1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hồi ký + nhật ký và tự chuyện ..... Tặng con gái yêu quí của cha !!!

Chủ đề trong 'Tâm sự' bởi Lucky368, 19/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Con gái thương yêu của cha!!!​
    Có lẽ là lý do mà cha chỉ quyết định trao đường Link này cho con khi tròn 18 tuổi vì ngay từ đầu cha đã có dự định là khi đó con vừa đủ lớn để hiểu ra mọi chuyện, và cũng vì trong diễn đàn này cha sẽ tâm sự với con theo tư cách là những người bạn. Cha sẽ nói tiếp cho con hiểu về tình bạn, tình yêu và kể cả những điều sâu kín nhất mà có thể chưa bao giờ con được nghe thấy. Cha chỉ mong rằng con hiểu đúng và tự con sẽ phải quyết định hướng đi riêng cho cuộc đời mình , tất nhiên là phải tuân theo qui luật chung của sự "Chân - Thiện - Mỹ" mà cha hằng kỳ vọng ở con và cũng bởi rằng có thể sẽ có những vấn đề mà cha nói hôm nay con sẽ chưa thể hiểu được 1 cách kín kẽ.
    Hôm vừa qua, sau khi nghe con kể về một số người bạn trong lớp, cha có ban bố 1 sắc lệnh rằng: " Con nên tập trung cho học tập ..." với các dẫn chứng cụ thể về các cô chú ở bộ phận cha quản lý đã nhiều tuổi, có công ăn việc làm, có lương mà vẫn chưa thể lập gia đình. Cha đã giải thích rõ điều đó với con, hình như con đã hiểu và con đã hứa với cha là sẽ quyết tâm cố gắng học giỏi để đi du học theo suất học bổng.
    Cha cũng mong ước là như vậy nhưng điều cha không dám nói ra là : "Cha cũng không quá đặt nhiều niềm tin vào đó vì điều đó cũng quá khó, chỉ cần con mãi giữ niềm mơ ước đó để có cơ sở phấn đấu là được rồi".Và có lẽ là nếu như con thất bại không đạt được điều mong ước thì cha cũng sẽ không trách con đâu và bài viết này khi đó sẽ đóng vai như 1 lời an ủi động viên con tiếp tục vững bước con nhé.
    Đừng bao giờ nản lòng con ạ ! Cuộc đời cha cũng đã từng nếm trải nhiều thất bại có nhiều khi tưởng chừng không thể vượt qua được chính mình nhưng cha vẫn thường tự nhủ mình rằng:
    ...
    ...
    Đường đời sao những đầy chông gai
    Gắng gượng bước đi và vượt tới
    Chớ đừng gục ngã trước khó khăn
    Hãy để nỗi buồn sâu lắng lại !!!

    Vậy đấy con nhé ! Cha thương con nhiều lắm con gái yêu ạ !!!
    Cha cầu chúc cho con đạt được niềm mơ ước !!!
  2. nguyenhamy

    nguyenhamy Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    23/11/2002
    Bài viết:
    2.761
    Đã được thích:
    0
    thấy chú có viết năm sinh 196x nên chắc chú cũng phải sấp sỉ tuổi bố cháu
    Không hiểu sao đọc những dòng tâm sự của chú mà nó cứ gieo vào lòng cháu 1 nỗi buồn vô cớ...
    Có lẽ những người cha như chú bây giờ còn quá ít trên đời này. Cô vợ ấy rồi sẽ phải ân hận vì đã bỏ 1 người đàn ông tốt như chú!!!
    Chúc chú và cô con gái bé bỏng 1 Noel ấm áp hạnh phúc và sẽ được trọn kiếp bình yên!!!
    p/s: có lẽ cũng đến lúc chú nghĩ đến bản thân 1 chút rồi đấy, chú có thể tìm 1 nửa hạnh fúc mới cho mình, đó cũng thực sự tốt cho con gái chú, vì cô bé sẽ ko fải chịu thua thiệt khi mất đi hẳn 1 người fụ nữ to lớn trong cuộc đời, mà cô bé càng ngày càng lớn rồi, sẽ có nhiều rắc rối mà 1 người đàn ông như chú thấy khó giải quyết lắm đấy (à chú đừng e ngại cảnh mẹ ghẻ con chồng, vì bây giờ nhận thức của mọi người tiến bộ lắm, nếu họ đã chấp nhận lấy chú thì sẽ yêu thương con chú như con mình, điều đó không hề khó vì càng ngày con người ta càng rộng lòng yêu thương & nhân ái hơn)
    Theo dõi topic của chú thường xuyên


  3. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Những người bạn đồng nghiệp của cha ​
    Chắc con còn nhớ một lần sau chuyến đi công tác dài ngày, cha về với một sự mệt mỏi. Rồi thì con ốm, cha cũng ốm mà bà nội ở quê cũng ốm và các bác thì bận không sang được, riêng gia đình bác trưởng ở rất gần nhưng cha không thể nhờ vả gì, lý do ra sao thì con cũng đã hiểu rồi.
    Bữa hôm đó trời nắng to mà 2 cha con cứ nằm đắp chăn, một đống quần áo chưa được giặt ... bụng thì đói meo rỗng tuếch. Lúc trời mới sáng cha ngóc đầu dậy muốn đi mua 1 chút gì đó để bỏ vào bụng cho đỡ đói nhưng mà không được. Hôm đó chắc con cũng đói lắm mà con vẫn nằm co trong lòng cha mà chẳng kêu ca gì.
    Quờ tay sang đầu giường cha với cái điện thoại CQ trang bị ... mất tín hiệu ??? Chắc nó cũng ốm luôn rồi Cha đành móc chiếc TacX ra và gọi lên CQ báo nghỉ ốm, mọi người rất quan tâm và hỏi thăm và bảo rằng "trưa nay sẽ cử người xuống thăm 2 cha con" Có nghĩa là cha con ta sẽ phải nhịn đến trưa cơ đấy. Mà cha đâu thể trách các bạn của cha được, việc công mà.
    Cha liền cố gượng dậy ra đầu đường mua vài cái bánh rán chủ yếu để cho con ăn đệm trước khi uống thuốc ... miệng cha đắng ngắt đâu có muốn ăn uống gì.
    Khoảng 10 giờ trưa có hai bác đàn ông ở CQ xuống chăm sóc 2 cha con Chắc con còn nhớ bác Thanh và bác Hoằng không (Bác Thanh nay đã mất cách đây 4 năm rồi vì mắc bệnh hiểm nghèo)
    Tuy là đàn ông nhưng các bác thật chu đáo, trên đường đi 2 bác đã mua cua đồng và chút rau để xuống nấu cơm ăn cùng 2 cha con cho vui.
    Chuyện thật nực cười, bác Hoằng bảo bác Thanh rằng : "Anh Thanh ơi nấu cua thế nào nhỉ???"
    - " Tao cũng chả biết, vì lâu nay toàn vợ nó nấu cho ăn thôi ! "
    Nằm trên giường con vẫn thiêm thiếp lặng im, vì lúc đó con đâu hiểu được chuyện rắc rối với những người đàn ông như cha và các bác, còn cha thì bật cười mà rằng " 2 đại ca ơi, cứ bỏ cua vào cái xoong rồi đổ nước vào bóp nát và đổ nước đục đi, chờ bao giờ sạch thì bỏ bã đó vào ninh cho nhừ..."
    Thế rồi loay hoay mãi mấy cha con bác cháu cũng ngồi được vào mâm với bữa canh cua ngon lành. Bác Thanh còn bảo có cần thì bỏ nốt quần áo ra đây chúng tao giặt cho ... Ngại quá đi, cha liền nói dối là sẽ có người tới giặt hộ ... các bác trêu cha rằng: " thế mà bí mật mãi không nói , thằng cha này thật tệ ..."
    Tất nhiên là trên CQ cũng có các cô bác phụ nữ nhưng vì tế nhị nên cũng chẳng thế xuống giúp cha con ta lúc đó được con ạ ! Cái cảnh "Gà trống nuôi con " nó khổ thế đấy.
    Qua đây tôi cũng chân thành cảm ơn những người bạn đồng nghiệp đã từng chung vai sát cánh giúp đỡ nhau lúc khó khăn hoạn nạn, vì lý do kinh tế còn eo hẹp nhưng tấm lòng của các anh thật rộng mở.
    Qua bài viết này em cũng xin cầu chúc cho hương hồn anh Thanh được siêu thoát và phù hộ cho vợ con anh được bình yên !!!
    Em xin được lạy tạ anh !!!

    Được Lucky368 sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 23/12/2006
  4. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Gửi tới các bạn đọc
    Trước hết xin chân thành cảm ơn tất cả các bạn đã quan tâm !
    Vì một số lý do đặc biệt mà TQH không thể tiết lộ rõ ràng hơn về thân phận mình cũng như con gái. Có thể một số bạn đọc tinh ý đã đoán được 1 phần. Xin các bạn cảm thông cho mình nhé !
    Mục đích của mình là thông qua những câu chuyện có thật đã diễn ra và con gái mình cũng đã được chứng kiến để giáo dục con trước khi cháu chập chững bước vào đời.
    Cách giáo dục con của cha mẹ khi xưa là hay nói nhiều và bằng mệnh lệnh, cách của mình là kết hợp hài hòa cả 2 và chủ yếu là bằng thực tế đã qua để chứng minh. Và điều quan trọng hơn cả là mình sẽ để cho cháu tự đọc và suy ngẫm. Có lẽ như vậy nó sẽ hiểu và thấm sâu hơn mà lại nhẹ nhàng không bị áp đặt. Không biết cách suy nghĩ chủ quan như vậy có đúng không nữa.
    Hy vọng rằng những bài viết này sẽ giúp cháu một chút kinh nghiệm khi đến tuổi trưởng thành.
    @: Con gái yêu của cha ! con có hiểu không ???
  5. thaongoc2005

    thaongoc2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Xin phép anh Lucky368
    Tôi đang thấy mình như sống trong một giấc mơ. Ngược lại với anh, tôi đang là một người bố tồi tệ.
    Chỉ cách đây ít ngày, tôi bàng hoàng biết được tin mình đang làm bố, hay đúng hơn là đã làm bố của một công chúa kháu khỉnh hơn 20 tháng.
    Thật tồi tệ là tôi chưa từng biết điều này, tôi chưa từng được biết mặt và dĩ nhiên là cũng chưa từng được cưng bồng cháu. Vì một lẽ đơn giản, tôi vẫn đang còn một gia đình và một bé trai cũng rất kháu khỉnh khác.
    Chưa bao giờ, tôi lại có thể hình dung tôi lại có thể ở trong tình cảnh như thế này. Tôi biết là tôi thật đáng khinh dù rằng tôi đã không thể ngờ rằng trong một lần, một lần sai lầm duy nhất của tôi, mẹ cháu đã quyết định như vậy.
    Sắp tới đây, mẹ cháu sẽ đưa cháu sang nước ngoài cùng một người bố khác, một người bố tạm.
    Vấn đề là tôi sẽ phải hành động như thế nào đây? Tôi phải làm những gì để còn có thể sống được thanh thản?
  6. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Bữa ăn !!!
    Thủa xa xưa đó bữa ăn của 2 cha con ta thật đạm bạc, không hẳn vì thiếu tiền mà điều cơ bản như bà nội và các bác thường nói về cha : " Thằng này chả biết làm gì" bởi vì cha đâu có biết nấu ăn.
    Thực lòng mà nói, đối với cha, cha đâu có ngại khó ngại khổ. Thế nhưng cha vẫn sợ nhất cái chuyện nấu ăn và rửa bát. Hồi còn bé đối với cha chuyện phải rửa bát nấu cơm thì thật là kinh khủng Cha thà đi cửu vạn, bổ củi, vác gạo... chứ bị bắt đi rửa bát thì....
    Thế mà khi có con, cha đã phải làm tất cả. Cơm nước, chợ búa... tắm giặt... nhất là khi con bĩnh ra quần .
    Thường thì bữa ăn của 2 cha con bao giờ cũng đảm bảo 2 món, 1 món mặn và 1 món rau.
    Hồi đó con hay bị táo bón, đã có lần cha phải phóng xe đi mua thuốc về để giúp con ị ra mà không được, cuối cùng cha đành dùng tay để ... bác Tân con hôm đó còn đùa bảo là anh Tú cũng bị thế và suýt phải cho đi sản C để cấp cứu Chính vì thế mà cha bắt con ăn thật nhiều rau và kết quả là bệnh chấm dứt.
    Có lần nhớ lời bà nội bảo , cha đi mua mấy con lươn về nấu cháo cho con ăn. Trời ơi! cha từ bé quen được mẹ nấu cho ăn và nhìn mấy con lươn loằng ngoằng mà sợ khiếp vía. Cha không sợ ma, thế nhưng lại sợ những con vật mềm mềm Nghe lời dặn của các bác bán hàng ở chợ cha mua cả tro bếp và muối về để làm ...thế là vì thương con nên cha cũng loay hoay lóng ngóng mãi cũng đủ can đảm để chế biến.
    Rồi 1 lần cha tuyên bố trổ tài nấu món canh chua dọc mùng cho con ăn, hôm đó chủ nhật, 2 cha con đi chợ để chuẩn bị 1 bữa ăn nhất món . Con thật hý hửng vì mùi thơm bốc lên từ nồi canh cá và luẩn quẩn chờ ăn... nấu xong cha nếm thử ... chẹp...chẹp ...chẹp ... khẹt ... ngứa hết cả cổ thế là 2 cha con đành ra quán cơm bụi vậy
    Vậy đấy, khi thương con cha mẹ có thể làm được tất cả những việc mà trong quá khứ đối với họ thật khó khăn và đáng sợ.
    Con gái có hiểu được lòng cha không ? Nếu con hiểu thì con hãy sống thật tốt cho chính bản thân mình thôi là cha cũng đã toại nguyện lắm rồi và phải sống sao cho cái tâm mình luôn hướng thiện con nhé !!!

    Được Lucky368 sửa chữa / chuyển vào 01:52 ngày 23/12/2006
  7. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Trường hợp của anh thực là khó ! Tiến thoái đều lưỡng nan !!!
    Chẳng khác gì đang bị chiếu tướng bằng cả xe pháo mã mà bên mình chỉ còn hy vọng vào 1 quân tốt.
    Theo ngu ý của tôi thì cũng chẳng thể trách tội quá khứ được, vì khi đó không giải quyết được gì ! Chỉ còn cách duy nhất là lựa theo mà tiếp tục thôi. Mà cũng chẳng rõ tình cảnh ông bố kia có biết được không nhỉ ! Thật phức tạp Cách tốt nhất là anh hãy nghe tâm mình mách bảo và tùy cơ ứng biến . Nếu đó là con gái anh thì 1 ngày nào đó cháu sẽ tìm về, trừ phi biết chuyện mà nó hận anh thì anh phải ráng mà chịu biết sao được.
    Thật khó quá chả biết nói sao được !!! Vì chuyện đã rồi khó chữa lắm !
    Thành thực cảm thông với anh !
    Xin lỗi và xin phép anh nhé !!!
    @: Con gái ... đây cũng là 1 câu chuyện buồn nhưng rất bổ ích ... và cũng là điều mà cha đã lường trước nên chỉ có thể trao đường link này cho con khi đã đến tuổi trưởng thành .
    Trên đời thường có những sai lầm sẽ được sửa chữa, và có nhiều sai lầm sẽ đeo đẳng nỗi niềm ân hận theo ta suốt cả cuộc đời . Cha mong rằng con sẽ sáng suốt trước khi quyết định làm 1 việc gì đó
  8. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Con gái yêu của cha !!!​
    Thế là một mùa Noen lại đến, và chuẩn bị 1 năm mới con sẽ thêm 1 tuổi. Tuổi thứ 17, cái tuổi của sức khỏe " bẻ gẫy sừng trâu "
    Hôm rồi trước khi cha lên xe đi làm, con dặn đi dặn lại là con thích 1 món quá Noen nho nhỏ, đó là 1 con thỏ bằng Socola, 1 lát nữa thôi, trên đường về cha sẽ mua cho con. Và thế là mùa Noen năm nay cũng là lần đầu tiên con biết đòi quà cơ đấy . Con gái của cha đã lớn lên nhiều rồi !
    Nhớ khi xưa, mỗi khi dịp Noen hay tết đến hai cha con ta đều thấy rất buồn. Thường thì cha cũng chỉ mong có những ngày nghỉ để được gần con nhưng vì trách nhiệm và công việc, mỗi khi đến ngày nghỉ ngày Tết cha lại phải bỏ con lủi thủi 1 mình để đi làm .
    Toàn dân được nghỉ vào những ngày Tết và lễ hội của dân tộc nhưng đối với cha và các bạn đồng nghiệp thì lại là những ngày thật căng thẳng và mệt mỏi. Công việc đời thường của cha nhìn bề ngoài thì không thấy quá vất vả nhưng trách nhiệm yêu cầu rất cao. Cha đã bố trí sắp xếp công việc để năm nay cha sẽ được về nghỉ 1 cái Noen trọn vẹn cùng con, nhưng cha chỉ có thể về cùng con trong chốc lát và rồi lại phải đi để chuẩn bị cho một việc đột xuất khác trùng vào ngày Noen này.
    Thế là có thể con sẽ chỉ đón Noen 1 mình mà thôi. Cuối cùng thì cũng không thay đổi là mấy con nhỉ, hãy thông cảm cho cha nghe con .
    Thương con quá !!!
  9. Lucky368

    Lucky368 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/03/2006
    Bài viết:
    528
    Đã được thích:
    0
    Chuyện ngày xưa của cha !!!​
    Con thường rất hay bắt cha kể chuyện ngày xưa của cha, vậy mà trước đây cha quá bận công việc nên không thể kể cho con được chi tiết ngọn ngành. Bây giờ cũng là khi cha đã tương đối nhàn rỗi thì con lại bận học bài , vậy nên cha sẽ kể cho con nghe thông qua trang Web này, hy vọng sau này thi xong con sẽ được đọc.
    Thời kỳ bao cấp:
    Khi xưa còn bé, cha thường mong ngóng bao giờ cho đến Tết nhỉ ???
    Bởi thời đó mọi thứ đều quá đắt đỏ so với đồng lương cán bộ của ông bà nội. Hơn nữa người có tiền cũng không dễ dàng mua được những thứ mình muốn do chế độ bao cấp toàn dân. Cán bộ đi làm thì tuỳ theo sự cống hiến mà được hưởng chế độ, tất cả mọi người đều phụ thuộc vào Nhà nước. Và Nhà nước lúc đó đóng vai trò trọng yếu về vấn đề phân phối hàng hoá và giá cả. Nói một cách chính xác là từ cái kim sợi chỉ cho đến tấm vải,.... pin nghe đài....bút mực và giấy....v..v..v.. đều được bán phân phối theo tiêu chuẩn.
    Hầu như từ cán bộ viên chức, công an bộ đội đến nhân dân ở các đô thị đều được cấp phát tem phiếu và bìa mua hàng. Chỉ có các bác nông dân thì thường sinh hoạt theo chế độ tự cung tự cấp.
    Tất nhiên là ngoài thị trường tự do cũng có hàng hóa nhưng giá cả thì quá cao và không thể chấp nhận được so với đồng lương cán bộ công chức Nhà nước và do khan hiếm hàng nên có rất nhiều hàng giả hoặc kém chất lượng.
    Mặt hàng trọng yếu lúc đó là gạo, đã có câu "Mặt buồn như mất sổ gạo" vì mất sổ gạo thì việc đi xin cấp lại rất khó khăn.
    Mà thường thì thiếu gạo ăn nên phải độn đủ thứ , khoai, sắn, bột mì, hạt mì (còn gọi là hạt bo bo) có lúc tỷ lệ độn cao đến 90%. Chính vì vậy quanh năm ăn độn mà gạo thì lưu kho lâu ngày thường ẩm mốc chẳng còn chất gì.
    Trẻ con thời đó ăn và mặc đều thiếu chứ nói gì đến đồ chơi. Và cái khái niệm "quà sáng" và "cơm bụi" thì hầu như không có, thường thì chỉ có gia đình thật giàu có mới có nồi thịt kho thường xuyên cho con ăn cơm sáng.
    Hồi đó mỗi sáng dậy cha thường được các anh chị rang cơm nguội hoặc hết mỡ lợn thì ăn cơm nguội với tý nước chấm (Xì dầu) là ngon lắm rồi.
    Nước chấm , nước mắm ư? cũng hàng bao cấp để lưu lâu ngày nổi váng trắng lên.... đun đi đun lại nhiều lần... Đôi khi không kịp mua nhà ta và nhà bà Tuân bên hàng xóm thường vay nhau nắm muối bát gạo... Kể ra thì ngày này nhiều người không thể tưởng tượng nổi những điều tưởng chừng như giản đơn như vậy mà đã có thời từng xảy ra.
    Các trò chơi trẻ con ngày đó:
    Đồ chơi của cha, thường thì cha và các bạn tụ bày ra rất nhiều trò chơi, và chẳng ai bảo ai tất cả đều chơi theo mùa... đánh quay, đánh bi, đánh đáo bằng tiền xu, chơi súng cao su, bắt cả con bọ xít và lấy nhựa đường gắn vào để chơi.... bắt ve...nặn ô tô đất sét và chơi "Pháo nổ pháo lang...". Chơi cờ quân sự, tối đến thì chơi công an bắt gián điệp....v...v.v
    Trung thu đến thì vui lắm thi nhau làm các kiểu đèn ông sao, đèn con chim....và dùng đất đèn cho vào ống tre để làm pháo thần công....rồi thì súng lục bắn diêm...ống thổi xì đồng để bắn chim.... ống phốc tức là nhồi giấy vào ống và nén mạnh cho nó bắn ra...
    Bọn con gái thì chơi "Nu na nu nống", "Trồng nụ trồng hoa", Nhảy ngựa, nhảy dây, "Ô ăn quan" ....v..v.
    Các ngày hội làng ở quê thì hay có trò đánh đu....
    Mà nhiều trò chơi lắm cha chẳng thể giải thích hết được trong 1 phạm vi Topic này, rồi thì cần cha sẽ giải thích cho con hiểu khi con được đọc những bài viết này.
    Kể ra thì trẻ con hồi đó nghèo nhưng chơi rất vui và đoàn kết hơn các con ngày nay. Hầu như trò chơi nào cũng tự tạo và tự tổ chức với nhau nên rất đoàn kết và thú vị.
    Tết:
    Lý do cha thời đó mong tết ư ? nghĩ lại cảm giác đó thật vui và thú vị. ... Vì quanh năm đói ăn nên chỉ mong Tết để được ăn ngon và có tiền mừng tuổi, có quần áo mới cha mẹ mua cho, đơn giản vậy thôi. Và tết mọi người về đông đủ, còn được đốt pháo và ngửi mùi pháo nữa thật thích
    Tết đến bà nội gói bánh chưng, cả nhà bận rộn tất bật cho công việc chuẩn bị Tết.... Ông nội thì nhờ tiêu chuẩn cán bộ Trung cao cấp nên thường mua thịt mang từ HN về, công thêm tiêu chuẩn của cả nhà....bà nội sai các bác và kể cả cha đi xếp hàng mua các thứ : lá bánh, gạo nếp, thịt.....bánh pháo...mứt...v...v..v.
    Và năm nào bà nội cũng gói cho 2 đứa con bé nhất nhà là cha và bác Tuyết 2 cái bánh chưng con bé xíu xinh xinh kẻo lại chành chọe nhau
    Hồi đó muốn mua hàng thì đều phải đi xếp hàng. Sáng sớm tinh mơ mới khoảng 3 rưỡi 4 giờ cha bị gọi dựng dậy, và thế là thằng bé mặc quần áo đi ra chợ đến chỗ cửa hàng thịt vác 1 hòn đá to ngồi lên để xếp hàng...các bạn của cha cũng vậy. Mãi tận 8 giờ mới mở cửa hàng, thế là thằng bé tranh thủ oánh 1 giấc ngủ gật.
    Gần đến 8 giờ mọi người mua hàng bắt đầu đến đông, có cả các anh thanh niên lớn hơn cũng đến...và thế là "A la xô..." cha ngã dúi ngã dụi lúc thoát ra được thì cũng mất chỗ...chỉ còn nước đứng nhìn và khóc thầm trách sao anh trai mình lâu thế mãi không ra
    Thông tin:
    Ti vi ư? không có và mãi đến những năm sau giải phóng miền Nam mới xuất hiện vài cái ti vi đen trắng. Thời đó mọi thông tin giải trí đều thiếu, bãi chiếu bóng Cầu gỗ chỉ chiếu phim vào tối thứ 7 cho trẻ em và chủ nhật cho người lớn.
    Trẻ con thời đó rất mong đến thứ 7 để được xem phim, cứ đúng dịp là cha lại cắp cái ghế gỗ con con chạy lon ton đi trước...bà nội thì đi sau, đên nơi bà ở ngoài trông ghế, cha nhờ người nhỏ bé nên chui rúc vào đám đông người chen nhau để mua vé. có vé rồi vào còn chờ mãi mới chiếu phim, trẻ con thường sốt ruột quá đồng thanh hò reo " 2..3 chiếu đê" thậm chí có bạn nghịch lấy đá ném loong coong vào loa để phản đối sự chậm trễ.
    Phim thời đó thường là phim nhựa đen trắng, và chủ yếu là của Liên xô và Trung quốc....Nghe quảng cáo thấy "Phim màu chiến đấu của Liên xô" thì thật hấp dẫn và hôm đó đi mua vé cứ gọi là chen nhau chết thôi
    Đài ư ? bán phân phối, mà phải là cán bộ trung cao cấp mới được mua, còn nhà dân nào không mua được thì nghe loa công cộng. Pin nghe đài cũng thiếu vì mõi tháng chỉ được phân phối 3 cục pin. Cha thường phá các cục pin cũ ra để lấy lõi pin và kẽm chế pin nước... thậm chí vấn đề chế pin nước cũng được viết thành sách và đăng trân trọng trên báo "Khoa học và đời sống"
    Báo chí ư ? Thời đó rất ít báo, nhưng đối với người dân thì thông tin của đài báo quả thật là rất thiêng liêng và đáng tin cậy, thường thì chỉ cha mẹ nào thương con và chăm chút đến con thì mới cho tiền để mua báo thiếu niên đúng kỳ.
    Có câu nói "Đài đã nói" hoặc "Báo đã đăng" thì gần như là luật bất di bất dịch cấm có sai Lại nghĩ đến thời nay thì báo chí đôi lúc vì thương mại hóa nên đăng cả những tin giật gân vô bổ thậm chí sai cả sự thật, thật đáng buồn !
    Sách vở và truyện ư, rất ít nhưng chất lượng vì thường được kiểm soát kỹ trước khi phát hành. Duy chỉ có 1 điều là nhiều năm sau vẫn có giá trị vì không có gì đổi mới cả, khi cha đi học vẫn sử dụng lại những quyển sách cũ nát từ thời bác trưởng còn đi học, chuyện em dùng lại sách của anh chị là bình thường. Vở viết thì cực kỳ thiếu, có thời còn dùng cả giấy đen, một mặt trơn láng và 1 mặt nhám nhám viết rất hại ngòi bút.
    Bút viết, hỏng ngòi là cả 1 vấn đề nan giải, xin mẹ được tiền mua ngòi bút thì thế nào cũng bị trách nhẹ 1 câu: "sao mày viết tốn thế.". Và bạn nào có cây bút máy Hồng hà như bây giờ bán chả mấy người mua thì được gọi là con nhà giàu rồi. Ở HN còn có rất nhiều người sống bằng nghề "Bơm mực bút bi"
    Phương tiện:
    Xe máy thời đó hiếm lắm, nhà giàu mới có. Mà thời đó ông nội được CQ phát cho 1 chiếc xe đạp công để đi làm. Hàng tuần ông vẫn đạp xe đi về giữa BN và HN bất kể nắng mưa hay bão.
    Tất cả các xe đạp , đài bán dẫn....v..v.đều phải được đăng ký đeo biển số như xe máy bây giờ. Lúc đó mất cắp xe đạp là đi trình báo CA ngay, và thường thì hy vọng tìm thấy cũng 80 đến 90 %
    Thường thì mọi người đi lại bằng phương tiện chủ yếu là xe đạp và ô tô khách. Và thường phải chen chúc chật chội khổ sở mới mua được vé, rồi thì đông quá toàn bám cửa xe đánh du bằng 1 tay và lò cò 1 chân như mấy con trong rạp xiếc
    Cải thiện kinh tế gia đình:
    Thời kỳ đó còn khó khăn nên hầu như nhà nào cũng phải tăng gia sản xuất và chăn nuôi, nhà ta không ngoại lệ. Mặc dù sinh ra và lớn lên ở đô thị nhưng cha cũng đã từng phải tham gia chăn lợn, trồng rau trên mảnh đất trước nhà mà nay là bến xe Bắc Ninh.
    Thậm chí đến tận những năm cuối thập kỷ 70 nhà trường vẫn phát động mỗi học sinh về tự trồng cà chua trên sân thượng theo chính sách " Nhà nhà tăng gia, người người tăng gia " cha đã trồng trong 1 cái chậu sành và xin bà nội tiền mua phân đạm để bón....cây tốt um lên mà chẳng có quả gì cả cuối cùng thì cây xoăn lá và chết , đến kỳ thu hoạch thì hầu như chỉ còn nước ra chợ mua và nộp, giơ sản phẩm ra xong là bỏ vào mồm chén luôn Chuyện thật mà lạ nhỉ
    Tài sản:
    Sau giải phóng ông nội đi miền Nam công tác mấy năm, có gửi ra 1 chiếc Ti vi và 2 xe máy. Cả xóm đến xem nhờ ti vi, cha thời đó rất lấy làm hãnh diện vì điều đó đang xem hình lại bị trôi....chạy ra chỉnh chỉnh thế là đứng, có lúc nó chả chịu đứng hình và thế là vỗ vỗ mấy cái nó mới đứng yên. Có hôm hình bị méo nhìn mặt các cô chú phát thanh viên đên buồn cười... cái cằm to ra như ổ bánh mì, mà cái đầu nhỏ và nhọn lại như nhân vật Bút Thép - Bóng Nhựa trong chuyện thiếu nhi thời đó.
    Thủa đó nhiểu khi đi vắng mọi người thường gửi nhà hoặc chìa khóa cho hàng xóm một cách rất tin cậy chứ không ra đóng vào khép cửa như bây giờ. Trẻ con thì cứ hè đến là vui chơi chan hòa chứ không suốt ngày ngồi "Tu luyện" học hành sách vở như mấy bậc tiền bối luyện công phu hoặc đi học thì vác sách như anh chàng "Cửu vạn " trong cỗ bài Trung hoa.
    Cha dám chắc với con rằng nếu có bác nào đó sống cùng thời với cha mà đọc được những dòng này thì chỉ cười đến nổ bụng mất Vì lâu rồi có ai nhắc lại cái chuyện ngày xưa này đâu nhỉ.
    Chẳng lẽ bây giờ mọi người có lẽ quên hết cái quá khứ tuy nghèo nàn nhưng đầy tình người này rồi sao
    Hôm trước cha có cho con vào Bảo tàng dân tộc học thì mới chỉ quan sát được 1 phần cuộc sống thời bao cấp thôi chứ chưa được nghe kể một cách cặn kẽ phải không ?
    Thật đúng là bây giờ kể lại cho con mà cha nghĩ nó mới đây mà như đã xa xưa lắm rồi.
    Thực ra thời đó mọi người sống yên bình và phẳng lặng hiền hòa hơn bây giờ. Và tình người thời đó cũng nhân ái hơn ngày nay. Nói cho cùng đó cũng là cái qui luật được mất của đời thường.
    TQH 12/2006
    Qua đây cha cũng chỉ có thể kể ra được một vài nét chính của cái quá khứ lịch sử thôi. Hy vọng rằng sẽ dần dần con được nghe kể xen lẫn vào những dịp khác. Mong rằng con sẽ suy nghĩ kỹ những điều trong các mẩu chuyện nhỏ này và tự rút ra cho bản thân về bài học "Cái dược - Cái mất". Và con cần hiểu theo nghĩa rộng con nhé.
    Được Lucky368 sửa chữa / chuyển vào 08:31 ngày 23/12/2006
  10. thaongoc2005

    thaongoc2005 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/12/2006
    Bài viết:
    2
    Đã được thích:
    0
    Quà tặng cha

    TTO - Đôi khi chúng ta học hỏi rất nhiều ở con cái chúng ta. Hồi đó, một người bạn tôi bắt phạt đứa con gái lên ba tuổi vì nó đã phí phạm cả một cuộn giấy gói hoa màu vàng. Tiền bạc thì eo hẹp, thế mà đứa con cứ cố trang hoàng chiếc hộp quà Giáng sinh để dưới cây thông khiến anh bạn tôi nổi giận.
    Dù có bị phạt đi nữa, sáng hôm sau đứa con gái bé nhỏ cũng mang hộp quà đến cho cha và nói: ?oCon tặng cho cha nhân dịp Giáng sinh.? Anh cảm thấy ngượng ngùng vì phản ứng gay gắt của mình hồi hôm, nhưng rồi cơn giận lại bùng lên lần nữa khi anh mở ra thấy hộp trống trỗng.
    Anh nói to với con: ?oBộ con không biết rằng khi cho ai món quà, thì phải có gì trong đó chứ??
    Đứa con ngước nhìn cha sợ hãi nước mắt lưng tròng: ?oCha ơi, nó đâu có trống rỗng. Con đã thổi những nụ hôn vào hộp. Con bỏ đầy tình yêu của con vào đó. Tất cả dành cho cha mà.?
    Người cha nghe tim mình thắt lại. Anh ôm con vào lòng và cầu xin con tha thứ cho mình. Bạn tôi nói rằng từ đó anh đã giữ chiếc hộp bên giường suốt nhiều năm trời. Mỗi khi chán nản, anh lại lấy nó ra và tưởng tượng những nụ hôn và tình yêu của con dành cho anh trong đó.
    Ở một khía cạnh nào đó, chúng ta cũng giống như anh bạn tôi, được trao tặng một chiếc hộp chứa đầy tình yêu vô điều kiện và những nụ hôn của con cái. Đó chính là sở hữu quí giá nhất không gì có thể sánh bằng.
    Trích từ
    http://www3.tuoitre.com.vn/Tusach/Book/ArticleView.aspx?ArticleID=179044&ChannelID=371

Chia sẻ trang này