1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người online lúc nửa đêm

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi bebu10783, 08/01/2005.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    .......
    Hôm đó ở cơ quan anh đâm ra lầm lì. Buổi tối anh trở lại phố Đâuvơ, Magarit ra mở cửa. Cô kêu lên:
    - Ôi, ông Settơn! Xin mời ông vào! Rất vui được gặp lại ông.
    - Tôi đã tìm thấy chiếc nhẫn kia. - Anh lúng túng nói.
    Nghe thấy tiếng anh, Niubi bước ra khỏi phòng làm việc, kêu lên:
    - Tìm thấy ư? Cho tôi xem nào! Vào phòng này, ông Settơn.
    Niubi mang chiếc nhẫn lại gần cửa sổ nhìn kỹ những dấu khắc trên mặt nhẫn rồi khe khẽ nói:
    - Tuyệt! Rất tuyệt! Hãy cầm lấy kính, ông Settơn!
    Hai người đứng sát vào nhau bên cửa sổ. Settơn cầm chiếc nhẫn. Họ nhìn những bức tranh nho nhỏ qua kính lúp.
    - Ông có thể nhìn thấy hầu hết các bức tranh đấy - Niubi vừa nói vừa dùng bút chì chỉ như lần trước - Ông lại trông thấy chữ EN phải không? Đấy, thấy không. Giống như chữ ENEN trên chiếc nhẫn kia nhưng ở đây chỉ có một đường sóng; nó là một phần của từ. Có một cái giống như ngôi nhà tầng ở đằng trước, còn một số dấu nữa. Từ đó là KHENT nghĩa là "ở đằng trước."
    Settơn Chẳng nói gì. Anh hầu như Chẳng hiểu gì về cái thế giới kỳ lạ này, nhưng anh lại rất muốn nghe và sẵn sàng tin mọi điều.
    Niubi nói tiếp. Càng nói ông càng thấy say sưa. Ông chỉ vào một phần của cái nhẫn. Ông nói:
    - Dấu hiệu này là KGER, nghĩa là "đổ xuống." Ông nhìn thấy một người nằm xuống trên mặt đất đấy.
    Settơn hồi hộp nói:
    - Sau đó còn một cái nữa ông ạ.
    Niubi lấy cái nhẫn từ tay Settơn và nhìn thật kỹ. - Đúng! - Ông nói - Mắt ông tinh lắm. Để tôi xem nào. à, đây là con số. Một số lớn. Gì thế này nhỉ? à, 3333, chắc thế. Đúng, 3333. Còn ký hiệu kia, gần đó là NEKHT. Tại sao lại có con số nhỉ? Mà tại sao lại à 3333?
    Settơn nói: - Có thể 3 là con số có sức mạnh.
    Niubi cũng không biết chắc. Ông quay ra phía cửa sổ suy nghĩ giây lát rồi nhìn vào kính. NEKHT nghĩa là "khỏe." - Ông nói tiếp - Dấu tiếp theo là AN, nghĩa là "trở lại." Rồi có một bức tranh mặt trời. Đó là dấu hiệu Ikhantơn dùng khi ở Tel- el- Amarna cách đây đã lâu. Ông ta không sống ở Tebes mà sống ở một thành phố mới. Ông có nhớ không? Người ta thấy cái người đeo hai chiếc nhẫn ở Tel- el- Amarna.
    - Vâng, có! - Settơn dừng lại suy nghĩ rồi nói tiếp. - Nhưng tôi không nhớ được tất cả những từ ông đã đọc trên nhẫn.
    Niubi nói: - Tất nhiên rồi. Chúng ta sẽ chép lại các từ của hai chiếc nhẫn. Hãy bắt đầu bằng chiếc nhẫn mà anh mang lại đây trước. Ông lấy một tờ giấy và viết: "Đằng sau tôi sẽ không để anh đi." Rồi ông nhìn chiếc nhẫn thứ hai và viết: "ở đằng trước. Ngã xuống. Khoẻ. 3333. Trở lại. Mặt trời."
    Ông nói: - Có thế thôi. Đấy là những từ khắc trên nhẫn cách đây đã lâu.
    Hai người nhìn tờ giấy trên bàn. Niubi nói:
    - Mặt trời không có nghĩa gì lắm. Nó chỉ cho chúng ta biết là những chiếc nhẫn đó vốn ra đời từ Tel- el- Amarna vào thời đại của Ikhantơn. Có thế thôi.
    Magarit hỏi:
    - Cả hai nhẫn hả ba? Nhưng chỉ có một chiếc là có mặt trời thôi ba ạ.
    - Ba chắc là cả hai nhẫn cùng làm một lúc - Niubi nói một cách thận trọng.
    Magarit nói: - Những từ kia hình như Chẳng có nghĩa gì cả.
    Ba cô trả lời: - Ờø... chắc người ta không bao giờ khắc chữ lên nhẫn mà Chẳng có lý do gì. Con người không mất công viết những điều vô ích. Chúng ta hãy nghĩ xem nào, có thể những chiếc nhẫn này đã không được đeo cùng nhau nhiều năm rồi. Hàng ngàn năm Chẳng hạn, ai biết được. Nhưng cuối cùng ông Settơn đưa chúng lại với nhau.
    Niubi ngừng lại, hai người thấy trong mắt ông có điều nghi ngại. Bỗng ông hỏi: - Cái nhẫn của ông ở đâu ra? Tôi muốn hỏi cái nhẫn Luxơ, có phải ông tìm thấy ở Luxơ không?
    Settơn vội đáp: - Không. ở Tel- el- Amarna, cái địa điểm trong câu chuyện của ông ấy. Người bán hàng bảo thế. Ông ta đã kể cho tôi biết về bức tranh mặt trời trên chiếc nhẫn đấy.
    Niubi gật đầu:
    - Vâng, tôi cũng nghĩ như vậy. Có lẽ chiếc nhẫn bị mất ở đó đã lâu.
    Settơn nói giọng sốt sắng:
    - Ông chưa giảng cho chúng tôi nghe hết ý nghĩa của những từ ấy. Tôi cũng Chẳng thèm hiểu gì cả. Tại sao chúng ta phải ngã xuống? Chúng ta có ngã đâu, hãy nhìn chúng ta.
    Có một cái gì đó kỳ lạ và vui vẻ, như muốn lôi cuốn trái tim anh ra ánh sáng về phía mặt trời. Nhưng nét mặt Magarit có vẻ đăm chiêu. Cô cũng đang nghĩ về những từ trên chiếc nhẫn.
    Cô lẩm bẩm: - Có lẽ một chiếc nhẫn phải ở trước, một chiếc nhẫn ở sau.
    Cha cô kêu lên: - Đúng thế! Phải rồi, đó là nghĩa của từ trên nhẫn. Đặt cái này sau cái kia trên cùng một ngón tay. Nêu làm thế, một chiếc nhẫn sẽ ở trước và chiếc kia sẽ ở sau.
    Settơn nói: - Nhưng đấy là nếu tôi dùng ngón tay này chỉ vào một cái gì đấy, chứ nếu ngón tay tôi chỉ xuống đất thì cái này sẽ ở trên cái kia, chứ không phải ở sau.
    Niubi reo lên:
    - A, thế thì hãy chỉ vào một cái gì đi! Đưa cho tôi hai chiếc nhẫn nào. Tôi sẽ làm như vậy.
    Settơn vội nói:
    - Ồ, không. Nếu định làm thế thì để tôi làm cho.
    - Xin cẩn thận đấy!
    Magarit nói: - Chúng ta chứ biết gì những mãnh lực kỳ lạ của Ai Cập cơ mà. Chúng ta chưa hiểu những vật này. Có lẽ nên vứt chúng đi, đừng bao giờ đeo nữa.
    - Ôi, không nên làm thế - Settơn kêu lên. Hình như anh đeo hai chiếc nhẫn vào một ngón tay theo đúng trật tự. Nhẫn lại chạm vào nhau. Dòng sông ảo vọng của anh lần này hiện rõ hơn, và không có gì tác động vào trái tim anh cả.
    Settơn chỉ vào con chó nhỏ đang chạy quanh trong vườn nhà bên cạnh. Hai bố con ông Niubi lặng lẽ theo dõi anh. Có một cái gì đó vô hình đánh vào sườn con chó. Nó khẽ kêu lên một tiếng, rồi tự nhiên văng đi hai ba phút qua vườn, đập vào một cái cây, nằm đờ trên mặt đất, bất động.
    - Có vật gì đập vào con vật thì phải - Magarit nói nhỏ.
    Settơn tháo một chiếc nhẫn ra đeo vào tay kia. Trông thấy khuôn mặt của hai bố con, anh bật cười. Rồi hỏi: - Ông vào cô thấy không? Tôi đã không cho nó chạy qua. Nhớ không? Tôi đã không để cho nó thoát, phải không? Nó ngã xuống rồi.
    - Nó ngã xuống như thể một con vật kiệt sức - Magarit tỏ vẻ không vui. - Con chó khốn khổ, nó đã làm gì mà ông giết nó.
    Niubi nói: - Nào, chúng ta hãy ra xem con vật nào, có lẽ nó không chết đâu.
    Nhưng đến cửa nhà bên cạnh, họ thấy ông chủ và bà vợ đi vắng. Họ đành trở lại phòng làm việc của Niubi. Năm phút trôi qua, con chó bắt đầu cựa. Khoảng mười phút sau, nó lăn một vòng uể oải đứng dậy, giống như một con chó mới mua rồi nhìn quanh vườn, nó bước loạng choạng rồi lại chạy loanh quanh như trước.
    Settơn rất buồn rầu khi rời ngôi nhà. Về đếm nhà, anh vẫn nghĩ luẩn quẩn tới con chó. Anh ngồi xuống, nhìn lại hai chiếc nhẫn trên ngón tay. Chúng có một sức mạnh kỳ lạ và đen tối mà anh không hiểu nổi. Tại sao lại xẩy ra chuyện ấy? Những điều xẩy ra có ý nghĩa gì?
    Bản thân anh cũng thấy rất lạ. Anh không ốm mà cũng không phải là không vui. Chẳng có điều gì rắc rối cả. Nhưng rõ ràng trong anh có điều gì đó là lạ và thế giới bên ngoài đã bắt đầu khác đi rồi. Căn phòng của anh nhìn như cũng khác đi. Khi anh nghĩ về phòng làm việc của mình anh thấy nó cũng có vẻ khác lạ. Khi anh nghĩ về công việc của mình, nó cũng trở nên kỳ lạ - kỳ lạ và vô ích. Anh nhìn qua cửa sổ, nhìn chiếc ô tô trên đường. Chiếc xe trông thật kỳ quái.
    Tối hôm đó anh đi dạo mát một mình ở vùng ngoại thành. Anh lại gần một con ngựa đang đứng ngoài cánh đồng. Anh đeo hai chiếc nhẫn và như lần trước rồi lại chỉ vào con ngựa. Nó ngã nhào xuống đất.
    Mười phút sau, con ngựa đứng dậy và bắt đầu ăn cỏ. Settơn bỏ đi cho đến lúc đã cách cobn ngựa khoảng nửa dặm, mới ngoái lại mà vẫn còn nhìn thấy nó.
    Anh lại đeo hai chiếc nhẫn vào ngón tay theo trật tự đã định rồi chỉ vào con ngựa một lần nữa. Sức mạnh của nhẫn không hề yếu đi. Hình như có cái gì đó đập vào đầu con ngựa làm nó ngã vật xuống, giống như một con vật sắp chết. Mười phút sau nó đứng dậy và bắt đầu ăn cỏ.
    Settơn trông thấy quả đồi trước mặt, cách khoảng một dặm. Anh trèo lên đỉnh đồi. Từ đó anh chỉ vào con ngựa một lần nữa, con ngựa lại ngã xuống. Như vậy sức mạnh của nhẫn không yếu đi, dù khoảng cách xa dần.
    Trên đường về phố, bỗng anh nghe thấy có tiếng kêu ở phía trước. Thì ra hai người đàn ông đang đánh nhau. Họ đấm vào mắt nhau, chảy máu dọc má xuống mồm. Một cô gái đang mải nhìn cảnh tượng ấy thì trông thấy Settơn.
    Cô kêu lên:
    - Ôi, ông hãy can họ đi! Can họ đi, kẻo họ chết mất. Cô chỉ vào dòng máu.
    Nhìn Settơn đeo nhẫn vào tay, cô bực tức:
    - Đừng đứng ì ra thế, can họ đi chứ!
    Anh chỉ vào hai người đàn ông. Cuộc ẩu đả ngừng lại ngay. Cả hai người nặng nề ngã xuống.
    Settơn vội bước đi. Anh không muốn phải trả lời câu hỏi của cô gái. Cô gái nhìn anh ngạc nhiên.
    Ngày hôm sau anh đến kể cho ông Niubi nghe về con ngựa và cuộc ẩu đả. Magarit cũng vào phòng nghe câu chuyện.
    Settơn nói:
    - Chúng ta phải thử nghiệm vào một số trường hợp khác xem sao. Tôi sẽ đeo nhẫn vào chỉ vào người lái xe. Như vậy sự thể sẽ ra sao?
    Magarit kêu lên:
    - Không được làm thế. Người lái xe sẽ không điều khiển được tay lái và ô tô sẽ vọt ra khỏi đường, có thể nó sẽ đâm vào xe khác hoặc vào một cái nhà nào đấy.
    - Thế nếu tôi chỉ vào một chiếc máy bay? - Settơn nói, - nhớ rằng cách hàng dặm nhẫn và buộc một con ngựa phải ngã đấy nhé!
    Niubi nói:
    - Như vậy anh sẽ hạ chiếc máy bay đó. Không ai trong chiếc máy bay sẽ có thể cử động được trong vòng mười phút, và biết bao nhiều sự việc xảy ra với máy bay trong vòng mười phút ấy.
    Settơn ngập ngừng:
    - Cho nên trong một cuộc chiến tranh...
    Niubi cắt ngang:
    - Trong chiến tranh, anh có thể ngăn máy bay lại và nếu anh chỉ vào xạ thủ, súng của họ sẽ trở thành vô dụng. Có thể anh ngăn được cả chiến hạm, làm cho nó xoay hướng và đâm vào nhau. Chắc chắn súng của chiến hạm cũng sẽ trở thành vô dụng một khi xạ thủ không cử động được nữa. Lính cũng sẽ ngã xuống... - Ông ngừng lại - chúng ta phải đi Luân Đôn thôi.
    .......
  2. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    .......
    Settơn ngạc nhiên:
    - Đi Luân Đôn ư? Tại sao?
    - Để nói cho một người nào đó trong chính phủ biết sức mạnh của những chiếc nhẫn này.
    - Chính phủ không ở Luân Đôn - Settơn vừa nói vừa đưa tay dụi mắt.
    - Không ở Luân Đôn... - Magarit kêu lên - ông định nói gì thế?
    Settơn giận dữ:
    - Tất nhiên, chính phủ không ở Luân Đôn mà ở Uast. - Anh nhắm mắt lại và ngồi xuống ghế.
    Cô hỏi: - Ờû đâu cơ?
    Anh nói giọng trầm trầm.
    - ở Uast. Cô phải biết thế chứ! - Anh ngừng lại một chút rồi nói tiếp - chờ một chút, tôi nhầm rồi. Tôi chắc bây giờ nó đã chuyển đến một chỗ nào đó rồi.
    - Nhưng ông nói Uast là chỗ nào? Tại sao ông không gọi theo cái tên thông thường?
    Niubi chen vào:
    - Ông ấy không thích thế. Ông muốn đến Thebes phải không?
    Magarit rất ngạc nhiên khi ba cô nói rằng Uast là cái tên rất cổ xưa của Thebes, gần Luxơ ở Ai Cập.
    Cả hai rất ngạc nhiên nhìn Settơn. Đôi mắt cô gái ánh lên một tia sợ hãi.
    - Ông Settơn, thứ hai này ông có đi Luân Đôn được không? - Niubi hỏi.
    - Không ạ.
    - Một ngày nào đó trong tuần sau vậy nhé. Chúng ta nên cho Raulisơn xem nhẫn. Ông ta là một người có tài, biết rất nhiều chuyện lạ.
    Settơn không có vẻ khẳùng định lắm nhưng anh cũng nói là anh có thể đi vào ngày thứ năm.
    Tối hôm đó, anh đi xem phim. Anh muốn đem nhẫn ra thử một lần nữa.
    Ánh sáng trong rạp vừa tắt, phim thời sự bắt đầu. Sau đó đến phim về loài ngựa và những người cưỡi ngựa. Những chàng kỵ mạ phi nhanh qua vùng thôn dã đuổi bắt tên ăn cắp.
    Settơn đeo nhẫn vào tay theo trật tự đã định, chỉ vào màn ảnh. Chẳng có gì xảy ra cả, nhữgn chàng kỵ mạ vẫn phi ngựa.
    - Xin ông bỏ tay xuống. - Một giọng nói phía sau kêu lên - Tôi Chẳng nhìn thấy gì cả.
    Settơn quay lại:
    - Xin lỗi.
    Anh đang nghĩ đến phim. Thế là nhẫn không ngăn được cảnh vật trên phim. Có lẽ nó chỉ có tác dụng đối với vật sống thôi.
    Nửa giờ sau có tiếng một người phụ nữ kêu ở phía cuối rạp: "Cháy! Cháy!."
    Settơn quay ngoắt lại. Anh trông thấy một đám lửa ở cuối rạp. Mọi người nhảy ra khỏi chỗ ngồi lao về phía cửa, nhưng không ai ra được vì họ cùng ùa ra cửa một lúc. Nhiều người bắt đầu đánh nhau.
    Cô gái ngồi cạnh Settơn định chạy về phía đám đông ở cửa ra vào nhưng Settơn đã kéo cô lại, và nói:
    - Cứ ở đây, ở đây an toàn hơn.
    Anh nhìn lại phía cuối rạp. Đám cháy rất nhỏ nhưng không ai để ý cả. Mọi người đều cố lao ra cửa. Đám đông ồn ào. Một người phụ nữ ngã xuống bị người đàn ông dẫm lên tay. Bà ta kêu lên nhưng không ai nghe thấy vì quá ồn. Trong đám người đang chen đẩy nhau, bà cố gượng dậy nhưng không nổi.
    Settơn đeo nhẫn chỉ vào giữa đám người đang xô đẩy nhau. Cả đám người ngã xuống. Anh lại chỉ vào mấy người đang chen lấn, họ cũng từ từ ngã xuống.
    Một giọng nói từ phía cuối rạp yêu cầu mọi người về chỗ ngồi vì đám cháy đã tắt. Nhưng Chẳng ai ngồi xuống cả. Họ đều ra về. Một lúc sau những người nằm dưới sàn đứng cả dậy và ra về. Họ không thích đám cháy mà cũng không thích những chuyện xẩy ra; họ Chẳng hiểu ra sao cả. Cô gái cũng đi về nhưng trước khi đi cô nhìn Settơn với một vẻ lạ lùng. Settơn cũng ra khỏi rạp chiếu bóng.
    Một người đàn ông cùng đi với anh nói:
    - Lạ thật. Tôi không hiểu, còn ông?
    - Hiểu cái gì cơ?
    Người đàn ông nói:
    - Ờø... các cuộc chen lấn tự nhiên dừng lại. Mọi người ngã xuống. Tiếng ồn ào cũng dứt. Tôi chưa trông thấy cảnh ấy bao giờ. Ông có hiểu không?
    - Không.
    Đúng thế, Settơn không hiểu nổi mãnh lực của chiếc nhẫn. Nhưng anh chú ý thấy một điểm, bấy giờ cứ mỗi lần anh dùng đến nhẫn thì những hình ảnh xa xưa trong óc anh lại rõ rệt hơn một chút.
    Ngày hôm sau trên báo chủ nhật có đăng tin: "Đám cháy ở rạp chiếu bóng. Mọi người không thoát ra được. Chuyện gì đã xẩy ra? Một sức mạnh kỳ lạ đã ngăn các cuộc xô đẩy. Ai là người đã chỉ tay?."
    Vào ngày thứ năm, Settơn đi Luân Đôn với ông Niubi. Ông ta dẫn anh đến gặp Raulisơn trong một ngôi nhà táng lớn ở Coluehall. Họ kể cho Raulisơn về những chiếc nhẫn và chỉ cho ông xem các dòng chữ cổ. Raulisơn có vẻ rất thích thú.
    Raulisơn nói: - Tôi muốn được tận mắt chứng kiến chuyện này. Mời các ông theo tôi.
    Ông lấy ô tô đưa hai người ra khỏi Luân Đôn và đi về một vùng nông thôn. Ô tô lại gần một cánh đồng. Họ ra khỏi xe, một con lừa đang lặng lẽ ăn cỏ.
    - Nào, mời ông biểu diễn.
    Settơn đeo nhẫn theo trật tự đã định và chỉ vào con lừa. Con vật ngẩng lên nhìn ba người rồi chạy mất. Nó không ngã và cũng Chẳng có biểu hiện gì bất bình thường. Khi nó chạy sang đến cánh đồng bên kia nó lại tiếp tục ăn cỏ.
    Raulisơn nói bằng một giọng lạnh lùng: - Tôi đang chờ ông đây.
    Settơn chỉ vào con vật thêm một lúc nữa nhưng nhẫn tỏ ra vô dụng.
    Niubi nói bằng một giọng ngạc nhiên:
    - Nhẫn mất sức mạnh rồi sao?
    Raulisơn bực mình nói:
    - Chúng ta chỉ mất thời giờ ở đây thôi. Hãy lên ô tô đi nào, tôi đang rất bận.
    Trên đường đi, Settơn chỉ vào một con chim rồi một vài con chó. Chẳng có gì xảy ra cả. Anh nhin kỹ chiếc nhẫn trên tay, rõ ràng anh vẫn đeo đúng quy định.
    - Tôi thật không hiểu nổi - Settơn vừa đi vừa thắc mắc - mới hôm qua nhẫn vẫn còn sức mạnh.
    Đưa họ về nơi làm việc của mình, Raulisơn chia tay họ trong tâm trạng không vui. Hai người gọi tắc xi ra ga rồi buồn bã đáp tàu về nhà.
    Từ trên cửa sổ con tàu, Settơn chỉ vào một vài con vật trên cánh đồng, nhưng nhẫn vẫn tỏ ra bất lực.
    Sau khi đến Anchester, hai người đến phố Đâuvơ. Magarit pha trà mời họ uống. Họ kể lại cho cô nghe câu chuyện đáng buồn ấy và tất cả đều lặng đi. Lát sau, Niubi nói:
    - Cho tôi xem lại chiếc nhẫn to bản.
    Settơn đưa nhẫn cho ông. Niubi nhìn kỹ các con số và trả lại cho Settơn, rồi ngồi xuống ghế, suy nghĩ lao lung.
    Cuối cùng ông nói:
    - Chúng ta chưa nghĩ nhiều đến con số. Ông còn nhớ không? 3333. Tại sao lại có số đó trên nhẫn? - Không thấy ai trả lời ông lại nói tiếp - Năm nay là năm bao nhiêu nhỉ?
    - Năm 1967 ba ạ - Magarit trả lời - Ba biết rõ rồi còn gì?
    Niubi nhìn ra phía cái bàn gần cửa sổ. Trên bàn chỉ có một quyển sách. Ông đứng dậy bước đến bên bàn và mở một quyển sách ra. Vừa lật vài trang ông vừa nói:
    - Tôi không bao giờ nhớ ngày tháng. Ta biết cái nhẫn này được làm từ thời Ikhantơn, Ikhantơn chết năm nào nhỉ? Ông ấy ở Tel- el- Amarna năm nào?
    Hai người kia nhìn Niubi không nói gì. Niubi mang quyển sách về ghế ngồi và lật thêm trang nữa.
    - Đây rồi! - Ông vừa nói vừa đọc thật nhanh - Ikhantơn! Đúng. Có vợ. Đúng! "Mặt trời. Người cho cuộc sống." Chúng ta biết những điều này rồi. Ngày tháng đâu? Cứ lúc nào cần đến là không tìm thấy. Chết, 17 năm sau. Đúng! Đúng! Ôi, đây rồi. Ikhantơn 1375 - 1358. Một con người kỳ lạ.
    - Ba nói ngày tháng nào ạ? - Magarit hỏi.
    Niubi nhìn trang sách:
    - 1375 - 1358, tất nhiên là năm tháng trước công nguyên. Lúc đàu ông ta ở Thebes. Hình như ông ta đi đến Tel- el- Amarna khoảng năm 1370. Và có lẽ một số kẻ thù của ông ta cũng theo ông ta đến đó từ Thebes. Tất nhiên có nhiều người không thích ông ta.
    Settơn hỏi:
    - Thế tại sao ông lại nghĩ đến ngày tháng?
    - Để tìm ra tuổi của nhẫn. Cứ giả sử rằng nhẫn được làm ra ngay sau khi Ikhantơn đến Tel- el- Amarna. Có lẽ làm vào khoảng 1366 trước công nguyên. Tôi cho là đúng khoảng đó. Từ dạo ấy đến nay đã bao nhiêu năm trôi qua rồi nhỉ? Tức là khoảng 1366 trước công nguyên cho đến nay.
    Magarit lấy bút chì, một mảnh giấy và bắt đầu viết: "1366 năm trước công nguyên, và 1367 năm sau đó." ồ!- Cô ngừng lại nhìn vào tờ giấy.
    - Gì thế cô? - Settơn hỏi.
    Cô kêu lên:
    - Tổng cộng là 3333 năm. Đúng là con số ghi trên nhẫn. - Magarit nói.
    - Tôi cũng nghĩ thế, vậy thì nhẫn nói gì? "Khoẻ. 3333." Tôi đang nghĩ về từ này. Có lẽ chiếc nhẫn chỉ sức mạnh trong 3333 năm. Bây giờ là điểm kết thúc. Điểm kết thúc! Thế là nhẫn đã mất sức mạnh. Ôi tại sao lại không tìm ra chiễc nhẫn sớm hơn ông Settơn?
    Một câu trả lời đầy vẻ giận dữ và ngạc nhiên:
    - Đừng gọi tôi là Settơn, tên tôi là Setti, như ông đã biết đấy.
    - Setti á? - Magarit kêu lên.
    - Vâng, Setti.
    Cái tên kỳ lạ này làm cho bầu không khí trong phòng đượm vẻ buồn. Cái tên ấy như hiện về từ thế giới bên kia - một thế giới lạ kỳ, xưa kia đập vào tai hai người, khác nào tiếng gọi của thần chết. Một bóng đen len vào suy nghĩ của hai cha con Niubi.
    - Setti là một cái tên cổ Ai Cập chứ không phải tên anh.
    - Xin lỗi - Settơn vừa nói vừa dụi mắt, đứng dậy, đi đi lại lại. - Tôi Chẳng hiểu gì cả. Tại sao tôi lại nói thế? Còn một điều nữa mà tôi cũng không hiểu. Tại sao lại có từ "trở về" viết trên nhẫn đằng sau số 3333?
    Magarit bực tức kêu lên:
    - Ôi, Chẳng có ý nghĩa gì đâu. Bây giờ nhẫn đã mất sức mạnh thì chữ viết Chẳng có ích gì.
    Settơn nói:
    - Không nên quả quyết như vậy, có thể bây giờ nó không còn sức mạnh nhưng tôi chưa thử ngược lại.
    - Thế nghĩa là thế nào? - Niubi hỏi.
    - Tôi định đặt cái nhẫn sau lên cái nhẫn trước.
    Magarit ngăn lại:
    - Ôi! Đừng. Ông đừng bao giờ làm như thế. - Mặt cô gái trắng bệch ra đầy vẻ sợ hãi.
    - Sao lại không?
    - Nếu làm như thế, tức là ông sẽ chỉ vào chính mình đấy. Ông không hiểu ư? Chiếc nhẫn trước sẽ chỉ vào chính người ông.
    - Chẳng sao cả.
    - Nếu ông ngã xuống, nó vẫn chỉ vào ông. Nó sẽ chỉ vào ông mãi mãi.
    Settơn có vẻ không quan tâm đến điều đó lắm. Anh nói:
    - Sao lại không? Tôi sẽ làm thử. Tôi sẽ thử ngay hôm nay. Tôi phải thử. Sẽ thử ngay bây giờ. Niubi nói, giọng lạnh lùng:
    - Vâng! Nếu thế xin ông đứng làm ở đây. Đừng làm trong nhà tôi. Nếu ông định thử thì xin làm ở nơi xa - ngoài cánh đồng hoặc trong rừng và là một mình thôi.
    - Rất đúng. Tôi sẽ đến một vùng nông thôn và thử ở đó. Chẳng ai câm được tôi.
    Không nói thêm một lời nào nữa, anh ra khỏi nhà, bước nhanh dọc theo đại lộ. Đứng ở cửa trước, hai người dõi theo anh, đôi mắt ông Niubi đượm buồn.
    - Sao thế ba? Sao trông ba lạ thế?
    - Ba cũng không biết, nhưng ba nghĩ rằng Chẳng bao giờ gặp lại ông bạn ấy nữa. - Tại sao? Ông ta tự tử hả ba? - Sao con lại dùng từ đó? Ông đóng cửa lại và trở về phòng làm việc. Magarit không vui khi cô nhìn vẻ mặt của ba cô.
    Niubi tiếp tục câu chuyện: - Con thấy đấy, chắc ông bạn của chúng ta sẽ mãi mãi ra khỏi cuộc sống của chúng ta. Sau khi chỉ vào chính mình, ông ta sẽ "trở về."
    - Trở về ư ba?
    - Ông ta lại "trở về." Con còn nhớ từ ấy trên chiếc nhẫn không? Sau 3333 năm những cái nhẫn ấy phải trở về. Nếu ông ta đang đeo nhẫn thì ông ta sẽ phải đem chúng cùng trở về.
    - Trở về đâu hả ba?
    - Trở về đất nước của Ikhantơn. Trở lại cái năm 1366 trước công nguyên. Nếu ông ta trở về Ai Cập, ông ta sẽ trở về đúng thời hạn. Ông ta đã tự gọi mình là Setti cơ mà. Và những người Ai Cập gọi ông ta là "người của thời đại sau." Bây giờ là thời đại sau, Magarit ạ. Ba con ta đang sống trong thời đại này mà.
    Tác Giả:John Macklin
  3. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Tình Thiên Thu

    Hoàng ngụ trong khu vực lao động nên nhiều lúc bực mình vì thành phần ít học khá nhiều, cứ tạo nên những rắc rối với pháp luật thường xuyên....
    Thỉnh thoảng, vài ngày lại nghe tiếng còi hụ của cảnh sát inh ỏi đến nơi để giải quyết các vụ xô xát, cãi cọ, tai nạn... Hoàng làm đêm, ban ngày cần ngủ để lấy sức đi làm mà cứ bị thức giấc hoài khiến lúc nào chàng cũng cau có, gắt gỏng... .
    Hôm nay, tiếng còi hụ khiến Hoàng lại tựa cửa nhìn sang nhà bên cạnh: hai vợ chồng người Mỹ đen đánh nhau... Hoàng đứng nhìn cho tới khi người chồng bị còng tay đẩy lên xe mới định vào dỗ tiếp giấc ngủ. Bỗng bên kia đường, một chiếc xe vận tải đổ lại, một người đàn ông trung niên gốc Á đông bước xuống, kế bên là hai người Mỹ trắng....
    Hoàng cố nhìn kỹ và đoán thầm người đàn ông Á đông kia không là Việt Nam cũng là người Hoa. Họ đến mở cửa sau ra, và từ từ hạ những thùng lớn trên xe xuống. Lúc ấy Hoàng mới vỡ lẽ ra họ sắp sửa dọn vào căn nhà mà từ mấy tháng nay chàng thấy họ treo bảng bán. Hoàng ngáp dài, quyết định vào phòng tìm lại giấc ngủ. .
    Chừng hai tuần lễ sau, khi chàng vừa ra xe chuẩn bị đi làm thì gặp bà Lâm cạnh nhà cho biết căn nhà treo bảng bán có người Việt Nam ở rồi. Hoàng hỏi bà Lâm cho có chuyện: .
    - Ổng ở một mình hay có ai nữa? .
    - Ủ, ổng nói có người con gái mới theo chồng đi xa, ổng ở miền Bắc một mình buồn quá nên bán nhà tìm về đây cho ấm. Ổng mua trả dứt đó cậu, thiệt, họ sao mà giàu quá... .
    Hoàng cười: - Bán nhà miền Bắc cả trăm ngàn, về đây chi vài chục trong cái xóm cà tàng này đâu có khó gì thím! .
    Bỗng ông Lâm từ xa đi lại, thấy vợ và Hoàng đứng nói chuyện, ông bắt tay Hoàng và nói với vợ: - Gì nữa đó? Chắc bà lại kể chuyện ông Việt Nam mới tới mua nhà trả hết tiền nhà một lúc chứ gì? Tôi đã nói kệ người ta; bà đi đâu cũng kể hết! Hoàng cười trấn an ông Lâm: - Đâu có chú, tôi với thím nói chuyện tầm phào cho vui mà! Thôi xin lỗi chú thím, hôm nào rãnh gặp nhau sau, giờ tôi phải đi làm đã! .
    Hai ông bà từ giã Hoàng rồi bước đi. Hôm sau, có lẽ bà Lâm canh Hoàng hay sao mà Hoàng vừa ra xe đi làm thì bà Lâm từ xa bước nhanh đến, vừa thở vừa kể: - Cậu Hoàng ơi! Cậu Hoàng, cái ông Việt Nam mới dọn tới, hình như ổng "bị mát dây" thì phải. .
    Hoàng vừa mở cửa xe vừa hỏi: - Sao thím biết? .
    - Trời ơi! Đâu phải một mình tui. Hôm qua cả ba, bốn người đều nói ổng như vậy hết. .
    - Bộ thím có tiếp xúc với ổng rồi sao? - Ủ! Hôm qua đám tụi tôi mấy người kéo tới thăm ổng, nói là hàng xóm. Ổng mời vô nhà chơi, rót nước mời uống đàng hoàng mà ngộ lắm. Ổng nói chuyện thì bình thường, nhưng có điều lạ lùng là ổng để cái tủ kính thật đẹp, ở trong chỉ treo chiếc áo đàn ông, đặt chình ình nơi phòng khách. Tụi tui lấy làm lạ mà không ai dám hỏi hết. Rồi thấy ổng vui vẻ, thím Việt mới hỏi. Ai ngờ ổng nổi quạu lên, đuổi khéo tụi tui đi hết... .
    Thấy bà Lâm dài dòng quá, Hoàng phải cắt ngang: - Thôi tôi đi làm kẻo trễ, bữa khác gặp thím sau. .
    Trên đường đến sở, Hoàng cũng không tránh khỏi thắc mắc với câu chuyện bà Lâm kể. Chàng lắc đầu, thầm nhủ: - Mình là đàn ông con trai còn lấy làm lạ huống gì mấy bà! Cũng có thể ông ta sưu tầm được chiếc áo... cổ hay của một tài tử hay danh ca nào đó. .
    Đã ba tháng trôi đi, Hoàng cũng chưa có dịp để gặp người đàn ông mới đến. Hôm nay, ngày nghỉ, chàng định bụng sẽ sang thăm ông ta một lần. Nhưng chưa kịp đi thì điện thoại của cô em gái họ nhắc chàng qua Canada dự đám hỏi cô ta. Chàng lại phải đi phố sắm sửa quần áo mới và mua đôi giày mới để chuẩn bị cho tuần sau đi Canada. Vậy là Hoàng cũng chưa đi thăm được người hàng xóm mới. .
    Một tuần lễ ở Canada, Hoàng có dịp gặp lại cô em gái họ để nhắc nhở đến những người thân yêu ở Việt Nam một cách thoải mái... Ở đây cảnh vật đẹp đẽ, sang trọng nhưng sao Hoàng cứ nghĩ ngợi đến cái "xóm nghèo" ở Mỹ của mình. .
    Ngày từ giã cô em họ, chàng bùi ngùi xúc động; chàng thành thật mong cô em có dịp sang Mỹ đến nhà chàng ở lại. Hoàng trở về "xóm nghèo" của mình với lòng rộn rã, và chàng cảm nhận được chàng nhớ "nó" vô cùng.
    Khi chàng vừa về tới, chỉ thoáng chốc là thấy vợ chồng thím Lâm, vợ chồng chú thím Việt và hai người Mỹ cạnh nhà sang thăm hỏi. Chàng lấy mấy cái bánh su- xê của cô em gửi cho để làm quà cho họ... .
    Sau vài câu thăm hỏi thông thường, mọi người kéo nhau ra về. Chàng tắm rửa vội vàng, nằm xem ti vi một cách thoải mái, định bụng chốc nữa sang thăm ông Việt Nam mới tới. Đang theo dõi cốt truyện hấp dẫn trong ti vi, bỗng có tiếng chuông vang lên trước cửa. Hoàng vội xỏ đội dép ra mở cửa thì thấy một người đàn ông trung niên, tóc hoa râm, nhìn chàng cười thân thiện: .
    - Xin lỗi đã làm phiền cậu, tôi là Bằng ở bên kia đường, mới dọn tới. Hôm nay, không hiểu sao cái điện thoại của tôi từ hồi trưa đến giờ không dùng được. Nhờ cậu xem giùm điện thoại nhà cậu có bị vậy không? .
    Hoàng mở rộng cửa và bảo: - Mời chú vô nhà ngồi chơi một chút, để tôi xem sao. Tôi cũng mới đi xa về chưa dùng tới nên không biết. .
    Rồi chàng đến bàn cầm điện thoại lên nghe ngóng. Đặt máy xuống, chàng lắc đầu: .
    - Cũng im re! Chắc cả xóm đều bị như vậy. Chú ngồi chờ tôi chạy sang bên cạnh hỏi thăm thử xem nghe. .
    Ông Bằng đưa tay cản lại:
    - Thôi khỏi! Nếu vậy chắc là cả khu vực này rồi..
    Và không đợi Hoàng mời, ông bằng ngồi xuống ghế bảo:.
    - Cậu tới ở đây lâu chưa? - Dạ, khoảng 5 năm ạ! Còn chú dọn đến một mình hay còn ai nữa?
    - Tôi tới một mình thôi. Vợ tôi mất 4 năm hơn rồi. Có đứa con gái vừa gả chồng xong; ở một mình miền Bắc buồn quá, khí hậu lại lạnh nên tìm về đây cho ấm. À, tôi ngồi nãy giờ hơi lâu có làm phiền cậu không?
    Hoàng vội xua tay và thay đổi cách xưng hô: - Dạ không, không đâu! Mấy tháng nay chú tới ở xóm này, cháu định qua chào hỏi mà chưa có dịp nay, chú tới trước cháu mừng lắm.
    Hoàng định nói qua chuyện bàn tán ở trong xóm về cái áo gì đó nhưng ngăn lại vì cảm thấy bất tiện. Nói vu vơ một lúc thì Hoàng biết ông Bằng về đây an hưởng tuổi già với cái job dạy học cho những người ngoại quốc yếu sinh ngữ với đồng lương rất thấp. Cuối cùng, ông Bằng kết luận: - Già rồi! Sống tạm qua ngày thôi, sự thật tôi cũng chẳng thiết tha gì nữa cậu ạ...
    Rồi bắt tay Hoàng để về. Ông trao số điện thoại và xin lại số của Hoàng để ai dùng điện thoại được thì báo cho người kia. Và ông cũng mời Hoàng hôm nào rảnh sang chơi. Hoàng mừng lắm vì ý định chưa thực hiện nay sắp được toại nguyện.
    Cuối tuần ấy, Hoàng được ông Bằng mời sang dùng cơm tối. Hoàng vui vẻ nhận lời. Mới 3 giờ chiều Hoàng đã quần áo chỉnh tề, ghé chợ Việt Nam mua một con vịt quay và một xách bia ghé nhà ông Bằng. Ông vui vẻ mời Hoàng vào nhà, vừa ngồi xuống ghế, sau khi trao hộp thịt vịt và xách bia cho ông Bằng, Hoàng đã đưa mắt nhìn bao quát nhưng thật sự chàng nhìn hơi lâu vào tủ kính đặt giữa nhà. Ông Bằng cười, dợm bước vào trong rồi bảo:
    - Cậu bày đặt quá đi! Có điều tôi cũng bỏ ra một dĩa nhỏ cho vui, còn bao nhiêu cậu cầm về ngày mai mà ăn. Tôi nấu nồi cà ri vịt ngon lắm, cậu muốn ăn bún hay bánh mì đều có hết. Thôi, cậu ngồi nghỉ đó một chút; tôi vào dọn liền ăn nóng cho ngon.
    Rồi ông khuất vào trong không đợi Hoàng trả lời. Hoàng tự do nhìn cái tủ kính. Chàng ngạc nhiên vì cái áo chemise xanh nhạt tầm thường, cổ hơi sờn và hai vạt áo phía trước nửa thẳng, nửa nhăn; chiếc áo được gắn bằng kim găm bên trong vào mặt gỗ. Chàng cố gắng tìm tòi có gì lạ nơi chiếc áo này và chàng cũng không khỏi nhủ thầm: â,"Thảo nào mấy bà trong xóm thắc mắc cũng phải!".
    Tiếng chân ông Bằng rõ dần, ông cười hỉ hả:
    - Thôi, cậu vô làm đại kẻo đói. Tôi cũng đói lắm rồi, buổi sáng chỉ uống ly cà phê và ăn cái bánh ngọt tới giờ này đó thôi!
    Hoàng theo ông vào bếp. Chiếc bàn chữ nhật đã được bày biện rất khéo léo, trông thật ngon lành. Buổi ăn xong, Hoàng thành thật:
    - Chú nấu cà ri ngon quá!
    - Con gái tôi nó ghi lại cách thức cho tôi đó. Nó chỉ cho tôi đủ món cả. Nó nói mấy món ruột của tôi nó hết nấu cho tôi được rồi nên ghi lại lúc nào thèm thì tự nấu mà ăn...
    Thấy Hoàng thu dọn chén bát, ông Bằng vội bảo:
    - Để đó tôi, mai còn nghỉ lo gì! Lâu lâu cậu qua chơi, mình nói chuyện cho vui.
    Rồi ông cầm tay Hoàng kéo lên phòng khách. Ngồi lọt lõm trong ghế sofa, Hoàng giả vờ như vừa khám phá ra điều gì, hỏi ngay:
    - Ủa! Chú treo cái áo gì trong tủ vậy? Chú sưu tầm đồ cổ hả? Ông Bằng cười giòn: - Cổ khỉ khô gì dâu! Cái áo của tôi đó!
    Hoàng ngạc nhiên: - Áo chú? Vậy chú treo áo chú ở đó làm gì?
    Ông Bằng thở dài: - Hôm nọ, mấy bà trong xóm kéo nhau đến thăm tôi cũng có thắc mắc nhưng đang có chuyện bực mình nên tôi không nói gì hết. Nay cậu tới chơi, thôi thì tôi cũng kể sơ cho cậu nghe.
    Rồi ông lui cui vô bếp, đem bình trà nóng và hai cái tách lên, rót cho Hoàng một ly rồi hỏi:
    - Cậu muốn nghe không? Hay thôi, về nghỉ kẻo khuya rồi. Bữa nào sang chơi tôi kể cũng được.
    Hoàng càng lúc càng to mò nên nói ngay: - Ngày mai cháu còn nghỉ, chú kể cho cháu nghe đi!
    Ông Bằng ngồi xuống cạnh Hoàng, hớp một hớp trà lấy giọng, ông cất tiếng lên với giọng trầm ấm, thu hút, Hoàng lắng nghe với tất cả chăm chú:
    - Đây là cái áo của tôi, do vợ tôi mua cho tôi nhân dịp Giáng Sinh đầu tiên trên đất Mỹ với những đồng tiền bà đã chắt chiu dành dụm khi vừa đến Mỹ. Bà đã đi xúc tuyết cho mấy nhà kế cạnh thuê để lấy tiền. Về sau, tôi một thời gian nhờ có chút vốn liếng Anh Văn nên đi dạy giúp cho những người kém sinh ngữ, bả mới nhàn nhã được một chút. Nuôi đứa con gái cho học ra 4 năm cũng khổ lắm, may mà nó lấy được thằng chồng đàng hoàng nên tôi mới yên lòng bán căn nhà ở miền Bắc về đây đó chứ...
    Ủa! Sao tôi lại đi lạc đề rồi. Trở lại cái áo thì lúc đó vì tôi đi dạy học nên quần áo lúc nào cũng ủi rất thẳng thớm cho tôi. Bả đảm đang, vén khéo nhà cửa lúc nào cũng tươm tất hết. Có một thời gian bả cứ than mệt, tôi cứ nghĩ vì làm việc nhiều nên mệt, khuyên bả nghỉ ngơi bớt. Rồi một buổi tối, tôi đang ngồi soạn bài cho học sinh, nghe bà xã tôi thét lên một tiếng ở phòng ngủ.
    Tôi vội vứt viết, chạy vào thì thấy bả đang nằm ụp người xuống đất. Bà đang ủi quần áo, đèn bàn ủi còn đỏ, tôi vội rút điện ra vì nghĩ bả bị điện giật, gọi ngay 911. Khi xe cứu thương vừa tới thì bả đã tắt thở vì bịnh tim, cứu không được.
    Chôn cất bà xã tôi xong, tôi mới nhìn lại căn phòng ngủ bừa bộn của tôi. Lúc ấy tôi mới thấy cái bàn để ủi đồ còn cái áo chemise này đang ủi dở dang nằm vắt vẻo nửa trên nửa dưới. Tôi òa lên khóc tức tưởi vì nhớ tới bả. Tôi khóc mấy năm nay rồi, và cái áo này tôi đã thuê thợ làm cho tôi cái tủ kính, suốt đời không bao giờ lấy áo ra được vì thợ đã hàn kín cái tủ rồi! Tôi tin chắc tới chết tôi cũng không bao giờ có ai yêu thương tôi như bả... Đời tôi đã thực sự mất đi ánh sáng rồi cậu ạ! Và tôi tự nguyện với lòng mãi mãi không bao giờ yêu ai để giữ tròn lời hứa khi chúng tôi vừa yêu nhau...
    Ông Bằng nói một mạch và giọng ông mỗi lúc mỗi khàn đi, mái tóc hoa râm của ông rung lên, ông ta lại khóc...
    Bỗng dưng Hoàng nghe tay mình nóng hổi. Thì ra nước mắt của chàng cũng rơi tự bao giờ. Hoàng xích sát lại gần ông Bằng đặt tay lên vai ông an ủi:
    - Thưa chú, chú đừng buồn nữa. Cháu rất tiếc là cháu không phải văn sĩ để viết thay cho chú mà ca tụng mối tình tuyệt đẹp này!
    Ông không đáp lời Hoàng, tiếng khóc càng lúc càng nghẹn lại. Chờ ông khóc một hồi cho khuây khỏa, chàng mới lên tiếng từ giã. Lúc ấy ông mới nén tiếng khóc, đưa tay quệt nước mắt, gượng cười đi xuống bếp lấy hộp thịt vịt còn lại trao cho Hoàng. Bắt tay từ giã, ông đi trước mở cửa cho chàng.
    Một luồng gió lạnh tạt ngang, trời đen như mực. Ông Bằng thốt lên: - Trời ơi! Lạnh quá!
    Hoàng thấu hiểu cái lạnh buốt tim của ông lúc này. Hoàng bước vội đi, quay nhìn lại vẫn còn thấy ông đứng sững nơi cửa. Hoàng nói thật lớn:
    - Chú vô kẻo lạnh! Chú bệnh không ai chăm sóc chú đâu, mà bên kia thế giới thím cũng buồn nữa đó! Vô đi!!!
    Không biết ông có nghe Hoàng nói gì không nhưng Hoàng cũng thấy cửa từ từ khép lại. Ánh sáng đã thực sự mất hẳn nơi hành lang...
    Tác Giả:Ái Khanh
  4. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Chị Em Sinh Đôi

    Thanh tra Shapyro cảm thấy rất băn khoăn trước vụ án mạng này. Cách đây hơn một giờ bà Letty Cooks, 75 tuổi, đã chết trong bệnh viện. Một kẻ nào đó đã đập vỡ sọ của bà. Bà Letty có một người em gái song sinh
    - Natty. Cả hai chị em đều không lấy chồng và sau khi cha họ một bác sĩ nổi tiếng qua đời, họ ở cùng với nhau trong căn nhà lớn.
    Khi thanh tra Shapyro nhấn chuông, bà Natty nhã nhặn mời ông vào nhà. Bà vẫn giữ được sự cân đốim mảnh mai so với độ tuổi. Những nếp nhăn trên khuôn mặt không che được nhan sắc của một thời, còn đôi mắt xanh khiến người ta liên tưởng đến mặt hồ trên các dãy núi cao.
    - Cho phép tôi cất mũ giùm ông chứ, ong Shapyro? Mời ông ngồi. Ông dùng với tôi một tách trà nhé? Shapyro vừa uống cà phê trước đó ít phút, còn ngoài giờ làm việc, ông thích uống bia lạnh, nhưng ông không dám từ chối lời mời của chủ nhà.
    Bà lão rót trà vào bộ tách sứ cổ, đặt trên một cái khay bạc, rồi bà ngồi xuống, hai tay để trên gối.
    - Tôi biết thế nào ông cũng đến. Xin ông cứ hỏi
    - Bà nói, giọng điềm tĩnh.
    VIên thanh tra cảm thấy thán phục trước sự tự chủ, thông minh của bà lão. Những câu trả lời đúng theo dự đoán của ông. Sau cái chết của cha, chỉ có hai chị em sống trong ngôi nhà của mình. Mỗi tuần có một người đến dọn vườn. Họ ít khi đi ra ngoài. Thỉnh thoảng, họ mời các bạn già đến uống trà hoặc chơi bài.
    Vừa nghe bà lão nói, Shapyro vừa nhấm nháp tách trà. Ông phải công nhận là bà có loại trà rất ngon.
    - Chị tôi rất hiền lành, nhân hậu... Làm sao có kẻ lại đang tâm hại chị ấy
    - Tay bà run run, làm sánh nước trà ra đĩa. Bà thở sâu rồi nói tiếp
    - Chiều hôm kia, tôi làm kẹo dừa, đó là món tôi rất thích. ở cuối phố nhà tôi có một gia đình nghèo, một bà mẹ với bốn con nhỏ, trong đó có hai chị em sinh đôi, giống như tôi với chị Letty vậy. Chúng tôi quen biết họ qua những đứa trẻ. Chúng thường chơi đùa ngoài phố. Chiều hôm qua, tôi được biết một trong hai chị em sinh đôi bị cúm nên tôi đến thăm. Cô bé tỏ ý thất vọng khi tôi không mang theo kẹo dừa.
    - Vì vậy bà quay về và vội nấu kẹo dừa...
    - Vâng.
    - Khi kẹo dừa nấu xong, chị bà đã mang đến cho cô bé? Bà lão im lặng gật đầu. Nước mắt bà ứa ra.
    - Đến tối vẫn không thấy Letty trở về. Lúc đầu, tôi không lo lắm vì nghĩ rằng chị ấy còn nói chuyện với bọn trẻ. Sau đó tôi gọi điện cho người quản lý chung cư nơi chị tôi đến - thì ông ta nói rằng chị tôi chưa hề tới đó.
    - Rồi bà ra khỏi nhà để tìm chị và thấy bà ấy ở sau lò bánh mì, trong dãy phố tối đen
    - Shapyro tiếp lời bà.
    - Vâng
    - Ly nước lại sánh trong tay bà Natty
    - Trong bóng tối, tôi không nhận ra và bước qua. Chợt nghe có tiếng rên khe khẽ, tôi quay lại thấy chị ấy đang nằm trên vỉa hè. Tên tội phạm đã đánh chị ấy bất tỉnh rồi kéo vào sau lò bánh mì. Nó vừa lục túi xách vừa nhai kẹo dừa. Một tên quái vật, thưa ông Shapyro! Giọng bà nghẹn lại.
    - Có thể đó là một kẻ nghiện ma tuý
    - Shapyro nhận xét
    - Tôi nghĩ rằng chúng thường rất ham ăn đồ ngọt.
    - Trông nó còn trẻ, hơi cao gầy, trên mặt có một vết sẹo hình chữ V. chị tôi đã kịp kể lại như vậy. Chị ấy còn dặn tôi nhớ chăm mấy cây hồng trong vườn
    - Bà lão nức nở. Shapyro đặt tay lên vai bà, ông tưởng như đang phải thấy một con chim bị trúng thương.
    - Đây là vụ cướp thứ tư trong vòng sáu tuần qua
    - Ông nói
    - Nhưng chị của bà là trường hợp bị tử vong đầu tiên.
    - Cùng một tên tội phạm ư?
    - CHúng tôi chưa khẳng định hoàn toàn. Có một phụ nữ cũng tả lại hắn tương tự, trước khi bất tỉnh.
    - Có nghĩa là các ông truy tìm hắn từ lâu...
    - Rất tiếc đến giờ này vẫn chưa có dấu vết gì
    - Shapyro thừa nhận. Bà Natty vỗ nhẹ vào tay ông, tỏ ý an ủi:
    - CHúc ông ngủ ngon, ông Shapyro. Cảm ơn ông đã chu đáo, quan tâm đến một bà lão... Những ngày tiếp theo, Shapyro thường xuyên theo dõi khu phố nhà bà Natty. Ông không vừa lòng khi nhận thấy một chuyện. Hàng ngày, khi trời sắp tối, bà Natty lại ra khỏi nhà, đi dọc theo con phố tối tăm, ngang qua phía sau lò bánh mì, đến tận cuối phố mới quay về. Trông bà thật yếu đuối và cô đơn. Bà không nghỉ ngày nào, kể cả lúc có mưa hay gió lớn. Hình như nỗi đau khổ lớn lao khiến bà muốn nhìn lại nơi chị mình đã đi qua lần cuối cùng trong đời. Lần nào thấy bóng bà xuất hiện, viên thanh tra cũng nép vào một gốc cây và quan sát. Nếu cứ tiếp tục thế này, ông sẽ phải nhờ đến một bác sĩ tâm thần mất.
    Sang tuần thứ ba, bà Natty thay đổi thời gian biểu. Bà ra khỏi nhà muộn hơn 20 phút. Shapyro định nói chuyện với bà, khuyên bà không nên mạo hiểm như vậy nữa, nhưng ông bỗn thấy một bóng đen xuất hiện phía sau lưng bà lão. Loáng một cái, kẻ lạ mặt đã đánh vào gáy bà, giật lấy cái túi xách bà đang cầm.
    - Đứng lại!
    - Shapyro thét to và chạy tới. Tên tội phạm xô bà lão xuống vỉa hè rồi lao vào bóng đêm. Bà lão cố ngồi dậy. Khi Shapyro tới nơi, bà túm chặt lấy chân ông.
    - Bà bỏ tôi ra và ở yên đây
    - Ông vừa thở vừa nói, muốn bứt ra khỏi hai tay bà
    - Tôi không muốn hắn trốn thoát! Nhưng bà lão càng giữ chặt ông hơn.
    - Ông không việc gì phải liều mạng vì tôi, ông Shapyro. Có thể hăn scó vũ khí. Mà dù ông có bắt được hắn, hắn cũng chỉ đi tù vài năm, sau đó lại tiếp tục hại những người khác. Tôi chắc chắn đúng là kẻ đã hại chị tôi : cao, gầy, có sẹo ở mặt. XIn ông đừng giận tôi không thể để ông đi đâu. Trước nửa đêm, Shapyro rời khỏi văn phòng, mắt đỏ ngầu vì mệt mỏi, đầu đau nhức. Một đồng nghiệpđuổi kịp ông trong hành lang:
    - May quá, gặp được anh. Chúng tôi vừa được tin báo là đã bắt được tên tội phạm. Cô bồ của hắn thấy hắn chết trong phòng. Năm phút sau, Shapyro đến nơi xảy ra án mạng cùng với hai điều tra viên, một bác sĩ giám định, một nhân viên phân tích của phòng thí nghiệm và một người chụp ảnh. Lý lịch của tên tội phạm đã được mang đến, hắn tên là Peter Farley gì đó. Trong tủ của hắn, mộtt lô túi xách phụ nữ nằm ngổn ngang. Shapyro không biết cái nào của bà Natty. Ông chọnđại một cái màu sẫm có viền trắng kiểu cũ. Và ông đã không nhầm. Khi xem xét bên trong túi xách, ông như ngạt thở vì trong thấy một cái kẹo bọc giấy bóng nằm sát một góc.
    - Theo bác sĩ, nguyên nhân gây tử vong là gì?
    - Ông hỏi bác sĩ giám định.
    - Rõ ràng đây là một ca ngộ độc. Chắc chắn là chất arsen. Chúng tôi tìm thấy trong phòng hắn có rất nhiều giấy kẹo. Loại vẫn thường bán ở tất cả các tiệm bánh kẹo. Mặc dù đã quá khuya bà Natty vẫn niềm nở tiếp Shapyro. Bà mời ông vào nhà, hỏi ông có muốn dùng trà không.
    - Cảm ơn bà, lần này thì không. Tôi chỉ muốn hỏi bà xem cái túi xách này có phải của bà không?
    - Vâng đúng là của tôi. Cảm ơn ông đã tìm ra.
    - Thưa bà Cooks, bà đã biến tôi thành một tên ngốc. Shapyro không còn tự chủ được sẵng giọng. Bà đã tự làm mồi cho tên cướp, khi hắn tấn công bà, bà đã làm hết sức để ngăn tôi truy đuổi hắn. Bà đã cố tình để hắn cướp cái túi xách và những thứ trong đó. Bà đã đạt được mục đích rồi đấy. Hắn đã ăn hết kẹo. Tôi đã tình cờ phát hiện ra một cái duy nhất còn sót lại dưới tấm lót. Bà có công nhận đây là kẹo do bà nấu ko? Bà lão đứng dậy, nhìn cái kẹo trong tay viên thanh tra. Bà trịh trọng đưa tay ra lấy kẹo và trong tích tắc, nó đã nằm gọn tron gmiệng bà. Khi Shapyro nhận thức được sự việc thì cả cái kẹo lẫn lớp giấy bọc đã nằm trong bụng bà lão.
    - Ông Shapyro, chẳng lẽ ông cho là tôi dám nuốt kẹo có thuốc độc ư?
    - Bà mỉm cười hỏi.
    - Tôi đoán chắc là bà sẽ làm như vậy, một khi tình huống bắt buộc. Nhưng lượng arsen trong một cái kẹo ko thể gây tử vong. Tôi biết làm gì với bà đây bà Natty?
    - Ông có thể bắt tôi vì tội huỷ vật chứng.
    - Tôi không tin là sẽ thuyết phục được hội đồng thẩm phán. Nhưng kể cả nếu tôi có chứng minh được là kẹo đã tẩm thuốc độc, bà cũng đừng bao giờ cho ai ăn nữa nhé, bà Natty? Bà Natty tiễn ông ra cửa.
    - Ông sẽ ghé lại uống trà nữa chứ? Viên thanh tra nhìn bà lão, im lặng một lúc. Rồi ông nói:
    - không, thưa bà Natty, tôi nghĩ rằng tôi sẽ không đến nữa... Bà lão gật đầu, vỗ vỗ vào tay tỏ ý đã hiểu.
    Tác Giả:Tommy Powl
  5. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    Ăn Tối Ngoài Tiệm

    Đi ăn tối ngoài tiệm là một điều thú vị phải không các bạn? Người ta nấu nướng mọi thứ cho bạn, dọn lên trên bàn cho bạn thưởng thức...và rồi sau đó còn dọn dẹp, rửa chén cho bạn nửa chứ...Đã thì thôị..Tất cả những điều bạn phải làm chỉ là nhai, nuốt và sau cùng là trả tiền. Nhưng thưa các bạn...những điều tôi vừa kể trên đã cuốn theo chiều gió hết rồi...Và đây là câu chuyện của tôi...
    Một chiều cuối tuần nọ, sau khi lãnh pay check, tôi bèn quyết định một cách hạnh phúc là thay vì nấu ăn ở nhà như thường lệ, tôi sẽ rủ cô bạn gaí đi ăn tối ngoài tiệm. Xin thưa với các bạn đó là lần đầu tiên tôi đi ăn ngoài tiệm. Khi tôi đến tiệm ăn thì trời ơi... tôi có cái cảm tưởng như là đang lạc vào bát quái trận đồcủa Hoàng Dược Sư trên Đào Hoa Đảọ..Người hầu bàn, ăn mặc còn sang trọng hơn tôi nũa, chào đón tôi:
    "Xin chào quí khách, 2 người phải không ạ?" Tôi hảnh diện đáp:
    "Vâng , 2 người ." Anh ta hỏi tiếp
    "Hút thuốc hay không hút thuốc?
    Tôi trả lời ra vẻ như không bao giờ hút thuốc:
    "Không, tôi không hút thuốc."
    Người hầu bàn tiếp tục hỏi:
    "Ngài thích ngồi ở khu vực trong nhà hay ngoài trời ?"
    Tôi trả lời như là mình có một quyết định đúng đắn:
    "Tôi thích ngồi ở trong hơn là ra ngoài.
    Anh ta phụ họa: "Dúng đấy, thưa ngàị" Vàhỏi tiếp:
    "Ngài thích ngồi ở phòng ăn chính, ở bao lơn có mái che hay là trong khu nhà kiếng chan hòa ánh nắng của chúng tôi" Đến đây thì tôi hơi lúng túng: "Hmm...để coi.."
    Anh ta đề nghị: "Tôi có thể sắp cho Ngài ngồi ở khu nhà kiếng với phong cảnh tuyệt vời"
    Tôi hưởng ứng và đi theo anh ta:
    "Tôi nghỉ anh nói đúng đấỵ"
    Anh ta lại hỏi tiếp:
    "Bây giờ Ngài thích nhìn ra sân golf hay muốn nhìn cảnh mặt trời lặn trên bờ hồ hay là cảnh núi non hùng vĩ?..." Tôi nghỉ thầm là lần này hãy để nó chọn phứt đi cho xong, đở phải lúng túng:
    "Chổ nào anh thấy đẹp là được rồi!"
    Thật ra anh ta đặt chúng tôi ngồi hướng về sân golf hay bờ hồ hay núi non gì đó tôi cũng cóc biết vì lúc đó trời đã tối bên ngoài.
    Lúc sau, một người hầu bàn khác trẻ hơn, cũng ăn mặt bảnh hơn tôi, đến bàn tôi và nói:
    "Kính chào quí khách. Tôi là Paul. Chiều nay tôi sẽ phục vụ quí khách. Quí khách có muốn ngồi ngắm cảnh thêm vài phút trước khi đặt món ăn hay không?"
    Tôi nói ngay: "Không, tôi đang đói lắm. Tôi là dân lao động. Mang lên cho tôi một dĩa thịt bò với rau và khoai tây nướng."
    Anh ta hỏi thêm: "Ngài muốn dùng thêm súp hay rau trộn?"
    Tôi đáp ngay: " Rau"
    Anh cứ hỏi: "Chúng tôi có rau xanh nhiều loại, củ dền đỏ, cà chuạ..Ngài có thích trộn với tôm không?"
    Tôi xẳng giọng: " Rau xanh thôi, OK?"
    Anh ta đáp: " Vâng thưa Ngài. Có dầu giấm không?"
    Tôi không muốn kéo dài cuộc khẩu cung này nữa: "Bất cứ cái gì cũng được."
    Anh ta cứ nói: "Chúng tôi có dầu giấm kemÝ, phó mát xanh,giấm chua Pháp..."
    Tôi cướp lời: "Đem bất kỳ thứ nào làm tôi ngạc nhiên là được..."
    Anh ta vẫn đứng đó: "Dầu giấm kemÝ là loại đặc biệt của chúng tôi. Như thế có được không thưa Ngài"
    Tôi cộc lốc" Yeah"
    Anh lại hỏi: " Còn khoai tây thì sao..."
    Tôi thừa biết caí gì sắp xảy ra nên không muốn anh ta đứng lải nhải nữa: "Tôi chỉ muốn khoai tây nướng mà thôi, hiểu chưa? Không có cái giống gì kèm theo nữ hết."
    Anh cứ hỏi: "Không bở Không kem chua à?"
    Tôi gằn giọng: " Không."
    Anh ta vẫn hỏi: "Không để hành luôn à?"
    Tôi hết chịu nỗi nên phải quát lên: "Không. Anh không hiểu tiếng Anh à? Tôi không muốn cái gì với khoai tây hết. Cứ mang ra cho tôi khoai tây nướng với thịt bò là được rồi"
    Anh ta lại chỉa mủi dùi sang thịt bò: "Ngài muốn 200 gram, 250 gram hay 350 gram thưa Ngài."
    Tôi trả lời cho có: "Bao nhiêu cũng được." "Ngài muốn tái, tái vừa vừa, vừa, vừa chín hay chín hẳn thưa Ngài"
    Tôi không thể nào chịu được nữa: "Ệ..Tao nổi cơn rồi đấy nhé..." Anh ta vẫn không tha tôi: "Ngài thích broccoli, bắp hay cà rốt chung với thịt bò?"
    Như giọt nước làm tràn ly nóng giận, tôi ném khăn ăn xuống đất , đứng phắt lên, xắn tay aó, xông vào anh ta và giở giọng vỏ biền: "Ê... Mày muốn ra ngoài sân chơi tay đôi không, thằng dai nhưđỉa kia"
    Trời ơi, đến nước này mà anh ta cũng không thể không hỏi ý kiến tôi: "Vâng, thưa Ngài. Ngài thích ở bãi đậu xe, ngoài đường nhỏ hay đường lớn đối diện với nhà hàng, thưa Ngài"
    Tôi nói: "Tao thích ngay tại đâỵ..," và đấm anh ta một cái. Anh ta né rồi phản công bằng một cú móc tay trái vào hàm tôi... Các bạn thân mến, đó là lần đầu tiên trong cái đêm nghiệt ngã đó anh ta đã không hỏi tôi thích bị đấm ở đâụ..Tôi cháng váng ngã xuống ghế trong khi các người khác tới kéo anh hầu bàn đó ra.
    Tôi có cảm giác ai đó nới lỏng cà vạt tôi ra, mở nút áo cổ và vả nhẹ vào mặt tôi... Khi tôi hoàn tỉnh, tôi thấy trước mặt tôi là gương mặt lo âu của viên phụ trách các tên hầu bàn đêm đó... Ông ta xin lỗi ráo riết và đề nghị mua nước uống cho tôi, gọi y tá hay bất cứ cái gì tôi muốn...
    Tôi lúng túng nói: "Không, không ... đừng gọi ai đến hết....cho tôi ly nước là được rồi...
    "Vâng thưa Ngài, có ngay," ông ta hớn hở đáp lại sự đòi hỏi quá dễ thực hiện của tôi...
    Và ông ta tiếp: "Ngài thích nước suối nhập cảng, nước soda, nước chanh hay nước lọc.?
    Tác Giả:Gene Perret
  6. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    ..............
  7. steyer_aug

    steyer_aug Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    11/05/2005
    Bài viết:
    1.002
    Đã được thích:
    5
    Câu bài .... chất lượng!!!
  8. delphinium

    delphinium Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    19/11/2004
    Bài viết:
    839
    Đã được thích:
    0
    lâu wá không về nhà thấy nhà mình hoành tráng ghê.
    @ anh tuấn ơi em đến ngộ độc vì thơ của anh wá
    @ bé hot chị ghét mày hôm trước ko di off cùng cả nhà nhé,lâu không gặp con em muốn coi tình hình ra sao m no ứ thèm đi thế mới ức chê.
    @ cả nhà chuẩn bị dọn qua nhà mới đi,nhớ để phần em cái phòng nào xinh xinh í
  9. Jean_Claude_Van_Damme

    Jean_Claude_Van_Damme Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/10/2004
    Bài viết:
    518
    Đã được thích:
    0
    1 thời đã wa....
  10. goldenboy_xxx

    goldenboy_xxx Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    06/03/2005
    Bài viết:
    1.909
    Đã được thích:
    0
    mang tiếng là nửa đêm mà thức ko khuya = mình

Chia sẻ trang này