1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

^^Hội những người yêu thơ nào^^

Chủ đề trong 'Nam Định' bởi liu_tiu, 07/03/2007.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. Newfarmmer

    Newfarmmer Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/11/2004
    Bài viết:
    1.945
    Đã được thích:
    1

    Tôi paste ra đây bài thơ mà bà xã cực yêu thích :

    Thơ và lời bình
    "Sao không về Vàng ơi!" - Lời bình của Vũ Quần Phương


    Trong các sự mất, có lẽ chỉ mất người yêu là dễ làm thơ nhất, chứ mất ví, nhất là mất chó, khó thành thơ lắm. Họa chăng có làm thơ trào phúng, làm thơ trữ tình than vãn dễ thành anh tiếc của, có khi lại bị coi là anh bủn xỉn. Vậy mà Trần Đăng Khoa năm mười một tuổi đã viết được, mà viết hay, một bài thơ mất chó: Sao không về Vàng ơi?
    Sao không về Vàng ơi!
    TRẦN ĐĂNG KHOA
    Tao đi học về nhà
    Là mày chạy xồ ra
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít.
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày rún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà
    Dù tao đi đâu xa
    Cũng nhớ mày lắm đấy
    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao!
    Sao không về hả chó
    Nghe bom thằng Mỹ nổ
    Mày bỏ chạy đi đâu?
    Tao chờ mày đã lâu
    Cơm phần mày để cửa
    Sao không về hả chó
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là Vàng ơi!
    1967

    Vàng viết hoa hẳn hoi vì là tên con chó vàng nhà em. Thì ra cái ngây thơ thuần khiết của tuổi mười một đã giữ cho tình cảm bài thơ hoàn toàn trong cõi tinh thần, không gợn một chút tiếc của nào. Bài thơ mang tâm lý thiếu nhi mà lại sâu sắc việc đời, người lớn khó viết được.
    Bài thơ nói chuyện mất chó nhưng đoạn đầu, đoạn dài nhất trong ba đoạn của bài, lại nói chuyện lúc chó đang còn. Nói cái mất, cái không có dễ trừu tượng, nên phải lấy cái có để nói cái không, vẽ mây nẩy trăng vốn là thủ pháp thường gặp trong văn chương, ở đây em Khoa dùng rất đắc địa là chó, sinh động nhất, tình cảm nhất là lúc nó đón mừng chủ. Đó là hoàn cảnh điển hình để bộc lộ "tính cách điển hình'''' của con Vàng.
    Em Khoa (khi tôi viết lời bình này thì Trần Đăng Khoa đã ngoài ba mươi tuổi, tôi xin được gọi thế cho hợp với tâm lý bài thơ) đã chọn khung cảnh Tao đi học về như để diễn tả tình cảm quấn quýt của con chó với người chủ nhỏ. Chó là con vật có tình cảm và tình cảm ấy được bộc lộ, nó không yêu ghét để bụng như con người, nên tả tình cảm của nó là phải tả qua cách bộc lộ, không nên tả bằng cảm nhận của mình: ôi con chó nó mừng tôi lắm.
    Tả thế người đọc không thấy chó, chỉ thấy một nhận xét. Làm thơ kị nhất là đưa nhận xét kiểu phê công văn như thế. Chúng ta hãy xem em Khoa quan sát và kể lại những cử chỉ của con chó lúc đón chủ. Trước hết, khi vừa thấy bóng chủ:
    Là mày chạy xồ ra
    Sự mau ngắn vồ vập ấy con loài chó mới có, đó là chỗ tuyệt vời của chúng về mặt tình cảm.
    Đầu tiên mày rối rít
    Cái đuôi mừng ngoáy tít.
    Rồi mày lắc cái đầu
    Khịt khịt mũi, rung râu
    Rồi mày rún chân sau
    Chân trước chồm, mày bắt

    Hình ảnh sinh động như một đoạn phim. Ở đây có sự tinh vi trong bút pháp của nhà thơ nhỏ tuổi. Tả tình cảm con người, thường tả bằng nét mặt nụ cười, nhưng với chó, cái mặt ít gợi cảm tình, còn tả chó cười thì lại thành chó thui mất.
    Em Khoa đã tinh ý nhận ra cái đuôi là chỗ biểu hiện tình cảm cao nhất ở loài chó. Em tả đuôi trước rồi mới ngược lên tả đầu, tả tứ chi. Và ở mỗi bộ phận cơ thể ấy em chỉ nói tới năng lực biểu hiện sự mừng rỡ: cái đuôi thì ngoáy tít, cái đầu thì lắc lắc, mũi khịt khịt, chân sau rún, chân trước chồm. Chúng ta đọc thấy sinh động vì đoạn thơ chứa nhiều động tác, Khoa đã quan sát kỹ không bỏ sót một động tác nào.
    Nhưng có một chi tiết Khoa đã không tả đúng, em đã bịa ra, khi em nói con chó nó bắt tay em:
    Bắt tay tao rất chặt
    Thế là mày tất bật
    Đưa vội tao vào nhà

    Thật ra thì em nắm chân trước của nó. Và nó theo em vào nhà. Nếu quan sát bằng mắt thì chỉ thấy thế thôi. Nhưng do cái tình của con chó mà tác giả tưởng tượng ra, nhân cách hóa con chó từ lúc nào không biết, nên mới tả nó bắt tay, mà bắt tay rất chặt (chó đâu có bàn tay), lại còn đưa chủ vào nhà như ta đón khách.
    Đây cũng là một đặc điểm của tư duy con trẻ: quan sát và tưởng tượng lẫn vào nhau. Người đọc không mấy ai thấy các chi tiết ấy là vô lý, người ta chấp nhận dễ dàng vì nó đúng với tâm trạng. Đây là một thí dụ về cái phi lý được chấp nhận và hơn nữa cần có trong thơ.
    Đoạn hai mới là tình cảnh mất chó:
    Hôm nay tao bỗng thấy
    Cái cổng rộng thế này
    Vì không thấy bóng mày
    Nằm chờ tao trước cửa
    Không nghe tiếng mày sủa
    Như những buổi trưa nào

    Một cảm giác trống trải cái cổng rộng ra vì không còn hình và không còn tiếng con chó. Nhất là lúc đi học về, em bé Khoa thảng thốt:
    Không thấy mày đón tao
    Cái đuôi vàng ngoáy tít
    Cái mũi đen khịt khịt
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao

    Đây là một quy luật tâm lý mà em Khoa khi ấy đã hiểu được: trước đây con chó đã tạo cho chú bé lúc đi học về, một niềm vui lớn bao nhiêu thì giờ đây vắng con chó, chú bé lại buồn bấy nhiêu. Các chi tiết của kỷ niệm càng sinh động, nỗi nhớ càng sâu, Khoa đã dụng ý nhắc lại các chi tiết ở đoạn một để tả nỗi nhớ của chú bé.
    Mày không bắt tay tao, tay tao buồn làm sao. Đây là câu thơ ngây thơ nhất và cũng tế nhị nhất của bài thơ. Nó gợi được hình ảnh chú bé nhìn xuống tay mình mà nhớ con chó, nhớ kỷ niệm cũ.
    Còn tế nhị là ở chỗ: nỗi nhớ con chó dù thế nào cũng không thể như nỗi nhớ một con người. Nỗi buồn mất chó chỉ sinh ra từ hai lẽ: lẽ thứ nhất là mất của (chó là một giá trị kinh tế hoặc thực phẩm gì đó), lẽ thứ hai thuộc về phạm vi tình cảm. Nặng về nỗi buồn mất của sẽ ra người keo kiệt, mà quá nhấn mạnh đến tổn thất tình cảm cũng không ổn. Chó vẫn là chó. Trong bài thơ này, Trần Đăng Khoa chỉ nói tới tổn thất tình cảm nhưng em giới hạn mức độ:
    Mày không bắt tay tao
    Tay tao buồn làm sao

    Cái tay đại diện cho con người để bạn bè với con chó vừa là ngang cấp, vắng con chó, cái tay nó buồn. Tâm lý rất trẻ thơ mà lại hóa ra tinh tế. Em Khoa đã tả đúng nỗi lòng chú bé nên có được sự tinh tế ấy không phải do dụng ý của bút pháp. Bài thơ đến đây có thể kết thúc. Tác giả viết đoạn thứ ba để phát triển sang một chủ đề khác. Nói lý do mất chó, Khoa đã biến bài thơ mất chó thành bài thơ hạ không lực Hoa Kỳ, một yêu cầu thời sự của văn chương những năm sáu mươi. Bom Mỹ rơi chỉ có chó nó sợ, nó chạy, không thấy tác động gì khác tới làng xóm.
    Hai câu kết:
    Tao nhớ mày lắm đó
    Vàng ơi là vàng ơi!

    là đỉnh cao của tình cảm bài thơ, tưởng như thấy được chú bé đang mếu máo gọi chó, vác gậy chạy tìm khắp xóm.
    Văn nghệ Trẻ
  2. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Yêu
    Không yêu
    Anh không hiểu
    Em đang nghĩ gì?
    Lặng nhìn bước em đi
    Anh hiểu một điều bất chợt
    Rằng con tim em yêu non nớt
    Đang đập theo cùng nhịp trái tim ai
    Anh đã yêu em, và anh sẽ yêu hoài
    Dẫu biết rằng định mệnh đã chia lìa hai đứa
    Nhưng em ơi, anh sẽ giữ trong tim một lời hứa
    Rằng anh sẽ mãi yêu em, cho dù chết vẫn không thôi.
  3. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Hôm ấy mưa rơi, mưa nhẹ rơi
    Mưa rơi và thời gian cứ trôi
    Em tới, kìa mưa, em đã tới
    Mưa ngừng rơi, thời gian cũng ngừng trôi
    Phút gặp em, ánh mắt tôi bối rối
    Bối rối vì em đó em ơi
    Bối rối, mưa rơi, tôi bối rối
    Mưa ơi, tôi đã yêu em rồi.
    Và tôi đã biết em yêu rồi
    Buồn thay, người đó chẳng phải tôi
    Tôi chẳng hiểu, chẳng thể nào hiểu nổi
    Vì sao em - tôi chẳng thành đôi
    Đêm nay mưa rơi, mưa lại rơi
    Và tôi lại nhớ, nhớ em tôi
    Tôi nhớ, nhớ em, em không nhớ
    Mưa vẫn cứ rơi trong đơn cô
  4. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Chợ Trời
    by Hồ Xuân Hương
    Khen thay con Tạo khéo trêu ngươi.
    Bày đặt ra nên cảnh chợ Trời!
    Buổi sớm gió đưa, trưa nắng đứng,
    Ban chiều mây họp, tối trăng chơi.
    Bầy hàng hoa quả tư mùa sẵn,
    Mở phố giang sơn bốn mặt ngồi.
    Bán lợi, buôn danh nào nhương kẻ,
    Chẳng nên mặc cả một đôi lời.

  5. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đánh Đu
    by Hồ Xuân Hương
    Tám cột khen ai khéo khéo trồng,
    Người thì lên đánh, kẻ ngồi trông.
    Trai đu gối hạc khom khom cật,
    Gái uốn lưng ong ngửa ngửa lòng.
    Bốn mảnh quần hồng bay phất phới.
    Hai hàng chân ngọc duỗi song song.
    Chơi xuân ai biết xuân chăng tái!
    Cột nhổ đi rồi, lõ bỏ không.

  6. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    tuy cũ mà vẫn hay
    Bánh Trôi Nước
    by Hồ Xuân Hương
    Thân em vừa trắng, lại vừa tròn,
    Bảy nổi ba chìm với nước non.
    Lớn nhỏ mặc dù tay kẻ nặn,
    Mà em vẫn giữ tấm lòng son.

  7. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đánh Cờ
    by Hồ Xuân Hương
    Chàng với thiếp đêm khuya trằn trọc,
    Đốt đèn lên đánh cuộc cờ người.
    Hẹn rằng đấu trí mà chơi,
    Cấm ngoại thuỷ không ai được biết.
    Nào tướng sĩ dàn ra cho hết,
    Để đôi ta quyết liệt một phen.
    Quân thiếp trắng, quân chàng đen,
    Hai quân ấy chơi nhau đà đã lửa.
    Thọat mới vào chàng liền nhảy ngựa,
    Thiếp vội vàng vén phứa tịnh lên.
    Hai xe hà, chàng gác hai bên,
    Thiếp thấy bí, thiếp liền ghểnh sĩ.
    Chàng lừa thiếp đương khi bất ý,
    Đem tốt đầu dú dí vô cung,
    Thiếp đang mắc nước xe ***g,
    Nước pháo đã nổ đùng ra chiếu.
    Chàng bảo chịu, thiếp rằng chẳng chịu
    Thua thì thua quyết níu lấy con.
    Khi vui nước nước non non,
    Khi buồn lại giở bàn son quân ngà
  8. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Đèo Ba Dội
    by Hồ Xuân Hương
    Một đèo, một đèo, lại một đèo,
    Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo.
    Cửa con đỏ loét tùm hum nóc,
    Hòn đá xanh rì lún phún rêu.
    Lắt lẻo cành thông cơn gió thốc,
    Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo.
    Hiền nhân quân tử ai là chẳng
    Mỏi gối chồn chân vẫn muốn trèo.
    (1) Đèo Ba Dội hay Ba đèo tên chữ là đèo Tam Điệp, thuộc huyện Tống Sơn, tỉnh Thanh Hoá.

  9. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    ốc nhồi
    by Hồ Xuân Hương
    Bác mẹ sinh ra phận ốc nhồi,
    Đêm ngày lăn lóc đám cỏ hôi.
    Quân tử có thương thì bóc yếm,
    Xin đừng ngó ngoáy lỗ trôn tôi.

  10. LDH_az

    LDH_az Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    07/02/2007
    Bài viết:
    1.130
    Đã được thích:
    0
    Bọn đồ dốt
    by Hồ Xuân Hương
    Dắt díu nhau lên đến cửa chiền,
    Cũng đòi học nói, nói không nên.
    Ai về nhắn bảo phường lòi tói,
    Muốn sống, đem vôi quét trả đền

Chia sẻ trang này