1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi lớp học đàn Violin

Chủ đề trong 'Nhạc cổ điển' bởi Fallingleaf, 07/10/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Việc tập dây buông - open string là vô cùng cần thiết và hữu hiệu.Với người chơi violin, việc kiểm soát được tay phải là vấn đề quan tâm hàng đầu và tập dây buông nhiều sẽ giúp violinist có cảm giác tốt khi cầm bow. Tập dây buông, người tập sẽ có điều kiện tập trung tối đa cho tay phải, nhằm khắc phục những sai sót khi chuyển động, nghe và sửa những âm thanh do mình tạo ra. Kể cả các cao thủ, trước khi biểu diễn nhiều người cũng dành ít phút cho việc chơi dây buông. Chỉ cần xem, nghe 1 người chơi dây buông, cũng có thể biết trình độ của họ đến khoảng nào.
    Em khuyên bác tập dây buông, và nên kéo hết gốc là vì em thấy tay phải bác khá cứng. Mặc dù khi chơi đàn, không phải lúc nào cũng kéo hết bow. Nhưng việc luyện chơi hết gốc, khi ấy sẽ phải dùng đến cổ tay khiến cho tay bác có thể mềm mại hơn- > tiếng đàn của bác sẽ liền lạc hơn, legato hơn
  2. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Cách giải thích về cổ tay mà bác nêu lên, không hợp lí Sử dụng cổ tay ph còn tuỳ thuộc khi đó sử dụng khoảng nào của bow và tốc độ nhanh đến đâu. Theo kinh nghiệm của em, để có thể tận dụng tay phải thì nên dùng trọng lực tự nhiên của cánh tay. Thả lỏng vai! Và chuyển động cổ tay ở mức độ vừa phải khi chơi hết gốc. Bác có thể xem trên các DVD. Violinist thường hay nâng cao tay hơn bác 1 chút, nhưng vẫn chơi rất nhẹ nhàng, do họ thả lỏng vai và thường tận dụng hết toàn bộ bow.
  3. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Bạn gì hỏi đàn bác Lê Đinh Viên:
    Theo mình, đàn bác Viên âm thanh ngọt hơn đàn Trung Quốc, nhưng véc ni hơi dày, hình thức không được sắc sảo và giá hơi cao 1 chút. MỚi học, mua đàn TQ cho kinh tế.
  4. Rotor

    Rotor Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/02/2006
    Bài viết:
    255
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bạn matden-tocden, nhưng mình ko quan tâm đến hình thức lắm, miễn sao chất lượng tốt. Chỉ phiền nỗi "giá hơi đắt" như bạn nói thôi. Bạn cho biết giá cụ thể hơn được ko? So sánh giữa đàn VN và TQ, mình luôn ưu tiên hàng VN hơn.
    Nghe nhiều người khen đàn bác Viên lắm. Nếu có hơi đắt thì cũng đáng đồng tiền bát gạo. Nếu đắt quá khả năng cho phép thì mình sẽ chuyển sang đàn TQ. Nhưng đàn TQ có những loại nào, giá cả bao nhiêu?
  5. CoDep

    CoDep Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    25/09/2004
    Bài viết:
    9.559
    Đã được thích:
    11
    Trường phái Pháp khép nách quá đáng . Trường phái Nga thả lỏng .
    Trường phái Mỹ nâng nách vô lý . Khi nâng nách hơn cần thiết, cánh
    tay và bàn tay có một góc ở cổ tay, làm cho cổ tay kém mềm mại,
    và khi xài cổ tay thì nhấc bow nhấp nhổm trên giây đàn. Tôi vốn
    học lối Pháp, sau có bạn học Nga chỉ bảo cho vài chỗ, nên cánh tay
    vẫn còn ảnh hưởng của lối Pháp.
    Tôi thấy ở Việtnam thường tập Scale, tức là chạy gam, ví dụ như gam
    Son thì kéo từ nốt thấp nhất là giây buông Sòn, rồi La, Si, vân vân,
    mỗi nốt một Bow, kéo chậm và đều . Cách tập này người tập nghe được
    tiếng đàn mình từng quãng trên cung kéo . Tuy thế, khi biểu diễn ít
    khi chơi được một cung nào giống như thế . Giây buông thì không có gì
    lợi hại hơn kéo nốt bấm cả, và càng khác xa với các bản nhạc chơi.
    Còn về tiếng ẹt khi kéo ở gốc bow, thì là lỗi kỹ thuật, chứ không phải
    như bạn nói . Tiếng ẹt có nhiều nguyên nhân, mà nguyên nhân thứ nhất
    là đè bow quá nặng so với tốc độ kéo bow . Nếu muốn đè bow nặng để có
    tính mạnh và cứng thì phải kéo nhanh hơn, chứ không thể lúc nào cũng
    kéo nhẹ bow cả. Các nguyên nhân khác như: đặt bow gần ngựa đàn quá,
    giây đàn không rung được, đàn rẻ tiền thì kém nhạy và có nhiều tiếng
    ẹ, bow cũ, mồ hôi và nhựa thông cáu dày ở gốc bow, thì chỗ này dễ có
    tiếng ẹ, vân vân. Nói tóm lai, người chơi kém thì tiếng ẹ nhiều, và
    xảy ra ở nhiều chỗ, nhưng xảy ra ở gốc bow và ở chỗ chơi mạnh nhiều hơn. Để đỡ tiếng ẹ, ngoài cách chịu khó luyện tập ra, còn có cách nữa
    là chọn bài biểu diễn nhẹ nhàng, du dương, không nhanh, không mạnh,
    không có cao trào. Quần chúng thì thích những bản nhạc này.
    Bạn nói đúng, rằng tay bow của tôi cứng. Tôi theo trường phái máy móc,
    cho rằng cánh tay người phải chơi như một cánh tay máy robot được điều
    khiển theo một chương trình hết chê . Điều duy nhất tôi tiếc là tôi
    chưa bỏ công ra luyện tập nhiều đủ dù chỉ một phần của yêu cầu. Tôi
    nghe theo lời bạn, sẽ chú ý tập cho tiếng đàn mềm hơn.
  6. tocden-matden

    tocden-matden Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/11/2002
    Bài viết:
    89
    Đã được thích:
    0
    Chào bác codep: Em xin giải thích kĩ hơn với bác
    1. Đúng là có nhiều trường phái violin. Nhưng em không chỉ xem người Nga, Mĩ, hay Pháp mà em có nhiều nghệ sĩ của các nước khác nữa. Vấn đề không phải là trường phái nào mà tất cả các violin player đều cần thả lỏng khi chơi đàn. Bác hãy thử để khuỷu tay cao hơn 1 chút, tưởng tượng rằng có 1 sợi dây treo cái khuỷu tay lên, rồi thả lỏng vai, kéo hết archet và sử dụng cổ tay nhiều hơn 1 chút. Bác tập như vậy sẽ thấy hiệu quả. Nếu bác đã thử mà không thấy hiệu quả thì có thể coi là em nói sai.
    2. Về tập gam: bác nên mua nhiều đĩa về xem. Bác sẽ thấy, phần lớn các bản nhạc lớn hay etude hay caprcio đều từ gam mà ra cả. Các bản nhạc có giai điều thì cũng chỉ dựa vào 1 gam nào đó rồi thay đổi thứ tự mà thôi.
    Khi bác tập dây buông, bác sẽ không bị chi phối bởi ngón bấm. Do đó, bác sẽ tập trung tối đa vào tay phải. Bác sẽ có cảm giác tốt hơn cũng như có thể quan sát tốt hơn cho tay phải. Bác sẽ tự biết tại sao âm thanh lại bị đè, rít.
    3. Tiếng kẹt là do lõi kĩ thuật. Chính là do bác sử dụng bow chưa đúng cách đó. Khi đúng kĩ thuật, violinist vẫn có thể chơi nhanh hay chậm ở gốc mầ vẫn không cọt kẹt. Tập nhiều mà không đúng cách thì chỉ có hại thêm thôi. Không bàn đến gần ngựa, đàn không tốt v. v... Vì em học chuyên nghiệp từ 6 tuổi và đã chơi đàn 26 năm rôi.
    4. Về lí thuyết, bow cần trở thành phần nối dài của tay phải chuws không phải là thêm 1 cánh tay rôbốt. Bác chơi mạnh mà không thả lỏng vai, không giải phóng tay phải thì âm thahh không vang được. Âm thanh to, vang ở violin là do đạt độ rung tối đa của dây đàn chứ không phải do đè mạnh. Nếu mỗi ngày bác bỏ ra 15 phút tập dây buông, hết gốc, lỏng vai, cao khuỷu tay hơn 1 chút , chuyển động cổ tay khi hết gốc. Bác sẽ thấy hiệu quả trong 1 tuần đến 10 ngày. Nếu bấc đã thử mà thấy không hiệu quả, lên đây báo em nhé. Chúc bác thành công
  7. uce_ec

    uce_ec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    bac aiphivi o cho em hoi nik cua bac duoc ko.Em muoin hoi ve lop hoc dan.
    cam on bac...
  8. gun_ho

    gun_ho Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/03/2005
    Bài viết:
    84
    Đã được thích:
    1
    Chào bạn tocden_matden.
    Nếu có thể được, làm ơn cho tôi hỏi thăm về đàn bác Viên làm.

    Theo ý bạn, thì :
    1_Có dễ chơi hay không?
    2_Âm lượng ?
    3_Độ vang xa (carrying power)?.
    4_Wolf notes ?
    5_"Giá hơi cao" là bao nhiêu tiền cho một đàn trung bình ?
    Cám ơn bạn rất nhiều.
  9. uce_ec

    uce_ec Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/04/2006
    Bài viết:
    38
    Đã được thích:
    0
    bac aiphivi oi bac pm cho em nhe:kim_pho_88
    thank bac
  10. metoyouhn

    metoyouhn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2007
    Bài viết:
    34
    Đã được thích:
    0
    Chào bạn tocden_matden
    Mình mới học violin chưa lâu với một thầy giáo ở nhạc viện. Mình để ý cách bạn khuyên tập dây buông, nhất là cách dùng từ ngữ rất giống với thầy giáo mình đang học . Thầy giáo mình cũng tầm ngoài 30 một chút, tên Thắng. Có khi nào bạn là.. thầy ko nhỉ .
    Rất vui đc làm quen với bạn

Chia sẻ trang này