1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

HỘI HỌA và THƯ PHÁP - SỰ KẾT HỢP TUYỆT HẢO.

Chủ đề trong 'Mỹ Thuật' bởi nhungtamhonlangman, 06/06/2003.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. nhungtamhonlangman

    nhungtamhonlangman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/05/2003
    Bài viết:
    151
    Đã được thích:
    0
    HỘI HỌA và THƯ PHÁP - SỰ KẾT HỢP TUYỆT HẢO.

    Mấy năm gần đây, sự trở lại của Thư Pháp trên diễn đàn nghệ thuật đã đem lại cho nhiều tầng lớp trí thức nói chung và văn nghệ sĩ nói chung, có thêm một " sân chơi " lí thú. Không phải đơn giản mà cổ nhân có một câu nói xếp hạng cho những thú chơi tao nhã rằng : " Nhất chữ, nhì tranh, tam sành, tứ kiểng". Điều đó cho phép chúng ta nghĩ rằng, chơi chữ là một môn nghệ thuật mang tính thẩm mỹ và bổ ích rất cao. Do vấn đề hạn chế của đề tài, người viết không đi sâu vào chi tiết tác dụng của Thư Pháp đối với con người, ở đây, chỉ xin nói đến vấn đề kết hợp giữa Thư Pháp và Hội Họa.
    Để nói rõ về vấn đề trên, người viết xin đề cập đến phân môn Thư Họa - nét đặc trưng và là ví dụ tiêu biểu của sự kết đó. Thư Hoạ ra đời khá sớm, xuất hiện ở Trung Quốc, Cao Ly , Nhật Bản... nó được các nhà Thư Pháp lão luyện phóng bút trên nền tảng những bức tranh thuỷ mặc, có nội dung mô tả nội dung thư Pháp. Tiếp nữa là những bức Thư Pháp " tạo hình ", dùng chữ thể hiện ra những khuôn hình như tranh vẽ ( Tranh chữ ). Nếu là độc lập ở vị trí thể hiện ngữ cảnh, những bức Thư Pháp ấy trở nên đơn điệu và thiếu đi vẻ đẹp của cái Thần, cái Hồn trong câu chữ. Nhờ sự kết hợp độc đáo đó, nó đem đến cho người xem một vẻ đẹp đặc thù, nhưng không hề đơn điệu. Hội Hoạ đã góp phần tạo nên một biến thể đầy giá trị mỹ học, mà chỉ có sự tài tình, xuất thần của những Thư Pháp Gia mới làm nên được.
    Gần đây, tôi có đi dự cuộc triển lãm Thư Pháp của CLB Thư Hoạ Giác Ngộ, tổ chức tại chùa Vĩnh Nghiêm ( TP.HCM). Tôi phát hiện ra một điều rất lí thú rằng, Thư Pháp Tiếng Việt cũng hoàn toàn có thể kết hợp mà còn kết hợp rất hài hoà, độc đáo với hội họa. Xem các bức như: " Mẹ " của Tuấn Hải ; " Ẩn " của Huỳnh Diệu ; " Cội nguồn " của Minh Hạnh; hay các bưa như " Ngộ " của Nông Sinh..., thấy được sự giao thoa huyền diệu của hội Họa và Thư Pháp. Thiết nghĩ, không có sự sáng tạo nào mà không có sự tìm tòi, khổ luyện. Đó cũng là lời tâm huyết dành cho những ai có nhã hứng bắt tay vào luyện tập Thư Pháp. Hy vọng, thời gian tới đây, Thư Pháp nước nhà sẽ thăng hoa hơn nữa, chiếm một vị trí xứng đáng trong vườn hoa nghệ thuật. Người viết xin tạm dừng ở đây, rất mong được những ý kiến đóng góp của các bạn xa gần yêu thích Thư Pháp. Kính!



    Trịnh Văn Tuấn
  2. batuocdracula

    batuocdracula Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/03/2003
    Bài viết:
    125
    Đã được thích:
    0
    Thế theo bạn tranh thuỷ mặc lá gì?????.....

Chia sẻ trang này