1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người online lúc nửa đêm

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi bebu10783, 08/01/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. steyer_aug

    steyer_aug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    5
    hôm qua gặp cậu Tuấn Anh với Mellywee+ 1 đứa nữa,kẹp 3 nhé,tớ là tớ chạy sang đường báo cáo với các bác Giao THông ngay đấy,hê hê hê
  2. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Người Hóa Cá

    Thái, người trên bốn mươi, làm một chức sở trưởng sở tại Phủ đường Khiêm Chương ở Tứ Xuyên. Phủ quan là một người họ Chu, đồng liêu với ông ta là hai viên phụ tá Lê và Bạch. Mùa thu năm 758, Thái bị ốm kịch liệt. Chàng bị sốt rét kinh khủng, gia đình chàng tốn công chạy thầy, chạy thuốc cũng đều vô ích. Tới ngày thứ Bảy, chàng mê man bất tỉnh, nằm trở như vậy hàng bao nhiêu ngày. Bè bạn và gia đình cầm chắc là chàng sẽ chết. Mới đầu, chàng thấy khát và còn nói được đòi nước uống, về sau chàng mê man thiêm thiếp không ăn uống được gì cả. Chàng cứ ngủ li bì cho tới ngày thứ hai mươi thì bổng nhiên chàng ngáp một cái và ngồi dậy.
    Chàng hỏi vợ:
    - Ta ngủ được bao lâu rồi?
    - Độ ba tuần.
    - Phải, chắc là lâu như vậy. Nàng đi tìm các bạn đồng liêu của ta, bảo họ rằng ta đã khỏi bệnh rồi. Hỏi xem họ có ăn gỏi cá chép và giờ khắc này không. Nếu có ăn, bảo họ phải bỏ bữa ăn ngay. Ta có việc muốn bàn với họ. Gọi thằng hầu Chương tới phủ đường. Ta muốn gặp cả nó nữa.
    Tên hầu được phái tới phủ đường. Nó thấy quả thật các quan chức đương dùng cơm trưa, và có một đĩa gỏi cá chép nóng hổi, khói lên nghi ngút. Tên hầu đưa thư cho mấy ông đó và mọi người đồng ý đến nhà Thái, họ sung sướng nghe tin bạn đã khỏi bệnh.
    Thái hỏi:
    - Có phải các bác đã sai thằng hầu Chương mua cá không?
    - Có, chúng tôi sai nó.
    Thái ngoảnh lại nhìn Chương và hỏi nó:
    - Có phải nhà người đã mua cá ở nhà lão chài Triệu Cao, và có phải lão ta từ chối không bán cho nhà ngươi con cá lớn không? Đừng ngắt lời ta. Nhà người thấy con cá chép lớn giấu trong cái thùng nhỏ có phủ bèo, rồi nhà ngươi mua con cá, nhưng nổi giận vì lão chài đã nói dối nên bắt lão đi theo. Khi nhà ngươi đi vào phủ đường, người viên chức thu thuế ngồi ở phía tây, đương đánh cờ. Đúng vậy không? Rồi nhà ngươi đi lên sảnh đường, nhà người trông thấy Chu Phủ quan và Lê Phụ tá đương đánh bài, còn Bạch thì đương ngồi xem, miệng bỏm bẻm nhai lê. Nhà ngươi trình với Bạch về lão chài, rồi Bạch đá cho lão ta một cái lăn chiêng xuống sân. Rồi thì nhà ngươi mang cá xuống bếp, tên đầu bếp Hoàng Triết Lương mổ nó làm bữa trưa. Có phải đúng là sự việc xảy ra như vậy không?
    Mọi người hỏi Chương và ai nấy hỏi lại lẫn nhau, và thấy rằng mọi chi tiết đều đúng vậy. Kinh ngạc quá, họ hỏi Thái làm cách nào mà biết hết được như vậy, và đây là câu chuyện ông ta kể cho các bạn nghe:
    Khi tôi bị ốm, tôi sốt nóng kinh khủng, như các bác biết. Không chịu được cơn nóng dữ dội, tôi mê man đi, nhưng cái cảm giác nóng sốt vẫn còn và tôi tự hỏi làm cách nào cho bớt nóng đi. Tôi nghĩ đến việc đi dạo chơi trên một bờ sống tuyệt đẹp, rồi cầm một cây trượng và ra đi. Vừa ra khỏi thành là tôi đã thấy ngay không khí mát mẻ hơn lên, tôi cảm thấy dễ chịu ngay tức thì. Tôi thấy khí nóng từ các mái nhà bốc lên và tôi thấy khoan khoái đã bỏ xa chúng ở lại phía sau mình. Tôi đi về phía chân đồi, nơi đó Đông Hồ nối liền với sông.
    Tới bờ hồ, nghỉ ngơi trên bờ dưới cây dương liễu. Non nước xanh lơ sao mà quyến rũ thế. Một cơn gió nam nhẹ nhàng thổi qua mặt nước làm cho nước gợn lên như vẩy cá, do đó, tôi có thể theo dõi rõ ràng cử động và phương hướng của gió nam trên mặt hồ. Cảnh vật đều im lặng và bình thản. Bổng tôi ao ước được tắm một cái. Tôi quen thói bơi lội như một đứa trẻ con, nhưng từ lâu lắm tôi không tắm ở trong hồ. Tôi cởi bỏ quần áo và nhào xuống nước, tôi thấy cảm giác mê ly khi nước bao bọc và mơn trớn thân mình và chân tay tôi. Tôi ngụp lặn ướng nước nhiều lần, thấy khoan khoái vô cùng. Tôi chỉ còn nhớ là lúc đó tôi nghĩ rằng: "Thương thay cho Bạch cho Lê và Chu, và tất cả bè bạn cả ngày chúi mũi trong công đường. Ước gì ta được hóa thành con cá một lát để khỏi lôi thôi vướng víu trát với niêm, với công văn, tài liệu. Ta sẽ khoan khoái chừng nào nếu mà ta hóa thành con cá bơi ngày, bơi đêm với nước, chung quanh ta chỉ thấy nước thôi."
    Một con cá bơi tới chân ta lúc đó nói ngay rằng:
    - Tôi tưởng điều đó dễ làm lắm. Ông có thể hóa cá suốt đời như tôi đây, nếu ông muốn vậy. Tôi có thể giúp ông việc đó được chăng?
    - Nếu ngươi có lòng tốt như vậy, ta lấy làm cảm kích vô cùng. Tên ta là Thái Vệ, hiện làm trưởng sở ở phủ lỵ. Bảo với đồng loại ngươi rằng ta rất lấy làm hân hạnh được đổi ngôi vị với bất cứ một người nào trong bọn họ. Chỉ cần cho ta được bơi lội và bơi lội mãi thôi.
    Con cá bỏ đi một lát rồi trở lại với một người đầu như đầu cá, người này cỡi trên một con Oa Oa - các bác biết đó, giống vật có bốn chân, sống dưới nước nhưng có thể trèo cây được, khi người ta bắt nó hay giết nó, nó kêu như tiếng trẻ con khóc vậy. Người đầu cá này tới với một đoàn tùy tùng độ mười hai con cá cùng một loại, y đọc chiếu chỉ của vua Thủy Tề. Các bác hãy tin tôi đi, chiếu đã được thảo bằng lối văn xuôi diễm lệ, chiếu đó bắt đầu như sau:
    "Con người, một sinh vật trên đất có những lề lối khác biệt với thủy tộc. Chừng nào con người còn giữ hình thể của mình, y không thể tiến bộ mau lẹ ở dưới nước được. Trưởng sở Thái Vệ có một tâm hồn cao cả và sâu sắc, đã đi tìm sự thư thái và siêu thoát ở một đời sống Tự do. Bất mãn và buồn phiền vì những công việc quan, y mơ tưởng đến lạch sông, đáy hồ nước trong xanh mát mẻ, mơ tưởng tới thú tự do và tháng ngày vô tận cùng các trò du hí ở thủy quốc chúng ta. Ước vọng trở thành thần dân thủy tộc của y từ đây được chấp thuận. Y sẽ được làm một con cá chép nâu và được phái tới Đông Hồ làm nơi cư ngụ thường nhật. Than ôi! Đời sống của thủy tộc ở sông và biển có vô vàn sự cám dỗ và cạm bẩy. Có kẻ đã ngốc nghếch cản phá tàu bè; có kẻ vì thiếu từng trải và không kềm chế nổi lòng mình đã bị mắc bẩy, bị bắt bởi đủ các loại dụng cụ của loài người. Không có ở đâu chân lý được rõ ràng bằng dưới nước rằng sự thận trọng là sự bảo đảm tốt nhất cho một đời sống lâu dài. Chúc cho ngươi cư sử khéo léo và đường hoàng, hợp với phong độ cao cả của loài thủy tộc mà ngươi được may mắn làm một thần dân mới. Ngươi hãy làm một con cá khôn ngoan!"
    Vừa nghe chiếu chỉ, tôi vừa thấy mình biến đổi thành một con cá, mình tôi được phủ một lớp vẩy đẹp, óng ánh. Sung sướng với sự thay đổi đó, tôi bơi lội ung dung thoải mái, ngoi lên mặt nước rồi lặn xuống tùy theo ý thích với sự cử động nhẹ nhàng của những vây của tôi. Tôi ngoi ra sông, tôi thám hiểm tất cả những hang hốc ở bờ và mọi nguồn, mọi suối, nhưng bao giờ tối đến tôi cũng trở về hồ.
    Tuy vậy, một ngày kia, tôi bị đói ghê gớm không thể kiếm được thức gì ăn. Tôi nhìn thấy Triệu Cao quăng cần câu xuống và đợi bắt tôi. Trông con mồi ngon lành cám dỗ quá, hai mang tôi cứ việc chảy rãi ra. Tôi rõ ràng đó là một vật ghê gớm mà tôi rất sợ không dám đụng vào, nhưng tôi cảm thấy đó chính là thứ tôi cần, và tôi không thể tưởng tượng thứ gì khoái hơn nó được đối với miệng tôi. Rồi thì tôi nghĩ tới những lời căn dặn cẩn trọng và tôi bỏ đi, với một sự kiềm chế lớn lao, tôi bơi đi nơi khác.
    Nhưng một cái đói kinh khủng vò xé lòng tôi, và tôi không thể chịu đựng được nữa. Tôi tự nhủ lòng: "Mình biết Triệu Cao, và lão ta cũng biết mình. Chắc lão không dám giết mình đâu. Nếu bị bắt, mình sẽ bảo lão mang mình về phủ đường!"
    Tôi quay trở lại đớp ngay lấy con mồi, và tôi bị tóm cổ, tất nhiên vậy. Tôi chống cự và vùng vẫy nhưng Triệu Cao lôi tôi lên, môi dưới tôi đẫm máu, thế là tôi đành chịu. Khi lão ta sắp nâng tôi lên, tôi kêu:
    - Triệu Cao, Triệu Cao, nghe ta đây! Ta là Thái Vệ, trưởng sở đây! Nhà ngươi sẽ bị tội về việc này đó!
    Triệu Cao không nghe thấy lời nói của tôi, lão luồn một sợi dây gai vào mép tôi và quăng tôi vào một cái thùng có phủ bèo.
    Tôi nằm đó chờ đợi. Một lát sau, hình như để đáp lại lời cầu khẩn của tôi, Chương từ phủ đường của ta tới. Tôi nghe thấy câu chuyện trong đó Triệu Cao từ chối không bán cho Chương con cá lớn. Vậy mà y cũng nhìn thấy tôi, lôi tôi ra khỏi cái thùng, tôi bị xách tòn ten bởi sợi dây, thật là nguy hiểm.
    - Chương, sao mi dám như vậy? Ta là chủ của mi đây. Ta là trưởng sở Thái đây, ta chỉ nhất thời đội lốt cá thôi. Lại đây, bái yết ta đi!
    Nhưng Chương không nghe lời tôi, hoặc là có nghe thấy mà cố lờ đi. Tôi gào to thất thanh lên, vùng vẫy lăn lộn mãi nhưng tất cả đều vô hiệu quả.
    Khi tôi vào cổng, tôi thấy các viên chức đang đánh cờ gần cửa lớn, tôi kêu lớn lên gọi họ, nói cho họ biết tôi là ai. Tôi lại bị lờ đi. Một viên chức trong bọn họ reo lên:
    - A ha! Đẹp đẽ biết bao! Nó phải cân tới ba cân rưỡi.
    Các bạn hãy tưởng tượng xem tôi uất ức như thế nào!
    Trong sảnh đường, tôi nhìn thấy các bác, như tôi đã kể lại một khắc trước đây. Chương trình với các bác về việc Triệu Cao giấu cá lớn, toan bán nguyên cá nhỏ thế nào, rồi Bạch cáu quá đá một cái thật mạnh vào lão ta, các bác đều khoái trá vì con cá lớn.
    - Đem nó vào cho thằng bếp. Bảo nó làm một dĩa gỏi cá chép thật ngon, cho hành, cho nấm, và trộn chút rượu nhé!
    Tôi tưởng như là Bạch nói câu đó. Tôi bảo với tất cả các bác:
    - Các bạn đồng liêu ơi, đợi một chút đã. Nghe lời tôi đây. Thật là cả một sự lầm lẫn. Tôi là Thái đây. Các bác phải biết tôi chứ. Các bác không thể giết tôi được. Sao các bác lại tàn ác như vậy được?
    Tôi cứ phản đối hoài, cãi hoài.
    Tôi thấy cãi cũng vô ích vì các bác đều điếc cả. Tôi nhìn các bác với cặp mắt van lơn cầu khẩn, miệng tôi há ra cầu xin tha thiết:
    - Hành, nấm và một chút rượu trộn! Sao cái lũ quỷ quái vô lương tâm này nỡ đối xử với bạn của họ như vậy!
    Tôi tự nghĩ thế, nhưng tôi không thể làm gì được cả.
    Rồi Chương xách tôi vào bếp. Thằng đầu bếp trợn to mắt ra mà nhìn tôi. Mặt nó tươi lên khi nó mài con dao, và đặt tôi lên cái thớt.
    - Hoàng Triết Lương! Mi là tên bếp của ta! Chớ có giết ta! Ta xin mi đó!
    Hoàng Triết Lương nắm chặt lấy mình tôi. Tôi thấy ánh dao sáng loáng sắp bổ xuống đầu tôi. Phập, lưỡi dao đã hạ xuống, và vừa lúc đó tôi tỉnh dậy.
    Nghe chuyện đó, bạn bè của Thái rất xúc động và càng kinh dị hơn vì những điều mà chàng nói với họ đều đúng sự thật từng chi tiết một. Có người nói rằng họ nhìn thấy miệng con cá động đậy nhưng không ai nghe thấy một lời nào cả. Từ đó trở đi, Thái hoàn toàn bình phục, và bạn bè của chàng mãi cho tới già không dám ăn thịt cá chép nữa.
    Tác Giả: Lâm Ngữ Đường ​
  3. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Đừng Nói Lời Chia Tay

    Tháng mười một năm trước tôi đưa dùm Solani về San Antonio để làm lễ tuyên thệ vào quốc tịch Mỹ. Nàng nói với tôi chồng nàng, Michael, không thể từ Thái Lan về kịp trước mùa Giáng Sinh. Và dù có về kịp, nàng cũng không muốn "nhờ cậy" một kẻ không ra gì. Nàng đang trong thời kỳ ly thân nhưng Michael thỉnh thoảng vẫn ghé lại thăm hai đứa con trong những ngày cuối tháng. Tôi không biết với nàng một người đàn ông "ra gì" hàm chứa những yếu tố nào và làm sao để nàng yên tâm khi nhờ cậy tôi là một kẻ mà nàng chỉ mới vừa quen biết chỉ mới vài tháng. Nhưng chắc không phải do vấn đề tiền bạc. Nhưng tôi vẫn không thắc mắc và lái xe chở nàng. Khi trở về, tôi rủ nàng ghé thăm đồn Alamo cách đó năm dặm về hướng Nam. Mùa thu vàng úa hai bên đường và tôi nhìn thấy những con chim cánh đen đậu từng bầy trên bãi cỏ bên kia cầu xa lộ. Những con chim làm tăng thêm vẻ đen tối một mùa thụ Vì đang mùa Halloween, nên người ta bày biện những trái bí màu vàng chói chang và những hình nộm ma quái màu đen trước những cửa tiệm chạy dọc theo đường phố.
    Đây là lần thứ nhì tôi về thăm lại đồn Alamo. Cảnh vật không thay đổi, nhưng tấm lòng tôi mang một mùa thu đã khác. Bên cạnh tôi Solani đang tò mò quan sát những dấu tích ghi dấu một thời oanh liệt đã qua. Những kiến trúc nhân tạo bên cạnh những đổ vỡ lâu đời vẫn được giữ nguyên vẹn làm cho cổ thành mang một không khí vừa thân mật, vừa gần gụi. Trong đó lịch sử được trộn lẫn vào quá khứ, và mỗi phiến đá sần sùi trở nên một đời sống riêng. Chúng gợi cho con người hình ảnh tuyệt đẹp của một thứ hạnh phúc tàn phai đồng thời cũng nói lên một niềm hi vọng bất biến. Chiếc cổng sắt nặng nề màu sét rĩ tương phản với màu gạch đá ong lúc tôi và nàng dừng lại. Nàng quỳ xuống cột lại dây giầy. Tự dưng tôi muốn chụp cho nàng một tấm hình với một dáng điệu trong một bối cảnh như vậy. Nàng bằng lòng ngồi lại bên thềm đá rũ rượi những chiếc lá vàng khô mắt tư lự nhìn về phía ống kính. Sau lưng nàng là những con chim bồ câu mập mạp đang chậm rãi tìm mồi. Miệng nàng như muốn cười và trong một phút giây ngắn ngủi tôi bấm máy. Tôi bảo nàng cứ ngồi yên như vậy để tôi chụp lại lần nữa, phòng hờ tấm hình bị hư. Khi người ta mang trong trái tim mình một hình ảnh đẹp, người ta sẽ thôi không thấy mình già. Tôi cũng vậy. Có một chút nắng còn sót lại trong vòm lá trên cao. Bầu trời tức tưởi không có một giãi mây để gởi gắm vào đó một tâm sự.
    - Anh có muốn em chụp cho anh không? Nàng hỏi.
    - Không cần.
    - Tại sao?
    Tôi không biết trả lời tại sao. Nhưng nếu dung nhan của mình không rực rỡ lắm thì đừng nên nén chặt nó xuống lòng giấy. Đôi lúc, chúng ta cần thiết quên đi những gì mà thời gian đã tàn nhẫn ném lên mặt mũi. Nhưng với Solani thì không sao. Nàng là một người đàn bà kỳ lạ mà tôi đã quen. Không biết có phải tôi đã bị sự thu hút của nàng từ lần gặp nàng đầu tiên hay không. Nhưng tôi biết những bão giông sẽ chờ tôi ở một góc đường.
    Tôi sẽ không bao giờ biết tuổi thật của nàng. Chỉ biết nàng là một người đàn bà không còn trẻ thực sự trên giấy tờ nhưng lại khuôn mặt thì phản đối lại điều đó. Nàng là một phụ nữ sinh tại Campuchia. Và cách đây một tiếng đồng hồ nàng đã trở thành một công dân Mỹ. Tiếng Anh nàng nói rất lưu loát và đôi lúc nàng nói được vài câu tiếng Việt, dù không rõ ràng.
    Tôi và nàng làm chung một ca trong một hãng điện tử lớn tại thành phố Austin. Một ngày nào đó tôi sẽ nhớ lại cách thức mà tôi đã quen biết nàng và tại sao tôi đã yêu say đắm được nàng khi ngôn ngữ là một rào chắn mạnh mẽ để tôi và nàng tìm đến sự cảm thông. Bây giờ tôi chỉ muốn nhớ rằng tôi quá yêu nụ cười nàng và khó lòng quên được nó. Nụ cười có những chân răng trắng đều không khuyết điểm như hàm răng của các người mẫu.
    Một ngày nào đó nàng sẽ xa tôi vì không có gì tồn tại mãi trong cuộc đời nầy. Và chúng tôi ai là người sẽ quên ai trước? Nhưng để xóa đi một cái gì dính líu đến một nhân cách hay một con người thì hơi khó. Nụ cười nàng đủ khả năng làm cho tôi tiếp tục đi trên những chông gai sắp tới với những bước chân mệt mõi già nua. Như một con sói miền hoang mạc đi trên những dấu chân bỏng rát cuộc đời.
    Tôi đang sánh vai đi với nàng dưới bóng mát êm dịu của một mùa thu tháng mười một. Tôi không muốn mọi suy nghĩ buồn rầu nào làm quấy rầy một niềm vui. Solani cũng muốn như vậy. Không phải nàng đã nói với tôi là chấp thuận cho tôi đưa nàng đi đến tận cùng góc bể chân trời nào khi nàng chui vào ngồi trong lòng xe của tôi? Câu nói đùa nhưng nghe ra thật có lý.
    Có một vòm cầu nối liền phố xá bên nầy và khu rừng nhỏ phía bên kia. Dòng sông êm đềm trôi bên dưới. Cách đây mấy trăm năm, có lẽ những thổ dân da đỏ đã từng đi lại trên dòng sông nầy bằng những chiếc thuyền độc mộc trong khi bầy cá sấu hả miệng rượt đuổi theo. Bây giờ những con sấu già nua nhất chắc đang tồn tại trong một sở thú nào đó và trên dòng nước đang lôi kéo theo những xác lá vàng kia, chiếc thuyền độc mộc được thay thế bằng những chiếc xà lan sơn phết rực rỡ. Chúng đang làm công chuyện chuyên chở những du khách từ mọi nơi đổ về. Chúng tôi dừng lại bên cầu, nhìn xuống. Khuôn mặt nhìn nghiêng của nàng kề cận bên tôi.
    Tôi ngây ngất tận hưởng mùi thơm đang đầm đìa bên cạnh hương thể nàng và ước ao trái đất nầy đừng quay và thời gian sẽ nằm yên tại chỗ. Từ hướng nhìn như vậy, tôi phát giác thêm một ưu điểm khác làm nên bởi chiếc mũi thẳng thớm tự nhiên của nàng. Tôi yêu mến những người đàn bà không cầu kỳ khi mời gọi người ta chiêm ngưỡng nhan sắc mình. Vì một người đàn bà đẹp không cần có sự tiếp tay của mỹ phẩm hay dao kéo vớ vẩn.
    Nơi góc tối của những bụi dứa dại, bức tượng cao bằng người thật của Thánh Antonio ôm con cừu nhỏ trên tay. Lau lách dưới chân ông và cuộc đời gai góc bên ngoài. Trong khi chúng tôi như hai người còn trẻ tuổi bám lấy nhau không rời. Đi qua những hàng quán, những siêu thị. Thỉnh thoảng nàng dừng lại hồi lâu dùng tay rờ rẫm lên trên mặt đá lạnh lùng. Hình như từ nơi đó đang toát ra sự sống của quá khứ. Mỗi một cảnh vật hình như đang có hơi thở và biết bao nhiêu năm tháng ràn rụa trên mỗi hòn cuội âm thầm kia. Biết bao nhiêu nỗi vui và đau khổ chạy đuổi nhau trên từng cánh lá và tiếng kèn xung trận một thuở nào còn vang động đâu đây.
    Chiều xuống ngoài bến nước đang lên đầy làm ướt đẫm những tam cấp dẫn lên những vỉa hè. Tiếng vang khô khốc khi một con nhái xanh vừa rời khỏi chỗ trốn để nhảy phóng vào lòng nước. Người ta ngồi nhâm nhi những ly cà phê thơm mới lấy ra từ lò xây và mùi những trái dâu trong ly kem hồng đào. Mùi thịt nướng tươm mỡ cùng với mùi hành phi từ các quán ăn Tàu. Tất cả mọi thứ không gian và con người trộn lẫn vào nhau giống như một hoạt cảnh trong tranh của Monet.
    - Em muốn về. Hình như trời sắp mưa. Solani nói khi ra ngoài.
    Một cơn dông báo hiệu sẽ đến trong vài phút nữa mà khi còn bên trong chúng tôi không thấy. Chúng tôi chia tay Alamo vội vàng. Cơn mưa chờ đợi chúng tôi ra đến tận ngoài bãi đậu xe mới ném vào mặt chúng tôi những hạt nước hung bạo. Tôi lái xe chầm chậm lòng tiếc rẻ một ngày vui chóng qua. Con đường mịt mùng đôi lúc không thấy những lằn lane vàng phân chia hai chiều. Một vài tia chớp lóe sáng ở cuối chân trời màu chì. Có một lúc mưa to quá tôi phải đậu dạt vào khu vực emergency bên lề. Solani hơi có vẻ sợ hãi. Tôi an ủi nàng:
    - Đừng sợ. Anh sẽ đưa em về bình an. Chỉ một chút nữa thôi trời sẽ tạnh lại. Nàng không nói gì một hồi lâu. Bàn tay run run trong bàn tay của tôi và tôi tưởng nàng đang buồn ngủ:
    - Em sợ, Se Tran.
    - Điều chi?
    - Ám ảnh của quá khứ. Đôi khi em thấy em đang sống lại thời thơ ấu trong giấc ngủ. Cánh đồng chết và những thây người chưa kịp vùi lấp. Khi nãy dòng sông làm em nhớ lại con sông quê nhà. Nhưng không phải yên bình như tại đây.
    - Anh biết. Quê của anh cũng có hình ảnh như vậy.
    - Con sông của quê em đục ngầu phù sa vào mùa mưa và càng về thượng nguồn phù sa càng trở thành màu đỏ. Không phải màu đỏ tự nhiên mà là màu đỏ của máu. Đó là những ngày tháng bắt đầu cuộc đại khủng bố của Pôn Pốt. Nàng tâm sự. Mười lăm tuổi em bỏ học vì Ponpot không muốn thấy mọi giai cấp tồn tại ngoại trừ giai cấp thống trị. Mười bảy tuổi chứng kiến cả gia đình bị thảm sát bằng rìu, sau khi bị kéo lê trên khắp đường phố bằng dây kẻm gai. Em sống sót lạ lùng và mười tám tuổi đi qua cánh đồng chết một mình cùng tất cả những sợ hãi.
    - Việt Nam của anh cũng có những thứ đó, sau đó vài năm. Những kích thước đau khổ nào cũng đều giống nhau. Chỉ khác ở kinh nghiệm và sự cảm nhận của mỗi người.
    .......
  4. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Khi chiếc lá cuối cùng rụng xuống khỏi những cành nhánh oằn oại của các cây sồi trước hãng, mùa đông sừng sững hiện ra không dự báo trước. Buổi sáng đi làm đã có thấy vài chiếc áo ấm mọc trên vai vài người. Bên hành lang đường dẫn vào cổng phía tây, những vòng khói thuốc bay quanh co trong sương mù từ những tay ghiền thuốc đang tiếc rẽ một hơi ấm tàn đêm. Lòng tôi thấy mê mệt một hạnh phúc dịu dàng khi hai bàn tay thủ kín trong túi áo. Lâu lắm rồi tôi mới thấy lòng tràn ngập một nỗi thôi thúc giang hồ khi đi qua một góc phố mù sương đầu ngày, khi thành phố đang còn giữa thức và ngủ. Nhớ Đà Lạt ngày mới lớn, thời lính tráng lãng mạn, tôi cũng đã từng đi qua một vài con đường. Rời bỏ vài con phố để đến nơi người tình ở. Và hơi thuốc đầu ngày ngập ngừng trên một địa chỉ hoa, khi tôi đưa tay lên gõ cửa.
    Câu chuyện tôi và Solani, cho đến bây giờ, tôi không biết tôi và nàng ai là người khánh tận khi tình yêu trở thành một vết thương. Tôi không muốn đau khổ vì điều nầy tự dưng đối với tôi quá mới mẻ. Nàng chẳng từng nói với tôi rằng đối với Michael thì khó lòng có một sự ràng buộc nào khiến nàng hồi tâm để quay về. Nàng cũng từng nói với tôi là chồng nàng là người đàn ông rộng lượng và hiểu nàng hơn ai hết. "Nhưng lý do nào mà em và Michael lại không ở chung với nhau?" Tôi đem thắc mắc đó hỏi nàng trong giờ ăn tại hãng.
    - Khi một người đàn ông quá hiểu tường tận về người bạn đời của mình thì sẽ không còn gì để say đắm. Nàng nói mà nhìn tôi với đôi mắt như muốn cười. Đó là một kinh nghiệm. Anh ấy là chủ một tiệm rượu nhỏ ở đường số Tám. Vài năm trước công việc buôn bán đang phát đạt và thu nhập hàng ngày có vẻ tiến bộ trông thấy. Em lúc đó đang ở nhà không đi làm vì không có ai coi chừng thằng con nhỏ, nó mới được bốn tuổi. Rất ít khi em đi tới Liquor của Michael vì anh biết đường xá ở Downtown rất phức tạp. Trong khi em lái xe "quờ quạng" hơn ai hết. Một lần có việc cần em chạy đi tìm hắn, mà đáng lý em nên gọi phone trước mới đúng. Nhưng phone ngoài tiệm đang bận lúc đó. Và anh biết em thấy gì không?
    - Thấy gì?
    - Một con mẹ người Mễ nào đó đang ngồi trên đùi của Michael và áo quần thì xốc xếch. Em không nói không rằng và đập bể không thương xót những gì kề cận trong tầm tay. Một mảnh vỡ văng ra từ những chai rượu làm tay em bị chảy máu. Và xe cứu thương tới. Và sau đó thì... đó thì mạnh ai nấy sống.
    Nàng chỉ cho tôi thấy một vết thẹo nằm dưới cổ tay. Tôi nói:
    - Em dữ quá.
    - Em vậy đó. Có thể là bản năng từ những ngày còn nhỏ, khi em đối diện với những bất trắc...
    Đâu phải ai cũng là một con **** nhởn nhơ mãi trong khu vườn đầy ứ những nụ hoa. Một lúc nào cánh **** sẽ mỏi và nhịp vỗ sẽ không còn đủ sức làm nên một tín hiệu. Trong khi tôi không còn thời gian để chờ đợi. Tôi hứa với nàng sẽ từ bỏ cuộc đời độc thân kể từ mùa xuân này để cưu mang nàng và hai đứa con. Tôi sẽ làm hôn lễ với nàng dù không rình rang nhưng đầy đủ những lễ nghi trong một nhà thờ công giáo. Có vị linh mục chủ lễ ban phép hôn phối và chúng tôi sẽ quỳ bên nhau dưới những ngọn nến rực rỡ.
    Tôi không thể đè nén niềm vui xuống tận đáy lòng. Vì khi nghĩ đến nàng lòng tôi dâng lên một nỗi hân hoan kỳ thú. Tôi trở thành một người đàn ông mất thì giờ rất nhiều khi đứng thường xuyên trước tấm gương trong phòng rửa mặt, chỉ để nhìn ngắm dung nhan mình. Một công việc mà tôi rất ghét từ trước đến nay. Tôi tự tìm mua những món đồ dành cho một tổ ấm. Những món đồ vặt vảnh, củ kỹ không xài tôi đem cho ở Goodwill, và dùng những ngày cuối tuần đi ăn với mẹ con nàng.
    Tình yêu làm cho người ta vững vàng hơn hay yếu đuối hơn. Tôi ghé thăm nàng thường xuyên nơi căn phòng nàng thuê ở đường Lamar. Nàng ngược lại cũng hỏi thăm địa chỉ tôi và đôi khi tạt qua nói là để mượn của tôi một tờ tạp chí, hoặc nhờ tôi chỉ cho nàng xào nấu một món ăn Việt Nam. Khả năng bếp núc của tôi chỉ đủ dạy cho nàng món trứng chiên và thịt bò xào trộn với rau muống. Một món mà nàng rất thích.
    Mùa đông lấp lánh trên mấy con suối chảy quanh co dưới sườn đồi và tiếng chim kêu ít hơn trên những đụn tranh sau lưng nhà bưu điện. Đó đây, cảnh vật mang một nỗi buồn khi tôi lái xe đi về buổi chiều, ngang qua mấy bờ cỏ xám xịt. Qua một con đường xe lửa nhức nhối nằm đợi những toa tàu. Một cái quán bán đồ fast food nằm khép nép bên cạnh một sân chơi trẻ con. Nơi đó tôi có thể tìm thấy một vài món mà đôi lúc tôi có thể đem về tiêu thụ ngay sau một ngày làm việc quần quật ở hãng. Một ly cà phê chỉ có 59 cent cho bất cứ mọi size. Dĩ nhiên, tôi luôn chọn cho mình một ly cà phê lớn nhất.
    Một lần tôi gặp Michael tại sân chơi. (Nàng không bao giờ cho tôi có dịp biết mặt chồng của nàng- nhưng tôi đoán ra Michael vì thấy đứa con trai nhỏ của nàng). Hai cha con đang chơi ném bóng vào một cái giá bóng rỗ. Tôi quên hôm đó là ngày chủ nhật cuối tháng, thời gian mà Michael có quyền đến thăm con. Họ quay lưng về phía tôi và tôi cũng không muốn đứa bé bắt gặp. Có một sự cảm xúc dâng lên trong tâm hồn tôi khi tôi cầm lấy tiền thối từ người bán hàng. Nhìn dáng điệu của Michael cố vươn mình tới trước để đón quả bóng từ con trai, và cách thức liệng quả bóng làm sao không rơi xa ngoài tầm tay của đứa bé, tôi biết tôi khó lòng bày tỏ hơn được như vậy. Một người cha biết chăm sóc tốt cho con cái trong một chuyện nhỏ nhặt thì chắc không phải hoàn toàn là một người đàn ông xấu. Biết vậy, nhưng tôi vẫn không làm sao giũ bỏ hình ảnh Solani ra khỏi tâm trí tôi. Đã không thể quên lãng được mà trái lại tôi lại càng muốn chiếm hữu nàng. Càng lúc, tôi càng cảm biết được sự ghen tị đang nẩy nở trong tôi từ sau buổi sáng hôm đó.
    Gần Giáng Sinh, tôi hỏi nàng có cho phép tôi mời nàng đi nhà thờ và sau cùng ghé về nhà tôi ăn bữa cơm tối mừng Chúa ra đời. Nàng trả lời:
    - Không được. Michael muốn có buổi tối Giáng sinh với hai đứa nhỏ. Anh biết, trẻ con chưa quen thuộc với không khí thiếu mất một người cha hay một người mẹ trong gia đình. Chúng không muốn biết lý do và mọi sự bào chữa. Vì lỗi lầm thuộc về người lớn.
    Vậy là tôi sẽ ăn lễ một mình trong căn phòng quá rộng rãi và gặm nhắm nỗi buồn như ngày nào tôi chưa từng quen nàng. Buổi chiều tôi vào siêu thị tìm mua cho nàng một chiếu áo len cao cổ và hai con gấu nhồi bông cho hai đứa con nàng. Tôi cũng mua thêm một bình hoa hồng để trang trí căn phòng bớt hiu quạnh. Nơi một ngã ba dẫn vào khu tôi ở bóng những cây thông có treo đèn màu xanh đỏ dội xuống đường ánh sáng huyền hoặc. Những vạt sương mù vương vãi đó đây che lấp hàng rào chung quanh công viên và khi tôi trở về nhà đêm đã qua lâu. Có ánh đèn trong nhà khiến tôi ngỡ mình quên tắt điện buổi chiều. Nhưng khi cánh cửa mở ra tôi thấy Solani đang ngồi coi truyền hình nơi ghế sophạ Tôi ngạc nhiên:
    - Em đến bao giờ?
    - Chỉ mới đây thôi.
    - Không thấy xe em đậu ngoài sân?
    - Em đến đây bằng taxi. Lát nữa anh phải đưa em về. Nàng cười rạng rỡ khi thấy tôi ngẩn ra. Đùa thôi. Xe em đậu phía bên kia đường đối diện với người hàng xóm của anh. Để anh bất ngờ.
    - Bất ngờ thật. Mấy đứa con em ra sao? Chúng không biết em đang ở đây chứ?
    - Michael đưa chúng đi xem phim và bây giờ chắc đang ngồi trong một tiệm ăn nào đó. Thật tình mà nói, giữa em và Michael chưa ai thấy tự nhiên sau một biến cố như vậy. Nhưng không thể làm khác hơn.
    Nàng nói và đứng lên, cùng lúc cánh tay đưa ra nhưng không thể cản ngăn cái hôn sỗ sàng của tôi. Tôi tưởng nàng mới vừa uống nước bạc hà vì môi của nàng có mùi vị giống như vậy.
    - Anh sẽ không muốn em về, trước khi trời sáng. Em làm anh đau khổ khi nghĩ rằng em sắp vuột khỏi tầm tay.
    - Có thể như vậy. Đôi lúc em nghĩ em rất yêu anh. Đôi lúc em nghĩ em không thể xa rời hai đứa con em. Chúng vẫn còn yêu mến Michael.
    - Nhưng không phải em đã dứt khoát vấn đề từ mấy tháng nay? Và còn lời cầu hôn của anh?
    - Mới đầu thì như vậy. Nhưng bây giờ thì câu chuyện có vẻ theo một chiều hướng khác.
    - Tại sao?
    - Đừng hỏi tại sao? Chỉ biết bây giờ em đang ở đây. Tại sao anh không mời em uống một cái gì đó để đánh đấu một đêm Giáng Sinh êm đềm?
    Nàng nói vậy. Nhưng khi tôi định rời nàng để đi tìm chai rượu vang thì nàng đổi ý. " Chúng ta không có thì giờ phải không? Se Tran". Nàng thì thào.
    Chúng tôi không biết ai đã kéo ai ngã xuống chiếc giường chật chội trong phòng, trong bóng tối mờ nhạt thơm mùi nước hoa từ mái tóc nàng. Trong bóng tối đôi mắt nàng quay nhìn về hướng khác, như hai hướng đời chia xa. Tôi biết từ bây giờ tôi sẽ mất nàng.
    Lâu lắm rồi, tôi mới biết được tình yêu và sự đau khổ. Phải chi chúng tôi còn thanh xuân để nghiền nát đời nhau và bù đắp cho nhau mọi bất hạnh cùng mọi lạc thú. Chúng tôi không thể bơi ngược dòng sông bằng đôi cánh tay mang triệu chứng già nua trong khi đôi môi run rẩy một quá khứ buồn. Nhưng không phải vì vậy mà thân xác chúng tôi không hòa nhập nhau được. Vì ngoài sự đam mê, chúng tôi đều có chung một mẫu số đau khổ. Nàng đã qua một thời ấu thơ buồn rầu như tôi. Trên những dấu chân tàn phai và bóng tối của những tàn cây thốt nốt. Nơi những sợ hãi luôn là kích thích tố làm tăng trưởng mọi đời sống và cánh đồng chết chôn vùi mọi thanh xuân.
    Bây giờ nàng và tôi không còn ai dấu diếm những rung động của mình. Chúng tôi phơi bày cho nhau một phần đời sống quanh co khuất lắp. Và giữa tôi và nàng, không còn khoảng cách nào để chúng tôi từ chối tham dự vào một vũng lầy hấp hối cuối đời. Một lần nào nàng nói với tôi tên nàng có nghĩa là một dòng sông. Tôi cũng đang là một nhánh sông tìm cách chảy xuôi vào định mệnh nàng, nhưng không thể.
    Đêm khép nép trên những tàn cây ủ ê bên ngoài và không bao lâu trời sẽ sáng. Mùa đông không cần khua động những nhát dao nhưng rét mướt làm điếng tê da thịt. Có tiếng dế kêu râm ran từ một góc tối. Không rền rĩ, nhưng đầy những cáo trách.
    Trong bóng tối mù căm, nàng mặc quần áo lặng lẽ, nhanh chóng như lúc vuột bỏ ban đầu. Chỉ còn một mảng trắng màu sữa từ chiếc cổ thanh tân của nàng. Như một đánh dấu giữa mộng và thực. Solani hôn tôi vội vàng, trước khi tôi kịp vươn cánh tay ra để níu lại vòng lưng thon thả.
    - Good bye, Se Tran. See you later. Nàng lìa xa tôi bằng cách thức như vậy. Tôi không kịp nói lời chia tay. Nàng đang nắm tay vịn cánh cửa, nghiêng về phía tôi. Cuối cùng cánh cửa mở ra, đóng lại. Đóng kín niềm hi vọng mới mẻ trong tôi. Nàng đã ở bên ngoài. Nàng sẽ đứng lại một chút và cuối xuống cột lại giây giầy như thói quen. Đi bộ băng qua bên kia đường để đến nơi đậu chiếc xe Nisan Sentra đen của nàng. Nơi đó có một bụi xương rồng và gió đêm sẽ lau khô dùm nàng những dòng lệ nếu có. Nàng sẽ vươn vai đi về phía mặt trời sáng mai, nỗi đau đớn lìa xa dần dà sẽ kéo da non trong tâm hồn son trẻ của nàng. Vì không ai nhớ hoài một vết thương. Bổn phận làm vợ làm mẹ sẽ làm nguôi ngoai nàng một vài tháng sau. Dầu gì nàng vẫn còn một gia đình để quay về. Có những ngọn nến chảy miệt mài dành cho nàng suốt một mùa đông và những mùa xuân kế tiếp.
    .......
  5. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Còn tôi? Căn phòng mà tôi và nàng sống qua một đôi giờ hoan lạc nhìn xuống con đường 183. Ngày cũng như đêm xe cộ lao vun vút không ngừng như nhịp chảy của cuộc đời. Chỉ có tôi đang bị ném hụt hẫng bên ngoài như một món đồ tình cờ văng ra khỏi chuyến xe đời chạy vội. "See you later" Làm sao gặp lại? Đó không phải là một lời nói qua đường nhưng tôi thấy khó khăn làm sao để thực hiện lời hứa đó. Khoảng vài tháng sau tôi bị nghỉ việc vì hãng bị down. Phòng nhân viên đưa ra một danh sách những nhân viên không cần thiết cho hãng trong đó có tôi. Solani vẫn còn ở lại. Tôi không gặp nàng một ít lâu. Lý do vì tôi phải đi tìm một việc làm mới trước khi mùa đông chấm dứt. Và một lý do khác, có lý hơn, là mặc cảm.
    Tôi không kịp gởi cho nàng chiếc áo len màu tím tượng trưng cho một tình yêu buồn. Món đồ không đáng là bao nhưng tôi thấy lòng nặng trĩu. Buổi chiều tôi lang thang vào trong mall xem người ta mua sắm, cười nói. Xem người ta đầu tư lòng tin trên những mặt hàng. Tôi đi qua những nơi mà tôi và Solani đã từng đi qua trong thời kỳ tiền "trăng mật". Mùa xuân phồng căng cánh gió dưới chân cầu Downtown. Những bầy dơi bay về đậu đen một góc phố. Có một vài đêm tôi không đè nén lòng mình, gọi phone cho nàng. Đầu giây bên kia tiếng message yêu cầu tôi để tên lại, chủ nhân về sẽ trả lời. Có cần thiết nêu lên lý do cho một lần gặp gỡ?
    Cho đến một ngày, tôi gặp lại Solani khi tôi bị kẹt xe bên nầy đường. Tôi có công việc làm trở lại sau hơn ba tháng ăn tiền thất nghiệp. Buổi sáng mùa xuân ánh nắng rực rỡ bên cạnh vòi nước bên hông nhà thờ. Con đường hai chiều dành cho người đi bộ, tôi thấy nàng phía bên kia. Trên lưng nàng mang một túi xách đeo lưng dành cho người leo núi. Chiếc quần jean màu xanh da trời dể chìm khuất trong những màu xanh tương tự. Dòng người đông đảo xô đẩy nàng tiến về phía trước. Nàng không thấy tôi, dù tôi chỉ cách nàng khoảng hai chục feet. Mái tóc màu đen của nàng đánh dấu cho tôi biết nàng còn trong đám đông hỗn độn. Không có vẻ gì báo hiệu cho tôi biết là nàng đi với ai đó. Gương mặt nàng thoáng hiện ra và một lúc lại bị che mất bởi người đi bên cạnh. Nàng đi những bước chân dài dọc theo bức tường sần sùi chạm trổ hình thù Ai Cập. Trái tim tôi quặn thắt lại và toàn thân như muốn lên cơn động kinh. Một chiếc xe buýt chợt trờ tới đậu trước mặt tôi. Vài ba người lần lượt trèo xuống đường. Một vài người chuẩn bị bước lên. Mãi đến khi xe buýt chậm chạp bò đi thì Solani không còn trước mặt tôi. Tôi dáo dác tìm nàng. Và đèn xanh bật lên, xe tôi phải lao về phía trước.
    Có những mối tình bị chết cạn vô lý trong lòng suối hẹp. Hay đôi tình nhân tình cờ lạc nhau giữa một ngã ba. Tất cả đều mang một dáng vẻ bi thiết mà trái tim con người không thể cân đối được. Trên những con đường một chiều, người ta luôn vẽ những bảng cấm Do not enter. Và không ai vượt qua được những nỗi đau đầm đìa ẩn dấu đàng sau đó những điều dụ hoặc. Một lúc nào đó, theo thời gian, nụ cười của nàng sẽ mất đi một chút quyến rũ, nhưng sự thương tổn thì vẫn còn.
    Phải mất nhiều năm sau ngày tôi xa Solani, tình yêu mới bắt đầu trở nên lắng đọng trong tôi. Hai lần tôi nghe tiếng phone của nàng nhưng cả hai lần tôi đều không muốn trả lời. Lần thứ ba nàng gọi tôi báo tin chồng nàng vừa mất. Chuyến máy bay gồm có 201 hành khách vừa rớt xuống biển Thái Bình Dương. Chồng nàng có mặt trong chuyến may bay thảm khốc cuối cùng của thế kỷ. Tôi an ủi nàng và tôi nhớ mình có gởi đến nhà nàng một vòng hoa phân ưu. Trong khi tôi loay hoay tìm kiếm địa chỉ nhà quàn để đến chia buồn, tôi tình cờ nhìn thấy hộp giấy gói chiếc áo len định tặng nàng mùa Giáng Sinh và hai con gấu nhồi bông nằm chìm khuất trong góc tủ...
    Tác Giả:Phạm Ngũ Yên
  6. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Ngày Tình Yêu

    Bà trưởng phòng Valentina Mikhailovna Komarova gọi Shapovalov lên phòng từ sáng sớm, bà khoá trái cửa phòng, bỏ chìa khoá vào khoảng trống giữa ngực, xoài người ra bàn và nhắm mắt lại.
    - Chị làm sao thế?
    - Shapovalov hỏi. Komarova hơi ngẩng đầu lên:
    - Không hiểu sao tôi thấy mệt.
    - Chị cần phải nghỉ ngơi. Nên nghỉ bù vài ngày.
    - Nghỉ là nghỉ thế nào?
    - Komarova bắt chéo chân.
    - Thế ai sẽ thay tôi làm việc?
    - Thay chị toàn bộ thì tất nhiên là không thể được rồi. Nhưng mà cố kéo ngày một ngày hai thì được.
    - Ôi !
    - Komarova thở dài và nhắm mắt lại.
    - Chẳng ai hiểu được cuộc sống của tôi thế nào!
    - Tại sao?
    - Shapovalov lật lật những tờ giấy.
    - Thì...,
    - Komarova phẩy tay.
    - Các anh ai cũng nói thế cả. Thì tôi đâu có may mắn với chồng, đời tư thật chẳng ra sao...
    - Valentina Mikhailovna này, chị tự chôn mình thế thật là uổng. Chị còn trẻ lắm. Trông giống hệt Lyubov Orlova (1).
    - Shapovalov lôi bao thuốc lá " Yava" ra.
    - Tôi hút thuốc được chứ?
    - Orlova cái khỉ gió. Bà ấy cứ thử có cuộc đời như tôi xem các anh có còn thèm để mắt đến Orlova nữa hay thôi?
    - Cái đó thì tôi không biết. Tất nhiên... Theo tôi, chị vẫn còn đẹp lắm.
    - Thế anh thấy tôi có cái gì hay, hả Nikolai?
    - Thì... Thứ nhất là chị rất công bằng... Cả tập thể quý trọng chị...
    - Ủm...
    - Đúng thế đấy. Nếu người khác ở cương vị chị thì ông Rukavishnikov đã bị đuổi thẳng cổ rồi. Nhưng chị lại không đuổi. Chị thấy tội nghiệp cho ông ta...
    - Thực ra... không nên say sưa như thế ở cơ quan. Anh ta nôn mửa đến 20 phút đồng hồ trong phòng làm việc của tôi.
    - Đồ bệ rạc
    - Shapovalov nhả ra những vòng khói.
    - Anh hút thuốc đẹp thật đấy. Anh dạy tôi nhé. Cho tôi xin điếu thuốc nào... Phù, phù, phù... Tôi làm không được rồi.
    - Đây, chị đẩy lưỡi như thế này này.
    - Đẩy thế nào?
    - Thế này này.
    - Tôi không hiểu.
    - Chị xem đây.
    - Ủ...
    - Bụm môi tròn lại, rồi đẩy lưỡi thế này. Komarova đưa cái lưỡi ẩm ướt liếm môi.
    - Hút thuốc mồm cứ hôi hôi thế nào ấy. Không hiểu sao người ta vẫn thích hút nhỉ?
    - Thì chính ông Colombus khi nhìn thấy thổ dân da đỏ hút thuốc cũng hỏi câu giống hệt thế. Nhưng sau khi thử rồi thì cũng nghiện theo. À mà Valentina Mikhailovna này, chị có biết Colombus tìm ra Châu Mỹ như thế nào không?
    - Thì còn thế nào nữa! Ông ta định đi thám hiểm Ấn Độ, nhưng lại khám phá ra Châu Mỹ. Ông ấy cứ ngỡ rằng đó là Ấn Độ. Nhưng sau đó Amerigo Vespucci (2) giải thích cho cả thế giới rằng đó không phải là Ấn Độ, mà là lục địa mới. Sau đó người ta đã lấy tên Amerigo đặt cho châu lục này thành America.
    - Thế chị có biết là đi biển đến chuyến thứ mấy thì Colombus đụng phải Châu Mỹ không?
    - Hình như chuyến thứ hai thì phải?
    - Thế là chị sai rồi. Chị nghe này! Christopher Colombus là con trai của một nhà quý tộc nghèo nhưng kiêu hãnh. Khi Colombus tròn 15 tuổi, bố của cậu bắn súng vào đầu tự vẫn sau khi bị thua bạc mà không còn gì để trả nợ. Chàng Colombus trẻ tuổi chỉ còn cách xin làm thuỷ thủ trên tàu và ra khơi. Nhưng cậu đã rơi vào tay bọn cướp biển hung ác. Chúng thấy chàng trẻ quá nên không nỡ treo cổ và thu nạp chàng vào toán của chúng. Thế là Colombus bị buộc phải trở thành cướp biển. Năm tháng trôi đi và Colombus trưởng thành, chàng để tóc dài, râu ria xồm xoàm, xăm đầy mình.
    Một lần bọn cướp đang đi trên Ấn Độ dương thì bão tố nổi lên và đưa tàu dạt vào bờ biển Ấn Độ. Sự độc đáo huy hoàng và lòng mến khách của Ấn Độ đã khiến bọn cướp biển ngạc nhiên. Bọn cướp nhanh chóng trơn lông đỏ da và suốt ngày đuổi theo váy các bà các cô người Ấn... Rồi bọn chúng đi xem những thuật sĩ yoga biết bay... Rồi bọn chúng cưỡi voi... Sau đó chúng tập hút nha phiến và nghe đàn sitar...
    -Rồi con rắn phù thuỷ mách bảo chúng rằng trong rừng sâu có thành phố bỏ hoang chứa đầy ngọc ngà châu báu. Nhưng tất những người đi đến đó đều không thấy ai trở về. Thế là bọn cướp khoác lác rằng chúng chẳng sợ gì cả. Chúng hút thêm một điếu nha phiến nữa (loại khác), nạp đạn vào súng lục và đi tìm kiếm kho báu.
    -Trên đường đi, người bọn cướp bị phình lên một cách đáng sợ, nhưng chúng vẫn hát hò và bắn loạn xạ vào lũ khỉ, vẹt và cá sấu. Không phải ai cũng đến được thành phố. Một nửa bọn cướp không rõ lạc ở đâu. Có lẽ chúng buồn ngủ ở dọc đường và vẫn còn nằm ngủ say sưa dưới những gốc cây. Cũng có thể chúng bị rơi xuống đầm lầy và đã bị bọn cá sấu ăn thịt rồi?... Mà cũng có thể chúng đã bị hổ vồ và cũng bị chén sạch?... Hay chúng bị gấu Himalaya quật chết?...
    - Hay chúng bị rắn độc cắn, trăn xiết cổ nghẹt thở?.. Cũng có thể chúng bị lũ đười ươi hãm hiếp?... Hoặc giả bị voi giày chết?... Hay có lẽ trong khi ngủ chúng đã bị muỗi hút hết máu?... Hay là do chúng hút nha phiến quá liều nên đã bị chết vì vỡ tim?... Cũng có thể chúng bị ong dại đốt chết lắm chứ?... Mà cũng rất có thể là chúng đã xơi phải nấm độc?...
    -Thiếu gì chuyện có thể xảy ra trong rừng rậm cơ chứ. Rốt cuộc thì chúng cũng đến được thành phố và chui xuống tầng hầm chứa đầy châu báu. Colombus bị phân công đứng bên ngoài cảnh giới. Trong hầm quả đúng là có rất nhiều vàng bạc châu báu, nhưng khi bọn cướp vừa chạm tay vào thì bất thần từ trên trần một phiến đá khổng lồ rơi xuống nghiền nát cả lũ. Colombus không nhớ đã ra khỏi rừng như thế nào. Chàng leo lên con tàu và nhổ neo rời bến cùng với tàn quân của lũ cướp. Chàng bị sốt liên miên suốt tuần phần vì hoảng sợ, phần vì rượu và ma tuý. Khi tỉnh dậy, chàng nhớ ra rằng mình là quý tộc Tây Ban Nha (3) và quyết định giã từ cuộc đời cướp biển.
    - Khi về đến Tây Ban Nha, chàng từ biệt bọn cướp và lên bờ. Tại Madrid, chàng lấy vợ, sinh con rồi gia nhập quân đội. Chàng leo lên được đến cấp đại tá, nhưng rồi bị giáng xuống làm lính sau khi giết chết bá tước Suelopez chỉ vì ông này dám nói rằng tất cả bọn cướp biển đều là đồ cặn bã.
    - Sau chuyện này, Colombus rất buồn. Chàng đâm ra hay nhớ tới những cuộc phiêu lưu, nhớ biển và nhớ Ấn Độ. Chàng vô cùng mong muốn được quay trở lại đó một lần nữa. Colombus đã thuyết phục Nữ hoàng Tây Ban Nha cung cấp tiền cho chàng để mua một con tàu rong buồm đến Ấn Độ tìm châu báu. Nữ hoàng rất khoái anh chàng nhà binh rám nắng quả cảm này, nên đã đồng ý và cấp cho chàng khoản tiền cần thiết. Colombus chiêu mộ thuỷ thủ đoàn từ đám bạn bè ngày xưa, mua tàu. Đó là con tàu rất chắc chắn có tên là " Santa Maria" . Chàng treo cờ Tây Ban Nha lên cột buồm và nhổ neo.
    - Colombus bơi qua Đại Tây dương, nhưng dòng hải lưu ấm đã đẩy con tàu về phía Bắc Cực. Chàng đi qua Bắc Mỹ theo chiều từ trên xuống, nhưng một cơn bão đã đánh dạt " Santa Maria" về bờ biển Nhật Bản. Các võ sĩ đạo đã tịch thu con tàu và giết hết các thuỷ thủ. Colombus phải lủi thủi ở Nhật Bản mấy năm liền, chàng cặm cụi trồng cấy trên mảnh đất sỏi đá ở chân núi. Thời gian đó Nhật Bản thực hiện bế quan toả cảng. Nhưng rồi cuối cùng Colombus đã bơi qua biển Nhật Bản trên một con thuyền đánh cá. Chàng lên bờ, bắt đầu hành trình xuyên Siberia và mãi 7 năm sau mới đặt chân trở về Madrid. Bất chấp những mất mát, Columbus vẫn không chịu từ bỏ ước mơ trở lại Ấn Độ. Ông lại yết kiến nữ hoàng để xin tiền.
    - Thưa nữ hoàng, bệ hạ khó lòng mà hiểu được. Điều mà thần mang về cho bệ hạ sẽ nhiều gấp một trăm lần số tiền mà bệ hạ đã chi và sẽ mang lại cho bệ hạ vinh quang là " Lãnh chúa biển khơi" . Nữ hoàng thấy mủi lòng đành cấp tiền cho Columbus. " Nhưng nhà ngươi phải biết đây là lần cuối cùng đấy nhé!"
    Nữ hoàng phán.
    - Columbus chiêu mộ những thuỷ thủ hư thân mất nết, mua con tàu " Santa Maria 3" , treo cờ Tây Ban Nha và nhanh chóng nhổ neo đi Ấn Độ khi nữ hoàng chưa kịp nghĩ lại. Khi ông đi được nửa đường, dòng hải lưu lạnh đã cuốn con tàu xuống phía dưới. " Santa Maria 3" đã đi vòng quanh Nam Mỹ từ phía Đất Lửa và bơi ra Thái Bình dương. Trong Thái Bình Dương ông bị cuốn đến Châu Phi. Colombus đi vòng Châu Phi từ phía dưới lên và đến năm thứ tư thì quay trở lại Madrid từ phía khác.
    - Ông vội vã chất đồ dự trữ lên khoang tàu và đi Ấn Độ trong khi nữ hoàng chưa hay tin. Ông đi và nghĩ rằng ông đã có tuổi và có lẽ đây là chuyến thám hiểm Ấn Độ cuối cùng của ông, nên cần phải cố gắng hết sức, vận dụng mọi hiểu biết và kinh nghiệm để không bị trượt một lần nữa...
    - Shapovalov nghe thấy sau lưng tiếng ngáy và khò khè. Anh quay lại. Valentina Milkhailovna đã ngủ gục trên bàn, mồm há toác. Anh nhanh chóng thò tay vào ngực chị ta, lôi chiếc chìa khoá ra và rút lui khỏi căn phòng.
    - Dọc hành lang anh gặp Rukavishnikov.
    - Thế nào?
    - anh ta hỏi.
    - Thoát rồi!
    - Shapovalov trả lời.
    - Thế à? Thế mà tớ chịu đấy. Bà ta làm tớ hết hồn.
    (1) Lyubov Orlova: Diễn viên điện ảnh Nga nổi tiếng trong thập niên 1930 - 1950.
    (2) Amerigo Vespucci, thương nhân Florentine (1454 - 1512), người đã nhiều lần đặt chân đến Châu Mỹ.
    (3) Nhân vật Shapovalov nhầm, Columbus sinh ra ở Italia
    Tác Giả: Belobrov Vladimir
  7. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Chiếc Áo Kỷ Niệm

    Ngoài trời từng giọt mưa rơi lấp lánh nhẹ rớt xuống mặt đường, va chạm vào những chiếc lá khô nằm ngổn ngang phủ đầy trên con đường nho nhỏ, thành một điệu nhạc ưu buồn dể làm con người đắm chìm trong sầu muộn.
    Ngồi bên song cửa sổ, lòng Hoài Bảo khác hẳn với cảnh vật chung quanh, những kỹ niệm đầy thơ mộng của lứa tuổi học trò như đang trỗi dậy trong Anh...
    Vào một ngày lập đông gió lành lạnh thổi về qua khu phố nhỏ. Hoài Bảo cưỡi trên lưng một chiếc xe đạp cũ kỹ, vai mang nặng chiếc cặp da đầy ấp những vỡ. Mắt hướng nhìn về đám trẻ đang nô đùa trong một cái sân rộng lớn, Bảo không để ý đến những gì ở phía trước, Anh chỉ kịp nghe tiếng người con gái hốt hoảng la lên:
    - Ê ê... Coi chừng...
    Những quyển vỡ ngỗn ngang rơi rớt trên mặt đường đầy bụi còn chiếc xe đạp thì văng qua một bên, cô bé bị té ngồi bệch trên mặt đất tay cô vừa xoa xoa cái chân, miệng thì xuýt xoa, đôi mắt tròn xoe liếc nhìn Hoài Bảo:
    - Ui đa... Con mắt để đâu mất tiêu rồi, đi đường không để ý gì hết, chắt lỡ để quên đôi mắt ở trường rồi quá.
    Bảo ngồi xuống phụ giúp cô gái lượm lên những quyển vỡ và anh phủi những bụi đường xuống dùm cô:
    - Xin lỗi nha cô bé, anh không có cố ý đụng cô bé đâu, thành thật xin lỗi.
    Không ngờ câu xin lỗi của Bảo càng làm cho cô gái giận hơn, đôi má hồng hồng lên dưới bầu trời hoang nắng:
    - Hmm... Ai cho gọi người ta là cô bé hã? Là em của người sao mà xưng là Anh? Bảo thì thầm cười và nhìn cô gái trước mặt.
    - Trời, cái mặt nhỏ xíu như vậy mà không cho gọi là cô bé, lại cũng không cho xưng bằng anh, chắt phải xưng bằng Cô Tiểu quá.
    Hoài Bảo nói rất khẽ, Anh đâu ngờ cô bé quá thính tai đã nghe rõ những gì anh đã nói Nói gì vậy đã không cho gọi thì không cho gọi, mặt nhỏ xíu thì kệ người ta, mắc gì mà phải nói vậy?
    - Cái cô bé này người ta đã xin lỗi rồi sao mà vẫn làm dữ như thế kia, được rồi cô bé nói kệ thì tôi kệ vậy.
    Cái tánh ngang bướng của Bảo lại trỗi lên. Anh dựng chiếc xe đạp củ kỷ và chạy một nước về nhà không thèm quây đầu lại nhìn cô bé ấy. Ngoài xa xa vọng lại tiếng cô bé:
    - Người chi thấy ghét, nhớ đừng cho thấy mặt lại à.
    Hoài Bảo về đến nhà anh mới thấy mình hơi bậy. Hình như chiếc áo dài của cô bé đã bị rách bởi chiếc xe đạp cà tàn của anh, vậy mà anh không để ý hỏi thăm coi cô bé có bị gì không.
    - Thôi mai mốt nếu có cơ hội gặp cô bé thì xin lỗi, và đền áo mới cho cô bé vậy. Anh thầm nghĩ.
    - Gió Phong, sao hôm nay trông mày mệt mỏi vậy? Chắc hôm qua đi cuốn sập nhà người ta nên hôm nay uể oải quá, còn đi học trể nữa. Tuấn, thằng bạn thân nhất của Bảo lên tiếng hỏi khi thấy Bảo từ xa đi lại.
    - Đừng hỏi nha, còn nữa đừng có chọc tao à. Hôm qua tao xui quá trời bị đụng xe, nhưng sao lạ quá mậy? Hôm qua sau khi bị đụng xe tao lái thật ngon lành về đến nhà, như sáng sớm hôm nay chiếc xe của tao nó lại bị ngủm củ tỏi rồi, làm cả sáng hôm nay tao phải lội bộ muốn chết hai cái chân của tao... hmm cái chân giả hành tội cái chân thiệt. Bảo mệt nhọc ngồi xuống cái băng đá.
    - Anh Hai.
    - Cô em gái của tôi hôm nay đi đâu đây? Không có lớp sao mà ở đây vậy? Tuấn quây lại nhìn người con gái đứng ở sau lưng anh.
    Cô gái mĩm cười thật xinh và lắc lắc cái đầu nói:
    - Cô giáo lớp văn hôm nay nghĩ dạy đó, cả lớp được ra ngoài chơi, anh coi có sướng không hỹ?
    Tuấn đánh yêu cô em một cái trên vai:
    - Rõ là ham chơi mà. Ê Bảo, đây là Quỳnh Hương cô em gái tiểu thơ đài các của nhà tao đó, năm nay là năm thứ nhất của Cô Bé ở trường đại học này, còn tụi mình thì sẽ phải chào chào cái trường này. Còn đây là anh chàng Hoài Gió Phong, bạn chiến đấu của anh trong suốt mấy năm qua.
    - Gió Phong? Tên gì lạ vậy? Quỳnh Hương la lên. Cái thằng khỉ, mày ở đó mà đổi tên tao đi nha.
    Bảo bây giờ mới ngước mặt lên nhìn Quỳnh Hương.
    - Trời... Cả hai đồng la lên.
    - Hai đứa làm gì vậy, Tuấn ngạc nhiên hỏi?
    - Không có gì... Quỳnh Hương và Bảo lại đồng lên tiếng.
    Tuấn gật gật cái đầu, Anh mĩm cười nhìn hai người nói:
    - Hai đứa ngộ quá ta, hôm nay ăn nhầm cái gì sao lại nói một lượt vậy kìa, coi bộ hai đứa có duyên sao đó, tâm đầu ý hợp ghê nơi. Nói thật đi hai đứa quen biết nhau từ lâu rồi hã?
    - Cái thằng này, hôm nay mày cũng ăn nhầm gì đó, sao lại chọc tao hoài vậy? Cô Tiểu này tao đâu có quen bao giờ rứa.
    Quỳnh Hương ngoe ngoẩy liếc nhìn Bảo:
    - Hổng dám đâu Anh Hai, cô bé này hôm qua bị Gió Phong cuốn cho té trầy cả mình mẩy đã vậy còn bị ba mẹ la cho một trận, chắt cũng nhờ Gió Phong quen từ kiếp trước này đó.
    - Tôi đã xin lỗi rồi mà Cô Tiểu. Bảo ngập ngừng nói.
    Tuấn lại la lên:
    - Em nói sao, hôm qua người cho em đo đường là hắn ta sao? Tui nói thật đúng mà, cô cậu có duyên từ kiếp trước, một người hôm nay bị mất cái chân đi, một người hôm qua thì chiếc áo dài mới may bị te tua tơi tã.
    - Hmm, Anh Hai còn chọc nữa sao, khi khổng khi không bị hư cái áo, rồi lại bị la, còn được cái tên mới nữa chứ "Cô Tiểu". Không thèm nói chuyện với anh nữa, mất công ở đó chọc người ta hoài. Em đi vô lớp học cho xong à.
    Nói chưa dứt câu Quỳnh Hương đã bỏ đi vào lớp học không chờ cho Tuấn và Bảo nói câu nào.
    - Ê cậu Gió Phong kia, nhà ngươi làm cái gì mà để cho cô Tiểu Thư nhà ta giận vậy? Tuấn trêu chọc.
    - Đừng có phá nữa mà Anh Hai, hôm qua lỡ đụng phải bây giờ gieo vào đầu cô bé ấy một vết đen thùi lùi, cái tên Gió Phong này chắt vô sổ bìa đen của cô bé quá. Điệu này tao trốn luôn không dám gặp cô bé nữa.
    - Em rể tương lai, mày đã nhận tao là anh Hai rồi đó nha, mà làm gì mày phải trốn chứ. Cô bé giận là cô bé thương đó mà lị thôi làm em tui đi, tui sẽ giúp cho cho khỏi cần phải trốn. Tuấn lại trêu Bảo.
    - Mày mà còn chọc tao nữa là trở mặt đó nha. Thôi đi vào lớp mau lên kẽo trể bây giờ.
    - Ha ha ha ha... Cậu Bảo mắc cở kìa ta ơi, lần đầu tiên trong đời nhìn thấy mày mặt đỏ như trái gấc đó nha. Thôi đi thì đi chứ ở đây chắt lát nữa tao cười đau bụng đến chết quá.
    Bảo giơ tay đánh Tuấn một cái thật mạnh trên vai.
    - Ui da.. cái thằng này. Thôi không dám giởn nữa. Tuấn xuýt xoa nắm tay Bảo lôi đi vô lớp.
    Tiếng trống trường vang dậy liên hồi như hòa theo tiếng lòng, tiếng nhịp đập của tim, tiếng bước chân của Bảo, từng nhịp từng nhịp.
    - Tuấn, mày kéo tao đi đâu đây hã? Bảo vừa thở vừa đi nhanh để theo kịp bước chân của Tuấn.
    - Thì đi vô coi thi ca hát, hôm nay trường mình tổ chức thi ca hát mày không nhớ sao? Tuấn vừa lôi Bảo vừa nói.
    Hai người đi vô hội trường và đi thẳng tới dàn nhạc thì đột nhiên Tuấn đẩy Bảo ngồi xuống một cái ghế đang để trống.
    - Mày làm gì vậy Tuấn? Bảo ngơ ngác hỏi.
    Tuấn giơ tay cầm lấy cây đàn guitar để kế bên đưa cho Bảo:
    - Đây này, lát nữa mày đàn thế cho tao nha. Bảo la lên:
    - Cây đàn này của tao cho mày mượn mà, nhưng sao mày lại không chịu đàn? nhưng mà nếu tao đàn cho mày thì làm sao được chứ, tao chưa có dợt đó nha.
    Tuấn mĩm cười:
    - Ui da thì cứ đàn dùm tui đi anh Hai ạ. Hôm nay cái tay của tao nó bị đau quá trời luôn, tao biết mày đàn hay lắm đừng ở đó mà từ chối tao nha. Ồ; bài hát mang tên là "Hỡi Người Tình", khi mày nghe đến tên bài hát thì chuẩn bị đàn là được. Tao biết bài này mày rất rành vì bản ruột mà có phải không?
    - Ê nhưng ai hát vậy?
    - Đã bão đừng có hỏi, sao mày cứ hỏi hoài rứa, chỉ cần lát nữa mày sẽ được biết ai hát. Thôi tao đi xuống ghế dưới ngồi. Nói vừa dứt câu, Tuấn đã bỏ đi xuống dãy ghế phía sau không để cho Bảo từ chối.
    - "Hmm cái thằng khỉ tự nhiên thần bí quá" Bảo thì thầm. Mấy tiếng đồng hồ trôi qua, đã hơn phân nữa sinh viên lên thi sau không thấy giới thiệu bài hát mà Bảo phải đàn dùm cho Tuấn.
    Trái tim Bảo bắt đầu đập liên hồi khi nghe Cô Oanh, người giới thiệu chương trình lên tiếng:
    - Bài hát kế tiếp được mang tên "Hỡi Người Tình" cho cô sinh viên năm thứ nhất của trường chúng ta sẽ hát. Đó là cô Quỳnh Hương, xin các bạn hãy lắng nghe.
    Ngước mắt nhìn lên sân khấu nhỏ, Hoài Bảo thấy cô bé từ từ bước ra sân khấu. Mái tóc bồng được phủ xuống đôi bờ vai thon nhỏ, Quỳnh Hương nhẹ nhàng bước đi trong tà áo dài màu tím xinh xinh, trông cô như một búp bê được trưng bày trong cái tủ thủy tinh xinh xắn. Bảo không ngờ Quỳnh Hương hôm nay lại đẹp và thùy mỵ hơn những lần trước anh gặp.
    - Bạn có phải đàn cho Quỳnh Hương, hay không, sao lại không đàn đi? Có tiếng nói kế bên đánh thức Bảo.
    Tiếng nhạc bắt đầu trỗi lên, Quỳnh Hương bắt đầu cất cao giọng hát:
    Trời vẫn cứ mưa mãi cho lòng em não nề, chờ anh trong đêm nay mi em đẫm lệ rơi...
    Tiếng hát dịu dàng vút cao thánh thót hòa theo tiếng nhạc như giọng ca oanh vàng líu lo đã làm say đắm lòng Bảo. Anh không ngờ được Quỳnh Hương, lại hát hay như những ca sĩ điêu luyện khác.
  8. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    .......
    Bản nhạc vừa dứt thì bao nhiêu tiếng la, tiếng hò hét của các chàng sinh viên trỗi lên như sấm dậy:
    - Hay quá, thiệt hay quá, Quỳnh Hương, Quỳnh Hương.
    Tiếng vỗ tay nhiệt liệt... Bảo nghe rõ tiếng của Tuấn phía sau lưng anh:
    - Quỳnh Hương, Quỳnh Hương... Quỳnh Hương.
    - Xin các bạn im lặng, Oan muốn nói đến một người đã đàn cho cô Quỳnh Hương trong bản nhạc "Hỡi Người Tình", với chiếc đàn guitar của anh đã làm cho chúng ta ngây ngất, không ai xa lạ đó là anh Hoài Bảo, người hội trưởng sinh viên của trường mình. Chúng ta không ngờ có phải không?
    - Phải... Tiếng hò hét vang dậy cả hội trường.
    Bây giờ Quỳnh mới thật sự biết được người đàn cho cô không phải là Tuấn mà lại là Chàng Gió Phong, người đã làm cho cô giận và ghét. Cô cuối đầu chào khán giả và ban giám khảo, nhưng đôi mắt khẽ liếc nhìn về phía ban nhạc thì thấy bóng dáng của Hoài Bảo dần dần khuất sau hậu trường. Lòng Quỳnh Hương, như có cái gì lưu luyến, vương vấn làm sao.
    Sau cuộc thi, Quỳnh Hương không ngờ được cô đã đậu hạng nhất trong cuộc tuyển chọn giọng ca hay của trường. Nước mắt trào tuôn trong nỗi vui mừng, lòng cô như thầm cảm ơn một người.... Tay cầm những bó bông xinh xắn, Quỳnh Hương ngạc nhiên bỡi một món quà được bọc kín bằng những tờ giấy hoa màu hồng trông rất đẹp mắt, nhưng lại không có đề tên.
    - Quỳnh Hương, chúc mừng em nha.
    Quỳnh Hương quây đầu lại nhìn thì ra Tuấn, Anh đang mĩm cười ngó cô.
    - Anh Hai, em mừng quá à. Ồ; đúng rồi, em có chuyện muốn hỏi anh đó, sao anh không chịu đàn cho em mà lại giao cho người khác vậy?
    Tuấn chỉ cười và đưa tay kéo cô em đi.
    - Sao anh không chịu nói?
    - Thì đi về nhà đã rồi anh nói cho em nghe sau mà.
    - Thôi cũng được, à món quà này có phải là của anh? Quỳnh Hương giơ gói quà lên cho Tuấn xem.
    Tuấn lắc đầu.
    - Em cứ mở ra xem thử coi quà gì.
    Quỳnh Hương, trao những bó bông trên tay cho Tuấn cầm hộ, cô khẽ mở gói quà thần bí Quỳnh Hương chợt reo lên:
    - Wow đẹp quá, anh Hai coi nè, cái áo dài bằng lụa trắng có thêu cánh hoa lan màu tím thật xinh ghê vậy đó, em định may cái áo khác để đi học ai ngờ bây giờ lại có rồi. À mà không được, có thêu hoa rồi đâu thể nào bận đi học được... em cũng phải đi may cái khác... tiếc thật.
    Tuấn lại mĩm cười nhìn cô.
    - Hmm anh Hai cười gì vậy? Sao suốt đêm nay thấy anh cười nhiều lắm à nha. Anh biết quà này của ai sao?
    - Dĩ nhiên anh biết, anh bão đảm với em là cái anh chàng kia đi may đó, hắn ta hỏi anh rằng em thường may áo dài chổ nào, để hắn đi may cho một người bạn. Vì áo của em bận được may thật khéo.
    - Nhưng hắn là ai?
    Tuấn lắc đầu:
    - Thì để tự hắn nói với em đi. Anh không muốn phá đi cái vẽ thần bí này, em cứ suy nghì ra có lẽ em sẽ biết đó.
    - Anh Hai này, là ai nói mau lên đi? Quỳnh Hương giận dỗi.
    Tuấn thấy em gái mình bắt đầu giận, trong bụng định chọc thêm nhưng lại sợ cô bé khóc nên đành phải chìu.
    - Được rồi, được rồi cô bé ạ, là cái anh chàng họ nhà Gió đó mà. Có thật không vậy?... nhưng làm sao anh ta biết mà mang theo quà để tặng em?
    - Thì anh thấy, trong lúc còn đang thi thì cậu ta đạp xe về nhà lấy quà cho em... coi bộ anh ta si tình em rồi đó nha. Đôi má của Quỳnh Hương bắt đầu đỏ ửng lên, cô mắc cở nói:
    - Anh này nói bậy... về đến nhà rồi kìa...
    Tiếng gió vi vu của trời về đêm hòa theo những tiếng côn trùng chung quanh đang thì thầm như muốn nói với Quỳnh Hương "Có Phải Trái Tim Cô Đã Xao Động Vì Ai?"...
    Lòng lâng lâng tràn ngập những hình ảnh của cái anh chàng Gió Phong, Quỳnh Hương. khẽ đẩy cửa bước vào nhà. Dưới hàng cây rợp đầy bóng mát, từng cơn gió nhè nhẹ thổi qua làm cho Hoài Bảo như muốn say ngũ, Anh uể oải xếp quyển vở lại và bỏ vào chiếc cặp da. Mắt nhắm nghiền hồi nào anh không hay không biết, hồn như mơ màng nghe tiếng gọi của ai.
    - Anh Bảo, anh Bảo... trời ơi giữa trưa như vầy mà nằm ngủ hay thiệt, thức dậy đi anh Gió Phong ơi...
    Vừa nghe hai tiếng Gió Phong của giọng nói quen thuộc, Bảo mở to đôi mắt nhìn. Trái tim anh bắt đầu đập nhanh hơn bao giờ hết khi nhìn thấy Quỳnh Hương đang trố mắt nhìn anh mĩm cười. Bảo mắc cở đến đỏ mặt đi, vì đâu có bao giờ ngủ gục trước mặt con gái. "Xấu hổ thật" anh thì thầm.
    - Cô Tiểu tìm tôi có chuyện sao? Bảo gượng cười. Quỳnh Hương gật đầu nói:
    - Vâng, em tìm anh trước là cảm ơn anh mấy hôm trước đã đàn giúp cho em và tặng quà cho em, sau là... Nói đến đây tự nhiên cô im lặng như có gì khó nói. Không có gì đâu, tôi chỉ làm chuyện gì mình nên làm thôi. Lúc trước tôi làm rách cái áo mới của cô nên phải đền. À cô bận có vừa không?
    - Dĩ nhiên là vừa rồi, anh kêu cô thợ lấy kích thước của em ra mà đo thì làm sao không vừa cho được chứ. À, ngày mai là ngày trường nghĩ học cũng là ngày sinh nhật của em. Em có kêu anh Tuấn mời anh nhưng ảnh không chịu nói nên em gặp anh để mời anh đến nhà dự sinh nhật chung vui cùng em.
    - Ồ; cái đó thì Tuấn đã nói rồi, cảm ơn em nha. Mai anh sẽ tới.
    - Thôi em đi về nha, mai gặp....
    Quỳnh Hương gật đầu chào Bảo, cô khẽ bước chân đi với nụ cười xinh xắn trên môi... Còn Bảo thì ngồi im như pho tượng đá, anh không biết lòng mình sao lạ lùng như thế này, cơn gió mát dịu lại thổi qua nhưng giờ đây đầu óc anh đã tỉnh táo hơn bao giờ hết, anh dỗi mắt nhìn theo bước chân Quỳnh Hương khuất dần sau hàng cây to lớn.
    Hoài Bảo bước vào nhà Tuấn, thì đã nghe tiếng nhạc tiếng cười nói nhộn nhịp xôn xao. Anh dáo dác tìm kiếm Tuấn thì có một bàn tay đập mạnh trên vai
    - Ê, sao tới trể vậy?
    - Ui đa đau, cái thằng Tuấn này coi chừng bị đập à. Bảo quây qua liếc nhìn Tuấn...
    Tuấn với đôi mắt tinh ranh ngắm ngía Bảo từ đầu cho đến chân: Wow, hôm nay sao có người đẹp trai quá ta, ngày quan trọng của người ta có phải không chàng Tiểu.... hahaha.
    - Hmm cái gì là chàng Tiểu..... đừng giởn đó nha, coi chừng hôm nay tao cho mày ăn đòn nặng à. Bảo mĩm cười.
    - Anh Hai, bạn anh gọi kìa. Uả Anh Bảo mới tới hã?
    - Ê, ở đây nói chuyện đi nha, Tao đi có chút chuyện. Nói xong Tuấn bỏ Bảo đứng một mình nơi đó.
    Bảo nhìn về phía trước, trước mặt anh là một cô thiếu nữ thướt tha trong chiếc áo dài lụa màu trắng có thêu hoa lan màu tím xinh xinh trong như một nàng tiên giáng thế.
    Bảo chợt lên tiếng:
    - Quỳnh Hương, Em hôm nay xinh đẹp quá.
    Quỳnh Hương làm ra vẽ giận dỗi:
    - Ồ;! Ý anh muốn nói là lúc trước em xấu xí có phải không? Bảo đính chính:
    - Đâu có, Ý anh muốn nói là hôm nay em đẹp hơn hẳn đó mà.. Tiếng hát ngọt ngào của nữ ca sĩ Thanh Hà trong bài hát "Hỡi Người Tình" được trỗi lên, lời dịu dàng trầm bổng, Hoài Bảo tưởng chừng như Quỳnh Hương đang say sưa hát trên sân khấu ngày nào.
    - Quỳnh Hương, Anh có thể mời em ra nhảy với anh bản nhạc này không?
    Quỳnh Hương, khẽ gật đầu.
    Nhịp nhàng bước chân giữa điệu nhạc êm dịu, Hoài Bảo tưởng mình như lạc vào cỏi mơ bên cạnh Quỳnh Hương... Mùi hương dịu dàng của mái tóc nhung huyền như bao vây hai người lại. Bảo thì thầm bên tai Hương
    - Quỳnh Hương, em thật dễ thương, và ngây thơ như một loài hoa lan tím nhỏ bé. Anh thật sự muốn nói với em rằng anh đã thương em rồi từ lâu từ lâu lắm em có biết hay không? Hỡi Cô Tiểu của lòng anh.
    Quỳnh Hương khẽ ngã đầu vào vai Bảo, cô gái vừa tròn lứa tuổi đôi mươi, mộng mơ hôm nay lại bắt đầu biết được sự rung động của trái tim. Cô ngây ngất chìm vào trong hạnh phúc.
    - Có thật như vậy không anh?
    - Những gì anh đã nói tất cả điều là sự thật. Cái hôm mà anh làm cho chiếc áo màu trắng tinh nguyên của em bị rách thì tâm hồn của anh đã quyện vào tà áo ấy, vương vấn quyến luyến nhớ nhung cho đến khi biết được em là em gái của Tuấn thì anh lại càng thương mến hơn, nhưng khi em giận dỗi và ghét anh thì anh cảm thấy như bầu trời sập đỗ dưới chân.
    - Anh Bảo, em cũng không biết tại sao lòng mình tự nhiên biến đổi sau khi nhận được chiếc áo hoa màu tím do anh tặng. Chính nó đã làm vương vấn hồn em.. cũng như anh, có lẽ hình bóng anh đã in đậm trong tâm trí em nên sự giận hờn kia càng khắc ghi thêm trong lòng bóng hình anh.
    Bảo đưa tay ra dấu cho Quỳnh Hương im lặng:
    - Em hãy nghe kìa, ngoài kia từng cơn gió thổi, từng tiếng nhạc dịu êm, tiếng lòng anh và của em quyện vào nhau như muôn vàng lời yêu thương trìu mến. Một Trận Gió Phong đã cuốn cuộc đời cô Bé Tiểu dễ thương theo dòng đời của Gió.
    Quỳnh Hương chỉ mĩm cười, cô thả hồn theo tiếng nhạc, theo lời nói của người yêu, lòng cô lâng lâng niềm hạnh phúc.
    - Anh Bảo, anh làm gì mà nhìn trời mưa, lại ngồi cười một mình vậy?...
    Bảo quây lại nhìn vợ, khẽ đưa tay kéo vợ vào trong lòng anh thì thầm:
    - Cô Tiểu của Chàng Gió ơi, trông em vẫn dễ thương như ngày nào chúng ta mới gặp mặt.
    Quỳnh Hương giơ tay ngắt chồng:
    - Cái anh này, đám cưới đã bao nhiêu năm mà còn giởn như cái anh chàng Gió Phong lúc trước. Anh đang suy nghĩ gì đó?
    Bảo lắc đầu cười:
    - Đâu có suy nghĩ gì đâu. Ồ;! Anh suy nghĩ không biết tại sao em lại chịu làm vợ một anh chàng họ Gió đã cuốn rách chiếc áo dài mới của em và làm cho em giận dỗi biết bao đêm.
    - Anh này, chiếc áo rách đã thay vào chiếc áo lụa hoa lan tím xinh xinh đượm tình của anh chàng gió thì làm sao em không chịu làm cô vợ để theo chàng Gió phiêu bạc khắp đó đây chứ... Bảo ôm chặt Quỳnh Hương vào trong lòng.
    - Chỉ câu nói ấy đã khiến cho anh thương em và càng yêu em hơn bao giờ hết.
    Ngoài trời vẫn còn mưa, từng giọt rơi tí tách quyện vào nhau đong đưa bên song như những chuỗi ngọc trắng long lanh như cuộc tình trong trắng của Chàng Gió với Cô Tiểu. Chiếc áo lụa trinh nguyên vẫn đượm màu tím học trò ngây thơ của một loài hoa Lan xinh đẹp... theo gót thời gian vẫn tồn tại trong trái tim của Bảo và Hương.
    Tác Giả: Tiểu Băng
  9. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Đòn Độc

    Tôi phải chờ đợi rất lâu bên tay lái xe hơi của mình. Chờ đợi một người đang có mặt trong ngôi nhà to lớn và sang trọng kia. Trong những căn phòng làm việc lộng lẫy đó,ông ta đang được xem như một ông chủ lớn, một con người mẫu mực, được mọi người kính nể, trọng vọng... Cũng dễ hiểu thôi, bởi ông ta là vị đại chủ nhân đầy quyền uy, trong tập đoàn kinh doanh của mình. Con người này gần đây lại càng được kính nể hơn, bởi những hoạt động từ thiện, giúp đỡ của mình. Ông ta hình như đang muốn cho mọi người thấy là mình suốt đời chỉ biết làm những việc tốt đẹp cho nhân loại.
    Mỗi lần nghĩ đến điều này, tôi lại nghe máu nóng sôi lên, và cổ họng như phát nôn mửa bởi sự ghê tởm! Con người đó càng được ca tụng bao nhiêu, thì nỗi uất hận trong người tôi càng dâng bấy nhiêu. Tôi chờ ông ta hôm nay cũng bởi vì điều đó! Đưa tay sờ vào vật cồm cộm trong túi áo, tôi vừa nhủ thầm: "Chesley, rồi đây ông sẽ gặp điều mà ông phải gặp". Kia rồi, người gác cổng ngôi nhà lớn đã cúi rạp người trước một vị "đáng kính" từ trong văn phòng bước ra. Điều đó có nghĩa là "ngài Chesley" đã ra về. Chiếc Cadillac màu đen lăn bánh, một cách nhẹ nhàng đến sát vỉa hè, nơi "con người ấy" vừa bước ra. Người bảo vệ và bác tài xế đều kính cẩn cúi chào vị chủ nhân của họ. Ông ta đáp lại bằng nụ cười thật nhân hậu, như để cho mọi người thấy mình là một ông chủ thật hoà đồng, thân thiện với mọi người thuộc quyền.
    Bao nhiêu uất hận đều dồn lên phần cơ thể, tôi cố nén lắm, nhưng những cơ bắp ở cánh tay như không còn kiểm soát được, nó co giật liên hồi. "Không được, phải nhẫn nại thôi..." â,?o Tôi tự nhủ và ngồi nép mình chờ, như tôi đã từng kiên nhẫn đợi chờ từ bốn năm qua. Bốn năm dài trong dằn vặt, khổ đau, chỉ để chờ giây phút này. Cái giây phút mà tôi đã xác định được chắc chắn con người "đáng kính" mang tên Chesley thật ra chỉ là "kẻ thối tha, tồi tệ nhất, hèn mạt nhất"!
    Lão ta ngồi vào xe, tài xế lăn bánh ra đường cái, hoà vào dòng xe cộ đang lưu thông tấp nập trên đường. Tôi đã theo dõi nhiều và biết chắc rằng ông ta sẽ đi về hướng ngoại ô, nơi ông ta có một cơ ngơi tuyệt vời ở vùng đồng quê. Nơi đó, thường mỗi chiều cuối tuần, ông ta hay ghé qua để tận hưởng những phút thư giãn theo lối những con người trưởng giả. Tôi đã để ý, những lúc ở đó, lão Chesley thường rất thoải mái và đầy tự mãn.
    Về cảm giác tự mãn, tôi cũng đang có, nhiều nữa là khác, nhưng nằm ở một nguyên do khác. Xe tôi vẫn bám sát ngay sau xe lão ta. Chesley hoàn toàn không hay biết. Đến một đoạn đường vắng ở ngoại ô, lúc chỉ còn lại hai xe của chúng tôi, tôi nhấn mạnh ga, chiếc xe tăng tốc đột ngột và vượt qua xe của lão ta. Với chủ tâm từ trước, tôi cố lái xe như kẻ hung tợn, côn đồ. Và chỉ tích tắc sau, cản sau của xe tôi đã móc vào cái chắn bùn xe bên kia. Hai xe loạng choạng và cuối cùng lao ra khỏi lề đường, trước khi cùng dừng lại. Lão ta bước ra khỏi xe, giận dữ. Tôi cũng làm như vậy, lão Chesley lên tiếng trước:
    - Này, anh lái xe như thế hả? Lái... Nhưng, câu nói của lão chưa dứt, thì khẩu súng từ tay tôi đã chĩa thẳng vào ngực áo veste sang trọng của lão, làm lão ta nghẹn lại... sau vài mươi giây, lão ta mới hỏi, giọng hơi run:
    - Anh định làm gì tôi?
    Đã chuẩn bị trước, tôi bước tránh qua một bên cửa xe phía cạnh tay lái của mình, và Cất giọng thật sắc lạnh:
    - Lên xe ngay, và nhớ là phải câm miệng, nếu ông còn muốn sống!
    Tôi vô cùng hài lòng về sự bình tĩnh của mình. Lại càng thích thú hơn khi thấy lão ta Đổi sắc mặt. Bao nhiêu lớp giả nhân, giả nghĩa khéo che đậy bấy lâu nay, đang từ từ bị trút bỏ hết. Giờ đây lão ta mới thực sự trở lại bộ mặt của kẻ ác, kẻ đáng ghê tởm nhất trên đời này! "Lão Chesley đang sợ hãi! Đúng là lão ta đang sợ điếng hồn kia rồi"! â,?o Tôi tự nhủ trong sự hài lòng.
    Nhưng với bản chất chỉ biết có tiền, và nghĩ mọi người cũng thèm muốn đồng tiền như mình, lão Chesley ấp úng lên tiếng:
    - Nếu như anh muốn lấy... muốn lấy cái ví ...cái ví tiền của tôi... thì ..thì ...cứ lấy... Tôi quát:
    - Lên xe!
    Khẩu súng trong tay tôi lúc ấy rõ ràng có uy lực hơn tiếng hét gấp bội, làm cho lão ta rụt bàn tay định rút ví, và riu ríu mở cửa xe, leo lên. Tôi ra lệnh:
    - Chính ông phải lên xe. Tôi đẩy lão ta lên chỗ tay lái, còn tôi thì ngồi cạnh ở băng trước. Tôi ra lệnh lần nữa:
    - Chạy thẳng phía trước, và rẽ trái ở chỗ rẽ đầu tiên. Vừa lái xe đi, lão ta vừa lẩm bẩm:
    Một vụ bắt cóc như thế này sẽ thuộc về trách nhiệm của FBI, rồi họ sẽ phăng ra manh mối...
    Tôi dằn mạnh từng tiếng:
    - Ông sẽ chẳng còn dịp để thưa gửi, tố giác với ai cả, ông yên chí như vậy! Lão ta đã có vẻ dao động:
    - Ông sẽ giết tôi trước, rồi sau đó gửi thư tới nhà tôi đòi tiền chuộc mạng? Tôi cười mũi:
    - Ông yên tâm, như tôi đã nói rồi, tôi sẽ không giết ông, cũng không đòi số tiền chuộc nào hết. Thôi tốt hơn hết ông hãy lo lái xe đi, như thế ông sẽ không phải sợ khẩu súng này xé rách toang ***g ngực ư .
    Lão ta còn bán tín bán nghi, thì bị mũi súng của tôi thúc mạnh vào hông. Lão thót người lại.Và lần này đã sợ thật sự, lão nhấn ga cho xe chạy nhanh hơn. Tới chỗ rẽ trái, lão làm theo đúng lời dặn, rẽ vào một cách cẩn thận. Xe chạy ngót một giờ trong im lặng, có lẽ lão ta đã ý thức được sự im lặng là cách tốt nhất để không làm cho tôi phát cáu. Tuy nhiên cuối cùng lão ta cũng phải lên tiếng:
    - Tôi xin anh cho biết rõ, anh muốn gì ở tôi? Tôi chỉ cười không đáp, nhưng có lẽ lão đã hiểu ý nghĩ của cái cười đó, nó sẽ chẳng đem lại điều lý thú nào. Tôi ra lệnh:
    - Đậu xe lại phía sau căn lều kia!
    Lão ta tỏ ra ngoan ngoãn hơn, từ từ cho xe dừng đúng nơi tôi chỉ. Khi bước xuống xe, lão nhìn khắp chung quanh, hình như để ghi nhận địa hình. Tôi lạnh lùng bảo:
    - Vào trong lều!
    Cửa vừa mở, lão Chesley đã hơi khựng lại. Từ bên trong có những tiếng nói khi được khi mất vọng ra, như của một ai đó đang trong cơn đau đớn. Tôi phải đẩy sau lưng, lão ta mới bước hẳn vào bên trong. Trước mắt lão ra là một chiếc giường ọp ẹp, tồi tàn. Trên giường có một người đang ngồi ủ rũ trông rất thảm hại. Nhìn kỹ hơn sẽ nhận ra con người đó mồm miệng há hốc, nước dãi chảy lòng thòng, chẳng buồn lau, chẳng khác nào một xác chết. Dáng điệu thì như xác chết, nhưng đôi mắt lạc thần của người đó lại không rời khỏi lão Chesley, kể từ lúc lão bước vô lều. Mặc dù đang lo sợ, lão vẫn lên tiếng hỏi:
    - Ai vậy?
    Tôi chuẩn bị từ rất lâu câu nói này:
    - Thưa ngài Chesley, tôi xin giới thiệu với ngài, đây là Harry, chú em ruột của tôi.
    Lão ta cau mày lại:
    - Chuyện này có ăn nhập gì với tôi?
    Tôi cười khẩy:
    - Có đấy, em tôi như ông thấy đó, là một kẻ nghiện ma tuý nặng, một con ma chỉ còn chút xương tàn đó. Ông có tin chú ấy chỉ mới có 18 tuổi không? Vâng, là một thiếu niên chưa kịp trưởng thành, đã hoá ra bỏ đi như thế. Nó đã vướng vào vòng nghiện ngập ở tuổi 15 khi còn đang đi học.
    Tôi có cảm giác giọng của mình càng lúc càng cay độc, sắc lạnh hơn:
    - Chính những tay môi giới bán hàng của ông đã đưa em trai tôi vào con đường này, ông Chesley ạ! Họ đã vào tận trường của em tôi, biếu không cho những thằng bé những liều ma tuý ban đầu, để rồi từ đó nó nghiện ngập càng lúc càng nặng...Ông không còn lạ gì những cái vòi bạch tuộc chuyên đi tiêu thụ hàng của tập đoàn do ông làm chủ, chính họ đã góp phần làm giàu cho ông từ lâu nay, nhờ các bao ma tuý.
    Lão Chesley gào lên:
    - Ông lầm rồi, tôi luôn luôn giúp những thanh thiếu niên lầm lỡ, cứu trợ ngưòi nghèo, tôi không bao giờ... Tôi không còn dằn được cơn uất hận mà từ bốn năm nay lúc nào cũng nung nấu Trong lòng.Tôi nhìn thằng em thảm hại, rồi nhìn lão Chesley:
    - Ông đã làm giầu trên biết bao sinh mạng như thế này. Đã đến lúc ông phải trả giá cho tội các của mình. Ông biết là sẽ trả như thế nào không, ông Chesley?
    Lão ta bước lùi lại một bước, nhưng trước họng súng của tôi, lão phải khựng lại. Tôi từ từ móc trong túi áo ra một ống chích chứa đầy ma tuý đậm đặc, ra lệnh:
    - Hãy vén tay áo lên. Tôi sẽ cho ông biết cái cảm giác "tuyệt trần" của một người chích ma tuý. Sản phẩm là của chính ông đấy, ông Chesley.
    Có lẽ nghĩ rằng thà chấp nhận bị chích một mũi ma tuý còn hơn sẽ bị nguy hiểm bởi họng súng. Lão ta chìa tay ra. Tôi vừa tiêm từ từ vào tĩnh mạch của lão, vừa "an ủi": - Sau khi chích ông có thể tự do ra về.
    Lão ra mừng và nhìn sững vào tôi như còn nghi ngờ: - Anh không lừa tôi chứ?
    Tôi rút mũi kim tiêm ra, cười phá lên như người điên, lão Chesley ngạc nhiên, hết đưa mắt nhìn tôi, rồi lại nhìn Harry. Tôi quay lại ôm đứa em trai vào lòng, nói to lên cho lão ta nghe:
    - Harry ạ, mũi tiêm vừa rồi, anh đã đưa vào người lão một lượng heroin đủ làm một con voi cũng phải nghiện. Rồi đây, phải, rồi đây lão ta sẽ biết cái cảm giác của một người nghiện ma tuý, giống như em vậy. Ha ha, ha, ha... Tôi cười bò dưới sàn nhà, trong lúc lão Chesley chết lặng như trời trồng...
    Tác Giả:Robert Zacks
  10. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Người Của Thời Đại Sau

    Uyliam Settơn rời cơ quan vào giờ thường lệ, chậm rãi bước dọc theo những đường phố ở Enxenttơ. Anh khoảng ba mươi tuổi, chưa có vợ. Anh có mái tóc hung rất lạ và đó là điều duy nhất không bình thường trong hình dáng của anh. Anh không đội mũ nên mọi người hay ngoái đầu lại nhìn mái tóc ấy khi anh đi qua. Chính anh cũng không thích mái tóc này.
    Anh dừng lại bên ngoài cửa hiệu nhỏ Rutsen ở phố Luân Đôn. Qua cửa sổ anh thấy vài chiếc bàn ghế cũ và một cây đèn cổ. Anh định quay đi thì nhìn thấy ông Rutsen. Ông chủ hàng đặt một chiếc hộp gỗ nhỏ có nhiều vật bé xíu xinh xắn vào trong tủ kính. Vật thú vị nhất là chiếc nhẫn. Settơn nghĩ đó là chiếc nhẫn vàng, rất cổ, có điều Chẳng đẹp đẽ gì. Thật hệt cái nhẫn anh mua đã lâu ở chây Phi.
    Những ngày xa xưa ấy, cha anh còn sống và ông tiêu tiền như rác. Đôi khi ông tiêu quá cả số tiền có trong tay, vì thế lắm phen cũng lận đận. Ông gửi con trai vào một đoàn đi tham quan ở chây Phi. Ông thường nói rằng du lịch là điều rất thú vị, ông sẵn sàng xa con vài tuần và vui lòng chi phí cho chuyến đi. Rồi một hôm, Uyliam cùng các bạn anh lên đường.
    Anh lưu lại AiCập vài tuần. Anh rất thích đất nước này và thích nhất là được ở Luxơ và Kơnăc. Anh không muốn rời nơi đó khi cả đoàn bay sang Tunix. Nhưng khi thấy Tunix thì anh lại thích mê đi rồi cả Rabat nữa. Đó là những ngày đẹp nhất trong đời anh. Bây giờ trong lúc ngồi làm việc tại văn phòng anh thường nhớ lại những ngày ấy.
    Chiếc nhẫn trong cửa hàng Rutsen trông giống chiếc nhẫn anh đã mua trong một cửa hàng nhỏ khi đến Luxơ. Anh đã đeo nó trong suốt các chuyến đi. Anh nhìn xuống bàn tay, cái nhẫn Luxơ đâu rồi nhỉ? Anh cố nhớ lại.
    Chắc chắn là lúc quay về nước Anh, anh vẫn đem theo. Nhưng khi cha chết, anh phải kiếm một chỗ ở. Tất nhiên là anh không có tiền. Cha anh không phải là người biết để dành tiền. Vì thế Uyliam phải làm việc, anh rất bận. Anh làm việc tại một công sở. Có một thời gian anh không đeo chiếc nhẫn ấy nữa. Nó bị mất ở đâu ấy nhỉ. Liệu cái nhẫn trong cửa hàng Rutsen có phải cái nhẫn ấy không? Cũng có thể ai đó bắt được cái nhẫn Luxơ và bán cho ông Rutsen.
    Settơn đi bộ về nhà và bắt đầu tìm lại chiếc nhẫn Luxơ nhưng không thấy. Hôm sau anh trở lại cửa hàng Rutsen xem chiếc nhẫn. Rutsen lấy nhẫn trong hộp và đưa cho anh.
    Anh nhận ra ngay đây không phải là chiếc nhẫn anh mua ở Luxơ. Giống thật đấy, nhưng bản thân không to như thế.
    Anh hỏi:
    - Ông mua thứ này ở đâu ạ?z - À, trong một hộp cùng với một loạt các thứ khác. Hộp này của một gia đình đã từng sống ở Luân Đôn cách đây đã lâu. Có một thời họ sống đâu đó bên châu Phi. Nếu anh thích tôi bán lại cho anh 3 pao đấy.
    Settơn xem lại chiếc nhẫn. Có mấy bức tranh nhỏ được khắc ở mặt trong. Anh còn nhớ chiếc nhẫn của anh cũng có khắc tranh nhưng không giống những bức tranh này.
    Anh mua nhẫn mang về nhà, ngồi xuống bên cửa sổ và ngắm nghía các bức tranh, nhưng rất nhỏ, rất khó xem. Anh Chẳng hiểu gì cả.
    Ởû một chỗ anh thấy vẽ ba bông hoa và một con chim. Rồi, có một cái gì đó trông giống như đầu một người đàn ông. ở chỗ khác là hình một người đàn ông đang ngồi, một con chim và một cái chén. Sao vậy nhỉ?
    Settơn ngồi bên cửa sổ ngắm những thứ này rất lâu. Anh cố nhớ lại bức tranh trên cái nhẫn Luxơ nhưng không thể nhớ ra được.
    Anh nghĩ, nếu có thể anh sẽ khám phá ra điều gì đó về những bức tranh này. Một hôm, vào ngày thứ bẩy, anh leo lên một quả đồi đến trường Đại học. Anh chỉ cho người đàn ông anh gặp ở cổng trường những dấu vết trên nhẫn.
    Người đó xem xét rất kỹ rồi bảo:
    - Anh nên đưa nhẫn này cho tiến sỹ Kin xem. Sáng nay ông ấy có ở trường đấy. Ông ấy sẽ bảo anh phải làm gì. Đi thẳùng đến cái cửa cuối kia kìa, phòng số 6 - Anh ta vừa chỉ tay vừa nói.
    Settơn nói:
    - Xin cảm ơn.
    Tiến sỹ Kin đang búi lên với một đống giấy tờ. Anh đưa cho ông xem chiếc nhẫn. Tiến sỹ Kin đưa chiếc nhẫn lại sát cửa và ngắm ngiá rất kỹ.
    Kin nói:
    - Trong trường hợp này không ai đọc đọc ký hiệu này đâu. Trông nó giống như chữ Ai Cập cổ. Anh hãy đến nói chuyện với tiến sỹ Niubi ở phố Đâuvơ, số nhà 147 ấy. Settơn nói:
    - Xin cảm ơn, tôi sẽ đến đó.
    Chẳng mấy chốc anh đã tìm được nhà. Một cô gái tóc đen, không đẹp lắm nhưng trông có vẻ tốt bụng ra mở cửa. Settơn nói:
    - Tôi muốn gặp tiến sỹ Niubi, ông ấy có ở đây không?
    Cô gái nói: - Mời ông vào. Ông ấy là ba tôi. Tôi là Magarit Niubi.
    - Tôi là Settơn, Uyliam Settơn. Có một người ở trường Đại học mách tôi là mang chiếc nhẫn này cho tiến sỹ Niubi xem. Vì thế tôi mang đến đây - Anh đưa cho cô.
    Magarit dẫn anh vào phòng làm việc. Trong phòng có hàng trăm quyển sách. Một người đàn ông đang ngồi trên ghế dựa bên cạnh lò sưởi. Ông ta không còn trẻ nữa nhưng khuôn mặt trông rất thông minh. Settơn kể cho ông nghe chuyện rồi đưa chiếc nhẫn cho ông xem. Cô gái đi ra ngoài nhưng đến cửa cô ngoái lại nhìn bộ tóc của Settơn.
    - Mời ông ngồi, ông Settơn - Niubi vừa nói vừa rất nhã nhặn vừa xem xét những dấu vết trên mặt nhẫn - Hay! Hay đấy! Thật thú vị. Ông lấy cái nhẫn này ở đâu? Rất hay!
    Ông lật đi, lật lại chiếc nhẫn, miệng chép chép. Sau đó ông lại gần cửa sổ dùng kính hiển vi soi kỹ các kí hiệu. Ông nói:
    - Đây là chữ Ai Cập cổ nhưng khó đọc lắm. Settơn hỏi:
    - Ông nói là tiếng ả Rập?
    - Không, không. Tôi nói đây là chữ tượng hình được dùng ở Ai Cập cách đây đã hàng nghìn năm. Chắc ông biết Champollion.
    - Tôi chưa bao giờ nghe nói đến cái tên ấy. Niubi ngạc nhiên nhìn anh và nói:
    - Champollion là một người Pháp vĩ đại, người đầu tiên đọc được chữ Ai Cập. Chắc ông đã xem những chữ trên nhẫn này rồi chứ gì? - Tất nhiên. Nhưng đấy có phải tên một cô gái không ạ?
    - Không, không phải là tên một cô gái. Những bông hoa này, con chim và cái đầu nhỏ là HA. Từ HA có nghĩa là đằng sau hay ở phía sau.
    Settơn kêu lên:
    - Đằng sau? Khắc lên nhẫn một từ như thế thì thật là lạ. Tại sao người ta lại làm như thế nhỉ? Niubi nheo mắt nhìn vào kính, nói:
    - Đừng hỏi tôi, tôi không biết. Những kí hiệu kia hình như lấy từ "Quyển sách của người chết." - "Quyển sách của người chết" là gì ạ? - Ôi, đó là một một tác phẩm rất cổ. Người Ai Cập gọi là PER EM HEU.
    Ông ngẩng lên nhìn vẻ mặt ngạc nhiên của Settơn và cười nhẹ.
    - "Quyển sách của người chết" tạo cho người Ai Cập niềm hy vọng là sẽ có một cuộc đời sau khi chết và chỉ cho họ con đường đến với hạnh phúc của thế giới mai sau. Vâng, có thể ông không quan tâm đến điều đó, mà chỉ muốn biết nghĩa của chữ viết này thôi chứ gì? Settơn nói:
    - Vâng, tôi rất muốn biết. Niubi chỉ lên bàn:
    - Có một cái kính nữa ở trên bàn kia kìa. Ông nhìn qua kính đó, tôi dùng cái này. Ông lấy chiếc bút chì trên bàn chỉ vào những bức tranh nhỏ xíu khắc trên vàng. Nhìn qua kính, Settơn thấy hình hiện lên rõ hơn trước nhiều, vừa cổ, vừa lạ, nhưng có một cái gì đó rất đẹp.
    Niubi nói: - Sau chữ HA có hai dòng lên lên xuống xuống như sóng nước. Đấy là ENEN, nghĩa là "không." Rồi một dòng nữa là hình một người ngồi. Đó là TA- A, ở đây có nghĩa là "tôi sẽ để."
    Settơn nhìn vào mắt ông Niubi. Không biết vị giáo sư này có nói thật không? Chắc ông phải biết rõ về lại chữ này. Thật lạ lùng và khác thường.
    Settơn nhìn lại chiếc nhẫn và nói:
    - Sau đó lại có một con chim. Có đúng là con chim phải không ạ? Và có vài cái chân nữa phải không, thưa giáo sư? - Đúng, và một cái giống cái chén. Đúng. Con chim là AQ nghĩa là "đi qua." Cái chén là K, nghĩa là "Anh." Vậy nghĩa toàn câu là "anh đi qua." Những cái chân chỉ rằng chúng ta đang đi, nghĩ về đi hoặc đứng, đại loại như vậy. Cho nên, thưa ông Settơn, nhẫn của ông nói rằng: "Đằng sau, tôi sẽ không để anh đi qua."
    Niubi đặt bút chì lại trên bàn và hai người đàn ông nhìn nhau vẻ ngờ ngợ. Settơn cũng bỏ kính xuống. Tiến sỹ Niubi đưa trả anh cái nhẫn. Niubi hỏi: - Ông tìm thấy cái nhẫn này ở đâu?
    Settơn bèn kể lại câu chuyện. Vừa lúc đó, cô gái thò đầu vào cửa hỏi: - Xong chưa ba? - Cô vừa hỏi vừa nhìn đồng hồ.
    Ông trả lời:
    - Xong rồi, xong rồi con vào đi. Ông Settơn có một chiếc nhẫn cổ rất hay đây này. Con xem một chút đi. Ba và ông Settơn đã cùng xem, tuyệt lắm đấy! Settơn đưa cho cô xem chiếc nhẫn rồi quay sang phía tiến sỹ Niubi. Anh hỏi:
    - Thưa ông, người ta làm thế thế nào mà khắc những thứ chữ lạ lùng ấy vào chiếc nhẫn vàng này được ạ? Mà ai khắc cơ chứ?
    Niubi trả lời: - Rõ ràng cách đây lâu rồi có một người Ai Cập đã khắc những chữ đó vào nhẫn. Ta thấy đấy, chữ rất cổ và nay không còn mấy người viết nữa. Bây giờ có ai cần dùng đến thứ chữ này nữa đâu. Không! Chữ được khắc cách đây hàng nghìn năm rồi. - Ông lấy chiếc nhẫn từ tay Magarit đưa lại cho Settơn, rồi nói:
    - Từ trước đến giờ tôi chưa hề trông thấy chiếc nhẫn kiểu này.
    - Còn tôi, thì đã một lần - Settơn nói.
    Niubi kêu lên:
    - Một lần rồi ư?
    Xem ra Niubi có vẻ ngạc nhiên lắm. Ông lặng hẳùn người đi.
    - Hai nhẫn? Một chiếc nữa giống chiếc này ư? Thế ông thấy chiếc nhẫn kia ở đâu? - Niubi nhìn mái tóc của Settơn rồi quay sang Magarit, âu yếm nói:
    - Con, con mời ông Settơn ăn một chút gì đi. Rồi ông ta sẽ cho chúng ra biết thêm về những chiếc nhẫn Ai Cập. Ông có rỗi không, ông Settơn?
    - Rất cảm ơn. Tôi rất vui được ở lại. Ông thật là tốt.
    Magarit đặt thêm chỗ cho phòng ăn. Hai người vừa đi vừa nói chuyện.
    Niubi nói:
    - Ông Settơn, hãy kể cho chúng tôi nghe về chiếc nhẫn kia mà ông đã có lần trông thấy đi.
    Settơn chậm rãi kể:
    - Tôi thấy nhiều lần - Settơn nói trong lúc họ cùng ngồi vào bàn. Tôi đã từng đeo nó. Cách đây mấy năm, tôi có đến châu Phi. Tôi trông thấy nó trong một cửa hàng ở Luxơ. Nó làm cho tôi thích thú, thế là tôi mua ngay. Nó cũng có chữ biết ở mặt trong như cái này; nhưng tôi cho rằng chữ viết không giống nhau. Hơn nữa, chiếc nhẫn kia to hơn, chắc chắn là thế.
    - Thế bây giờ chiếc nhẫn đó ở đâu?
    - Tôi không biết, tôi mua nó ở châu Phi và đeo trong suốt chuyến đi. Rồi khi tôi về nhà, tôi vẫn đeo nó. Nhưng rất tiếc là bây giờ tôi Chẳng tìm thấy chiếc nhẫn ấy ở đâu cả. Có lẽ tôi đánh mất rồi, nhưng cũng Chẳng có gì quan trọng.
    Niubi nói bằng một giọng trầm trầm:
    - Quan trọng chứ. Ông nên cố tìm đi, nếu có thể được. Rồi xin ông mang ngay lại đây, nếu ông tìm thấy. Ông Settơn ạ, tôi muốn đọc những chữ viết trên đó. ông nói là trên nhẫn có chữ viết phải không?
    - Vâng, chắc chắn là có và cả mấy hình vẽ nữa. Người bán hàng ở Luxơ đã chỉ cho tôi xem khi ông ta bán nhẫn cho tôi. Nhưng tại sao ông lại quan tâm như vậy?
    - Vì nó làm tôi nhớ lại một câu chuyện xảy ra cách đây đã lâu. Đó là một câu chuyện Ai Cập, một chuyện lạ kì, rất lạ kì! - vẻ trầm tư ông nhìn xuống bàn một lúc rồi nói tiếp - Câu chuyện cổ ấy nói về một người đàn ông đeo trên một ngón tay hai chiếc nhẫn. Hai nhẫn, thấy không! Cho nên tôi rất thích thú khi ông nói cho tôi biết là còn một chiếc nhẫn nữa. Những người Ai Cập gọi người này là "người của thời đại sau."
    - Tại sao người ta lại gọi anh ta như thế hả ba? - Magarit kêu lên bằng một giọng ngạc nhiên.
    Ông bố nói:
    - Ba không rõ lắm. Một hôm gặp người lạ mặt này ở Akhetten một địa điểm cách Cariô khoảng hai trăm dặm. Bây giờ gọi là Tel- el- Amarna.
    - Tel- el- Amarna? - Settơn kêu lên.
    - Vâng, họ thấy một người ở đấy nhưng không mặc quần áo Ai Cập. Anh ta không có bộ tóc sẫm như họ. Hình như họ cho rằng anh ta rơi xuống từ nơi mặt trời đang lặn. Họ luôn luôn nghĩ rằng đất nước ở nơi mặt trời đang lặn là một nơi đẹp tuyệt vời. Đó là mảnh đất của hạnh phúc.
    Settơn hỏi:
    - Thế người này đeo hai chiếc nhẫn ạ? Có phải ông nói rằng hai chiếc nhẫn ấy được đeo ở trên cùng một ngón tay?
    - Đúng. Và anh ta có bộ tóc vàng.
    - Có lẽ đây là một trong những chiếc nhẫn đó - Magarit kêu lên. - Và có lẽ cái nhẫn ở Luxơ của ông Settơn là chiếc kia!
    - Có thể thế. Nhưng tất nhiên là có hàng nghìn chiếc nhẫn cổ.
    Ông có vẻ có những ý nghĩ lạ lùng về những điều này, nhưng khôgn nói gì hơn nữa.
    Đến chiều Settơn lững thững đi bộ về nhà và uống trà. Anh tìm lại chiếc nhẫn Luxơ nhưng không thấy. Anh ngồi suy nghĩ.
    "Chiếc nhẫn ấy ở đâu nhỉ? Anh để đâu khi trở về Anh?."
    Anh nhớ đến một chiếc hộp nhỏ màu xanh mà anh mang theo sang châu Phi. Bây giờ hộp ấy ở đâu? Anh đứng dậy và bắt đầu đi tìm. Cuối cùng anh thấy nó ở dưới gậm giường, sát cạnh tường. Anh với cái hộp và mở ra. Trong hộp vẫn còn một vài thứ: một trang của tờ báo có ảnh anh và những người khác trong đoàn đi, một chiếc bút chì gãy, một vài tờ báo Chẳng có giá trị gì, và ôi, ở dưới đáy hộp giữa vài chiếc vé xem phim cũ rích và giấy thanh toán tiền khách sạn là chiếc nhẫn!
    Đúng! Chiếc nhẫn!
    Anh nhìn thật kỹ, nó rất bẩn, đúng là chiếc nhẫn anh mua tại cửa hàng ở Luxơ cách đây nhiều năm. Anhcọ nó vào áo cho sạch rồi quay lại ngồi trên ghế cạnh cửa sổ.
    Anh đặt hai chiếc nhẫn Luxơ cạnh nhau và ngắm nghía chúng. Anh nhớ rất chính xác. Chiếc nhẫn Luxơ rộng bản hơn và chữ viết ở mặt trong khác hẳùn. Anh cầm mỗi tay một chiếc rồi nhìn thật kỹ.
    Anh giơ chiếc nhẫn Luxơ ra ánh sáng một lần nữa rồi đeo chiếc nhẫn kia vào tay mà Chẳng biết dùng làm gì, cuối cùng đành đeo nốt vậy. Trong tích tắc khi hai chiếc nhẫn vừa chạm nhau thì xảy ra một việc làm anh kêu lên và nhẩy ra khỏi ghế.
    Chuyện gì vừa xảy ra thế nhỉ? Anh tự nghĩ. Anh đứng cạnh cửa sổ, một tay đặt lên ngực, đôi mắt anh nhắm lại. Anh cố nhớ lại thật rõ.
    Hình như có cái gì nhói vào tim anh khi hai chiếc nhẫn vừa chạm nhau. Một cảm giác bừng bừng thoáng chạy qua tim anh. Đồng thời trong óc anh hiện lên hình ảnh một con sông rộng lớn với những con thuyền kỳ lạ đang chạy trong ánh nắng chói chang của một ngày nóng nực. Bây giờ anh vẫn còn nhớ là có một con lừa trên một chiếc thuyền. Một vài người đang đứng bên bờ sông nhưng cách ăn mặc của họ không giống như ngày nay. Có một cái gì đó không bình thường. Ngay cả những ngôi nhà dưới ánh mặt trời nóng bỏng cũng kỳ lạ. Dọc theo hai bên đường là rặng cây với những chùm hoa đỏ. Dưới rặng cây những con chim trắng đang nhảy nhót.
    Anh lại ngồi xuống, không còn nhớ được gì thêm nữa. Anh có một cảm giác là lạ như tim anh không còn bừng bừng lên nữa. Anh nghĩ rằng con sông ấy là sông Nin, nhưng không phải là sông Nin anh vẫn hằng nhớ.
    Đêm đó, trước khi đi ngủ anh đặt hai chiếc nhẫn trên bàn cạnh giường. Anh ngủ mê mệt và nằm mơ. Sáng dậy anh cũng không nhớ gì nhiều lắm về những giấc mơ ấy nhưng chắc chắn không phải những giấc mơ về nước Anh. Anh ngôi xuống cạnh giường, ***g hai chiếc nhẫn vào hai ngón tay út rồi mơ màng ngồi ngắm chúng.
    Anh từ từ đưa hai ngón tay út lại gần nhau. Trước khi chạm nhau thì không có điều gì xảy ra. Nhưng khi chúng chạm vào nhau anh lại trông thấy dòng sông lớn và lại có cái gì đó như lửa đốt bừng lên trong trái tim anh. Nó làm anh bải hoải một chút nhưng không giống lần trước.

Chia sẻ trang này