1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người mang họ Trần

Chủ đề trong 'Public - Gặp gỡ giao lưu' bởi thien_giao_chu, 26/02/2007.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Mem mới này vào nhiều vào nhá, spam thoải con gà mái!
  2. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Đời vua thứ 2: Trần Thánh Tông (Hix hix Same: Trần Thanh Tuân )
    Trần Thánh Tông (chữ Hán: T--; 1240-1291; tên thật là Trần Hoảng TTf) là nhà vua thứ hai của nhà Trần (sau vua cha Trần Thái Tông và trước Trần Nhân Tông), ở ngôi 21 năm (1258-1278) và làm Thái Thượng Hoàng 13 năm.
    Trần Thánh Tông là con thứ hai trong các người con của vua Trần Thái Tông. Những người còn lại là các hoàng tử Trần Quốc Khang, Trần Quang Khải, Trần Nhật Duật, Trần Nhật Vĩnh, Trần Ích Tắc, các công chúa Thiên Thành, Thiều Dương, Thụy Bảo, An Tư.
    Trong thời gian ở ngôi, Trần Thánh Tông đã 2 lần đổi niên hiệu: Thiện Long (1258-1272) và Bảo Phù (1273-1278). Bộ Đại Việt sử ký do Lê Văn Hưu viết cũng được hoàn thành trong thời gian này. Ông là một người biết sử dụng nhân tài, chăm lo việc nước, thi hành một đường lối ngoại giao mềm dẻo nhưng cứng rắn để đối phó với tham vọng xâm lược của quân Nguyên.
    Năm 1278, sau chiến tranh ông truyền ngôi cho con trai là Thái tử Trần Khâm (sau là vua Trần Nhân Tông), về ở Bắc cung rồi đi tu, nghiên cứu Phật học, viết sách.
  3. linkvespa

    linkvespa Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/10/2006
    Bài viết:
    3.714
    Đã được thích:
    0
    Cũng con cháu Họ nhà TRần
  4. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Con cháu họ nhà Trần đơn giản thế thôi à?
  5. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Đời vua thứ 3: Trần Nhân Tông (Trần Khâm)
    Trần Nhân Tông (chữ Hán: T仁-; 1258-1308, tên thật là Trần Khâm T~') là nhà vua thứ ba của nhà Trần (sau vua cha Trần Thánh Tông và trước Trần Anh Tông), ở ngôi 15 năm (1278-1293) và làm Thái Thượng Hoàng 15 năm.
    Trần Nhân Tông là một vị vua được sử sách ca ngợi là một trong những vị vua anh minh nhất trong lịch sử. Trong thời gian trị vì, ông đã lãnh đạo nhân dân qua 2 cuộc chống xâm lược Nguyên Mông (1285 và 1287). Các niên hiệu trong thời gian vua Trần Nhân Tông trị vì là Thiệu Bảo, Trùng Hưng.
    Sau khi nhường ngôi cho con là Trần Anh Tông, ông xuất gia tu hành và thành lập Thiền phái Trúc Lâm Yên Tử và lấy đạo hiệu là Điều Ngự Giác Hoàng (hay Trúc Lâm đầu đà). Ông là tổ thứ nhất của dòng Thiền Việt Nam này.
    Ông mất năm 1308, chôn ở lăng Quy Đức, phủ Long Hưng, xá lỵ cất ở bảo tháp am Ngọa Vân; miếu hiệu là Nhân Tông, tên thụy là Pháp Thiên Sùng Đạo Ứng Thế Hóa Dân Long Từ Hiển Hiệu Thánh Văn Thần Võ Nguyên Minh Duệ Hiếu Hoàng Đế.
  6. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Xin phép làm bài thơ của vua Trần Nhân Tông lên đây cho anh em chiêm ngưỡng:
    Xuân hiểu
    Thụy khởi khải song phi
    Bất tri xuân dĩ quy
    Nhất song bạch hồ điệp
    Phách phách sấn hoa phi

    Bản dịch:
    Buổi sớm mùa xuân
    Ngủ dậy ngỏ song mây
    Xuân về vẫn chửa hay,
    Song song đôi **** trắng,
    Phất phới sấn hoa bay.
    (Bản dịch của Ngô Tất Tố)
  7. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Vua Trần Nhân Tông là người sáng lập ra phái Thiền Phái Trúc Lâm.
    Ghê phết nhỉ?
    Giá mà giờ mình theo nghề tổ chắc là đã có con PS đi rồi hay lèm bèm cũng phải @!
  8. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Hix, sao nhà mình lạnh lẽo thế? Mới đầu mùa đông mà:((
  9. tuan_epc83

    tuan_epc83 Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    26/06/2006
    Bài viết:
    3.268
    Đã được thích:
    0
    Đời vua thứ 4 của nhà Trần:
    Mr Trần Anh Tông ( T sinh 1276 - 1320: hix có 45 tuổi chưa đến cái 49)
    Tên thật là Trần Thuyên Tf?
    Ông này trị vì 21 năm (1293-1314) cộng thêm 6 năm làm thái thượng hoàng và băng hà.
    Với đời vua thứ 4 này niêm hiệu của nước là Hưng Long.
    Trần Anh Tông thích uống rượu, đêm thường lẻn ra ngoài uống rượu. Có hôm Thái Thượng hoàng Trần Nhân Tông ở phủ Thiên Trường về kinh, các bá quan văn võ trong chiều ra nghênh đón đầy đủ, thiếu mỗi đứa con trai của ông không ra đón vì say rượu còn đang ngủ. Thái Thượng Hoàng bực lắm, lập tức quay trở về Thiên Trường, và hạ chiếu cho bách quan trong triều phải về Thiên Trường hội nghị. (hix giận rồi).
    Khi Anh Tông tỉnh rượu, biết tin dữ thì lo sợ quá chạy ra ngoài cung gặp người học trò là Đoàn Nhữ Hải mượn thảo bài biểu để dâng lên tạ tội. Cả đêm hôm đó Anh Tông cùng với Đoàn Nhữ Hải xuôi thuyền về phủ Thiên Trường. (Đúng là họ nhà Trần biết trên biết dưới nhở)
    Thượng Hoàng xem biểu và mắng Anh Tông một lúc rồi bỏ qua lỗi lầm. Về đến kinh, Anh Tông sắc phong cho Đoàn Nhữ Hải làm ngự sử trung tán. Từ đó ông không đam mê rượu nữa. (Nhưng thỉnh thoảng vẫn uống )
    Đại Việt xưa có tục lấy chàm vẽ rồng vào đùi nhưng Anh Tông không muốn tục này. Thái Thượng Hoàng bắt Anh Tông phải vẽ vì cho rằng như vậy là nhớ tới nguồn gốc tổ tiên. Ông tuy vâng lệnh nhưng khi Thượng Hoàng bận việc ông trốn ngay ra ngoài không cho vẽ lên đùi. Từ đó Đại Việt không có tục vẽ chàm nữa.
    Vua Anh Tông hay vẽ, nổi tiếng là có tập Thuỷ Vân Tuỳ Bút, tuy nhiên trước khi băng hà ông đã cho đốt tập tranh đó đi không muốn lưu lại trong thiên hạ (Nếu không iem cũng xin dán ở đây một cái cho nó máu nhỉ).
    Sử có chép rằng khi Anh Tông đau nặng, hoàng hậu cho đi gọi thầy tăng về để làm lễ xem sự sinh tử, Anh Tông gạt đi mà bảo rằng: "Thầy tăng đã chết đâu mà biết được sự chết". Xem thế thì biết Anh Tông là một ông vua hiếu thảo và lại thông minh, cho nên việc triều chính thời bấy giờ có cương kỷ lắm.
    Trong triều lại có những người tài giỏi hết lòng giúp việc nước. Về văn có Trương Hán Siêu, võ có Phạm Ngũ Lão (Thế mà mình tưởng ông Lão này là thầy ngự y cơ đấy hix hix) đều là người có tài trí cả.
    Thời bấy giờ vua hiền, tôi trung, phép tắc nghiêm trang, thưởng phạt phân minh, chính trị không có điều gì hồ đồ. Việc học hành mở mang rộng rãi, cho nên những người có tài văn học như Mạc Đĩnh Chi, Nguyễn Trung Ngạn đều được thi đỗ, ra làm quan giúp việc triều đình. Có thể coi đó là thời rất thịnh của nhà Trần vậy. Tuy nhiên, sách Đại Việt Sử ký Toàn thư dù có khen nhưng vẫn phê phán ông là quá mộ đạo Phật: Vua khéo biết kế thừa, cho nên thời cuộc đi tới thái bình, chính trị trở nên tốt đẹp, văn vật chế độ ngày càng thịnh vượng, cũng là bậc vua tốt của triều Trần. Song tụ họp nhà sư trên núi Yên Tử, làm nhọc sức dân dựng gác Ánh Vân, thì chẳng phải là tỳ vết nhỏ trong đức lớn đó sao?
  10. hoanghontimbiec85

    hoanghontimbiec85 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/04/2006
    Bài viết:
    6.073
    Đã được thích:
    0
    vào đơi hoài mà chả đc đón tiếp thì vào làm giề

     
     
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này