1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội tụ Đông Tây ( where the East meets West )

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào các bạn ,
    Hôm nay có dịp trở lại , G . thấy topic này có thêm vài người tham gia , trao đổi và chia sẽ cảm nghĩ of mình ....đây là 1 khích lệ lớn để G. tiếp tục đưa ra những khác biệt giữa hai tập tục mà mình phải cần có trong đời sống này .... đặc biệt là G. cám ơn lời khen of bạn Hanna và bài of bác cman .
    cont .
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Chào bạn Bunny ,
    G. muốn chia sẽ vài kinh nghiệm of mình từ những cảm nghĩ of bạn đã nêu ra ....
    Có rất nhiều gia đình , đã rời khỏi nước VN ... cho dù sinh sống nơi đâu , họ cũng muốn gìn giữ lấy phong tục và văn hoá of mình ... không có ông bà nào muốn mượn ngôn ngữ người để răng dạy or nói chuyện với con cháu mình , ... chính vì sợ chúng mất gốc quên nguồn , nên khi vừa mới sanh ra đến 5 tuổi ... những đứa trẻ trong những gia đình này chỉ xử dụng duy nhất tiếng VN mà thôi ... nhưng đến khi vào trường mỹ , bắt đầu từ A , B , C ... đến cộng trừ nhân chia đều bằng ngôn ngữ người ... những phương pháp giáo dục điều được soạn thảo công phu bao gồm cả những film cartoons ( bạn thân of các em nhỏ ) thì sẽ dễ thấm nhiễm , lấn áp và bôi xoá đi nhanh chóng ngôn ngữ mẹ đẻ mà chúng đã và đang dùng mỗi ngày .
    Chương trình học ở Mỹ có nhiều homework , lại thêm những lớp kèm riêng và nhiều sinh hoạt khác như học thêm âm nhạc , thể thao , khiêu vũ , truợt băng etc.. làm cho trẻ em phải mất cả hơn 12 hrs mới xong tất cả cho bài vỡ ngày hôm đó ... còn hai ngày cuối tuần thì lại có những sinh hoạt khác ... nên còn lại rất ít thời giờ để học tiếng VN ... vã lại bên Mỹ này những lớp tiếng VN là do các nhà thờ or chùa mở ra , các cô thầy là amateur , nhín chút giờ ra để đóng góp ... nên phương cách giảng dạy không hiệu quả .... và các em luôn có nghi vấn là học tiếng VN để làm gì ? áp dụng vào đâu trong đời sống of chúng ? ... dần dần tạo thành 1 cảm giác cực hình hơn là hữu ích cho các em khi phải đến lớp học việt ngữ .
    cont .
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cuộc sống là 1 bức tranh muôn màu .... quan niệm mỗi người 1 khác ... G. không có kinh nghiệm đủ để nói về những người " giựt gân or giựt nổi " chi đó cố tình dùng English khi về lại nước VN trong khi tiếng mẹ đẻ vẫn còn lưu loát ....
    Nhưng có 1 số trường hợp thì thật sự không xen kẻ lẫn lộn " tiếng bồi " thì không rồi câu chuyện đấy các bạn ạ ... thêm vào khoa học ngày nay ngày càng tân tiến ... như :
    1). Có 1 số ngôn ngữ khó để dùng ngôn ngữ of mình mà diễn đạt ... như những danh từ of computer chẳng hạn hay những câu thông dụng như " check-in / check-out etc. ( cho đến bây giờ tôi vẫn không biết tiếng VN nói làm sao ? ) mỗi lần cả nhà đi du lịch , thường hay bảo các cụ ngồi đợi để con đi check -in trước ... rồi thì các cụ cũng xài danh từ check -in cho xong ... chớ ở đó mà nói sang chữ VN , rồi dịch tới dịch lui 1 hồi thì máy bay nào đợi đây ...
    2). Trường hợp of 1 số người , cho dù là người lớn tuổi , khi đến xứ người , có điều kiện so sánh hai văn hoá khác nhau ... và có thể vì lợi ích , thì giờ luôn là vàng bạc ... nên đã lọc lựa ra , dùng song ngữ trong câu đàm thoại để rút ngắn thời giờ diễn đạt ý mình .
    3). Loại thứ ba này , là những người có cùng chung hoàn cảnh như tôi ... lớn thì không đủ lớn , nhỏ thì không đủ nhỏ nên mất đi cơ hội tuổi vàng son để học ngôn ngữ cho dù là tiếng mẹ đẻ ...khi còn ở VN , những đứa trẻ trạc bằng tuổi tôi thì ít nhất cũng đã biết đọc chữ , còn tôi thì chẳng biết cây bút là gì ...hình như rất là mơ hồ không biết gì sao gia đình lại ở giữa đồng trống hoang vu của " vùng kinh tế mới " rồi mơ hồ chưa kịp có đủ trí nhớ để nhận xét điều gì thì of cuộc sống of tôi lại thay đổi nữa .... chung quanh toàn là ông tây bà đầm , rồi thì người ta thay tên đổi họ cho tôi , thay luôn cả ngày tháng năm sanh ... gọi tôi là Mr. " Gerbich " ngày đầu tôi được đến trường học ... English là ngôn ngữ đầu tiên of tôi ... nhỏ không đủ để học lớp 1 , phải ngồi riêng biệt ... nên tôi luôn mang 1 mặc cảm số tôi không lúc nào đi đúng thời ... luôn là người chậm trể ... nói vậy nhưng tôi còn những may mắn khác ... dòng họ " Gerbich " đã đào tạo tôi 1 cách đúng mực và luôn có sự công bằng trong đó là tìm thầy dạy chữ VN cho tôi , vì mẹ nuôi tôi nói đó là nguồn gốc of con . ... rồi thì sau 10 năm đại gia đình tôi được sum hợp .... mẹ ruột tôi sang đây ... di từng tiểu bang , từng nhà để gom chị em chúng tôi về ở chung ... bà bắt đầu tập cho chúng tôi ăn thức ăn VN ... bắt đầu mang những phong tục tập quán VN , chia sẽ và giải nghĩa những đoạn văn hay cho chúng tôi hiểu ... cái gì gọi là kim văn , cổ văn ... những bài thơ nổi tiếng , bài nhạc nào để đời etc... tuy là quen thuộc nhiều năm nhưng vì đó là những bài học đăm ngang , không phải bắt đầu từ gốc ... nên tôi khó mà am tường được ... muốn đi đến giai đoạn diễn đạt 1 câu chuyện , 1 cảm nghĩ mà không có pha lẫn tiếng anh thì tôi chưa đủ trình độ ... và đọc để hoàn toàn hiểu tất cả bài ở trong room này lại là vấn đề khác .
    Tóm lại , tôi không thấy gì là vinh hạnh khi 1 câu văn chen lẫn văm ba chữ anh rồi văm ba chữ việt ... trông rất nghèo nàn ... nhưng đôi khi ngồi mãi không nghĩ ra chữ or biết là chữ đó mà viết mãi không ra ( vì tôi đâu có biết đánh vần đâu , má tôi nói biết đánh vần mới có thể viết đúng mọi chữ ) nên xài chữ anh cho xong ...còn có 1 số người cũng là vì sự bắt buột ( điển hình là bên English club ) nếu họ không chen vào tiếng Anh thì sẽ bị đánh giá sai là trình độ ngoại ngữ không đủ giỏi ....mình không đủ văn minh đi theo kịp trào lưu . Có phải tất cả chúng ta ở vào lứa tuổi đều có cùng tình cảnh giống như những nhân vật trong cuốc sách " nạn nhân of buổi giao thời " của nhà văn Pearl Buck ?
    Được gerbich sửa chữa / chuyển vào 13:42 ngày 04/04/2004
  4. britneybritney

    britneybritney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    4.404
    Đã được thích:
    0
    Đọc bài của mọi người hay quá, mở mang được rất nhiều kiến thức. Cháu cũng sống ở nước ngoài một thời gian, nhưng chưa đủ lâu để có thể nói kỹ như các cô chú nên mọi người đừng chê nhé! Hì hì tuổi nhỏ nói việc nhỏ, cháu thấy một cái Phương Đông nên học Phương tây là việc rèn tính tự lập, mà muốn thay đổi cái này thì trước hết là bố mẹ phải thay đổi cách nghĩ của mình . Trẻ em ở nước ngoài được rèn sống tự lập từ bé, ngược lại với ở Việt Nam, không những ko được rèn luyện mà bố mẹ còn thậm chí không ủng hộ việc trẻ em nên học cách sống tự lập. Ở Việt Nam, và chắc cũng một số nước Đông Nam Á khác, bố mẹ quá chăm chút cho con cái và làm hộ tất cả mọi thứ, với suy nghĩ rằng bé quá làm sao mà làm được. Trong khi đấy ở nước ngoài cháu thấy ngược lại hoàn toàn. Ví dụ đơn giản nhất là cái việc ăn uống chẳng hạn nhé. Hồi cháu ở nước ngoài thì 3, 4 tuổi chúng nó tự ăn lấy rồi, đằng này ở VN có đứa lên đến lớp 6 vẫn đòi mẹ đút cơm cho ăn!!!! Cái lỗi này ko phải ở bố mẹ thì ở ai nữa. Rồi cả việc ngủ nữa, từ khi mới đẻ ra thì ở nước khác trẻ em đã được nằm trong nôi, chắc để gần giường bố mẹ là cùng nhưng ở VN thì con nằm với bố mẹ đến lớp 1, 2 vẫn chưa ra ngủ 1 mình ý chứ. Những cái này tưởng chừng rất nhỏ nhặt nhưng cháu thấy nó lại ảnh hưởng đến tính cách của mình sau này rất nhiều đấy ạ. Vì cứ sống phụ thuộc vào bố mẹ từ bé như thế nên phần lớn các thanh thiếu niên VN ko được tự tin vào bản thân mình như các bạn nước ngoài, ko dám đối đầu với thử thách, nói chung là rất rụt rè, mà như thế thì ko làm được việc gì cả.
    Đến khi lớn lên chút nữa, khi học cấp 2, cấp 3 thì ở nước ngoài mọi người thường đi làm thêm để lấy tiền tiêu vặt cho mình mà ko phải xin xỏ ai cả. Như thế là một điều rất tốt, thứ nhất họ sẽ biết trân trọng đồng tiên hơn, biết cách lao động mà kiếm tiền, thứ 2 là sẽ học được rất nhiều thứ từ cuộc sống, quan hệ trong công việc để chuẩn bị cho tương lai. Thế mà ở VN, thì luôn luôn cho rằng "bé thì làm được cái gì" rồi sợ nếu đi làm thì hỏng người. Thật là phi lý! Bố mẹ nên ủng hộ việc con cái đi làm thêm chứ, miễn nó ko phải việc xấu là được. Chẳng hạn như cả hè cháu chẳng biết làm cái gì cả, học mãi cũng thấy gò bó muốn làm cái gì vì mình thừa rất nhiều thời gian. Cháu bảo mẹ ơi con muốn đi làm gia sư, thì ngay lập tức nhận lại được câu phản đối rằng con ko đủ khả năng rồi làm việc thế nguy hiểm, biết nhà người ta thế nào... Tiếng Anh của cháu ko giỏi bằng các thầy cô của mình, nhưng cháu là học sinh, cháu biết điểm yếu của các em ở đâu và khắc phục theo phương pháp nào là tốt nhất. Còn các cô thì chỉ biết dậy thôi. Ngoài ra dạy học là phương pháp tốt nhất để củng cố kiến thức của mình vì luôn phải tìm hiểu thật kỹ để ko mắc lỗi sai. Như vậy thì việc cháu xin đi làm thêm có xấu gì đâu mà bị gạt phăng đi vậy nhỉ? Đấy bố mẹ nào cũng như bố mẹ cháu ý thì làm sao thay đổi được cái gì cơ chứ!
    À mà chú netwalker viết sai lỗi chính tả nhé hihi chia Sẻ chứ ko phải chia xẻ, một lần Brit cũng đã nhờ sửa giúp tên topic của chú Gerbich vậy mà chú netwalker lại sai rùi
    [​IMG]
    Don't be afraid to open up your heartEverybody cries...
  5. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Cảm ơn tất cả các bạn đã đóng góp!
    Cám ơn cháu britney đã nhắc nhở chú nhé! Nói thật, thời của chú, các giáo trình tiếng Việt chưa được hoàn chỉnh như bây giờ đâu, sách thì in từ lâu, cũ nát, vở cũng làm trên giấy tồi, đang viết thấy có nguyên một cọng tre to đùng, nếu xé ra sẽ rách trang giấy, nếu cố gắng viết lên đấy , chắc chắn chữ sẽ không được đẹp, đôi lúc còn làm cong, gãy cái ngòi bút con tôm Trung quốc và vì nhiều hoàn cảnh khách quan khácnên chắc chắn là có nhiều lỗi chính tả, ngữ pháp.
    Trở lại vấn đề chính, theo tôi, một ngôn ngữ sống là một ngôn ngữ phải luôn biến chuyển cho phù hợp với thời đại. Bản thân tiếng Việt vẫn đang thay đổi hàng ngày đã có thêm nhiều từ mới. Có một lần, ông trưởng ban tiếng Việt của đài BBC về thăm Việt Nam sau 30 năm (?) và khi được hỏi trong một lần phỏng vấn rằng "ông có còn hiểu tiếng Viêt không?" Ông ta đã nói: "Tôi vẫn hiểu tiếng Việt nhưng tiếng Việt của tôi là tiếng Việt của 50 năm trước, tiếng Việt bây giờ có nhiều từ mới, ngôn ngữ hội thoại lại pha nhiều tiếng lóng cho nên có những khúc gần như không hiểu gì"
    Nếu ai nghiên cứu tiếng Việt chắc chắn sẽ thấy sự khác biệt của tiếng Việt từ thời Alexander de Rhode cho đến tiếng Việt của ngày hôm nay. Nếu bây giờ để một thanh niên 18-20 sinh ra và lớn lên tại Việt nam, sống tại cùng làng, cùng xóm với một cụ già Việt Nam sinh vào những năm đầu của thập kỷ 30-40 đang cư trú ở một quốc gia khác nay trở về thăm cố hương ( ý tôi muốn nói sự khác biệt về một trường, thế hệ), chắc chắn hai con người này có những lúc không hiểu nhau mặc dù nói cùng một ngôn ngữ, mặc dù hoàn toàn không pha trộn một chút tiếng nước ngoài nào và có thể cho thêm yếu tố họ là họ hàng có chung dòng máu.
    Tại sao từ điển mỗi ngày mỗi dày và có nhiều từ hơn, đó là bởi vì ngôn ngữ phát triển, đó là bởi vì loài người phát triển.
    Tôi thấy trong tiếng Nhật, ngôn ngữ của một quốc gia cự kỳ bảo thủ mà cũng cực kỳ phát triển. Nhật bản vẫn bảo tồn những tinh hoa, đặc sắc văn hoá của họ rất mạnh nhưng bản thân ngôn ngữ của họ cũng tiến một bước tiến rất dài. Họ có chữ Hán Tự (Kanji , giống chữ Nho của người Việt ngày xưa, chữ Tàu của người Trung Quốc), họ cũng có chữ của riêng họ hiragana (giống chữ Nôm ? của ta), họ cũng có chữ katakana, để dùng cho những từ phương Tây, phần lớn dùng cho lĩnh vực khoa học kỹ thuật, và phiên âm từ tiếng Anh, họ cũng có chữ La Mã Tự (Roman ji) hay phiên âm La Tinh để giúp cho người nước ngoài đánh vần được tiếng họ mà truyền bá ngôn ngữ, văn hoá của họ.
    Đó là một trong những lý do tại sao người Nhật, đất nước Nhật và văn hoá Nhật nổi tiếng lại nổi tiếng trên thế giới như thế.
    Nếu chúng ta gò bó ngôn ngữ của mình quá, bảo thủ một cách cực đoan, chắc chắn chúng ta sẽ khó lòng phát triển, sẽ bị đẩy ra ngoài vòng quay phát triển của thế giới, sẽ khó hội nhập và phát triển, sẽ đi xuống và suy thoái mà thôi. Hãy nhớ lại hồi Việt nam sử dụng chính sách " tự sản, tự tiêu" không quan hệ với thế giới bên ngoài chẳng khác gì đi lại vết bánh xe đổ của bao dân tộc, đi lại bài học lịch sử sai lầm của họ ví dụ như thời Nhật sử dụng chính sách bế quan toả cảng. Các chính sách làm trong sáng tiếng Việt gần đây như cấm sử dụng ngoại ngữ trên toàn lãnh thổ Việt nam, hotel phải đổi thành khách sạn, restaurant phải đổi thành nhà hàng, và ngay cả các công ty đầu tư nước ngoài cũng phải đổi tên Citibank phải đổi thành "Ngân hàng thành phố", thế thì còn gì là thương hiệu của người ta.
    Tôi không phỉ là người sùng bái phương Tây, tôi không phải có ý muốn ca ngợi cái gì của phương Tây đều là tốt. Như tôi đã nói ngay từ bài đầu tiên của chủ đề, có những cái của phươn Đông rất đặc sắc rất hay, có những cái của phương Tây cũng rất tiên tiến, rất phát triển. Mỗi một nền văn hoá có cái hay cái dở của chúng. Thế giới này có rất rộng lớn, có rất nhiều dân tộc cùng chung sống, có rất nhiều ngôn ngữ, văn hoá, tôn giáo vì vậy tôi muốn tất cả các bạn trao đổi một cách thân thiện, hoà bình và tôn trọng lẫn nhau.
    Có nhiều người không chỉ Việt Nam mà ngay cả rất nhiều người Mỹ và người nhiều nước khác, vì không chịu hiểu biết nền văn hoá khác cho nên có những cái nhìn rất phiến diện, có nhiều người vì tính dân tộc cao, tự hoà dân tộc quá lớn mà trở nên quá lố, cái gì của dân tộc mình cũng cho là nhất, còn của dân tộc người là dở, thu nhỏ lại cái gì của mình cũng đều hay, của người khác là dở, con nhà mình vừa khôn vừa đẹp, con nhà hàng xóm ngu.
    Chủ đề này chắc chắn còn là một chủ đề dài bất tận và đề cập đến nhiều khía cạnh, vấn đề trong xã hội, sinh hoạt, đời sống hàng ngày, từ giáo dục gia đình, cho đến quan hệ xã hội. Lúc nào có thời gian tôi sẽ mở rộng vấn đề Britney đề cập, giáo dục gia đình trong hai nên văn hoá Đông- Tây góp vui với các bạn.
    Một lần nữa, cám ơn tất cả các bạn đã tham gia đóng góp, đã bày tỏ cái nhìn của mình vế thế giới rộng lớn này một cách thân thiện và tôn trọng lẫn nhau.
    Xin cám ơn!
    Được netwalker sửa chữa / chuyển vào 21:25 ngày 04/04/2004
  6. CXR

    CXR Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    03/03/2003
    Bài viết:
    1.073
    Đã được thích:
    24
    Trước tiên xin được chia buồn cùng Gerbich về sự ra đi của anh rể Gerbich và John. Lâu lâu không nói chuyện với Gerbich, không ngờ nhiều chuyện xảy ra vậy. Hôm nào rảnh, Gerbich phone CXR hỉ.
    Thấy topic này nằm mấy hôm cũng muốn viết vài dòng nhưng cảm thấy khó sắp xếp suy nghĩ của mình. Nói tới sự "va chạm" giữa Đông và Tây, quả thật có quá nhiều điều để nói. Thôi thì các bác bàn về vấn đề gì, CXR "nói leo" theo vậy.
    Vừa rồi bác Netwalker và bác Gerbich nói tới việc ngày càng ít trẻ VN sinh ra và lớn lên bên Mỹ còn nói được tiếng Việt. Bác Gerbich cho rằng đó là bởi vì school work quá nặng và bên cạnh đó có nhiều hoạt động khác nên tụi trẻ không có thời gian để học tiếng Việt. Tôi xin phép không đồng ý với bác Gerbich. Cứ thử so sánh với dân Tàu ta sẽ thấy. Trẻ con Tàu cũng tới trường Mỹ như trẻ con Việt, cũng nói tiếng Mỹ ở trường và ngoài đường, nhưng rất ít đứa không nói được tiếng Tàu. Điều này là do ở nhà, người Tàu luôn "bắt" con cái họ sử dụng tiếng Tàu. Cộng đồng người Tàu sống khá gắn bó nên tụi trẻ cũng nhờ đó mà có cơ hội rèn luyện ngôn ngữ mẹ đẻ. Nhiều gia đình người Việt, ngược lại, thường xuyên khuyến khích con cái nói tiếng Anh, hoặc nếu không khuyến khích thì cũng không phản đối khi bọn trẻ "lạm dụng" tiếng Mỹ ở nhà. Mối liên hệ trong cộng đồng người Việt, nhìn bên ngoài tưởng là gắn bó, nhưng thực ra rất hời hợt (gia đình này cứ sợ gia đình khác hơn mình) cho nên bọn trẻ ít có cơ hội tiếp xúc với người cùng sắc tộc và nói tiếng Việt. Cộng thêm vào đó là các "tuyên truyền" đi ngược lại với lợi ích của VN khiến cho thế hệ VN thứ 2 ở Mỹ có những nhận biết khá sai lầm về nguồn gốc của họ và có xu hướng "quên" hay "tránh" các mối liên hệ với VN. Đây cũng là một hạn chế rất lớn trong việc "reach out" và tìm hiểu về tiếng Việt cũng như con người VN của thế hệ thứ 2 trên đất Mỹ.
    Nói tới điều kiện tiềm tàng thì thế hệ thứ 2 ở Mỹ tưởng chừng phải thuận lợi hơn thế hệ thứ 2 ở châu Âu, vì cộng đồng người Việt ở châu Âu mỏng hơn rất nhiều so với ở Mỹ. Thế nhưng phần lớn thế hệ VN thứ 2 ở châu Âu đều nói được tiếng Việt. Điều này thực sử thể hiện tính quyết định của ý thức và cố gắng của các bậc cha mẹ.
    Nguyện mỗi người có một niềm vui!
  7. netwalker

    netwalker Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    28/04/2003
    Bài viết:
    3.785
    Đã được thích:
    0
    Theo quan điểm của tôi:
    -Cộng đồng người Hoa đến Hoa kỳ từ rất sớm, họ đã tham gia làm đường xe lửa xuyên lục địa, khai thác vàng ở Cựu Kim Sơn ( California). Người Hoa thường sống tụ lại với nhau, sống theo cộng đồng, bang, hội ( ví dụ như hội Phúc Kiến, hội Triều Châu, v...v). Dân số người Hoa lại đông, và luôn luôn có sức ép xuất ngoại vì dân số trong Đại Lục ( Lục địa Trung hoa) quá lớn, hơn một tỷ, chiếm 1/7 dân số thế giới. Có rất nhiều người Hoa xuất ngoại vì ở trong nước quá khổ, quá đói nghèo và đương nhiên là thất học, có nhiều người còn không biết viết, chỉ biết nói, vì vậy họ phải sống nương tựa vào cộng đồng người Hoa hải ngoại. đi làm công việc chân tay, sống quanh khu vực Chinatown. Nếu ai đã đến các Chinatown cho dù nơi đâu trên thế giới này, chắc chắn sẽ thấy có nhiều người Hoa sống trong các Chinatown không biết nói nửa chữ tiếng Anh, mặc dù sống ở hải ngoại cả mười mấy hai mươi năm rồi, có những người còn không biết thế giới bên ngoài, suốt ngày cắm cúi làm trong bếp để trả nợ cho chuyến đi và gửi về cho gia đình.
    -Mặt khác bản sắc văn hoá Trung Hoa rất mạnh, tính dân tộc cao và sâu sắc.
    - Tính đến nay, cộng đồng người Hoa đã có mặt ở Hoa Kỳ trên 200 năm, trong khi người Việt chỉ hơn 20 năm.
    - Dân Việt sống rải rác hơn, không sống tập trung như người Hoa, người Việt đến Hoa Kỳ sau chiến tranh chịu sự phân bố của chính quyền Hoa Kỳ, rải đều trên toàn nước Mỹ. Vì lý do, hoàn cảnh khách quan và có thể dưới sự chi phối, chỉ đạo của chính quyền Hoa Kỳ mà người Việt không được sống tập trung lại một khu như những nhóm di dân trước kia và thời kỳ sau chiến tranh thế giới thứ hai như người Hoa, Ái Nhĩ Lan ( Irish ), Do Thái ( Jews), Italy, Nhật, v...v mà rất dễ tạo thành các bang hội, có thế lực cả trong xã hội lẫn quyền lực ngầm. Thậm chí, còn có giả thiết cho rằng thời đó Hoa Kỳ sợ Việt Nam cài người cho nên không muốn tất cả người Việt di tản từ Việt Nam sống tập trung vào một khu vực,( tương tự việc đối xử với người Nhật thời chiến tranh thế giới thứ hai, chỉ có điều thời đó dồn vào một chỗ cho dễ quản lý). Lúc đầu người Việt được chia nhỏ thành nhiều nhóm, được đưa vào các camp để phân lọc, chuyển vùng, chờ người bảo trợ, v...v. Vì vậy phần lớn các khu người Việt sầm uất hôm nay là được hình thành sau này. Dân Việt từ các tiểu bang khác đổ dồn về sống ở các khu định cư đó.
    - Vì lý do sinh nhai, cộng thêm tính chăm chỉ, cần cù, luôn làm thêm giờ mà người Việt dành nhiều thời gian làm việc ngoài gia đình hơn là thời gian dành cho con cái, gia đình. Mục đích của họ lúc bấy giờ là tồn tại hay không tồn tại, Họ không có thời gian để lo bảo tồn văn hoá. Văn hoá đôi lúc là thứ xa xỉ, có đủ ăn, đủ mặc, không phải lo cơm ngày hai bữa nữa, người ta mới lo đến những cái tinh tế hơn. Ngày nay, tại các khu người Việt tập trung nhiều như Cali, Virginia, Texas, Mass. đã có các trung tâm Việt Ngữ, Trung tâm văn hoá, trung trâm giao lưu cho cộng đồng, không những vậy mà thậm chí còn can thiệp với chính quyền địa phương mở những trường song ngữ Anh - Việt. Có thể nói, trẻ em sống ở những cộng đồng này nói tiếng Việt rất tốt và tất nhiên nếu đến các khu như Little Saigon, Khu chợ Phước Lộc Thọ, Dorchester cũng sẽ thấy nhiều người Việt cũng chẳng biết nói tiếng Anh. Họ không cần tiếng Anh mà vẫn có thể sống bởi vì mọi sinh hoạt của họ trong cộng đồng đều sử dụng tiếng Việt và không cần đến tiếng Anh, từ cảnh sát, bác sỹ, luật sư, nghị viên, đại diện chính quyền cũng đều là người Việt. Ngày nay, khi người Việt đã có chỗ đứng ổn định, một vị thế trogn xã hội Hoa Kỳ, các nhu càu văn hoá của họ cũng tăng lên nhiều, đã có các trung tâm truyền bá nhạc Việt, cải lương, nhạc dân tộc, các phòng trà còn mời ca sỹ trong nước sang biểu diễn, đặt hàng các ca khúc của nhạc sỹ trong nước.
    - Đối với những gia đình khác, sống tách biệt, hoặc những em bé được các gia đình Mỹ nhận làm con nuôi, việc ác em lớn lên nói tiếng Việt kém là chuyện dễ hiểu.
    - Cộng đồng người Việt ở Đông Âu, hình thành sau khi khối Đông Âu tan rã, họ thường cùng làm chung một nhà máy, hoặc cùn một hợp tác xã, công xưởng. Trước khi tan rã họ vốn đã sống chung một khu tập thể. Các đoàn người đi lao động thời đó đều có một người phụ trách sinh hoạt đoàn thể, có tổ chức, có liên hệ chặt chẽ với các cơ quan đoàn thể trong nước, thậm chí còn có sinh hoạt đoàn, sinh hoạt Đ ảng, và chắc chắn không ai muốn bị phê bình có tư tưởng hướng ngoại trong các buổi sinh hoạt đoàn thể vì đó đồng nghĩa với phản bội tổ quốc và có thể gặp rất nhiều rắc rối. Sau khi khối Đông Âu tan rã, những người Việt ở lại vốn có nếp sinh hoạt giúp đỡ lẫn nhau, càng cần phải dựa vào nhau để vượt qua thời kỳ khó khăn.
    Trên đây chỉ là vài suy nghĩ cá nhân đòng góp cùng các bạn.
  8. snapemiken

    snapemiken Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    21/06/2003
    Bài viết:
    15
    Đã được thích:
    0
    Snape hiểu biết còn non kém, nhưng cũng muốn có một chút ý kiến, quan điểm cá nhân thôi.
    -Snape "phân loại" giới trẻ mới lớn ở Mỹ như thế này:
    +Nhóm những người được sinh ra tại Mỹ: Tiếng Anh thì khỏi chê. Tiếng Việt thì nói được dăm ba câu, khả năng đọc, viết thì hoàn toàn không thể. Đến các trung tâm dạy Việt ngữ? Họ đi đến mall hay movie sẽ "có lý" hơn. ý thức bảo vệ bản sắc dân tộc hoàn toàn không có. Sống theo phong cách Mỹ.
    +Nhóm những người lớn lên tại Mỹ (đến Mỹ vào lúc còn nhỏ, 6 tuổi hoặc nhỏ hơn): Tiếng Anh cũng rất giỏi. Tiếng Việt lưu loát hơn nhưng vẫn không rành. Khả năng đọc viết tiếng Việt gần bằng không. Tuy đến Mỹ sau vài năm ở Việt Nam nhưng vẫn có một chút "ấn tượng". Sồng theo phong cách của Mỹ.
    +Nhóm những người trưởng thành ở Mỹ (đến Mỹ vào lúc học trung học cơ sở hoặc phổ thông): Tiếng Anh có phần hạn chế. Tiếng Việt nói, đọc, viết lưu loát. ý thức bảo vệ bản sắc dân tộc tại Mỹ gần bằng không (Snape sẽ nói đến sau). Phong cách sống cũng phải ráng mà theo Mỹ, khó hòa nhập vì đang trong tuổi trưởng thành (ý thức vẫn chưa chính chắn).
    +Nhóm những người đến Mỹ sau giai đoạn trưởng thành ( đến Mỹ sau khi có được học vấn, Đại học hoặc sau Đại học): Trình độ tiếng Anh sẽ tùy người, vì sau Đại học, có người sẽ giỏi tiếng nhưng có người không. Khả năng bảo vệ bản sắc dân tộc cũng bằng không. Sống hòa nhập dễ dàng hơn vì đã trưởng thành (đã ý thức được nhữn gì nên và không nên).
    Nguyên nhân chính mà Snape cho rằng những người đã đọc hiểu tiếng Việt nhưng vẫn không có khả năng bảo vệ được bản sắc dân tộc là do họ còn phải chạy đua với chính bản thân. Mỗi ngày đều phải đối đầu với đống schoolwork và cuộc sống đã làm cho chuyện bảo vệ ngôn ngữ trở nên khó khăn. Giao tiếp xã hội cần tiếng Anh hơn tiếng Việt. Nên dĩ nhiên, muốn tồn tại, họ phải chú tâm vào mà học tiếng Anh.
    -Snape "phân loại" nhóm những người đã trưởng thành theo 3 nhóm:
    +Người trưởng thành không có học thức (đặt chân lên nước Mỹ với học thức kém, chỉ có tay nghề): tuổi thì vào khoảng 30+. Làm việc lao động chân tay trong hãng xưởng. Sống theo nhịp điệu: cày, nghỉ. Cày nhà, cày xe v.v..
    +Người trưởng thành có học thức (có được một số học thức nhất định, sau đại học hoặc cao học): đến Mỹ để học tập, làm việc (cấp cao) là chủ yếu. Những người này sống không có áp lực nhiều bằng những người không có học thức.
    +Người trưởng thành có được một chút (rất nhiều) thành công: Sống tại Mỹ lấu năm và có được nhà cửa, xe cộ. Sống thong thả, ít áp lực. Chia làm 2 loại nhỏ nữa:
    -Người không học thức: sống ngày qua ngày, thỉnh thoảng đi du lịch, lo cho con, thậm chí cháu. Thường làm chủ quán ăn, cửa tiệm.
    -Người có học thức: Làm việc trong tất cả các ngành nghề. Khi an cư lạc nghiệp rồi, mà vẫn còn nhớ về Việt Nam thì nhóm người này sẽ nghĩ đến chuyện bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc.
    Những người vừa bước chân vào nước Mỹ, cuộc sống thay đổi cũng như những đòi hỏi trong phong cách sống làm cho họ không còn nghỉ đến việc phải bắt con cái nói tiếng Việt. Mà họ lại muốn con cái có thể nói được tiếng Anh, để mà được thành đạt. Bà cô của snape mới qua đây và dạy cho người con (4 tuổi) nói tiếng Anh, và nhắc nhở nó nói luôn miệng mấy câu "i see", "yes"... Hỏi là tại sao thì bà nói là cho nó biết một chút rồi vào trường dễ cho nó. Chỉ những người an cư lạc nghiệp, khi con cái của họ có thông thạo tiếng Anh, họ mới nghĩ đến chuyện học tiếng Việt. Người chú của Snape qua đây đã gần được chục năm, giờ có nhà, có business thì lại bắt mầy đứa con (đẻ ở Mỹ) nói tiềng Việt và xưng hô anh chị. (Ở Mỹ này, nhiều lắm thì kêu tên, không thì "you", còn nữa là "mày, tao", cũng không biết là giới trẻ không biết xưng hô hay là "không muốn" xưng hô.) Khi rảnh rổi rồi thì sẽ có chuyện để làm thôi.
  9. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Tiếng Việt & tiếng Anh
    n2b xin góp chút ý kiến nhé . Kinh nghiệm bản thân là n2b có 2 người con , sinh truởng tại Mỹ , cả hai đều nói tiếng Việt lưu lóat nhưng không biết viết vì thật ra không có thời giờ hồi bé còn đi học (nhà thờ hay chùa có dậy tiếng Việt cả hơn mấy chục năm nay).. Khi còn đi học , một cháu đi học thêm tiếng Tầu để luyện trí nhớ và chút ít tiếng Việt vì được nhóm VSA dạy mỗi cuối tuần. Cả 2 cháu nay đều đã học xong và đi làm. Đến lúc các cháu đi làm mới thấy rằng biết thêm Việt ngữ là chuyện tốt vì gặp các bệnh nhân già người Việt đa số không biết tiếng Anh thì bắt buộc phải dùng tiếng Việt để liên lạc với họ . Dĩ nhiên chuyện bảo tồn văn hóa Việt Nam là điều cần thiết và rất nên làm , nhưng vì các cháu đã sinh trưởng bên này , muốn bảo tồn ngôn ngữ Việt thì cũng chỉ đuợc một thế hệ này nữa thôi. Khi đi làm bên Mỹ , ngọai ngữ quan trọng là Spanish chứ không phải tiếng Pháp hay Việt văn , vậy nếu hôm nay chúng nói đuợc tiếng Việt là đáng mừng lắm rồi . Chuyện này cũng không liên quan gì đến vấn đề bố mẹ học thức cao hay thấp hay làm nghề chân tay, vì học thức và văn hóa nhiều khi chả đi đôi với nhau như n2b đã thấy rất nhiều truờng hợp ngay cả nguời bản xứ (Mỹ). Sống bên Mỹ này , nếu con còn bé mình chỉ dùng Việt ngữ để đối thọai với chúng hàng ngày thì chắc chắn lớn lên sẽ nói đuợc tiếng Việt . Tiếng Anh thì dân Việt ta ít bị nói ngọng bằng dân Tầu hay Hàn quốc . Khi n2b có dịp qua thăm bạn bè tại Canada và Europe thì rất ngạc nhiên là con cái của bạn bè ai cũng nói lưu lóat tiếng Việt và hát đuợc nhạc Việt dù tất cả đám này sinh truởng ở nước ngòai, có đứa đã học xong nha sĩ , bác sĩ và đang hành nghề . Cộng Đồng Việt Nam hòan tòan không ảnh hưởng gì đến việc học tiếng Việt của các cháu hay những tư tuởng ?onegative? về nước ta như bác CXR đã viết , vì tuy các cháu có bỏ rất nhiều giờ làm việc thiện nguyện cho xã hội hồi còn đi học , chúng chỉ giúp cộng đồng nguời Mỹ và ít có dịp liên lạc với cái gọi là ?ocộng đồng VN? ở bên này . Cũng may các cháu sống ở một tỉnh nhỏ miền Nam chứ nếu sống ở ?oLittle sài gòn? ở Bolsa, Santa Ana thì có lẽ tiếng Việt sẽ lưu lóat hơn nhưng vấn đề học hành sẽ ?ohơi khó khăn? vì cuôc sống ở California rất là phức tạp, chắc bạn Gerbich cũng đồng ý với n2b ở điểm nay . Nếy có dịp qua California các bạn cứ đi dạo một vòng Phúc Lộc Thọ ở Bolsa thì sẽ hiểu n2b muốn nói gì
    .
    Về vấn đề đi làm thêm để có tiền xài vặt như cháu Brit viết , thì n2b hòan tòan không đồng ý , vì nếu bố mẹ có đủ khả năng để cho con cái tiền tiêu vặt , hãy dành thời gian đó cho chúng đi làm việc thiện nguyện, như trong nhà thương , hay đi giúp nguời homeless,. để có dịp thấy tận mắt mặt trái của cái xã hội tư bản này, và dành hết thời gian còn lại cho việc học , vì nếu có đi làm thêm bao nhiêu đi nữa cũng không bằng lấy đuợc học bổng 4 năm của một truờng đại học (tiền học + room & board average $40,000 mỗi năm và sẽ tăng đều khỏang 10% mỗi năm). Đi làm ở bên Mỹ này không có công việc nào là nhẹ cả , nên cứ lo học cho xong đi rồi muốn đi làm gì thì làm !
    Như vậy n2b có thể tạm kết luận là tùy mỗi gia đình, nếu bố mẹ chịu để ý đến con cái một chút , đừng để hết thời giờ ra chạy theo tiền bạc vật chất thì chắc chắc xấp nhỏ sẽ còn ít nhiều tính chất Việt Nam trong tim óc của chúng , ít ra cũng đuợc thêm một thế hệ nữa và thế hệ già này sẽ đỡ phải chói tai khi nghe con cháu trả lời bằng tiếng Anh khi đuợc hỏi bằng tiếng Việt !
    Küchenschabe
  10. britneybritney

    britneybritney Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    08/05/2002
    Bài viết:
    4.404
    Đã được thích:
    0
    Chú n2b ơi chú hiểu nhầm ý Brit rồi. Bài của Brit nói về việc bố mẹ không muốn tập cho con cái tính độc lập từ nhỏ chứ không phải về việc kiếm tiền. Cháu nói thế chỉ là lấy ví dụ thôi, chứ còn rất nhiều việc khác để làm chứ có phải mỗi việc đi dạy học để lấy tiền tiêu đâu ạ. Chú nói đúng, bố mẹ hoàn toàn có thể cung cấp mà, tuổi của cháu cũng đâu có cần nhiều tiền đâu, vì ngoài học thì cũng chẳng phải làm gì nhiều. Nhưng vấn đề là bố mẹ rất sợ để con mình tiếp xúc với cuộc sống thực tế, mà như thế là một điều ko nên chút nào. Cháu cũng rất muốn làm những việc từ thiện như giúp các em bé không có điều kiện học bài, hoặc đến bệnh viện giúp đỡ người bệnh mà chẳng cần được đáp lại cái gì cả, nhưng cháu tin chắc nhiều bố mẹ ko đồng ý đâu, vì họ cho rằng tuổi bọn cháu quá bé, chưa làm được gì cả, không nên va chạm với cuộc sống sớm làm gì. Đấy là điều cháu muốn nói, rằng bố mẹ ở phương Đông quá là giữ gìn con cái chứ KHÔNG phải cháu muốn nói cháu thích đi kiếm tiền!

    Thank the wind of destiny for bringing you into my world

Chia sẻ trang này