1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

Hội tụ Đông Tây ( where the East meets West )

Chủ đề trong 'Mỹ (United States)' bởi netwalker, 28/03/2004.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Chào cháu Brit và các bạn
    n2b đã hiểu nhầm ý của cháu Brit và n2b rất đồng ý với cháu Brit là theo nhận xét chung thì các bố mẹ Việt thường hay có tính "overprotect" con cái và không muốn chúng ra chung đụng với đời sớm . Tuy nhiên bên Việt Nam môi truờng sống có khác nhiều so với bên Mỹ . Nếu cháu Brit sống ở Mỹ sẽ thấy trẻ con từ 12 - 17 tuổi đi lang thang trong các Mall vào cuối tuần rất nhiều . Bên Mỹ trên TV và media họ cố tình tập cho trẻ con tiêu tiền ngay từ bé (consumerism) nên nếu có cơ hội làm ra tiền khi còn đi học là các em sẽ mất đi nhiều thời giờ để dành vào việc học. Tập tính tự lập cũng khó nhưng như Brit đã viết thì nên cho các em tập tự lập và kỷ luật ngay từ bé thì tốt nhất . Đi làm việc thiện nguyện là việc tốt mà n2b nghĩ là bố mẹ nào cũng sẽ muốn con cái tham gia vào . Hồi n2b còn bé, trong trường học cuối tuần người ta hay tổ chức đi phát thuốc ở các vùng hẻo lánh , và cũng rất nhiều học sinh đã tham gia . Có lẽ đây là điểm giống nhau giữa Âu và Á về việc các học sinh đuợc khuyến khích đi làm việc xã hội từ bé ..
    chúc các bạn cuối tuần vui vẻ
    Küchenschabe
  2. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Hôm nay G. mới có dịp vào đây , để tiếp tục về vấn đề này ... trước nhất phải cám ơn Brit đã sữa lỗi chính tả dùm cho G. ...G. tặng Brit .
    Những đứa trẻ Tây phương sớm học tự lập có lẻ nguyên nhân chánh là vì hoàn cảnh bắt buộc nhiều hơn là bậc cha mẹ muốn đào tạo chúng như thế , điển hình là :
    - Đa số phụ nữ Mỹ ra ngoài làm việc , nên thời giờ chăm sóc và gần gũi con cái bị giới hạn .
    - Đời sống vợ chồng of người Tây phương cho dù có con cái vẫn không thay đổi nhiều so với người Á đông , nên việc rất hiển nhiên là con cái , ở tuổi bao lớn cũng , ngủ riêng biệt ... và việc đem con gởi cho người khác để có những chuyến du lịch riêng tư bên nhau là chuyện rất thường .
    Những đứa bé được tập có cuộc sống tự lập ngay từ thuở nhỏ cũng có cái lợi của nó ... nhưng đã nói đến danh từ tự lập thì luôn phải trả bằng 1 cái giá nào đó .... G. còn nhớ , thời còn đi học có đi làm phụ cho mấy trường giữ trẻ .... những đứa nhỏ khoảng từ 9 tháng trở lên , được tập tự ăn uống , chơi , học và ngũ theo giờ qui định ...
    Nói đến tự ăn là bài học trả giá đắc nhất vì vậy học được rất mau ... có nhiều đứa bé khi mới được / bị gởi vào trường , chưa biết tự ăn lấy ... gặp thức ăn trên bàn là nắm vứt lung tung chớ không biết bỏ vào miệng ... đến chiều thì đói , khóc um xùm ... bửa ăn hôm nào có spagetti là G. dọn mệt nghĩ .... rồi thì khoảng hai ngày sau , đến giờ ăn có lẻ vì nhớ đến cơn đói of ngày hôm trước , đưa mắt ngơ ngác nhìn bạn học chung quanh đang ăn , rồi cũng bắt chước cho thức ăn vào miệng .... học , chơi or ngũ cũng vậy ... đều phải có giờ giấc , không thì bị phạt .... G. nghĩ nếu mấy đứa bé này có sự chọn lựa
    và biết so sánh ... có lẽ chúng sẽ nói " ước gì mình đầu thai ở 1 gia đình Á đông " thì bây giờ đang chơi đùa thoả thích or được mẹ bế trên tay chớ đâu có bị phạt không được ra ngoài chơi như thế này .
  3. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Cái nhìn of người Á đông khi dùng thuốc Tây vs Nam để chữa bệnh .
    Cũng đồng thời là 1 bệnh nhân , khi gặp phải chứng bệnh nan y , không chữa được , người Tây phương sẽ chấp nhận với số mạng như thế ... còn người Á đông , không bao giờ chụi bó tay để chờ chết , luôn đi tìm và hy vọng kỳ tích sẽ xuất hiện ... không biết có phải gì người Á đông luôn có mần hy vọng rất mãnh liệt , chưa đến giờ phút cuối thì chưa bỏ cuộc hay là vì không có đủ kiến thức y khoa để hiểu rỏ ràng hoá trình của cơn bệnh như người Tây phương đã hiểu ? , nên vô tình đã tạo ra cơ hội cho những người tự xưng là " danh y " lợi dụng ... xin các bạn góp ý cho về đề tài này .
    G. đã đọc ra nhiều quyển sách về Đông , Bắc , Nam y dược ... và có nghe gia đình nói là có nhiều toa thuốc hay hơn thuốc Tây bao nhiêu lần , nhưng rất tiếc má G. nói là " tam sao thất bổn " gì đó ... nên những thuốc này không còn hiệu nghiệm như thời xưa .
    Chắc hẳn các bạn ở đây không nhiều thí ít cũng đã từng nghe qua " linh dược " như nấm Linh chi , canh dưỡng sinh lúc gần đây được truyền bá rộng rãi , hình như webs nào cũng có đề cập đến ... qua những lời giới thiệu thì hai loại cây này trị được mọi bệnh từ đầu đến chân luôn cả ung thư ở thời kỳ cuối .
    Có một hôm G. trực đêm ở bệnh viện , rảnh rổi nên mới mở radio VN nghe ... nhầm lúc là giờ talk shows of 1 Đông y sĩ tại khu bolsa , Ca ... nói về công hiệu của trà xanh , ông này quảng cáo cả chừng 10 phút về trà này ... bệnh nào cũng chữa được , kể cả ung thư .... yeah, right ! lại thuốc tiên ...mỗi ngày trên thế giới có bao nhiêu người chết vì bệnh tật ... nếu trà xanh trị khỏi thì chúng tôi cũng nên đổi nghề trồng trà để kiếm cơm ... hơn là ngồi đây cố nghiên cứu để tìm ra phương pháp hữu hiệu hơn trong lãnh vực y học .... tôi phải mất 1 hồi để suy nghĩ , không biết những người này họ nghĩ thiên hạ là đồ ngu hay là chính bản thân họ không hiểu gì về danh từ " bệnh tật " , nhưng nếu không có người tin thì chắc không có những talk shows như thế .
    Canh dưỡng sinh :
    Trong lúc anh họ tôi bị ung thư sắp chết , thì có 1 người trong họ hàng đến cho biết là canh dưỡng sinh có thể chữa được chứng ung thư ... và đã có người lành hẳn , đây là 1 hy vọng lớn cho đại gia đình tôi , ai cũng vui mừng ra mặt ... chỉ có anh họ tôi người mắc bệnh và tôi thì không tin vào việc này ... vì chúng tôi biết rất rỏ những tế bào này lấn áp và tàn phá cơ thể như thế nào .... nhưng để chùi theo những người lớn , nên anh ấy cũng chấp nhận trị liệu bằng cách này .... sau khi uống canh dưỡng sinh này được hai lần thì anh họ of tôi ói ra máu đen rất nhiều ... rồi lời bàn là như vậy là được sổ độc , đến lúc này thì anh ấy bắt đầu tin vào thuốc nam và tinh thần có phần khá hơn ... nhưng vài ngày sau thì cơn bệnh lại hoành hành ... và những triệu chứng mới cho thấy là thuốc này không giúp được gì cả ,
    nên món canh dưỡng sinh cho vào thùng rác ... rồi thì chỉ chừng mấy ngày sau , 1 người trong dòng họ tìm ra 1 danh y ... đã chữa sống bao nhiêu là người bệnh mà Bác sĩ Tây bó tay ...lại 1 lần hy vọng , sau khi dùng thuốc of danh y này ... anh họ tôi ăn được nhiều cơm hơn , tạo cho người bệnh 1 hy vọng .. rồi vài ngày sau đó anh ấy ói ra máu nhiều hơn trước ... tuy là biết bệnh trạng phải diễn tiến như thế , nhưng tôi vẫn phone cho danh y này và hỏi ông đã cho anh ấy uống gì ? nếu không nói thì tôi cũng có thể đem phân chất và tìm ra " độc dược " trong đó ... và sẽ mang ông ra toà ... đến lúc ấy thì ông này nói với tôi là ông dùng thuốc nam trộn thêm Aspirin vào để khi
    uống vào chất aspirin này sẽ làm cồn bao tử , sẽ ăn nhiều hơn như thế thì cơ thể sẽ có nhiều energy để chống lại bệnh tật .... chỉ là thế ... mà bao nhiêu người cho ông này là thần tiên sống .
    cont .
  4. Gerbich

    Gerbich Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2003
    Bài viết:
    1.874
    Đã được thích:
    2
    Nấm linh chi :
    Lại là 1 câu chuyện khác , mà chính tôi là nạn nhân ... đã hơn hai tháng nay , tâm trạng tôi luôn buồn bả , cảm giác hopelessness , helplessness và worthlessness ... đôi lúc có ý nghĩ là muốn kết thúc cuộc đời mình để giải thoát ... mà giãi thoát gì thì tôi cũng không rỏ ... có hôm tôi ngồi khóc 1 cách " ngon lành " , đầu óc không nghĩ được vì cả ... tôi cứ nghĩ là cái chết of bạn tôi làm ảnh hưởng đến tâm tình tôi ... nhưng có ngờ đâu là do nấm linh chi gây ra ...
    Có 1 hôm tôi ở nhà , vào bếp thấy má tôi nấu 1 loại mấn có hình dạng rất to , được phơi khô vào thái mõng , tôi hỏi ra thì mới biết là 1 linh dược trị bá bệnh bao gồm mát gan , làm cho da mặt đẹp và nhất là có thể chữa được chứng thiếu Lysine / amino acid trong cơ thể of tôi , vì thiếu lysine nên mỗi khi làm việc nhiều giờ , thiếu ngủ là tôi bị canker sores ... nên má tôi phải cho tôi uống nước mát quanh năm .... mà quả thật đúng là thuốc tiên ..hình như lúc này tôi không còn bị canker sores nữa , thì ra má tôi đã đổi nước mát loại này gần ba tháng nay ... tôi bắt đầu để ý , ờ vị hơi đắng hơn những nước mát đã uống lúc trước ... và tôi cũng bắt đầu nghi ngờ có lẽ loại nước này làm cho tôi bị chứng bệnh chán đời ... thế là tôi lấy máu đưa cho phòng toxicology thử nghiệm ... quả thật trong nấm có chất thuốc nhưng tôi không biết là thuốc gì , chỉ đoán đó là cùng family với lọai thuốc làm tê liệt thần kinh ... nên đưa đến kết quả là extreme difficulty concentrating , chemical imbalances in the brain tạo cho tôi bị chứng trầm cảm .... rồi thì tôi thử thêm vài lần nữa ... cứ vào ngày thứ hai sau khi uống nước nấm linh chi này vào là tôi cảm thấy rất buồn bả , không suy nghĩ được gì cả ... có hôm tôi uống liên tiếp 4 ly , xong cứ mỗi giờ là lấy 1 ống máu đem thử ... sau 4 giờ thì lượng thuốc " nonspecific " cao nhất , lúc đó làm cho tôi bị chóng mặt , và khoảng sau 15 giờ thì lượng thuốc giảm dần và mất hai ngày mới hoàn toàn không còn trong máu . ... cũng may là tôi phát hiện kịp thời , không thì có 1 ngày nào đó các bạn sẽ thấy mẫu tin trên báo là " Gerbich chán đời nên tự kết liễu mạng sống vào ngày hôm qua ... vân vân và vân vân ... "
    Tôi vào web để tìm info . về những loại thuốc Nam này ... chẳng có là bao nhiêu chi tiết , ngoại trừ hàng trăm công dụng lợi ích ... tìm mãi mà không thấy bất cứ tin tức nào nói về phản ứng phụ của nó .... nhưng tôi tin chắc là có bao nhiêu người Á đông or VN vẫn uống những loại thuốc này hàng ngày , luôn có 1 hy vọng thuốc này sẽ cứu được mình ... và không biết kết quả ra sao ,vẫn tiếp tục truyền bá cho mọi người ... đối với người Tây phương , họ có cái nhìn thực tế hơn ... chỉ tin vào bằng chứng , họ đòi hỏi được giải nghĩa tường tận mọi việc ...bao gồm cái lợi và hại of nó ... đây nói lên được sự khác biệt giữa Đông và Tây ... có phải vì hoàn cảnh sống thiếu thốn đời này sang đời khác nên đã tạo cho người Đông phương có bản tánh e dè ... im lặng lắng ngay , không dám đòi hỏi bất cứ 1 sự cam đoan nào .
  5. Bunny

    Bunny Thành viên rất tích cực

    Tham gia ngày:
    05/09/2001
    Bài viết:
    1.075
    Đã được thích:
    0
    Hom ray em ban qua ko co du thoi gian de viet bai vao cho cai topic nay. Hom nay em doc duoc cai nay tu www.tintucvietnam.com, thay no co lien quan ve van de khac biet van ho''a giua Tay va Ta, nen post no o day de cac ban va anh chi cung tham khao.

    Những hiểu lầm đến từ đâu?


    Làm sao để giải quyết những bất đồng về tư duy và ngôn ngữ...
    Ðây là một câu chuyện có thật về hai người: Chị (22 tuổi, người Việt) và Anh (24 tuổi, người Mỹ) đã yêu nhau được hơn một tháng. Sau buổi bảo vệ luận văn tốt nghiệp của Anh, hai anh chị hẹn nhau đi ăn mừng...
    Anh bắt đầu bằng việc kể rằng mình đã có một bài thuyết trình rất tốt, rồi hỏi: "Are you happy?" (Em có vui/mừng không?". "Yes, of course" - Chị cười.

    Anh hào hứng: "Do you want to listen to my speech?" (Em có muốn nghe bài thuyết trình của anh không). "No" - Chị thản nhiên, còn Anh thì ngơ ra như vừa đánh mất tiền.

    Vấn đề được giải quyết khi Chị tiếp tục hỏi rằng ý chính của bài thuyết trình là gì và cô có thể thảo luận với Mister về vấn đề đó.

    Thực ra, mấu chốt đơn giản là Chị đã quen với việc "discuss" (thảo luận) một vấn đề chứ không phải là "listen" (nghe) nó, còn ban đầu, đối với Anh thì "nghe" và "thảo luận" chẳng mấy khác nhau, vừa nghe vừa thảo luận ấy mà! Bất đồng tư duy và ngôn ngữ!

    Tại sao hay có sự hiểu lầm như vậy?

    - Lý do số 1: Sự ít hiểu biết về nhau. Bạn có tin là 2/3 số học sinh và sinh viên Mỹ vẫn còn đang nghĩ Việt Nam là một... đảo quốc? Ðây là con số chính xác của một thống kê vào năm 2001.

    Tất nhiên, việc hiểu lầm là đảo quốc giữa hai người yêu nhau thì không thành vấn đề, nhưng vấn đề là ở chỗ thực tế, nhiều trường hợp, những người ở các nước khác nhau biết rất ít về con người, tư duy, quan niệm... của những người ở nước khác.

    Một anh bạn người Mỹ khi đến gia đình bạn gái người Việt ăn cơm đã cố sử dụng đũa cho "hoà đồng". Chẳng may anh ta lúng túng làm rơi đũa, mọi người cười ồ - đối với người Việt thì tiếng cười đó là sự thân thiện, sự tiếp nhận - còn anh bạn người Mỹ thì ngượng đỏ mặt và hai ngày sau vẫn căn vặn cô bạn gái rằng "Did I look like a fool? Why did everyone see my effort as a laughstock?" (Trông anh giống một kẻ đần độn lắm à? Tại sao mọi người coi cố gắng của anh là trò cười?).

    - Lý do số 2: Lịch sử khác nhau. Một nguồn gốc của sự hiểu lầm nữa là do lịch sử phát triển. Lịch sử này tạo nên những phông văn hoá khác nhau.

    Ví dụ, khi một người châu Á và một người châu Âu, hoặc Mỹ, thảo luận về nhân quyền, người châu Á thường đặt sự ổn định xã hội lên trên cá nhân, còn người châu Âu và Mỹ thì ngược lại. Hai bên hầu như không thể hiểu được nhau và kết luận vẫn chỉ là một loạt câu hỏi "tại sao".

    - Lý do số 3: Cách phản ứng khác nhau đối với vấn đề. Ðiều này được hình thành do lịch sử, xã hội... Cùng nghe một vấn đề nhưng người ở nước này thiên về suy nghĩ đến nguyên nhân, trong khi người ở nước khác có xu hướng suy nghĩ về giải pháp...

    Cuối cùng là một kết luận tích cực: bạn hoàn toàn có thể khắc phục tất cả những hiểu lầm này bằng những hiểu biết của mình. Tìm hiểu nằm trong khả năng của bạn, bạn nên bắt đầu tìm hiểu thế giới ngay bây giờ đi, vì ai mà biết được lúc nào bạn sẽ "chết" trước một người nước ngoài cơ chứ?!
    Minh Dung
    Báo HHT
  6. bigskyvaley

    bigskyvaley Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    24/03/2004
    Bài viết:
    19
    Đã được thích:
    0
    Tôi đọc có thấy có bài đề cập đến người Trung Hoa dù ở đâu thì con cái vẫn nói được tiếng Trung Quốc và giữa gìn bản sắc Trung Quốc nhưng người Việt Nam thì không được vậy . Có bạn cho rằng vì hòan cảnh điều kiện , ít nghĩ về VN ... nhưng tôi thấy những lí do này không đứng vững lắm vì người TQ chắc cũng lắm người hòan cảnh , còn ít nghĩ về VN , tôi nghĩ bản sắc dân tộc không nhất thiết là phải sống ở VN hay nghĩ về VN mới bảo tồn được bản sắc của nó vì tôi nghĩ nhiều thế hệ Trung Hoa sinh và lớn lên ở Mỹ , chắc cũng nhiều kẻ chưa bao giờ về Trung Hoa và cũng khó mà nghĩ nhiều về nước Trung Hoa. Chính vì vậy tôi có câu hỏi như sau : bản sắc riêng của dân tộc Việt Nam là cái gì ? liệu chúng ta có bản sắc riêng không ? Có thể nào rằng bản sắc văn hóa của VN tòan bộ là vay mượn và vì vậy chúng ta không có được bản dân tộc sắc riêng như người Trung Hoa để bảo tồn từ thế hệ này qua thế hệ khác ( người Trung Hoa đã vài trăm năm di cư khắp nơi trên thế giới , không như~ng ở Mỹ mà thậm chí ở VN họ cũng nói tiếng Tàu từ thế hệ này đến thế hệ khác ) .
  7. cman

    cman Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    14/09/2003
    Bài viết:
    263
    Đã được thích:
    0
    Chào Bigskyvaley và các bạn
    seaman lại nhận thấy hình như chỉ có những nguời Tầu hay nguời Việt ở khu đông dân cư Việt hay Tâu (California) may ra thì con cái họ biết nói tiếng mẹ đẻ chứ rất nhiều thế hệ trẻ của Chinese, seaman đã gặp và làm việc chung hoàn toàn không biết tiếng Tâu đâu (200 dialect khác nhau ). Và nguời Tầu cũng có bản sắc dân tộc khá ngộ nghĩnh Các bạn có thể vào site này xem Nguời Trung Quốc Xấu xí viết bởi chính một người Tầu
    chúc các bạn cuối tuần vui vẻ
    seaman
    Được cman sửa chữa / chuyển vào 21:42 ngày 24/04/2004
  8. yenmusic

    yenmusic Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    09/08/2003
    Bài viết:
    175
    Đã được thích:
    3
    Nhân đang đọc báo Tuổi Trẻ Chủ Nhật thấy có bài viết khá hay giữa lối sống văn hoá Việt-Mỹ của Thạc Sĩ Vũ Thế Dũng, Yenmusic xin mạn phép được post lên đây để mọi người cùng đọc tham khảo.
    Một góc nhìn về văn hóa Mỹ
    TTCN - Điều đầu tiên tôi học được khi đến Mỹ có lẽ chính là ?ovăn hóa xếp hàng?. Tính tiền ở siêu thị, vào rạp chiếu phim, cơ quan nhà nước, các văn phòng của trường đại học, ra đến chợ trời... chỗ nào cũng xếp hàng, xếp hàng trên xa lộ, xếp hàng lấy thức ăn, xếp hàng lên thang máy...
    Chỉ hai người cũng xếp hàng. Một cách tự nhiên như ăn, ngủ, hít thở... Chẳng cần phải vừa xếp hàng vừa xô đẩy.
    Tất nhiên, không chỉ ở Mỹ người ta mới biết xếp hàng. Ngay tại một vài nước lân cận ở Đông Nam Á người ta đã biết xếp hàng rồi. Xếp hàng thể hiện tính kỷ luật của từng phần tử và tính hiệu quả của cả hệ thống.
    Hè rồi có dịp về nước, bài học về xếp hàng mới rõ nét trong tôi. Ở những nơi công cộng người dân chưa có thói quen xêp hàng, thường thây cảnh chen lân, hai người cũng chen lấn.
    Ở đây có hai ý. Thứ nhất, ý thức của người dân thấp và hệ thống giáo dục của chúng ta không quan tâm đến những việc tưởng như rất nhỏ nhưng rất cơ bản này. Thứ hai là chất lượng của quản lý. Rõ ràng tổ chức để mọi người xếp hàng cho một dịch vụ là việc không khó và chẳng tốn chi phí, nhưng các nhà quản lý không nhận diện được, do vậy làm giảm hiệu quả hoạt động của cả hệ thống và nguy hại hơn là cư xử giữa các thành viên trong xã hội rất hằn học và thiếu văn minh. Câu chuyện xếp hàng tuy nhỏ nhưng có ý nghĩa lớn.
    Nhìn rộng ra các vấn đề khác của xã hội, có thể thấy phần lớn dân Mỹ (cũng như dân một số nước thượng tôn pháp luật khác) rất tôn trọng và tuân thủ pháp luật. Người ta sống tự do trong khuôn khổ của pháp luật, những gì pháp luật không cấm người dân có quyền làm.
    Một xã hội thượng tôn pháp luật chính là một xã hội được vận hành trên cơ sở luật lệ (rule-based society), tức là tất cả đều được qui định, viết thành văn bản và truyền thông rộng rãi. Tòa án là đầu mối quan trọng phân xử mọi tranh chấp trong xã hội. Người dân biết quyền lợi và nghĩa vụ của mình, cũng như ý thức được vai trò của các cơ quan chính phủ. Do vậy họ rất tự tin sống trong khuôn khổ luật pháp - không cấm. Nếu các viên chức hay cơ quan chính phủ vi phạm quyền lợi của công dân, họ sẽ bị kiện ra tòa. Đây chính là cơ chế để hạn chế tham nhũng, lạm quyền, vượt quyền của các viên chức nhà nước.
    Xã hội kiểu này khác nhiều với các xã hội Á Đông vốn thường vận hành dựa trên các mối quan hệ (relation based society) cá nhân. Mỗi cá nhân hay mỗi nhóm tự thiết lập các mối quan hệ với nhau và sử dụng mối quan hệ đó để đạt các mục tiêu của mình thay vì sử dụng hệ thống pháp luật chung.
    Luật pháp không rõ ràng, không đầy đủ và không được nghiêm túc thực thi chính là mảnh đất màu mỡ cho sự tồn tại của các ?oxã hội bè, nhóm? này. Không cấm nhưng cũng không có quyền làm - điều này làm cho dân chúng đánh mất tự tin và tính tự tôn công dân cần thiết cho một xã hội. Để người dân giám sát hoạt động của các cơ quan nhà nước, cơ bản cần đẩy mạnh giáo dục quyền và ý thức công dân, củng cố các tòa án.
    Cạnh tranh quyết liệt mọi lúc, mọi nơi là đặc điểm khá rõ nét trong văn hóa Mỹ. Cạnh tranh quyết liệt song dân Mỹ biết chấp nhận thua cuộc một cách đường hoàng và chấp nhận học hỏi từ thành công của đối thủ. Tuy nhiên, trong thực tế xã hội vẫn còn tồn tại một sự phân hóa giữa những người thành đạt (the winners) và những người thất bại (the losers).
    Tất nhiên, cạnh tranh không nhất thiết luôn là thắng - thua (win-lose), mà trong rất nhiều trường hợp nó là tình huống cùng thắng (win-win). Đây là khái niệm mà nhiều doanh nghiệp Mỹ đang sử dụng: từ cạnh tranh trong đối đầu sang cạnh tranh trong hợp tác.
    Chấp nhận đổi mới có lẽ cũng là một đặc tính của một bộ phận xã hội Mỹ. Họ tiếp thu rất nhanh những cái mới, cởi mở để chấp nhận sự khác biệt. Đặc điểm này có lẽ xuất phát từ nguồn gốc lập quốc của nước Mỹ. Dân Mỹ là một tập hợp của rất nhiều sắc dân trên thế giới, nên tổng hợp, kế thừa nhiều nền văn hóa khác nhau. Đặc điểm văn hóa này khuyến khích những giá trị mới. Sáng tạo trở thành giá trị quan trọng trong xã hội.
    Điều này được thể hiện rất rõ trong hệ thống giáo dục ở Mỹ. Học sinh từ nhỏ đã được khuyến khích tìm hiểu và đưa ra những cái mới. Học tập luôn đi đôi với quan sát, thực hành và đánh giá. Đánh giá ở đây là người học tự đánh giá những điểm mạnh và điểm yếu của điều mình đang học. Học sinh học cách công nhận các giá trị của bài học, nhưng cũng đồng thời phải chỉ ra những cách tiếp cận khác cho cùng một vấn đề và so sánh giữa các phương pháp hay giải pháp. Không có ?okhuôn vàng ?" thước ngọc? nào tồn tại mãi trong khoa học, những vấn đề hôm qua đúng (ngay cả đúng cũng không phải trong mọi trường hợp), hôm nay có thể sai và chính những người hôm nay phải tìm ra cái sai đó để xây những chuẩn mực mới.
    Đây chính là chỗ khác biệt rất lớn với cách giáo dục của chúng ta. Chúng ta hầu như chỉ cung cấp một lời giải cho một vấn đề và đó là lời giải tuyệt đối đúng, học sinh học thuộc lòng các lời giải đó. Khen, chê đều có mẫu sẵn, phải học thuộc lòng. Và khi phê phán một cách tiếp cận/ một quan điểm khác, thậm chí chúng ta cũng chẳng cho người học biết nội dung cách tiếp cận/ quan điểm đó mà chỉ cung cấp những lời phê bình có sẵn. Học sinh của ta do vậy rất thiếu tự tin và kém tính sáng tạo. Không có tính sáng tạo thì không có xã hội và nền kinh tế tri thức.
    ThS. VŨ THẾ DŨNG
    Khoa quản lý công nghiệp ĐH Bách Khoa TP.HCM
    Source: www.tuoitre.com.vn
  9. tincan

    tincan Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    25/06/2003
    Bài viết:
    659
    Đã được thích:
    0
    Mình thì lại có một số ý kiến khác bạn :
    - Xã hội phương Tây rất tự do, nhưng ngược lại con người rất có ý thức xã hội, ngược lại với xã hội phương Đông rất nhiều quy củ ràng buộc, nhưng con người khá là vô ý thức.
    - Phương Tây nói trên được hiểu là Âu-Mỹ, còn phương Đông là Việt nam-Trung quốc
    - Nếu so sánh ngay Mỹ với Anh, Hay Anh với Tây Âu lục địa , hay Tây Âu với Đông Âu... thì cũng thấy nhiều điểm khác biệt rõ rệt.
    - Ở xã hội Âu-Mỹ, việc có con cũng là một thứ xa xỉ , không phải ai cũng có thể cho phép có được
    - Còn chuyện chăm sóc con, tôi không nghĩ là người phương Tây ít chăm sóc con cái, có điều người phương Tây chú trọng về văn hoá , chứ không phải chỉ chăm chăm lo cho con ăn ngon, bổ, mua sắm đồ dùng cho con... như những gia đình châu Á. Mỗi dịp nghỉ hè, đông là bố mẹ lại thay nhau nghỉ phép để đưa con đi nghỉ hè... thậm chí ở một số nước, còn có chế độ con ốm bố được nghỉ việc (không lương, chỉ có trợ cấp xã hội) để trông con.
    - Trẻ con phương Tây bắt buộc phải có thói quen tự lập sớm, để thích nghi với một xã hội phát triển cao. Hầu như bố mẹ nào cũng phải lo cho con đi học thêm hoạc là thể thao, hoặc là một môn nghệ thuật nào đó như nhạc, hoạ, ngoại ngữ ... Việc này rất tốn kém cả về tiền của lẫn thời gian.
    - Chương trình học của trẻ em phương Tây cũng nặng nề và đa dạng hơn trẻ em Việt nam rất nhiều, nhưng lại không bắt buộc phải học hết, mà tuỳ thuộc vào khả năng của đứa trẻ .
    - một tài năng trẻ về nghệ thuật hay thể thao được đánh giá rất cao, theo mình đây là quan điểm rất nhân văn. Trong khi đó ở VN, khi con trẻ xin bố mẹ đi học nhạc hoạ thì bị gạt phắt đi, mà phải đi học gạo toán-lý-hoá để thi đại học...
    Bản chất của vấn đề thì vẫn là ở finance thôi. Đất nước giàu thì có điều kiện tốt , mà nước Việt nam ta thì từ trước đến nay chưa bao giờ thoát khỏi nghèo đói cả.
    u?c netwalker s?a vo 23:11 ngy 30/11/2004
  10. n2b

    n2b Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    12/07/2003
    Bài viết:
    68
    Đã được thích:
    0
    Chào các bạn
    Mấy ngày nghỉ Thanksgiving đã qua ...trong tủ lạnh các nhà Mỹ thường thì hôm nay vẫn còn hơn nửa con gà tây ... Nhà Việt thì khác ..đôi khi còn nhiều thịt vịt left over (bún măng vịt, mì vịt tìm) . Vì nhiều người Việt không thích mùi gà tây mà mua Vịt (asian turkey) quay về ăn cho hợp khẩu vị . Có bạn đã hỏi về Ngỗng , tại sao họ không ăn Ngỗng (geese) thay vì gà tây ..Lý do đơn giản là thủa xưa mấy con gà tây tìm thấy nhiều và dễ dàng hơn mấy chú ngỗng (hai loài chim hoang này to ngang nhau). BTW Vài ngày trước một nguời bạn gửi câu hỏi tiếng Latin của một loại củ , hỏi rằng tiệm Vietnam có bán củ này không ? ăn vào sẽ chống bịnh diabete và nhiều bịnh khác ... tìm tòi 1 tý thì ra đây là tên khoa học của củ khoai lang trắng ! như vậy các cụ nhà mình cũng biết ngừa bịnh diabete từ nghìn xưa rồi đấy (khoai lùi trong than nóng ăn ngọt lắm !).
    Nếu các bạn để ý nhìn chung quanh cũng sẽ thấy nhiều cái Tây và Ta giống nhau lắm đấy
    chúc các bạn 1 ngày vui

Chia sẻ trang này