1. Tuyển Mod quản lý diễn đàn. Các thành viên xem chi tiết tại đây

[HỒI ỨC] Chinh phục thượng nguồn Sông Đà - Tết Hà nhì A Pa Chải - Một trời quan tái Lai Châu...

Chủ đề trong 'Hồi ức về các chuyến đi' bởi DuGia, 20/12/2009.

  1. 1 người đang xem box này (Thành viên: 0, Khách: 1)
  1. longwaves

    longwaves Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/09/2008
    Bài viết:
    196
    Đã được thích:
    0
    TIẾP TIẾP (Photo: Trọng Hải)
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    LONGWAVES
  2. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3
    Cám ơn sự theo dõi và những lời động viên của các bạn dành cho cả đoàn ! Cũng lâu lắm rồi mới có một chuyến đi hoành tráng và đầy cảm xúc như thế! Thực sự là 1 chuyến đi thành công ngoài mong đợi ... Những bức ảnh và cảm xúc mà chúng tôi chia sẻ cũng chỉ là kinh nghiệm cho các đoàn đi sau mà thôi ...
    @ Muối biển : Bọn anh chạy cung này toàn xe máy ,không đi được ô tô .Con Mẹc G của anh Trung chở theo 5 mạng chạy đường Mường Chà - Mường Nhé .
    @Long lựu đạn kiêm MC : Khà ....Khà ... Anh chưa xem hết được 30G ảnh đâu .Nay nhìn thấy sery ảnh này chú pot lên mà giật mình .Chú Hải chụp hay quá! Có những lúc muốn vứt mịa nó đi 2 cái cốp chở 50Kg đá rồi ,mệt quá...may có chú đẩy đít anh. Đoạn đường Mù Cả -Chung Chải phọt thật nhiều lên xem cho đã mắt ,anh thích ảnh đường ...!
    Gửi mấy thằng được tặng đá : xem ảnh thì sẽ biết chở hơn 2000 Km được viên đá thượng nguồn sông Đà về vất vả thế nào,thế mà có thằng tham cứ đòi xin mấy viên !!!
    Đầu tiên, xe xệ đít nên tuột dốc:
    [​IMG]
    Tương trợ:
    [​IMG]
    [​IMG]
    [​IMG]
    Thoát rồi:
    [​IMG]
  3. big_fat_lier

    big_fat_lier Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    29/12/2005
    Bài viết:
    550
    Đã được thích:
    0
    Lâu lắm mới lại thấy bác Du cùng các hào kiệt! Các bác xuất hiện cái là giang hồ lại xôm ngay
    Chuyến đi hay quá
    Còn cục đá thượng nguồn nào cho em xin viên các bác
  4. Drugvn

    Drugvn Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    27/02/2007
    Bài viết:
    354
    Đã được thích:
    0
    Bài viết của bác Du hay mà cảm động quá
  5. xadieu_2000

    xadieu_2000 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    31/01/2006
    Bài viết:
    3.649
    Đã được thích:
    1
    Lâu lắm thấy Du Lão Anh Hùng tái xuất giang hồ. Vẫn hào khí thở nào! Ôi những cung đường khám phá và mở ra cung đường mới vào A Pa Chải cho các anh em. Cung đường này em nhớ bác đã từng ấp ủ rất lâu, rất lâu. Khám phá Ka Lăng nhưng không nghĩ là đi xuyên sang A Pa Chải. Cảm ơn bác và các anh em đã chia sẻ một cung đường tuyệt hay, những cảm xúc dạt dào cùng sự hào sảng.
    Tiếc là không được theo các bác chuyến này! Nhìn hình ảnh đá thượng người Sông Đà phê quá, cứ lóng lánh đẹp quá! Những hình ảnh vượt sông Đà với chiếc thuyền độc mộc mỏng manh, mà hãi quá! Giá mà các bác có chiếc Máy quay thể hiện tiếng động, gầm rú động cơ, tiếng của thủy triều cuồn cuộn vỗ vào mạn thuyền...thì hay biết mấy.
    Sáng mai em lên đường nên không kịp post bài cổ động. Lúc nào về sẽ post ảnh của em và ducdenthui vậy!
  6. DuGia

    DuGia Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    17/05/2005
    Bài viết:
    5.696
    Đã được thích:
    3

    Chú nói với anh toàn những thứ ngoài tầm hiểu biết . Quay phim á ,anh thích quay gà ,quay lợn hơn ...Há ...Há... Đến APC pot nhiều ảnh cho bà con xem tết Hà nhì nhé .
    @Big : lâu quá rồi nhỉ ?! Hôm nào lại tụ Hội điếu cày chứ ?!
  7. tuankt

    tuankt Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    04/10/2004
    Bài viết:
    273
    Đã được thích:
    0
    "Địa Văn Hoá"
    càng đọc bào của các bác càng ngẫm...!
    tuyệt vời chuyến đi!
  8. haidbp27

    haidbp27 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    vẫn chưa kip viết lách, hay up j.
    lấy lại bài trên Facebook của Trường Giang pv Báo Quân đôi Nhân dân share cho bác nào thích đọc

    LAN MAN MẤY CHUYỆN Ở MƯỜNG TÈ
    Thứ ba, 05/01/2010 - 02:55:Pm
    Những ngày cuối mùa đông giá rét năm Kỷ Sửu (2009), mấy anh em phóng viên trẻ chúng tôi lại họp nhau lại, xách ba lô lên đường rong ruổi ngàn dặm đến nơi thượng nguồn dòng sông Đà kỳ vĩ để thỏa giấc mơ từ bấy lâu. Nhọc nhằn với chuyến đi xa ngót nửa tháng trời bằng đủ thứ phương tiện ô tô, xe máy, xuồng và đi bộ, chúng tôi tận mắt với miền cổ tích sông Đà (Mường Tè-Lai Châu) bởi cảnh sắc thiên nhiên kỳ thú nhưng cũng day dứt, bận lòng bởi những câu chuyện chứng kiến và ghi lại trong hành trình thiên lý khi mùa xuân mới đang đến gần.
    Mường Tè 2010?
    Đất nước đã bước sang mùa xuân thứ 10 của thiên niên kỷ thứ 3, chúng tôi rời thị xã Lai Châu đến thị trấn huyện Mường Tè bằng xe máy với chặng đường 200km bụi mờ mịt. Ngót trăm km từ thị xã đến cầu Lai Hà, đường xóc và hỏng khắp nơi bởi các phương tiện cơ giới đang gấp rút thi công vén đường tránh vùng ngập lòng hồ Thủy điện Sơn La. 100 km còn lại đường vào trung tâm huyện bụi ngạt thở, bụi phủ trắng cây cỏ ven đường, bụi rắc mờ mặt sông Đà chảy phía dưới, bụi che khuất cả những bản làng thấp thoáng gần đường, bụi trát dày trên gương mặt, quần áo và hành lý của những kẻ lữ hàng lang thang bằng xe máy như chúng tôi?Có lẽ đến tận bây giờ, cái tên huyện Mường Tè vẫn như một biểu tượng cho miền biên viễn xa xôi, cách trở và nghèo khó nơi tận cùng đất nước. Bởi bao nhiêu năm qua con đường tỉnh lộ 127 này vẫn là độc đạo đến với Mường Tè nhưng lại cô lập về mùa mưa và khốn khổ khi mùa nắng. Phó Chủ tịch huyện Mường Tè Lò Phù Mé cứ trăn trở với chúng tôi mãi rằng, giao thông chính là cản trở lớn nhất để Mường Tè đi lên. Mà không chỉ đường vào huyện ngăn sông cách núi, ở đây hành trình của đồng bào ở những xã vùng bắc Ka Lăng, Thu Lũm xa nhất của Mường Tè (trên dưới 150 km, phải đi bộ vài ngày trời) về đến trung tâm huyện có khi cũng là điều ?xa xỉ.
    3 ngày lang thang ở thị trấn huyện rồi đi Ka Lăng thật ngắn ngủi, mà đất Mường Tè rộng lớn thênh thang, chúng tôi chỉ kịp ghi lại mấy điều ấn tượng nhưng cũng day dứt nhất của nơi này. Thoáng chốc mà đã hơn ¼ thế kỷ trôi qua từ sau ngày khánh thánh Thủy điện Hòa Bình, Thủy điện Sơn La đang đấp rút thi công, Thủy điện Lai Châu đã được Quốc hội phê duyệt, các kế hoạch di dân đang được tiến hành. Đây là 3 công trình thủy điện lớn nhất nước được xây dựng trên sông Đà, nếu hoàn thành tổng công suất sẽ là hơn 5.000 MW điện phục vụ cho Tổ quốc. Nhưng đến tận mùa xuân năm Canh Dần 2010, huyện Mường Tè, nơi con sông Đà nhập quốc tịch Việt Nam (theo cách nói của nhà văn Nguyễn Tuân), nơi bảo vệ, gìn giữ thượng nguồn dòng sông vẫn chưa có điện lưới quốc gia mà chỉ trông vào 3 máy phát điện chạy dầu (250W/máy) và hàng trăm máy điện nước nhỏ của người dân.
    Không hẹn mà gặp, chúng tôi lại tình cờ ngồi cùng thầy giáo Trần Duy Nội, hiệu trưởng Trường THPT huyện Mường Tè tại một quán ăn của thị trấn. Trong câu chuyện giữa buổi tối lạnh căm vùng biên giới, thầy Nội quê ở Thái Bình tâm sự rằng: ?oở trường bây giờ tôi đã trở thành người có thâm niên lâu nhất rồi bởi tôi về đây khi trường vừa thành lập năm 1996. Đến bây giờ tổng biên chế cán bộ giáo viên nhà trường là 47 người nhưng hơn 10 năm qua, tôi đã chứng kiến hơn 70 người xin chuyển đi vì?thật nhiều lý do. Hôm sau, buổi sáng loanh quanh ở thị trấn huyện lại đưa chúng tôi đến trường THPT Mường T gặp lại thầy hiệu trưởng. Dẫn phóng viên đi tham quan trường rồi lên khu tầng 2 có phòng máy tính, thầy Nội chỉ vào dàn máy vi tính hiện đại hơn 20 cái mà than thở: ?otrường chúng tôi là một trong số ít trường đặc biệt được Bộ Giáo dục và Đào tạo tài trợ hệ thống máy tính tối tân trị giá cả mấy chục ngàn USD mà có lẽ cũng đắp chiếu thôi do hệ thống điện nước ở đây không bảo đảm thì khó mà hoạt động được.
    Mò mẫm tiếp hành trình hơn 100km nữa tới xã Ka Lăng rồi xuống trạm biên phòng Kẻng Mỏ, chúng tôi được diện kiến chân dung một người lái đò sông Đà đích thực chứ không chỉ nghe qua tùy bút Nguyễn Tuân. Ông là thiếu tá, quân nhân chuyên nghiệp Lò Văn Tình, người được giao nhiệm vụ lái xuồng trên sông Đà từ năm 1982 đến nay. Ông Tình bảo, nhà ông ở cả 3 Tè là bản Mường Tè, xã Mường Tè, huyện Mường Tè, ông là người dân tộc Thái sinh ra và lớn lên bên dòng sông hùng vỹ này, ông đã sống chết cuộc đời với nó. Người Thái có câu : ?oXá kin tòi pay, Thái kin tòi nậm?, tức là người Xá ăn theo lửa, người Thái ăn theo nước cho nên theo ông Tình, mấy chục năm chìm nổi với dòng sông, ông thuộc từng tên thác, tên ghềnh, tên bãi đá, dòng suối, khe nước như Nậm Ma, Nậm Là, Nậm Láp, Kẻng Cớn, Kẻng Mỏ?vì chúng đều được đặt theo tiếng Thái. Mùa Xuân Canh Dần này cũng là gần 30 năm ông lái xuồng trên sông Đà, mới đó mà đã tới hồi ông phải nghỉ hưu. Ông Tình buồn lắm nhưng dù sao tâm nguyện của ông đã được toại nghuyện khi Bộ Chỉ huy Biên phòng Lai Châu đã đưa con trai ông là Lò Văn Đông năm nay 19 tuổi đi huấn luyện tân binh rồi cử xuống trạm Kẻng Mỏ rèn luyện làm người lái đò thay ông?
    Bài học trên đường tác nghiệp
    Trở về tới Hà Nội sau chuyến đi, ngó qua đồng hồ công-tơ-mét xe máy, tôi nhẩm vội hành trình của đoàn cũng ngót nghét gần 2.000 km. Trong lúc trà dư, tửu hậu thảnh thơi ở một quán nhỏ ấm cúng giữa thủ đô, chúng tôi ngồi ngẫm lại hành trình cũng thật nhiều bài học phải rút kinh nghiệm để kể ra cho những người đi sau tránh khỏi.
    Mặc dù tôi đã chuẩn bị khá kỹ lưỡng về giấy tờ công tác và các thủ tục liên hệ, anh Du Gìa, một cao thủ đi bụi bên blog ttvn.com cũng đã tìm hiểu kỹ về các cung đường và, đặc điểm những nơi đến nhưng có lẽ do hành trình quá dài và nhiều nơi còn quá hẻo lánh nên chúng tôi vẫn bị động trong nhiều tình huống. Chuyện đầu tiên là khi qua Trạm Biên phòng Kẻng Mỏ, nơi sông Đà chảy vào nước Việt thuộc đồn biên phòng Ka Lăng và cách đồn ngót 40km đường rừng. Chủ quan vì có giấy giới thiệu của cơ quan do thủ trưởng là thiếu tướng ký, đồng thời mấy anh bạn có lá thư viết tay của một đồng chí từ ngoài Bộ Chỉ huy Biên phòng Lai Châu nên anh em chúng tôi cứ hăm hở phóng thẳng vào tới trạm. Nhưng dù có trình bày kiểu gì thì các đồng chí cũng yêu cầu quay trở lại đồn làm thủ tục, được sự đồng ý mới được đến khu vực mốc giới. Sau mấy tiếng, không thuyết phục nổi, mà trong trạm không có sóng điện thoại để gọi ra đồn nên mấy anh em đành lóc cóc chạy ra Đồn biên phòng 311 Ka Lăng khi trời đã tối xẩm để xin phép. Tại đồn, mặc dù trình giấy của cơ quan báo chí và cả cơ quan quân đội nhưng các đồng chí chỉ huy vẫn không đồng ý cho chúng tôi vào khu vực biên giới do không có giấy giới thiệu của BCHBP Lai Châu. Cũng may do có mối quan hệ từ trước nên tôi đã phải gọi điện cho một đồng chí chỉ huy ngoài biên phòng tỉnh để xin ý kiến chỉ đạo vào đồn mới được đi.Tính ra chỉ vì chuyện thủ tục, giấy tờ mà anh em mất gần 1 ngày trời và hơn 80km đi đi về về vô ích.
    Chuyện tiếp theo ở trạm là được vào mốc giới rồi nhưng chúng tôi lại không hề có phương tiện đường sông để có thể đến được mốc 17.1, nơi sông Đà chảy vào nước Việt. Cũng may đêm hôm trước quay ra đồn, anh em đã gửi anh Du Gìa ở lại trạm nằm một đêm để nghiên cứu phương án và bắt liên lạc với tàu của dân khai thác vàng để thuê lên thượng nguồn. Dù thuê được tàu vàng nhưng tàu yếu chỉ lên được gần thác chứ không qua được mốc, tình cờ thế nào đúng lúc đó chúng tôi gặp tàu đánh cá của Trung Quốc chạy máy 40 mã lực đi qua thế là phải nhờ ngay đồng chí Lò Văn Tình thuê tàu của họ vượt thác. Khi từ mốc về, lúc qua thác, 9 người ngồi trên chiếc thuyền độc mộc chòng chành, không áo phao, nhiều pha thót tim vì nước đánh vào thuyền. Đồng nghiệp Ngọc Thành bên báo điện tử Tổ Quốc đeo 1 ba lô cả trăm triệu với mấy cái máy ảnh đời cao nhưng đều tháo bỏ hết thẻ nhớ, cầm trong tay đặt lên đầu khi vượt thác. Hỏi ra mới biết, anh bạn tiếc số ảnh đã chụp ở thượng nguồn nên xác định nếu lật xuồng sẽ ngậm thẻ nhớ vào mồm để bơi còn cả đống máy thì gửi lại?sông Đà. Ôi đồng nghiệp của tôi. Trở về an toàn sau chuyến vượt thác, người lái đò sông Đà mới kể lại, năm 2005 cũng tại thác đó một đồng chí trung tá, quay phim của quân đội đã hy sinh khi vượt thác?Hú hồn trở về được rồi!
    Rời Ka Lăng, chúng tôi quyết định đi tiếp quãng đường khoảng 170km qua Pác Ma-Mù Cả để sang huyện Mường Nhé của tỉnh Điện Biên. Mặc dù biết đây là con đường đầu tiên nối 2 huyện Mường Tè-Mường Nhé nhưng vẫn chưa thông xe nhưng chúng tôi vẫn đánh liều chạy qua. Qủa thật cũng may là vì đi đông, 6 anh em nên nhiều tình huống mới thoát hiểm. Đoạn từ Pác Ma đi Mù Cả có những con dốc mà 4 người mới đưa được 1 xe máy qua khi một anh buộc dây vào bụng kéo xe phía trước, 1 người giữ tay lái ga số 1, 2 người đẩy phía sau?Hay những đoạn chạy bên mép vực, đường chỉ khoảng 70-80 cm, bên kia taluy âm sâu cả chục mét, chúng tôi không dám đi xe mà phải buộc dây dắt từng cái qua. Có một tai nạn nữa là do đường quá xóc nên 2 xe máy đã bay mất chìa khóa điện để chúng tôi phải khổ sở cạy cục yên xe và mở khóa. Bài học là nếu đi xe máy đường dài phải mang 2 chìa khóa hoặc buộc dây chìa vào xe tránh rơi mất?
    Chúng tôi lại xuôi sông Đà về miền phố xá cách xa đó ngàn dặm, trở về với nhịp sống hối hả, với ánh đèn điện sáng lung linh, với nhà cao tầng, quán bar, rạp chiếu phim, siêu thị?Nhưng thi thoảng mấy anh em vẫn ngồi lại với nhau ôn lại những câu chuyện ở Mường Tè, cùng nhìn lên đó về phía thượng nguồn dòng sông, nơi đó có một cuộc sống khác, vất vả, nhọc nhằn hơn nhiều. Nhưng ở đó có những cánh rừng đầu nguồn xanh ngắt, có dòng sông Đà kỳ vĩ ngày đêm chảy điện về miền xuôi, có những con người yêu nước, kiên cường, can đảm và hy sinh vô cùng cho miền đất phên giậu của Tổ Quốc.
    Hoàng Trường Giang
  9. haidbp27

    haidbp27 Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    18/09/2007
    Bài viết:
    95
    Đã được thích:
    0
    He he , thế mà có ai đó định nhổ mang về bán với giá 3tr/gốc
  10. lamsaoemkhoc

    lamsaoemkhoc Thành viên mới

    Tham gia ngày:
    05/01/2010
    Bài viết:
    1
    Đã được thích:
    0
    Bình thường quá, sao thấy các bạn trẻ tâng bốc lên như là hành động anh hùng. Dân khảo sát tụi tôi những cảnh thế này trải qua quá thường xuyên. Cũng chẳng bao giờ có ý nghĩ tự hào về những chặng đường mình đã đặt chân qua.
    Ừ, có lẽ cảm xúc khi đi làm và khi đi chơi có ít nhiều khác biệt.

Chia sẻ trang này