1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người thích nuôi bò cạp

Chủ đề trong 'Sở thích' bởi beconmapmap, 20/06/2008.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. beconmapmap

    beconmapmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2006
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    0
    Hội những người thích nuôi bò cạp

    Tớ thấy cũng khơ khớ người thích nuôi con này nên lâp topic để mọi người giao lưu học hỏi kinh nghiệm thỉnh thoảng off để giúp nhau nuôi thú cưng của mình tốt hơn
    [​IMG]




    [​IMG]
    Nuôi Bọ Cạp trong hồ kính, dưới nền rải đất hoặc cát và bỏ thêm vào 1 ít cỏ hoặc rơm khô, cho ăn: dế, cào cào, gián , nhện.......còn sống! Bị Bò cạp chích 1-2 nhát thì không chết nhưng chổ bị chích nhức khoãng 30 phút , có thể nuôi chung nhiều con trong 1 hồ, nhưng phải đảm bảo được lãnh địa rộng rãi cho từng con, kiếm gạch ống có lổ to bỏ vào cho bọn chúng có hang trú ẩn, khi thuần, lúc no vào ban ngày bạn có thể để tay vào cho nó bò lên tay rồi đem đi lòng vòng chơi! ! Đây là kinh nghiệm bản thân, coi chừng trẻ em, vì độc tố của Bọ Cạp sẽ gây nguy hiểm đến mạng sống khi các bé bị Bò Cạp chích! !

    P/S: các bạn đọc kỹ quy định post bài của ttvnol tránh tình trạng spam để nhà bị lock . Ai tham gia để lại cái nick YH nhé
  2. love_me_plz

    love_me_plz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    2.789
    Đã được thích:
    0
    bọ chứ ai bảo là bò
    đợi em tìm xem còn ảnh em scor nhà em k thì post lên
    anh Cow yêu thương đừng lock của em >:D< >:D< :-* :-*
  3. venus87

    venus87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    bác ơi cho em hỏi mua bo cap ở đâu thế,em cũng mún nuôi
  4. ono_hbt

    ono_hbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    1.675
    Đã được thích:
    0
    Sưu tập ít thông tin giúp vui cho thú nuôi khá độc đáo này
    Bọ cạp là giống động vật không xương sống, tám chân thuộc bộ Arachnida (động vật hình nhện). Bọ cạp giống nhện, ve, bét...
    Giới (regnum): Animalia
    Ngành (phylum): Arthropoda
    Phân ngành (subphylum): Chelicerata
    Lớp (class): Arachnida
    Bộ (ordo): Scorpiones
    [​IMG]
    Giải phẫu
    Thân bọ cạp chia làm hai phần: phần đầu ngực (đốt thân trước) và phần bụng (vùng thân sau). Phần bụng bao gồm phần bụng dưới và đuôi.
    Phần đầu ngực/Đốt thân trước: bao gồm lớp giáp, mắt, chân kìm (một phần của miệng), chân kìm sờ và 8 chân.
    Phần bụng dưới: chia làm 8 đoạn. Đoạn đầu tiên chứa cơ quan sinh dục và dấu vết của một bộ phận phụ nay đã bị tiêu giảm gọi là nắp sinh dục. Đoạn thứ hai là 1 cặp cơ quan cảm giác giống như chất Pectine. Bốn đoạn còn lại bao gồm hai lá phổi. Phần bụng dưới được bọc giáp bằng chất sừng.
    Phần đuôi: gồm 6 đốt (đốt đầu tiên như đốt bụng cuối cùng). Hậu môn của bọ cạp nằm ở đốt cuối cùng, đồng thời đốt này mang nọc độc. Đốt cuối lần lượt gồm một túi chứa, một cặp tuyến độc và một mũi tiêm nọc độc.
    Giáp: bao quanh cơ thể, một số chỗ có lông làm cơ quan cân bằng. Một lớp phủ ngoài giáp vốn trong suốt sẽ biến thành màu xanh lục huỳnh quang dưới tia tử ngoại. Những con bọ cạp mới lột xác sẽ không phát sáng cho tới khi lớp giáp nó cứng cáp. Lớp phủ đó có thể không bị sứt mẻ trong hóa thạch suốt hàng trăm triệu năm.
    Trong một số trường hợp hiếm hoi, bọ cạp sinh ra có thể có hai đuôi. Nó không phải là một loài mới mà chỉ là một sự bất thường trong di truyền học.
    Nọc độc
    Tất cả các loài bọ cạp đều có độc. Một ngoại lệ là loài Hemiscorpius lepturus sở hữu nọc độc tế bào. Những độc tố ảnh hưởng đến thần kinh này chứ một lượng nhỏ protein, natri và cation kali. Bọ cạp dùng nọc độc của nó để giết hoặc làm tê liệt con mồi; hành động này khá nhanh và hiệu quả.
    Thật may mắn là nọc độc của đa số loài bọ cạp vô hại đối với con người, tuy nhiên nó có thể gây ra các phản ứng khác như đau, tê cứng hay sưng phồng. Một vài loài bọ cạp, chủ yếu trong họ Buthidae có thể gây nguy hiểm tới con người. Những loài bọ cạp nguy hiểm nhất là Leiurus quinquestriatus - có nọc độc mạnh nhất trong họ Buthidae, và các loài trong chi Parabuthus, Tityus, Centruroides, đặc biệt là Androctonus - cũng có nọc độc mạnh. Loài bọ cạp giết người nhiều nhất là Androctonus australis, hoặc loài bọ cạp đuôi béo Bắc Phi. Nọc độc của Androctonus australis chỉ bằng một nửa so với Leiurus quinquestriatus, nhưng từ khi nó chích người thì nọc của nó được xem là thần chết. Bọ cạp thật ra không đủ nọc để giết chết một người trưởng thành khỏe mạnh. Một vài người bị dị ứng với bọ cạp có thể chết nhanh hơn. Triệu chứng đơn giản nhất sau khi bị bọ cạp chích là chỗ đau tê cứng trong vài ngày. Bọ cạp nói chung khá nhút nhát và vô hại, chúng chỉ chích khi bắt mồi hay tự vệ. Trong trường hợp nguy hiểm, bọ cạp thường bỏ chạy hoặc đứng yên.
    Bọ cạp có khả năng điều chỉnh lượng nọc chích, thông thường 0,1-0,6 mg. Đó cũng là một gợi ý về giả thiết bọ cạp để giành nọc độc của mình trong những trận giao tranh khác. Bọ cạp có hai loại nọc: loại nhẹ chỉ làm đối phương choáng váng và loại mạnh đủ để giết chết kẻ thù. Có lẽ bọ cạp mất khá nhiều năng lượng cho loại độc này đến nỗi nó phải mất vài ngày mới hồi phục sau khi dùng hết số độc có sẵn.
    ********
    Bọ cạp có khả năng tự tái tạo, mỗi loài bọ cạp đều có con đực và cái riêng biệt. Bọ cạp sinh sản bằng cách chuyển bào tinh từ con đực qua con cái.
    Đầu tiên bọ cạp đực giữ lấy các chân kìm sờ của con cái rồi bắt đầu một điệu nhảy. Trên thực tế, con đực đang dẫn dắt con cái tìm nơi để đặt túi bào tinh của nó. Nghi thức này còn có thể bao gồm thêm vài hành động khác như rung mạnh hoặc hôn vào chân kìm của con cái (đôi lúc con đực bơm một ít nọc độc của nó vào người con cái), tất cả những hành động trên là để làm yên lòng con cái.
    Khi tìm được nơi thích hợp, bọ cạp đực đặt túi bào tinh và hướng dẫn con cái giữ lấy nó. Con cái sẽ đưa túi bào tinh vào trong nắp sinh dục của mình, bào tinh sẽ vỡ ra đưa tinh trùng vào người con cái. Việc ******** có thể mất từ 1 đến hơn 25 giờ tùy thuộc vào khả năng của bọ cạp đực tìm thấy nơi đặt túi tinh của nó nhanh hay chậm. Nếu quá chậm, con cái có thể mất kiên nhẫn và bỏ đi.
    Một khi ******** xong, chúng sẽ tách nhau ra. Con đực sẽ rút lui thật nhanh chóng để phòng trường hợp bị ******** của mình ăn sống, mặc dù tục ăn sống này hiếm khi xảy ra ở bọ cạp.
    Sinh sản và phát triển
    Bọ cạp mang con trên lưngKhông giống các loài thuộc lớp Nhện, bọ cạp đẻ con. Bọ cạp được sinh ra từng con một và bám trên lưng mẹ cho tới khi chúng trải qua ít nhất một kỳ lột xác. Trước kỳ lột xác đầu tiên, bọ cạp con không thể sống sót nếu không phụ thuộc vào mẹ chúng.
    - Bò cạp mang con trên lưng
    [​IMG]
    Bọ cạp con khá giống ba mẹ chúng. Chúng lớn lên bằng cách lột xác. Sau 5-7 lần lột xác, bọ cạp mới trưởng thành. Việc lột xác bắt đầu bởi lớp xương trong, khi lớp giáp ở mép đốt thân trước bị nứt. Những chân kìm sờ và chân của chúng sẽ được lột xác đầu tiên, sau đó là phần bụng. Khi lột xác xong, lớp giáp của chúng rất mềm và sẽ bị tổn thương nếu có sự tấn công. Quá trình làm cứng lại lớp giáp này gọi là sự xơ cứng. Bộ giáp ngoài mới đầu không có màu, nhưng khi nó trở nên cứng cáp ta sẽ thấy nó có màu huỳnh quang.
    Đời sống và thói quen
    Tuổi thọ tối đa của bọ cạp vẫn chưa được xác định. Chúng có thể sống tối thiểu 4 năm và tối đa là 25 năm (loài H. arizonensis).
    Bọ cạp thích sống ở nơi có nhiệt độ khoảng 20 đến 37 độ C (68-99 độ F) nhưng giới hạn chịu đựng khoảng 14-45 độ C (57-113 độ F).
    Bọ cạp là động vật về đêm và hay đào bới, chúng đào hang suốt ngày để tìm nơi trú ẩn mát mẻ, thường là mặt dưới các tảng đá, và ban đêm ra ngoài săn mồi. Bọ cạp có chứng sợ ánh sáng và các loài chim, rết, thằn lằn, những thú có túi và chuột.
    Tiêu thụ thực phẩm
    Bọ cạp ăn những động vật chân khớp nhỏ và sâu bọ. Đầu tiên chúng dùng càng để bắt mồi. Tùy vào lượng nọc độc và kích cỡ càng mà bọ cạp sẽ chích độc hay dùng càng ép con mồi. Cách này có thể làm tê liệt, thâm chí là giết chết mồi để sau đó bọ cạp có thể ăn. Bọ cạp có một kiểu ăn duy nhất là sử dụng chân kìm. Đó là những vuốt nhỏ từ miệng, chỉ có mộ số loài có (trong đó có nhện). Chân kìm rất sắc và có thể được dùng để chia nhỏ con mồi ra cho dễ tiêu hóa. Bọ cạp chỉ có thể tiêu hóa thức ăn ở một dạng chất lỏng nhất định, bất kỳ chất rắn nào (lông, bộ xương ngoài... của con mồi) đều bị chúng bỏ lại.
    Bọ cạp được tìm thấy trong nhiều hóa thạch có độ tuổi khoảng 425-450 triệu năm. Có lẽ chúng có nguồn gốc từ đại dương, có mang cá và vuốt để bám lên đá hoặc tảo biển.
    Những hiểu lầm về vấn đề tự tử của bọ cạp
    Người ta nghĩ rằng bọ cạp tự sát bằng cách tự chích mình cho tới chết. Tuy nhiên thật ra nọc độc của bọ cạp không có tác dụng với bản thân nó cũng như bất kỳ con bọ cạp nào cùng loại, trừ khi nọc độc bị tiêm thẳng vào hạch thần kinh. Có lẽ sự hiểu lầm xuất phát từ thực tế đó là bọ cạp là động vật biến nhiệt nhưng một số chuyển hóa trong cơ thể nó làm nó nóng hẳn lên. Điều này làm bọ cạp co thắt bừa bãi và dẫn đến việc là nó tự chích mình. Thêm một ý kiến sai lầm nữa đó là cồn sẽ khiến bọ cạp tự tiêm nọc vào người nó.
  5. jumanji7

    jumanji7 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    23/12/2007
    Bài viết:
    3.966
    Đã được thích:
    3
    Đề nghị anh phân tích kỹ hơn về bức ảnh đầu tiên . Bọ cạp có thể chế biến thành những món ăn gì, ăn ở đâu, giá cả thế nào, ... .
  6. love_me_plz

    love_me_plz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    2.789
    Đã được thích:
    0
    0979.419.857
    vừa lấy đc sđt ở bên f69
    nếu k đi biển í, mấy chỗ kiểu Sầm Sơn í, cũng bán
  7. ono_hbt

    ono_hbt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    08/05/2006
    Bài viết:
    1.675
    Đã được thích:
    0
    Sinh trưởng: Con bò cạp mua xong nuôi mấy bữa thì đẻ nguyên một đàn con trắng như cua sữa, tất cả trèo lên lưng mẹ. Khi chúng cứng cáp lên một chút thì xuống chạy lung tung, giành ăn tứ phía.Lưu ý đồng chí nào để con bọ cạp con rớt khỏi lưng mẹ là bọ cạp mẹ ăn luôn đấy.
    Nuôi bò cạp chắc thú vị nhất là lúc xem nó lột xác, rất chậm nhưng khá độc đáo. Mình không tả lại cảnh này để đồng chí nào định nuôi thì khỏi mất hứng nhưng cần lưu ý là khi đang lột xác và vừa lột xác xong chúng rất yếu, có thể bị con khác ăn thịt ngay, đàn của mình tiêu mất mấy chú vì vụ này. Vì thế nếu muốn quan sát thì ko nên để gạch đá hang hốc gì cả nhưng con nào vừa lột xác xong là phải được cách ly bằng một cái chai nước khoáng cắt đôi úp lên chẳng hạn.
    Khi đàn bò cạp con lớn lên, vì cho người này ngươi kia và chúng tự xử với nhau cuối cùng còn có 2 con. Một ngày đẹp trời nọ thấy con to hơn đang gặm đầu con kia tưởng là mất giống từ đây ai dè vài bữa sau con duy nhất còn lại lại đẻ một đống (Chả biết có phải như "truyền thuyết" là sau khi con đực giao phối xong chạy không kịp là bị xử luôn không nữa ) Khổ cái chắc tại giao phối cùng huyết thống dẫn đến suy thoái giống nên đàn F2 này tàn sớm hơn đàn F1 và không có F3.
    Túm lại nuôi bọn này gọn gàng sạch sẽ, cẩn thận chút lấy đũa mà gắp mồi thì chả bị cắn đốt gì cả lại được thêm cái tiếng độc đáo.
  8. venus87

    venus87 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/09/2006
    Bài viết:
    1.312
    Đã được thích:
    0
    liệu mua bọ cạp về xong sơn màu hồng lên thì nó có bị chết ko nhỉ
  9. beconmapmap

    beconmapmap Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/11/2006
    Bài viết:
    1.173
    Đã được thích:
    0
    đồng chí sơn thử xem sao có j báo cáo cho anh em biết
  10. love_me_plz

    love_me_plz Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    26/07/2005
    Bài viết:
    2.789
    Đã được thích:
    0
    nếu nó + bạn vẫn ổn /sống sót / thì báo tớ, tớ sơn màu xanh lá cây

Chia sẻ trang này