1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội nghị lý luận phê bình văn học Việt Nam

Chủ đề trong 'Văn học' bởi arien, 13/09/2003.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Hội nghị lý luận phê bình văn học Việt Nam

    HỘI NGHỊ DIÊN HỒNG 2003

    ?oThần dân nghe chăng sơn hà nguy biến...?


    Không bảo thì thiên hạ ai cũng biết nói như vậy cốt để lấy sang. Hơn năm mươi năm sau cuộc tranh luận Việt Bắc, hội nghị Phê bình Lý luận lần này có lẽ chỉ giống hội nghị Diên Hồng ở chỗ những người được mời tham dự phần lớn đều thuộc thành phần bô lão. Dù Hội nhà văn đã cẩn thận không cho họp ở bến (nước) Bình Than, mà dời lên tận (núi) Tam Đảo, nhưng chắc hẳn không phải vì ý vị của một cuộc Hoa Sơn luận kiếm, mà chủ yếu để các hội viên không quá tiện nẻo mà chuồn mất sau khi nghe những tham luận đầu tiên. Nền văn chương Việt nam rõ là đang trong cơn nguy cấp, nhưng ngay từ đầu, ?oQuốc công Tiết chế? Hữu Thỉnh đã xác định rõ ràng đây là hội nghị chỉ có ?ohòa? mà không có ?ochiến?, nên các tiền bối Tây Đọc-Đông La-Bắc Gào-Nam Thét (nói như truyện ngắn Biển lạ của nhà văn Nguyễn Việt Hà) của làng lý luận phê bình Việt nam cũng đành ấn trở lại mấy thanh ?ovăn đao? xuống dưới cuống họng rồi ngồi kề cà uống rượu thưởng trăng cho qua (hai) ngày.

    Cho nên, mặc con bệnh văn học Việt nam nằm liệt ở đó, không có phép lạ của Chúa nào xảy ra! Gần hai trăm ông lang được mời đến bốc thuốc chỉ chầu hầu bên giường bệnh mà ca ngợi công đức của bệnh nhân và than thở thói đời ô trọc ngày nay, đã không coi y đức vào đâu mà lại còn chăm chăm hỏi khi nào bệnh nhân ra viện. Tỷ như giáo sư Trần Thanh Đạm sau khi sờ trán nắm tay, cũng rung rung thống thiết nêu lên ?oBa giai đoạn ba xu hướng? theo đúng văn phong báo cáo hội nghị tổng kết ba phe bốn mâu thuẫn năm xưa, có tăng tông theo điệu ?ođổi mới, ta phải đổi mới?, có ***g tiếng tiếng ti-vi đi tìm đồng đội, có những hình ảnh láng bóng ?omây mù tan, mặt trời ló dạng?, thật là một áng hùng văn sáo rỗng mẫu mực. Hay như nhà phê bình Nguyễn Duy Bắc, tuổi tuy còn trẻ nhưng văn phong đã phải chống gậy lập cập ông lão tám mươi, đôi lúc nghe cứ giật mình thon thót tưởng chúng ta đang trong hội nghị bình bầu lao động tiên tiến ở thế kỷ trước. Hoặc nhà phê bình Nguyễn Văn Dân đặt ra năm thách thức của lý luận phê bình Việt nam, trong đó chủ yếu trình bày quan điểm của ông về tiếp thu có hệ thống các phương pháp lý luận nước ngoài. Trình bày thật dông dài, nhưng cuối cùng, ông nói, nếu không tiếp thu được cả hệ thống, thì có lẽ không nên tiếp nhận cái gì, lợi bất cập hại. Ấy lại lòi ra cái vị ?ođẻ non và tuyệt nòi? của Lỗ Tấn mà Phạm Xuân Nguyên một lần đã dẫn: ?ocác vị đều nói, không thể đi về đông hoặc tây, hoặc nam hoặc bắc. Cuối cùng tôi thấy được điều giấu kín trong lòng họ; chẳng qua là ?okhông nên đi đâu cả mà thôi?!

    Tất nhiên, cũng đầy những cú lườm nguýt, huých sườn của các lang Tỳ lang Phế kiểu (nó chết vì)?oai bảo nó đã sốt còn ăn mận? như thời mồ ma Vũ Trọng Phụng ngày xưa. Nhà thơ Vũ Quần Phương đăng đàn khen ngợi nhà thơ Trần Mạnh Hảo là ?ocộng đi trừ lại thì anh Hảo vẫn dương tính?, nhân thể tạt sườn giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh là ?otiểu khí? và ?onhỏ nhen? trong các phát biểu trên bài phỏng vấn đăng ở tờ báo mới toe có tên là Ngày nay trước khai mạc hội nghị vài ngày. Nhà phê bình Nguyễn Hoàng Đức, bị bỏ sót trong danh sách mời, nhưng cũng chớp nhoáng có mặt phát tán một bài phỏng vấn trong đó ông nêu đích danh một số đại biểu được mời, nếu không ?olờ lợ một thứ nước đường? thì cũng ?omột ngăn kéo rỗng?. Cùng họ Nguyễn Hoàng, nhưng nhà thơ kiêm rất nhiều nhà Nguyễn Hoàng Sơn ý nhị hơn, mặc dù vẫn nung nấu trong lòng nỗi uất ức với ?olớp trưởng giả mới? của văn chương, nhưng lại chọn cách trút nỗi lòng bằng việc kể lại ?oLốt sư tử? của Maugham, ngầm ví mình như ?ongười quân tử? còn ?okẻ mà ai cũng biết là ai đấy? chỉ tập tọng cứu chó con. Trong số đó, tất nhiên không thể thiếu nhà thơ Trần Mạnh Hảo, người đang ?ohầu chuyện các giáo sư? bằng nhiều chiêu ngoạn mục, và không phải không có lúc dồn được các giáo sư vào chỗ ?onỏ biết mần răng chừ?!

    Công bằng mà nói, dù không có những ?ochùm râu phẫn nộ? nhưng cũng đã có những ý kiến trung thực. Nhà văn già Xuân Cang, trong bài tham luận ngắn của mình, thừa nhận cái gọi là ?okhủng hoảng của văn hóa đọc? chỉ là tấm áo của hoàng đế đang cố che chắn cho một nền văn học trì trệ, buồn tẻ. Tuy vậy, dẫn chứng của ông về những cuốn sách được công chúng ?ohào hứng đón nhận?, lại không thuyết phục (Hồ Quí Ly của Nguyễn Xuân Khánh chẳng hạn). Nhà nghiên cứu Trần Đình Sử nói về tính hiện đại của lý luận phê bình văn học, sự cần thiết của những cách đọc mới và bình đẳng trong tranh luận, cũng như sự cần thiết phải ?ohọc mới? những vấn đề tưởng như đã cũ, như chủ nghĩa Marx. Trong buổi sáng tranh luận của ngày làm việc thứ hai, ở thời điểm mà sau này nhà phê bình Lại Nguyên Ân gọi là ?o45 phút xuất thần của ý thức văn học?, nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên chất vấn ?oba cái sợ? trong phê bình hiện nay: các tác phẩm bị sợ (cấm chính thức và không chính thức) như Cơ hội của Chúa (Nguyễn Việt Hà), Chuyện kể năm 2000 (Bùi Ngọc Tấn), Đi tìm nhân vật (Tạ Duy Anh), Thượng đế thì cười (Nguyễn Khải), ViLi (Vi Thuỳ Linh); phê bình văn học bị sợ-không có chỗ cho phê bình văn học trên các báo, tạp chí; và cuối cùng, sợ một môi trường tranh luận vô luận, phê bình chính trị, rời xa văn bản văn học. Nhà phê bình sân khấu Nguyễn Thị Minh Thái chán nản về một nền văn học và phê bình văn học không có triết học, còn nhà phê bình Nguyễn Hoà thì phang thẳng cánh ?ongày nào báo Văn nghệ còn là diễn đàn cho hai bố con ông lưỡng quốc trạng nguyên Đỗ Văn Khang tâng bốc nhau, ngày nào những bài viết như của giáo sư Trần Thanh Đạm còn được coi là lý luận phê bình văn học, ngày nào ông Trịnh Đình Khôi (cố vấn cao cấp của ban Tư tưởng Văn hoá) còn ngồi ở Hội đồng Lý luận phê bình văn học...ngày đó tôi còn rất lo cho lý luận phê bình văn học Việt nam?.

    Nhưng những hòn đá ném xuống mặt cái ao bèo phê bình cũng lại ?okhông một tiếng vang?. Không ai định đi tìm phương thuốc đặc trị cho lý luận phê bình. Giáo sư Nguyễn Văn Hạnh đề xuất một thang cam thảo trần bì ?odịch và giới thiệu một cách chính xác và có hệ thống một số công trình lý luận, nghiên cứu văn học ở nước ngoài thực sự có giá trị; nghiên cứu có hệ thống di sản lý luận về phê bình văn học của ông cha ta; xuất bản tuyển tập các tác phẩm nghiên cứu lý luận phê bình văn học có giá trị nhất từ năm 1945 đến nay?, kể thì cũng hay, nhưng con bệnh đâu phải chỉ riêng ngành lý luận phê bình? Người cần được chữa chạy phải là cả nền văn học đang ốm o, già cả, lẫn cẫn hiện nay, chứ phải đâu chỉ riêng một bộ phận-mà cũng đang còn mải cãi nhau xem mình là cái đầu, cái tay hay cái chân- của cơ thể văn học.

    Cho nên, mặc dù Ban Tổ chức có bị bất ngờ vì hoá ra phần ?ođánh bốc? lại rôm rả hơn phần ?ođánh bài tây?, nhưng vẫn yên tâm ?ovới thành công lớn nhất của hội nghị là tinh thần đoàn kết?, bởi vì những câu hỏi hóc búa như ?ovăn học là gì?, ?ovăn học Việt nam đang ở đâu?, ?ovăn học Việt nam nên đi về đâu? vẫn đang chém treo ngành để đấy.




    Ở đảo xa xôi...tôi ước sao
    Có một ngày người....thương tôi....sẽ đến.
  2. daydreamer

    daydreamer Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    08/06/2002
    Bài viết:
    401
    Đã được thích:
    0
    Chà, cái này sặc mùi Chuyên môn, em liếc qua nhưng mù qá, đọc không nổi. Thôi , quay về cái mớ vớ vẩn, linh tinh lang tang của em vậy !
    Vườn chợt thức , một mùa hoa đi vắng....
  3. the_bullfinch

    the_bullfinch Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/09/2003
    Bài viết:
    11
    Đã được thích:
    0
    Cứ đọc cái kiểu văn bác này viết thì đúng là "úi giào, văn học Việt Nam hiện đại".
    ###
    như con hoạ mi buổi sớmhót trong những vòm cây đẫm sương
  4. arien

    arien Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    22/01/2002
    Bài viết:
    763
    Đã được thích:
    0
    Bổ dọc bổ ngang
    Thoạt tiên có một chuyện ngụ ngôn thế này: một em Nụ (tên trên sàn diễn nghệ thuật là Xuân Nụ) phê bình cô Hoa (trên báo chí văn chương vẫn ký bút danh Hạ Hoa), tiện thể trách luôn cả ông Quả (bí danh hoạt động cách mệnh là Thu Quả), rằng sao các cụ chẳng lên đường? Các cụ chẳng làm gương chút gì cho chúng cháu nữa! Trách rồi nàng sùi sụt khóc một cách chân tình.
    Thế rồi sao nữa?
    Thế rồi có cụ Hegel đi ngang. Cụ sờ vầng trán hói của mình và thở dài. Cụ nghĩ bụng "Ôi ta viết ra hàng bồ chữ, mà có ai chịu đọc đâu, mà có đọc cũng có chịu hiểu cho đâu? Hoá ra ta đã chỉ gửi lại cho đời vô vàn ảo tưởng!"
    Tôi cũng tình cờ đi ngang, tôi hỏi cụ:
    - Bạn Hegel ơi ? à mà mình xưng hô thế có xấc xược không?
    - Có gì mà xược? Khi ta bị bệnh tả và trút hơi thở cuối cùng, trong cơn mê man ta nghĩ bụng, ôi ước gì gặp được một người bạn!
    - Thế nào thì được là bạn của ? bạn?
    - Không được chửi đổng với cuộc sống. Cuộc sống diễn ra thế ấy, khó lắm, vất vả lắm, cơ cực lắm? xin hãy trân trọng Cuộc Sống.
    - Chấp nhận cả những cái bẩn thỉu của cuộc sống sao?
    - Ta đâu có khi nào nói với bạn như vậy nhỉ? Chấp nhận Cuộc Sống là chấp nhận cái phương pháp phát triển của cuộc sống. Nó diễn ra như thế này: cái Nụ thành cái Hoa, cái Hoa thành cái Quả? Ðừng ngăn lời ta? Ta biết bạn định hỏi, vậy trước cái nụ có gì? Trước cái nụ có cái hạt giống, rồi có cái chồi, rồi có cái cây, rồi có cái nụ? Tạm lấy ra ba khúc nụ, hoa, quả, thì? chấp nhận cuộc sống có nghĩa là chấp nhận trách nhiệm của từng giai đoạn cuộc sống ấy. Nụ hãy đúng là nụ, đừng chấp chới thành hoa sớm quá. Hoa hãy đúng là hoa, đừng ngoe nguẩy mà sớm nở tối tàn thì còn đâu chức năng biến mình thành Quả? Mỗi giai đoạn của phương pháp phát triển hãy đảm đương trách nhiệm của mình. Không ai làm gương cho ai được. Nụ bắt chước Hoa hay Quả thì nhố nhắng, mà Quả bắt chước Nụ hoặc Hoa thì bị thiên hạ chê là động rồ. Mỗi người hãy nhận trách nhiệm của chính mình! Ðó là kết luận rút ra từ Hegel của người biết đọc sách. Nghĩa là người biết yêu Cuộc Sống đích thực.
    *
    Trong xã hội đã hình thành một thói quen? khiến lớp trẻ tuổi hay phật lòng. Ðó là chuyện chỉ các Cụ mới có quyền mắm môi day tay thuyết giáo, còn các lũ đàn con đàn cháu chỉ có một cái quyền là ? biết cũng không được thưa thốt, biết thì cũng cứ phải dựa cột mà nghe.
    Cái công thức "bổ ngang" ấy lại được chấp nhận, và dẫn tới sự xuất hiện báo Văn nghệ trẻ cạnh Văn nghệ (hiểu ngầm là "già"), có nhà xuất bản Trẻ và báo Tuổi Trẻ, có báo Thiếu niên, Nhi đồng, rồi báo Tiền phong (giành lấy cái quyền của lớp trẻ và chỉ có lớp trẻ mới là lớp tiên phong)? vậy bây giờ, "các cụ" về già, sao lại còn cứ đòi các cụ tiên phong như mình?
    Người viết bài này giả vờ đi theo cái lý lẽ phân chia thế giới theo lối bổ ngang đấy thôi. Nay ta thử bổ dọc coi.
    Bổ dọc ra, thì thấy Nụ, Hoa, Quả, mạch nào cũng chứa đựng những cái Ðẹp và những cái Thối nát như nhau.
    Có các bạn trẻ từng thật sự chân thành đi nhặt ve chai và giấy lộn làm việc nghĩa, bây giờ thì có phong trào Trí tuệ Việt Nam và Tình nguyện ? Còn ai nữa ngoài lớp trẻ trong các "chú" bộ đội đang bảo vệ đất nước ngoài hải đảo xa xôi? Thế nhưng cái bọn đua xe đâm chết trẻ em trên đường Láng-Hoà Lạc là trẻ hay già? Cái bọn đâm chém nhau sau khi hút hít là trẻ hay già?
    Người già cũng thế. Ðầy rẫy những điều để bạn trẻ chê trách. Mà bọn chúng nói, báo cũng đăng nữa, các cụ không cựa được đâu! Kể cả khi bọn chúng không nói, nhưng nếu có ăng ten tốt, hẳn các cụ cũng giật thót. Thế nhưng các ông Thần Ðèn, các ông Thần Cầu, các ông Thần bảo quản mận và cá và vải thiều và vô số thứ khác nữa được tươi ngon giúp nhà nông? các ông ấy đâu còn trẻ? Cái ông chủ tịch huyện người Mèo vĩ đại đem mận đi bán để makéttinh hộ nông dân ? cái ông Thần đích thực ấy đâu còn trẻ?
    Tập thể khoa học chúng tôi có tên là Công nghệ Giáo dục, hai mươi lăm năm nay chúng tôi chủ trương mỗi người tự chịu trách nhiệm và chúng tôi dỡ bỏ rất khéo cái khẩu hiệu thầy giáo là tấm gương cho học sinh noi theo.Vì chúng tôi muốn triệt để biện chứng như lời khuyên của bạn Hegel nụ và hoa và quả là ba giai đoạn của sự sống đích thực. Từng giai đoạn đều phải là chính mình trăm phần trăm, không giai đoạn nào phải làm gương cho giai đoạn nào khác, chỉ làm gương cho chính mình thôi, nếu thật cần.
    Ở đảo xa xôi...tôi ước sao
    Có một ngày người....thương tôi....sẽ đến.
  5. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    À, mong bạn Arien chú ý. Khi bạn post lại bài từ các nguồn khác nhau, bạn nên ghi rõ nguồn, để anh em tiện theo dõi.

    Tequila Sunrise
  6. phatson

    phatson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0

    Thật là vui khi thấy diễn đàn văn học rôm rả như vậy , cũng thật ngạc nhiên khi thấy diễn đàn thể hiện đúng tinh thần văn học Việt Nam. Bác Arien thì ôm ngay bài " Hội nghị Diên Hồng" nhét vào cái box VH ( hi`, cũng tức cười là bác mập mờ về source làm cho bác Teq bực bội , và tác giả bài đó cũng hơi bừng bực) , các bác khác thì kêu lên những tiếng vô nghĩa. Em xin lỗi ăn nhỏ nói bé quá !!! Đến đây hẳn các bác đang định hỏi cái thằng lạ hoắc này ở đâu ra ?? Thôi thì kệ việc đó các bác ạ , em chả qua cũng như anh Chí từ lò gạch nhảy vào quấy quả làng Vũ Đại của các bác chút thôi !!!!!!!! Mong các bác chấp nhận !!!
    Thèm li rượu khà khan vài tiếng
    Khát cuộc đời nhấp nhẹ bờ môi !!!!!!!!!
    Nói thế chứ tôi ghét rượu bỏ xừ ý !!!!
  7. Tequila

    Tequila Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.536
    Đã được thích:
    0
    Hẹ hẹ, bác phatson cứ khích đểu. Chẳng qua tại vì tớ đọc cái đấy ở chỗ khác rồi. Với lại, bị set làm mod thành ra thỉnh thoảng phải làm tí cho nó ra vẻ.
    Bác vào đây chơi ba hoa chích choè với anh em cho vui. Nói chung box VH giống cái thằng cầm khăn đỏ của bác. Hy vọng bác là con bò tót, đâm đầu vào chơi tới cùng. Chứ như con gà quang quác quang quác rồi chạy, thì chán. Nhờ bác nhờ!

    Tequila Sunrise
  8. phatson

    phatson Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/09/2003
    Bài viết:
    47
    Đã được thích:
    0
    Tequila a`!!!!! Hoá ra bác là mod ạ ! Thế thì tôi xin phép bác cho tôi vào nhờ cái chuồng mới này nhé ?? Tôi sẽ húc đến cùng luôn , chơi thì chơi tới bến phải không bác ?( Như bác mod đây chả hạn , gọi là gì nhỉ " bò tót lâu năm" hỉ ??Tôi nhớ hình như ngày xưa bác cũng có gì liên quan đến bò rùi hay sao ý nhỉ ??? Ôi, vinh hạnh làm sao !!!! Ò , thôi tôi làm bò !! Nice to me''t you , an old bò !!!!!
    Sống trên đời sống cần có một tấm lòng
    Để làm gì Teq biết không
    Để kêu ò ò not o'' o .......
    Hi vọng diễn đàn các bác toàn là bò !!!!!!!1
  9. dongsuoi

    dongsuoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/06/2003
    Bài viết:
    145
    Đã được thích:
    0
    Gửi bác Phatson,
    Bác nói húc tới cùng thì bác phải húc đi chứ, nhắn nhe mãi làm gì ? Bác viết bài đi cho nó hoành tráng, cho anh em còn có cơ được hầu chuyện chứ.
    Còn bác Arien hình như có thói quen post bài ko nêu địa chỉ thì phải ? Cái bài này em đã đọc trên trang web talawas, cả bài Tính cách người Hà Nội bác post trong box 7x HN cũng thế. Nếu bác là tác giả viết những bài ấy thì chả nói làm gì... Nhưng nói đi cũng phải nói lại, nhiều bài bác viết cũng hay lắm, thật đấy.
    Hôm trước ở topic này em thấy có ai đó hô hào mọi người bàn về Trần Mạnh Hảo cơ mà , sao ko thấy đâu nữa ? theo em được biết thì trong Hội nghị phê bình lý luận văn học vừa rồi, ở 45 phút rôm rả nhất, thì TMH như là 1 cái bóng (ma) che tối cả bầu trời hội nghị ! (chả biết có đúng ko?) Nếu đúng là như thế thì thật cám cảnh cho cái nền phê bình lý luận văn học của nước nhà. Chán quá các bác ạ. Em ko phủ nhận TMH là người thông minh, sắc sảo và nói được 1 số điều đúng, nhưng ko phải tất cả đều đúng. Và cái cách anh ta hung hăng đòi thách đấu với tất cả các giáo sư trong 1 buổi họp báo trên truyền hình làm em thấy buồn cười. Ơ thế ra trong làng phê bình văn học thì cứ ai to mồm là thắng à ???
    [blue]Bao giờ thong thả lên chơi Nguyệt - Nhớ hái cho xin nắm Lá Đa[/size=3][/blue]
  10. tamock

    tamock Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    23/04/2002
    Bài viết:
    245
    Đã được thích:
    0
    Tác giả của bài này, NTS, có lẽ không phải là đ/c Arien, đã post nó lên một vài nơi, trong đó có Talawas với bút danh Tằng Phát, Thăng Long với nick Thổ Phỉ. Với kiểu bài như thế này, thì nêu địa chỉ không quan trọng bằng nêu tác giả thật sự của nó. Sẽ thú vị hơn, khi biết vị trí của tác giả trong câu chuyện. Ví dụ từng có bút chiến núi xanh núi vàng, tức Nguyễn Hoàng Sơn và NTS. Hoặc biết tác giả là một nhà phê bình trẻ tương đối táo bạo....

Chia sẻ trang này