1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người thích đọc TRUYỆN THIẾU NHI

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi esheep, 11/03/2005.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. esheep

    esheep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    À, tớ còn rất thích truyện 4 cô con gái nhà bác sĩ March, nhưng phả ilà bản gốc, 0 phải bản rút gọn.. huhu.. mà bi giờ 0 biế tmua lại ở đâu.. cũng tai jtính mình rất thích cho bạn bè mượn sách (cảm giác được chia sẻ sự sung sướng khi cùng đọc 1 cuốn sách hay) nhưng 0 bao giờ nhớ để đòi cả?. Mọi người ai biết chỗ có quyển này 0 ? bảo tớ với.
    À, quyển Tuổi 17 cũng hay tuyệt đấy.. hic. .nhiề ủtuyện hay quá.
    Còn "Hành trình Công Ti-Ki" thì dànhcvho những ai có 1 niềm tin vững chắc vào bảnthân mình, ai có 1 ý chí sắt đá, dám tin và oviêc jmnìh làm dù cả thế giưới (dường như) chống lại mnìh . Dành cho những ai yêu thiên nhiên và khám phá nữa..
    Đoạn đầu này :
    Chương I
    Truyền thuyết về Công Ti-ki
    Đôi khi ta tự thấy mình ở trong một hoàn cảnh kỳ quặc và dần dần bị lôi cuốn một cách tự nhiên vào hoàn cảnh đó. Nhưng khi đã lao sâu vào bất chợt ta không khỏi ngạc nhiên và vấn đề đặt ra là tìm hiểu vì sao sự việc đã diễn ra lạ lùng đến như vậy.
    Chẳng hạn, nếu anh đi trên một cái bè với một con vẹt và năm bạn đồng hành, thế nào cũng có lần anh thức giấc trong một buổi sáng đẹp trời, giữa biển cả mênh mông, có thể sảng khoái hơn thường lệ và anh trầm ngâm suy nghĩ. Chính trong một buổi sớm mai đó, trong quyển nhật ký còn ẩm hơi sương của tàu biển, tôi đã ghi lại: "17 tháng 5, ngày độc lập của Na Uy. Biển mênh mông. Gió lộng. Hôm nay phiên tôi làm cấp dưỡng và bắt được bảy con cá bay nằm trong khoang bè, một con mực trên nóc ca-bin và một con cá lạ ở trong túi ngủ của Toóc-xten".
    Đến đây tôi ngừng bút và vài ý nghĩ thoáng qua trong óc: Cái ngày 17 tháng 5 này mới kỳ quặc làm sao! Một cuộc sống bất thường về mọi mặt. Câu chuyện bắt đầu như thế nào nhỉ? Quay sang trái, trước mắt tôi biển xanh bao la với những đợt sóng tung bọt trắng xóa cuồn cuộn đuổi theo nhau không ngừng về phía chân trời xa tít mù tắp như đang chạy trốn. Quay sang phải, trong ca-bin, một anh chàng nằm ngửa, râu ria lởm chởm đang đọc Gớt. Những ngón chân anh ta khoan khoái thọc vào khe mái bằng tre thưa thớt của chiếc ca-bin chật hẹp, nơi ở chung của chúng tôi. Lấy chân gạt con vẹt xanh lăm le đậu lên quyển nhật ký, tôi gọi:
    -Này Ben. Nói có trời, cậu có thể cho mình biết cái gì đã thúc đẩy chúng ta tiến hành công việc này không? Anh chàng hạ quyển sách của Gớt xuống dưới bộ râu cằm hung hung vàng óng và trả lời:
    -Rõ chán! Cậu biết điều đó hơn mình vì chính cậu là người đề xuất ý kiến đáng nguyền rủa đó. Nhưng dù sao mình vẫn cho ý kiến đó thật là tuyệt. Đưa ngón chân lên cao hơn, trên khe nẹp của mái ca-bin, anh ta lại bình thản đọc tiếp tác phẩm của Gớt. Phía trước ca-bin, trên mặt sàn bằng tre, ba bạn khác đang làm việc dưới ánh nắng như thiêu như đốt. Họ đều mình trần, da sạm nắng, râu rậm, lưng nhễ nhại mồ hôi. Họ có vẻ như chưa bao giờ làm việc nào khác hơn là lênh đênh trên một cái bè theo hướng tây vượt qua Thái Bình Dương. E-rích, tay cầm loại thước đo các vì sao để biết hướng đi (còn gọi là thước lục phân) và một bó giấy, bò vào ca-bin.
    -Chúng ta đang ở vị trí kinh tuyến 98 độ 46 phút tây, 2 phút nam. Các cậu ơi! Như vậy là hành trình của chúng ta ngày hôm qua đi khá đấy chứ! Cầm cây bút chì của tôi, E-rích vẽ lên bản đồ treo trên vách tre một vòng tròn nhỏ, cuối một chuỗi 19 vòng tròn nhỏ khác tạo thành một đường cong mà điểm xuất phát là Ca-lao, hải cảng của Pê-ru. Héc-man, Nút và Toóc-xten cùng bò vào để quan sát vòng tròn nhỏ mới vẽ. Hình tròn này so với hình tròn trước cho thấy chúng tôi đã tiến gần những đảo của Thái Bình Dương được bốn mươi hải lý.
    -Các cậu xem này! Giờ đây chúng ta cách bờ biển Pê-ru 1570 km.
    -Héc-man kiêu hãnh nói. Nút nhận xét một cách có lý:
    -Chúng ta còn phải vượt 6430 km nữa để tới những hòn đảo gần nhất. Toóc-xten thêm vào:
    -Nói cho thật chính xác chúng ta đang ở cách đáy biển 5000 mét và ở dưới mặt trăng bằng một số sải tay. Bây giờ chúng tôi đều rõ hiện đang ở vị trí nào trên biển và tôi có thể tự hỏi mình tại sao tại sao chúng tôi lại ở đây. Con vẹt xanh ít chú ý điều đó.
    Điều nó thích thú là được đậu trên quyển nhật ký. Trong khi đó, biển vẫn trải tròn mênh mông bao la khoảng trời. Màu xanh nước biển như chọi với màu xanh của trời. Phải chăng có thể mọi việc đã bắt đầu vào mùa đông trước tại văn phòng một viện bảo tàng ở Niu-oóc hay có thể là mười năm trước nữa trên một hòn đảo nhỏ của quần đảo Mác-ki-dơ nằm giữa Thái Bình Dương. Nếu như gió mùa đông bắc đẩy chúng tôi quá về hướng nam, biết đâu chúng tôi sẽ cập bến hòn đảo nhỏ ấy hay về phía đảo Ta-hi-ti và quần đảo Tu-a-mô-tu. Tôi hình dung lại rất rõ hòn đảo nhỏ với những dãy núi màu xám xịt lởm chởm với rừng xanh tỏa theo sườn núi đến tận biển và những hàng dừa mảnh dẻ trên bờ biển đang đu đưa trong gió. Hòn đảo nhỏ đó là Pha-tuy-hi-va. Từ đảo đó đến chỗ chúng tôi đang lênh đênh trong không gian không có đất liền này ít nhất cũng hàng nghìn hải lý. Trong óc đã gợi lại hình ảnh thung lũng nhỏ hẹp U-i-a, nơi nó tỏa ra biển cả và nhớ rất rõ mỗi buổi chiều từ bãi biển hoang vu, chúng tôi ngồi ngắm đại dương bao la vô tận ấy như thế nào.
    Hồi ấy, tôi cùng đi với vợ tôi chứ không chung đụng với lũ quỉ rậm râu như ngày nay. Chúng tôi sưu tầm đủ loại động vật, những tượng quí và những di tích khác của một nền văn hóa thời cổ xưa đã suy tàn. Đặc biệt tôi nhớ lại một buổi tối và không thể tin rằng thế giới văn minh hình như là hư ảo và xa lạ; chúng tôi đã sống gần một năm trên đảo mà chỉ có chúng tôi duy nhất là người da trắng. Tự nguyện từ bỏ mọi lợi ích và nỗi đau khổ của cuộc sống văn minh, chúng tôi sống trên một cái chòi do chúng tôi tự làm dưới bóng những rặng dừa trên bờ biển, sinh sống bằng những thứ mà rừng nhiệt đới và Thái Bình Dương có thể cung cấp cho chúng tôi.
    Qua cái trường học gian khổ nhưng hiệu quả ấy, chúng tôi đã thu thập được một số kiến thức về những vấn đề kỳ lạ của Thái Bình Dương. Tôi cho rằng về mặt vật chất và tinh thần, chúng tôi đã lần theo dấu vết của những người cổ xưa đầu tiên, từ một xứ sở xa lạ nào đó đã đi đến các đảo này. Và tiếp đó những con cháu họ, người Pô-li-nê-di đã sinh sống bình yên trên đảo cho đến ngày những người cùng màu da trắng như chúng tôi đã xuất hiện đổ bộ lên quần đảo -một tay cầm kinh thánh, tay kia cầm thuốc nổ và rượu mạnh. Tối hôm đó như biết bao lần trước, chúng tôi ngồi trên bãi cát dưới ánh trăng vằng vặc nhìn ra biển. Tỉnh táo và hòa mình trong cảnh thần tiên bao quanh mình, chúng tôi không bỏ qua một cảm xúc nào: vừa hít thở hương thơm của rừng rậm, mùi nồng mặn từ biển cả, vừa lắng nghe tiếng gió xào xạc thổi trên những ngọn dừa. Tiếng gió bị lấp đi bởi tiếng gầm vang rất đều đặn của những ngọn sóng cả từ ngoài khơi tràn vào bờ, xô vào vách đá lấp lánh và tung lên như núi lở. Sau đó trở lại im lặng khi sóng bể rút ra để chuẩn bị cho một cuộc tấn công mới vào bờ biển gan góc cứng rắn. Vợ tôi nói: "Thật lạ, ở phía bờ bên kia đảo không bao giờ có những ngọn sóng này". Tôi trả lời:
    "Không, vì chúng ta ở chỗ quay ra phía có gió thổi". Cứ như vậy chúng tôi ngồi ngắm biển. Biển như muốn khẳng định là từ hướng đông đến, phải từ hướng đông, hướng đông. Đó là cơn gió đông muôn thuở vượt qua chân trời làm xáo động sóng biển, khoét sâu xuống và cuốn những làn sóng đến các đảo ấy mà chúng tấn công không ngừng để cuối cùng tan đi, khi chạm những vách đá và đá ngầm. Còn gió thì vượt qua bờ biển, qua rừng, qua núi, tiếp tục cuộc hành trình qua các đảo về hướng tây, phía mặt trời lặn... Biển cả và những đám mây ngay từ ngày sơ khai vẫn đi theo hướng đó như vậy. Những người đầu tiên đặt chân lên những hòn đảo này cũng biết rõ điều đó. Ngay cả chim muông và côn trùng cũng hiểu như vậy. Cỏ cây trên đảo cũng bị sự kiện này chi phối. Và chính bản thân chúng tôi cũng biết rằng ở xa, xa tít phía bên kia chân trời, ở tận phía đông nơi đang có những đám mây hiện ra, cách đây 8000 km, là bờ biển Nam Mỹ, mà giữa chúng tôi với bờ biển ấy chỉ là biển cả mênh mông. Vừa nhìn mây trôi và mặt biển cuộn sóng dưới ánh trăng, chúng tôi ngồi nghe một cụ già, mình trần, ngồi xổm trước mặt chúng tôi, đang gây đống lửa để giữ lại ánh sáng mờ dần của một ngọn lửa gần tàn. ông già chậm rãi nói: "Ti-ki xưa kia vừa là thần vừa là một thủ lĩnh. Chính Ti-ki là người đã đưa tổ tiên tôi đến những đảo này mà chúng tôi hiện đang sinh sống. Trước kia tổ tiên chúng tôi sinh sống ở một xứ sở lớn phía ngoài biển cả".
    ông già lấy que cời đống than cho lửa khỏi tắt ngấm. ông trầm ngâm suy nghĩ. ông thấy như mình đang sống trong quá khứ mà biết bao kỷ niệm đã gắn bó với ông. ông tôn sùng thờ phụng tổ tiên ông và biết rõ công trạng của họ từ thời các vị thần thánh xa xưa, và ông đang chờ ngày về với họ. ông già Tây-tê-tu-a đó là người độc nhất còn sống ở những bộ lạc đã diệt vong, ở bờ biển phía đông Pha-tuy-hi-va này. ông không rõ mình đã bao nhiêu tuổi, nhưng da ông răn reo, râu đen như vỏ cây, dường như đã khô cằn với nắng gió hàng thế kỷ. Chắc chắn ông là một trong số ít dân ở các đảo này, nhớ những truyền thuyết đã được cha ông kể lại về Ti-ki, vị thần và thủ lĩnh của Pô-li-nê-di, là người con của mặt trời và vẫn còn tin chuyện đó. Đêm đó, nằm trên chiếc chòi nhỏ bé, câu chuyện kể của ông già Tây-tê-tu-a về Ti-ki và xứ sở đầu tiên của thổ dân trên đảo cứ ám ảnh chúng tôi. Từ xa, tiếng ầm vang dội của sóng trào làm cho tôi tưởng như tiếng nói của thời xa xưa có điều gì đang muốn kể lại. Tôi không thể nào chợp mắt được. Đối với tôi, vào lúc này, ý niệm về thời gian như không còn nữa và tôi tưởng như Ti-ki và các bạn của ông, lần đầu tiên đổ bộ lên bờ biển này, ở ngay dưới chỗ chúng tôi ở. Tôi nảy ra ý nghĩ và hỏi vợ tôi:
    -Em có thấy ở khu rừng trên cao kia những hình tượng lớn bằng đá của Ti-ki mà kiểu cách rất giống những tảng đá khổng lồ được người xưa đục đẽo hiện còn thấy ở Nam Mỹ, vết tích còn lại của những nền văn minh đã suy tàn không? Tôi có cảm giác như nghe thấy tiếng rì rầm tán thưởng của những đợt sóng bể đập vào đá rồi lại từ từ rút ra. Rồi tôi ngủ thiếp đi.
    * * *
  2. esheep

    esheep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    Hey, ai có quyển HOÀNG TỬ BÉ của tủ sách HOA NIÊN - phát hành cách đâ ykhoảng 4 năm. làm ơn cho tớ mượn để phôt có được không?
    Thanks nhìu nhìu..
  3. esheep

    esheep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/01/2004
    Bài viết:
    1.172
    Đã được thích:
    0
    Hey, ai có quyển HOÀNG TỬ BÉ của tủ sách HOA NIÊN - phát hành cách đâ ykhoảng 4 năm. làm ơn cho tớ mượn để phôt có được không?
    Thanks nhìu nhìu..
  4. Nghi__Lam

    Nghi__Lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ai có truyện thần thoại Hy Lạp ko ? cho tớ mượng phô to nha. Thanks
  5. Nghi__Lam

    Nghi__Lam Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/11/2004
    Bài viết:
    158
    Đã được thích:
    0
    Ai có truyện thần thoại Hy Lạp ko ? cho tớ mượng phô to nha. Thanks
  6. enat400

    enat400 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    hi,
    Tớ cũng rất thích đọc tuyện thiếu nhi, mặc dù nhiều lúc thấy cũng kì lạ là 1 gã như mình lại thích đọc toàn truyện trẻ con. Cũng có thể là cách để relax bản thân.
    Tớ có truyện tranh Thần thoại Hy lạp màu đấy. vẽ rất đẹp, nhưng 0 chi tiết = truyện chữ, bù lại, cách tóm tắt khá hay đủ để nhớ được tên các vị thần và cốt truyện.
  7. enat400

    enat400 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/03/2005
    Bài viết:
    78
    Đã được thích:
    0
    hi,
    Tớ cũng rất thích đọc tuyện thiếu nhi, mặc dù nhiều lúc thấy cũng kì lạ là 1 gã như mình lại thích đọc toàn truyện trẻ con. Cũng có thể là cách để relax bản thân.
    Tớ có truyện tranh Thần thoại Hy lạp màu đấy. vẽ rất đẹp, nhưng 0 chi tiết = truyện chữ, bù lại, cách tóm tắt khá hay đủ để nhớ được tên các vị thần và cốt truyện.
  8. trando_matcan_solo

    trando_matcan_solo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    0
    Sao chỉ Hi guys thôi nhỉ??? Ko Hi Girls à???
    Tớ cũng thích đọc truyện thiếu nhi lắm. Nhưng lại đọc ko nhiều, 13 truyện mà esheep liệt kê ra tớ mới chỉ đọc Ti mua và đồng đội (quyển này bây h vẫn còn giữ), Buratino, Mít đặc và Ông già khốt ta bít bây h chả nhớ tí gì, chỉ nhớ mang máng đã đọc
    Tớ còn rất thích đọc Tom Sayer , Hoàng TỬ và chú bé nghèo khổ ...., và hiện tại trông ngóng từng giờ để đọc Harry Porter phần mới. Đại loại thế, cả một số truyện tranh như kiểu Sôn Gô Ku, Teppi nữa... NÓi chung ko nhiều!
    esheep có link để đọc Mạng nhện của CHallote ko? Nghe quảng cáo hay quá, à quên, còn Cánh buồm đỏ thắm, hiện nhà tớ cũng có, nhưng ko hiểu sao tớ đọc chả thấy hay
  9. trando_matcan_solo

    trando_matcan_solo Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/09/2003
    Bài viết:
    1.734
    Đã được thích:
    0
    Sao chỉ Hi guys thôi nhỉ??? Ko Hi Girls à???
    Tớ cũng thích đọc truyện thiếu nhi lắm. Nhưng lại đọc ko nhiều, 13 truyện mà esheep liệt kê ra tớ mới chỉ đọc Ti mua và đồng đội (quyển này bây h vẫn còn giữ), Buratino, Mít đặc và Ông già khốt ta bít bây h chả nhớ tí gì, chỉ nhớ mang máng đã đọc
    Tớ còn rất thích đọc Tom Sayer , Hoàng TỬ và chú bé nghèo khổ ...., và hiện tại trông ngóng từng giờ để đọc Harry Porter phần mới. Đại loại thế, cả một số truyện tranh như kiểu Sôn Gô Ku, Teppi nữa... NÓi chung ko nhiều!
    esheep có link để đọc Mạng nhện của CHallote ko? Nghe quảng cáo hay quá, à quên, còn Cánh buồm đỏ thắm, hiện nhà tớ cũng có, nhưng ko hiểu sao tớ đọc chả thấy hay
  10. violetnoses

    violetnoses Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/06/2003
    Bài viết:
    710
    Đã được thích:
    0
    hừm , đến bây giờ tớ vẫn ko sao nuốt nổi Miền thơ ấu
    đọc đến trang 50 đã là cố lắm rồi, ko biết về sau có hay ko esheep nhỉ, đây là lần thứ 2 đọc rồi đấy, vẫn đến trang trên 50 thì bỏ dở

Chia sẻ trang này