1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỘI HOẠ VÀ CẢM HỨNG

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi lat_dat_hh_t, 07/12/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Christmas 1989 in HongKong.
    Tranh màu nước, nhưng kiểu vẽ lại là bột màu,
    vì đã lấy màu đè lên nền trắng của giấy. Xin lỗi
    tôi không học trong trường nên không biết tả
    thế nào cho rõ ràng và ngắn gọn được.
    Các bạn đoán xem ai là tác giả?[​IMG]
  2. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đầu mùa Phục Sinh 1989 in HongKong .
    Đó là Lễ Lá, đón chào Chúa lên Giêrusalem
    rồi sau đó chịu đóng đinh ở đây.
    Hình mẫu rất xấu . Tranh copy cỡ nhỏ .
    Vẽ theo yêu cầu của nhà truyền giáo .
    Có thể thấy tác giả, tuy photo đã bị cắt xén đi .
    Các việc vẽ này đã lâu, và không đòi hỏi cao .
    Mong rằng sau khi ở Mỹ lâu, tuy không cầm cọ
    nhưng tay vẽ chắc khá hơn nhiều, sau khi xem
    nhiều tác phẩm trong các Museum quanh đây .
    [​IMG]
  3. ptt_studio

    ptt_studio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Em có vài ý kiến trong phạm vi topich này:
    Muốn hiểu một vấn đề hoặc một lĩnh vực nào đó ( ở đây cụ thể là NTTH )người ta cần phải có một vốn kiến thức cơ bản của lĩnh vực đó để làm chìa khoá giải mã thông tin. Chưa có thì phải học rồi sẽ có; Học rồi mà vẫn không được, không hiểu thì có thể nói tôi không hợp, không có năng khiếu trong lĩnh vực này và có quyền thích hoăc không thich đối với một tác phẩm bất kì nào. Như vậy là người biết, hay là có ý thức!
    Với những vấn đề chưa thật hiểu biết cho lắm mà lại lên tiếng khẳng định thế nào là đúng, thế nào là sai; thậm chí còn mạnh dan hướng dẫn cho người khác thì quả thật là rất hồ đồ, là không có ý thức! Nghệ thuật là món ăn tinh thần nhưng không phải là món ăn phổ thông như cơm hoặc bánh mỳ ( món ăn thường nhật ) mà là một món ăn đặc biệt, chính vì sự đặc biệt đó mà người ta có thể ăn hoặc không ăn mà vẫn sống được nên có nhiều người không chú trọng món đó lắm, thậm chí không có nhu cầu luôn!
    Được ngắm tranh hay được ăn một món ăn lạ không phải là khó, không phải là đặc quyền, đặc lợi của riêng ai; Nhưng ăn biết ngon hay dở, xem thấy đẹp hay xấu thì quả thật chỉ có những người thực sự hiểu biết hay có thể gọi là có chuyên môn mới cảm nhận dược đầy đủ. Mà cũng chỉ là được một phần mà thôi. Món ăn đó cũng được chia làm nhiều loại: Có loại giành cho đông đảo quần chúng như tranh cổ động tuyên truyền việc phòng tránh SIDA, H5n1, chân dung các lãnh tụ, danh nhân .... Có loại dành cho thiểu số có hiểu biêt, có văn hoá khá cao so với cộng đồng, Có loại lại chỉ là những sáng tạo, tìm tòi hoặc những tâm tư sâu kín mà đương thời có lẽ chỉ giành riêng cho tác giả. Ai có chỗ của người ấy, và ăn những thứ quen thuộc theo tập tục, theo truyền thống. Như vậy sẽ thấy dễ hiểu và an toàn. Gạt cho bằng mọi giá trị là điều trái tự nhiên, mọi sự áp đặt đều sẽ nảy sinh những bất cập. Trong bất cứ xã hội nào, lĩnh vực nào đều không thể có sự " bình đăng " về tri thức! Người thông minh, hiếu học, học có phương pháp, có điều kiện tốt dĩ nhiên sẽ có tri thức cao hơn! Khi thưởng thức những " món ăn đặc biệt " sẽ thấy ngon hơn! Ngược lại là những người ăn theo kiểu " Thực bất tri kì vị " !!!!!
    Thân!
  4. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Xin sửa lại là Lễ Lá 1990 ở HongKong.
    Tín đến lúc này, tôi mới chỉ đọc được 2 cuốn Tự Học Vẽ
    của tác giả ViệtNam . Tay bút chủ yếu nhờ Cha đẻ dạy cho.
    2 cuốn sách đó nói thì nhiều, mà kiến thức chẳng có bao
    nhiêu, hình minh hoạ cũng ít .
    Tôi cũng đã đọc một cuốn dạy vẽ của Trung Quốc . Hình
    minh hoạ rất dễ hiểu, khiến cho người mù chữ Tàu cũng
    hiểu được .
    Các sách này đều dạy vẽ cho giống thật, nên cũng không có
    mấy điều mới lạ.
    Cha tôi học vẽ trong trường Nhà Giòng Công Giáo, các Cha
    giảng đạo da trắng dạy, và Cha tôi cũng đọc sách Mỹ Thuật
    Pháp . Cha tôi không truyền lại cho tôi những kiến thức của
    Pháp . Tôi tin rằng Cha tôi có năng khiếu vẽ, nhưng không
    có hiểu biết về Art, nên không có ý thức sáng tác nghệ thuật .
    Cha tôi là người có nhiều tác phẩm và tác phẩm đẹp nhất
    trong Triển Lãm Cải Cách Ruộng Đất ở Hà Nội, tuy không
    phải hoạ sỹ chuyên nghiệp như các đối thủ khác trong triển
    lãm này . Các tác phẩm của Cha tôi gồm Sơn Dầu, và Tượng
    Đất Sét . Các tác phẩm này chỉ phục vụ chính trị, mà đối với
    cha tôi, chỉ là công việc, không có giá trị nghệ thuật . Số phận
    của chúng về đâu, không ai biết đến nữa .
    Hoạ sỹ có tác phẩm giải nhất trong thời kỳ chiến tranh biên
    giới Trung Quốc là người Hưng Yên, là học sinh trường phổ
    thông cấp 2 mà cha tôi dạy Toán.
  5. ptt_studio

    ptt_studio Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/03/2004
    Bài viết:
    257
    Đã được thích:
    0
    Xin được có vài lơi nhận xét thăng thăn về tác phẩm của bác CoDep ( tôi đoán ý của bác là Cọ Đẹp )
    - Những bức tranh của bác post lên là tranh sao chép hoặc phóng tác nên tôi không nhận xét về khía cạnh nghệ thuật.
    - Khi vẽ bác đã giành nhiều tình cảm, tâm huyêt ( tôi nhìn tranh đoán vậy )
    - Kĩ thuật của bác đối với cá nhân tôi thì tôi thấy chưa được tốt
    - Tôi đoán tác giả là người đàn ông trẻ tuổi trong ảnh, trông khá cương nghị và thông minh.
    Thân!
    Được ptt_studio sửa chữa / chuyển vào 22:09 ngày 22/04/2006
  6. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Có lẽ bạn dành câu này cho tôi .
    Ý kiến tôi thế này:
    1- Người mới học vẽ phải học cơ bản, vẽ cho giống thật,
    hình dạng và màu sắc . Người mới học không nên học vẽ
    các tác phẩm cao như tranh các cô gái của Picaso .
    2- Học để vẽ giống thì có thể tập vẽ cảnh thật vật thật, hoặc
    nếu còn non tay, thì vẽ copy tranh ảnh có sẵn .
    Nếu 2 ý kiến trên có chỗ nào sai, thì mong các bạn chỉ
    giáo cho biết đường lối đúng đắn . Chỉ phê phán mà không
    đưa ra đường lối giải quyết thì không ra cách người có tri
    thức hay người không có tri thức .
    Tôi đến bây giờ còn đang vật lộn với kỹ thuật vẽ cho giống,
    chưa lên đến mức trừu tượng, nên không dám có ý kiến gì
    về nghệ thuật vẽ không giống thật . Bức tượng Sên của bạn
    giống thật, nên tôi cũng thấy được phần nào cái đẹp của nó
    mà không dám nói biết thưởng thức hết cái đẹp của nó .
    Các tượng tròn của họa sỹ khác trong forum này không giống
    thật, nên tôi không đánh giá được cái đẹp cúa chúng, và tôi
    cho rằng chúng Xấu . Tôi mạnh dạn nói như vậy, chứ không
    khen đẹp theo đuôi người khác . Dù các bạn chê tôi ngu dốt
    không có tri thức, tôi ráng chịu, chứ không chịu làm một người
    ngu dốt bên trong, mà bên ngoài tri thức .
  7. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đây là bức tranh cuối cùng trong trại tỵ nạn HongKong .
    Nó cũng là tranh copy một tấm ảnh chụp kỷ niệm, rồi thêm
    thắt vào.
    Hình tác giả ở bên phải, phía trước, thày giáo dạy tiếng Anh
    và Hình Học, Vật Lý trong trại . Bên trái phía trước là học sinh
    giỏi nhất, tiếng Anh còn lưu loát hơn thày. Hai người này là
    nguồn tin tức chính cho nhà báo South China đã đưa tình cảnh
    bế tắc của nhóm tỵ nạn ViệtNam này lên mặt báo, và vì vậy,
    họ đã được ưu tiên định cư sau 4-5 năm ở HongKong.
    Đằng sau là nhà báo Heather, quốc tịch Mỹ, người đã thúc
    đẩy việc định cư của nhóm tỵ nạn này.
    Không có vấn đề nghệ thuật ở đây . Tác giả gắng vẽ giống
    hình chụp, nhưng không cần như tranh truyền thần, mà để
    lộ nét bút, tảng màu . Góc bên trái phía trên bị thiếu màu dàu
    nên thay bằng sơn thường một khoảng nhỏ . Mấy vòng giây
    thép gai đặt đằng trước nói lên tình cảnh bị giam cầm của họ .
    Phía bên trái thì giây thép gai nhiều hơn bên phải, còn ở
    giữa thì trống, nói lên đàn ông bị đàn áp nhiều hơn đàn bà,
    còn nhà báo thì tự do. Nó cũng nói lên nhà báo này là cửa
    ngõ duy nhất để 2 nạn dân thoát khỏi lao tù. Bàn tay nhà báo
    đặt lên vai người đàn ông cũng khắc khổ hơn bàn tay đặt lên
    cô gái trẻ. Mọi người đều vui vẻ, vì tương lai họ đã chắc chắn .
    Tranh vẽ trên nền canvas đã tráng sẵn sơn trắng rồi .
    Tôi định vẽ nước da cô gái trắng hơn, mịn hơn cho đẹp, nhưng
    thất bại, nên đành dựa theo hình chụp có sẵn .
    [​IMG]
  8. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Đây là Studio của tôi ớ trong trại tỵ nạn .
    Tầng trên của giường được lật lên làm bảng vẽ .
    Canvas được đính vào gỗ bằng đinh ghim, và một lớp dàu
    sơn cho dính và phẳng lên nền gỗ dán.
    Màu dàu do các nhà truyền đạo mua bên ngoài rồi mang
    vào. Chỉ có 3 bút lông khác cỡ. Ánh sáng điện không đủ sáng.
    Ớ trong trại đã hơn 4 năm, nên bụng hơi phệ một chút .
    Đây là bức tranh tự tôi vẽ để tặng cô nhà báo Mỹ . Cô ta
    phải mua canvas, nhưng sơn dàu thì là của các nhà
    truyền đạo còn thừa lại.
    [​IMG]
  9. pica

    pica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Nói như bác , trẻ con đứa nào cũng vẽ giống thật , mái nhà luôn màu đỏ , lá cây phải xanh , quả phải đỏ, tóc phải đen , .... trăm đứa vé giống nhau cả trăm , đứa nào cũng đi đúng đường từ bé cả, cần gì phải học nữa ( @Meodaugau bỏ học đi , đi theo người nhớn là lạc đường đấy )
    Nếu vẽ tranh chỉ để giống thật thì bác lấy máy ảnh ra , tách 1 cái , nhanh , gọn , nhẹ và rẻ tiền , đảm bảo chính xác 100% ( Nếu thế bác cần gì phải sao lại ảnh nhỉ ? Tốn màu, phí thời gian )
    Em đã xem tranh của bác . Em không có ý kiến nếu bác coi đó là hội họa chân chính. Em tôn trọng ý kiến và con mắt thẩm mỹ của người khác. ( với riêng em , em cũng đã bắt đầu từ trò vẽ lại tranh đấy để đến với hội họa, nhưng khi ấy em 4 tuổi bác ạ )
    Không hiểu bác quan niệm thế nào là thật , thế nào là giống thật ?
    Những bức họa thời kì Phục Hưng mang đậm nét hoàn mỹ của giải phẫu học nhưng đấy có phải là thật ? Khi Botticelli vẽ The birth of Venus ông đã bao giờ nhìn thấy Venus ? Trong bức Mystical nativity- Lễ Thánh Đản kì bí, hình ảnh thật nằm ở đâu ? Nếu coi , cứ xa thật là ko phải nghệ thuật thì chả khác nào xếp Botticeli vào nhóm đồng bệnh với Nhà Truyền giáo cho địa ngục Savonarola và chắc chắn chẳng ai bảo tồn Mystical nativity đến tận bây giờ .
    Em ko muốn bàn đến vấn đề tôn giáo , nhưng khi vẽ chúa , có tác giả nào đã nhìn thấy chúa mà bảo đấy là thật . Họ chỉ vẽ bằng tâm linh đấy thôi . Cũng như vậy , có ai đã nhìn thấy Phật , tất cả chỉ là sự hư cấu của lòng tin thôi . Phật tại tâm , Chúa tại tâm , tâm là hư ảo .
    Bất cứ 1 bức tranh thực thụ nào cũng mang tiếng nói của tác giả , dù nó là siêu thực hay trừu tượng .
    Tại sao bác chấp nhận đc những bức tranh vẽ giống thật ( chữ của bác ) mà lại coi những bức tranh theo Trường Phái Hiện Đại , mang tính khaí quát trừu tượng nhiều hơn lại là sai . Hãy cứ coi đấy là tâm linh , là tâm hồn của tác giả có đc không ?
    Bác có thể thích hoặc ko thích, nhưng cái gì là nghệ thuật thực thụ nó vẫn tồn tại và phát triển .
    Được pica sửa chữa / chuyển vào 07:20 ngày 23/04/2006
  10. pica

    pica Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2003
    Bài viết:
    69
    Đã được thích:
    0
    Bức Les Demoisselles d'' Avignon ( vẽ năm 1907 , 2 năm sau Chú bé và chiếc tẩu ) ở trên thực ra cũng vẫn giống thật đấy chứ
    Khi Picasso vẽ "Garçon à la pipe " năm 1905 khi 24 tuổi , cái mầm mống của siêu tưởng đã xuất hiện ( đúng là mắt mũi đầy đủ đấy , nhưng bác cứ xem lại về giải phẫu học mà xem ) , cái mầm mống trừu tượng ấy đến Les Demoisselles d'' Avignon thì phát triển hơn thôi
    Nhưng bác nói đúng , cảm nhận của người xem về cái hồn của bức tranh mới là quan trọng

Chia sẻ trang này