnh đoàn kết chống lại các thế lực áp bức bên ngoài cũng như chống lại sự lấn át về văn hóa của các nền văn minh khác.

    Khi kinh Koran xuất hiện vào thế kỷ thứ VII, người Arab tự hào vì họ có một Thánh kinh viết riêng bằng tiếng Arab. Người Arab đã đón nhận kinh Koran và đạo Hồi với một tinh thần dân tộc và văn hoá Arab, khiến đạo Hồi sau đó được lan truyền nhanh chóng và kinh Koran trở thành chất keo gắn kết các bộ lạc Arab lại với nhau, biến khối Arab trở thành một khối đại đoàn kết. Sau khi kinh Koran và đạo Hồi ra đời, toàn vùng Trung Đông đã đạt tới đỉnh cao của sự phát triển từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XIII và giai đoạn này được đánh giá là Thời đại hoàng kim (The Golden Age) của những người Hồi giáo Trung Đông. Vào thời điểm này, người Arab rất quan tâm học hỏi từ nền văn hoá Hy Lạp và họ chú trọng đến nghiên cứu toán học, thiên văn, khoa học thực nghiệm. Đầu thế kỷ VIII, trường Đại học đầu tiên của thế giới Hồi giáo đã được xây dựng tại Baghdad (Iraq) và thành phố này đã nhanh chóng trở thành một trong những trung tâm văn hoá lớn nhất thế giới. Trong các thế kỷ sau đó, nhiều tác phẩm triết học, y khoa, toán học, văn học… của người Hy Lạp được dịch sang tiếng Arab. Người Arab cũng đã đạt được những tiến bộ lớn về khoa học, kỹ thuật và đóng góp cho nhân loại nhiều phát minh, sáng chế quý báu, đặc biệt trong lĩnh vực y khoa. Do ham chuộng khoa học, tín đồ Hồi giáo và khu vực Trung Đông nơi tôn giáo này hình thành, phát triển từ thế kỷ thứ VIII đến thế kỷ thứ XII được đánh giá là khu vực văn minh trên thế giới.

    1.2. Những giáo lý cơ bản của Hồi giáo.

    Những giáo lý cơ bản của Hồi giáo được gắn liền với tên tuổi của Giáo chủ Mohammed (570 – 632) là một người thuộc gia tộc Casimu ở Mecca. Tục truyền rằng thánh Allah (Ala – Chân chủ) đã cử thiên sứ Gabrien đến truyền đạt Thần dụ và lần đầu tiên “khải thị” cho Mohammed chân lý của kinh Koran khiến ông trở thành “Thánh thụ mệnh” để tiếp thụ sứ mệnh của chân chủ trao cho và bắt đầu công cuộc truyền bá đạo Hồi. Cùng với việc mở rộng phạm vi truyền đạo, Mohammed còn liên minh với các bộ tộc và dùng sức mạnh buộc các thế lực còn lại phải quy thuận theo Hồi giáo. Cuộc cách mạng do Mohammed lãnh đạo là một cuộc cách mạng tôn giáo và cải cách xã hội kết hợp với nhau. Các quan điểm và giáo lý của Hồi giáo như được thể hiện trong kinh Koran cho đến nay vẫn có ảnh hưởng rất mạnh tại các khu vực có cộng đồng Hồi giáo sinh sống và là nền tảng lý luận quan trọng giúp cho thế giới bên ngoài có cách nhìn và đánh giá đúng mực về tôn giáo này.

    Kinh Koran là một quyển kinh gồm có 114 chương và 6236 câu thơ (verses). Sự phân bố các câu thơ trong các chương không đều nhau, chương dài nhất có 287 câu thơ, chương ngắn nhất chỉ có 3 câu thơ. Phần lớn kinh Koran được Mohammed viết tại thánh địa Mecca, số còn lại viết tại thánh địa Medina. Mohammed viết kinh Koran trên lá cọ khô và trên những tấm da súc vật phơi khô. Cuốn kinh sau này lưu giữ được là nhờ cố gắng sao chép và phục hồi của nhiều vị vua khác nhau trị vì trên khu vực bán đảo Arab, trong đó phải kể đến công của vị vua Uthman (644-657). Khác với Kinh thánh Cựu ước (Torah), Kinh Koran ngoài việc đề cập đến những vấn đề thiêng liêng và lịch sử, còn đề cập đến những giáo lý cơ bản dành riêng cho người Hồi giáo. Đây có thể được đánh giá là bộ luật đầu tiên và cao nhất của người Hồi giáo. Ví dụ: Cấm cho vay nặng lãi (Koran, chương 2, câu 275); Cấm cờ bạc (Koran, chương 5 câu 90); Cấm săn bắn trong thời gian hành hương về Mecca (Koran, chương 5 câu 93); Phải ăn chay trong tháng Ramadan (Koran, chương 2 câu182); Phụ nữ ngoại tình bị ném đá cho chết (Koran chương 4 câu 15); Bị đóng đinh hoặc chặt hết chân tay nếu chống Thiên Chúa Alla và thiên sứ Mohammed (Koran, chương 5 câu 3).

    Kinh Koran đồng thời cũng liệt kê ra 10 điều răn bao gồm: (1) Chỉ tôn thờ thiên chúa Alla; (2) Vinh danh và kính trọng cha mẹ; (3) Tôn trọng quyền của người khác; (4) Hãy bố thí rộng rãi cho người nghèo; (5) Cấm giết người trừ những trường hợp đặc biệt; (6) Cấm ngọai tình; (7) Hãy bảo vệ và chu cấp trẻ mồ côi; (8) Hãy cư xử công bằng với mọi người; (9) Hãy trong sạch về tình cảm và tinh thần; (10) Hãy khiêm tốn.

    Ngoài những giáo lý trên, Kinh Koran còn đề ra 5 nghĩa vụ căn bản buộc mọi người Hồi giáo phải thực hiện, đó là: niệm, lễ, trai, khoá, triều. Đây được coi là 5 trụ cột cơ bản của Hồi giáo, cụ thể là:

    (1) Niệm: Tín đồ phải thường xuyên tụng niệm câu Sahadah “Không có Thiên Chúa nào khác ngoài Allah và sứ giả của người là Mohammed, La ila ha il allah”.

    (2) Lễ: Mỗi tín đồ hàng ngày phải hành lễ 5 lần về phía thánh địa Mecca (Salah: Turning to Mecca to pray 5 times a day);

    (3) Trai: tức trai giới. Trong tháng ăn chay Ramadan, mọi tín đồ không ăn uống, quan hệ ******** từ khi mặt trời mọc đến khi mặt trời lặn. (Sawn: Fasting during daylight hours through the month of Ramadan);

    (4) Khoá: Mọi tín đồ phải tham gia hoạt động bố thí, từ thiện bằng cách trích 2,5% thu nhập của mình cho những người Hồi giáo khác (Zakat: Setting aside 2,5% of income to benifit the Muslim community);

    (5) Triều: Các tín đồ phải hành hương về thánh địa Mecca ít nhất 1 lần trong đời (Hajj: A one –in-a lifetime pilgrimage to Mecca).

    Nghiên cứu về Hồi giáo qua Kinh Koran cho thấy tôn giáo này có nhiều ưu điểm thể hiện rõ trong các lời răn dạy và trong 5 trụ cột của tôn giáo. Những ưu điểm này đã đưa xã hội Hồi giáo (chủ yếu ở khu vực Trung Đông) bước vào thời đại hoàng kim từ thế kỷ VIII đến thế kỷ XII. Kể từ khi kinh Koran ra đời, Hồi giáo trở thành một sức mạnh chính trị và tinh thần vô cùng quan trọng đối với toàn thể tín đồ Hồi giáo và ngay tại quê hướng của Hồi giáo là Bán đảo Arab, tôn giáo này trở thành chỗ dựa vững chắc cho người dân. Sự phát triển và hoàn thiện từng bước của giáo lý đạo Hồi đã đóng vai trò quan trọng giúp cho những người tin theo tôn giáo này có được chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần và sức mạnh tinh thần đó trong nhiều trường hợp đã được hiện thực hóa thành sức mạnh kinh tế, chính trị để các quốc gia Arab xây dựng các vương triều hùng mạnh. Do xuất hiện với tư cách là một tôn giáo độc thần, người Arab cảm thấy đạo Hồi dễ thuyết phục hơn các điều kiện nặng nề phức tạp của Do Thái giáo và Thiên Chúa giáo. Đạo Hồi chỉ yêu cầu các tín đồ trung thành đi theo một thánh thần duy nhất và tuân theo 5 trụ cột cơ bản. Hơn thế nữa, những luân lý của đạo Hồi đã thúc đẩy việc xây dựng xã hội Hồi giáo có những chuẩn mực đạo đức hết sức chặt chẽ. Chính những ưu điểm trên của đạo Hồi đã khiến người Arab trong những thế kỷ đầu tiên tiếp nhận Kinh Koran có ý thức xã hội, dân tộc và tinh thần đoàn kết, học hỏi không ngừng những tiến bộ của nền văn minh nhân loại.

    2. KHUYNH HƯỚNG BIẾN ĐỘNG CỦA HỒI GIÁO HIỆN ĐẠI

    2.1. Biến động tín đồ Hồi giáo trên thế giới.

    Nghiên cứu về Hồi giáo cho thấy đến giai đoạn hiện nay, tôn giáo này đã nhanh chóng trở thành một trong hai tôn giáo lớn nhất thế giới[1] với tốc độ tăng trưởng tín đồ rất cao và hiện hữu tại mọi vùng, miền, mọi châu lục. Nghiên cứu mới đây của Pew Research Center[2] đã đưa ra thông tin mang tính tổng thể về sự phát triển mạnh mẽ của Hồi giáo thể hiện ở số lượng tín đồ Hồi giáo tăng nhanh tại hầu hết các quốc gia trên thế giới. Khảo sát tại hơn 200 quốc gia và vùng lãnh thổ đã cho kết quả là tính đến năm 2009, toàn thế giới có khoảng 1,57 tỷ tín đồ Hồi giáo thuộc mọi thành phần dân số, mọi lứa tuổi và số lượng tín đồ này chiếm tới 23% dân số toàn cầu ước tính 6,8 tỷ người.

    Số liệu về tín đồ Hồi giáo cập nhật mới nhất cho thấy sự gia tăng đáng kể về số lượng cũng như phạm vi ảnh hưởng của tôn giáo này trên khắp thế giới khi so sánh với một số ước tính trong thập niên 1990 cho rằng tín đồ Hồi giáo giai đoạn này có dưới 1 tỷ người. Khuynh hướng biến động của Hồi giáo nhìn nhận từ góc độ số lượng tín đồ cũng cho thấy nhiều đặc điểm đáng chú ý bao gồm:

    - Trong khi tín đồ Hồi giáo hiện diện ở tất cả 5 lục địa lớn trên thế giới thì có tới hơn 60% trong số họ tập trung ở châu Á và khoảng 20% sinh sống tại khu vực Trung Đông và Bắc Phi (MENA)[3]. MENA cũng là khu vực tập trung cao nhất các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo và tín đồ Hồi giáo chiếm đa số trong dân chúng với số liệu cụ thể là hơn một nửa trong số khoảng 20 quốc gia, vùng lãnh thổ tại MENA có người theo đạo hồi chiếm hơn 95% dân số.

    - Một số lượng lớn tín đồ Hồi giáo, ước tính hơn 300 triệu người hoặc 1/5 tổng số tín đồ Hồi giáo trên thế giới đang sống tại các quốc gia mà Hồi giáo không phải là tôn giáo chính. Đây thường là các quốc gia có dân số rất đông, đa dạng về sắc tộc, tín ngưỡng và Hồi giáo chỉ là một trong rất nhiều tôn giáo đang tồn tại ở các quốc gia này. Có thể lấy ví dụ như Ấn Độ là quốc gia đông dân thứ hai trên thế giới và cũng là nơi có cộng đồng Hồi giáo đông thứ 3 toàn cầu. Trung Quốc có nhiều tín đồ Hồi giáo hơn toàn bộ tín đồ Hồi giáo tại Syria, Liên bang Nga có đông người Hồi giáo hơn so với cả Jordan và Libya cộng lại.

    Bảng 1. Phân bổ tín đồ Hồi giáo trên thế giới


    Số lượng

    (ngàn người)

    % trong dân số

    % trong tổng số tín đồ Hồi giáo

    Châu Á-Thái Bình Dương
    972 537

    24,1%

    61,9%

    Trung Đông và Bắc Phi
    315 322

    91,2%

    20,1%

    Châu Phi cận Sahara
    240 632

    30,1%

    15,3%

    Châu Âu
    38 112

    5,2$

    2,4%

    Châu Mỹ
    4 596

    0,5%

    0,3%

    Toàn thế giới
    1 571 198

    22,9%

    100,0%

    Nguồn: Pew Research Center’s Forum on Religion & Public Life, Mapping the Global Muslim Population, October 2009

    Số liệu trong bảng 1 đưa ra minh họa rõ ràng về tình hình tín đồ Hồi giáo trên thế giới với tổng số ước tính trên 1,5 tỷ người. Số liệu thống kê cho thấy phần lớn tín đồ Hồi giáo (61,9%) sống tập trung tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương[4] và khu vực Trung Đông – Bắc Phi (20,1%) và châu lục có ít người Hồi giáo sinh sống nhất là châu Mỹ với tỷ lệ chiếm khoảng 0,3% tổng số tín đồ. Sự phân bổ tín đồ Hồi giáo trên thế giới như vậy đã phản ánh đúng thực tế về quá trình phát triển của tôn giáo này trong giai đoạn nhiều thế kỷ trong đó Trung Đông – nơi Hồi giáo ra đời đến nay vẫn là nơi sinh sống của đa số tín đồ và hầu hết đều ở các quốc gia có Hồi giáo là quốc giáo với số lượng tín đồ chiếm đa số trong dân chúng.

    Khuynh hướng biến động của Hồi giáo và tín đồ Hồi giáo trong thời gian tới được dự báo là sẽ rất mạnh với diễn biến chủ đạo là sự gia tăng nhanh về số lượng tín đồ cũng như về sự hiện diện trên mọi vùng miền của thế giới. Nghiên cứu đầu năm 2011 về Tương lai của dân số Hồi giáo toàn cầu[5] đã đưa ra nhận định rằng số lượng tín đồ Hồi giáo sẽ tăng khoảng 35% trong vòng 20 năm tới và đạt khoảng 2,2 tỷ người vào năm 2030.

    Bảng 2. Dự báo số lượng tín đồ Hồi giáo năm 2030

    Số lượng (ngàn người)% trong tổng số tín đồ
    Châu Á – Thái Bình Dương
    1 295 625

    59,2%

    Trung Đông – Bắc Phi
    439 453

    20,1%

    Châu Phi cận Sahara
    385 939

    17,6%

    Châu Âu
    58 209

    2,7%

    Châu Mỹ
    10 927

    0,5%

    Thế giới
    2 190 154

    100,0%

    Nguồn: PEW Research Center, The future of the Global Islam Population, Analysis, January 27, 2011.

    Chú thích :

    [1] Hồi giáo và Thiên Chúa giáo hiện nay được xác định là hai tôn giáo lớn nhất thế giới (xét về số lượng tín đồ). Tuy nhiên, chưa có số liệu thống kê nào thực sự chính xác và đáng tin cậy để xác định đâu là tôn giáo có đông tín đồ hơn.

    [2] Pew Research Center’s Forum on Religion & Public Life, Mapping the Global Muslim Population, October 2009

    [3] Khu vực MENA – Middle East and Nord Africa là phân vùng riêng thường được sử dụng khi nghiên cứu về Hồi giáo và thế giới Arab bao gồm một bộ phận của châu Á và phần phía bắc của châu Phi.

    [4] Châu Á – Thái Bình Dương trong nghiên cứu này bao gồm một vùng rộng lớn từ các nước phía cực Tây (Thổ Nhĩ Kỳ) đến các nước phía Đông (Trung Quốc, Nhật Bản).

    [5] PEW research, The future of the Global Islam Population, Analysis, January 27, 2011.

    Dự báo về biến động số lượng tín đồ Hồi giáo cho thấy trong thời gian từ nay đến năm 2030, số lượng tín đồ Hồi giáo đang và sẽ tăng với tốc độ nhanh gấp đôi tốc độ tăng trưởng dân số không theo Hồi giáo và PEW Research Center đưa ra tốc độ tăng trưởng trung bình hàng năm giai đoạn 2010 – 2030 của tín đồ Hồi giáo là 1,5% so với 0,7% của dân số không theo đạo Hồi và với tốc độ tăng dự kiến như vậy thì vào năm 2030, tín đồ Hồi giáo sẽ chiếm tới 26,4% trong tổng số 8,3 tỷ dân số toàn cầu.

    [​IMG]

    Các quốc gia có trên 1 triệu người Hồi giáo

    Nguồn: Pew Research Center’s Forum on Religion & Public Life, Mapping the Global Muslim Population, October 2009.

    2.2. Hồi giáo dòng Sunni và Hồi giáo dòng Shia.

    Trong quá trình phát triển của mình, Hồi giáo ngày càng vươn xa tới nhiều vùng, miền khác nhau trên thế giới và qua mỗi thời kỳ, tôn giào này đã có những điều chỉnh nhất định để thích nghi với bối cảnh kinh tế, xã hội, văn hóa tại các địa phương. Dù vậy, một trong những biến động lớn của Hồi giáo là sự kiện Nhà tiên tri Mohammed mất (năm 632) và các tranh cãi về quyền kế thừa đã khiến cho Hồi giáo tách thành hai dòng lớn: Hồi giáo dòng Sunni và Hồi giáo dòng Shia (còn gọi là Hồi giáo Shiite). Mặc dù sự phân tách theo hai dòng Hồi giáo như trên có nguyên nhân lịch sử từ nhiều thế kỷ trước đây nhưng các khuynh hướng phát triển Hồi giáo hiện đại lại thể hiện nhiều đặc điểm mới khiến cho sự chia tách như vậy đang trở thành vấn đề sâu xa đằng sau nhiều sự kiện biến động nổi bật của giai đoạn hiện nay.

    Người Hồi giáo Sunni tự coi mình là dòng chính thống và truyền thống của đạo Hồi. Từ Sunni xuất phát từ cụm từ “ahl al-Sunna”, nghĩa là con người của truyền thống. Người Hồi giáo Sunni sùng kính tất cả các đấng tiên tri được nêu trong kinh Koran, đặc biệt là Mohammed. Trong khi đó, người Hồi giáo Shia theo nghĩa đầy đủ là “Shiat Ali” tự coi mình là nhóm thừa hưởng các quyền lợi của Ali, con rể Mohammed và họ tự coi họ là những người đi theo đường lối chính trị, nối dõi trong việc lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo. Cả hai dòng Hồi giáo này đều tôn thờ thánh Alla và Muhammed, cùng thực hiện 5 trụ cột cơ bản của Hồi giáo. Tuy nhiên, ngay sau khi Nhà tiên tri Mohammed mất, hai dòng Hồi giáo trên đã có những xung đột liên quan đến việc ai sẽ là người lãnh đạo đạo Hồi. Qua nhiều thế kỷ phát triển, sự khác biệt giữa hai dòng Hồi giáo ngày càng gia tăng với những tranh cãi liên quan tới quan điểm chính trị, những khác biệt về lý luận logic và một số khác biệt khác về cách thức thực hiện nghi lễ tôn giáo.

    Bảng 3. Phân biệt giữa Hồi giáo dòng Sunni và Hồi giáo dòng Shia

    Hồi giáo dòng Sunni là dòng Hồi giáo lớn nhất và các tín đồ Hồi giáo Sunni thường được coi là “những người của truyền thống Mohammed và của cộng đồng”. Hồi giáo Sunni được coi là dòng chính thống và danh từ “Sunni” có từ nguyên là Sunnah để chỉ những lời răn rạy và hành động của Thánh Mohammed được ghi lại trong Sách thánh Ha***h[1]. Tín đồ Hồi giáo Sunni coi Sahih al-BukhariSahih Muslim là Sách thánh Ha***h chính thức của mình.Hồi giáo dòng Sunni có 4 trường phái tư tưởng chính thức (gọi là cácmadh’hab) được chấp nhận rộng rãi bao gồm: (1) Trường phái Hanafi; (2) Trường phái Maliki; (3) Trường phái Shafi’i và (4) Trường phái Hanbali. Cả 4 trường phái này đều nghiên cứu về các tập quán tôn giáo, việc thực thi các nghi lễ tín ngưỡng và về các Ha***h do vị Imam[2] thứ 6 là Jaffar Al-Sadiq (cháu nội của nhà tiên tri Mohammed) kể lại. Hồi giáo dòng Sunni chỉ chấp nhận 4 vị Caliph[3] đầu tiên là người kế thừa chính trị hợp pháp của Mohammed và chấp nhận các Ha***h do những Sahabah [4] của Mohammed kể lạiHồi giáo dòng Shia là dòng Hồi giáo lớn thứ hai sau Hồi giáo Sunni. Những tín đồ Hồi giáo Shia được gọi là những người Hồi giáo Shi’ites hoặc Shias. Shia là chữ viết tắt của cụm từ Shi’atu ‘Ali có nghĩa là người tin theo Ali hoặc Trường phái Ali. Hồi giáo Shia cho rằng gia đình của Mohammed (với tên gọi Ahl al-Bayt) và một số thành viên nhất định trong số những người kế thừa của ngài (gọi là các Imam) là những người có đầy đủ thần quyền và thế quyền để cai trị cộng đồng Hồi giáo. Các tín đồ Hồi giáo Shia cũng tin rằng Ali (con rể của Mohammed) là người đầu tiên trong những Imam này và do vậy là người kế thừa chính thức của Mohammed. Điều này có nghĩa là Hồi giáo Shia phủ nhận tính hợp pháp của 3 vị Caliph khác.


    Tín đồ Hồi giáo Shias coi Ali là lãnh đạo tôn giáo quan trọng thứ hai sau Nhà tiên tri Mohammed và họ cũng cho rằng Mohammed đã nhiều lần chỉ ra rằng Ali sẽ là người kế thừa vị trí lãnh đạo cộng đồng Hồi giáo sau khi ngài mất. Ali với tư cách người kế thừa của Mohammed không chỉ nắm quyền lãnh đạo mà còn có quyền diễn giải Luật Sharia và những hàm ý bí truyền của luật này. Ali được coi là vị Imam đầu tiên, là người “hoàn hảo” và tín đồ Hồi giáo Shia chỉ chấp nhận các Ha***h về Mohammed và các Imam (chứ không chấp nhận các Ha***h của người đồng hành Sahabah như đối với Hồi giáo Sunni)

    Sự khác biệt trong chấp nhận các Ha***h được coi là một trong những khác biệt và mâu thuẫn lớn giữa Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia.

    Nguồn: Tổng hợp thông tin của tác giả.

    Nghiên cứu năm 2009 của PEW Research Center đã đưa ra những số liệu mới nhất về thực trạng biến động số lượng tín đồ Hồi giáo Sunni và Shia trên thế giới trong đó xác định rằng đại đa số người Hồi giáo trên thế giới là thuộc dòng Sunni và chỉ khoảng 10% đến 13% là thuộc dòng Shia. Điều này có nghĩa là tổng số tín đồ Hồi giáo Shia trên thế giới là vào khoảng 154 đến 200 triệu người. Số liệu khảo sát thực tế cũng cho biết khoảng ¾ tổng số tín đồ Hồi giáo Shia đang sinh sống tại châu Á với con số từ 116 đến 147 triệu người. Một bộ phận tương đối lớn khác tín đồ dòng Shia (khoảng ¼) hiện sinh sống tại Trung Đông – Bắc Phi.

    Một đặc điểm quan trọng nữa liên quan đến sự khác biệt giữa hai dòng Hồi giáo là dòng Shia tuy chiếm số lượng ít hơn nhưng thường có vị trí rất quan trọng và nắm quyền lãnh đạo tại một số quốc gia Hồi giáo lớn. Số liệu nghiên cứu cho thấy phần lớn người Shia (từ 68% đến 80%) hiện sống tại 4 quốc gia là Iran, Pakistan, Ấn Độ và Iraq. Cộng hòa Hồi giáo Iran là nơi sinh sống của từ 66 đến 70 triệu tín đồ Hồi giáo Shia, tương đương với 37% – 40% tổng số tín đồ dòng Shia trên thế giới.

    Sự khác biệt của hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia cho đến nay vẫn thể hiện một khuynh hướng biến động quan trọng của Hồi giáo nói chung và trở thành lý do đằng sau những sự kiện mâu thuẫn, xung đột ngay trong nội tại thế giới Hồi giáo. Một số vấn đề về Hồi giáo Sunni và Hồi giáo Shia có thể được đề cập bao gồm:

    - Kể từ khi cuộc Cách mạng Hồi giáo Iran năm 1979 thành công, nhà nước Iran và các nhà lãnh đạo tôn giáo đã xây dựng và thực hiện Chương trình nghị sự Hồi giáo Shia cấp tiến, đặt ra thách thức về thần học và tư tưởng đối với chế độ bảo thủ của phái Sunni, đặc biệt ở khu vực vùng Vịnh Ba Tư.

    - Tại Lebanon, người Hồi giáo Shia được trọng vọng và có tiếng nói chính trị mạnh mẽ. Tuy nhiên, ở nhiều nước khác, sự xung đột giữa Hồi giáo Sunni và Shia ngày càng sâu sắc. Một số luận thuyết bảo thủ của người Sunni đã chủ trương hận thù người Shia. Tại Pakistan cũng đã từng có những giai đoạn lịch sử xung đột đẫm máu giữa người Shia và người Sunni trong thập kỷ 1980. Tại Iraq, cuộc chiến tôn giáo giữa người Shia và người Sunni vẫn đang tiếp diễn và tình hình Iraq cho tới hiện tại đang diễn biến ngày càng phức tạp với những vấn đề mâu thuẫn đan xen: mâu thuẫn giữa dân bản địa với sự hiện diện của binh lính nước ngoài, mâu thuận giữa hai dòng Hồi giáo trong quan hệ với bên ngoài và trong quan hệ với nhau.

    - Kể từ đầu năm 2011, các sự kiện về bạo loạn, biểu tình chống chính phủ tại hàng loạt các quốc gia Trung Đông – Bắc Phi cũng có phần liên quan tới mâu thuẫn giữa Hồi giáo dòng Sunni và dòng Shia với trường hợp tiêu biểu là tại Bahrain khi người Hồi giào dòng Shia chiếm đa số nhưng nhà nước lại do dòng Sunni lãnh đạo, dẫn tới những mâu thuẫn sâu sắc cả về quyền lợi kinh tế lẫn tư tưởng, đường lối tôn giáo. Điều này khiến cho Bahrain trở thành một trong những điểm nóng của biểu tình, bạo loạn chống chính phủ.

    Như vậy có thể thấy những rạn nứt giữa người Sunni và người Shia đang tạo nên một sự chia rẽ rất khó hàn gắn ngay trong nội tại đạo Hồi. Sự chia cắt giữa các dòng tôn giáo, các trường phái tư tưởng trong nội tại đạo Hồi sau khi Mohammed mất đã làm suy giảm khả năng liên kết thành một khối thống nhất mạnh mẽ của người dân Arab. Trong thời kỳ phát triển hiện đại, khuynh hướng phân tách giữa hai dòng Hồi giáo chủ yếu vẫn đang nổi lên ngày càng mạnh và được coi như một trong những lý do tạo ra những nhìn nhận tiêu cực của thế giới bên ngoài đối với các tín đồ Hồi giáo. Các vấn đề của hai dòng Hồi giáo cũng góp phần làm đẩy nhanh quá trình phân hóa bên trong tôn giáo này để tạo ra các trào lưu Hồi giáo tự do, Hồi giáo ôn hòa cũng như Hồi giáo cấp tiến, Hồi giáo cực đoan.

    2.3. Biến động của các trào lưu Hồi giáo.

    Một khuynh hướng nổi bật trong quá trình phát triển của Hồi giáo hiện đại là sự biến động của đức tin Hồi giáo, sự hình thành của các trường phái tư tưởng Hồi giáo mang tính chất “cải cách” và hướng tới tạo ra cho thế giới bên ngoài nhìn nhận tích cực và thiện cảm hơn về các tín đồ Hồi giáo. Cùng lúc đó, một khuynh hướng khác cũng đang diễn ra: quá trình Hồi giáo và các luật lệ tôn giáo bị siết chặt hơn, đẩy tôn giáo này vào xu thế quay lại với trào lưu chính thống, hình thành Hồi giáo cấp tiến hoặc “cực đoan hóa” để trở thành Hồi giáo cực đoan.

    * Hồi giáo tự do (Liberal Islam).

    Mặc dù một trong những khuynh hướng chủ đạo của Hồi giáo trong thời kỳ phát triển hiện đại là Hồi giáo theo trào lưu chính thống (Fundamentalist Islam) nhưng trong nội tại quá trình phát triển của tôn giáo này vẫn có một số các khuynh hướng phát triển theo hướng tự do để tìm tòi cách cách thức thay thế khác nhau giúp cho đức tin Hồi giáo có thể thích ứng với bối cảnh của thế giới thời hiện đại. Các khuynh hướng phát triển này được biết tới với tên gọi Hồi giáo tự do (Liberal Islam).

    Các truyền thống Hồi giáo được hình thành từ một số nguồn bao gồm: Kinh Koran, các truyện kể Ha***h và diễn giải hai văn bản này (được coi là các Sách Mặc Khải) của các học giả. Trong quá trình phát triển nhiều thế kỷ của Hồi giáo, các khuynh hướng chủ đạo vẫn là sự nổi trội của trào lưu Hồi giáo chính thống với khẳng định rằng việc diễn giải các sách Mặc Khải là không thể thay đổi, ngay cả đối với những văn bản mang đặc tính tôn giáo dân gian không xác định được là có liên hệ trực tiếp tới nhà tiên tri Mohammed. Tuy nhiên, một khuynh hướng biến động đáng quan tâm trong thời hiện đại là việc nhìn nhận lại cách thức tiếp cận các sách thánh đó của Hồi giáo cũng như nhìn nhận, diễn giải về các luật lệ Hồi giáo mà điển hình là Luật Sharia. Những người đi theo khuynh hướng tiếp cận mới này được coi là theo trào lưu Hồi giáo tự do.

    Hồi giáo tự do nhìn chung được xác định trong khuôn khổ việc diễn giải về tôn giáo với quan tâm đặc biệt tới các vấn đề như dân chủ, tách biệt tôn giáo khỏi hoạt động chính trị, quyền của phụ nữ, tự do tư tưởng và thúc đẩy tiến bộ của con người. Những người theo trào lưu Hồi giáo tự do cho rằng luật Hồi giáo Sharia có tính chất linh hoạt hơn rất nhiều so với những yếu tố đang được hệ thống pháp lý Hồi giáo chính thống quy định và nhiều học giả Hồi giáo hiện đại tin rằng luật này cần được đổi mới, các nhà luật học cổ điển không nên bảo lưu những thẩm quyền đặc biệt của mình. Quan điểm như vậy đòi hỏi phải tạo lập cách thức thực thi luật mới phù hợp với thế giới hiện đại và áp dụng luật trong bối cảnh phát triển mới. Trào lưu Hồi giáo tự do không tìm cách thách thức các giá trị nền tảng của Hồi giáo mà tìm cách làm rõ, xóa bỏ các diễn giải sai lầm để từ đó tạo điều kiện cho việc đổi mới địa vị của thế giới Hồi giáo với vai trò một trung tâm tư tưởng hiện đại, tự do.

    Bảng 4. Đồng thuận cơ bản của Hồi giáo tự do

    Các tín đồ Hồi giáo tự do về cơ bản đã thống nhất ở một số đức tin và nguyên tắc tôn giáo tạo cho họ sự khác biệt so với Hồi giáo truyền thống:- Phản đối chế độ nô lệ và đa thê (đây là điều được chấp nhận vào thời đại của Mohammed)- Quan tâm tới nhân quyền và câu truyện về Adam trong kinh Koran đôi khi được diễn giải để bảo vệ nhân quyền


    - Coi trọng nữ quyền, chỉ trích Hồi giáo truyền thống về chế độ đa thê và khẳng định rằng phụ nữ có thể giữ các chức danh lãnh đạo tôn giáo, có thể lãnh đạo nhà nước và không cần phải tách biệt khỏi nam giới trong sinh hoạt xã hội cũng như trong nhà thờ, không cần dùng mạng che mặt

    - Ủng hộ xây dựng xã hội dân chủ, hiện đại, tách biệt thần quyền khỏi thế quyền

    - Đồng thuận về việc diễn giải kinh Koran và các sách Mặc Khải khác theo cách thức có thể dễ được chấp nhận hơn trong xã hội hiện đại

    - Chống lại ý tưởng đấu tranh có vũ trang – chẳng hạn như thánh chiến Jihad và ủng hộ các biện pháp hòa bình, phi bạo lực.

    - Nghi ngờ về độ tin cậy và khả năng áp dụng các sách Ha***h trong cuộc sống thực tế

    Nguồn: Tổng hợp thông tin của tác giả

    Như vậy, trào lưu Hồi giáo tự do đang được thúc đẩy để thực hiện cải cách tôn giáo và điều chỉnh những nội dung mà họ cho là được diễn giải sai. Phương pháp cải cách về căn bản được chia thành hai loại:

    (1) Cách thứ nhất là cải cách bằng phương pháp diễn giải lại văn bản sách truyền thống là nguồn để tạo lập ra bộ luật Hồi giáo[5]. Phương pháp này được thực hiện theo nhiều hình thức khác nhau: từ những khác biệt nhỏ so với cách thức diễn giải truyền thống đến những diễn giải tự do hơn, chỉ coi ý nghĩa của kinh Koran như một nguồn cảm xúc thần thánh trong khi từng từ ngữ của cuốn sách thánh này được tin rằng chỉ có ý nghĩa là các lời răn dạy của nhà tiên tri Mohammed, chỉ phù hợp với thời đại của ngài và bối cảnh cuộc sống lúc đó. Điều này có nghĩa là các câu thơ trong kinh Koran khi diễn giải vào thời hiện đại thì chỉ mang tính chất phúng dụ hoặc thậm chí là không cần phải diễn giải nữa.

    (2) Cách thức thứ hai đặt ra nghi ngờ về tính chất xác thực của các văn bản sách thánh truyền thống của đạo Hồi, do các học giả Hồi giáo truyền thống áp dụng. Cách thức cải cách này dẫn tới kết quả là hình thành trào lưu Hồi giáo tự do ở mức độ cao nhất có tên gọi là Qur’an Alone (chỉ duy nhất kinh Koran là đúng). Đây là trào lưu Hồi giáo tự do của những tín đồ chỉ tin theo kinh Koran và coi đây là sách thánh duy nhất của Hồi giáo. Những tín đồ này không công nhận các sách Mặc Khải khác như Ha***h vàSunnah[6].

    Bảng 5. Sáu Đức tin Hồi giáo

    Các sách viết về giáo lý Hồi Giáo đều đồng nhất tóm lược tất cả các tín điều căn bản (fundamental beliefs) thành 6 điều chính yếu được gọi là Sáu Đức tin Hồi giáo1. Tin có một Thiên Chúa Duy Nhất (The Only God).2. Tin có các Thiên Thần và Ma Quỉ


    3. Tin các sách Mặc Khải (Books of Revelation)

    4. Tin các vị Thiên Sứ (Messengers/Prophets)

    5. Tin có ngày tận thế, xác kẻ chết sống lại, mọi người sẽ được Thiên Chúa xét xử trong Ngày Phán Xét Cuối Cùng

    6. Mọi việc đều do Thiên Chúa tiền định nhưng mọi người đểu có ý chí tự do

    Nguồn: Tổng hợp thông tin của tác giả

    Trong giai đoạn phát triển thời hiện đại, các xu hướng phát triển tự do đã hiện hữu và được thúc đẩy mạnh mẽ ngay bên trong thế giới Hồi giáo và từ đó, kinh Koran cùng các Ha***h đã được diễn giải theo bối cảnh cụ thể của mỗi nhóm dân cư, mỗi cộng đồng Hồi giáo chứ không còn dựa theo quan điểm truyền thống của Hồi giáo thời trung cổ nữa. Tín đồ Hồi giáo tự do tuyên bố rằng họ vẫn hoàn toàn tin tưởng vào những giáo lý căn bản của đạo Hồi, chẳng hạn như sự thừa nhận đối với Năm trụ cột của Hồi giáo và Sáu đức tin. Dù vậy, người Hồi giáo tự do cho rằng họ đang quay trở lại với những nguyên tắc căn bản của cộng đồng Hồi giáo giai đoạn đầu tiên, trước khi các nguyên tắc này bị làm cho biến đổi vào thời trung cổ. Sự khác biệt chủ yếu của trào lưu tự do chính là ở cách nhận thức, nắm bắt và áp dụng các giá trị Hồi giáo cốt lõi vào cuộc sống thời hiện đại.

    * Hồi giáo cấp tiến và Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo (Radical Islam and Islamic Extremism).

    Một khuynh hướng đáng chú ý khác của Hồi giáo thời kỳ phát triển hiện đại là sự nhấn mạnh tới các giá trị được cho là “giá trị Hồi giáo chính thống” của các tín đồ và khuy hướng này được biết tới với tên gọi Hồi giáo cấp tiến. Trong khi đa số tín đồ Hồi giáo đang tin theo những dạng thức tôn giáo hòa bình thì một bộ phận nhỏ các tín đồ Hồi giáo cấp tiến muốn xây dựng một xã hội dựa hoàn toàn vào kinh Koran và sách thánh Ha***h, phủ nhận cách thức diễn giải kinh sách hiện đại được coi là kết quả của nhiều thế kỷ đổi mới và điều chỉnh[7]. Các tín đồ Hồi giáo cấp tiến lập luận rằng những ảnh hưởng thế tục của ngoại bang đang làm sai lệch và đầu độc xã hội Hồi giáo và do vậy cần phải gây sức ép để tất cải phải quay lại với nhận thức ban đầu về Hồi giáo. Thánh chiến (Jihad) và đòi hỏi cải giáo theo đạo Hồi (Dawa) là cách thức để đạt tới mục đích này

    Bảng 6. Jihad và các dạng thức chủ yếu

    Jihad trong ngôn ngữ của đạo Hồi được hiểu là cuộc Thánh chiến, cuộc đấu tranh có vũ trang của người Hồi giáo thực hiện với 3 dạng thức chủ yếu:- Đấu tranh nội bộ (Internal Jihad): là cuộc thánh chiến để chống lại các chế độ về hình thức là Hồi giáo nhưng bị cho là nghịch đạo, không kính Chúa và do vậy trở thành đối tượng đấu tranh, lật đổ- Thánh chiến để phục hồi lãnh thổ (Irredentist Jihad): Đấu tranh, thánh chiến để đòi lại các vùng đất được coi là thuộc về thế giới Hồi giáo nhưng bị các thế lực phi Hồi giáo hoặc tà đạo chiếm đóng (đã và đang diễn ra tại các nơi như Afghanistan, Chechnya, Kashmir, Mindanao và đặc biệt là Palestine)


    - Thánh chiến toàn cầu (Global Jihad): Đây là chủ đề của thời kỳ phát triển hiện đại khi cuộc Thánh chiến được kêu gọi để các tín đồ Hồi giáo cấp tiến chống lại phương Tây hoặc cụ thể hơn nữa là chống lại Hoa Kỳ và các đồng minh của nước này (tập trung nhiều nhất là chống lại Israel). Cuộc Thánh chiến toàn cầu được coi là do tổ chức Hồi giáo cực đoan al-Qaeda đi tiên phong, phát động kể từ năm 1998 và sau đó được nhiều mạng lưới Hồi giáo độc lập khác hưởng ứng, trở thành một phong trào lan rộng cho tới hiện nay.

    Nguồn: Tổng hợp thông tin của tác giả
  7. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Phong trào Hồi giáo cấp tiến đã đặt ra những yêu cầu và cách thức hành động cụ thể để tác động tới người Hồi giáo cũng như toàn thể thế giới. Các tín đồ Hồi giáo cấp tiến nhấn mạnh tới sự cần thiết phải áp dụng Luật Hồi giáo Sharia cho toàn thể xã hội hiện đại. Họ cũng phát triển ý tưởng về việc xây dựng một thế giới Hồi giáo mở rộng và xóa bỏ hoàn toàn ảnh hưởng của phương Tây trong thế giới Hồi giáo. Đối với các tín đồ Hồi giáo cấp tiến, mục tiêu cuối cùng là khôi phục Caliphate – một nhà nước Hồi giáo nhất nguyên do một lãnh đạo tối cao là Caliph cai quản. Đây được coi là nhà nước Hồi giáo có khả năng phát triển đạo Hồi ra toàn thế giới và bắt toàn bộ các quốc gia khác phải quy phục.

    Một dạng thức được đẩy lên mức cao nhất của Hồi giáo cấp tiến được biết tới với tên gọi Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo. Khuynh hướng phát triển này của Hồi giáo đặc biệt được nhắc tới trong giai đoạn phát triển của thế giới thời hiện đại sau sự kiện khủng bổ 11/9/2001 tại Hoa Kỳ và tiếp nối sau đó là cuộc đấu tranh chống khủng bố do Hoa Kỳ phát động trên toàn cầu. Về cơ bản, chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo có thể được coi như một khuynh hướng phát triển của Hồi giáo hiện đại và bao hàm hai nội dung chính:

    (1) Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo thể hiện ở quan điểm bảo thủ đến mức cực đoantrong áp dụng, thực thi các giáo lý của đạo Hồi. Việc giữ quan điểm bảo thủ cực đoan không nhất thiết bao hàm các hành động bạo lực nhưng chắc chắn sẽ có tác động tiêu cực trong quy định về các hành vi, lối sống của các tín đồ Hồi giáo và các nhà nước Hồi giáo

    (2) Chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo thể hiện ở việc sử dụng các phương thức đấu tranh cực đoan và bạo lực như khủng bố, đánh bom tự sát…vv để đạt tới các mục tiêu tôn giáo.

    Hồi giáo cực đoan phát triển rất mạnh kể từ năm 1996 khi Osama Bin Laden[8]đưa ra Fatwah - một quyết định tôn giáo chính thức kêu gọi những người Hồi giáo giết lính Mỹ đang đóng quân ở Saudi Arabia. Năm 1998, Fatwah viết “Giết những người Mỹ và đồng minh của chúng – cả lực lượng dân sự và quân đội – là nghĩa vụ thiêng liêng của mỗi người Hồi giáo, những người có thể làm một điều gì đó cho đất nước của mình”; và “Tự do cho al-Aqsa Mosque và xoá sạch quân đội Mỹ và đồng minh trên những mảnh đất của người Hồi giáo”[9]. Bin Laden đã thành lập tổ chức cực đoan al-Qaeda với mục tiêu “Xoá bỏ mọi ảnh hưởng của tư tưởng nước ngoài trong các nước Hồi giáo, và hình thành những nhà nước Hồi giáo mới”[10]. Al-Qaeda đã phát động phong trào Jihad trên khắp thế giới để chống lại phương Tây và các tôn giáo khác và gây ra nhiều vụ khủng bố lớn, chẳng hạn như sự kiện khác

    - Nguy cơ Hồi giáo hóa xã hội: Các nhóm Hồi giáo cấp tiến tập trung vào thúc đẩyDawa - việc cải giáo theo đạo Hồi, coi đó là cách để mở rộng hệ tư tưởng Hồi giáo cấp tiến ra toàn xã hội. Việc cải giáo có thể là tự nguyện nhưng cũng có thể là cưỡng bức và một trong những trọng tâm được tín đồ Hồi giáo cấp tiến chú ý là tăng cường ảnh hưởng tại các cộng đồng Hồi giáo thiểu số đang sinh sống tại các quốc gia phương Tây, tuyên truyền về việc giúp họ thoát khỏi “áp bức” và không bị “tẩy não” bởi bàn tay của những kẻ ngoại đạo. Đây được coi như một dạng thánh chiến về văn hóa dẫn tới xu hướng “cấp tiến hóa” và “cực đoan hóa” các cộng đồng Hồi giáo thiểu số, gây ra những nguy cơ lớn tới an ninh và ổn định của nhiều quốc gia.

    - Bạo lực và khủng bố: Đây là nguy cơ nhãn tiền của Hồi giáo cấp tiến và các tổ chức cực đoan Hồi giáo. Thánh chiến Jihad được thúc đẩy hết mức để các tín đồ Hồi giáo cấp tiến đấu tranh bạo lực chống lại những “kẻ thù” của đạo Hồi. Các tổ chức chủ trương thánh chiến, khủng bố, bạo lực thường được nhắc tới là al-Qaeda, Hamas…đã và đang sử dụng các biện pháp cực đoan và biến những nguy cơ lớn này trở thành sự hủy hoại thực sự trong nhiều trường hợp

    3. MỘT VÀI NHẬN ĐỊNH, ĐÁNH GIÁ.

    Hồi giáo là một tôn giáo lớn với vai trò và tầm ảnh hưởng quan trọng hàng đầu trên thế giới trong giai đoạn phát triển thời hiện đại. Với số lượng tín đồ khoảng hơn 1,5 tỷ người và tốc độ tăng nhanh nhất trong tương quan với các tôn giáo khác, dự kiến trong thời gian 10 năm tới Hồi giáo chắc chắn sẽ khẳng định được vị trị là tôn giáo lớn nhất thế giới xét về số lượng tín đồ. Tìm hiểu về quá trình hình thành, phát triển của Hồi giáo cũng như các khuynh hướng phát triển của tôn giáo này trong thời hiện đại đã cho thấy một số nét đáng chú ý:

    - Hồi giáo là tôn giáo được biết tới nhiều nhất trong giai đoạn phát triển ngày nay do hầu hết những biến động lớn về kinh tế, chính trị, xã hội, văn hóa trên thế giới đều có liên quan tới yếu tố tôn giáo và có sự can dự của các tín đồ Hồi giáo.

    - Trung Đông là khu vực có vai trò đặc biệt quan trọng đối với các tôn giáo lớn trên thế giới và là nơi cả Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo hình thành phát triển. Với đặc điểm là nơi khởi nguồn của các tôn giáo lớn như vậy đã khiến cho Trung Đông trở thành khu vực rất nhạy cảm về tôn giáo và trên thực tế Hồi giáo đã có ảnh hưởng vô cùng to lớn tới các quốc gia Trung Đông, trong nhiều trường hợp Hồi giáo đã giữ vai trò kiểm soát cả về thế quyền và thần quyền tại các quốc gia này. Như vậy, mỗi biến động trong khuynh hướng phát triển của Hồi giáo đều có tác động trực tiếp tới các quốc gia Trung Đông và tác động đó có khả năng lan tỏa ra khắp cộng đồng các tín đồ Hồi giáo cũng như tới thế giới bên ngoài.

    - Khuynh hướng phát triển hiện đại cho thấy sự tách biệt giữa hai dòng Hồi giáo Sunni và Shia dường như đang mạnh hơn, rõ nét hơn và trong nhiều trường hợp những mâu thuẫn giữa hai trào lưu bên trong một tôn giáo đã là nguyên nhân của xung đột và bạo lực. Khuynh hướng phát triển này của Hồi giáo thời hiện đại khiến cho tính chất bất ổn tôn giáo có xu hướng gia tăng và cần được theo dõi chặt chẽ để giảm thiểu các tác động tiêu cực có thể có

    - Giai đoạn phát triển thời hiện đại cũng cho thấy Hồi giáo và các tín đồ Hồi giáo đang chịu sức ép rất lớn từ thế giới bên ngoài với lý do cho rằng một số trào lưu phát triển của tôn giáo này đang tiềm ẩn những nguy cơ nhất định đối với an ninh, ổn định và phát triển của thế giới. Trong khi trào lưu Hồi giáo tự do với nhiều quan điểm tiến bộ, phù hợp với bối cảnh phát triển mới đang được thế giới bên ngoài ghi nhận với nhiều thiện cảm thì xu hướng “cấp tiến hóa” và chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo đã gây ra nhiều ảnh hưởng tiêu cực tới hòa bình, an ninh trên toàn cầu. Khuynh hướng phát triển của Hồi giáo theo hướng cực đoan đã bị cả thể giới lên án do khuynh hướng này luôn gắn với hàng loạt các sự kiện khủng bố, đánh bom tự sát, bạo lực, xung đột vũ trang…vv. Đây thực sự là một hướng biến động tiêu cực và thực tế cho thấy khuynh hướng này vẫn đang diễn ra một cách mạnh mẽ cả về chiều rộng và chiều sâu bất chấp các nỗ lực của cộng đông quốc tế tìm cách ngăn chặn trào lưu cực đoan này.

    - Sự phát triển tương đối nhanh của Hồi giáo cấp tiến và sự lớn mạnh của chủ nghĩa cực đoan Hồi giáo với các tác động tiêu cực tới mọi mặt đời sống kinh tế, xã hội, văn hóa, chính trị, tôn giáo…vv của nhiều quốc gia trong mọi trường hợp vẫn cần được coi là mang tính tất yếu và là một khuynh hướng phát triển không thể tránh khỏi trong môi trường quốc tế hết sức bất ổn và biến động khó dự đoán giai đoạn hiện nay. Hồi giáo cấp tiến và xu hướng cực đoan hóa cần được lý giải với các nguyên nhân sâu xa về kinh tế, xã hội, chính trị, lịch sử tồn tại bên trong các xã hội Hồi giáo trong đó chủ yếu có thể kể tới lý do (1) kinh tế khó khăn của một bộ phận lớn người dân tại các quốc gia Hồi giáo khiến họ mất phương hướng trong cuộc sống và dễ bị lôi kéo vào các phong trào Hồi giáo cực đoan để tìm đường giải thoát cho bản thân và gia đình và (2) sự can thiệp của nước ngoài vào các vấn đề của xã hội Hồi giáo khiến tâm lý chống phương Tây, chống Mỹ càng thêm gay gắt.

    Tóm lại, tìm hiểu về thực trạng Hồi giáo và các khuynh hướng phát triển của tôn giáo này cho thấy Hồi giáo thực sự là một vấn đề phát triển mang đủ các sắc thái kinh tế, chính trị cũng như văn hóa, tư tưởng với các tác động to lớn tới mọi mặt đời sống của người dân trên toàn thế giới. Với số lượng tín đồ đang tăng rất nhanh và các tư tưởng tôn giáo đang mở rộng ra nhiều cộng đồng dân cư, rõ ràng Hồi giáo đang ngày càng bành trướng phạm vi ảnh hưởng và mở rộng tới các không gian địa lý, văn hóa, tinh thần vô cùng rộng lớn. Xét về mặt lịch sử, các tôn giáo lớn của thế giới như Hồi giáo, Thiên Chúa giáo, Do Thái giáo… đều có chung một nguồn gốc: được khởi nguồn từ tổ phụ Abraham, cùng có niềm tin vào Thiên Chúa. Trong kinh Koran của người Hồi giáo, hay kinh Torah của người Do Thái và Kinh Thánh của người Thiên Chúa giáo đều xác định nguồn gốc này. Tuy nhiên, khuynh hướng mở rộng phạm vi ảnh hưởng của Hồi giáo như hiện nay cùng với những tác động của hoàn cảnh lịch sử, hoàn cảnh kinh tế, xã hội và các quan điểm khác nhau về đức tin, lối sống khiến cho tại nhiều nơi trên thế giới và đặc biệt là tại khu vực Trung Đông đã có những cuộc xung đột tôn giáo lớn. Hầu hết các đánh giá đều cho rằng dường như chưa thể có giải pháp nào thực sự hữu hiệu có thể giải quyết triệt để các vấn đề mâu thuẫn, xung đột phát sinh trong quan hệ giữa các nhóm tôn giáo với vai trò nổi bật của Hồi giáo.

    Tìm hiểu về Hồi giáo và các vấn đề phát triển, tác động của tôn giáo này trên thế giới luôn là vấn đề phức tạp, vấn đề “nóng”, vấn đề “nhạy cảm”. Mặc dù vậy, đây là vấn đề không thể bỏ qua đối với tất cả các quốc gia đang cùng tồn tại, phát triển trong thời đại toàn cầu hóa với những mối liên hệ qua lại, ràng buộc lẫn nhau rất chặt chẽ.


    Tài liệu tham khảo

    1. Bùi Nhật Quang (chủ biên), “Những vấn đề kinh tế, chính trị nổi bật của Trung Đông và xu hướng đến năm 2020”, NXB Khoa học Xã hội, Hà Nội 2011.

    2. Omid Safi, “What is Progressive Islam?” Mar 29, 2005, www.nawaat.org

    3. Charles Kurzman, “Liberal Islam: Prospects and Challenges”, Middle East Review of International Affairs Vol. 3, No. 3, September 1999.

    4. Egdūnas Račius, “The Multiple Nature of the Islamic Da’wa”, Academic Dissertation, University of Helsinki, October 2004.

    5. “Islam In The Modern World”, Religion and Spiritual Beliefs Resource, important.ca

    6. “Understanding Islamism”, International Crisis Group, Middle East/North Africa Report N°37 – 2 March 2005.

    7. “Understanding Radical Islam”, Radicalislam.org, Clarion Fund, 2009.
  8. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Đặc điểm của các phong trào phục hưng Hồi giáo

    [​IMG]
    ThS. Nguyễn Bình
    Viện Nghiên cứu Tôn giáo​

    Đến thế kỉ XVIII, thế giới Islam giáo đã mất đi vầng hào quang của những thời đại hoàng kim trước đó. Đếquốc Ottoman, trung tâm thống trị của thế giới Islam giáo khi đó, do chính trị suy vi, kinh tế đình đốn, đã thất bại liên tiếp trong các cuộc chiến tranh với bên ngoài và bất lực trước sự tan rã của chính quyền các cấp. Xyri, Irắc, Ai Cập,… trở thành các lãnh địa độc lập hoặc bán độc lập của các lãnh chúa phong kiến. Từ giữa thế kỉ XVIII trở đi, Đế quốc Ottoman rơi vào tình trạng suy sụp. ở Iran, vương triều Safavi bị vương triều Khar thay thế, và đến đầu thế kỉ XIX, trở thành đối tượng tranh giành của các nước Nga, Anh, Pháp. ở ấn Độ, thực dân Anh lợi dụng sự tan rã của vương triều Moghul để xâm chiếm đất đai ấn Độ.

    Năm 1798, để giành quyền kiểm soát tuyến đường thương mại quan trọng đi sang ấn Độ với Anh, Napoleon đưa quân đổ bộ lên cảng Alexandria, xâm nhập Ai Cập, mở đầu cuộc chinh phục bằng vũ trang của các nước thực dân phương Tây đối với các quốc gia Islam giáo. Cũng bắt đầu từ đây mở ra thời kì đấu tranh trong lịch sử cận đại của nhân dân các nước Islam giáo chống lại thực dân phương Tây. Từ giữa thế kỉ XIX, thế giới Islam giáo từ Marốc ở phía tây tới Indonesia ở phía đông lần lượt bị các nước tư bản phương Tây xâm lược, chia cắt và nô dịch. Ngoại trừ Thổ Nhĩ Kỳ, Iran, Afghanistan và Arập Xêút, tất cả các quốc gia Islam giáo khác đều có một thời nằm dưới sự cai trị của thực dân. Thậm chí những quốc gia kể trên không nằm trong chế độ thuộc địa thì cũng không tránh khỏi bóng tối của chủ nghĩa thực dân: Arập Xêút, Iran, Afghanistan là những nước bị bảo hộ, nếu không cũng phải có sự nhượng bộ đáng kể về chủ quyền với người Anh hoặc người Nga; Thổ Nhĩ Kỳ – thủ phủ của Đế quốc Ottoman – có mối quan hệ mật thiết với các cường quốc Tây Âu qua các vùng lãnh thổ ở Đông Âu và Bắc Phi vẫn phải nhẫn nhịn với các cường quốc đó trong suốt thế kỉ XIX và đầu thế kỉ XX.

    Dưới sự xâm nhập và thống trị của các thế lực thực dân phương Tây, cơ sở chính trị kinh tế và văn hóa tư tưởng của xã hội Islam giáo bị thách thức và lung lay. Người bảo hộ về danh nghĩa của cộng đồng Islam giáo – Đế quốc Ottoman, không những không có sức chống lại các cường quốc phương Tây mà bản thân nó cũng lâm vào tình trạng tan rã. Sự xâm nhập và thống trị của các cường quốc làm cho thế giới Islam giáo lâm vào tình trạng khủng hoảng xã hội, chính trị chưa từng có, đồng thời cũng dẫn tới khủng hoảng về tôn giáo và tinh thần.

    Những tác động của phương Tây đối với Islam giáo có thể được tính từ thời điểm đầu thế kỉ XIX khi Napoleon tiến quân vào Ai Cập nhằm cắt đứt con đường thương mại của Anh tới ấn Độ. Nhưng sự can thiệp và tác động của phương Tây đạt Đến đỉnh điểm ở nửa đầu thế kỉ XX khi Anh và Pháp giành được một loạt các vùng đất ủy trị hoặc bảo hộ ở Trung Đông sau Thế chiến thứ Nhất. Điều này có nghĩa rằng, hầu hết lãnh thổ Bắc Phi, Trung Đông và ấn Độ nằm dưới quyền cai trị của các cường quốc Châu Âu. Nhiều tín đồ Islam giáo (dưới đây gọi là người Muslim) không thể lí giải nổi quyền bá chủ của phương Tây trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế và xã hội, bởi vì đó là lần đầu tiên trong lịch sử Islam giáo, đại đa số người Muslim không có quyền điều hành các công việc của riêng họ (trừ một giai đoạn ngắn ở thế kỉ XIII khi người Mông Cổ xâm chiếm Trung Đông). Người Muslim tự hỏi làm thế nào để lấy lại sức mạnh và uy thế mà họ đã có được dưới các vương triều như vương triều Moghul ở ấn Độ (1526 – 1858), hoặc vương triều Safavi ở Iran (1501 – 1738). Vấn đề này, đến nay, vẫn còn giá trị thời sự, và có một số quan điểm Islam giáo đương đại vẫn bộc lộ sự phản ứng với phương Tây và quá trình hiện đại hóa.

    Từ nửa sau thế kỉ XIX, một số trào lưu tư tưởng xã hội có tính tôn giáo bắt đầu nổi lên trong thế giới Islam giáo. Các trào lưu này do các tinh anh tri thức trong tín đồ Islam giáo khởi xướng sau khi đã trải qua ách thống trị của những kẻ thực dân Châu Âu đối với các nước Islam giáo. Họ cảm nhận được sự thách đố mạnh mẽ cũng như những nguy cơ đe dọa sự sinh tồn của Islam giáo từ ưu thế vượt trội của phương Tây về khoa học kĩ thuật, thực lực kinh tế và kĩ thuật quân sự. Chủ nghĩa chính thống (Fundamentalism), chủ nghĩa hiện đại (Modernism) và chủ nghĩa truyền thống (Tra***ionalism) là những trào lưu tư tưởng xã hội chủ yếu nhằm phục hưng Islam giáo trong bối cảnh thế giới hiện đại, nhưng mỗi trào lưu thực hiện mục tiêu đó bằng những biện pháp khác nhau.

    Để đơn giản hóa vấn đề và để nhận biết rõ hơn về Islam giáo đương đại, cần phân biệt ba trào lưu phục hưng Islam giáo nói trên, mặc dù cũng cần phải lưu ý, ranh giới giữa các nhóm không thật sự rõ ràng vì thành viên của các nhóm có thể có cùng một số đặc điểm.

    Chủ nghĩa chính thống Islam giáo

    Cuối thế kỉ XX, chủ nghĩa chính thống Islam giáo được các phương tiện thông tin và các nhà chính trị nhắc tới rất nhiều để gắn cho các nhóm Islam giáo khác nhau. Hiện nay, thuật ngữ “chủ nghĩa chính thống” cũng vẫn chưa được xác định một cách rõ ràng(1). Nhiều học giả cố gắng phân tách hiện tượng chủ nghĩa chính thống Islam giáo. Trong cuốn Sự thống nhất và đa dạng trong chủ nghĩa chính thống,Arjomand S. A. cho rằng, khẳng định tính bất biến của kinh thánh Islam giáo là đặc điểm chung của các phong trào theo chủ nghĩa chính thống; hoặc chủ nghĩa chính thống thường được đặc điểm hóa bằng mục đích thi hành những hình phạt hudud(2), mặc dù chi tiết chính xác những hình phạt ấy như thế nào không được đề cập trong kinh Koran; một điểm yếu khác của cách lập luận này được dẫn chứng bằng quan điểm của Mawdudi – người ủng hộ việc thành lập một nhà nước thần quyền ở Pakistan, phản đối việc thực hiện hình phạt chặt tay những tên trộm trong mô hình nhà nước Islam giáo lí tưởng của ông. Chỉ ra nguyên nhân nảy sinh chủ nghĩa chính thống là việc rất khó khăn vì ở mỗi quốc gia khác nhau lại có những nguyên nhân khác nhau. Tuy nhiên, cũng có thể đưa ra một vài điểm khái quát về chủ nghĩa chính thống Islam giáo.

    Trước hết, chủ nghĩa chính thống là một trong những biểu hiện phản ứng đối với ưu thế về kinh tế, chính trị và văn hóa phương Tây. Những nguy cơ của kiểu phản ứng này được Edward Said nêu trong cuốn Phong cách phương Đông xuất bản năm 1978. E. Said xác định Phong cách phương Đông là lối suy nghĩ dựa trên sự khác biệt về nhận thức luận và bản thể luận giữa phương Đông và phương Tây. Ông cũng dẫn lại lời phát biểu của Lord Cromer, thống đốc Ai Cập từ năm 1882 – 1907, rằng: Nói chung, người phương Đông hành động, nói và suy nghĩ hoàn toàn tương phản với người Âu. Người Châu Âu có lập luận chặt chẽ và giỏi về lôgích học một cách bẩm sinh trong khi người phương Đông kém cỏi về khả năng này một cách khác thường(3). Cách nhìn nhận định kiến như vậy vẫn còn kéo dài đến nửa cuối thế kỉ XX. Thái độ của những nhà Đông phương học ở phương Tây đã khơi gợi sự giận dữ của nhiều cá nhân và nhiều nhóm xã hội ở các nước chậm phát triển (bao gồm những người theo chủ nghĩa dân tộc, chủ nghĩa xã hội và các phong trào giải phóng), cũng như những người Muslim đang tìm cách duy trì bản sắc của họ trong thế giới hiện đại. Vì thế, chủ nghĩa chính thống là sự phản ứng chống lại chủ nghĩa thực dân/chủ nghĩa Đế quốc về kinh tế và chính trị của phương Tây, đồng thời những người theo chủ nghĩa chính thống phẫn nộ với những vấn đề mà phương Tây đặt ra cho các quốc gia Islam giáo núp dưới những chuẩn mực của phương Tây áp dụng cho toàn thế giới.

    Thứ hai, cũng có thể coi chủ nghĩa chính thống là phong trào phản kháng quá trình hiện đại hóa – một quá trình mang lại những thay đổi về kinh tế và xã hội. Các mẫu hình văn hóa bị tác động và nhiều người tìm thấy sự an nhàn từ những thay đổi trong cách ứng xử truyền thống có trong di sản Islam giáo. Những di sản này bị suy giảm do sự xuất hiện các chế độ thế tục (quân sự hoặc dân sự) ở Trung Đông sau Thế chiến II. Trừ một vài trường hợp ngoại lệ, những quốc gia này bị coi là yếu kém đối với các nước phương Tây và không đáp ứng được sự mong đợi của các công dân.

    Thứ ba, có nhiều chế độ ở Trung Đông đã trải qua những ảnh hưởng của quá trình phát triển bất bình đẳng ở nửa cuối thế kỉ XX. Đó là, sự phát triển kinh tế không kéo theo sự biến chuyển tương xứng về chính trị, thể hiện ở việc tầng lớp tri thức không có cách nào để biểu đạt quan điểm chính trị của họ. Hơn thế nữa, những đợt suy thoái kinh tế đã tạo cơ hội cho những người theo chủ nghĩa chính thống tận dụng để kêu gọi “Trở lại với Islam giáo”.

    Phản ứng lại phương Tây và quá trình hiện đại hóa không phải là đặc trưng riêng biệt của Islam giáo, vì các tôn giáo và các nền văn hóa khác cũng chống lại những thay đổi do hai tác nhân trên đem lại. Tuy nhiên, học giả Ernest Gellner cho rằng, nguyên nhân dẫn tới sự xuất hiện và tính bảo thủ của chủ nghĩa chính thống Islam giáo không chỉ liên quan tới phương Tây và quá trình hiện đại hóa, mà còn liên quan tới yếu tố riêng biệt của Islam giáo. E. Gellner nhận thấy căn nguyên gốc rễ nằm ở sự biện chứng giữa “Islam giáo bác học” (High Islam) và “Islam giáo bình dân” (Folk Islam). Islam giáo bác học là tôn giáo của thương nhân, tầng lớp trung lưu và học giả nơi đô thị – những người ưa thích một Islam giáo đúng mực, phục tùng kỉ luật ở nơi khuyến khích việc nghiên cứu tôn giáo và Thượng Đế là Đấng Tối cao. Islam giáo bình dân là tôn giáo của thị dân nghèo, nông dân và các bộ lạc, nơi mà hình thức thần bí, xuất thần của Islam giáo chiếm ưu thế và Thượng Đế ở khắp mọi nơi hoặc có thể thấu tới được qua vật trung gian, chẳng hạn như qua các thầy tu Sufi. E. Gellner thừa nhận, ranh giới giữa Islam giáo bác học và Islam giáo bình dân thường không rõ ràng, nhưng ông cũng khẳng định, đôi khi chúng liên minh với một lực lượng khác để chống lại chính quyền đương thời.

    Chủ nghĩa hiện đại Islam giáo

    Ngay khi sự khác nhau giữa những tiến bộ về công nghệ, khoa học và vật chất ở phương Tây so với sự yếu kém của các khu vực Islam giáo trở nên rõ ràng ở thế kỉ XIX, nhiều người Muslim cho rằng cách duy nhất để bắt kịp những tiến bộ ấy là thay thế những kẻ cai trị chuyên quyền và mục ruỗng bằng hình thức dân chủ như ở Anh và Pháp. Vì vậy, những người theo chủ nghĩa hiện đại (tiêu biểu là Muhammad Abdul) đưa ra một khối lượng các tài liệu luận giải tôn giáo để khẳng định Islam giáo thực sự không có gì khác so với các khái niệm dân chủ Tây Âu. Các tài liệu như vậy đã được Hourani biện giải. Ông kết luận: Theo cách suy luận này, nguyên tắc maslaha dần trở thành những ngành phục vụ công cộng, shura trở thành dân chủ nghị viện, ijma thành công luận(4); bản thân Islam giáo đã là văn minh và năng động.

    Husein Nasr, nhà Islam giáo học nổi tiếng đương đại, từng chỉ ra rằng, nghĩa của hai chữ hiện đại trong chủ nghĩa hiện đại hoàn toàn không có ý chỉ khái niệm về thời đại, mà ý nghĩa đích thực của nó là trái ngược với tính thần thánh siêu nghiệm và nguyên tắc vĩnh hằng, nó chỉ “con người ở cõi đời này”(5).

    Chủ nghĩa hiện đại Islam giáo có rất nhiều nhân vật tiêu biểu, dù họ ở vào những bối cảnh xã hội và điều kiện lịch sử khác nhau, nhưng tư tưởng chủ đạo của họ là sự nhất trí, tức là vận dụng nguyên tắc sáng chế (ijtihad) trong giáo pháp học (Fiqh) để giải thích lại ý nghĩa của kinh Koran và truyền thống Islam giáo với mong muốn truyền tính khoa học vào Islam giáo, làm cho diễn biến của Islam giáo có thể thích ứng với nhu cầu của xã hội đương thời và thuận theo sự biến đổi của lịch sử. Điều này tạo nên đặc điểm chung của các nhà hiện đại chủ nghĩa.

    Nhà tư tưởng có ảnh hưởng nhất của chủ nghĩa hiện đại Islam giáo ở thế kỉ XIX phải kể đến Kamaluting Afghani, người Iran. Afghani cho rằng, Islam giáo là một hệ thống tín ngưỡng và lối sống bao trùm mọi thứ, vì chỉ có như vậy tính khoa học mới có thể được đưa vào trong một tín ngưỡng tôn giáo như Islam giáo. Nhận thức của Afghani về Islam giáo chủ yếu thể hiện ở sự quan tâm của ông đối với triết học và sự tôn sùng khoa học. Ông từng chỉ ra rằng, ngu dốt là nguyên nhân quan trọng khiến cho cộng đồng Islam giáo suy vi, mà muốn phục hưng thì phải đề xướng thái độ khoa học. Ông còn cho rằng, phàm những sự việc đã biết đều nhờ khoa học, phàm các dân tộc nổi tiếng đều nổi tiếng nhờ khoa học. Người Muslim không nên bài xích khoa học vì Islam giáo là một tôn giáo gần khoa học nhất(6).

    Ahmuh Khan của ấn Độ mong muốn kiến lập một hệ thống lí luận Islam giáo hiện đại, dựa vào đó để điều chỉnh mối quan hệ giữa khoa học hiện đại và Islam giáo truyền thống. Ông tin tưởng một cách sâu sắc rằng, giữa ngôn ngữ của Allah – kinh Koran và tạo vật của Allah – thế giới tự nhiên hoàn toàn không có mâu thuẫn; giữa thiên khải của Thượng Đế và khoa học có mối quan hệ bổ sung cho nhau, điều hòa thống nhất. Còn Muhammad Abdul của Ai Cập cho rằng, tôn giáo và khoa học bổ sung cho nhau: một mặt, sự thiên khải là siêu nghiệm, do đó cao hơn lí trí của con người, mặt khác, tính thật giả, đúng sai trong tôn giáo lại cần đến phán đoán khoa học; tương tự, giữa tôn giáo và khoa học cũng có sự đồng thuận: khoa học là nhận thức về tự nhiên, còn tự nhiên là tạo vật của Thượng Đế, tôn giáo là sự thiên khải của Thượng Đế, chúng đều bắt nguồn từ Thượng Đế. Muhammad Abdul nhấn mạnh tính thống nhất giữa Islam giáo và tiến trình hiện đại, nhằm làm cho Islam giáo thoát khỏi sự giải thích cứng nhắc. Về truyền thống, làm cho nó thích ứng với sự biến đổi của điều kiện lịch sử, nhưng đồng thời lại không nhất thiết vứt bỏ những tín điều cơ bản lấy kinh Koran làm cơ sở.

    Một hình thức khác của chủ nghĩa hiện đại Islam giáo được những người ưa thích tính chính xác của lịch sử ủng hộ chú trọng vào những thông điệp có trong kinh Koran và sử dụng phép loại suy để đưa ra những kết luận thích hợp với tình hình hiện tại. Fazlur Rahman, một học giả người Pakistan, cho rằng điều cần thiết đối với người Muslim là phải đảm trách việc phân tích có phương pháp từng tiết (aya) trong kinh Koran. Việc làm này sẽ cung cấp cho người Muslim một quan điểm lịch sử tổng thể về sự thiên khải, thể hiện thông điệp chung của kinh Koran hơn là việc diễn giải các tiết cụ thể. Cho đến nay, người Muslim vẫn tiếp tục phân tích kinh Koran, nhưng chỉ nhằm phát hiện sự mâu thuẫn giữa các tiết, và dẫn tới khuynh hướng cụ thể hóa chứ không phải khái quát hóa. Mục đích của F. Rahman nhằm tỏ rõ ở thời gian thiên khải, kinh Koran đã thể hiện sự tiến bộ và tự do, đồng thời đó cũng chính là tinh thần chung của kinh Koran phải được người Muslim ứng dụng trong thời hiện đại. F. Rahman hướng sự chú ý tới vị trí của người phụ nữ trong Islam giáo, vì nhiều học giả khẳng định việc diễn giải tự do các đoạn trong kinh Koran phủ nhận người phụ nữ có các quyền tương tự như của nam giới đối với vấn đề thừa kế và sự bình đẳng trong các tranh chấp pháp lí. Ông cho rằng, trên thực tế kinh Koran cải thiện vị trí của người phụ nữ rất nhiều so với thời kì trước khi Islam giáo ra đời, vì tục lệ giết bé gái sơ sinh đã được ngăn cấm, và người phụ nữ ít nhất cũng được đảm bảo một số lợi ích về thừa kế và được thừa nhận về pháp lí, trong khi ở thời tiền Islam giáo tình hình không phải như thế. Bởi thế trong thời đại hiện nay, người phụ nữ nên đòi thêm những quyền lợi khác ngoài việc đọc kinh Koran.

    Một học giả người Angiêri theo chủ nghĩa hiện đại là Muhammad Arkoun cũng khuyến khích người Muslim chấp nhận những cách chú giải kinh thánh phù hợp để hiểu về Islam giáo. Quan điểm có tính chất học thuật của ông bác bỏ khuynh hướng của những người theo chủ nghĩa duy lí được đại diện bởi trường phái thần học Mu‘tazilites, các triết gia Islam giáo và chân lí phổ quát, vĩnh cửu của F. Rahman dưới hình thức tinh thần của kinh Koran. M. Arkoun không chấp nhận bất cứ sự nhấn mạnh nào vào nguyên bản gốc hoặc vào bản chất không thay đổi. Nói cách khác, ông ủng hộ việc giải thích mở về Islam giáo.

    Trong việc phân loại các nhà hiện đại chủ nghĩa Islam giáo, Husein Nasr cũng tính đến những người theo chủ nghĩa dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Nhiều người theo chủ nghĩa dân tộc trong thế giới Islam giáo ở nửa đầu thế kỉ XX chịu ảnh hưởng của các mô hình thế tục phương Tây. Những người theo chủ nghĩa dân tộc nhận được sự bảo trợ của Thổ Nhĩ Kỳ và Iran từ những năm 1920 cho đến khi nổi lên phong trào phục hưng Islam giáo ở cuối thế kỉ XX là những đối thủ chủ yếu của Islam giáo. Tuy nhiên, cũng có những hình thức khác của chủ nghĩa dân tộc mà ở ngay trong bản thân Islam giáo, trường hợp Pakistan, được thành lập năm 1947, tách ra từ tiểu lục địa ấn Độ, là một minh chứng rõ ràng. Chủ nghĩa dân tộc cũng có sức mạnh trong thế giới ảrập, và ở giữa thế kỉ XX cũng có người ủng hộ cho cái gọi là chủ nghĩa ảrập bao gồm các quốc gia Ai Cập, Xyri, Irắc, Libi và Yêmen (thực tế còn có Cộng hòa ảrập Thống nhất thành lập năm 1958, tồn tại trong một thời gian ngắn giữa Ai Cập, Xyri và Bắc Yêmen). Husein Nasr cũng gộp những người theo chủ nghĩa xã hội Islam giáo và chủ nghĩa Mác vào trong nhóm những người theo chủ nghĩa hiện đại. Đó là trường hợp của Tổng thống Nasser của Ai Cập, là đảng Ba’ath ở Xyri và Irắc trong những năm 1960, 1970. Hình thức chủ nghĩa xã hội này, nhìn chung, gặp phải nhiều tai tiếng và phản đối của các dân tộc trong khu vực này.

    Chủ nghĩa truyền thống Islam giáo

    Những người theo chủ nghĩa truyền thống Islam giáo được xác định là những người Muslim chấp nhận di sản của Islam giáo là một phần thế giới quan của họ, bao gồm kinh thánh, truyền thuyết về Nhà Tiên tri Muhammad, giáo luật, thần học, triết học, Sufi và cách thức cụ thể nhìn nhận thế giới tự nhiên. Theo Husein Nasr, chủ nghĩa truyền thống có điểm khác so với cách diễn giải Islam giáo của những người theo chủ nghĩa hiện đại, bởi vì ông nhận thấy nhiều người trong số những người theo chủ nghĩa hiện đại chịu ảnh hưởng của triết học phương Tây (mặc dù, ông thừa nhận những người theo chủ nghĩa hiện đại như M. Arkoun và F. Rahman cũng có những yếu tố tích cực trong các tác phẩm của họ). Chủ nghĩa truyền thống Islam giáo cũng khác với chủ nghĩa chính thống Islam giáo vì chủ nghĩa chính thống có chiều hướng phủ nhận nhiều truyền thống Islam giáo trong những nỗ lực của họ để lấy lại cách giải thích “ban sơ” về Islam giáo mà họ tin tưởng đã tồn tại dưới thời Nhà Tiên tri Muhammad và bốn vị Caliph đầu tiên. Thật khó ước đoán tỉ lệ những người theo chủ nghĩa truyền thống so với các nhóm khác, nhưng có khả năng nhóm này đông hơn nhóm theo chủ nghĩa hiện đại và chủ nghĩa chính thống. ở mức độ nhất định, cả chủ nghĩa hiện đại Islam giáo và chủ nghĩa chính thống Islam giáo đều nổi lên ở thời đương đại như một phản ứng đối với quá trình hiện đại hóa và phương Tây. Chủ nghĩa truyền thống Islam giáo cũng là một dạng phản ứng đối với những thách thức mới, nhưng theo cách riêng của nó. Chủ nghĩa truyền thống Islam giáo cũng là sự kết hợp của nhiều nhóm khác nhau. Một số nhóm hi vọng có thể trở lại Islam giáo thủa sơ khai bằng phương pháp hòa bình, nhóm khác lại cho rằng cần phải dùng các biện pháp đấu tranh chính trị. Ví dụ, ở ấn Độ, một nhóm những người theo chủ nghĩa truyền thống, nổi danh với cái tên Deobandis(7) (nhóm này thuộc trường phái Hanafi), khẳng định bản sắc của họ bằng cách lờ đi lề thói của người Anh và đưa ra sự hưởng ứng với thời hiện đại từ trong truyền thống của Islam giáo. Phái Deobandis đã thành lập một cơ sở đào tạo giáo sĩ và trường học ngay bên ngoài Delhi sau cuộc binh biến năm 1857, nhằm đào tạo người Muslim ấn Độ trở thành những giáo viên, hướng dẫn cầu nguyện, bảo vệ thánh mộ, bác sĩ, v.v… Cơ sở đào tạo giáo sĩ này đã thống nhất hai dòng tư tưởng Islam giáo: thần học truyền thống và sự trang nghiêm của Sufi; Không khuyến khích đụng độ với người Anh vì sự thay đổi sẽ dần dần đến thông qua việc cải thiện cộng đồng, bằng tinh thần của mỗi cá nhân và những nỗ lực tôn giáo. Sự chỉ đạo cộng đồng Muslim được đưa ra dưới dạng fatawi (quan điểm của tòa án), tức là người lãnh đạo trường học phải thực hiện phép loại suy (ijtihad) trong phạm vi của trường phái Hanafi. Việc nhấn vào fatavi giải thích cho mong muốn cải cách cộng đồng Muslim và cũng là để phá vỡ hệ thống tòa án của người Anh. Người Muslim được khuyến khích đưa các tranh chấp tới trường học hơn là đệ trình tới người Anh, và bằng cách đó mới bảo vệ được văn hóa và luật Islam giáo. Cùng với sự di cư của người Muslim ấn Độ và Pakistan tới Anh, phái Deobandis đã thành lập được chi nhánh ở đó. Phái Deobandis đang nỗ lực giành quyền lãnh đạo cộng đồng Muslim ở cả Anh và Pakistan vì phải đấu tranh với tổ chức Jama‘at-i-Islami - một tổ chức theo chủ nghĩa chính thống do Abu al-Alâ Mawdudi sáng lập đầu những năm 1940 với mục đích biến Pakistan thành một nhà nước Islam giáo chính trị thần quyền, và phái Barelwis ở ấn Độ do Ahmad Rizâ Khan (1856 – 1921) sáng lập, tín đồ của phái này trải khắp Nam á và có nhiều môn đồ ở Anh.

    Trước những sự kiện gây ảnh hưởng tới tình hình thế giới của phong trào chấn hưng Islam giáo nói chung, học giả người Mỹ, S. Huntington đã viết trong Xung đột văn minh với việc xây dựng lại trật tự thế giới: “Phong trào phục hưng Islam giáo ít ra cũng là một sự kiện lịch sử quan trọng tựa như cuộc cách mạng Mỹ, cách mạng Pháp hay cách mạng Nga vậy”(8). Các nhà nghiên cứu còn nhận định rằng, phong trào phục hưng Islam giáo rất có thể trở thành đối tượng mà cả thế giới phải chú ý và quan tâm đúng mức trong thế kỉ XXI. Phong trào phục hưng Islam giáo giờ đây không còn là công việc nội bộ thế giới Islam giáo, mà ảnh hưởng của nó liên quan đến cục diện quan hệ quốc tế, đến sự phát triển kinh tế và chính trị thế giới.

    Tuy nhiên, cũng cần đề cập đến các vấn đề mà Islam giáo đang phải đối mặt. Sự thực có thể đúng là cuộc sống du mục trên bán đảo ảrập đã thay đổi ít nhiều kể từ thời đại của Nhà Tiên tri Muhammad, nhưng cũng rõ ràng rằng, thế giới đang có những thay đổi lớn lao trong khung cảnh của toàn cầu hóa. Điều đó cho thấy, mong muốn trở lại với Islam giáo thời Nhà Tiên tri và giai đoạn bốn vị Caliph đầu tiên là điều bất hợp lí. Những tư tưởng luật pháp cơ bản của Islam giáo là đúng đắn, nhưng chúng cũng cần phải được điều chỉnh cho thích hợp với hoàn cảnh đã thay đổi hiện nay. Điều thiết yếu là người Muslim nên học cách chung sống với những đổi thay của thế giới, trong khi vẫn duy trì được đức tin cơ bản.

    Người Muslim cũng cần phải suy xét nhiều hơn về vị trí của Islam giáo trên thế giới. Để Islam giáo có vị trí thích đáng trong một thế giới đa tôn giáo, người Muslim cần có sự đánh giá rộng rãi sự chân thực ở các tôn giáo khác. Đối thoại giữa các tôn giáo là xu thế chung trên thế giới hiện nay dù ở các cấp độ chính thức hay không chính thức. Sự hợp tác giữa các tôn giáo có thể cải thiện các vấn đề quốc tế./.

    Nguồn : Tạp chí nghiên cứu tôn giáo


    Chú thích ;

    1. Gordon D. Newby, A Concise Encyclopedia of Islam, Oneworld Oxford, England, 2002, pg 63. Nguyên gốc, thuật ngữ này được áp dụng cho những tín đồ Tin Lành Mĩ ở thế kỉ XIX, những người phản ứng một cách mạnh mẽ đối với những hiểm họa của quá trình hiện đại hóa. Dần dần thuật ngữ này được áp dụng cho các nhóm tôn giáo phản đối một cách khắt khe những thay đổi trong thế giới hiện đại. Khi áp dụng cho Islam giáo, thường được hiểu đồng nghĩa với sự khủng bố, và vì sự hiểu sai lệch này cùng với các nghĩa tiêu cực khác, nhiều học giả phản đối việc áp dụng thuật ngữ này đối với Islam giáo. Một số học giả nhìn nhận chủ nghĩa chính thống là một phần hành động của những người cải cách vẫn đang tiếp diễn trong lịch sử Islam giáo, trong khi một số học giả khác lại cho rằng, đó chỉ là một phong trào của những người theo chủ nghĩa hiện đại. Dù có nguồn gốc từ phương Tây, thuật ngữ này đã được dịch sang tiếng ảrập: Usuliyyah hoặc Salafiyyah.

    2. Gordon D. Newby. A Concise Encyclopedia of Islam. Oneworld Oxford, England, 2002, pg 69. Thuật ngữ dùng để chỉ hình phạt cho các loại tội nhất định được đề cập trong kinh Koran hoặc trong giáo luật (Shariah), chẳng hạn như tội cướp giật, trộm cắp, uống chất gây say, tố cáo sai sự dâm ô, tội ngoại tình hoặc gian dâm. Hình phạt được chia thành các khung bậc khác nhau, từ xử tử tới phạt roi.

    3. Said E. Orientalism. London, 1978, pg 39.

    4. Maslahah: nguyên tắc trong Shariah về lợi ích hoặc công bằng xã hội, tùy theo hoàn cảnh và yêu cầu mà có thể được sửa đổi để đáp ứng nhu cầu của người Muslim ở bất cứ thời đại nào; shura: thuật ngữ để chỉ một ủy ban cố vấn. Đó cũng là cái tên để chỉ ‘Ban’ lựa chọn Uthman làm Caliph; ijma: sự đồng thuận – một yếu tố để tiến hành phép loại suy (ijtihad) tạo nên nguồn giáo pháp học. Theo luật Islam giáo kinh điển, sự đồng thuận của tất cả các luật gia tạo nên một trong những nguồn chủ yếu của giáo luật. Xem cuốn A Concise Encyclopedia of Islam, … Sđd.

    5. Husein Nasr. Tra***ional Islam in the Modern World Islam. NewYork, 1987, pg 98. Dẫn theo cuốn Tôn giáo và đời sống hiện đại, Viện Thông tin khoa học xã hội, tập II, 1997, tr 44.

    6. Tôn giáo và đời sống hiện đại. Viện Thông tin khoa học xã hội, tập II, 1997, tr 47.

    7. Đặt theo tên ngôi trường ở Deoband, cách Delhi 90 dặm về phía đông bắc, được thành lập năm 1867 để cải cách Islam giáo ở ấn Độ

    8. Trích theo: Nguyễn Đức, Thế Trường, Lê Yên. Hồi giáo, Nxb Văn hóa Thông tin, H, 2002, tr 92.
  9. macay3

    macay3 LSVH - KTQSNN Moderator

    Tham gia ngày:
    26/10/2007
    Bài viết:
    2.931
    Đã được thích:
    1.543
    Bản đồ tân Trung Đông

    [​IMG]

    Nguyễn Tiến Cảnh, MD.

    Cả hàng trăm năm dân Ả Rập không có được một chính quyền riêng của mình. Từ khi đế quốc Ottoman Thổ nhĩ Kỳ chinh phục phần đất của người Ả Rập vào đầu thế kỷ XVI thì họ không bao giờ có được độc lập. Cho đến thế chiến I, phần đông các nước trong thế giới Ả Rập đều nằm dưới quyền thống trị của đế quốc Ottoman; khi đế quốc Ottoman bắt đầu đi đến suy tàn thì các nước kia lại trở thành thuộc địa của các cường quốc Âu Châu trong suốt thế kỷ XIX.

    Dân Ả Rập khao khát có một quốc gia nói tiếng Ả Rập được độc lập tự do. Đến thế kỷ XX thì họ phải được độc lập, nhưng không phải một nước Ả Rập thống nhất mà là hơn 20 nước. Điều thất vọng chán nản lớn nhất đối với dân Ả Rập ngày nay là họ có tới 22 nước nhưng viễn tượng gần để cho các nước này thống nhất thì thật là mỏng manh.

    Vào đầu thế kỷ XX lúc còn là thần dân của ông hoàng Ottoman, thì thế giới Ả Rập có được hòa bình. Rất ít người nghĩ rằng miền đất này sẽ thay đổi vào những thập niên tới. Nhưng tới năm 1900 thì Trung Đông thực sự -như đã nói trước kia- vẫn là một vùng “chính trị ao tù”.

    Căn nguyên đưa đến việc thay đổi lại bản đồ toàn vùng Trung Đông là thế chiến I. Cuộc ám sát hoàng tử nước Áo Franz Ferdinand ở Sarajevo vào ngày 28 tháng 6 năm 1914 là một biến cố đã khích động chiến tranh. Chỉ trong vòng vài tuần lễ, tất cả các cường quốc Âu Châu đều nhảy vào vòng chiến. Nhiều vấn đề ở trong vùng Balkans đã bắt đầu nổi lên khi mà đế quốc Ottoman xuống dốc và tháo lui khỏi những vùng đất tại đó. Tinh thần quốc gia của các sắc dân đã bùng lên chống lại sự cai trị của ngoại bang, nhắm vào đế quốc Hung-Áo và Thổ nhĩ Kỳ.

    Khi chiến tranh khởi đầu, đế quốc Ottoman vẫn còn lưỡng lự chưa đứng về phía nào cả. Nhưng cuối cùng đã đứng về phía Đức và Áo chống lại liên minh Anh-Pháp-Nga. Đó là một chọn lựa sai lầm, nguy hiểm và tai hại. Chỉ sau ít năm, đế quốc Ottoman đã xụp đổ, kết thúc sự thống trị thế giới Ả Rập của Thổ nhĩ Kỳ sau nhiều thế kỷ.

    Cả thế kỷ sau, người ta vẫn không hiểu được tại sao việc ám sát một ông hoàng tử chẳng danh tiếng gì lại có thể dẫn đến những xáo trộn đổi thay như vậy, và bạo động cả thế kỷ nay vẫn chưa chấm dứt. Nhưng dư âm và hậu quả của tiếng súng ám sát đến nay vẫn còn.


    TINH THẦN QUỐC GIA VÀ KHÁT VỌNG DÂN TỘC.

    Trước vụ ám sát, tinh thần dân tộc đã nổi lên khắp Âu Châu và Trung Đông. Vào thời đại Victoria, chủ nghĩa đế quốc thực dân vẫn còn thịnh hành. Việc một quốc gia hùng mạnh có thể cai trị những quốc gia khác kém cỏi hơn là đương nhiên và có thể chấp nhận được ở một Âu Châu đang bị thống trị bởi những đế quốc đa sắc dân.

    Phần lớn những đế quốc này vẫn còn tương đối không đến nỗi dữ dằn, họ cho những sắc dân trong vùng ảnh hưởng của họ được tự do, kể cả tự do buôn bán và phát triển. Nhưng ước vọng có một quốc gia dân tộc đã được xây đắp một phần là do kết quả của giáo dục học đường đã khuyến khích họ nghiên cứu và học hỏi văn chương; nhờ đó tinh thần và dân tộc tính của họ mới được kích thích và bùng dậy.

    Ý thức dân tộc chỗi dậy không phải chỉ có ở Âu Châu mà tại Trung Đông mọi sắc dân đều khát khao có một quốc gia riêng của mình.

    Khuynh hướng đòi độc lập của các sắc dân đã giữ một vai trò rất lớn ở thế kỷ XX hầu ứng nghiệm lời Chúa Kitô nói về thời Cánh Chung trong Tin Mừng thánh Mathew đoạn 24. Khi các môn đệ hỏi Người làm sao để biết đựơc dấu hiệu Người trở lại và ngày tận cùng, thì Ngài đã nói với các ông là sự gia tăng áp lực đòi hỏi của các dân tộc. Ngài nói: “Dân tộc này sẽ nổi dậy chống dân tộc kia, nước này sẽ chống nước nọ…..” (Mt,24, 7).

    Cùng với sự phát triển các thể chế dân chủ trong một số quốc gia, các sắc dân đã có đại diện ở các thủ đô để có thể bày tỏ ước muốn tự trị của mình. Dù vậy, nhiều nước vẫn muốn được độc lập hoàn toàn. Sự căng thẳng này cũng là một cớ đưa tới thế chiến I và những dàn xếp thay đổi ở Hội Nghị Hòa Bình Paris sau đó.

    Hội nghị Paris đưa ra hiệp ước Versailles 1919 dẫn tới việc thành lập những quốc gia mới ở Âu Châu và Trung Đông. Những đế quốc cũ bị dẹp bỏ và thay thế bằng những quốc gia mới, nhỏ hơn, đã làm cho tình trạng bang giao quốc tế sau này trở nên phức tạp. Câu nói “Chiến tranh chấm dứt chiến tranh” đã được Archibald Wavell, một sĩ quan trong quân đội hoàng gia Anh thay thế bằng câu: “Hòa bình chấm dứt hòa bình”.


    Ả-RẬP ÂM MƯU KHỞI NGHĨA

    Trước thềm thế chiến I, Anh quốc đã là một lực lượng lớn ở Trung Đông. Anh quốc nhảy vào vòng chiến tiên khởi là để bảo vệ quyền lợi của mình ở Ấn Độ, một tài sản đáng giá nhất của đế quốc Anh. Benjamin Disrael, thủ tướng Anh gốc Do Thái đã dàn xếp để tài trợ việc thiết lập kinh đào Suez, huyết mạch sinh tử của đế quốc.

    Anh quốc đã kiểm soát Ai Cập, nơi có kinh đào Suez, nhưng không biến nó thành một thuộc địa. Họ cũng cai trị cả Aden, khúc đuôi ở phía Nam Arabia đồng thời nắm giữ những vị trí chiến lược quanh vùng vịnh Ba Tư.

    Khi thế chiến I bùng nổ, Anh quốc đã ở vị thế ngon lành có thể bảo trợ cho cuộc nổi dậy của Ả Rập chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, đồng minh của Đức, kẻ thù của Anh quốc. Cuộc khởi nghĩa của Ả Rập bắt đầu nổi lên ở Hejaz, vùng duyên hải của Arabia dọc theo Biển Đỏ, trong đó có hai địa danh Mecca và Medina vào ngày 10 tháng 6 năm 1916, hai năm sau khi thế chiến I bắt đầu. Cuộc khởi nghĩa dẫn đầu bởi Hussein ibn Ali (1852-1931) thuộc hàng chắt chít của Muhammad ở Mecca và là thủ lãnh chi họ Hashemite lúc bấy giờ. Hussein chính là tổ tiên của quốc vương Jordan hiện giờ.

    Nực cười thay, trong cuộc khởi nghĩa này dân Ả Rập lại đứng về phía Anh Kitô giáo để chống lại Thổ nhĩ Kỳ Hồi giáo. Nhưng đối với họ, ước vọng một quốc gia Ả Rập độc lập là tối thượng. Hai người con trai của Hussein dẫn đầu binh lực của Ả Rập được tài trợ bởi Anh quốc và được giúp đỡ cố vấn ngoài chiến trận bởi một quân nhân danh tiếng của quân đội hoàng gia Anh là T.E. Lawrence (Lawrence of Arabia). Dân Ả Rập hiểu rằng thắng trận có nghĩa là “một quốc gia Ả Rập độc lập”

    Quan niệm như vậy đã được biểu hiện qua những trao đổi văn thư giữa vị toàn quyền Anh ở Ai Cập là Sir Henry McMahon và Sharif Hussein trong khoảng thời gian từ 14 tháng 7 năm 1915 đến 30 tháng 3 năm 1916. Trong một lố 10 bức mật thư trao đổi giữa 2 người, Sharif Hussein đề nghị giúp Anh quốc bằng cách nổi loạn chống lại Thổ Nhĩ Kỳ để đổi lấy lời hứa cho dân Ả Rập độc lập sau khi thắng trận. Anh quốc đồng ý như vậy với ngoại lệ một vài vùng kể cả những vùng hiện đang ở dưới sự kiểm soát của Anh quốc.

    Cuộc nổi dậy đã thành công. Vào tháng 10 năm 1917, quân đội đồng minh dưới quyền của tướng Anh Allenby đã xâm lăng Palestine, chiếm Jerusalem vào ngày 9 tháng 12 . Đây là lần đầu tiên kể từ khi đoàn quân Thánh Giá thua trận vào năm 1244, thị trấn này mới lại trở về tay người Kitô giáo để rồi giờ đây lại bắt đầu một cuộc xung đột dai dẳng cả hàng thế kỷ nhắm vào Thị Trấn Hòa Bình này sau 400 năm hòa bình dưới thời đế quốc Ottoman.

    Vào những tháng đầu cùng năm, Anh quốc chiếm Baghdad. Năm sau Damascus cũng thất thủ. Ba ngày sau khi rơi vào tay quân khởi nghĩa Ả Rập, tướng Allenby và hoàng tử Faisal, con trai Sharif Hussein đi vào thị trấn. Faisal dẫn 1,000 kỵ binh, đã được dân chúng hoan hô nồng nhiệt như được xả hơi thoát khỏi ách thống trị của đế quốc Ottoman, vui mừng phấn khởi về tương lai một vương quốc Ả Rập độc lập và tự do.

    Theo sau thất bại của trục, ba đế quốc Đức, Áo và Ottoman cũng xụp đổ. Đế quốc Nga –đồng minh của Anh, Pháp và của Hoa Kỳ sau này- lại rơi vào tay cộng sản.

    Thế giới sẽ không bao giờ trở lại như cũ nữa. Thế chiến I kết thúc trật tự cũ của thế giới.

    NHỮNG LỜI HỨA CHÕI NHAU ĐÃ LÀ CỚ CHO NHỮNG XUNG ĐỘT

    Lo lắng mong được thắng trận, Anh quốc đã đưa ra những lời hứa chõi nhau với Ả Rập, Do Thái và cả đồng minh của mình là Pháp và Nga.

    Vào tháng 11 năm 1917, Nga rơi vào tay cách mạng Bolsheviks. Quân cách mạng tự coi mình như là chủ nhân của những mật ước cùng với chế độ Nga hoàng. Họ công bố cho dân chúng mật ước Sykes-Picot (tên của hai nhà điều đình Anh là Sir Mark Sykes và Pháp là Georges Picot) ký vào tháng 5 năm 1916. Mật ước này cho thấy Anh và Pháp có kế hoạch cắt xén đế quốc Ottoman và chia nhau, không cho Ả Rập một phần đất nào cả.

    Cùng tháng đó, chỉ 5 ngày trước khi cách mạng Bolsheviks lên nắm quyền ở Nga Sô, Anh quốc cho ra tuyên cáo Balfour (tên vị ngoại trưởng Anh Arthur James Balfour). Theo tuyên cáo này, Anh quốc hứa yểm trợ cho Do Thái có một quê hương ở Palestine. Lời hứa này đã là cớ cho biết bao nhiêu vấn đề khó có thể giải quyết được đối với người Anh trong những năm về sau, đồng thời cũng là cớ cho những xung đột rất trầm trọng và to lớn hơn nữa đối với cả Do Thái lẫn Ả Rập.


    Người Ả Rập đã cùng với người Anh chiến đấu chống lại Thổ Nhĩ Kỳ, góp phần vào sự thắng trận của liên minh. Để bù lại, họ kỳ vọng sẽ được toàn quyền trên tất cả những phần đất Ả Rập, khác với những phần đất đang là thuộc địa của Âu Châu như Ai Cập, Aden và Algeria. Chắc chắn họ kỳ vọng và muốn rằng Arabia, Iraq, Syria và Palestine phải được kiểm soát trực tiếp và duy nhất bởi người Ả Rập.

    Palestine (tên mới của phần đất của Israel và Judah nói trong cựu ước, tức là đất thánh) đã do Hồi Giáo kiểm soát từ thế kỷ VII, ngoại trừ một thời gian ngắn trong thời Thánh Chiến ở thế kỷ XI. Người Do Thái có thể sinh sống ở Palestine, nhưng nếu toan tính thiết lập một quê hương ở đó thì sẽ bị chống đối.

    Hiệp định Versailles được ký tại hội nghị Hòa Bình Paris, đại diện của Ả Rập (và cả T.E. Lawrence) đã bị phản bội. Phe đồng minh thắng trận đã chia nhau đế quốc Ottoman. Hội quốc liên chính thức cho Anh quốc được cai quản Palestine, Transjordan và Iraq; Pháp cũng được phần như vậy tại Syria và Lebanon. Cả Do Thái lẫn Ả Rập chẳng được gì hết ngoài lời hứa, không hơn không kém.

    ANH QUỐC THỪA HƯỞNG MỘT VẤN NẠN KHÔNG BAO GIỜ GIẢI QUYẾT ĐƯỢC

    Palestine là một vấn nạn to lớn nhất. Đã có lúc Anh quốc cho dân Do Thái hồi hương không giới hạn. Nhưng việc này đã khiến dân Ả Rập kêu trời! Sợ dân Do Thái sẽ lấn chiếm, Ả Rập yêu cầu Anh quốc phải ngừng việc hồi hương người Do Thái. Anh quốc đã làm việc này. Nhưng trước thềm thế chiến II, 6 triệu người Do Thái bị Đức quốc Xã cho vào lò sát sinh. Con đường trốn thoát về Palestine đã bị cắt đứt đúng vào lúc dân Do Thái cần con đường sinh lộ này nhất.

    Trong vòng ba thập niên người Anh cai trị Palestine, bản đồ chính trị trong vùng vẫn cứ tiếp tục thay đổi. Ai Cập lấy lại quyền năm 1922; Iraq năm 1932, mặc dù Anh quốc vẫn còn ảnh hưởng đáng kể trên cả hai quốc gia này. Lebanon lấy lại độc lập từ tay người Pháp năm 1941. Syria thì 5 năm sau đó vào năm 1946. Cũng năm đó Anh quốc thiết lập một quốc gia Palestine Ả Rập độc lập, đồng thời trả độc lập cho Transjordan (Jordan).

    Sau thế chiến II vào năm 1945, Anh quốc quá mệt mỏi đã rút ra khỏi đế quốc. Pakistan và Ấn Độ được độc lập năm 1947. Gần một năm sau đó thì Anh cũng hoàn toàn rút ra khỏi Palestine.

    Anh quốc không còn có thể giữ an ninh được cho Do Thái và Ả Rập. Quân khủng bố Do Thái đã cho nổ tung khách sạn King David, nơi đặt bộ tham mưu quân đội hoàng gia Anh tại Jerusalem, làm thiệt hại gần 100 quân lính. Vào lúc đó, cũng giống như ở Ấn Độ, đoàn quân viễn chinh không còn được dư luận quốc nội ủng hộ nữa. Lý do là vì quá vô lý khi đi ủng hộ một đoàn quân cứ phải hy sinh tính mạng để giữ an ninh cho kẻ thù. Anh quốc đã báo cho Liên Hiệp Quốc (một tổ chức thay thế Hội quốc Liên) biết trước sáu tháng trước khi họ rút ra khỏi Palestine.

    QUỐC GIA ISRAEL KHAI SINH

    Liên Hiệp Quốc (LHQ) đã bỏ phiếu để quyết định phân chia Palestine cho Do Thái và Ả Rập, còn Jerusalem thì thuộc quốc tế quản trị. Israel chấp nhận kế hoạch này, nhưng Ả Rập không đồng ý. Khi Anh quốc rút ra khỏi Palestine thì lãnh tụ Do Thái tuyên bố khai sinh quốc gia Israel độc lập của người Do Thái vào chiều ngày 14-15 tháng 5 năm 1948. Chỉ trong vòng mấy tiếng đồng hồ sau, binh lực của 5 nước Ả Rập chung quanh liền tấn công Israel với mục đích tiêu giệt quốc gia non trẻ này mới chỉ có dân số chừng ½ triệu người.

    Chiến tranh kéo dài mãi cho đến đầu năm sau thì Israel lại chiếm thêm một phần đất nữa cộng với phần đất mà LHQ đã chia cho. Đa số dân Ả Rập ở trong phần đất Do Thái chiếm đóng này liền rời bỏ nhà cửa mình di cư về West Bank, Gaza, Lebanon, Syria, Jordan và Ai Cập. Những ngừơi Ả Rập ở lại phần đất bị Do Thái chiếm đóng thì được hưởng quyền công dân của Israel. Nực cười là ngày nay những người này lại được hưởng nhiều quyền tự do cá nhân hơn những đồng bào Ả Rập của họ hiện sinh sống tại những quốc gia được cai trị bởi người Ả Rập.

    Còn nhiều chiến tranh nữa sẽ xẩy ra sau này. Năm 1956, Israel đứng về phía Anh và Pháp chống lại Ai Cập lấy lại kinh đào Suez đã bị chính phủ cách mạng Ai Cập nắm giữ. Hoa Kỳ sau đó đã phải áp lực buộc 3 quốc gia này rút ra khỏi kinh đào. Đây lại là cơ hội thúc đẩy tinh thần quốc gia của người Ả Rập bùng mạnh hơn nữa. Trong vòng vài năm thì Pháp mất Algeria không còn ảnh hưởng gì trên phần đất này nữa. Anh quốc cũng mất hầu hết đế quốc của mình trong thời gian 10 năm có cuộc khủng khoảng kinh đào Suez, và cũng rút lui hoàn toàn khỏi vùng vào năm 1971.

    Thay thế Anh và Pháp, Hoa Kỳ và Sô Viết nhảy vào. Hai đối thủ này, trong thời gian chiến tranh lạnh, đã dùng những quốc gia gọi là “ủy nhiệm” để ngăn cản, phá hoại những quyền lợi và tham vọng của nhau.

    SỰ SỤP ĐỔ CỦA NHỮNG ĐẾ QUỐC CŨ.

    Nhưng tinh thần quốc gia của người Ả Rập không ngừng trỗi dậy ở đó. Khát vọng một Ả Rập thống nhất vẫn còn trong tâm trí của tất cả mọi người Ả Rập.

    Và dân Ả Rập không còn đơn độc phá vỡ luật lệ thuộc địa để thoát ra khỏi gông cùm nô lệ. Sau thế chiến II, nhiều tân quốc gia trên khắp thế giới cũng được tái sinh cùng với sự xụp đổ của những đế quốc Âu Châu cũng như thế chiến I đã kéo theo sự xụp đổ của những đế quốc đã một thời thống trị phần lớn Âu Châu. Bây giờ tất cả mọi đế quốc có thuộc địa trên thế giới cũng theo nhau xụp đổ. Từ trước đến giờ, bản đồ thế giới chưa bao giờ lại thay đổi một cách thảm hại như vậy.

    Để hiểu rõ vấn đề, chúng ta thấy ngay sau khi hiệp định Versailles 1919 ký thì không một quốc gia Ả Rập nào có độc lập. Ngoài Persia (Iran) và Afghanistan ra cũng không có một nước Hồi giáo nào trên khắp thế giới được độc lập.

    Khi đế quốc Ottoman bị lật đổ thì chính thể Cộng Hòa Thổ Nhĩ Kỳ được thiết lập. Dân chúng phần lớn vẫn theo đạo Hồi nhưng chính phủ chuyển hướng theo Tây phương, không còn là chính phủ Hồi giáo nữa. Mặc dù Ai Cập đã được độc lập từ năm 1922, nhưng các vua không phải là Ả Rập và Anh quốc vẫn còn cầm chịch bên trong hậu trường. Tất cả những vùng thuộc Hồi Giáo trên khắp thế giới vẫn dưới quyền kiểm soát của Âu Châu. Oái uăm nữa là quyền lực mạnh nhất của Hồi Giáo lúc bấy giờ lại ở trong tay Anh quốc với tư cách là nước đang cai trị bán lục địa Ấn Độ (hiện nay gồm cả Pakistan, Bangladesh và Sri Lanka).

    Ngày nay trên khắp thế giới có tất cả 57 quốc gia Hồi Giáo, phần lớn do người Hồi Giáo nắm quyền. Trong số đó có 22 nước Ả Rập lại nắm giữ phần lớn tài nguyên thế giới là dầu hỏa, huyết mạch của nền kinh tế thế giới. Có ai ngờ rằng Trung Đông và Hồi giáo lại bất thần trở thành vấn đề quốc tế hàng đầu ?

    PHONG TRÀO QUỐC GIA Ả-RẬP TRỖI DẬY

    Một trong những phát triển đáng kể ở trong vùng sau khi hiệp định Versailles kết thúc thế chiến I là sự trỗi dậy của phong trào quốc gia Ả Rập. Thất vọng vì sự phản bội của các cường quốc Âu Châu, dân Iraq nổi loạn chống lại Anh quốc. Anh quốc sau này hối hận vì đã dính vào Iraq, tốn kém quá nhiều mà lấy lại chẳng được bao nhiêu. Sau hơn bốn năm trời can dự vào thế chiến I, kinh tế Anh quốc đã kiệt quệ, bây giờ lại tự mình chuốc lấy gánh nặng phải giữ an ninh trong vùng của kẻ thù.

    Thiết lập một quê hương độc lập cho người Do Thái đã là một công trình đáng kể rồi. Rõ ràng là nếu quốc gia Israel không được thành lập thì lịch sử của Trung Đông chắc chắn sẽ khác bây giờ. Đối với dân Ả Rập, họ khó có thể chấp nhận sự thống trị của Âu Châu trên những phần đất của họ để rồi họ phải hứng chịu là thuộc địa của dân Tây phương “ngoại đạo” vẫn giữ ý định sống vĩnh viễn trên đất của họ.

    Khởi đầu dân Ả Rập không trách cứ Tây Phương vì chuyện quốc gia Israel. Nhưng trong những ngày đầu lập quốc của Do Thái, các nước cộng sản Đông Âu đã cung cấp khí giới cho Do Thái để chống lại Ả Rập. Vì nhiều người Do Thái sống trong những chung cư ở những nông trại tập thể gọi là kibbutzim giống như kiểu của cộng sản nên những nước thuộc Sô Viết nghĩ rằng Israel có thể là đồng chí làm bàn đạp cho họ ở Trung Đông, một vùng vẫn nằm dưới sự thống trị của những đế quốc Âu Châu vào thời đó.

    Sau này, những người Do Thái gốc Hoa Kỳ lại là cơ bản để thiết lập một thể chế dân chủ kiểu Tây Phương ở trong vùng với sự hậu thuẫn của Hoa Kỳ. Thế là Sô Viết đã tìm một nước khác có thể làm bàn đạp cho mình ở trong vùng.

    Thất vọng vì bị thua trận năm 1948, bực bội vì sự tham nhũng của chế độ và vua Farouk theo Tây phương, quân đội Ai Cập đứng lên lật đổ chế độ quân chủ vào năm 1952, thiết lập chính thể cộng hòa cách mạng đã tạo thành chuỗi dây truyền nơi những quốc gia khác ở trong vùng. Giấc mơ một Ả Rập thống nhất xem chừng có thể thực hiện được !

    Tinh thần cấp tiến mới mẻ của Gamal Abdel Nasser đã khuyến khích dân Ai Cập và Ả Rập liệng bỏ ảnh hưởng của Tây phương. Nasser quốc hữu hóa kinh đào Suez đang do Anh và Pháp làm chủ đã khiến Anh-Pháp-Israel hợp lực để lấy lại kinh đào và lật đổ chính phủ Ả Rập cấp tiến đang đe dọa quyền lợi của Tây Phương và Do Thái. Nhưng chính quyền Eisenhower của Mỹ lúc đó, vì sợ ảnh hưởng của Sô Viết ở trong vùng tăng lên nên đã áp lực ba nước phải triệt thoái khỏi kinh đào. Dù vậy Sô Viết vẫn nhảy vào nhập cuộc như thường, yểm trợ giúp đỡ Ai Cập và những nước Ả Rập chống lại Israel suốt 25 năm sau. Hoa Thịnh Đống và Mạc Tư Khoa đã chính thức thực sự can thiệp vào Trung Đông từ đó.

    Sau Ai Cập đến lượt Iraq lật đổ chế độ quân chủ thân Tây Phương. Nên nhớ là các vua chúa cầm quyền ở các nước Ả Rập thường theo học giáo dục Tây phương, phần lớn là ở Anh và Hoa Kỳ nên họ có khuynh hướng thân Tây phương. Quan trọng hơn nữa, họ cũng đã Tây phương hóa rồi nên lại càng làm cho các thần dân tín đồ tôn giáo của họ bực bội hơn.

    Năm 1932 Anh quốc triệt thoái khỏi Iraq sau khi đã thiết lập một chế độ quân chủ lập hiến có quốc hội theo kiểu Anh quốc. Nhưng thể chế này cũng chẳng tồn tại được bao lâu sau khi Anh quốc ra đi. Quân đội đã lên nắm chính quyền vào năm 1958 bằng một cuộc đảo chính đổ máu, giết chết vua Faisal chi họ Hashemite và nhiều người trong hoàng tộc. Chính phủ lập hiến đã không thành công trong thế giới Ả Rập và cũng chẳng mấy kết quả nơi Hồi giáo.

    Cuối cùng Iraq nằm trong tay nhà độc tài Saddam Hussein. Tương tự như vậy, vua Idris của Libya cũng bị lật đổ vào năm 1969 và thay thế bởi một lãnh tụ cấp tiến chống Tây phương, đại tá Muammar Gadhafi. Khi chế độ quân chủ ra đi thì người cộng hòa tiếp theo lại trở thành độc tài. Syria đã trở thành triều đại cộng hòa với cha truyền con nối. Điều này lại giống y hệt các quốc gia Ả Rập khác. Chắc chắn ở Iraq họ cũng có ý định như vậy trước khi xẩy ra chiến tranh vùng Vịnh năm 2003 dẫn đến việc lật đổ chế độ Saddam Hussein.

    Năm 1958, Ai Cập, Syria, Yemen và Liên Hiệp các quốc gia Ả Rập đã thành lập một nước Liên Hiệp Cộng Hòa Ả Rập với ý định thống nhất các nước Ả Rập, nhưng cũng không tồn tại được lâu. Nó chỉ kéo dài đến năm 1961 thôi. Nhưng khát vọng thống nhất của họ vẫn còn.

    Lý do bên trong của khát vọng thống nhất đó là muốn có một binh lực hùng mạnh có thể đối đầu chiến thắng được Israel. Do Thái đã chiến thắng quân sự trong trận chiến 6 ngày năm 1967. Bị khiêu khích bởi binh lực của Ả Rập, Israel đã thắng trong trận chiến thần tốc, chiếm được West bank (Jordan lấy trong trận 1948), Golan Heights (hồi trước thuộc Syria) và Gaza Strip (nắm giữ bởi Ai Cập thời chiến tranh 1948). Thêm vào đó, đây là lần đầu tiên kể từ thời lưu vong, Do Thái đã kiểm soát được Jerusalem.

    Tiếp theo là một chiến thắng nữa trong trận đánh dài hơn vào tháng 10 năm 1973, gọi là trận Yom Kippur xẩy ra khi các quốc gia Ả Rập tấn công Do Thái vào ngày Atonement, ngày lễ cực Thánh trong năm của người Do Thái. Trong thời gian những cuộc chiến đó xẩy ra, quân khủng bố Palestine bắt đầu hoạt động. Sau trận chiến 1973, lần đầu tiên thế giới Ả Rập dùng dầu hỏa làm khí giới để áp lực Tây phương, tăng giá dầu lên gấp 4 lần, làm lung lay nền kinh tế thế giới.

    Tất cả những thất bại đó lại càng thôi thúc dân Ả Rập thống nhất lại với nhau. Nhưng sự thống nhất đó luôn luôn vượt khỏi tầm tay của họ. Ngày nay, phần đông các quốc gia trong vùng hoặc là nằm dưới chế độ quân chủ bảo thủ Hồi giáo hoặc là quốc gia cấp tiến tàn bạo. Một cách nào đó, những chính thể như vậy lại đối nghịch nhau, nhưng cả hai đều dùng bàn tay sắt đối với dân chúng của mình.

    Tinh thần quốc gia cực đoan cộng thêm sự nung nấu lòng phẫn uất đối với Tây phương, sự hận thù đối với dân Do Thái, chán nản thất vọng đối với chính quyền và những nhà lãnh đạo của mình, đã làm cho một sức mạnh cũ trỗi dậy đưa đến khủng bố và gây nên sự lo lắng trong lòng thế giới Tây phương. Hồi Giáo cơ bản.



    Pace Island, Florida Nov. 10 năm 2006

    Nguồn : Lịch sử Trung Đông

Chia sẻ trang này