1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người sinh cung Song Ngư (19/2-20/3)

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi monvendredi, 19/10/2005.

Trạng thái chủ đề:
Đã khóa
  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. monvendredi

    monvendredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.980
    Đã được thích:
    0
    Đã vote cho chú pút sờ kin rồi nhé! HÌnh như vào đây chỉ chăm chăm ăn vote thì fải?!?
    Okie, chú Dark thế là biết điều đấy! Chú không lật đổ cũng được, nhưng vẫn fải take care mọi thứ để anh làm tù trưởng bù nhìn nhé!
    Chết, ở trên có chú nào nói "cuộc phiêu lưu của Mos và Mon", cũng hay hay! Hay là làm vài chuyến nhỉ
  2. lovelycinderella

    lovelycinderella Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    5.309
    Đã được thích:
    0
    Hẹ hẹ...Tớ đang tập trung chiến dịch giành bằng được chiếc vương miện trong mơ nên tạm gác vụ tìm Prince Charming lại. Cơ mà bên nhà SN chúng mình hình như ko có ai thích ăn dừa thì fải á?
  3. tophit

    tophit Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    1.129
    Đã được thích:
    0
    Mọi người ơi, xả xì trét tí nhỉ:
    Nguồn: một vài bài thi tuyển sinh đại học năm 2004 (Đại học khoa học xã hội và nhân văn thành phố Hồ Chí Minh)
    1. Bác Hồ là một hột giống tốt cần được bảo quản :shock:
    2. Bài thơ "Chìều Tối" của Bác Hồ làm ta nhớ đến câu thơ của Nguyễn Du "Chim hôm thoi thóp về rừng" hay câu thơ "ngàn năm gió cuốn chim bay mỏi" của Bà Huyện Thanh Quan.
    Nhưng so sánh ta thấy rõ chim Bác Hồ khác hẳn chim Nguyễn Du,
    Và còn khác hơn chim Bà Huyện Thanh Quan.
    Chim Bà Huyện tự nhiên mỏi. :?:
    Còn chim Bác Hồ là con chim phi thường 8) , nó mỏi có mục đích: "Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ". :evil:
    3. Qua Bài thơ "Chiều tối", ta thấy Bác Hồ đã dùng chim để mô tả nội tâm.
    Làm sao Bác biết chim mỏi ?:oops: Nó nói với bác chăng ? :?: :?:
    Không nó không nói với bác. Mà chỉ cần nhìn Bác cũng biết nó mỏi.:!: :!: :!:
    4. Vào một đêm trăng sáng, Chí Phèo gặp Thị Nở trong vườn chuối. Chí ôm chặt Thị định dở trò.
    Lúc đầu Thị Nở cũng định phản ứng, :x
    Nhưng rồi thấy xung quanh vắng vẻ (--> có kêu cũng không ai nghe), mà Chí lại ôm chặt quá, nên rồi Thị cũng mặc kệ
    ---------------------------------------------
    Em hãy phân tích tấm lòng người mẹ của bà cụ Tứ trong chuyện "Vợ nhặt" của nhà văn Kim Lân.
    ?Trong cuộc sống sinh hoạt đời thường, hàng ngày chúng ta đã từng được thưởng thức rất nhiều loại lòng, như lòng lợn, lòng chó, lòng gà, lòng vịt chúng đều rất ngon và có vị riêng biệt khác nhau, nhưng tất cả đều không thể bằng lòng.... mẹ.?
    -------
    Em hãy phát biểu cảm nghĩ của mình về việc Nguyễn Du đã để lại cho chúng ta tác phẩm Truyện Kiều.
    Một em học sinh lớp 11, PTTH Cái Bè đã viết:
    ... ?oNguyễn Du là lão tiền bối của chúng ta. Mặc dù, tiền bối đã sớm ra đi vào một chiều gió lạnh, nhưng vẫn làm chấn động cả giới hậu bối của chúng ta, qua bí kíp võ công ?oVương Thúy Liều? hay còn gọi là ?oĐoạn trường thất thanh? hay biến thể của nó là "Đoạn trường tiết canh". Bằng chứng là qua các kỳ thi, pho bí kíp này lại xuất hiện và làm thất điên bát đảo cả giới hậu bối chúng ta...?(!!). 8)
    ---------
    Em hãy cho biết bất công của phụ nữ dưới chế độ phong kiến. Bằng các tác phẩm đã học của Hồ Xuân Hương, Nguyễn Du, hãy chứng minh.
    Một em tên Hoàn Nhân, lớp 9, TPCS viết:
    ?o... Sự bất công của người phụ nữ dưới chế độ phong kiến đó là: Họ không được tham dự bóng đá quốc tế, họ không được lái xe nhất là các loại xe con, xe gắn máy (!). Ngày nay quyền giải phóng phụ nữ đã được củng cố. Hàng năm người ta lấy ngày 8-3 làm ngày quốc khánh phụ nữ...?.
    --------
    Em hãy tả con gà trống nhà em:
    "Chú trống choai nhà em lớn nhanh như thổi, càng lớn chú càng giống gà mái"!?
    --------
    Đề: Phân tích bài Viếng lăng bác.
    Một học sinh viết:
    Con ở miền Nam lăn ra thăm Bác
    Tác giả là người có thân phận thắp hèn (con ở) nhưng cũng tích góp được tiền của để một lần được đi thăm bác. Trên đường đi, tác giả đã gặp bao nhiêu nguy hiểm, phải đi qua giữa hai làn đạn đang giao chiến nên tác giả đã phải lăn qua...."
    ----------------
    Em hãy phân tích trình tự diễn biến tâm trạng nàng Kiều trong đoạn trích ?oNhững nỗi lòng tê tái?.
    Bài làm của em C.V.T lớp 10, PTTH P.N có đoạn viết:
    ?oNay hoàng hôn đã lại mai hôn hoàng?. Qua đó ta thấy tên khách họ Hoàng thật là tàn nhẫn, hắn hôn Thúy Kiều đã rồi lại bắt Kiều hôn lại làm cho Kiều ngày càng biến thành gái lầu xanh chuyên nghiệp muốn ngóc đầu lên cũng không nổi?. :evil:
    ---------------------------------
    Một bạn học sinh lớp 9, PTCS T.A, Huế đã viết:
    ?oThúy Kiều là người con gái tài sách vẹn toàn, song nàng đã bị chế độ phong kiến vùi dập vào chốn bùn nhơ. Đến nỗi nàng đã nhảy xuống sông Tiền Giang tự vẫn, may thay lúc đó có một bà đảng viên đi công tác về, bà liền nhảy xuống sông cứu nàng. Sau đó Kiều giác ngộ và đi theo con đường cách mạng?(!!!).
    ------------------------------------------
    ?oEm hãy tả hình dáng và tính tình một cụ già mà em rất kính yêu? - là đề tập làm văn trong kỳ thi tốt nghiệp tiểu học vừa diễn ra ở tỉnh nọ. Xin trích nguyên văn từ bài làm của học sinh :
    - Hình dáng của bà nội rất là thấp được hai mét rưỡi dáng đi rất chậm chạp, mắt thì lừ đừ ít thấy gì nữa? Tính tình cụ già rất là bực bội? Khi bà nội cười liền nhe mầm răng ra còn được ba bốn cái gì mà thôi.
    - Con mắt của bà tròn như hòn bi, mũi có hai cái lỗ, cụ già có hai cái tai, tóc của bà đã bạc phơ. Cổ ngắn gọn, thân của bà 2, 3 thước, bà có hai cái tay, có hai cái chân.
    - Bà cụ ngoài 40 tuổi. Hình dáng bình thường, chiều rộng ba mươi, chiều cao một mét sáu.
    - Khi cười miệng bà em móm mém như miệng cái hố.
    - Khuôn mặt ông bầu bĩnh; đôi mắt ông như mắt bồ câu trắng; dáng đi của ông rất hoang thai và cái miệng của ông như trái tim rất mảnh liệt.
    - Ông của em dài thì bằng 1 mét và không mập.
    ----------------------
    Trong các tác phẩm em đã học và đã đọc thêm, em thích tác phẩm nào nhất? Vì sao? Hãy chứng minh?
    Bài làm của em N.A.T lớp 10, PTTH viết:
    ?o... Trong kho tàng văn học Việt Nam, ca dao dân ca rất giàu tình nghĩa... Trong các tác phẩm đó, em thích nhất là tác phẩm ?oTắt đèn?. Vì nó đã thể hiện tinh thần chống lại sự bóc lột phụ nữ của chế độ phong kiến. Chứng tỏ chị đã bán con và chó để thể hiện tinh thần kiên quyết đó...?.
    ----------------------------------------------------
    em hãy tả bạn em
    "bạn em ko cao ko thấp, trung bình. bạn em ko gầy, ko béo, trung bình. bạn em ko đen ko trắng, trung binh. bạn em ko giỏi ko kém, trung bình..."
    ---------------------------
    em hãy tả đêm giao thừa
    "em bước ra sân để chuẩn bị thắp hương giao thừa. ánh trăng tròn vằng vặc soi rõ khu tập thể, làm những chiếc lá sáng lên loang loáng..."
    Cái này thì phải nói là "sáng như đêm ba mươi"
    ---------------------------------------
    em hãy kể lại tác phẩm Tắt đèn của NTT
    "Chị Dậu rón rén bưng bát cháo hành vào cho anh Pha ăn"!!!!
    --------------------------------------
    Trích bài văn bình tác phẩm Tắt đèn
    "Chị Dậu, như người ta vẫn nói ''''con giun xéo lắm cũng quằn'''', đã nói với bọn lính lệ như thế này ''''Mày động vào chồng bà đi, rồi bà cho bà cho mày xem''''. Và chị cho chúng nó xem thật." :evil:
    -----------------------------------------
    "áng văn" độc đáo
    "Nhà em có một con gà. Buổi sáng thức dậy, nó nhảy từ dưới đất lên nóc chuồng, rồi lại nhảy lên đống củi, vỗ cánh và gáy ầm ĩ. Tức mình, em ném nó què chân".
    -----------------------------------------
    "Tưởng tượng mình là Thánh Gióng lên tâu với Ngọc Hoàng những việc mình đã làm dưới trần gian"
    "Lên đến cổng trời, ta gặp ngay ông Thiên Lôi, ông ấy cười khà khà vỗ vai ta và rủ ta vào nhà ông ấy làm vài chén rượu cho đã"
    ----------------------------------
    tả tiết học trong lớp
    "... Cô giáo em đang giảng bài, bỗng nhiên có tiếng gõ cửa như làm ám hiệu: Cạch... cạch... cạch. Và sau làn kính mờ là một bóng đen đứng lặng im. Cô giáo em rón rén ra mở cửa, cả lớp im lặng hồi hộp... Trời! Thì ra là bác hội trưởng hội phụ huynh của lớp..."
    -------------------------------------------------
    giải thích câu tục ngữ "Giặc đến nhà, đàn bà cũng đánh"
    "Câu tục ngữ nói lên sự dã man của bọn giặc cướp, khi đã tràn vào làng mạc, nhà cửa thì không cứ đàn ông, mà cả đàn bà, trẻ em chúng cũng đánh đập, hành hạ..."
    ----------------------------------------------
    Chuyện này cũng thật 100% luôn. Của học sinh lớp 12.
    Ðề bài: em hãy phân tích hai câu thơ trong tập "Nhật kí trong tù" của tác giả Hồ Chí Minh.
    " Ngủ thì ai cũng như lương thiện
    Tỉnh dậy phân ra kẻ dữ hiền".
    Em nghĩ học sinh này chắc là học giỏi môn sinh vật, nên bạn phân tích như sau:
    Khi ngủ thì cơ thể chúng ta nằm im, bất động, mắt nhắm trông ai cũng giống ai. Nhưng khi tỉnh dậy, do nhu cầu sinh lý, cơ thể con người cần đào thải một số cặn bã trong cơ thể, nên câu thơ đã tả thực rất chính xác: " ngủ dậy phân ra.......kẻ ! dữ hiền."
    Tóm lại: không còn gì để nói. Đúng là tuổi trẻ tài cao, trường giang sóng sau xô sóng trước. Nhảm sư nhà mình chắc phải gọi các em bằng cụ
  4. monvendredi

    monvendredi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/03/2004
    Bài viết:
    1.980
    Đã được thích:
    0
    Khà khà! Chí chỉ ôm và chỉ định giở trò thôi ah?!?
  5. heoconlonton

    heoconlonton Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    02/07/2002
    Bài viết:
    1.298
    Đã được thích:
    0
    Đâu dở thật luôn đấy chứ. Chí thì dở thật, và Thị thì nghiện thật. Chẹp
    [/center][/i][/green]
  6. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Tập trung gì thì cũng vote * trả tớ đây.... hứa rồi mà cứ trốn hoài
    @ bác Mon : câu chuyện phiêu lưu của bác đến đâu rồi á....
    Được DarkFlames sửa chữa / chuyển vào 11:58 ngày 04/12/2005
  7. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Em nói thật, cái này là hậu quả của một nền giáo dục dập khuôn và sáo rỗng trong mấy chục năm qua đấy, chứ không thể trách bọn trẻ bây giờ hoàn toàn được, trách là trách các thế hệ trước không dày công vun đắp và thiếu nhiệt huyết thôi...
    Cải cách giáo dục được gần chục năm rồi mà chả thấy có gì đổi mới cả, toàn đưa ra các dự án cải cách kiểu giật gấu vá vai, đầu thừa đuôi thẹo chả ra đâu vào đâu...
    Chắc đến đời con em lên làm tù trưởng của Hội nào đó may ra mới thấy có cái gì khang khác nhỉ ....
  8. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    Thông báo với cả nhà và mong cả nhà cùng giúp em thực hiện, Bắt đầu từ hôm nay, em sẽ post mỗi ngày một bài về một danh nhân văn hoá, một con người vĩ đại hoặc đơn giản là một người tài giỏi của xã hội mà sinh cung Song Ngư - nhằm tăng chất lượng cho topic và để mọi người cùng tìm thấy ... một phần mình trong đó...
    Người đầu tiên em post sẽ là một nhạc sĩ vĩ đại của nhân loại, một con người thiên tài bẩm sinh .
  9. darkflames

    darkflames Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    4.032
    Đã được thích:
    0
    [​IMG]
    Frédéric Francois CHOPIN (1810-1849)
    Chopin là một nhạc sĩ dương cầm, nhà soạn nhạc thiên tài của Ba Lan trong nửa đầu thế kỷ XIX, sinh ngày 1-3-1810 tại Zelazowa Wola, ngoại ô Warsava. Thân sinh của Chopin là người Pháp ở miền Lorraine, mẹ là người Ba Lan.
    Thời thơ ấu của Chopin sống tại Warsava, ngay từ nhỏ, Chopin đã rất thông minh và có một tư chất âm nhạc rất tốt. Mới 9 tuổi Chopin đã tỏ ra là một kỳ tài trong các buổi hoà nhạc của Nhà thờ tại địa phương
    15 tuổi, Chopin đã tự sáng tác và được xuất bản những bản nhạc của riêng mình, trở thành một hiện tượng âm nhạc của Ba Lan thời bấy giờ.
    5 năm sau, Chopin bắt đầu con đường du diễn khắp châu Âu với mong muốn được tiếp xúc với các bậc thầy lúc đó. Đó là ngày 2-11-1830, Chopin từ giã Ba Lan - có lẽ lúc đó ông đã không biết được rằng ông sẽ không có ngày quay về quê hương được nữa. Trong buổi tiễn đưa ngày trước đó, bạn bè đã tặng ông một chiếc cốc bạc trong có đựng một nắm đất của làng quê, nơi sinh ra và lớn lên của Chopin ...
    Bởi vì, ngay sau đó, tại Ba Lan đã nổ ra cuộc khởi nghĩa nông dân ở khắp Ba Lan chống ách đô hộ của Nga Hoàng, kể từ khi đó Chopin đã ở lại luôn Paris, quê hương của cha ông...
    Lúc đó, Ba Lan đã bị xoá tên trên bản đồ thế giới, nhưng còn một con người thiên tài với tài năng và nhiệt huyết của mình - Chopin đã đem âm nhạc của mình đến với Châu Âu, chứng minh sự tồn tại của dân tộc Ba Lan, làm cho Ba Lan sống lại giữa lòng châu Âu.
    Những bản nhạc dương cầm của Chopin hùng tráng, ngậm ngùi và đầy uất hận ... nhưng lại vô cùng quyến rũ và ngọt ngào....nó mang hơi thở và tâm tư của một người con xa xứ luôn chất chứa một tấm lòng nhìn về Tổ Quốc.Nhạc của Chopin như những cánh buồm mang tâm hồn Ba lan đến với thế giới...
    Robert Schumann (1810-1856) - nhạc sĩ thiên tài của Đức - đã gọi các tác phẩm của Chopin là "tiếng đại bác duới hoa" (Des canons sous des fleurs), bởi vì nó thể hiện những tình cảm dữ dội và say đắm, lòng uất hận và những tình yêu ngọt ngào, du dương ....của Chopin. Những tình cảm đã sinh ra từ hoa đồng cỏ nội Ba Lan.
    Trong cuộc đời Chopin, ông đã yêu bốn lần, tất cả họ là những người quý tộc, nên duyên từ những buổi hoà nhạc ở những lâu đài quý tộc.
    Năm 20 tuổi, ông yêu Constance Glaskowska
    Năm 21 tuổi là Delphine Potocka
    Năm 24 tuổi là Marie Wodzinska
    Và cuối cùng năm 26 tuôi là nữ văn sĩ George Sand, mối tình này kéo dài và sâu đậm nhất kéo dài từ năm 1836 đến năm 1847, 2 năm trước khi ông qua đời...
    Năm 1837, Chopin mắc bệnh phổi và bệnh của ông ngày một nặng thêm. Đã vậy, năm 1847, cuộc tình 10 năm của ông chấm dứt, để lại một vết thương lòng không thể hàn gắn được trong ông, có lẽ điều này tác động vô cùng lớn đến Chopin và nó thúc đẩy Thần chết đến nhanh hơn ...
    Cuối cùng ngày 17-10-1849, Chopin qua đời khi chưa đầy 40 tuổi. Theo di chúc, quan tài của ông trước khi lấp đất phải được rải nắm đất thiêng của dân tộc Ba Lan mà ông mang theo suốt từ khi ông rời bỏ đất nước, trái tim phải được lấy ra và đem về Warsava,
    Nhạc cầu siêu của Mozart đã tiễn Chopin về với Chúa vào mùa thu năm 1849, tiễn đưa con người yêu nước vĩ đại....
    Ngày 1-3-1879, tức là tới tận 30 năm sau khi Chopin qua đời, trái tim ông mới được đem về ướp giữ trong chân cột nhà thờ Sainte-Croix (nhà thờ Thập Tự Thánh) ở đại lộ Krakowskie Przedmiscie...
    Bởi vì trong buổi tiễn đưa Chopin đi năm xưa, bạn bè ông ở Nhạc viện Warsava đã soạn 1 ca khúc tặng Chopin, trong đó có một câu hát :"Dù anh có từ biệt Tổ Quốc ra đi, trái tim anh vẫn ở giữa chúng tôi..." (Quoi que tu quittes notre pays, ton coeur reste parmi nous)
    Chopin để lại cho đời vô cùng nhiều nhạc phẩm, hầu hết soạn cho đàn piano:
    2 bản hoà tấu cho dương cầm và hoà nhạc
    Tuyển tập Mazurka gồm 60 bản dùng cho các điệu vũ dân gian Ba Lan với nhiều tuyệt tác...
    Những bản Melodies gồm 17 bản như để thể hiện những mối tình đã qua của ông với những giai điệu du dương quyến rũ, mang hơi hướng lãng mạn của giới quý tộc châu Âu thời đó.
    20 bản Norturnes (Dạ khúc) nói lên tâm hồn đớn đau của một đứa con xa xứ.
    Vũ khúc Ba Lan dành cho những người Ba Lan sống tại Pháp, múa hát để tưởng nhớ đến quê hương Ba Lan đang rên xiết dưới ách thống trị của Nga hoàng.
    3 bản Sonata cho đàn piano, một bản cho Violoncelle - bản này ông sáng tác khi đang nằm trên giường bệnh, trong sự tuyệt vọng cuối cùng của cuộc sống ...
    Những bản Valse nhẹ nhàng và uyển chuyển, nhộn nhịp gợi lên những buổi tiệc yến xa hoa trong xã hội thượng lưu Pháp.
    Có thể nói Chopin là người đại diện vĩ đại nhất của dân tộc Ba Lan, cho nền văn hoá Ba Lan.. với những sáng tác mang khuynh hướng lãng mạn nhưng mang tính dân tộc, giàu cảm xúc, hình tượng và triết lý sâu sắc... thể hiện một tâm hồn nồng nhiệt và tràn đầy kịch tính của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc Ba Lan...
  10. silver_place

    silver_place Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    10/11/2004
    Bài viết:
    4.817
    Đã được thích:
    3
    Hi hi hay lắm..ủng hộ chủ đề của anh..
Trạng thái chủ đề:
Đã khóa

Chia sẻ trang này