1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi một số điều về bão từ, từ trường Trái Đất

Chủ đề trong 'Thiên văn học' bởi thuypham88, 22/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. thuypham88

    thuypham88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Hỏi một số điều về bão từ, từ trường Trái Đất

    Chào mọi người ạ. Em là lính mới, đang tìm hiểu về bão từ nên có một số vấn đề không rõ muốn hỏi mọi người. Em rất mong được mọi người giúp đỡ ạ.

    Thứ nhất em muốn hỏi về từ trường của Trái Đất, tại sao trái đất lại có từ trường bao quanh?

    Thứ hai là tại sao khi các dòng hạt mang điện từ mặt trời (gió mặt trời) tấn công trái đất, tác động lên từ quyển của trái đất thì lại tạo ra một hệ dòng điện tròn xung quanh trái đất?

    Thứ ba là tại sao mặt trời lại quay nhanh hơn tại xích đạo của nó hơn là ở các vĩ độ khác?

    Thứ tư là tại sao khi xuất hiện nhiều vết đen trên Mặt trời thì Mặt trời lại hoạt động mạnh và gây ra nhiều vụ bùng nổ sắc cầu mặt trời (gây ra bão từ)?

    Thứ năm là các động vật sử dụng từ trường của trái đất để định hướng (ví dụ như cá voi, cá hồi etc.) thì chúng dùng cơ chế nào ạ?

    Em còn rất nhiều câu hỏi, tuy nhiên tạm thời cứ thế đã. Rất mong được mọi người giúp đỡ.
  2. dangiaothong

    dangiaothong Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/09/2005
    Bài viết:
    4.854
    Đã được thích:
    7
    Qua mặt các bác tí. Có gì lỗ chỗ các bác bổ sung nhé:
    1. Người ta giả thiết ở sâu trong lòng trái đất có các dòng điện chạy trong các lớp vật chất nóng chảy, chính dòng điện tạo ra từ trường.
    2. Hiện tượng điện cảm, các hạt mang điện có năng lượng lớn còn ion hoá bầu khí quyển, tạo thêm hạt mang điện, các hạt mang điện chuyển động dưới tác dụng của điện trường tạo ra dòng điện.
    3. Mặt trời là một khối khí chứ không phải là khối chất rắn, chính vì thế phần khí ở xích đạo có vận tốc quay lớn hơn. Các lớp vật chất tương tác với nhau bởi tương tác hấp dẫn là chủ yếu, không có các liên kết phân tử như chất rắn.
    4. Cái này bạn nói ngược rồi, chính sự hoạt động mạnh của mặt trời có chu kì (11 năm?) được người ta quan sát thấy, có dạng các vết đen trên bề mặt, Nói là vết đen nhưng đó là qua kính thiên văn, nếu không nó cũng "trắng" sáng ra phết đấy.
    5. Mình nghĩ là dùng hiện tượng cảm ứng điện từ. Từ trường sẽ gây tác động lên các dòng điện sinh học trong cơ thể của sinh vật đó.
    Chúc bạn vui vẻ và quan tâm nhiều đến khoa học tự nhiên. Kiến thức mà bạn hỏi quá nửa không thuộc thiên văn học đấy!
  3. The_Dark_Ranger

    The_Dark_Ranger Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    20/09/2006
    Bài viết:
    934
    Đã được thích:
    0
    Bác này chăm chỉ quá. Nhà mình cũng chăm mà nhà người khác cũng lo
  4. thuypham88

    thuypham88 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/03/2007
    Bài viết:
    4
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn bác đã quan tâm, thú thực thì em là dân kinh tế nên hơi bị "dốt" về kỹ thuật khoa học. Tuy nhiên vì đang đá sân nên rất cần giúp đỡ. Phần nào thắc mắc của em cũng được giải đáp rồi, thanx ạ
  5. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Dạ, thế này bác ạ, gió mặt trời là "tác phẩm" của mặt trời có liên quan khá lớn đến sự hình thành của hệ mặt trời ạ. Gió mặt trời tạo ra một khối vật chất chỉ có 5 hạt trên 1 cm khối, khá nhỏ nhưng chính lượng gió đó đã thổi bay những vật chất tàn dư trong hệ mặt trời sau khi các hành tinh đc hình thành, nhờ thế mà chúng ta đang sống khá là yên ổn và thái bình đấy bác ạ.
    Thứ hai là lực từ của trái đất hình thành do tâm trái đất là sắt ở thể lỏng, nó vận động tạo nên 2 cực nam châm ở 2 đầu trái đất.
    Thứ ba là cái lá chắn đó nó ko tròn mà nó hình parabol bác ạ, cái đuôi của nó quệt dài về phía sau trái đất, che mọi thứ đằng sau trái đất khỏi tác dụng của bão từ.
    Các loài động vật khác thế nào thì nhà cháu ko biết nhưng mà loài rùa nó phân biệt từ trường vì trong não nó có bộ phận để phân biệt, bộ phận đấy cấu tạo thế nào thì khoa học chưa tìm ra.
  6. perseus

    perseus Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/07/2006
    Bài viết:
    317
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của bạn mình hiểu hơn về cái hình này. Cảm ơn bạn
    [​IMG]
  7. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Nếu bác để ý thì sẽ thấy từ cái đuôi dài của từ trường trái đất sẽ có một vài mũi tên chỉ vào 2 cực trái đất. Các hạt mang điện rất nhỏ sẽ đi theo các đường này để về 2 cực của trái đất. Tại khí quyển của trái đất các hạt mang điện va chạm với một số hạt khác ở trong khí quyển của trái đất và phát ra những ánh sáng rất đẹp. Đó là lý do của hiện tượng phát sáng nhiều mầu ở 2 cực của trái đất.
    Nói chung là vũ trụ, trái đất làm nẩy sinh nhiều điều hay ho lắm bác ạ, càng học càng thấy ... thòm thèm
  8. saobangcb

    saobangcb Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/11/2006
    Bài viết:
    400
    Đã được thích:
    0
    Cái này em cũng đọc qua chút ít. Theo như chương trình trên Discovery em từng xem thì người ta đã chứng minh được rằng từ trường Trái đất do các vật chất nóng chảy trong lòng Trái đất tạo ra. Các chất nóng chảy đó đóng vai trò giống như dòng điện vậy. Có 1 trường ĐH ở Mỹ đã tiến hành thí nghiệm đó mà. Từ trường Trái đất giống như chiếc khiên che chắn gió Mặt trời, rất quan trọng đối với Trái đất. Theo suy đoán của các nhà thiên văn Mỹ thì việc sao Hoả không có sự sống là do nó không có từ trường, do đó nước trên hành tinh này đã bị gió mặt trời làm bay hơi hết.
    Tại 2 cực của từ trường, các hạt điện tích trong gió mặt trời có thể vào đó và mắc lại. Sự tương tác lẫn nhau hoặc với từ trường Trái đất của các hạt tích điện này là nguyên nhân gây ra hiện tượng cực quang tại các vùng gần cực. Hiện tượng này đẹp thiệt. Khi nào lớn đủ tiền đi xem cho đã. ^^!
    Về vết đen trên mặt trời thì em ko nhớ nhiều nên ko bàn luận gì nữa.
  9. dangnghia

    dangnghia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/05/2003
    Bài viết:
    1.800
    Đã được thích:
    0
    Thế trong chương trình Discovery đó nó có nói tại sao Jupiter vốn là một hành tinh lạnh cóng mà lại có từ trường cực mạnh (thậm chí có thể che cả từ trường của trái đất, tức là từ trường của Jupiter kéo dài đến mấy AU) ko ạ?
    Với lại gió mặt trời ko lọt qua đc khiên chắn từ trường nên ko thể tạo ra ánh sáng, ánh sáng ở 2 cực là do các vật chất ở phía đằng sau khiên chắn (miền bên trong parabol)
  10. HelloVINA

    HelloVINA Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/04/2007
    Bài viết:
    105
    Đã được thích:
    0
    Các bác thật uyên thâm. Xin bái phục.

Chia sẻ trang này