1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỘI HOẠ VÀ CẢM HỨNG

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi lat_dat_hh_t, 07/12/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Bạn MeoDauGau:
    Tôi không có nói người trẻ phải nghe người già, mà tôi cũng
    không bao giờ nghĩ rằng sinh viên trường Mỹ thuật, hay cả
    thày giáo đi nữa, nói cái gì về Mỹ thuật cũng phải nghe. Khi
    những người được gọi là hiểu biết này nói nghiêm chỉnh thì
    đương nhiên là đúng, nhưng lúc bị lăn vào gậm giường thì
    đầu óc hơi bị choáng, có lẽ cũng quá lời, phải không?
    Ví dụ, tôi có bao giờ nói tập Piano bằng keyboard đâu. Tôi
    nói là tập đánh máy trên máy vi tính thì có lợi cho học Piano
    vì ngón tay sẽ dẻo hơn, nhanh nhẹn theo chỉ huy của óc hơn.
    Phải nói rằng bạn đã nói đúng kiến thức tôi manh mún, không
    hệ thống như những người theo trường lớp. Cho đến bây giờ
    tôi vẫn chưa đủ sức thưởng thức được cái đẹp của các tranh
    được gọi là trừu tượng. Nếu tôi nhìn vào một bức tranh trừu
    tượng mà người ta giới thiệu giá thị trường của nó là mấy tỷ
    đôla thì tôi sẽ thấy nó rất đẹp . Nhưng khi nhìn vào một bức
    tranh trừu tượng mà được biết do một sinh viên trường Mỹ
    thuật vẽ, thì tôi sẽ thấy nó có đẹp đi nữa thì kém xa bức tranh kia.
    Sau khi "thấy" như thế rồi, tôi mới biết thực ra người ta đã lừa
    tôi, mà sự thực thì ngược hẳn lại .
    Bạn có thấy ví dụ trên là đúng không, khi bạn đã biết đúng trình
    độ của tôi ?
    Bây giờ, nếu người trong thử nghiệm trên là bạn, thì kết quả
    thử nghiệm sẽ ra sao? Bạn có thể định giá tiền tranh trừu tượng
    không, mặc dàu chỉ cần biết tranh nào đắt tiền hơn tranh nào
    thôi?
    Bạn loại bỏ hoàn toàn tính nghệ thuật của các tác phẩm công
    trình cổ thì bạn có vấn đề về nghệ thuật Art. Nếu bạn không
    thấy bạn quá lời trong nhận định giá trị nghệ thuật cổ, thì bạn
    học Art đã uổng công rồi đó.
    Có phải Leonardo de Vinxi, Michelando, đã sống bằng nghề
    vẽ và nặn tượng không? Các hoạ sỹ sáng lập phái Ấn Tượng
    của Pháp có phải sống bằng nghề vẽ không?
    Sinh nghề, tử nghiệp. Trong nghệ thuật, giữa nghề và nghiệp
    không có ranh giới . Bạn có lẽ cũng sống bằng những kiến
    thức và tay khéo léo đã học và tập từ trường Mỹ Thuật, hay bạn
    sẽ sống bằng nghề khác mà Mỹ thuật chỉ là thú vui?
    Tôi rất cám ơn các bạn đã thảo luận và góp ý cho tôi . Tôi không
    phiền giận đâu . Chỉ cần các bạn bình tĩnh nhìn nhận đúng thôi .
    Hậu sinh khả uý . Người trẻ đáng nể sợ mà .
  2. Anemone

    Anemone Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/01/2006
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    ?oNếu tôi nhìn vào một bức tranh trừu
    tượng mà người ta giới thiệu giá thị trường của nó là mấy tỷ
    đôla thì tôi sẽ thấy nó rất đẹp . Nhưng khi nhìn vào một bức
    tranh trừu tượng mà được biết do một sinh viên trường Mỹ
    thuật vẽ, thì tôi sẽ thấy nó có đẹp đi nữa thì kém xa bức tranh kia.
    Sau khi "thấy" như thế rồi, tôi mới biết thực ra người ta đã lừa
    tôi, mà sự thực thì ngược hẳn lại .
    Bạn có thấy ví dụ trên là đúng không, khi bạn đã biết đúng trình
    độ của tôi ?
    Bây giờ, nếu người trong thử nghiệm trên là bạn, thì kết quả
    thử nghiệm sẽ ra sao? Bạn có thể định giá tiền tranh trừu tượng
    không, mặc dàu chỉ cần biết tranh nào đắt tiền hơn tranh nào
    thôi??
    Tôi tin rằng khi bạn tin tưởng hơn 1 chút vào các nhà phê bình tranh, và tìm hiểu thêm 1 chút nữa về các trường phái ?okhó hiểu? (tôi nói thế, vì nghĩ rằng ko chỉ ấn tượng là trường phái duy nhất bạn ko muốn hiểu) thì rồi bạn sẽ ko còn ?ođau đớn? kêu lên, rằng bạn đã bị lừa.
    Bỏ qua cách nói, thế nào là 1 bức tranh ?ođẹp?, bởi điều đó hoàn toàn ko phải là TẤT CẢ để đánh giá 1 tác phẩm nghệ thuật. Tôi lấy 1 ví dụ hêt sức tầm thường trong cuộc sống: Có vô vàn những người con gái đẹp, nhưng tại sao, có 1 người trong số họ, bạn có thể đánh đổi cả cuộc đời, đem cho cô ấy tất cả những gì bạn có, còn 1 số khác, đẹp ko kém gì, có thể còn hơn, thì bạn cũng chỉ ngắm nhìn qua, rồi quên lãng? Mỗi 1 bức tranh, đối với tôi, như 1 con người, nó thể hiện cá tính, mơ ước, lịch sử, kỷ niệm. Ta sẽ có thể gặp những tâm hồn lớn nhưng cũng có thể, đứng trước ta, chỉ là 1 kẻ tiểu nhân tầm thường. Nếu 1 bức tranh được trả 1 cái giá ngất ngưởng, thì lý do ko phải chỉ bởi 1 vụ Marketing tốt, mà còn bởi bức tranh đó chứa đựng rất nhiều thông điệp, có thể đó là 1 cột mốc quan trọng trong lịch sử nghệ thuật thậm chí là trong lịch sử loài người, có thể nó toát ra 1 ma lực để dẫn người xem sang 1 thế giới khác (mà thật đáng tiếc là nếu chỉ xem 1 bức ảnh chụp lại người ta thường ko thể cảm nhận được), còn nhiều lý do nữa lắm, nhưng nếu chỉ nhìn qua, ko tìm hiểu thêm, chúng ta rất khó có thể đánh giá được?
  3. ptt_studio

    ptt_studio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Em không có ý chỉ trích bác CoDep đâu va càng không dám coi thường một nghề nghiệp hoặc một cá nhân nào cả! Em đã đọc lại rất kĩ bài của bác và các bạn khác nhưng quả thật em thấy bác phát biểu nhiều vấn đề rất mâu thuẫn ( tiền hậu bất nhât ) và rất bốc đồng. Em sẽ không bàn về vấn đề tri thức nói chung và tri thức thẩm mỹ nói riêng. Em chỉ nói vài lời thân thiên ( không phải vì được bac KHEN đâu nhe ); mà vì em thấy bac cũng xuất phát từ thiên ý, từ lòng nhiệt thành của bác với mỹ thuật! Không bao giờ là muộn và cũng không biết thế nào là đủ. Có rất nhiều danh hoạ bắt đầu sự nghiệp khi tuổi đã rất cao: Tề Bạch Thạch của TQ chẳng hạn. Có điều họ đều là những người rất đam mê nghệ thuật, rất am hiểu văn hoá nói chung và rất am hiểu lịch sử mỹ thuật. Em trộm nghĩ: Sao bác không bắt đầu bằng việc nghiên cứu có hệ thống lịch sử mỹ thuật thế giới và LSMT Việt Nam. Ranh giới giữa nghệ thuật và nghề thủ công; giữa hoạ sỹ và thợ vẽ có lẽ chỉ mong manh như sợi chỉ! Em chúc bác thành công!
    Thân!
  4. Meodaugau

    Meodaugau Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    25/04/2002
    Bài viết:
    541
    Đã được thích:
    0
    Em thì, trộm vía, mừng mừng tủi tủi vì thái độ hoà nhã của bác. Bác không buông cho em một câu rồi phất áo rảo bước, thế là em vui lắm rồi.

    Lúc em ngồi viết cái bài đấy, em ôm trên đùi quyển "70 danh hoạ thế giới", em lại vừa đọc xong tiểu sử Le ô na - đờ - Vanh xi, lòng tràn ngập yêu thương các cụ ấy vô cùng, không bao giờ có ý coi thường hỗn láo. Em cũng đã thanh mình rồi, bác chẳng đọc, đã vội trách em!

    Ý em thì, thôi thì, em đành nói lại. Ý là, thời kỳ mà hoạ sỹ nhất nhất phải vẽ giống hệt nó qua lâu rồi, bây giờ lại bắt hoạ sỹ đương đại phải vẽ y xì mới là giỏi thì hủ lậu quá, không nên. Bác lại mang cái không nên đấy ra khuyên bảo các bạn em (các bạn mới chớm học vẽ) thì thật nguy hiểm ạ. Em đọc được, em giật mình nên mới phải cãi thế kia.
    Nhưng mà em nói một đằng, bác reply một nẻo đâm ra bây giờ em cũng không biết nói gì với bác nữa ạ. Thôi, em ngồi chơi, mời bác và các anh đây tiếp tục cứ hội nghị đi. Em ra ngoài pha ấm chè
    Được Meodaugau sửa chữa / chuyển vào 20:53 ngày 17/04/2006
  5. xanh_do_tim_vang

    xanh_do_tim_vang Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/03/2006
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Cho cháu xin lỗi chú co dep(MEODAUGAU_gọi chú là CÔ dép cháu thì lại thích gọi chú là cỏ dẹp hay là cỏ bẹp vì nghe nó dân dã và dễ thương!Sở dĩ cháu phải gọi chú là chú vì cứ cộng 30 năm tìm hiểu nghệ thuật sơn mài của chú với mấy năm chú tìm hiểu về hai ông LEONADEVINCI và ông MICHELANGELO (cháu đoán là trong bài viết chú định nói đến ông này còn cái ông tây nào đó của chú thì chau chưa nghe qua lần nào) và công việc đó chú bắt đầu năm chú 18 tuổi thì năm nay chác chú cũng ngót ngét 50 rồi phải không ạh?
    Cháu muốn nói một vài ý kiến cá nhân thế này,thứ nhất chú có nói đến ông LEONADEVINCI ,theo chú ông ấy sống bằng nghề vẽ_thữa vơí chú rằng cái này sai ah.!người ta biết đến LEONADEVINCI là một con người uyên bác với rất nhiều phát kiến trong khoa học!một nhà vật lí hoc_cại xe đạp đàu tiên cua ông ý vẽ ra đáy ạh,máy bay va chuyển động của bánh thông qua hệ thống xích...là của ông này đấy ah.!bên cạnh đó ông ấy là cha đẻ của nghành giải phẫu,và là một hoạ sỹ và là một kiến trúc sư thiên tài_như vậy chú nói ông ý sống bằng nghề vẽ chưa chính xác ah.!
    Còn về ông MICHELANGELO thưA thưa chú thế này ông ý không phải sống bằng nghề nặn,ông ý là một kiến trúc sư (cháu nói thế chú có theo dõi kịp không ạh)và một nhà điêu khắc ,,,nhưng chú đừng lầm điêu khắ là nặn tượng,ông ý nôỉt tiếng bởi những bức tưọng bằng đá cẩm thạch và đá trăng_tức là đục ý ạh chú biết thế nào là đục rồi chứ ạh!vậy ông ý chắc cũng không sống bằng nặn đâu thưa chú
    Và một câu hỏi dành cho chú là thời đại bây giờ và thời LEONADEVINCI nhân loại đã tiến tới đâu rồi mà chú lại lôi ông ý ra để so sánh!đồng ý với chú là ông ta cao siêu giỏi dang tài ba,nhưng nếu chú được ngồi trong trường ĐẠI HỌC MỸ THUẬT HÀ NỘI học thì người ta sẽ dạy chú rằng nghệ thuật có tính thời đại!những cái LEONA làm ra không ai phủ nhận nhưng nó thuộc về lgiá tri lịch sử nhiều>Cũng giống như dân ca rất hay ca cổ rất hay nhưng chắc chắn sinh viên nhạc viện chỉ học cho biết thôi chứ chẳng thầy cô nào lại bảo học sinh thanh nhạc tiến thân bằng con đường đó ca_chỉ trừ ai nghiên cứu về lịch sử âm nhạc>
    Còn như chú thì giờ khi muốn nói về ông A ông B thì chú cứ bỏ chút thời gian đọc và tìm hiểu về ông ý đã chắc chẳng mất nhiều thời gian hay cung chẳng thiệt hại gì cho chú lắm đâu!Hơn nữa trên thế giới cũng không ít người khen cái bảng điện dễ hiểu hơn tranh của picasso mà!chú cũng không sợ mình lẻ loi đâu!
    Cứ như vậy đã còn cái trừu tưọng thì nó vô cùng lắm chú ạh! cứ thế đã _động vào đâu chú cũng thiếu hụt thế thì đau cháu lắm!hẹn chú khi khác vậy!
  6. ptt_studio

    ptt_studio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    " Cũng giống như dân ca rất hay ca cổ rất hay nhưng chắc chắn sinh viên nhạc viện chỉ học cho biết thôi chứ chẳng thầy cô nào lại bảo học sinh thanh nhạc tiến thân bằng con đường đó ca_chỉ trừ ai nghiên cứu về lịch sử âm nhạc "
    [/quote]
    Cái "đồng chí " Xanh Đỏ hơi bị nhầm cái chỗ này đấy!
    - Ca sỹ người thể hiện nhạc phẩm không phải là người sáng tác ra nhạc phẩm; Ca sỹ có thể thể hiện nhạc phẩm bằng một phong cách mới. Còn hoạ sỹ thì là người sáng tác ra hoạ phẩm ( hoạ phẩm ở đây được hiểu là tác phẩm hội hoạ.
    - Nhạc Viện Hà Nội có hắn một khoa về nhạc cụ dân tôc
    - Có nhiều ca sỹ, diễn viên thành danh nhờ hát những làn điệu của dân tộc VD: Thu Hiên, Thuý Cải ....
    Thân!
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Cám ơn các bạn .
    Thuở còn trẻ, tôi học cha tôi dạy vẽ. Cha tôi vẽ rất giỏi,
    vừa giống, vừa đẹp. Tôi học chỉ vì thích vẽ, chứ không làm
    nghề . Cha tôi là thày giáo trường cấp II, nhưng khi Mỹ ném
    bom miền Bắc, thì cha tôi bị bắt đi tập trung, đến khi ký hiệp
    nghị Pari thì được thả về . Sau đó, cha tôi làm nghề vẽ truyền
    thần để kiếm sống . Tôi thỉnh thoảng cũng vẽ phụ cho cha .
    Tôi không có nhận xét tinh tế để vẽ tốt như cha tôi, vì hầu hết
    các ảnh để vẽ đều nhỏ 3X4 mà tranh sơn dầu cho khách lại
    là 30X40. Nếu theo hình mẫu mà vẽ thì rất khó giống được,
    nhưng những bức tôi vẽ rồi cha tôi sửa thì rất giống, và được
    khách hàng vui lòng. Tôi cũng vẽ những bức tranh sao chép
    theo đòi hỏi của khách hàng, giá cả cũng vừa với túi tiền của
    nhân dân lao động .
    Tuy thế, tôi cũng thích nghệ thuật Art . Tôi không thi vào trường
    Mỹ thuật của nhà nước, vì năm 1976 tôi đã thi vào trường đại
    học, được 21.5, nhưng hồ sơ của tôi bị vứt vào một xó, có lẽ
    vì cha tôi đã bị đi cải tạo.
    Khi tôi ở trong trại tỵ nạn HongKong, tôi cũng đã vẽ nhiều
    tranh copy cho những nhà giảng đạo Âu Mỹ, và họ rất hài
    lòng . Vẽ những tranh này thật dễ dàng . Ngoài mặt Chúa
    và các nhân vật ra, quần áo, hoa quả, bàn ghế và phong
    cảnh thì bôi quét rất nhanh, nhìn khá đẹp, và khi chụp ảnh
    thì càng không thể biết rằng người không học trường Mỹ
    thuật vẽ được . Đương nhiên, nếu có điều kiện, để các
    nhân vật hoá trang, bố trí ánh sáng như một màn kịch, thì
    tôi cũng có thể vẽ được tranh không cần copy . Khi còn ở
    Việtnam, tôi cũng đã vẽ tranh theo ý thích, không vì tiền, và
    tôi cũng hài lòng với những bức tranh tôi vẽ .
    Lịch sử môn Art trong trường của Mỹ có nói đến các người nổi
    tiếng Leonardo de Vinxi, và Michaelangelo, Impresionists,
    kể cả những tác phẩm cổ Hylạp -Lamã, nhưng không coi nghệ
    thuật châu Á và Việtnam vào đâu cả. Nghiên cứu lịch sử Art
    châu Âu và châu Mỹ không có gì khó khăn, nhưng nó chẳng
    nâng tay art của tôi lên được thành hoạ sỹ nổi tiếng .
    Mới đến Mỹ tôi cũng định đi vẽ phong cảnh để kiếm sống, nhưng
    không chắc có bán tranh được hoà vốn không, nên phải đi làm
    bình thường, chỉ mong về hưu thì có tiền mà vẽ tranh .
    Nghề vẽ tranh phong cảnh ở Mỹ may ra thì bán được tranh, vì
    tôi thấy hàng trăm bức tranh (trong một bệnh viện lớn) hoặc
    hàng chục bức tranh (trong những văn phòng nhỏ) không phải
    do các hoạ sỹ tên tuổi, mà tôi cũng có thể vẽ đẹp bằng hoặc hơn
    thế .
    Bây giờ, tôi hỏi ý kiến các bạn, làm sao chắc chắn một bức
    tranh có giá trị bằng tiền? Nếu cần, tôi sẽ chụp vài bức tranh
    mà tôi cho là "thường" từ những bệnh viện và văn phòng ở
    thành phố tôi ở (Hartford, thủ đô cúa bang Connecticut, giữa
    Boston và NewYork city) để các bạn xem. Tôi tin rằng "thợ vẽ"
    như tôi, và một số người ở ViệtNam thừa sức vẽ hơn thế.
    Những bức tranh này không cần giống một cảnh thật nào, mà
    chỉ có hoa cỏ, trời mây, ánh nắng mà thôi. À, mà các bạn có
    tin lời tôi nói trong câu hỏi này không?
  8. Archty

    Archty Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/10/2005
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Bác codep! em biết bác là người yêu hội hoạ ,yêu nghệ thuật nhưng dù biết như vậy em vẫn phải khuyên bác rằng bác nên từ bỏ việc nghiên cứu art hay lịch sử art của bác đi. Thay vào đó bác hãy ra hiệu sách nhặt một quyển cơ sở tạo hình hay nghệ thuật thị giác gì đó về đọc, lúc đầu không hiểu thì cứ cố nghiền ngẫm đến khi nào hiểu thì thôi.Sau khi đã hiểu những gì trong sách đó viết bác tìm đọc thêm một số những tuyên ngôn của các trường phái ấn tượng trừu tượng.....vv..và cuối cùng bác trở lại diễn đàn này đọc lại các bài viết của bác nhé.Còn câu hỏi của bác em sẽ trả lời nếu bác trả lời cho em tại sao các bức tranh của một số hoạ sĩ nổi tiếng lúc đương thời giá bèo chả ai thèm mua mà bây giờ chúng lại trở nên vô giá và được nhân loại ca tụng thế ???
    Thú thực với bác là em chẳng hiểu vấn đề bác tranh ở đây là gì đâu đấy.
  9. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Tôi không hiểu thế nào là "cơ sở tạo hình" và "nghệ thuật thị
    giác." Bạn có thể giải thích bằng từ ngữ mà người không học
    trường Mỹ thuật có thể hiểu được không?
    Có lẽ bạn chưa đọc kỹ bài tôi viết . Tôi nói, học lịch sử Art
    không làm tăng tay kỹ thuật vẽ của tôi lên được.
    Tôi cũng không tin các danh ngôn của các hoạ sỹ nổi tiếng
    có thể giúp một người biết vẽ trở thành hoạ sỹ nổi tiếng.
  10. Cleg

    Cleg Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    1.478
    Đã được thích:
    0
    - anh ơi , sao đầu bé thế , mông to thế , cô mẫu ra bắt đền bây giờ
    - bóp hình mà lị
    -anh ơi em thấy ứ giống mẫu tẹo nào
    - thế nó mới nghệ ( hỏi gì mà ngu thế ko biết )

Chia sẻ trang này