1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ký của một tù binh Nhật Bản ở Liên Xô

Chủ đề trong 'Kỹ thuật quân sự nước ngoài' bởi danngoc, 15/08/2017.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Trước đây đã có bản này
    http://kiuchi.jpn.org/vn/nobindex.htm

    NHK phỏng vấn cụ Nobuo Kiuchi, Phần 1.
    https://www2.nhk.or.jp/archives/shogenarchives/shogen/movie.cgi?das_id=D0001130205_00000

    Bất kể sao, tôi đã là lính không quân. Như ngày nay hay nói, là một lính bay, tức là lái bom bay tự sát, có thể đã trở thành một quả bom tự sát ngu xuẩn. Nhưng, những người muốn làm việc này, tôi nghĩ họ không đáng thương (như ta tưởng). Bởi chính tôi đã từng vậy. Được chọn làm người lính bay, dù người ta nói đó là điều hạnh phúc nhất cuộc đời, tôi lại không thấy vui khi được chọn làm lính bay. Tôi có thể sẽ chết. Các anh khóa trên đều đã chết, nên lần này đến lượt tôi. Tuy nhiên, ai cũng đều phải viết một “đơn tình nguyện” khi lên đường. Thực tế là thế. Có nhiều người đã không viết, những người đáng thương. Nhưng bản thân tôi không làm vậy. Bởi họ cũng là người như tôi. Hơn nữa, tôi còn là đàn anh. Và bởi tôi vẫn chưa làm được gì. Tôi rất thất vọng vì điều này, nên tôi quyết lên đường. Được đâm vào chiến hạm địch thật anh hùng, tôi mừng vì mình là đàn ông. Có lẽ những người đã bay đều đã có cảm xúc như vậy. Nên dù sao tôi cũng thấy ghen tỵ.
    私も飛行兵だから言うけどね。飛行兵になってね、それで今言えば自爆ですよね、自爆はもう、ばかみたいな自爆かも知れません。だけど、あれになりたくて行く人はね、みなさんがね、かわいそうなんて思っている程じゃないんですよ。私自身がそうなんだから。もう飛行兵のマーク付けとるときは、一生で今なにがいちばんうれしいかっていえば、飛行兵のマーク、戦闘機のところに配属されたときのうれしさって言ったらなかったですよ。死ぬかも知れないよ。みんな先輩、死んでいるんだからね、今度は俺の番だっていう。それでもね、みんな喜んで、「行ってきます」って、遠足行くみたいに行ったんだからね。これはね、事実そうなの。みんなそんなこと書いてない人のほうが多いんですよ、みんなかわいそうなんて、行きたくないのに行ったんだって言うけど、そうじゃない。私自身がそうじゃないって言うんだから。私と同じ人間なんだから。しかも先輩だから。しかも乗れたんだから。私なんか乗れなかったんだから。だから私の方が、それからいえば悔しいくらいで、乗りたかったくらい。ダーンと敵の戦艦でも何でもぶつかって、見事に男らしい、男で生まれて良かったなんて。そういう気持ちのほうが多かったからね、飛行機に乗っている連中は。だから私なんかとにかく羨ましかったのね。
  2. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Phần 2

    https://www2.nhk.or.jp/archives/shogenarchives/shogen/movie.cgi?das_id=D0001130205_00000

    Ban đầu tôi đến một nơi tên là 三合里 Sanshori – Tam Hợp Lý (ngày nay là Đại Viện Lý - Changyon gần thành phố Bình Nhưỡng của Bắc Triều Tiên). Sau đó tôi qua Trung Quốc, khi ấy là Mãn Châu (cũ). Sau đó là Liaoyang (Liêu Dương), nơi đóng đơn vị chiến đấu và không quân. Nhưng do có cuộc tấn công của Liên Xô, tất cả đơn vị không quân chúng tôi đều tình nguyện xin tham gia chiến đấu, bởi chúng tôi đã tình nguyện ra trận, dù Nhật Bản đã bại trận, dù chúng tôi đang tình trạng bại trận, dù Kamikaze không thể đảo ngược tình thế. Nhưng lại có bão tuyến nên tôi không thể bay. Vậy là tất cả bỏ hết và rút chạy. Tôi nên nói kỹ hơn về đoạn này, nhưng… Từ đó tôi về tới Sanshori, trên đường tôi bị bắt giam hay gì đó tương tự. Trên đường về Sanshori, từ nhà tù về Sanshori thì lính Liên Xô gom chúng tôi lại. Rồi từ Sanshori tôi tới Konan, từ Konan tôi lên tàu tới Posyet (cực nam vùng bờ biển của Nga). Từ Posyet lần này tôi đi tàu hỏa… Khoảng 1.500 trên một tàu. Đi suốt như thế. Ở đây… Có phải hồ Baikal không? À không, ở đây có vòng tròn. Đây mới là hồ Baikal. Tôi đã tắm ở hồ Baikal đây. Sau đó đi suốt tới đây. Moskva phải lên hướng này. Đi mất cả tháng mới tới được Moskva. Sau đó tôi đi thẳng tới Slavyansk (ngày nay là thành phố phía nam Ukraine). Một quãng đường quá xa. Ở đây, lần đầu tiên, họ thả người xuống, là Trung đội 1 hay Tiểu đội 1 gì đó. Tôi xuống cùng Trung đội 1, và xuất phát từ đây đi tới nhiều nơi để lao động. Ở xa chỗ này, theo tôi có khoảng 1 đại đội. Sau đó tôi đi tới vùng núi cùng khoảng 30 tới 40 người. Theo tôi có lẽ đó là vùng núi Ural ở đây. Khi tôi vượt qua đây, tôi nghĩ mình không thể về quê hương nữa, tôi đã buông xuôi, chỉ không biết mình sẽ chết ở đâu. Tới đây lại quay về Slavyansk. Đã 2 năm kể từ khi tôi tới Ukraine. Nhưng đã đổi trại rất nhiều lần. Trại lao động cuối cùng là Kramatorsk (phía nam Slavyansk), ở Ukraine.

    Phóng viên: Cuộc sống hàng ngày trong thời gian giam giữ là lao động khổ sai, như tôi đã đọc từ các cuốn sách, có phải rất khắc nghiệt không?

    Theo tôi nói chung là khắc nghiệt. Tất nhiên là vất vả, có những vụ tai nạn, người yếu bị ngã xuống. Nhưng tôi có đủ may mắn, tôi khá khỏe. Dù sao đi nữa, nếu mức khắc nghiệt là 10 phần thì tôi chỉ phải chịu phân nửa. Kể từ khi còn nhỏ, từ khi tôi mới sinh, khu vực quanh nhà tôi ở Akasaka có doanh trại Trung đoàn Konoe số 3 (Trung đoàn Vệ binh Hoàng cung số 3). Tôi luôn phải nghe tiếng giày lính kể từ khi được mẹ sinh ra (ông Kiuchi hồi nhỏ thường chạy chơi quanh Hoàng cung Tokyo, khu vực gần nghĩa trang Chidorigafuchi ngày nay. Ông cũng viết và được in một cuốn sách viết về Tokyo thời Edo). Đó là lý do tôi được rèn luyện như người lính từ khi còn tiểu học. Nên khi tôi đăng lính tôi đã được biết sẽ phải gặp gì, được biết sẽ phải hành quân lên núi không lương thực, nên tôi tự rèn luyện bản thân khá khắc nghiệt. Điều đó đã giúp đỡ nhiều.

    この三合里(現・北朝鮮ピョンヤン市寺洞区域大院里)というところにいたの、最初ね。この中国のね、(旧)満州のいたのがね、この辺だと思う。遼陽っていうところがあるのね、そこは戦闘隊の、飛行機の戦闘隊だけどね。だけどそこへソ連から攻めてきたあれがいたので、うちらはやっぱり、航空隊の練中というのはみんな志願したりなんかして、戦争をそのつもりで出てきた連中だからね、日本が負けても俺たちは負けねえっていうような調子でね、野郎でもって、神風が逆になっちゃって、大吹雪になっちゃってね、飛行機が1機も飛べなくなっちゃってね。それで転々バラバラで逃げたの。それで話しが長くなっちゃうけどね・・・・・そっから三合里に行くまでにね、途中で捕まったり、刑務所に入れられたりなんかしてね。それで最後に三合里というところに来るのには、刑務所から三合里までね、ソ連が迎えに来てね。それで三合里から、今度は興南っていうところへ行って、興南から船に乗っかってポセット(ロシアの沿海地方南端)に行ったんです。ポセットから今度は列車に乗っかってね、・・・約1,500人くらい乗っかって。それでずっとこれ通って。これが・・・バイカル湖どこだ?この辺にあるわけだよね。これがバイカル湖だ。バイカル湖でもってここで水浴びして。そこからずーっと乗っかって。モスクワはこっちのほうかな。モスクワ行くまでに約1か月かかるのね。それから今度はスラビヤンスク(スラビャンスク)(現・ウクライナ南東の都市)までずっと来て。ここまで来たの。ここでもって、初めて降ろされて、ここから今度は、約1小隊ないし1分隊。だいたい1小隊くらいずつで別れて、ここからいろんなところに作業に出て行ったわけね。私の場合は、ちょっと遠いところで、そうね、一個中隊ぐらいいたかな。30人から40人くらいで山に入ったんです。
    ウラル山脈がこの辺になるのかな。ここ超えたときは、これはもう帰れないや、こんなとこまで来て帰すわけがねえやと思いながら、もう諦めてね、どこで殺されるか分からないけどとにかく諦めて。
    ここでは最終的にはスラビヤンスク。ウクライナ行ったのはね、その2年あと。あのね、収容所が何回も何回も変わったの。いちばん最終がクラマトール(クラマトルスク/スラビャンスクの南)だったの、ウクライナのね。
    Q:抑留中の日々の生活というのは労働があったり、私も本で読んだりしたことはありますが、やっぱり過酷なものですか?
    やっぱり過酷だったと思いますね。確かに過酷だから、事故があったり、体の弱いものは倒れたりしましたね。だけど幸いというか、私はけっこう強かったんですね。みなさんがそれこそ、これくらい10過酷だったところ、私は半分くらいしか過酷じゃない。それは小さいときから、私は生まれたときから、赤坂のTBSのあたりは近衛の3連隊(の跡地)ですからね。おぎゃーと生まれたときから軍靴の音を聞いていたわけでしょ。だから、それこそ小学校のころから軍人教育というものをされたわけです。だから兵隊に行ったらどんな目にあうかって聞かされたし、山の中を食わないで歩かなきゃならないってことを聞かされたから、自分自身でそれに耐えるだけの訓練をしたんですね。それが逆に良かったわけね。
    Lần cập nhật cuối: 15/08/2017
    kuyomuko, meo-u, convitbuoc4 người khác thích bài này.
  3. ngthi96

    ngthi96 Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    10/07/2008
    Bài viết:
    1.650
    Đã được thích:
    8.673
    Đọc cái này thấy liên xô đối xử với tù binh khá chừng mực...ko như trong phim ảnh phương tây...
    honglanx, meo-ugaume1 thích bài này.
  4. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Theo lời của chính tác giả thì ông thấy người Nga là những người rất tốt bụng, đặc biệt là phụ nữ. Cá nhân tôi cũng thấy vậy.
    honglanx, meo-u, thanhVNW2 người khác thích bài này.
  5. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Theo con trai ông Kiuchi cho hay, ông Nobuo Kiuchi thuộc Không đoàn Lục quân Nhật nên không lái bom bay Oka (thuộc Không đoàn Hải quân Nhật). Theo tôi, có lẽ ông lái một tiêm kích Zero.

    Zero tại Bảo tàng Chiến tranh Yushukan - Đền Yasukuni
    [​IMG]DSCF9113 by Dan Ngoc, trên Flickr


    Bom bay Oka, Bảo tàng Yushukan
    [​IMG]DSCF9176 by Dan Ngoc, trên Flickr
    meo-u, Hanoi1979, convitbuoc1 người khác thích bài này.
  6. meo-u

    meo-u Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    29/04/2011
    Bài viết:
    4.710
    Đã được thích:
    4.111
    Ông tác giả này làm một cô U cà có bầu. Vãi tù binh=))
    kuyomukothanhVNW thích bài này.
  7. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Qua gặp mặt và trao đổi với ông thì tôi thấy tình cảm của ông Kiuchi với nước Nga (ông không tách biệt Ukraina với Nga như tuyên truyền phương Tây) rất đẹp. Nhưng có lẽ cũng phần nào vì tình yêu.
    thanhVNWmeo-u thích bài này.
  8. danngoc

    danngoc Thành viên gắn bó với ttvnol.com

    Tham gia ngày:
    24/08/2004
    Bài viết:
    3.760
    Đã được thích:
    1.327
    Phần 3

    https://www2.nhk.or.jp/archives/shogenarchives/shogen/movie.cgi?das_id=D0001130205_00000


    PV: Ông có gặp điều gì nghiêm trọng trong cái giá rét khi giam cầm không? Như thế nào ạ?

    Khi nhiệt độ xuống dưới âm 25 độ, mí mắt sẽ đông cứng (dính). Nếu tôi cứ nhắm mãi mắt thì chúng sẽ dính chặt vào nhau. Lúc ấy rất lạnh, chắc chắn rất lạnh. Đã có các cách để chống lạnh. Bản thân tôi cũng chịu lạnh giỏi. Thế mà tôi cũng cóng suýt chết. Không chỉ chúng tôi mà cả ở các đơn vị khác cũng vậy, một sáng khi tôi thức dậy, người nằm cạnh tôi đã lạnh cóng đến chết, lạnh tới mức đó đấy.

    PV: Cũng là tù binh chiến tranh…?

    Vâng. Tại sao lại cóng tới chết à. Chúng tôi ngủ trong lều bạt, mỗi lều khoảng 20 người, có người phải nằm ngoài rìa, nếu lều bị hở, gió lạnh sẽ lùa vào, cái lạnh buốt do gió dữ dội hơn rất nhiều. Kèm theo gió lạnh là bụi tuyết. Do là dạng bột nên khi lọt vào lều sẽ rất lạnh. Vì vậy, người ngủ ở đầu lều, nếu cơ thể đang trong tình trạng xấu hoặc yếu, hoặc đang có bệnh, đôi khi sẽ bị cóng tới chết. Tất nhiên tôi cũng đã có lúc ngủ ở đầu lều.

    PV: Đến sáng, người đồng đội của ông đã không tỉnh dậy được...

    Không dậy được. Đúng là giấc ngủ thì thật dễ chịu. Ta sẽ mon men gần tới cái chết vì rét cóng, trong khi rét cóng và chết dần ta cảm thấy rất dễ chịu. Ta chìm dần vào giấc ngủ. Trước tiên là thấy buồn ngủ. Có lẽ anh sẽ thắc mắc và khó hiểu. Nghe có vẻ đau đớn nhưng thật ra là đơn giản. Anh ấy buồn ngủ và chìm vào giấc ngủ. Cứ lạnh cóng đến chết thôi. Và tôi nghĩ lạnh cóng đến chết là điều dễ nhất trên đời. Tuy nhiên, với người ngoài thì sẽ có cái nhìn khách quan hơn. Ngày hôm qua chúng tôi còn nói chuyện với nhau, thế mà giờ đã lặng im, trắng bệnh và đã chết.

    PV: Anh ấy còn trẻ.

    Chúng tôi đều khoảng trên dưới 20 tuổi. Những người này, như tôi đã đề cập từ trước, đã bị kỳ thị như những kẻ xâm lược, sau đó trở thành tù nhân, không thể chịu đựng thêm rét cóng và phải chết. Thật đáng thương..

    PV: Có phải giá rét là nguyên nhân giết các bạn ông nhiều nhất? Hay do lao động nặng?

    Trong trường hợp bọn tôi, xét cho cùng… tôi cho là do đói, dẫn tới bị loạn dưỡng. Khi loạn dưỡng, thì ngược lại, dạ dày như bị thu nhỏ lại khủng khiếp. Nếu ta thèm và cần ăn trước khi bị loạn dưỡng thì sau khi bị loạn dưỡng, ta không được ăn nhiều do đã bị loạn dưỡng, dù trong bệnh viện ta được cấp thức ăn ngon đủ hơn nhiều, nhưng khi đó đã là quá muộn.

    PV: Các ông có bị đói thường xuyên không? Khẩu phần hàng ngày có đủ để tồn tại không?

    Không đủ. Khẩu phần mỗi ngày quy định là 250g, nhưng có khi đến được tay tôi thì chỉ còn 200g.

    PV: Giá rét giết người, đói tới mức loạn dưỡng, và mỗi ngày đều phải đi lao động khổ sai, nhưng vẫn có những nỗi đau khủng khiếp khác, đúng không ạ?

    Vẫn có. Đối với trường hợp tôi là mắt bị lòa, nhưng không phải là lòa vĩnh viễn, mà là do bị quáng gà. Khi chế độ dinh dưỡng không đủ, người ta sẽ bị quáng gà. Sẽ không thấy khi đêm xuống, nhưng không phải do mắt bị tổn thương. Mắt không đau nhưng hễ tối là không nhìn thấy rõ. Vì vậy, do sáng sớm phải ra ngoài (đi vệ sinh – danngoc), ta sẽ không thấy gì (vì trời còn tối). Vì mắt bị lòa, người thấy rõ nhất là người gần cửa nhất. Những người ở trong không thấy đường đành quơ quào dò dẫm hoặc rà tay theo vách. Ra đến ngoài thì sáng hơn nên ta có thể thấy trở lại.

    Tôi sợ phải thú nhận là mắt mình không nhìn rõ. Nói thật lòng, đó là điều đau đớn nhất. Hơn cả lao động khổ sai. Thậm chí ta còn không thể lao động khi trời vừa tối vừa lạnh. Công việc nặng nhất tôi từng phải làm là đục đá, lao động nặng và kéo dài, đá thì rất cứng khó đục, khiến tôi không đạt được định mức lao động. Vào mùa hè tôi có thể đạt được định mức, nhưng qua mùa đông trời lạnh, dù có lao động nặng cũng vẫn rét buốt. Cho nên mỗi khi có lính gác đến gần (Chto- “Sao hả?” tiếng Nga - danngoc), tôi lại nện đục nghe can can, cho có vẻ như đang làm việc.

    PV: Thưa ông Kiuchi, hồi nãy tôi có xem bản đồ, ông có 3 năm ở ngoài Sibiri, trong khoảng 2 tới 3 năm ấy, ông có nghĩ mình sẽ bỏ trốn về nhà không?

    Tôi không nghĩ thế. Bởi vì khoảng cách quá xa, tôi nghĩ sẽ vô ích nếu mình vượt qua dãy Ural. Ôi, tôi nghĩ làm vậy sẽ không được. Nhưng tôi đã nghĩ việc mình sẽ không về là bình thường và tôi đã quen với suy nghĩ ấy. Tôi nghĩ thật xấu hổ khi trở về với tư cách một tên tù. Ông Onoda (Onoda Hiroshi, sau khi chiến tranh kết thúc, đã sống lấn trốn 29 năm ở Philippines mà không đầu hàng) cũng muốn thế. Những chuyện như vậy cũng không giúp ích gì. Thay vào đó, tôi nghĩ khi đã hoàn thành công việc, tôi muốn an bài tất cả (có lẽ ý nói các tù binh Nhật - danngoc) lại cùng nhau, bắn chết rồi chôn chung vào cùng một hố (đây là một nét văn hóa Nhật – khi đã hoàn thành nghĩa vụ, bất kể do kẻ thù sắp đặt, thì tất cả cùng tự sát – danngoc). Tôi nghĩ không chỉ mình tôi suy nghĩ thế. Tôi nghĩ hầu hết người lính Nhật Bản đều cùng suy nghĩ, là làm như vậy (bỏ trốn) không đứng đắn.

    Không như người khác, tôi tự rèn luyện mình chịu đói, có thể đi bộ không cần ăn, thậm chí bơi không cần ăn, việc rèn luyện này nghe thật kỳ lạ, nhưng tôi đã rèn luyện bất cứ cách nào để có thể thực sự làm được vậy. Vì lẽ đó, tôi nghĩ mình chỉ phải chịu đau đớn bằng nửa người khác.

    PV: Đã có rất nhiều đồng đội ông chết trong khoảng thời gian chiến tranh và khi bị giam ở Sibiri?

    Vâng, mỗi khi tôi nghĩ về điều này, nước mắt tôi lại tuôn trào. Những con người đáng thương.


    Q:抑留生活中の寒さはやっぱりすごいものがありましたか? どうでしたか?

    零下25度くらいになると、まぶたがぴたぴたと(くっつく)するんですね。それ以上目をずっとつむりっぱなしにすればくっついちゃうかも知れないけどね。そのときは寒いんだな、たしかに寒いですね。だけど防寒具があったしね。私自身は寒さには強かったですね。だけど、凍死はしましたね。それは私たちだけじゃなくて、よその部隊も同じようにね、朝起きたら隣で寝ていたのが凍死しちゃっている、そういうことがありましたね。

    Q:同じ捕虜の・・・

    ええ。なぜ凍死するかというとね。幕舎って天幕ね、天幕の中に20人くらい寝るんですけどね、いちばん外側にいる人は、天幕に隙があると、そのなかから寒い風、寒い風なんていうよりも痛い風が吹いてくる。向こうは寒いから雪が粉になっているんですよ。粉状だから入ってくるしね、すごく寒いわけ。だからいちばん外側に寝た人は、体の具合が悪かったり、弱かったりした人はね、調子が悪かった人はね、凍死してしまったということがありますね。もちろん私もいちばん外側に寝たけどね。

    Q:朝起きたら仲間が目覚めない。

    目覚めない。呼んでも、気持ちよく寝てるわけね。わたしも凍死寸前になったけどね、凍死はね、気持ちがいいんですよね。もう、眠たくなるんです。まず眠たくなる。誰に聞いても分かりますよ。これは痛くも何ともないです。眠たくなって寝ちゃうんです。で、そのまま凍死しちゃうんです。だから凍死がいちばん楽なんじゃないかと私は思うくらいです。だけど、第三者が客観的に見れば、かわいそうですよね。昨日まで一緒にしゃべっていたのが、何も言わなくなっちゃってね、真っ白になって死んでいるんだから、これはかわいそうですね。

    Q:まだまだ若い。

    みんな二十歳前後ですからね。そういう人たちがね、前にも言ったけど、侵略者という汚名を着せられて、それでなおかつ捕虜になって、なおかつ凍死なんて、浮かばれないですよ。かわいそうで。

    Q:仲間の方で命を落とす方でいちばん多かったのはどういうことで、やっぱり寒さだったんですか?それとも労働中?

    私の場合は、やっぱり・・・飢えなのかな、栄養失調になっちゃう。栄養失調になると、逆におなかがものすごくはれちゃうみたいね。それで栄養失調になる前に食べさればいいんだけどさ、栄養失調になってから、栄養失調だから食べさせなきゃいけないって、病院で何かほかの人よりいい物を出すんだけど、そのときはもう遅いんですよね。

    Q:やっぱり飢えもあったんですか。それは日々の食料というのが少なかったんですか?

    少なかったんですね。パンが一応250グラムということになっていたけど、自分の手元にくるころには、200グラムを切っているみたいなときのほうが多かったと思います。

    Q:その凍死するくらいの寒さがあって、栄養失調になるくらいの飢えがあって、それで日々強制労働があると、そのときやっぱりものすごい苦しいものですよね?

    苦しいですよね。私の場合は目が悪かったから、ものすごく悪いというわけじゃないけど、夜盲症になる性質で。栄養が行き届かないと、夜盲症になっちゃうのね。痛くもなんともないけど夜になると見えなくなるんです。それで、朝早く出かけるから、朝暗いうちに出かけるでしょ。だから目が見えないから、目の見える人がいちばん外側の列になるんです。それで、見えない人が中になって、みんな手を組んで現場まで歩く。現場まで歩いているうちに明るくなるからそうすると見えるんですよね。

    目が見えないって言うのは心細いですね。やっぱりつらかったって言えばそれがいちばんつらかったですよね。労働そのものより。寒くて暗いようなときには労働もできないでしょ。私のいちばんひどい労働というのは、石取り作業ですけど、こんな太い労具で長い労具で、岩をがんがんと岩を落として、その岩をあげて、それをノルマをあげなきゃならない。だけど、夏場ならなんとかあげられるけどね、冬場なんかはそんな寒いときなんかは、労具持つのにも冷たい。だから歩哨(しょう)が来たときだけね、カーンカーンて鳴らして、仕事しているみたいに鳴らしてる。

    Q:木内さん、さっき地図で見せていただきましたけど、ほんとにシベリアを越えて3年間、2年、3年くらいですよね、その最中というのは、自分は帰れると思っていた?

    思っていなかったです。もうね、こんなに遠くだから、ウラル山脈を越えたときにもうだめだと思ったね。あ、これは帰してくれないなと思った。だけど、私は帰してくれないことに対して当たり前だと思ったし、そのつもりで出てきたからね。帰ること、捕虜になって帰ることの方が恥だと思っていた。小野田さん(小野田寛郎さん・戦争終結後、投降をせずに29年間フィリピンで潜伏生活を送った)みたいにね。そういうあれだったから仕方ないと。その代わり、仕事が終わったらみんな並べてばらばらばらと撃って殺して穴の中埋められる、そういうふうには思っていましたね。私だけじゃないと思います。日本の兵隊さんというのはね、ほとんどそういうことしか思わなかったと思いますね。ちゃんと無事になって帰るなんて思った人はいないと思いますね。

    私は人と違って、食べ物なんかも訓練して、食べないように、食べないで歩けるように、食べないでも泳げるように、とにかくもうあらゆる訓練、人が聞いてもあきれる、そんなこと本当にしたのかってあきれるような訓練をしたんですよね。そのためにみんなより、痛いのも半分だし苦しいのも半分で済んだんだと思いますね。

    Q:戦争とシベリア抑留、捕虜として生活している間にたくさんの仲間が亡くなったわけですよね。
    うん、それを思うと涙が出ますね。かわいそうでね。
    kuyomuko, shinsaber, thanhVNW1 người khác thích bài này.

Chia sẻ trang này