1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội như?fng ngươ??i khoái nhậu thịt chó ...

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi Kts_zorro, 21/07/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. labrador

    labrador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Thương hiệu thịt chó
    Thương hiệu thịt chó- chuyện tưởng đùa nhưng lại có thật ngay tại thủ đô Hà Nội. Ông Anh Tú, người khai sinh ra thương hiệu thịt chó Anh Tú và khu công nghiệp thịt chó Nhật Tân nức tiếng dân sành mộc tồn một thời hiện đang là chủ một nhà sàn ở phố thịt chó. Sau bao vật đổi sao dời, những thăng trầm của cuộc sống ông vẫn gắn với nghề 7 món. Phố thịt chó Nhật Tân ngày nay đã khác xa cái thủa mới ra đời nhưng câu chuyện về Anh Tú thật và chuyện mượn tên của nhau để kinh doanh không phải ai cũng biết...
    Từ Anh Tú bờ đê...
    Bây giờ, người dân sành món mộc tồn không còn lạ gì khu liên hiệp xí nghiệp thịt chó Nhật Tân nằm ven đê sông Hồng. Thời hưng thịnh của khu công nghiệp cày tơ có lúc cao điểm lên đến gần 50 quán. Nhớ một thời, có tài liệu đã từng công bố: lúc đỉnh điểm nhất có ngày Hà Nội tiêu thụ ngót nghét 5 tấn thịt chó. Nghe mà hãi! Khu công nghiệp thịt chó Nhật Tân sầm uất đã ra đời như thế nào ?
    Theo lời một đại gia lâu năm trong nghề cho biết, vào đầu năm 1991, quán thịt chó đầu tiên của khu công nghiệp ra đời mang tên Anh Tú. Thời điểm đó, ai đi qua làng đào Nhật Tân cũng thấy cái quán tranh tuềnh toàng, viết vài chữ cẩu thả bằng vôi lên cái nia rách: Thịt chó Anh Tú nằm xiêu vẹo bên vệ đê sông Hồng. Lúc đó giá thịt chó rất rẻ nên chỉ dăm ba ngàn là được một bữa thoải mái, lại ngất ngây trong men rượu và cảnh bờ bãi sông Hồng tít tắp. Lúc đầu chủ yếu là khách vãng lai, sau là cán bộ nhà nước, các cơ quan kéo nhau ra ăn uống nhân dịp tổng kết, hội nghị... Dần dà, tiếng lành đồn xa, người dân Hà Nội tạm rời chốn đông đúc trong nội thành để tìm đến đây để thay đổi không khí.
    Quán Thịt chó Anh Tú đầu tiên ở Nhật Tân mang được lấy theo tên chủ quán. Lúc đầu ông Tú mở quán thịt chó mang tên A Trang với một người bạn, một thời gian sau ông tách riêng ra thành và đổi tên thành Thịt chó Anh Tú ở vệ đê sông Hồng. Lúc đó, trên nền một cái ao san lấp diện tích 500m2, quán Anh Tú rộng rãi thoáng mát với mái lá vách đất, lại có bàn tay tài nghệ của ông chủ thương binh vốn làm hậu cần trong quân đội nên 7 món cầy tơ được làm rất cẩn thận và bảo đảm. Ông Tú đã học một số nhà hàng kinh doanh lâu năm và dành nhiều thời gian nghiên cứu các món thịt chó chế biến theo phong tục các nước đồng khoái khẩu thịt chó như Trung Quốc, Triều Tiên, Thái Lan... nên ông rất biết chiều khách. Ông biết làm các món thịt chó độn rau hay lẩu chó để chiều lòng các vị khách ngoại quốc, nhưng ông cũng biết cách hấp dẫn tất cả các thực khách dù trong hay ngoài nước bằng các món cổ truyền như hấp, chả, luộc... Đặc biệt là các món do chính tay ông sáng chế như xào lăn, óc tẩm hấp lá sen, chả tim cật đã để lại dấu ấn không phai trong dạ dày và bộ nhớ của mỗi thực khách từng đến quán. Khách quen của nhà hàng Anh Tú không chỉ trong nước mà còn cả nước ngoài (Anh, Mỹ, Canada...).
    Có những khách nước ngoài lần nào đến Việt Nam cũng không quên ghé qua quán Anh Tú, nhiều khi chỉ để bắt tay hỏi thăm ông, thậm chí còn tặng ông tiền boa. Có người bảo đó là thù lao cho sự phục vụ chu đáo và đảm bảo của ông Tú ! Nhớ lại thời điểm thịnh vượng, vị đại gia thịt chó này không khỏi tiếc nuối: Bình thường quán lúc nào cũng có từ 30- 40 người thợ, mỗi ngày tiêu thụ hết hàng trăm chú cẩu, lượng khách lên đến 500-600.
    Nhiều người ăn thịt chó ở nhà hàng Anh Tú về và trăn trở, khâm phục cách làm ăn hợp thời và họ nhạy cảm muốn theo nghề. Thế là người ta nô nức mua đất, làm nhà sàn, tuyển nhân viên để mở quán. Khách bây giờ không còn là dân vãng lai, buôn chuyến, buôn bè bình thường nữa mà đã tập trung đủ các thành phần thực khách để tâm sự sau mỗi đợt tổng kết, hội họp. Sinh viên, học sinh nhiều lúc thi cử xong cũng muốn hẹn hò tới các nhà sàn thịt chó ven sông Hồng này để giải đen. Thập khách phương xa mỗi lần có dịp về Thủ đô công tác, làm ăn cũng không quên nhờ bạn bè dẫn đến Nhật Tân tìm hiểu.
    Thịt chó Nhật Tân bắt đầu nổi danh nhưng câu chuyện về cạnh tranh bằng cách mượn tên nhau cũng xuất hiện...
    ... đến Anh Tú nhà sàn
    Những người khác thấy Thịt chó Anh Tú phát đạt liền đua nhau mở quán. Đến năm 1996, phố thịt chó Nhật Tân bắt đầu thừa so với nhu cầu ẩm thực của khách hàng. Một phần cũng bởi chất lượng các quán mới không được như Thịt chó Anh Tú. Những quán không ngon vắng khách, cuối ngày bán không hết họ liền đưa thịt chó vào hấp. Cứ thế, dần dà khách ăn biết được mánh khoé này thì đã ế lại càng ế.
    Sau một thời gian cẩu quán vắng như chùa bà Đanh trong khi quán Anh Tú bên cạnh người xe tấp nập, một trong những chủ quán ở đây đã nghĩ ra một kế buộc quán Anh Tú phải chia sẻ khách hàng cho mình bằng cách cũng đổi biển hiệu thành... Thịt chó Anh Tú ! Nhiều khách ăn lần đầu hoặc từ xa đến nghe đồn ở Nhật Tân có thịt chó Anh Tú ngon, đến khu liên hiệp cứ thấy biển hiệu Anh Tú là sà ngay vào ăn và bị lừa. Cứ thế, các quán nhìn nhau và thay tên đổi biển đồng loạt thành Thịt chó Anh Tú. Búc xúc nhưng không làm gì được, ông Tú thật liền viết thêm vào biển hiệu nhà hàng của mình chữ xịn. Nhưng cũng chỉ được một thời gian, cách đó chỉ vài nhà hàng lại mọc lên một Anh Tú xịn khác ! Một lần nữa, Anh Tú xịn lại chuyển thành Anh Tú số 1. Các nhà khác cũng không vừa, cũng chạy theo và cũng đổi tên...
    Cái trò đổi tên tiếp diễn cho đến lúc cả khu liên hiệp có đến gần chục nhà hàng thịt chó mang tên thương mại Anh Tú. Nào là Anh Tú xịn, Anh Tú béo, Anh Tú số 1, Anh Tú thật, Anh Tú cũ, Anh Tú chính cống, Anh Tú chính hiệu.v.v. Nhiều Anh Tú đến mức các thượng đế khi đến Nhật Tân cứ ngơ ngác dạo đến mấy vòng mà chẳng biết đâu là Anh Tú thật mà mình được nghe danh và muốn thưởng thức nữa !
    Cũng may - ông Tú hậu cần tâm sự - thời điểm đó quán tôi lúc nào cũng đông khách. Khách của tôi chủ yếu là khách quen trong các đơn vị quân đội, xí nghiệp của thương binh, văn phòng các cơ quan Nhà nước và một số doanh nghiệp trong nội thành... Mỗi khi có liên hoan, hội nghị gì là họ đặt kín chỗ. Nhiều khi mình còn phải thuê diện tích các nhà xung quanh để phục vụ. Có những thời điểm tôi chỉ phục vụ khách qua điện thoại, hay những khi không đủ chỗ, đến khoảng đầu giờ chiều là nhà hàng đã đóng cửa rồi.
    Làm thế nào để biết trong hàng chục quán thịt chó ở Nhật Tân bây giờ đâu là quán Thịt chó Anh Tú ngày xưa của một đầu bếp hậu cần ? Ông Tú lặng lẽ nói: Tôi cũng chả bận tâm đến việc thay tên nữa, mấy năm trước đây, tôi lấy tên nhà hàng là Anh Tú nhà kính. Đơn giản vì nhà hàng của tôi lắp toàn kính nên gọi thế cho dễ nhớ, tôi sẽ để tên này thôi, không đặt lại để cạnh tranh nữa !.
    Câu chuyện mượn nhau thương hiệu không chỉ dừng lại ở phạm vi khu liên hiệp thịt chó Hà Nội mà một số tỉnh như Vĩnh Phúc (nhà hàng của anh Hoà ở cạnh bệnh viện Vĩnh Phúc nức tiếng cả vùng), hay ở Yên Bái (nhà hàng Mậu ở huyện Yên Bình), hay Thái Nguyên, Hải Phòng, Ninh Bình... Thậm chí cả trong Nam (quận Gò Vấp, TP.HCM) người ta cũng mượn danh chi nhánh Anh Tú Nhật Tân cho các nhà hàng thịt chó của mình. Những chủ nhà hàng mượn tên đó kẻ thì nghe danh Anh Tú, người thì đã từng làm thợ, học nghề ở nhà hàng của Anh Tú. Hơn chục năm trong nghề, nhà hàng Anh Tú đã đào tạo hàng trăm thợ. Theo lời ông Tú: Có người cũng tử tế, hỏi xin ý kiến tôi hoặc còn hỏi mượn tên để xin hưởng lộc ! Nhưng cũng có người đến học lỏm nghề, có người chuẩn bị về hưu đến làm thân với tôi, sau lôi kéo thợ của tôi để mở một nhà hàng khác !.
    Ông Tú nặng nhọc chốt một tiếng thão thượt về chuyện thương hiệu: Kệ ! Miễn là mình vẫn giữ được khách quen và chất lượng như ngày xưa... !.
    Chuyện mượn thương hiệu không phải là không có sự bực mình, nhưng không có Luật bản quyền và cũng không ai nghĩ đến việc đăng ký thương hiệu cho những cái tên kinh doanh của nhà hàng. Khách hàng quen thuộc của Anh Tú lúc bấy giờ cũng có cả những tay đầu gấu, chợ búa, đặc biệt là một số đàn em của Khánh Trắng đang hoạt động rất dữ ở chợ Long Biên. Một trong số những kẻ đó tỏ vẻ bất bình trước việc nhà hàng Anh Tú mọc ngày càng nhiều nên đã bày tỏ sẽ giúp Anh Tú trừng trị cái bọn mượn danh. Nhưng lúc đó, theo lời Anh Tú hậu cần thì quả thực lượng khách của nhà hàng nhiều không phục vụ hết, ngay cả khi có vài nhà hàng Anh Tú mọc thêm thì cũng chẳng ảnh hưởng gì đến số lượng khách cũng như thu nhập của nhà hàng, bởi số khách quen đến ăn vẫn đông không đủ để phục vụ. Ông Tú cũng nghĩ, trên khắp dải đê này đều là bà con làng xóm với nhau nên việc đàn áp, cưỡng chế nhau theo kiểu xã hội đen là không thể !
    Năm 1997, con đường dải nhựa được mở ra đã làm đô thị hoá cái khu liên hiệp thịt chó ven đê. Nhiều nhà hàng lại tiếp tục mọc lên phục vụ du khách tứ phương. Xen lẫn các quán thịt chó đã là những quán ăn độc đáo khác như cơm lam, ốc, ngan, vịt... Đây cũng là lúc các nhà hàng thịt chó Nhật Tân đã quá thừa so với nhu cầu ẩm thực của khách hàng. Những quán không ngon vắng khách bán không hết hàng thường hấp lại, khách biết lại càng ế. Món thịt chó đã tăng giá hơn nhưng chất lượng lại kém đi do chưa đủ trình độ kỹ thuật để chế biến các loại thịt chó Tây, chó lai, chó Nhật... Cộng thêm hàng loạt thông tin từ báo chí về thịt chó điên ở Đông Anh khiến cho người ta e dè hơn với món đặc sản cầy tơ. Thời hưng thịnh khu liên hiệp có tới 37 nhà hàng thịt chó, hoạt động tấp nập suốt ngày đêm, thậm chí cả những ngày trong mùng vẫn có người khoái khẩu. Nhưng dần dà, người Hà Nội sành ăn và ngay cả các du khách thập phương cũng bắt đầu theo một trào lưu đặc sản khác, thịt chó không còn là món độc tôn nữa mà thêm vào đó là thịt rắn, cá sấu, thú rừng... Nhiều nhà hàng thịt chó bắt đầu làm ăn thua lỗ và rơi rụng dần, con số nhà hàng tồn tại còn khoảng 12-13 hàng tập trung chủ yếu ở khu giáp phường Quảng An (quận Tây Hồ), ngay cả những nhà hàng mang tên Anh Tú giờ cũng chỉ còn rất ít.
    Đã có thời điểm Anh Tú chuyển địa điểm mở nhà hàng thịt chó ở Thuỵ Khuê (năm 2000) với 4 người thợ và ngày cũng tiêu thụ hết 4-5 chú cầy, nhưng chỉ được vài tháng thì nhà hàng giải thể vì nhiều lí do khác nhau. Ông Tú hậu cần công nhận việc kinh doanh hiện giờ không còn phát đạt như trước. Và cái tên nhà hàng thịt chó Anh Tú cũng chỉ có ý nghĩa đối với những khách quen bởi giờ đây cũng có những đại gia thịt chó khác không cần mang tên Anh Tú nhưng sức cạnh tranh thì khốc liệt hơn rất nhiều. Ngay cả việc bảo vệ thương hiệu của họ cũng mang tính bạo lực hơn theo kiểu thương trường là chiến trường. Giới kinh doanh thịt chó Nhật Tân vẫn nhớ như in vụ nhà hàng T - một hàng thịt chó được coi là đông khách nhất khu liên hiệp bây giờ - đã bảo vệ thương hiệu của mình bằng cách cho người đến uy hiếp và tháo dỡ biển hiệu ở một nhà hàng khác dám... mang tên mình!
    Thực ra có lúc cán bộ thuế và quản lí thị trường hỏi tôi có cần bảo vệ bản quyền không? nhưng tôi thấy không cần nữa, vì thú thực cũng là miếng cơm manh áo của người làng xóm. Đặc biệt là tôi hiểu đây là một nghề sát sinh nên không muốn duy trì lắm. Hiện tại, tôi cũng nghĩ đến một số dự định sắp tới như chuyển hướng kinh doanh ra ngoại thành, bởi ở đây đô thị hoá không thích hợp với món ăn mang tính dân dã này. Hay một số tỉnh cũng mời tôi hợp tác làm ăn, dạy nghề, làm bếp trưởng và trả lương rất cao. Nhưng các con tôi không muốn tôi để nhà hàng này ở lại, chúng nó không có ý định theo nghề này. Ông Tú bình thản nói mà chẳng biểu hiện sự tiếc nuối gì!
    Hiện trong khu liên hiệp thịt chó chỉ còn tồn tại vài ba nhà hàng Anh Tú, hỏi nhà hàng nào cũng nhận mình là Anh Tú đầu tiên. Ngay cả Anh Tú hậu cần cũng chỉ biết minh chứng cho nhà hàng Thịt chó Anh Tú của mình là đầu tiên bằng việc khẳng định trong các nhà hàng mang tên Anh Tú chỉ có duy nhất ông tên thật là ... Anh Tú!.
    Ông Tú kể, ông đã từng được vinh dự làm tiệc cho một vị lãnh đạo cao cấp tiếp một đoàn khách Triều Tiên, được đồng chí gửi thư khen chúc Tết gia đình năm1993. Ông còn khẳng định nếu ai đó quan tâm kỹ về nhà hàng Anh Tú đầu tiên thì đến phường Nhật Tân hỏi Anh Tú hậu cần !
  2. labrador

    labrador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Ký sự đặc biệt: Thịt chó Hà Nội, thịt chó Sài Gòn
    Bài 1: Hà Nội và liên hiệp thịt chó Nhật Tân
    Nhật Tân Phố Chó,
    Quảng Bá Phố Phò!
    Nhắc đến hai con phố ấy dân Hà Nội không ai lại không biết. Quảng Bá và Nhật Tân đều là 2 con đường nằm ven Hồ Tây, trên đê sông Hồng. Quảng Bá là con đường hoạt động nhộn nhịp của cánh chị em bán phấn buôn hương (dân Hà Nội gọi các nàng Kiều này là Phò), còn Nhật Tân vốn nổi tiếng bởi trên con đường này có hàng loạt quán thịt chó mà dân Hà Thành đã gọi nôm na là liên hiệp thịt chó Nhật Tân.
    Ở Nhật Tân có rất nhiều hàng thịt chó, rất đa dạng và phong phú, nhưng nổi tiếng vẫn chỉ có vài hàng như Trần Mục, Hồ Kiểm, A Trang, Anh Tú Béo. Nói đến cửa hàng Anh Tú Béo, quả thật phải đáng buồn cười vì sự nhái thương hiệu. Nào là Anh Tú Béo, Anh Tú Xịn, Anh Tú Nhà Kính, Anh Tú Nhà Lá và thậm chí cả Anh Tủ Rởm cũng có nốt. Người ta đua nhau lấy tên nhà hàng có kèm chữ Anh Tú, như để khẳng định rằng thịt chó nhà mình cũng ngon và chất lượng đúng như nhãn hiệu của nó. Không biết cái nhãn hiệu Anh Tú Béo nó xuất phát từ bao giờ, có thể ngày trước có cửa hiệu thịt chó Anh Tú Béo nào đó nổi tiếng khắp chốn kinh kỳ, nhưng cũng do cái gọi là thương hiệu, nên bây giờ không ai còn biết đến đâu là cửa hàng Anh Tú Béo thật.
    Nói đến quán thịt chó đầu tiên tại khu vực này thì phải kể đến A Trang. A Trang xuất hiện lần đầu tiên tại khu vực này vào năm 1985. Anh Tú là cửa hàng thứ hai xuất hiện sau A Trang. Anh Tú đồng thời là tên của người chủ cửa hàng Anh Tú. Vào thời gian đó, A Trang thuê Anh Tú giết mổ chó với số thù lao là 1,000 đồng/ một con. Sau khi xuất hiện nhiều khách, Anh Tú liền đề nghị mỗi con là 1,500 đồng nhưng A Trang không đồng ý. Vì thế, Anh Tú mới đứng ra mở độc lập nhà hàng thịt chó với tên là Anh Tú Nhà Kính. Thời điểm đông nhất các nhà hàng thịt chó là vào khoảng từ năm 1988 đến năm 1993. Có thời điểm Liên Hiệp Thịt Chó Nhật Tân có con số nhà hàng lên tới 25. Hiện nay, liên hiệp thịt chó chỉ còn vẻn vẹn có chừng 10 nhà hàng do lượng khách vơi đi rất nhiều và bởi trên mọi nẻo đường phố Hà Nội hầu như đều tìm thấy một quán thịt chó.
    Vào thời kỳ làm ăn phát đạt nhất của liên hiệp này, mỗi ngày phải có đến 20 đến 30 con chó bị thui, hiện này mỗi nhà hàng chỉ bán được trung bình vẻn vẹn 2-3 con một ngày. Giá mỗi đĩa thịt chó cũng thay đổi. Ngày xưa trung bình chỉ khoảng 10-15 nghìn một đĩa thì này trung bình là 25-30 nghìn. Trước năm 2002, những cửa hàng thịt chó tại đây đều mua chó còn sống và sau đó giết mổ thui ngay tại trước cửa quán. Sau đó việc giết mổ không diễn ra ngay tại nơi ngồi ăn này mà được thực hiện ở nơi khác bởi những người buôn chó.
    Nguồn cung ứng chó cho liên hiệp ở các tỉnh lân cận Hà Nội, thường chó được mua tại những gia đình bởi những tay buôn chó và tập trung lại thành một đầu mối sau đó việc giết mổ được diễn ra. Thực tế ngày xưa chủ cửa hàng ở Nhật Tân có thể biết được tình trạng sức khỏe của những chú chó này nhưng hiện này họ không biết được chúng ra sao bởi họ chỉ mua thịt chó đã được thui từ những tay buôn chó.
    Nói thịt chó có bảy món nhưng ở Nhật Tân lại chỉ làm chủ yếu có bốn món: Hấp, nướng, rựa mận và dồi bởi đây là những món chính, nhiều người ăn nhất và cũng hấp dẫn nhất đối với thực khách còn các món khác thì có người ăn người không, nhà hàng khó có thể làm nhiều món để có thể bị lỗ hoặc thừa bỏ đi, chủ nhà hàng A Trang - ông Hồ Văn Trang, nói. Nếu gọi là có thêm món nữa thì chỉ là món xáo măng mà thôi.
    Ngày xưa trong mỗi một cửa hàng rộng chừng 70 m2 đông kín khách hàng thì chỉ có vẻn vẹn 2 đến 3 người là phụ nữ. Thời điểm đó, việc bước vào một quán thịt chó đối với phụ nữ mà nói tức là không được coi là con nhà lành, và có gì đó man dại, bụi bặm. Còn nay thực tế đã thay đổi, suy nghĩ của mỗi người cũng khác trước nhiều.Với diện tích chừng ấy thì nay xuất hiện gấp 10 lần tức là có đến những 20-30 người là nữ giới. Họ ngồi ăn như đàn ông, chân xếp bằng, cười nói tự nhiên, nam nữ bình đẳng, trên mặt bàn ai cũng có một chén rượu trắng nhỏ. Người nào uống được thì uống, người nào không uống được thì cũng bị cả hội ép phải nhấp môi mỗi khi cả hội cùng một hai ba dzô nào.
    Nhân viên nhà hàng ở đây có thời điểm bận nhất là vào mỗi cuối tháng âm lịch. Tuy nhiên tiền lương của họ vẫn không thay đổi kể cả vào ngày bận hay nhàn rỗi. Mỗi người được khoảng 15 nghìn đồng một ngày, cơm ăn ba bữa không tính vào lương, ông Trang nói. Khi khách đến, bất kể đi bằng phương tiện gì thì cũng có người của cửa hàng đứng ra ghi vé xe và bảo vệ tài sản của khách. Nếu khách đi ô tô thì chủ cửa hàng phải trả mỗi xe 5,000 cho dịch vụ giữ xe. Thực khách đi ô tô vào đây ăn thịt chó không phải chịu khoản tiền này. Trên mặt bờ đê nhìn thấy hàng chục chiếc chiếu có kích cỡ to nhỏ khác nhau với mục đích để che, đậy lên mỗi chiếc xe của khách hàng nhằm chống nắng vào ban ngày, sương vào ban đêm. Có thời gian, nhiều thực khách bị mất xe khi gửi ở đây do việc bảo vệ không được chu đáo, nhưng hiện tượng này chỉ là cá biệt và hiện nay hầu như không còn tồn tại.
    Thực khách vào cửa hàng là một cái nhà được thiết kế theo kiểu nhà sàn lợp mái cọ, ngồi ăn thịt chó bằng chiếu trên sàn nhà. Tập quán ăn thịt chó của người Hà Nội có chút thay đổi so với vài năm trước. Bước chân vào quán và ngồi bệt xuống một mảnh chiếu nào đấy và bắt đầu gọi.
    Bắt đầu có lẽ nên là món nướng. Món này thực khách ăn ngay khi còn nóng để nguội ngắt rồi thì chẳng còn là dân sành ăn thịt chó. Một đĩa thịt thái mỏng chừng hai đến ba đốt ngón tay được dọn ra hương thơm thoang thoảng của thịt vừa nướng xong dâng lên mũi. Khoan hãy gắp thịt vào bát vội mà hãy lấy một lát riềng thái mỏng, vài lá mơ bỏ vào bát sau đó kẹp với miếng thịt và chấm nhẹ vào bát mắm tôm. Miếng thịt nướng thơm lừng có chút vị cay nồng nồng của giềng và vị hơi chát của lá mơ đệm thêm vị mặn của mắm tôm có pha chút chua của chanh, men của rượu và cay của ớt thấm dần trong miệng làm hơi đau đau hai bên mang tai vì sự kích thích khẩu vị. Thịt nướng cứ phải là thịt thái hơi mỏng có pha thêm một ít mỡ mới ngon. Ðúng kiểu thì phải nhấp một tợp rượu thứ rượu trắng đục như sữa, hơi ngọt và vị men nhẹ nhàng (nhưng coi chừng say lúc nào không biết).
    Món thịt hấp được gọi ngay khi món nướng đã vơi vơi. Từng miếng thịt nạc được bao quanh một miếng da mỏng đều tăm tắp mười miếng như một, mười đĩa như một cũng sẽ hết nhanh như món nướng. Vị thịt nạc ngọt lừ lừ cùng men rượu ngan ngát sẽ làm cho bạn thêm hào hứng với cuộc trò chuyện với người cùng đi.
    Nói về cái món rựa mận vừa ngậy vừa thơm ăn với bánh đa tráng mè giòn tan. Bẻ vài mẩu bánh đa, thứ bánh làm từ bột gạo nướng vàng phồng rộm thơm lừng này xúc với dựa mận. Rựa mận được nấu nhừ nghi ngút khói mà xúc với bánh đa, ăn lúc tiết trời hơi se se lạnh của Mùa Thu thì thật không biết tả bằng từ ngữ nào cho chính xác.
    Nếu nãy giờ các món có vẻ hơi đậm thì ta hãy gọi thêm bát xáo măng ăn với bún cho hài hòa khẩu vị. Vị ngọt của nước xáo, vị giòn tan của măng có sự hòa hợp thú vị đến lạ lùng.
    Có khối người giàu lên chỉ bởi kinh doanh món thịt cầy này nhưng chưa ai là có được bạc tỷ, chỉ mới dừng lại ở tiền trăm triệu mà thôi. A Trang ngày xưa có đâu chỉ là một quán nước tầm thường nghèo nàn. Khi thấy xu hướng ăn thịt chó có thể phất được, ông Trang liền rủ thêm một người họ hàng mở quán thịt chó A Trang. Kinh doanh trong thời gian 17-18 năm, lúc đầu chỉ là một cái quán thịt chó nhỏ, đồ đạc cũ kỹ lộn xộn, càng về sau càng làm ăn phát đạt ông càng mở rộng và nâng cao cửa hàng cũng như sắm thêm một số vật dụng mới và ông Trang đến nay đã rất giàu có.
    Tôi nhìn thấy ông hút thuốc Man đỏ, tay đeo vòng vàng nặng trịch, bên cạnh là chiếc điện thoại di động Samsung loại xịn nhất hiện nay, bụng phệ trông dáng bệ vệ của một ông chủ lớn rõ ràng. Ông khi nói chuyện với tôi tỏ ra hào hứng và rất hài lòng với việc làm ăn của mình. Tuy nhiên, ông cũng không giấu nổi nét buồn khi nói đến số lượng khách hàng ngày càng giảm đi do hiện này xuất hiện ngày càng nhiều hàng, quán thịt chó ở mỗi hang cùng ngõ hẻm phố phường Hà Nội.
    Việc lên Nhật Tân ăn thịt chó đối với thực khách trong nội thành là một việc khá phải đắn đo vì quãng đường khá xa và thịt chó không phải hiếm như ngày xưa nữa. Ông Trang mặc dù vậy vẫn cảm thấy tự tin vào việc kinh doanh của mình khi thổ lộ với tôi rằng ông vẫn có một số lượng lớn khách hàng trung thành với ông từ 16-18 năm nay. Rất nhiều quán thịt chó ở Nhật Tân không thể trụ được do khách hàng ít nhưng họ cũng thu hồi đủ vốn và có lời sau một thời gian dài làm ăn phát đạt. Có nhiều tay ở tỉnh ngoài cũng vào Nhật Tân thuê cửa hàng, tham gia vào cái liên hiệp này nhưng số này chỉ tồn tại được một thời gian và biến mất.
    Hiện tại, ở Nhật Tân, chỉ có những ông chủ xuất thân tại vùng này, có điều kiện về nhà cửa, đất đai do ông cha để lại. Cách đây hai năm có tin đồn bọn bán chó nhốt một đứa trẻ vừa câm vừa điếc vào bao tải và bán lẫn với những bao tải buộc chó khác làm cho nhân viên nhà hàng suýt nữa thì giết đứa trẻ này do không biết. Tuy nhiên, theo ông Trang, đây chỉ là một tin đồn thất thiệt làm giảm uy tín và hạn chế lượng khách đến khu vực này mà thôi. Trên thực tế, không hề có một vụ nào như thế cả. Ngoài ra, ông còn nói, có những tin khác như ở đây, thịt chó được bán lẫn với thịt lợn hoặc các loại thịt khác để kiếm lợi cao và nhanh đồng thời cung ứng kịp cho trường hợp khách thì nhiều thịt chó thì lại ít. Tất cả đó đều là tin vịt, ông Trang nói, chúng tôi làm ăn nghiêm chỉnh, những con chó nào mà có vú là chúng tôi kiên quyết không mua vì loại này có con rồi cho nên thịt dai. Nếu bán thịt dai cho khách thì đây là một nguy cơ cho sự kinh doanh lụi bại và phá sản vì không giữ được khách hàng đến vào lần sau nữa.
    Do tâm lý của người Phương Ðông nói chung và Việt Nam nói riêng, những ngày đầu tháng Âm Lịch mọi người kiêng ăn thịt chó vì quan niệm rằng ăn thịt chó vào đầu tháng sẽ đen đủi cả tháng, cả tháng làm ăn sẽ long đong lận đận, chỉ gặp phải toàn những việc xui xẻo. Quan niệm này ngày xưa nặng nề nhưng hiện này xuất hiện khá nhiều người đến Nhật Tân ăn thịt chó vào đầu tháng như thường và họ cho biết cả tháng đó họ không thấy có điềm gì xảy ra. Một vị khách vừa ăn nhồm nhoàm vừa tiết lộ khi tôi hỏi. Thắng hay thua là ở mình hết thôi không có liên quan đến thịt chó đâu chú em ạ một người khác nói chen vào câu chuyện của chúng tôi.
    Thời điểm trong ngày đông nhất là buổi tối rồi đến buổi trưa. Xe máy, ô tô thậm chí cả xe đạp xếp thành hàng dài dằng dặc bên đường Lạc Long Quân, trước từng quán thịt chó. Khách hàng lúc vào thì trong còn tỉnh táo, chỉ một vài tiếng đồng hồ sau họ bước ra, người thì mặt đỏ gay chân bước loạng choạng, người thì được một đến hai người dìu ra xe taxi để chở về nhà. Nói chung, khi đã vào đây là phải say mới là sành điệu, mới chơi hết mình. Thành phần thì đủ loại người, lịch sự có, dân chợ búa có, côn đồ có, tây có, ta có. Thỉnh thoảng xuất hiện một vài ông Tây cũng ăn thịt chó như ai do họ được mời đi ăn ngoại giao. Ban đầu, những người Tây Âu này còn e dè, nhưng sau khi đã ngà ngà vài chén hạt mít rượu trắng thì nhào dzô không kiêng giữ gì cả. Tôi tiến đến hỏi chuyện và nâng cốc, họ chỉ cười trừ mà không nói gì.
    Ngoài Nhật Tân, ở Hà Nội bây giờ còn có rất nhiều nơi bán thịt chó cũng nổi tiếng, như thịt chó Ngọc Hồi, thịt chó Mai Ðộng. Các cửa hàng thi nhau mọc lên, cũng có cửa hàng trụ được, nhưng cũng có cửa hàng chưa đầy 1, 2 tháng đã sập tiệm. Ðể dựng lên một cửa hàng thịt chó thì không khó, nhưng để trụ lại thì thì không phải là chuyện dễ. Người Hà Nội bây giờ ăn thịt chó rất sành cho nên dễ có thể so sánh được các quán thịt chó xem quán nào ngon quán nào không. Tuy nhiên, hầu như trên mọi nẻo đường Hà Nội đều có thể tìm nhanh ra một cửa hàng bán thịt chó vì đây là một món khoái khẩu. Ðến những dịp cuối tháng thì không phải dễ kiếm thịt chó để ăn. Nếu thực khách không đến sớm thì chỉ có cơ hội nhìn tấm biển nhà hàng thịt chó mà thôi.
  3. labrador

    labrador Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/08/2005
    Bài viết:
    5
    Đã được thích:
    0
    Thịt chó Hà Nội, thịt chó Sài Gòn
    Bài II: Sài Gòn 36 nẻo chó
    Bạn tôi, người có tiệm sửa xe lớn ở thị xã Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận, thắc mắc: Bố khỉ, không biết thịt chó Sài Gòn ra sao, chứ thịt chó Phan Rang mình chỉ dám vào một cái quán tuốt dưới phường Tấn Tài cách nhà 7 cây số, ăn mới yên tĩnh. Ăn ở những quán xô bồ, họ say thì mình cũng phải bỏ chạy...
    Ông bạn ạ, Sài Gòn mà nói về chó thì mới nghe thôi đã thấy nước miếng lưu thông nhanh và lưu lượng nhiều hơn bình thường. Tôi có ông giáo về vườn đâm ra thích truyện ngắn Con chó già của Kim Lân, dầu rằng ngày xưa dạy đại học, ông không thích lắm. Ông kể, một bữa đi ăn thịt chó, ngồi giữa cái đám xô bồ, chợt nghe bàn bên cạnh có thằng cha nào đọc hai câu thơ:
    Hôm qua còn sủa gâu gâu
    Hôm nay lên đĩa để hầu quý anh.
    Ông đâm ra ngộ cái sự vô thường của chó. Và phản tỉnh về kiếp người. Ðó, trong đám xô bồ ấy là cả một trời triết lý, triết học. Sài Gòn có vô số trường phái chó, nhưng mình vẫn thích chó xô bồ. Chỗ ấy vẫn gọi là chó hội nhập. Nhập bọn với thợ thuyền, dân lao động chiều đi làm về. Rôm rả nhất là xóm thịt chó hẻm Cống Quỳnh, cạnh nhà sách Thanh Niên. Những quán cầy như thế, người ta khuyến khích xả rác xuống đất, người nhạy cảm ngồi thấy ghê ghê.
    Ấy là ăn chó phong cách xuống chó. Giờ đến chó lên voi: Chó máy lạnh, nằm ở một phường thịt chó gần cầu Thị Nghè, đối diện hông Sở Thú. Bàn thấp, ngồi bệt xuống chiếu, yên tĩnh. Mỏi lưng thì nằm đại ra chiếu, đầu nghếch cao, ăn uống kiểu La Mã. Sài Gòn có nơi còn chu đáo xây luôn cái gọi là chỗ hò - trong sử La Mã là vomitum. Rượu Làng Vân hâm nóng thường xuyên. Tiếng máy lạnh chạy o o. Câu chuyện đậm đà riêng tư.
    Cả chó xuống chó và chó lên voi tựu trung đều thuộc trường phái 1975 (tức là dân miền Bắc vào miền Nam sau 1975 - N.V.) Hấp, nướng, chìa, mận, măng, dồi, lòng. Chẳng có gì khác biệt lắm đâu. Và nên nhớ chó là loại thịt đỏ nhất trong đám thịt đỏ trâu, bò, heo, dê, ngựa. Chỉ dặn ông bạn vào quán gọi hấp, nhớ dặn cho chó nhà nghèo, ít mỡ, đỡ cholesterol. Chứ chó nhà giàu có con mỡ còn hơn mỡ heo!
    À, chỗ Cống Quỳnh còn có món đùi nướng, vài ngàn một đùi. Nhưng đừng tin vào gia vị ướp của quán - ăn vào bay mùi công nghiệp Kim Biên kinh lắm. Hãy gọi đùi chó nướng cháy một chút, không son phấn, nghĩa là chẳng gia vị gì cả. Chấm với mắm tôm thì phải nhức buốt. Nhưng muốn mắm ngon, chịu khó ngồi đánh (khuấy)lại cho chín chén mắm thành phần gồm mắm tôm hạng bét, sả, bột ngọt, chanh, châm thêm tí rượu. Ðánh cho đến khi chén mắm ngầu bọt là tới.
    Nói lạnh thì phải nói tới nóng. Gọi là chó ấm cúng. Vào bàn lúc nào cũng có một em săn sóc cận kề. Nói theo bác Tản Ðà, đúng là đồ ăn ngon phải có chỗ ăn ngon. Cũng chừng ấy món, lại có thêm gia vị sống , làm cho người ta thấy miếng chó vừa vô thường vừa thấm đẫm nhân sinh. Chó ấm cúng ấy cũng trong cái xóm Thị Nghè thôi, có đến Sài Gòn ráng mà hỏi thăm, đạo nằm ở ngay cửa mồm, tục ngữ vẫn nói thế. Nói chó nhà nghèo thì cũng phải nói chó nhà giàu. Có những người, nhất là dân lao động nặng, vẫn thích mỡ. Mỡ chó được hơn mỡ heo ở chỗ ít béo. Quấn với miếng lá mơ, é, ngổ... mà ăn thì cái béo đã thần tiên lắm lắm rồi. Chó nhà giàu nằm ở đầu Lạc Long Quân, Tân Bình. Họ chuyên chó ba chỉ mỡ khổ dày, xắt miếng to.
    Bây giờ ta chuyển sang một nẻo chó khác: Cầy chính cống. Không chỉ phần mềm công nghệ thông tin mất bản quyền mà phần mềm ẩm thực cũng mất thê thảm tại đất Sài Gòn. Sài Gòn có tật cho người ta thuê nhà mở quán, sau đó ăn cắp nghề, đuổi người ta đi, lấy luôn cái nhũ danh của người ta. Muốn phăng ra những quán cầy chính cống cũng không khó nếu là dân Sài Gòn. Những quán cầy này thường nằm lạc lõng đâu đó có chua dòng chữ quán gốc Cống Quỳnh nay dọn về. Chẳng hạn như Trần Tiến ở 258 Cách Mạng Tháng Tám. Vào đây nếu đôi lúc muốn lếu láo chuyện văn nghệ văn gừng, vì cũng nghe âm hưởng đấy chớ. Hoặc một quán Nam Hà chính cống lạc lõng ở Trần Phú... Chính cống thì họ ướp thơm hơn một chút, không sành cũng chẳng nhận ra đâu hồng đâu tuyết. Nhưng hồi đầu bán ế, do không có phường - buôn có bạn bán có phường - thì chất lượng cũng xuống thôi.
    Hãy chuyển sang trường phái cổ điển hơn. Thịt chó di cư (tức thịt chó của những người gốc Bắc 54 ?" N.V.) Có những quán ở khu Ông Tạ lúc nào cũng đông nghẹt. Ðông không chắc là ngon, nói theo kiểu Bắc trên cả tuyệt vời, mà một phần lớn là do máu a dua của người đời. Có điều về mặt vệ sinh thực phẩm, quán đông là quán bao giờ thức ăn cũng mới - không có hàng tồn. Không lo ********, chó ghẻ. Nghe tán ở Bắc chó lác có giá hơn, vì miếng da chó lác nướng có nhịp điệu chỗ mỏng chỗ dày, mỗi chỗ một vị khác nhau.
    Muốn ăn rựa mận ngon nhất thì chịu khó chạy đến gần nhà thờ Vinh Sơn, đường Ba Tháng Hai. Một số người sành ăn thừa nhận ở đây nhựa mận số một. Nơi đây, có khi ông chủ quán nổi hứng sẽ kể lại một mặt của Sài Gòn, một đoạn lịch sử Sài Gòn...
    Ra tới chó ngoại thành, ở tận Hóc Môn, gần giáp giới với Củ Chi, trong một giáo xứ Bắc di cư, hình như là Châu Nam, nhưng người nấu là dân Nam. Xe hơi thường đậu đông trước quán này. Có lẽ đường xa, đi nhậu bằng xe hơi mới an toàn. Hay là dân sang, tai to mặt lớn, nặng nợ với chó, những muốn ẩn dật bớt. Ðời mà, dân đen như bọn mình lúc nào cũng muốn chường mặt, thì theo đạo âm dương, cũng phải có ngược lại...
    Được labrador sửa chữa / chuyển vào 17:02 ngày 18/08/2005
  4. rukawa_bigball

    rukawa_bigball Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    11/09/2004
    Bài viết:
    4.075
    Đã được thích:
    0
    Ối giời ơi!!! Kí rì dợ......
  5. hotmetal8201

    hotmetal8201 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    24/01/2002
    Bài viết:
    129
    Đã được thích:
    0
    Hehe.Thịt chó thì khoái thật. Cho hỏi đã ai đi Đà Lạt và thưởng thức thịt chó ở đó chưa? Ngon tuyệt mà giá thì lại rẻ kinh khủng. Cuối tháng 7 vừa rồi tôi lên đó chơi, trời ơi lạnh như gió mùa ĐB về. Buồn mưa suốt thèm thịt cho ra hỏi mấy ông xe ôm thế là làm một cuốc đến quán thịt chó ở cổng sau của Học Viện Lục Quân 1. Vào đó toàn thấy mấy ông mặc quần áo bộ đội. Vào gọi đủ món cả nồi lẩu, không ăn đùi thế mà đứng dậy thanh toán 4 người ăn uống no say hết có 120k. Không thể tưởng tượng là nó lại rẻ đến bất ngờ như thế. Anh em nào đi ĐL nhớ ghé vô đó thưởng thức nhé.
  6. a_j749

    a_j749 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/08/2005
    Bài viết:
    149
    Đã được thích:
    0
    Up
  7. hdts

    hdts Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/04/2004
    Bài viết:
    2.524
    Đã được thích:
    0
    Thịt chó ngon thật ,nghĩ phát thèm[​IMG]
  8. nguyencongtu712

    nguyencongtu712 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/02/2005
    Bài viết:
    1.310
    Đã được thích:
    0
    Quốc hồn quốc tuý của Việt Nam.
    Hôm nay 28 âm lịch, vừa chén 1 bữa giải đen ngon vật vã.
  9. biendaikho

    biendaikho Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/10/2005
    Bài viết:
    3.896
    Đã được thích:
    0
    Với tư cách là một người nuôi chó , yêu chó , và một lần bất lực đứng nhìn con chó của mình bị mấy thằng trộm chó kéo lê trên đường bằng cái thòng lọng , tôi đả kích những người ăn thịt chó !
    Nếu bạn nuôi chó , bạn sẽ thấy chó là loài vật của lòng trung thành !
    Nếu bạn có một tình yêu lớn đối với chó , bạn sẽ thấy nó là một người bạn ( tôi nhấn mạnh , "người" và "bạn ")
  10. 09999992345

    09999992345 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2006
    Bài viết:
    188
    Đã được thích:
    0
    Ọp line thịt chó đê

Chia sẻ trang này