1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người thích đọc truyện cổ tích, thần tiên, viễn tưởng, phù thuỷ và các truyện thiếu nhi

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi chieu_thu_HN, 27/12/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. zeroka

    zeroka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    Giảm 50% ở Mão chứ đâu. Thường các sách khác thì chỉ giảm khoảng 30-40%, nhưng nếu kiếm đc quyển nào thuộc loại ít người mua quá thì sẽ đc giảm tới 50%. Mà nhiều khi có những cuốn rất hay, nhưng ít ng mua nên cũng 50%, chịu khó tìm 1 chút.
    Mấy chỗ bán sách vỉa hè cũng thường có giảm giá 50%, kể cả là sách mới nguyên mà lại hay. Oka từng mua 1 lúc cả Hoàng Lê nhất thống chí và Giã từ vũ khí mà chỉ mất có 50% giá gốc, sách mới cứng,.
  2. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Anh lại hay mua sách ở cái hiệu gì trong cái ngõ trên phố Tràng Tiền ấy các cô mình ạ!
    Đúng là quyển gì ít người hỏi thì thường giảm nhiều
    Hôm nọ anh mua quyển "Vườn địa đàng ở Phương Đông" - giá bìa 100.000 Đ - mua 50.000 Đ!
  3. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0

    Ảo hóa
    Nguyên tác: Hermann Hesse
    Trí Hải dịch
    --- o0o ---
    Phần II
    Cơn bão tố của đam mê thù hận và khoái lạc trả thù gầm thét trong ngũ quan của chàng bỗng dưng bị chận đứng lại một cách hãi hùng và kỳ lạ : chàng lặng người đi một lúc, một sự im lặng sâu xa ngự trị trong hồn chàng. Ngay khi sự huyên náo bắt đầu, một đám đông tôi tớ xúm quanh nạn nhân và tin dữ bắt đầu loan ra, thì chàng đã biến mất trong những bụi tre rậm rạp dẫn xuống thung lũng.
    Trong cơn mê sảng của hành động, lúc nhảy xuống khỏi cây và nhắm đích bắn ra miếng đá giết người, chàng có cảm tưởng đang dập tắt luôn cả sự sống của mình, đang ném đi sinh lực cuối cùng, lao mình theo viên đá định mệnh xuống tận vực thẳm của lãng quên, đoạn diệt. Chàng tưởng như nếu giết được kẻ thù, thì chàng sẽ vui lòng chết sau hắn một giây thôi cũng được. Nhưng bây giờ, khi hành động đã được tiếp theo bởi cái khoảnh khắc im lặng lạ lùng mà chàng không ngờ tới ấy, thì bỗng dưng chàng lại khao khát sống, một nỗi khao khát chàng không nhận ra, đã kéo chàng trở lại từ vực thẳm. Một bản năng nguyên thuỷ xâm chiếm giác quan chàng, tứ chi chàng, lôi kéo chàng chạy trốn vào rừng sâu, ra lệnh cho chàng phải ẩn nấp.
    Chàng chỉ ý thức được những gì xảy đến sau khi đã tới một nơi ẩn nấp an toàn. Khi ngã quỵ kiệt sức, thở hào hển, cơn cuồng nhiệt nhường chỗ cho sự bình thản, chảng lại cảm thấy thất vọng và tự khinh hành động chạy trốn của mình. Nhưng khi đã qua cơn mệt, chàng lại quyết định phải sống, và một lần nữa tim chàng cảm thấy khoái trá một cách man dại về hành động vừa qua.
    Cuộc săn tìm kẻ sát nhân khởi sự. Những người đi lùng bắt đầu rải rác khắp những khu rừng. Họ sục sạo suốt ngày trong những bụi cây, nhưng chàng thoát được nhờ ẩn kín trong ao đầm, nơi không ai dám vào vì sợ gặp hổ báo. Chàng ngủ một lúc, nằm tỉnh táo nghe ngóng một lúc, bò, rồi lại nghỉ. Cứ thế cho đến ngày thứ ba thì chàng đã qua khỏi những ngọn đồi và tiến lên những đỉnh núi cao.
    Cuộc đời không nhà từ đấy dẫn chàng đi chỗ này chỗ nọ, làm cho chàng cứng rắn, chai lì, nhưng cũng khôn ngoan nhẫn nại hơn. Tuy thế, về đêm chàng luôn luôn mơ thấy Pravati và hạnh phúc đã qua, hay ít nhất cái mà chàng đã gọi là hạnh phúc. Chàng cũng mơ nhiều về cuộc săn tìm và ẩn trốn - những giấc mơ hãi hùng làm cho tim chàng ngưng đập, như là mơ thấy mình đang chạy trốn khỏi những khu rừng, trong khi bị đuổi sát sau lưng với trống còi inh ỏi. Chàng cố chạy thoát qua những ao đầm, băng qua những chiếc cầu gãy, mang theo vật nặng được gói kín nhưng chàng không biết đó là vật gì. Chàng chỉ biết một điều là nó rất quý báu, chàng không được để nó rơi khỏi tay mình trong bất cứ trường hợp nào. Đó là cái gì quý giá đang lâm ngauy, một tài sản, có lẽ một vật đã được lấy trộm, gói trong một mảnh vải sáng, có hình xanh đỏ như chiếc áo của Pravati ngày nào. Chàng khó nhọc mang vật ấy mà chạy trốn qua bao nhiêu hiểm nguy, cho đến cuối cùng, khi đã mệt lả, chàng dừng lại, từ từ mở bọc vải ra xem, thì thấy cái kho báu mà chàng đang cầm trong đôi tay run rẩy đó, chính lại là cái đầu của chàng.
    ***
  4. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Ảo hóa
    Nguyên tác: Hermann Hesse
    Trí Hải dịch
    --- o0o ---
    Phần III
    Từ đấy, chàng sống cuộc đời lén lút của một kẻ du thủ lang thang. Bấy giờ không hẳn chàng trốn người ta, mà đúng hơn muốn tránh họ. Một ngày kia, trong cuộc lữ hành, chàng đến một vùng đồi núi trông thật xinh đẹp và dường như đón mời chàng, chàng cảm thấy cần phải biết rõ khu rừng ấy. Chàng nhận ra một đồng cỏ gọi cho chàng những ngày trong sáng hồn nhiên, lúc chàng chưa biết đến tình ái và ghen tuông, cừu hận và trả thù. Đấy là đồng cỏ mà ngày xưa chàng đã chăn bò với các bạn mục tử trong khoảng đời an bình nhất của tuổi hoa niên. Một cơn buồn nhẹ lan trong tim chàng đáp lại tiếng mời gọi của rừng sâu với tiếng lá xạc xào trong gió, tiếng hát của con suối nhỏ, tiếng chim líu lo và tiếng ong vù vù. Tất cả nghe như mùi hương mời gọi của mái ấm, nơi an nghỉ. Trong cuộc đời du mục, chưa bao giờ chàng thấy đồng nội có vẻ thân thiết với mình đến thế. Chàng lang thang khắp nơi trong khung cảnh thanh bình đó. Lần đầu tiên trong nhiều tháng ngày kinh khủng, chàng bước đi với tâm hồn rộng mở, không nghĩ ngợi gì, không ước mong gì, hoàn toàn đặt mình vào hiện tại an tĩnh. Chàng cảm thấy có mãnh lực gì thu hút chàng vào trong khu rừng bên kia những đồng cỏ. Khi bước dưới những hàng cây trong bóng chiều, cảm giác quen thuộc càng tăng, đưa chàng đi dọc theo những con đường nhỏ. Chân chàng như tự động tìm lối bước tới một rặng dương ở giữa khu rừng rộng, và gặp gian chòi nhỏ. Trên khoảnh đất trước mặt chòi, đang ngồi bất động vị ẩn sĩ mà ngày xưa chàng đã đứng nhìn, người mà chàng đã cúng sữa và bơ dạo ấy.
    Dasa ngừng bước, như thể vừa tỉnh giấc. Mọi sự vẫn như trước, ở đây không có thời gian trôi qua, không có sự giết chóc và đau khổ. Ở đây cuộc đời và thời gian như thể đông lại thành khối pha lê, ngưng lại thành vĩnh cữu. Chàng đứng nhìn ông già, cảm nghe trong tim niềm thán phục, yêu kính mà chàng có khi mới thấy vị ẩn sĩ lần đầu. Chàng nhìn căn chòi và nghĩ nó cần được sửa chữa trước khi mùa mưa đến. Rồi chàng đánh bạo tiến thêm vài bước, đi vào trong chòi, nhìn quanh. Rất ít đồ đạc, hầu như không có gì : một thảm lá, một cái bầu chứa một ít nước, và một cái túi rỗng đan bằng mây. Chàng lấy cái túi đi vào rừng kiếm ăn, trở lại với một túi trái cây và mật của vài thứ cây rừng. Đoạn chàng xách bầu đi lấy nước.
    Chàng đã làm xong tất cả những công việc có thể làm. Quả thật là ít oi, những gì một con người cần để sống. Dasa quỳ gối trên đất và đắm mình trong mộng tưởng. Chàng hài lòng với sự nghỉ ngơi yên lặng này, hài lòng với chính mình, với tiếng gọi bên trong đã đưa chàng đến đây, nơi mà khi còn là một cậu bé, chàng đã cảm thấy có cái gì giống như thanh bình, hạnh phúc và quê hương.
  5. thoigianquyetdinh

    thoigianquyetdinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2006
    Bài viết:
    288
    Đã được thích:
    0
    mình thích nhất là chuyện khoa hoc viễn tưởng
    ---------------------------------------------
    http://360.yahoo.com/profile-BgJK6GkweacCgosT5BRir3p_
  6. chieu_thu_HN

    chieu_thu_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    0
    Anh cũng nhảy vào cái topic này à ???
    Thế bây giờ đọc truyện gì cho nó nhớn lên đây nhỉ ???
    Riêng Nghìn lẻ một đêm thì có nhiều chuyện hay lắm. Em rất khoái chuyện chàng Abu Hát xan ngủ mơ được làm vua giữa ban ngày
  7. chieu_thu_HN

    chieu_thu_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    0
    Cám ơn sự bơm vá nhiệt tình cho topic này. Bây giờ em phải đi rải đinh ra đường để có nhiều việc mà bơm vá
  8. zeroka

    zeroka Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/09/2004
    Bài viết:
    4.102
    Đã được thích:
    0
    Đã ai đi xem Máu rồng chưa ? Dựa theo Eragon- Chú bé cưỡi rồng đấy, đọc rõ hay, chẳng biết film thế nào ???
  9. quangtri72

    quangtri72 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/02/2005
    Bài viết:
    611
    Đã được thích:
    0
    Orhan Pamuk - tác giả bài viết.
    lBa lần tôi đọc "Nghìn lẻ một đêm"
    Lần đầu tiên biết tới "Nghìn lẻ một đêm", tôi đã đọc nó như một chú bé phương Tây ngỡ ngàng trước tất cả những điều kỳ diệu của phương Đông. Tôi không hề biết rằng, những câu chuyện mang màu sắc Ấn Độ, Ảrập và Iran đó từ lâu đã xâm nhập vào nền văn hóa của chúng tôi.
    Tôi đọc Nghìn lẻ một đêm lần đầu tiên cách đây hơn 40 năm, khi mới chỉ lên 7 tuổi. Lúc đó, tôi vừa học xong lớp 1 bậc tiểu học, hai anh em tôi đến Geneva, Thụy Sĩ nghỉ hè vì bố tôi vừa chuyển đến làm việc tại đây. Trong số sách cô tôi đã chuẩn bị để hai anh em đọc trong mấy tháng hè, có tuyển tập Nghìn lẻ một đêm. Đó là một cuốn sách rất đẹp, in trên loại giấy chất lượng cao và tôi nhớ là mình đã đọc các câu chuyện trong đó đến 4-5 lần. Khi thời tiết quá nóng, sau mỗi bữa trưa, tôi thường chui vào phòng riêng, nằm dài trên giường và bắt đầu đọc đi đọc lại. Căn hộ của chúng tôi nằm trên một con đường cạnh bờ hồ Geneva. Mỗi khi có một làn gió nhẹ thoảng qua cùng tiếng đàn accordion của những người ăn xin vẳng lên từ phía sau nhà, tôi thường để mặc trí tưởng tượng của mình trôi giạt đến mảnh đất có ngọn đèn thần của Aladdin, có Ali Baba và 40 tên cướp.
    Tôi đang trôi đến đất nước nào đây? Những ấn tượng ban đầu mách cho tôi biết đó là một xứ sở lạ lùng, rất đỗi xa xôi, cổ xưa hơn thế giới chúng tôi đang sống nhưng chắc chắn là một vương quốc đầy những điều hấp dẫn, say mê. Lần đầu tiên biết tới Nghìn lẻ một đêm, tôi đã đọc nó như một chú bé phương Tây ngỡ ngàng trước tất cả những điều kỳ diệu của phương Đông. Tôi không hề biết rằng, những câu chuyện mang màu sắc Ấn Độ, Ả rập và Iran đó từ lâu đã xâm nhập vào nền văn hóa của chúng tôi. Tôi không hề hay rằng, Istanbul - nơi chôn nhau cắt rốn của tôi - cũng chính là một bằng chứng sống cho những thực tế mọc lên từ những câu chuyện tráng lệ đó, rằng những lẽ thường như sự dối trá, lừa lọc và mánh khóe, người yêu nhau và kẻ bội bạc, sự trá hình, đổi thay cũng đã ăn sâu vào tâm hồn rối rắm và bí hiểm của thành phố quê hương.
    Orhan Pamuk - tác giả bài viết.
    Orhan Pamuk - tác giả bài viết.
    Cũng phải khá lâu sau đó - nhờ những cuốn sách khác - tôi mới biết rằng, những câu chuyện đầu tiên tôi đọc trong Nghìn lẻ một đêm không phải được chọn ra từ một cuốn sách cổ mà Antoine Galland đã bắt gặp tại Syria (Antoine Galland là dịch giả tiếng Pháp, người biên soạn hợp tuyển này đầu tiên). Galland không lấy Ali Baba và 40 tên cướp và Chiếc đèn thần của Aladdin từ bất cứ cuốn sách nào hết. Ông nghe một người Ảrập theo đạo Thiên Chúa tên là Hanna Diab kể và sau đó viết lại rồi đưa vào hợp tuyển.
    Dù Nghìn lẻ một đêm đã được dịch ra rất nhiều ngôn ngữ châu Âu do những trí giả vĩ đại nhất, những người lập dị nhất hay mô phạm nhất thì tuyển tập của Antoine Galland vẫn được tụng ca hơn cả. Đồng thời, cuốn sách xuất bản năm 1704 này của Galland cũng là tác phẩm được đọc nhiều nhất, gây ảnh hưởng lớn và tồn tại lâu bền nhất. Tuyển tập đã có tác động đến dòng văn học châu Âu vào thế kỷ đó. Cơn gió Nghìn lẻ một đêm thổi xào xạc qua sáng tác của những Stendhal, Coleridge, De Quincey và Edgar Allan Poe.
    30 năm sau đọc lại, tôi hiểu điều gì từ những câu chuyện này khiến tôi cảm thấy phiền muộn: trong hầu hết các câu chuyện, đàn ông và phụ nữ dường như không ngừng gây chiến với nhau. Tôi bực bội bởi những vòng tròn trò chơi không bao giờ kết thúc, mà trong đó đầy rẫy mánh lới, sự khiêu khích và lừa lọc. Trong những trang truyện Nghìn lẻ một đêm, không một phụ nữ nào có thể tin cậy được. Không có bất cứ điều gì họ nói khiến bạn có thể tin. Họ chẳng làm gì ngoài việc lừa gạt đàn ông bằng những mánh khóe và mưu đồ nho nhỏ.
    Minh họa trong truyện Nghìn lẻ một đêm.
    Minh họa trong truyện Nghìn lẻ một đêm.
    Bắt đầu từ trang đầu tiên, khi Scheherazade tìm cách thoát chết khỏi bàn tay của một ông Vua vô tình bằng cách lôi kéo ông vào những câu chuyện vô tận của nàng. Nếu mô hình này cứ lặp đi lặp lại trong cả cuốn sách, nó chỉ phản ánh một cách sâu sắc và bản chất nhất thực tế rằng, trong môi trường văn hóa đó, đàn ông lo lắng trước phụ nữ như thế nào. Điều này được củng cố bằng một sự thật là vũ khí hiệu quả nhất của phụ nữ là sự quyến rũ giới tính của họ. Trong ý nghĩa đó, Nghìn lẻ một đêm diễn tả thành công nỗi sợ lớn nhất của đàn ông thời bấy giờ: bị phụ nữ ruồng rẫy, cắm sừng và bỏ mặc một cách cô độc. Câu chuyện bộc lộ rõ nhất điều đó là mẩu chuyện kể về một vị vua ngỡ ngàng phát hiện ra toàn bộ các cung nữ trong hậu cung đã cắm sừng lên trán ông bằng cách ngoại tình với những nô lệ da đen.
    Thời ấy, giới trẻ Thổ Nhĩ Kỳ, những người tự thấy mình là ?ohiện đại? đã coi những tác phẩm văn học cổ phương Đông là những khu rừng tối thăm thẳm và không thể dò thấu được. Cái chúng tôi thiếu là một chiếc chìa khóa, một con đường tìm hiểu văn học mà có thể vừa gạt cái hiện đại của chúng tôi ra ngoài, vừa cho phép chúng tôi thẩm thấu đúng những giá trị của khu rừng văn học ấy.
    Chỉ đến khi đọc Nghìn lẻ một đêm lần thứ ba, cảm xúc của tôi với tác phẩm mới được sưởi ấm trở lại. Nhưng lần này, điều tôi muốn biết là tại sao tác phẩm có sức ảnh hưởng đến các nhà văn phương Tây như vậy, điều gì khiến nó trở thành một sáng tác kinh điển đến thế. Bây giờ tôi nhận ra cuốn sách là một đại dương truyện kể - một đại dương vô đáy. Như những lần trước, tôi lại đọc nhảy cóc. Bỏ dở giữa chừng một truyện nếu nó bắt đầu làm tôi chán và nhảy sang truyện khác. Dù đã biết là nội dung các câu chuyện không thể lôi cuốn tôi bằng cách bố cục, cấu trúc và cảm xúc nồng nàn của chúng nhưng cuối cùng tôi vẫn phải nhận thấy rằng điều hấp dẫn tôi nhất là cái vị lén lút mà câu chuyện tạo ra trong những hành xử xấu xa mà trước đây tôi từng thấy khó chịu. Có lẽ, cũng bởi lúc này, tôi đã sống đủ dài để nhận thấy, cuộc đời còn có sự tồn tại của bội phản và ác tâm.
    Lần đọc thứ ba, tôi mới đủ tỉnh táo để hiểu rằng Nghìn lẻ một đêm là một tác phẩm nghệ thuật, để thưởng thức những mưu đồ vô tận, những trò trá hình, những cuộc đuổi bắt trong đó, con người cứ hóa thân thành người khác hơn là sống thực là chính mình.
  10. chieu_thu_HN

    chieu_thu_HN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/05/2006
    Bài viết:
    729
    Đã được thích:
    0
    Vừa được bạn tặng bộ Nghìn lẻ một đêm. Mình đã ước mơ có được bộ truyện này từ khi còn học cấp 1
    Ngày mới có 7,8 tuổi đã cắm mặt vào 2 quyển Nghìn lẻ một đêm tập 1 giấy đen nát của ông nội, truyện được gạch chân bằng bút đỏ những đoạn tâm đắc Mình thỉ chỉ thích vì nó là những câu chuyện cổ tích rất li kì và dài hơi. Sau mình sang chơi nhà bà ngoại, moi mọc trong giá sách đã lâu không ai sờ tới được tập 2, lại đọc say sưa thích thú (quyển này còn nát hơn quyển tập 1). Rồi lần lần mình cũng đọc hết cả bộ bằng phương pháp mượn.
    Cũng có lúc tần ngần định mua sách rồi, nhưng hồi đó bộ truyện 10 cuốn giá 90.000 với mình thật quá tải (cả với bó mẹ mình cũng hơi quá tải nữa là)
    Rồi cũng đến lúc mình có khả năng mua nhưng lại tần ngần vì đã đọc hết rồi mà có bao nhiêu sách khác cũng hay muốn mua trước.
    Đến hôm nay lại được cầm trong tay Bộ nghìn lẻ một đêm, thích quá đi mất !!! Mình sẽ đọc lại và say sưa với những câu chuyện cổ tích bất tận như hồi bé

Chia sẻ trang này