1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi phương cách - Vụ kiện của chị Thiều Thị Tân về quyền đồng tác giả của cuốn truyện RIZ NOIR.

Chủ đề trong 'Khoa học Pháp lý' bởi MinhTrinh, 22/05/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Hay nhỉ .
    Bây giờ mới được biết là có thể kiện ở VN cho 1 việc xảy ra ở Pháp .
    Thế nhưng :
    1/ Giả sử là Tòa VN triệu gọi nhà XB và Anna Moi đến , họ chẳng thèm trả lời thì làm gì nhau nhỉ ... Có cử nhân viên qua Pháp ...dẫn độ 1 lũ Tây về VN để xử được không ?
    2/ Rồi lại giả sử Anna Moi và NXB về VN nghe toà xử, Nhưng khi thấy thua thì không chấp nhận, không thi hành , Trong trường hợp này, Toà án VN và chính quyền VN dùng biện pháp nào để cưỡng chế nhỉ .
    3/ Nếu lý luận như Fsai đúng với sự thật, Tòa án VN sẽ bận rộn lắm đấy nhé, xem thử lại xem còn điều kiện gì nữa để 1 vụ tranh chấp ở 1 QG này mà toà QG kia lại có thẩm quyền đưa ra xét xử ...; Còn toà án bên Mỹ chắc cũng bận rộn liên tục với các vụ tranh chấp đòi nhà ở VN mà nếu kiện được, chắc chắn là rất nhiều người mất nhà sẽ thắng .
  2. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Thư của 1 nhân chứng sẽ đưa ra trước toà án .
    ===================
    I have known the two sisters Thieu Thi Tao and Thieu Thi Tan when they were adolescent between 1965 and 1968. A few days after they were arrested in November 1968 I myself was arrested when going out of the "Agence de Presse Vietnamienne"(Thong Tan Xa Viet Nam ) and conducted to the central police for interrogation because my friendship with the two sisters. For several days I was interrogated by the colonel Nguyen Mau head of the secret police who had also interrogated the two sisters.

    I remember a tall and well built man who had lost an eye and was wearing sometimes a black eye patch. Colonel Nguyên Mau, seemed mostly interested in my personal relationship with Thieu Thi Tao. All the time he conducted himself very decently.

    A few days ago Thieu Thi Tan sent me some excerpts of the book Riz Noir where colonel Nguyên Mau, appears under the name of Nguyên M. He was correctly portrayed in the book except for the scandalous dialogue where there is question of Tan''s menstruation, virginity and invented miscarriage. Nobody well versed in the Vietnamese culture would write such nonsense. I talked to Thieu Thi Tan on this point. She assured me that this had been added at the last minute by the person with whom she had written the book in question. In fact she mentioned that her co writer is trying to deny her contribution to the book.

    I am quite willing to admit that this person invented those stupid details but for the rest I can strongly assure that nobody could have known the details concerning colonel Nguyên M. ( the dialogue excepted) if not from somebody having been interrogated by him. As far as I know it has never been the case of this Anna Moi. Unless it is proven differently I will assure that all those information originated from Tan and Tao.

    I deliver this affidavit knowing that it may be used in justice. I am also well aware that any false declaration would expose me to legal prosecution


    Written in New South Wales June ??.2004
  3. satthutinhdoi

    satthutinhdoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    13/05/2003
    Bài viết:
    958
    Đã được thích:
    0
    Có 1 vài điểm em không đồng ý với anh Fsai:
    Ý tưởng là không được bảo hộ, chỉ có sự thể hiện ý tưởng mới được bảo hộ , ý tưởng thể hiện bằng 1 hình thức nhất định gọi là sự sáng tạo. Anh cho rằng cuộc đời chị tân là ý tưởng , ý tưởng là tự do , còn Anna thể hiện ý tưởng đó trong tác phẩm của mình,tức là chỉ duy nhất Anna sáng tạo ra tác phẩm đó.
    Em không đồng ý :trong lĩng vực tạo hình tác phẩm sẽ không được bảo vệ nếu tác giả không trực tiếp cầm cọ để vẽ, cầm dao để khác.... Nhưng đây là tác phẩm văn học tác giả cũng có thể viết bằng bút, cũng có thể đánh máy, hay đọc cho người khác ghi lại, người ghi chép sẽ không có quyền tác giả phần mình ghi
    Như vậy trong tác phẩm RIZNOIR sẽ có 1 phần do Anna sáng tạo và cũng có phần do chị Tân sáng tạo, Chị Tân đòi quyền đồng tác giả là có lí do
    Về 2 chữ sáng tạo .Theo em không phảo tạo nên 1 cái gì xa vời từ hiện thực .Chữ sáng tạo là thể hiện tính đọc đáo, chứng tỏ dấu ấn của 1 nhân cách . Khi mà chị Tân cung cấp tài liệu cho Anna chị Tân không nói :ngày A năm X , tôi làm công việc A B C D....Đây là dấu ấn trong đời của chị Tân khi kể với người khác bảo đảm sẽ mang nặng tính tình cảm xúc cảm, và nhân cách của chị Tân để lại dấu ấn trong lời kể , đó chính là dấu ấn đọc đáo mà chị Tân để lại trong tác phẩm
    vậy theo em chị Tân không phải là người cung cấp những tư liệu , số liệu đơn thuần , những bản thảo ,bản viết tay của Chị,những email.....đã hình thành thành nên những phần khác nhau của tác phẩm. Nếu chị Tân chỉ cung cấp các số liệu ,thông tin vô hồn thì làm sao tác phẩm lại có những phần miêu tả xúc cảm , mà lại đúng với xúc cảm thật của chị Tân nếu không phải là do chính chị tân bày tỏ (đọc để Anna Moi ghi)
    Dĩ nhiên ở những Phần Anna Moi, sáng tạo thì phải công nhận tính độc đáo riêng . Tuy nhiên đây là quyển sách lấy tư liệu về đời tư của Chi Tân , chị cho phép lấy tới đâu thì lấy tới đó,Anna Moi kkhông được vượt quá giới hạn xuyên tạc các quyền lợi về nhân thân đã được pháp luật bảo vệ. Đây cũng chính là lí do chị Tân yêu cầu đòi bồi thường ngoài hợp đồng
    Theo anh 2 yêu cầu này mâu thuẫn , nhưng theo em chẳng có mâu thuẩn gì cả, Ở trang A , AnnaMoi sáng tạo trên những tình tiết có thực nhưng ở trang B lại là những tình tiết tình cảm xúc cảm chẳng hạn khác do chị Tân đọc Anna Moi ghi. Cả 2 cùng sáng tạo chị Tân có quyền đòi hỏi mình là tác giả của phần sáng tạo của mình, nhưng ở phần sáng tạo của AnnaMoi xuyên tạc thông tin đời tư của mình thì vẫn có yêu cầu bồi thường ngoài hợp đồng
    Đơn giản ,trong 1 bài thơ Anna là tác giả khổ thơ A, chị Tân là tác giả khổ thơ B . 2 khổ thơ A B , 2 khổ thơ A và B đều hình thành từ tư liệu cuộc đời chị Tân, chị Tân thì không xuyên tạc chính mình. nhưng trong khổ A AnnaMoi nói quá sự thật làm tổn thương tinh thần chị Tân, rồi còn lấy cả 2 khổ thơ làm của mình. Như vậy không có mâu thuẩn nào cả
    ----------------
    Em thì suy nghĩ thế, cũng chỉ dựa trên "tinh thần pháp luật" và các thông tin trên diễn đàn.
  4. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    cậu fsai
    Tớ vẫn đang nói chuyện về quyền sở hữu trí tuệ mà sao cậu lại bảo tớ .... đi xa chủ đề là thế nào nhể . Thôi thì tớ mượn cái thí dụ của cậu để so sánh coi cậu .... hiểu thế nào về cái thí dụ của cậu nhể .
    Giả sử cậu muốn viết một chương trình phần mềm kế toán để trả lương cho nhân viên nhé
    1. "Ý tưởng" dùng máy vi tính để tự động hóa việc tính toán lương bổng của mỗi nhân viên là loại "ý tưởng tự do" chả ai được bảo hộ cho dù ý tưởng này có thể được xem là .... độc đáo trong một thời gian nào đó và có thể được cầu chứng tại toà để bảo vệ quyền tác giả
    2. Phương thức để áp dụng "ý tưởng" đó cho một công ty cụ thể nào đó (process). Đây là sáng kiến hay ý tưởng thuộc loại bí mật thương mại có thể "bảo hộ nội dung và có thời hạn, chỉ bảo hộ khi có đăng ký và chỉ trong phạm vi nước đăng ký xin bảo hộ " . Như làm sao để có thể tự động hoá việc tính toán lương bổng cho nhân viên dựa trên những yếu tố đặc thù của công ty đó ví dụ cách ghi số giờ làm ; viết bằng tay xuống thẻ giờ rồi phải có người cho vào máy vi tính hay dùng máy tự động nhận diện người ra vào để biết số thời gian nhân viên đó có mặt tại sở ..... . Phương thức này tuy rằng có cùng một "ý tưởng" như phần một nhưng vì điều kiện cụ thể của mỗi hãng xưởng khác nhau nên mỗi hãng xưởng lại có một phương thức riêng để áp dụng cho cùng một "ý tưởng"
    3. hình thức giao diện và bộ mã chương trình: là những chương trình có thể dùng để biến đổi những dữ liệu về giờ làm , lương bổng của mỗi nhân viên để tính thành mức lương mỗi ngày/tuần/tháng ...cho mỗi nhân viên để có thể in thành chi phiếu , tính thành tiền mặt hay chuyển thẳng vào ngân hàng của mỗi nhân viên .... Đây là cái mà cậu cho rằng " sử dụng chỉ cái hiình thức giao diện làm việc thôi thì ông bị người ta luộc chín vì xâm phạm quyền tác giả đấy"
    So với vụ kiện của chị Tân thì tớ có thể tạm so sánh mỗi loại ý tưởng trong ba loại trên như vầy
    1. "ý tưởng" về tình yêu tổ quốc , đồng bào mà quyển truyện muốn trình bày
    2. những tình tiết cụ thể của cuộc đời chị Tân
    3. Cách hành văn , kể chuyện cũng như cách in ấn của nhà xuất bản
    Trong ba loại trên , loại 1 không được bảo hộ . Loại thứ hai thuộc quyền sở hữu của chị Tân , và loại thứ ba thuộc quyền sở hữu của Anna Moi và nhà xuất bản
    Nếu giả sử như AnnaMoi nghe lại lời tự thuật của chị Tân, viết thành sách rồi bị chị Tân cướp bản thảo đem đi xuất bản thì Anna Moi cũng có quyền kiện chị Tân vì tuy chị Tân là sở hữu chủ của những tình tiết trong truyện nhưng Anna Moi là người sở hữu của cái "hình thức giao diện, bộ mã chương trình. "
    heheheeh cậu không cho là tớ chạy vòng vòng và "càng tranh luận càng đi xa chủ đề " chứ nhể
    Chuyện tại sao lại kiện tụng ở Pháp mà lại không kiện tụng ở VN thì bác MinhTrinh đã trình bày khá rõ ràng . Cậu đọc .... ky kỹ một chút nhể
  5. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
  6. fsai

    fsai Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    16/04/2004
    Bài viết:
    928
    Đã được thích:
    0
    Hì hì ...
    Fsai có mặt đây.
    Về chuyện thẩm quyền của Toà án VN, các bác có thể tham khảo PL Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, điều 14, khoản 1, khoản 5.
    Vả lại, đây có phải là vụ án hình sự đâu mà bác Minh Trinh đòi phải áp giải bị đơn đến. Toà án gửi cho bị đơn thông báo triệu tập, bên bị đơn không đến hay không phản ứng gì hết thì TA tống đạt cho TA Pháp thực hiện việc điều tra thu thập chứng cứ ( uỷ thác tư pháp ).
    Và cưối cùng, căn cứ vào những thu thập đó, TA ra phán quyết. Việc có mặt tại TA để bảo vệ quyền lợi của mình là quyền lợi của các đương sự, ai kô tham gia thiệt ráng chịu.
    Và cuối cùng, bản án có lợi cho nguyên đơn, được gửi cho TA Pháp, xin công nhận và cho thi hành tại Pháp. Thông thường, nguyên tắc cơ bản là, TA Pháp sẽ xem xét việc xét xử đó có đúng thủ tục tố tụng, có đảm bảo cho bị đơn quyền được tự bảo vệ kô, .... nhưng chủ yếu tậ trung ở luật hình thức chứ kô tâjp trung ở luật áp dụng giải quyết ( ai quan tâm xin đọc kỹ Hiệp định ). Nếu Ok, TA Pháp cho thi hành tại Pháp.
    Và cụ thể hơn, trong vụ này, nếu giả sử, lập luận bảo vệ theo hướng có một giao dịch dân sự bằng miệng giữa chị tân và Anna Moi về quyển sách này. Vậy thì, giao dịch này được xác lập thế nào, ở đâu, có lẽ tại VN rồi, được bưóc đầu thực hiện tại đâu, có lẽ cũng tại VN nốt, ( hê hê , ... ls mà chứng minh dễ ợt ). kết quả có thể sảy ra tại Pháp và các thứ vân vân khác tại Pháp, nhưng chỉ chừng đó thôi, tại sao TA VN kô giành lấy quyền tài phán chứ.
    Về vụ võng xếp Duy Lợi, có thể nhìn vụ này như sau :
    - Xin nhắc lại là DNTN Duy Lợi là nguyên đơn, chọn khởi kiện ở đâu là quyền của ông ta.
    - Ông ta kiện ai nào, đương nhiên kô phải là kiện thằng cha Đài Loan kia rồi, mà chính là kiện chính cái cơ quan Nhà nước của Hoa Kỳ đã cấp giấy chứng nhận : ông cấp sai rồi, huỷ bỏ văn bằng ấy đi, cấp lại cái khác. Báo viết là Toà dân sự, nhưng thực ra, là vụ án hành chính, khiến người đọc hiểu sai là vụ án dân sự. Bác có cãi được chỗ này kô nào. Vậy thì kiện ở Toà án Hoa Kỳ thôi, khi mà TA quốc gia này không thể xét xử Nhà nước quốc gia khác.
    Mà này, sao bác cứ lôi hết chuyện này , chuyện khác ra nhỉ, ...Và bây giờ, tớ quay sang tên rakhơi và em satthu.
    Với em satthu ,
    Này, theo anh nghĩ, một quyển truyện có nhiều tầng lớp, tình tiết, cấu trúc. Em nghĩ nó giống như quyển giáo trình của em ấy hả, mỗi ông thầy viết một chương ấy àh.
    Tuy nhiên, cũng có thể lắm chứ, nhưng em chứng minh thế nào nào, khi chính em cũng hiểu rằng, nếu chị Tân ghi âm lại, thì chị được bảo vệ quyền tác giả với băng đĩa ghi âm, Anna Moi viết lại thì được bảo hộ tác phẩm văn học. Đây là hai sản phẩm khác nhau, thuộc quyền của 2 con người khác nhau, sao lại giành của người ta.
    Cơ sở lập luận của em dựa trên việc tách quyển sách thành 2 phần biệt lập, thuộc 2 tác giả khác nhau và phần của Anna Moi xâm phạm quyền nhân thân của chị Tân. Hừm .... nghe có hợp lý kô nhỉ. Anh sẽ suy nghĩ kỹ hơn về chuyện này.
    Còn với tên rakhơi thân mến.
    Tớ chưa nghe ai phân tích về ý tưởng như thế cả. Thường họ chỉ nói :
    1 . ý tưởng;
    2. Công cụ thể hiện ý tưởng : ngôn ngữ viết, ngôn ngữ lập trình, hình ảnh, ...
    3 . tác phẩm
    2 thứ trên là tự do, còn tác phẩm bảo hộ.
    Fsai cho rằng lập luận của rakhơi dựa trên một sơ sở duy nhất là quyền sở hữu của chị Tân về các tình tiết và thông tin của cuộc đời mình. OK, phải vậy kô nào. Đây có là tài sản không nhỉ, và nêu một căn cứ xác lập quyền sở hữu này kô, fsai nghĩ rằng, ở đây, bạn có sự nhầm lẫn giữa quyền bi mật đời tư : " không ai được thu thập, công bố các thông tin về đời tư của người khác nếu kô được người đó đồng ý " để chuyển thành quyền sở hữu. Vì ở đây, nếu các thông tin ấy bị chuyển thành tài sản quyền sở hữu của một người thì việc chiếm hữu, sử dụng, định doạt nó thế nào ... Rồi trong một tình tiết cuộc đời của bạn, fsai tin rằng, những tình tiết chỉ có một mình bạn tồn tại trong đó, chắc chỉ chiếm khoảng 1%, còn lại thì có sự xuất hiện của hàng trăm người khác, bạn chia sẻ với họ quyền sở hữu thông tin ấy như thế nào.

    rất mong chúng ta tiếp tục phát huy, fsai luôn hào hứng tranh luận với mọi người.
  7. MinhTrinh

    MinhTrinh Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    02/10/2003
    Bài viết:
    3.428
    Đã được thích:
    0
    Fsai có thể chịu khó gõ hay cho 1 cái link đến : Thẩm quyền tòa án VN ( Thủ tục giải quyết các vụ án dân sự, điều 14, khoản 1, khoản 5. ) được không ?
    Câu hỏi của tôi là : Thẩm quyền của các toà này có được các tòa án Quốc tế công nhận không ? phán quyết ( nếu có ) đói với người nước ngoài và cho 1 vụ việc xảy ra cũng ở nước ngoài sẽ ra sao ? có thể cưỡng chế không ?
    Xin nói rõ là tôi chưa được đọc các điều khoản trên nhưng tôi nghĩ rằng có những giới hạn về thẩm quyền của tòa án bởi nhiều yếu tố chứ không phải cứ có hiệp định , tự đưa ra thẩm quyền của mình rồi là có thể xét xử công dân 1 quốc gia khác và 1 vụ việc xảy ra ở nơi khác .
    Fsai cũng nên nghĩ rằng ở đây, chúng ta tìm cách giải quyết các tranh chấp để học hỏi chứ không phải tranh chấp với nhau , Vì thế, việc " lôi hết chuyện này sang chuyện khác " chỉ với mục đích gia tăng kiến thức , nó có thể dùng như 1 dẫn chứng mà cũng có thể hiểu như 1 gợi ý để bàn cho rộng . Mà trong vụ chị Tân, Tôi chưa bao giờ nhận vai trò LS để tranh luận như 1 LS cả .
    Lại lôi chuyện khác nữa nhé : Nếu Tòa VN có thẩm quyền giải quyết cho 1 tranh chấp dân sự ngoài lãnh thổ mà không có sự thoả thuận của hai bên thì rắc rối lắm đó vì sẽ áp dụng luật nước nào ?
    Trong vụ án 1 VK đưa người cháu ra tòa VN để đòi lại nhà, nếu toà án Mỹ mà cũng có thẩm quyền xét xử thì sẽ không có chuyện bao nhiêu tiền lời đem xung công .
  8. nmt83

    nmt83 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    20/01/2004
    Bài viết:
    790
    Đã được thích:
    0
    Lại lôi chuyện khác nữa nhé : Nếu Tòa VN có thẩm quyền giải quyết cho 1 tranh chấp dân sự ngoài lãnh thổ mà không có sự thoả thuận của hai bên thì rắc rối lắm đó vì sẽ áp dụng luật nước nào ?
    Trong vụ án 1 VK đưa người cháu ra tòa VN để đòi lại nhà, nếu toà án Mỹ mà cũng có thẩm quyền xét xử thì sẽ không có chuyện bao nhiêu tiền lời đem xung công .
    -------------
    Cái này thuộc về tư pháp quốc tế, tư pháp quốc tế điều chỉnh các mối quan hệ có yếu tố nước ngoài
    Khi Toà xét sử , trước hết toà căn cứ vào các điều ước quốc tế
    Ví dụ hiệp định tương trợ tư pháp giữa nước Vn và nước B nào đó qui định : thừa kế tài sản là động sản thì sẽ được điều chỉnh bởi luật ma người để lại di sản mang quốc tịch, nếu là bất động sản thì sẽ được điều chỉnh bởi luật nơi có bất động sản. Việc định danh động sản và bất động sản thì sẽ áp dụng luật nơi có vật
    A là công dân VN chết để lại cho B (giả sử là công dân VN ) tiền ở VN , tư trang ở nước B.
    Đối với tư trang ở nước B, theo hiệp định thì dùng luật nơi có vật để định danh =>luật nước B sẽ định danh nó là động sản hay bất động sản. nếu là động sản thì dùng luật quốc tịch để giải quyết=> dùng luật VN , nếu là bất động sản thì dùng luật nơi có vật để giải quyết=>dùng luật nước B
    Đối với tiền ở VN thì cũng tương tự thế
    Con nếu không có hiệp định ,điều ước quốc tế thì toà sẽ áp dụng luật quốc gia . Nhưng không phải là luật bình thường mà trước hết toà sử dụng luật xung đột . Về luật xung đột bác có thể tham khảo phần thứ 7 BLDS VN
    Luật xung đột có thể dẫn chiếu đến luật thực chất trong nước hay cũng có thể dẫn chiếu đến pháp luật nước ngoài , rồi lại có những hiện tượng như dẫn chiếu ngược trở lại, dẫn chiếu đến nước thứ 3.....
    Bên cạnh có hiện tượng bảo lưu ,miễn trừ tư pháp tuyệt đối tương đối rất lằng nhằng
    -----------------------
    Trở lại vụ kiện này, nếu không có yếu tố nước ngoài thì chị Tân không được phép chọn toà chọn luật(toà sẽ là toà dân sự, luật la luật dân sự). Nhưng vụ này có yếu tố nước ngoài nên chị Tân được phép chọn tòa chọn luật nếu thấy rằng lậut đó giúp cho mình nhiều nhất
    Còn em trong này thì không nên chọn tòa Việt Nam và luật Vệt Nam vì Pháp luật Việt Nam về quyền tác giả có nhiều bất cập, hơn nữa em thấy việc yêu cầu đòi bồi thường ngàoi hợp đồng là có khả năng nhất , nhưng mức bồi thường của VN qui định rất thấp chỉ là tượng trưng thôi không thể bù đắp được những thiệt hại về tinh thần(về mức bồi thường báo chí cũng nói nhiều). Vậy nếu có điều kiện về tài chính để theo đuổi vụ kiện thì chọn luật Pháp là hợp lí hơn
  9. rakhoi

    rakhoi Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/01/2004
    Bài viết:
    431
    Đã được thích:
    0
    to fsai
    heheheheh đại khái như thế này nhể
    Việc đòi bản quyền cho "chuyện đời tôi" là việc bình thường ở ..... mỹ . Công dân Vn có thể viết những mẫu chuyện về đời hoạt động của ai đó thành sách để bán kiếm tiền ("ý tưởng" tự do nhưng tác phẩm thì được bảo hộ) nhưng ra nước ngoài mà làm như dzị thì heheheheh để coi xem ai ... luộc chín ai nhể . Chị Tân kiện Anna Moi khác tội khai thác đời tư và TA Pháp đồng ý phân xử thì cũng coi như là có suy nghĩ khác TA .... Việt nam rồi đấy chứ
    Không có chuyện nhầm nhọt giữa việc sở hữu thông tin đời tư và vi phạm thông tin đời tư người khác ở đây . fsai có thể coi lại những post cũ để .... tham khảo
    Lại nói ..... thí dụ về việc "các thông tin ấy bị chuyển thành tài sản quyền sở hữu của một người thì việc chiếm hữu, sử dụng, định doạt nó thế nào ... " nhể
    Nếu fsai soạn các phương trình toán học mà ai học qua trung học phổ thông cũng đều biết , thành sách giáo khoa để bán kiếm tiền thì rất đúng với lập luận "ý tưởng tự do , tác phẩm được bảo hộ " nhể . Quyền tác giả của fsai được bảo hộ vì phương pháp trình bày các phương trình toán học của fsai có thể có chỗ .... độc hơn người . Độc hay không thì chắc có thể nhìn vào số sách bán được để đánh giá nhể
    Bi giờ giả sử phương pháp giảng bài của thầy giáo fsai rất thông thoáng , dễ hiểu ai được nghe giảng một lần cũng nắm rõ vấn đề và trở thành .... học giả cả nên tên rakhoi bèn ghi danh vào lớp của fsai thu băng toàn thể các bài giảng của fsai rồi chép vào DVD đem bán cho những ai muốn trở thành học giả . Vậy ở đây tớ có quyền lập luận ý tưởng (bài giảng) tự do , tác phẩm (DVD) phải được bảo hộ hay không ? nên nhớ nhá fsai chả có tham dự tí nào vào việc thu, sao chép bài giảng vào đĩa DVD cả ngoại trừ việc trình bày các phương trình toán học mà .... ai cũng có thể biết (ý tưởng tự do í )
    Những tình tiết trong đời chị Tân như sinh ra, lớn lên , đi đấu tranh , bị trâu đánh, phải tránh đâu .... có thể tìm thấy ở nhiều nơi khác , người khác (như những phương trình toán học chẳng hạn) . Nhưng đặt chung vào bối cảnh đời sống của chị Tân (như cách xắp xếp bài giảng của thầy giáo fsai) thì làm cho mọi người cảm nhận được tình yêu quê hương , đồng bào (như những học giả của fsai nắm được vấn đề) Vậy thì AnnaMoi có quyền viết thành sách để bán kiếm tiền (như tên rakhoi thu băng các bài giảng của fsai vào DVD để bán ) hay không ???
    Đối với hằng trăm người khác có sự xuất hiện trong cuộc đời của chị Tân , họ cũng có quyền sở hữu thông tin những việc liên quan với họ và dĩ nhiên cuộc đời họ cũng chẳng giống cuộc đời chị Tân . Họ có quyền sở hữu những thông tin đời tư của họ còn những thông tin đời tư của chị Tân thì phải thuộc về .... chị Tân chứ nhể . Cậu muốn chia sẻ ..... chuyện gì cơ ạ ????
  10. You_know_who_am_I

    You_know_who_am_I Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    30/04/2003
    Bài viết:
    433
    Đã được thích:
    0
    Dạ, em có mặt để phục vụ nhu cầu về tài liệu
    Đây là điều 14-pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án dân sự:
    Điều 14. Những trường hợp nguyên đơn được lựa chọn Toà án.
    Trong những trường hợp sau đây nguyên đơn có quyền lựa chọn Toà án giải quyết:
    1- Nếu không biết địa chỉ của bị đơn hoặc nếu bị đơn không có nơi cư trú ở Việt Nam thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi có tài sản hoặc cư trú cuối cùng của bị đơn giải quyết;
    2- Nếu vụ án phát sinh từ hoạt động của một chi nhánh của pháp nhân thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi pháp nhân có trụ sở hoặc nơi có chi nhánh đó giải quyết;
    3- Nếu yêu cấp cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình giải quyết;
    4- Nếu đòi bồi thường thiệt hại về tính mạng, sức khoẻ thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của mình, nơi xảy ra việc gây thiệt hại hoặc nơi cư trú của bị đơn giải quyết;
    5- Nếu vụ án phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể kiện ở Toà án nơi cư trú của bị đơn hoặc nơi thực hiện hợp đồng; nếu khi ký kết hợp đồng mà các bên có thoả thuận trước về Toà án giải quyết việc tranh chấp thì nguyên đơn chỉ được khởi kiện tại Toà án đó;
    6- Nếu các bị đơn có nơi cư trú khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Toà án nơi cư trú của một trong các bị đơn giải quyết
    một điều lưu ý cả fsai và bác MT là bộ luật tố tụng dân sự vừa mới được quốc hội phê chuẩn rồi đấy (em chưa kiếm được bản chính thức, mới chỉ có dự thảo thôi nên ko biết ngày thi hành). Cái pháp lệnh này sắp hết hiệu lực rồi ạ.

Chia sẻ trang này