1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hỏi thêm mấy từ khó dịch

Chủ đề trong 'Công nghệ Sinh học' bởi cellogic, 22/04/2004.

  1. 0 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 0)
  1. cellogic

    cellogic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    22/04/2004
    Bài viết:
    8
    Đã được thích:
    0
    Hỏi thêm mấy từ khó dịch


    post-transcriptional : hậu phiên dịch
    gene silencing: quá trình làm lặn gen
    antisense RNA: cài này thì vừa chả hiểu, lại càng không biết dịch thế nào?
    catalytic domain and a dsRNA-binding domain: chức năng xúc tác và kết hợp với dsRNA.
    "In plants, exposure to dsRNA induces genomic methylation of sequences homologous to the silencing trigger": ở thực vật sự tiếp xúc với dsRNA dẫn đến quá trình methylation của chuỗi, tương tự như là việc bật cơ chế lặn.
    Substrate: chất được kích hoạt phản ứng bởi enzyme. Từ tương đương VN là gì ngắn gọn và chính xác nhất nhỉ
    "Injection of dsRNA into Drosophila embryos induced sequence-specific silencing at the post-transcriptional level". Inject bình thường hiểu có nghĩa là tiêm, bơm. Trong văn cảnh này dùng vậy có vẻ không hợp. Vậy nên dịch thế nào đây?
    Tạm thế đã, xin cảm ơn các bạn.
    Cường,
     
     
     
  2. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Được weirdhobbit sửa chữa / chuyển vào 13:36 ngày 22/04/2004
    Được weirdhobbit sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 22/04/2004
    Được weirdhobbit sửa chữa / chuyển vào 13:56 ngày 22/04/2004
  3. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    chữ gene silencing tôi dịch là Khóa miệng gene. Giống như 1 thằng nói nhiều (gene đang hoạt động) ta xài RNAi thế là nó bị Khoá miệng, câm họng lại; khi đó nó được gọi là gene câm. Tôi gọi là gene câm mà không gọi là gene lặn; vì gen lặn thì nó lặn từ trong genome; còn gen câm là do ta ... cắt lưỡi, đấm vào mồm nó.
    Được concay sửa chữa / chuyển vào 13:50 ngày 22/04/2004
  4. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Dạ, em không có can đảm dùng từ bạo lực và chợ búa như bác đâu ạh. vả lại em Khóa miệng gene, mắc công các bạn sinh viên lại kiếm em hỏi ủa bộ gene nó có miện nữa hả thì khốn khổ cho rùa này lắm. Nhưng chữ "khóa" nghe cũng hay, nhưng cũng chưa được hài lòng, dùng chữ "khóa gene" (không có miệng) nghe có vẻ hình tượng là một thằng protein nào đấy bay vào ôm cái gene khư khư không chịu buông nên thằng gene ấy thúc thủ không cựa quậy gì được.
  5. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Thế cái gọi là Ngón tay kẽm là gì? có ngón tay thế còn ngón chân đâu? có ngón tay thế có bàn tay không?
    ông bà SV nào cắt cớ đi hỏi là gene có miệng để đi làm khổ con rùa thì tôi thấy tội nghiệp đứa SV này quá.
    Hồi tôi dịch bài này chữ sillening này cũng gây cho tôi mất ăn mất ngủ mấy giây đồng hồ. Silencing thì rõ là IM LẶNG, nhưng thực sự, các gene này nó đâu có muốn im lặng đâu, mà có 1 thằng ông nội siRNA vô duyên chạy vô làm cho nó im lặng đấy chứ. Hơn nữa, trong genome còn 1 lũ gene đang im lặng bẩm sinh tức là nó đang ở trạng thái không hoạt động, chỉ chờ có dịp là vùng lên đòi quyền sống. Trong khi đó, RNAi thì ngược lại. gene đã hoạt động rồi, đang chuẩn bị "lên hương lên hoa" thì thằng khỉ siRNA chạy vô căt cái bụp, thế là IM LẶNG. Vậy nó chẳng bị khoá miệng là gì?
    Tiếng Việt phong phú và đa đạng; không biết từ bình dân, từ chợ búa thì làm sao khá tiếng Việt nổi. Nhiều từ chợ búa nếu biết xài đúng chỗ sẽ làm câu văn, đoạn văn rất hay. Ví dụ: thay vì nói Tôi giết con rùa cụt đuôi cho đúng chuẩn, ta nhẹ nhàng xài từ chợ búa: Tôi cho con rùa cụt đuôi vào nồi lẩu. Nghe nhẹ nhàng êm ái hơn nhiều mà lại ... hay nữa. Anh bạn perfect tiếng Anh thế kia, học slang muốn rách cả mồm thế mà bây giờ chê bai từ chợ búa, từ bình dân Vn à: hay là từ chợ búa của dân Anh, dân Mỹ sang hơn từ chợ búa của VN và xài từ slang của Anh, Mỹ nó trí thức hơn; còn xài từ chợ búa của Vn thì bị coi là tầm thường?
    Vị GS đánh kính Nguyễn Đình Nguyên (thầy mất cũng khá lâu) là người ảnh hưởng khá nhiều đến phong cách diễn đạt nội dung khoa học của tôi. Vì thầy giảng bài cho Sv với những từ bình dân, rất hình tượng, nghe rất dễ thương, hài hước và vì vậy SV rất thích giờ giảng của thầy, thuộc bài ngay trong lớp.
  6. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Dạ em không có ý chê bai từ bình dân, chơ búa nói chung (em không quơ đũa cả nắm) mà em chỉ chê riêng mỗi từ "khoá miệng gene" của bác là nó chợ búa quá thôi.
    Từ tiếng Việt phong phú, nhưng không phải từ nào cũng dùng ở bất cứ nơi đâu được, từ phải dùng hợp nơi, hợp cảnh thì nghe nó mới khớp. Như trong bài của em viết trả lời cellogic, đây là bài informal trong forum, em chơi luôn "thằng protein nhảy vô ôm thằng gene", nói để bác thấy em không ngại dùng từ chợ búa, bình dân và cũng không thấy nó là tầm thường, những từ như vậy dùng đúng lúc (lúc giảng bài như vị GS đáng kính kia chẳng hạn) sẽ phát huy tác dụng tốt. Nhưng trong một tài liệu viết cho SV đọc (có mang chút xíu tính giáo khoa) mà lại dùng từ "khóa miệng gene" thì nghe nó không trôi tí nào cả!!! Thế trong các sách mà vị giáo sư của bác viết bác có tìm được từ nào gọi là chợ búa dẫn chứng em coi với!
    Zinc-finger dịch là "ngón tay kẽm", biết dịch gì nữa bây giờ, vả lại nó là một danh từ bình thường đâu có gì là chợ búa? nó chỉ hơi bình dân chút xíu, không có mang tính bạo lực như chữ "khóa miệng".
    Đã là slang thì không thể dùng trong giáo khoa. Dù Mỹ, Anh hay VN cũng vậy, rùa này học slang là để biết chúng nó nói gì khi bạn bè với nhau, và áp dụng để nói với chúng với tư cách bạn bè. Rùa này chưa hề xài slang trong các bài viết của mình bao giờ.
  7. ConCay

    ConCay Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/02/2003
    Bài viết:
    950
    Đã được thích:
    0
    Nếu phải đưa những từ mang tính chợ búa, bình dân vào 1 bài viết khoa học nhưng làm cho ý tứ dễ dàng hơn, dễ hiểu hơn thì tôi sẵn sàng đưa. Ngôn ngữ bản thân nó luôn luôn tiến hóa.
    Từ khoá miệng gene là từ tôi dùng cho chính bài viết của tôi, vừa hình tượng, dễ nhớ, lại kô gây lầm lẫn. nếu ai cho nó là bạo lực chợ búa thì có thể dùng từ khác. Tôi đang chờ, nếu hay hơn tôi sẽ học; còn ngược lại, tôi vẫn dùng từ này.
    Từ "quỷ cái" nghe rất thô tục, chợ búa; dùng để chửi nhau ngoài chợ; nhưng ta lại có từ "men cái". Nhưng chữ cái thứ hai có bị coi là chợ búa không? mặc dù từ nguyên của từ cái đều giống nhau. Muốn cảm nhận chữ men cái là chợ búa cũng được, muốn cảm nhận nó không cũng không sai. Nhưng nếu thay bằng từ men cái thành men giống có được không. Chắc chắn là được. Vậy tại sao khá nhiều sách GK vẫn dùng ( trang 225, Sinh học phân tử. Hồ Huỳnh Thùy Dương, NXB GD, 1998. tái bản lần thứ nhất). Nếu bảo từ khóa miệng gen là chợ búa thì tôi bảo chữ cái trong từ men cái cũng chơ búa luôn vì theo ý tôi phải viết là men giống hay men gốc hay men khởi sự (quá hàn lâm, quá giáo khoa, quá chuẩn luôn). Nhưng tôi vẫn ủng hộ từ men cái vì nó bình dân, chợ búa nhưng dễ hiểu.
  8. weirdhobbit

    weirdhobbit Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    19/05/2002
    Bài viết:
    165
    Đã được thích:
    0
    Nếu muốn nói chuyện từ nguyên em cũng xin thưa với bác thế này, quỷ cái, từ quỷ đã là từ chỉ những thứ xấu ta, lội lỗi. Cái trong từ này có nghĩa là giống cái --> từ quỷ cái chả có gì tốt. Men cái, men, bản thân nó là danh từ chỉ một sự vật bình thường: men; cái ở đây xin thưa là không cùng từ nguyên, nó có nghĩa là to, là chính, là gốc (như rễ cái, sông cái) nên từ này chả có vấn đề gì mà không đem vào các bài viết khoa học được.
    Ở đây rùa này đang bàn bạc với bác về cách dịch của một thuật ngữ tiếng Anh. Ý kiến cá nhân của Rùa này là từ bác dịch không xài được trong bài viết giáo khoa (chứ nếu nói chuyện bình thường e rằng rùa này chắc cũng phải mượn từ của bác cho nó dễ), còn bác thấy xài được trong các bài viết của bác thì xin mời! Em chả dám, không thể và không hề có ý định cản hay cấm bác. Nhưng nếu có ai nói chuyện với em về từ "khóa miệng gene" thì rùa cũng vẫn bảo lưu ý kiến trước giờ. Chúc bác được nhiều người đồng tình xài từ "khóa miệng gene" trong các văn bản khoa học.
  9. trang198

    trang198 Thành viên quen thuộc

    Tham gia ngày:
    02/05/2002
    Bài viết:
    117
    Đã được thích:
    0
    Substrate dịch là cơ chất, ổn nhất, lại gọn, enzyme đặc hiệu cho từng cơ chất, nghe đơn giản mà lại ... không phức tạp !

Chia sẻ trang này