1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội những người yêu Hà Nội

Chủ đề trong 'Làm quen - rút ngắn khoảng cách' bởi Baron, 01/08/2006.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Hội những người yêu Hà Nội

    Mùa đông Hà Nội

    Phải cảm ơn ai đây, trái đất, vũ trụ hay thư­ợng đế, ông trời và tổ tiên đã chọn nơi này cho ta có một đất nước quê hương mỗi năm có bốn mùa rõ rệt, nhất là Hà Nội, nắng thì thật nắng, thu thì thật thu và mùa đông là niềm trữ tình đầy hoài niệm đời ngư­ời, cả khi ta đang ở giữa làn gió tái tê thổi qua mái nhà ta hay ta lang bạt về miền nào hun hút chân trời góc bể...

    Ngay từ hôm có sợi m­ưa lắc rắc báo tin mùa heo may cho con r­ơi xuất hiện, lúc có ngày lễ Toussaints, nay gọi là lễ Các Thánh vào tháng 10 âm lịch tức tháng 11 của lịch Grêgoa tứ Công Nguyên thông dụng, ta đã sửa soạn tâm hồn để đón thêm một mùa đông xếp lên thành tuổi, ta biết có ng­ười khắc khoải đợi chờ những ngày và những đêm kỳ lạ, nói nh­ư nhà thơ say L­ưu Trọng Lư­:

    Yêu hết một mùa đông
    Nhìn nhau mà chẳng nói...

    Ðàn sếu đã xếp hình mũi tên mải miết về ph­ương nam gió ấm, ta không sếu, ta đợi bếp lửa hồng đêm ù ù những cây kim cắm vào da thịt để lật bắp ngô non nư­ớng trong lòng bàn tay, rồi sáng ra, đi chọn lấy hàng phở quen thuộc, nóng bỏng l­ưỡi và cay giàn giụa lệ đời ngon ngọt sau đó đã có hàng cà phê thơm nức nơi ngã t­ư, có những hạt lá me vàng rơi rụng vào vai áo và có khi nó cũng biết uống cùng ta, nằm gọn trong chiếc tách màu nâu lìm lịm một vị đắng đê mê. Ta đang ăn mùa đông, uống mùa đông, ta giơ tay ra nhận lá thư­ từ trời gửi về màu đỏ lá bàng hay màu vàng cây cơm nguội, lá thư­ là tín sứ, là nhịp đàn thăng hoa trong không gian tìm ngư­ời tri âm tri kỷ, chẳng thế sao những ngư­ời trai ngư­ời gái cứ tìm nhau vào dịp này để ***g hai chiếc nhẫn tân hôn tr­ước bàn thờ đại diện cho thiên đàng.

    Mùa đông đất Bắc, gió lang thang trên những cánh đồng đầy gốc rạ, trẻ bé nào tha thẩn đi tìm câu con công cống hay hái cây rau khúc về làm bữa bánh thơm thảo làng xa, v­ườn cải sớm đã vàng một loài hoa nắng màu hoàng yến có ngư­ời con gái tùm hum chiếc khăn vuông vừa đi vừa làm cơn m­ưa nhỏ từ hai chiếc bình t­ới gọi là ô doà, càng gió đôi má càng au đỏ nh­ư hai đoá hoa lựu đư­ợc mùa, làm chết mắt anh trai làng thầm th­ương trộm nhớ đến các đấng thánh thần cũng chỉ đành tha tội mà thôi...

    Thành phố nơi ta nương thân lại khác. Gió luẩn quẩn trên tầng mái cổ, ra đến Hồ G­ơm thì mới có liễu đón và sóng chào. Mặt hồ xao động trong lặng lẽ, tóc xanh, cây mềm đung đư­a như­ vạn cổ đã thư­ờng xanh và gió nghìn đời rong chơi không mệt mỏi làm một đối cực còn cực kia là nồng ấm đôi bàn tay xoắn xuýt vào nhau, đan cài muôn lời không thành tiếng...

    Mùa đông Hà Nội, đến một cột đèn cũng thành kỷ niệm đời ngư­ời, một tiếng rao khuya cũng rền vang tâm t­ưởng... thoáng qua một nỗi nhớ hanh vàng màu nắng mật ong, thoáng qua một mặt ng­ười soi nhẹ l­ớt lời tình có từ thuở ông Adam và bà Eva trong v­ườn địa đàng hồi hộp...

    Con sông Hồng ngoài kia sau mùa lũ điên cuồng đã uể oải về xuôi có phần mệt mỏi như­ ng­ời đàn bà sau hôm sinh nở, nếu những con gió bấc có ***g lên quằn quại thì bóng cầu Thăng Long, Long Biên, Ch­ơng D­ơng cũng phải mai hay ngày kia mới xuôi đ­ợc đến Thái Bình, cửa biển, đồng muối. Ba Lạt mà mùa này ở đấy cây rơm đã xuất hiện như­ cây nấm vàng mơ, hạt thóc đã rì rầm trong bao, trong cót, ng­ười đi lễ chuẩn bị bộ áo quần mới mua nơi chợ huyện, chợ tỉnh còn thơm h­ơng vải thay cho tấm áo đẫm mồ hôi đồng muối chang chang 6 tháng trước... Hồ Tây mênh mông, đúng là Dâm Ðàm, là mù s­ương, là lụa dăng, hồi chuông thu không chẳng đủ sức để v­ượt qua ngàn con sóng, chỉ có sư­ơng cho tiếng gõ mạn thuyền của ng­ư dân đùng đục trầm buồn, khiến con chép vàng Hồ Tây ngơ ngẩn, có nên nghe? Chiều xuống nhanh, s­ương xuống (hay s­ương lên) còn nhanh hơn nữa, không ai có thể nhìn thấy con gọng vó, con nhện nư­ớc nào búng mình, tạo thành chiếc vòng sóng bé tẻo tèo teo... chỉ có mờ mờ nh­ư tấm ảnh thiếu sáng của ngư­ời nghệ sĩ cố tình làm nó nhạt nhoà nói một ý thầm mộng mị mắt ng­ười xem, rằng mùa đông đã dâng đầy để ai cũng phải khát khao một không khí có ánh đèn trong căn phòng như­ chiếc tổ chim sực nức hơi ấm của chim mẹ ủ trứng, chim bố gù gù, chim con lích tích...

    Có bư­ớc chân ai đi trong phố cổ, giữa hai bên phố nhà đã cửa đóng then cài, chỉ có ánh sáng lọt qua khe cửa, nằm chéo mặt đ­ường như­ sợi chỉ dệt bằng kim tuyến, khiến ngư­ời không nỡ bước qua rồi sững lại, rồi thành chiếc cây đóng rễ để lắng một khúc d­ương cầm có câu "ca nhi đối gư­ơng ôm sầu riêng bóng" hay "xe chỉ luồn kim...".

    Mùa đông Hà Nội, những triều đại vàng son đã đi qua, con rồng đá nơi sân điện Kính Thiên còn đó, tiếng súng thần công từ pháo đài làng Láng đã vang vào tai nó, Thăng Long không còn là đất "phi chiến địa", khỏi lửa đã tơi bời, bao nhiêu cây sấu, cây me ngả thân làm vật chướng ngại cho anh tự vệ nấp mình mà phóng bom ba càng... và cũng con rồng đá ấy không thể xuống hầm tránh bom B52, như­ng nó là bất tử, nó là hồn Thăng Long, hồn Hà Nội, vư­ợt qua lửa bỏng để hồi sinh. Mùa đông năm 1947 ấy, v­ườn hoa vô danh gần toà án đã thành mộ liệt sĩ. Gió vi vút cầu hồn trên mái cây long não, mùa đông có vàng chút ít còn hồn ngư­ời đã thành hồn nư­ớc non, chắc về nhận niềm cúi đầu mặc niệm trên đ­ờng Bắc Sơn vư­ờn hồng t­ơi thắm mà mỗi mùa đông, rặng đào hoa sớm lại tỏ mở nỗi lòng t­ươi như­ t­ương lai. Mùa đông năm 1972 nữa, hơn 250 ng­ời hy sinh cùng Khâm Thiên vào đúng 24 giờ sau lễ Thiên Chúa Giáng Sinh, hồi chuông thánh thiện còn chư­a tắt hẳn thì tội ác đã hoành hành.

    Lễ Thiên Chúa giáng sinh đã đến, nhà ai có bữa khuya đầy hoan lạc vị đời, nhà ai còn lận đận nơi xóm ô, hay ngõ nhỏ đang lo toan cho mùa đông mang cái Tết về không phải long đong... Hình nh­ư mùa đông nói rằng con ng­ời cần xích lại gần lại bên nhau cho hơi ấm lan truyền, cho tâm t­ư giao hoà gắn bó, cho nỗi niềm đ­ược đầy vơi san sẻ cùng nhau. Ðã lâu lắm không ai nhìn thấy bóng sâm cầm, nh­ưng cây bàng phố Quán Thánh, Tràng Thi, cây cơm nguội ở Bờ Hồ và Lý Thư­ờng Kiệt thì vẫn báo tin bằng lá đổ, và món ốc nóng quà đêm, mà cửa hàng khăn áo phố Triệu Việt V­ơng, Mai Hắc Ðế cứ dăng mắc chờ đ­ược về với mọi hình hài...

    Ng­ười bạn phía trời Nam chắc đang nhớ về gió liễu mà s­ương hồ Hà Nội, nhớ một ấm trà thơm quây quần trên sàn nhà rải chiếc thảm cói đơn sơ, không cần đến những chiếc ghế tân kỳ to đùng, cũng chẳng có ổ rơm êm như­ nhung, đung đ­ưa nh­ư con tàu lư­ớt sóng... Mùa đông Hà Nội là tình nhau trao đổi chứ không cần yến tiệc mới say nhau.

    Ng­ười con gái ấy vừa lấy chồng, mùa đông này không nữa của tình ta. Ng­ười thiếu phụ ấy phải sang ngang lần nữa, ng­ười nhìn ta mà có một bầu trời s­ương mờ mù mịt ẩn chứa vào lời. Giá ta thành con sếu theo đàn về phư­ơng Nam nắng ấm, ta mang ng­ời theo, tìm cho ngư­ời tổ mới có nắng ngọt và gió lành, vư­ợt qua nỗi đông bắc tái tê... Mùa đông cứ thức lên hoài niệm... nh­ưng dù sao mùa đông này cũng vừa khép lại một nỗi niềm để mở ra một trang kỳ ảo mới: Thiên niên kỷ mới: Con ngư­ời sẽ vư­ợt qua đ­ược nhiều nỗi bi thư­ơng b­ước vào xuân hàm tiếu hoa đào. Gió mặc gió. Ta đi qua gió để tới mùa ấm áp. Và ta xếp mùa đông lại như­ xếp từng lá thư­ tình một thuở chẳng thể mờ phai, còn bây giờ, ta đi đến với muôn lòng đón đợi tiếng tri âm từ xung quanh toả ra và từ phư­ơng trời xa tít gửi về... Và ta xin nói với ng­ười: Mùa đông Hà Nội là của riêng ta và cũng của cả ng­ười đấy, tình ơi.
    (ST)
  2. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0

    Phố yên tĩnh
    Không rõ mình đã giữ lại được chút gì của mùa thu, của con phố lang thang buổi chiều đạp xe một mình và bất chợt cười như kẻ khùng? Lối cũ dịu dàng, xôn xao bên những vòng xe quay mê mải. Gió cuốn theo một chiếc lá đỏ dễ thương. Này em, cô bé tóc ngắn đừng vội nghĩ rằng chỉ riêng em mới biết níu dài thêm con đường tan học để được đi qua phố- yên- tĩnh.
    Phố-yên-tĩnh trải dài hai hàng cây xa tít tắp như chờ người xa về lại hay làm cho có kẻ không dứt nổi để ra đi. Phố nhiều hoàng lan và hoa sữa, hai thứ cây chỉ mùa thu mới biết mình duyên dáng. Bây giờ không phải vô cớ mà giờ tan trường nào học trò của mấy ngôi trường trung học kế đấy Chu Văn An - Hoàng Diệu - Phan Đình Phùng cũng có nhóm đạp xe dọc theo phố nhẩn nha thong dong, ngắm hè phố quen và những ngôi nhà không đổi khác. Ừ, mấy năm rồi nhà bên đường không có gì đổi khác. Bờ rào ngang vai mình xanh rêu, vôi tường cũ kỹ và khu vườn yên , tôi ngày xưa chỉ dám đứng ngắm, rồi lặng lẽ đi qua. Để lại đây và mang theo khá nhiều kỷ niệm. Những con bồ câu ngày xưa đã đi đâu mất, bóng đôi cánh trắng còn vướng lại trên gióng ngang treo đèn đường.
    Hồi ấy, con đường buổi chiều thân mật thả lá rụng từ bên này sang mái phố bên kia. Xác lá khô dạt bên hè đường, tiếng lăn nghe gai gai buồn. Phố chia hình xương cá, hàng loạt phố nhỏ chạy ngang qua giống như những gân lá xinh xinh. Ngõ hẹp hoa sữa thơm về đêm. Hoàng lan cũng thơm đêm, ký ức nôn nao và nghe lòng mình trĩu nặng. Kỷ niệm góp nhặt bằng dư âm của nốt nhạc trong trẻo ngân thầm nơi ký ức. Đêm về trên phố, tôi vẫn khe khẽ hát bản tình ca một mình. Gió của hồ thảng hoặc gõ cửa một giấc mơ đêm nào đó, kẻ độc hành đôi khi nghe thấy tiếng sóng trong lòng, buồn buồn và không rõ nét.
    Ngày xưa còn đường ray, xe điện chạy túc tắc giữa phố làm người khách lạ nhiều khi ngẩn ra.Tôi đi giữa phố, để mặc nỗi nhớ xuôi về những năm nào tuổi thơ xa lắc, nghe tiếng chuông tàu điện leng keng mỗi sáng, chở những lao xao dọc phố, và hoa, và mùa thu đi vào trong phía trung tâm. Bây giờ không còn xe điện, lòng đường không còn dấu tích hai vệt đường ray in hằn tháng năm nữa. Đã mấy mùa thu hoa sữa lẫm chẫm sắc bông li ti tri suốt từ đầu phố Thụy Khuê đến vườn hoa Hàng Đậu. Hoàng lan vườn ai cong cành lá, đu đưa mơ màng. Học trò qua đây ít người nghển cổ nhìn vào tận trong vườn nhà người như tôi xưa. Buổi chiều, tôi đạp xe dọc phố, ngửa mặt nhìn bầu trời xanh yên bình một thủa, tìm đến nơi mà kỷ niệm đã sinh ra. Tôi cố tìm gió, nắng, hoa của mùa thu ấy, dù biết rằng mình đã xa lắm tuổi mười bảy. Nhớ có lần nghe Nam kêu: Phố của hương hoàng lan... Tôi không chịu thế: Đó là hương hoa sữa!... Giờ đi lạc giữa đám học trò tan trường mới thấy mình lạc lõng, thấy mình buồn bã và nuối tiếc cồn cào. Mới hay mình giờ như cơn gió cô độc, chẳng bao giờ hiểu rằng mùa thu nào cũng vẫn dịu dàng như thế, duy chỉ có những người thân yêu là xa, ngày tháng cũ cũng đã cách xa. Tôi buồn, và cười như kẻ khùng, thấy mình đánh mất hết thứ này đến thứ khác quý giá.
    Phố - yên - tĩnh chìm nửa trong chiều. Hoa sữa non màu xanh, nở ra trắng ngà. Hoàng lan trong vườn ai cũng đã nở hoa vàng, kín đáo trong chùm nụ non xanh. Mái phố ấp ủ hương thơm, tán lá che chở bình yên cho hồi tưởng âm thầm, đêm xuống mới hào phóng ban phát tất cả cho kẻ độc hành. Mùa thu tóc dài - mùa thu yêu thương, và còn mùa kỷ niệm cho những kẻ cũ tìm về nhận ra nhau dưới những hàng cây đan nhau trong lòng phố.
  3. fusion

    fusion Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/10/2005
    Bài viết:
    49
    Đã được thích:
    0
    [[​IMG]
    Tớ xin gia nhập hội
  4. Miracle

    Miracle Thành viên mới Đang bị khóa

    Tham gia ngày:
    31/03/2002
    Bài viết:
    4.292
    Đã được thích:
    0
    Hôm nào anh với chú làm cốc bia nhé. Anh là anh eo'' thích Hà nội cơ mà anh thích beer Hà Nội. nhá nhá !
  5. CloudStrife

    CloudStrife Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    29/04/2003
    Bài viết:
    235
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội đẹp thật. Con gái HN cũng đẹp lun. Mình đăng ký 1 xuất tham gia :D
  6. spiralEyes

    spiralEyes Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/07/2004
    Bài viết:
    12
    Đã được thích:
    0
    Tôi vừa mới đi Hà Nội về, ngày từ sân bay Nội Bài chạy về trung tâm Hà Nội, tôi và rất nhiều người đi bằng minibus của sân bay .Đến khách sạn Pacific, họ nói giá 20 USD 1 phòng, tôi thấy cũng được vì chẳng còn chỗ nào để đi, khi trả phòng, họ đòi thêm 10% tiền thuế mà không thèm báo trước. Khi đi dạo chung quanh Hà Nội, cứ 10 phút 1 chiếc xe ôm đi theo 1 lần. Khi tôi đi taxi, cũng từ 1 địa điểm đến Vincom Tower, có xe đi 28.000, có xe đi đến 54.000. Rồi từ Tràng Tiền Plaza đến Big C, 1 cô tài xế taxi quẹo rất nhiều ngõ để đẩy số km trên đồng hồ đến hơn 20 km. Sau đó từ số 1 Giảng Võ chúng tôi chờ minibus để đến sân bay, thì trong vòng 4 phút ngồi đợi, tôi bị 6 người tài xế của đủ loại xe vây lấy chèo kéo không ngớt, thậm chí khi tôi lắc đầu bảo không đi, họ vẫn không buông tha. Cuối cùng, sau khi bị vây hãm, tôi không đủ kiên nhẫn ngồi đợi đành lên 1 chiếc taxi với giá 80.000. Chạy được 1 đoạn, anh ta nói rằng phải trả 100.000 thay cho 80.000. Lúc đó đã ở trên xe và tôi cũng quá mệt mỏi để có thể đôi co. Hà Nội rất đẹp, nhưng mong rằng không có những chuyện như trên thì chắc tôi có nhiều điều đẹp hơn để kể cho mấy người bạn của tôi nghe.
  7. HUONGMOHN

    HUONGMOHN Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/07/2004
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Xin một chan đăng ký những người yêu HN. Đang nhớ HN quá, nhớ những cơn bảo, những ngọn gió oi nồng, nhớ những tối lạnh co ro bên hàng ngô nứong...nhớ...nhớ...nhớ
  8. Baron

    Baron Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    09/04/2002
    Bài viết:
    3.168
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội mấy nZm lại đây hễ mưa rơi to lâu lâu độ nửa tiếng một chút là "Em ơi Hà... lội nước", đường phố bì bõm ngập. Trước khi dắt xe ra đường, cứ ái ngại đứng nhìn trời nhỏ nước tuôn mưa. Thầm đoán: Chẳng hiểu đường đi có bị ngập nước không đây? Xe đạp đã đành rồi, sinh viên thời hiện đại không ít người đàng hoàng cưỡi xế nổ, ngặt nỗi gặp nước ngập ngang bánh xe là xe máy thành cục sắt lặng câm, hết nổ hết lZn. Thật không may cho cái cảnh "Anh lên xe, trời đổ cơn mưa" cho thời nay. Trước các cổng trường ĐH Tổng hợp Hà Nôi (cũ), ĐH Ngoại thương... thoắt đã biến thành ao đầy. Chỉ một khoảng nước nhỏ bé độ vài chục mét vuông mà diễn ra bao cảnh rất thú vị - rất sinh viên - rất đáng nhớ.
    Trước giờ học độ mươi, mười lZm phút, cổng trường đông dần sinh viên. Quang cảnh bắt đầu nhộn nhạo, vũng nước ao trước cổng bắt đầu tung tóe. Thoạt đầu, phổ biến là màn trình diễn "ù té quyền": Xe đạp, đặc biệt là xe máy, chân guồng hối hả, ga số tZng vù vù - ào ào xông vào "chiến-trường-nước". Càng nhanh càng tốt, tránh chết máy xe, tránh lúng túng giữa chừng để rồi không khéo thò cả bàn chân đi chiếc giày quá ư là mốt xuống nước đục. Tiếng máy nổ vang động, khói tuôn xa xả, nước rẽ sang hai bên, ầm ào bắn vung vãi. Đã hết đâu, còn lùng thùng những áo mưa mũ nón tùm lum kín mít vướng víu, rồi cặp sách ba lô lủng lẳng trên lưng, trên xe. ùn lại trước cổng trường, để chốc chốc có kẻ mắm môi mắm lợi phóng bừa qua, để xung quanh ré lên những tiếng kêu vì nước vZng vào người. Thành thạo thì cài số 2, nước ngập cao thì cài số 1, mạnh tay ga cho đều, chân rà phanh, thế là thoát. Cũng có đôi vị yểu điệu thục nữ, công tử không dám liều, người gửi xe bên ngoài mà xắn quần lội qua, kẻ đi xích lô vào. Mà quái thật, ở đâu ra nhanh thế cái dịch vụ ngày mưa: Trông xe, lau bu gi và nổ máy, xích lô đưa đón. Hai cô bé chắc nZm thứ nhất bởi gương mặt còn chưa hết ngơ ngác đang dò dậm vượt qua "nỗi khổ trần ai" thì bỗng một trang nam nhi vẻ bất cần không lột mảnh áo mưa che thân, hùng hổ xông thẳng vào vũng nước, để lại sau lưng một tiếng rú bởi những tia nước cầu vồng bắn vào mặt, vào quần áo hai bạn đồng cảnh đi bên. Nể vì trời mưa, xe máy được phép chạy lông nhông giữa sân trường, chui vào tận bãi gửi xe mới thèm dừng lại. Ngồi chồm hỗm, hai chân giơ cao cho khỏi ướt giày, như con ếch trôi trên yên xe. Đôi vị để giữ vững danh hiệu phái đẹp hay sao, nên vẫn đàng hoàng diện đủ váy ngắn váy dài phấp phới, đội mưa lội nước mà lên giảng đường. Như đàn kiến vỡ tổ vì nước lên, bíu ríu nhau vui đáo để, mất gì mà chẳng cười nào. Sang được bên kia, xe nằm lổn nhổn: Chết máy. Dốc nước ra, đề đạp máy, tháo bu gi, loay hoay lụng cụng. Cánh con trai được dịp trổ tài giúp đỡ, thậm chí i tờ về cơ khí chZng nhẽ từ chối trước ánh mắt vừa ngầm cầu khẩn vừa lộ ra vẻ thách thức của cô gái nào đó ư. Thôi thì "thứ nhất là tại bu gi, thứ nhì là tại cái gì ở trong". Mà biết đâu đấy, một chuyện lãng mạn bắt đầu từ đây thì sao nhỉ.
    Gửi xe, bỏ áo mưa ra, lên giảng đường, mặt mũi tóc tai quần áo đứa nào đứa nấy ẩm ướt hoặc sũng nước, tha hồ lau tha hồ vắt, chộn rộn như họp chợ. Hành lang giảng đường xanh đỏ tím vàng là áo mưa vắt ngang vắt dọc. Ngồi trong lớp vẫn chưa yên vị, vẫn ngọ nguậy bởi cái âm ẩm cứ bốc lên khó chịu. Bởi thế, những ngày mưa hình như thầy cô cũng dễ tính hơn (vì thông cảm), đi học muộn chút chút cũng được, và giờ học cũng thường bắt đầu muộn hơn thông lệ.
    Rồi xa, xa mà vẫn nhớ trong mưa đi học, nhớ khi mùa mưa lại về. Đi dưới trời mưa, nước đập lộp bộp hoặc tí tách trên lớp áo mưa, khẽ rùng mình vì chớm lạnh, vì nao nao người một cách không đâu.
  9. caovut

    caovut Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    01/10/2005
    Bài viết:
    892
    Đã được thích:
    0
    Hà Nội đẹp nhất là mùa gì nhỉ........... mùa thu, có cây cơm muội vàng, có cây bàng lá đỏ...........
    Cũng xin 1 chân trong hội yêu HN
  10. phongvandaihiep

    phongvandaihiep Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    10/02/2006
    Bài viết:
    5.843
    Đã được thích:
    0
    đấy chỉ là nhứng con sâu làm giầu nồi canh thôi bạn ah.
    Bạn hãy bỏ qua cho họ
    bây h dân các tỉnh về Hn nhiều mang theo cả cái tốt nhưng cũng mang theo nhiều cái xấu
    Tôi cam đoan với bác 1 điều dân Hn gốc ko bao h có cách cư xử như vây

Chia sẻ trang này